Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Lý giải văn hoá Phật giáo tại Việt Nam lan rộng về khắp các làng xã.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.26 KB, 6 trang )

Câu 26: Tại sao văn hoá Phật giáo tại Việt Nam lan rộng về khắp các làng
xã.
Trả lời:
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam khá sớm. Trong con đường phát triển và du
nhập vào Việt Nam, đạo Phật đã hấp thụ nhiều dòng phái Phật giáo Ấn Độ, Trung
Hoa, Trung Á... rồi hợp lưu lại, được Việt Nam hóa và dân gian hóa, thấm đượm vào
lòng người từ giai cấp cầm quyền cho đến những người bình dân, có nhiều ảnh hưởng
đến đời sống của nhân dân
“Văn hóa nhà chùa là 1 thực thể, có nét riêng biệt, nhưng đồng thời lại được
nhập hội với văn hóa dân gian truyền thống, đến mức thấm đượm và lắng đọng trong
tâm thức người dân, khiến cho có thể được xem như văn hóa dân tộc” (Vũ Ngọc
Khánh – “Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam” – Trang 159). Vậy do đây mà
Phật giáo tại Việt Nam lại lan rộng và sâu đến như vậy?
1.

Hoàn cảnh thâm nhập:

Đạo Phật vào Việt Nam khi lúc đất nước ta đang lầm than dưới ách thống trị
của nền quân chủ chuyên chế phương Bắc, nhân dân bị đẩy vào con đường bần cùng,
khốn khó. Cộng thêm đặc điểm của nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên, con người không được học hành, sự hiểu biết hạn hẹp. Họ
không hiểu vì sao quanh năm làm việc vất vả, khó nhọc mà cơm không đủ ăn, áo
không đủ mặc. Họ mong được đổi mới, không phải cho bản thân mình thì cho con
cháu đời sau.
Với sự phát triển của xã hội, người Việt Nam ngày càng có nhu cầu hiểu biết
xa hơn, sâu hơn. Tín ngưỡng nguyên thủy lúc này không còn đáp ứng được nhu cầu
và tâm nguyện của con người. Khi đó, Phật giáo trở thành 1 niềm tin, 1 chỗ dựa vô
hình, cao cả và mầu nhiệm. Nó thay thế tín ngưỡng cổ truyền, trở thành tôn giáo
chung của nhiều địa phương và cuối cùng là cả đất nước.
2.


Con đường thâm nhập vào Việt Nam:

Hòa bình chứ không áp đặt.
Thái độ của nhà sư truyền đạo: từ bi…không nề hà trong việc cưu mang
con người, thành thật cứu vớt người… nên đã tác động, cảm hóa được con người, rồi
từ đó dẫn dắt họ làm quen với nội dung giáo lý của Phật qua kinh sách. Giáo lý của
đạo Phật nêu lên con đường giải thoát khỏi vòng luân hồi và khổ ải của con người.
Điều này thích nghi với tâm lý và ước nguyện của con người. (Lê Văn Quán – Nguồn
văn hóa truyền thống Việt Nam - Trang 212).
3.

Nội dung giáo lý :

Bản chất: nhân đạo, thân thiết với hòa bình, yêu thương muôn vật, trân
trọng con người  thích hợp với tâm lý và ước vọng của con người nói chung và
truyền thống đạo đức của nhân dân Việt Nam, của văn hóa nông nghiệp nói riêng.
2


“Phật giáo đề ra tư tưởng từ bi, bác ái chủ trương hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn gây
xúc động lòng người và trở thành 1 trong những nguồn gốc của sự thương người, của
chủ nghĩa nhân đạo. Triết lý bình đẳng, hòa bình, bác ái của Phật giáo phù hợp với
bản chất văn hóa nông nghiệp, ưa sống ổn định, thái bình, trọng tình nghĩa với triết lý
nghiệp báo luân hồi chuyển kiếp”. (Lê Văn Quán – Nguồn văn hóa truyền thống Việt
Nam - Trang 214).
Phật giáo ở Việt Nam không chỉ đồng cảm, chú ý quan tâm đến nỗi khổ
cũng như yêu cầu sống của con người trong hoàn cảnh khổ đau, phù hợp với tâm
nguyện của họ mà còn chỉ ra con đường giải thoát khỏi vòng luân hồi và khổ ải của
con người  phát triển. Còn tông phái nào không chú ý quan tâm đến sự thỏa mãn
yêu cầu của con người thì khó phát triển trong lịch sử.

Sinh, lão, bệnh, tử là cái khổ chung của loài người, nhưng với điều kiện của
lịch sử, xã hội đặc thù – liên tục phải hứng chịu chiến tranh liên miên, cảnh ngộ nghìn
năm nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam thì những nỗi khổ ấy càng được nhân lên gấp
bội và sự yên bình trở thành nguyện vọng lớn nhất. Kẻ thông cảm với nỗi khổ ấy tất
nhiên được những nạn nhân đón nhận như người tri kỷ, như bạn tâm đồng. Phật giáo
đã tìm đến với nhân dân Việt Nam với tư cách ấy, nên văn hóa nhà chùa không bị lạc
lõng với dân gian.
Con đường tu hành của Phật giáo tại Việt Nam mang tính nhập thế hơn
Phật giáo mang tính xuất thế ở một số nước khác .
+ Cuộc sống tu hành của những người ở chùa, về căn bản là sự trở lại với thiên
nhiên, với cái bản ngã mà là vô ngã biết dùng gươm trí tuệ mà diệt kẻ thù vô minh. Nó
đối lập với cuộc sống xung quanh và cả trong tâm con người đầy dục vọng cùng
những mầm mống gây nên tội lỗi, xung đột. Qua đó mà thể hiện 1 ước mơ chân thành
được sống trong hòa bình, trong sự yên tĩnh mà không có sự tham lam tìm cách ngụy
trang. Dân gian Việt Nam không phân tích vấn đề theo cách nói lý luận như vậy,
nhưng họ đã cảm nhận được rõ ràng vấn đề này, nên họ chấp nhận những ngôi chùa
trong lòng thôn xã, làng.
+ Điều chính yếu trong vấn đề giáo dục của Phật giáo là sự tu của bản thân con
người. Con người biết tu, và tu được đúng cách, được kết quả thì có thể tác dụng đối
với cả gia đình, xã hội, đối với kiếp này và cả kiếp sau.
Tu không phải là thoát ly cuộc sống, vì người ta có thể tu tại gia. Tu không
phải riêng cho mình mà cho cả thập loại chúng sinh. Tu không phải chỉ cho người
sống mà cho cả thập giới cô hồn. Tu lại không phải chỉ cho hôm nay mà còn cho cả
đời sau, nên mới có hiện tượng gửi hậu. Và tu không phải vì Phật, cũng không phải để
trốn tránh lao động.
4.

Xu hướng phát triển:

Theo hướng Việt Nam hóa, tổng hợp và linh hoạt.

Lịch sử riêng: sự tích Phật mẫu.
Tiếp xúc và tổng hợp với tín ngưỡng truyền thống:
+ Hình tượng Bụt:
2


Văn hóa dân gian Việt Nam từ lâu đã quen với hình tượng ông Bụt trong các
truyện cổ tích, đến đây. Văn hóa nhà chùa lại xây dựng nên một hình tượng Phật
thiêng liêng. Đến đây, Bụt và Phật được đồng nhất với nhau, đến mức ta cũng quên
Phật mất nguồn gốc thực sự của Phật là một xứ sở xa lạ. Bụt có thể là Phật, nhưng
không bao giờ Bụt chịu đồng hóa với Trời, Tiên hay các bậc thánh nhân khác. Dân
gian cảm nhận được ở Phật một sự bình dị, sự cảm thông. Trời, Tiên hay các bậc
thánh nhân khác đều có hình tượng, đều ban phép lạ nhưng cũng đều mang một đạo
mạo, cao xa, vẫn có khoảng cách xa so với người trần gian. Mỗi sự ban ơn, cứu vớt
đều đòi hỏi sự chủ động ở đối tượng được ban ơn (phải cầu xin, quỳ lạy …). Ngược
lại, Phật và Bụt từ bi, cứu khổ, cứu nạn một cách chủ động, luôn luôn kịp thời xuất
hiện cạnh nạn nhân chứ không chờ đợi sự cầu xin cũng không hạn định thời gian,
khuyên con người phải chịu đựng (xuất hiện và giúp đỡ ngay khi nghe tiếng thở dài
của anh chàng nghèo khi đi kiếm cây tre trăm đốt, nghe tiếng khóc của cô Tấm khi
mất con cá bống … ).
Mặt khác, Trời hay Tiên, thánh… dường như trở thành biểu tượng của thế lực
cầm quyền, cho những thế lực hiếu chiến, sát nhân vua khi cất quân gây chiến, đều
tuyên bố là “vâng mệnh Trời” đi đánh kẻ có tội chứ không phải là vâng mệnh Phật.
Có thể trong tâm thức dân gian, Phật hay Bụt không bao giờ để cho những đối tượng
như vậy có thể lợi dụng.
+ Hệ thống chùa Tứ pháp, cấu trúc chùa: tiền Phật hậu Thần, kiến trúc chùa:
theo phong cách nhà cổ truyền.
+ Ngôi chùa cùng với đình là công trình công cộng quan trọng, trở thành nơi
dừng chân của bất cứ ai.
Phật giáo Việt Nam có khuynh thiên về nữ tính – đặc trưng bản chất của

văn hóa nông nghiệp.
+ Các vị Phật Ấn Độ vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông –
Phật Bà (Bồ tát Quan Thế Âm biến thành Phật Bà Quan Âm…
+ Tạo ra những Phật Bà riêng: Phật Mẫu, Quan Âm Thị Kính…
+ Tên chùa: tên các bà (chùa Bà Dâu, Bà Đanh, Bà Đậu…
+ Chùa hòa nhập với thiên nhiên, là nơi phong cảnh hữu tình.
(Trần Ngọc Thêm – Cơ sở văn hóa Việt Nam – trang 251-252)
Nhập thế, thiết thực với cuộc sống thực tế:
+ Hội chùa nhập vào hội làng.
Hội chùa có trước hội làng. Từ hội chùa, Phật nhập vào các hội làng để tăng
thêm ý nghĩa hòa bình, an lạc và nhân đạo cho các hội đó. Hội chùa được mở ngay
trong lòng công xã để đón nhận cả môn đồ Phật tử và cả những người ngoại đạo. Ở
đây, cửa Phật không hẹp với ai, cho nên 6 cái hòa (lục hòa) đều được bộc lộ trong hội
chùa, dịu dàng và thắm thiết.
Hội chùa ở Việt Nam xuất hiện nhiều các sự tích và diễn xướng về các anh
hùng dân tộc, ít sự tích về Phật. Các anh hùng dân tộc sau khi trả xong nợ nước, bước
vào thế giới siêu trần, đã lánh vào chùa. Cho đến thời kỳ đất nước bước vào giai đoạn

2


độc lập tự chủ, thì các anh hùng tiên liệt ấy sẽ từ các chùa mà xuất hiện trở lại, bước
vào các lễ hội bề thế quy mô.
Ngược lại, trong các hội làng, hội nước chủ yếu để tưởng nhớ các nhân vật lịch
sử, song không bao giờ thiếu Phật. Phật cũng đi bào những cuộc chiến đấu để chứng
kiến, để góp thêm phép lạ trong những cuộc đấu tranh và cũng để hạn chế những gì
thái quá. Các hội Gióng, hội Hai Bà Trưng, hội chùa Keo, chùa Láng, chùa Dâu, hội
đền Kiếp Bạc… đều có Phật, hoặc những nghi thức lễ tiết theo văn hóa nhà chùa.
+ Hình tượng Phật ở Việt Nam mang dáng dấp rất hiền hòa, với những cảm xúc
như người thường.

Hình tượng Kim Cương, Hộ Pháp đồ sộ quanh chùa không hề gây cho ai nỗi lo
âu sợ hãi.
Phật cũng lo âu, gầy ốm (Phật ở chùa Tây Phương), hay cười (Phật Đá cầu
Đông), cũng chuếnh choáng (Phật Say ở làng Thụy), và nhất là Phật có khả năng vô
biên để gần gũi chúng sinh bằng nhận thức, cảm thông (mắt), hành động (tay) (Quan
Thế Âm).
Tên gọi rất dân gian: ông Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc
mà ăn (Di Lặc to béo), ông Bụt Ốc (Thích ca tóc quăn)… (Trần Ngọc Thêm – Cơ sở
văn hóa Việt Nam – trang 254).
+ Kết hợp chặt chẽ việc đạo với đời:
Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ
trọng.
“Biết bao vị thiền sư (Vạn Hạnh, Pháp Thuận, Đa Bảo, Viên Chiếu...) mà đứng
đầu là đại sư Khuông Việt (933-1011) đã góp phần tích cực vào việc củng cố và giữ
gìn nền độc lập dân tộc, trong mọi lĩnh vực đối nội, ngoại giao, văn hóa, xã hội”.
(Trần Quốc Vượng – Vài nét về Phật giáo Việt Nam - ).
Phật tử Việt Nam hăng hái tham gia vào các cuộc đấu tranh giữ nước. Khá
nhiều cuộc khởi nghĩa chống phong kiến hay chống thực dân được tổ chức ngay ở nhà
chùa và cũng do các nhà sư hay Phật tử giữ vai trò lãnh đạo.
“Từ thế kỷ VI (542-602) Lý Phật Tử (Phật tử họ Lý) tham gia cuộc khởi nghĩa
Lý Bí. Lý Bí khi trở thành Lý Nam Đế (vị hoàng đế đầu tiên của nước Nam), việc đầu
tiên là xây dựng chùa Khai Quốc (Chùa Mở Nước, sau đổi là chùa Trấn Quốc, nay ở
sát Hồ Tây, Hà Nội). Giới nghiên cứu Phật học đều nhất trí cho rằng chính các thiền
sư như Cảm Thành (860), Định Không (808) cùng trưởng lão La Quý An, Thiền Ông
(936) v.v... đã chuẩn bị cho nền tự chủ lâu dài của nước Việt từ thế kỷ X (938) và
trước đó "Đạo Phật đã ngấm vào lòng người dân như nước ngấm vào lòng đất". (Trần
Quốc Vượng – Vài nét về Phật giáo Việt Nam - )
Văn hóa nhà chùa cổ vũ lòng thương nhưng không yếu đuối, đòi hòa bình mà
không ngại đấu tranh, tìm cực lạc, Niết Bàn nhưng không mê hoặc. Kẻ mê hoặc là đi
ngược với văn hóa nhà chùa. Đó chính là tinh thần đúng đắn của Phật giáo ở Việt

Nam.

2


Tư liệu tham khảo:
Lê Văn Quán – Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam – NXB Lao động.
Trần Ngọc Thêm – Cơ sở văn hóa Việt Nam – NXB Giáo dục.
Vũ Ngọc Khánh – “Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam”– NXB Giáo dục.
Website:

2


/>
2



×