Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 49 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP
5”

1


LỜI CẢM ƠN
Sáng kiến kinh nghiệm‘‘ Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” mà tôi
nghiên cứu đến nay đã hoàn thành. Có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Phù Cừ đã tạo điều kiện để tôi nghiên cứu và thực
hiện.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Tiểu học Minh Tân,
giáo viên tổ: 4, 5, cô giáo Lê Phương Nga, các bạn học lớp K4 ĐHSP, đã hỗ trợ, giúp tôi
thu thập tài liệu, lựa chọn phương pháp làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
Cũng trong dịp này, tôi xin cảm ơn các em học sinh khối 5 Trường Tiểu học Minh Tân
khóa học 2012 – 2013 và khóa học 2013 – 2014 đã ủng hộ, giúp đỡ để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian có hạn và cách nhìn của bản thân không tránh
khỏi phiến diện, sai sót. Vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
chuyên viên Phòng giáo dục, Ban giám hiệu trường và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm của tôi có tính khả thi cao, góp phần vào việc nâng cao chất lượng học viết
văn nói riêng và học tập nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Minh Tân ngày, 10 tháng 3 năm 2014
Người viết

Hoàng Thị Thúy Vinh


2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Trong chương trình tiểu học, cùng với môn toán môn Tiếng Việt chiếm khá nhiều
thời gian so với các môn học khác. Môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển
cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường
của lứa tuổi.Thông qua việc dạy học Tiếng việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho
học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học
của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Môn Tiếng việt gồm nhiều phân môn khác nhau như tập đọc, luyện từ và câu, kể
chuyện, tập viết, chính tả, tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối
với người học là phân môn Tập làm văn.
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học tiểu học, nó
không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học
sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học
sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy tập làm văn
là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với
cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạycác em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua
các văn bản- còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp
Tiếng việt.
Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương
trình tập làm văn 5 là văn miêu tả. Tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh không có khả
năng quan sát tinh tế, mặt khác có những cảnh học sinh chỉ có thể gặp một lần khi đi du
lịch hay xem trên truyền hình, không cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi
của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh

động hơn, gần gũi hơn.
Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất khó
khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn:
3


Là một giáo viên đã trải qua nhiều năm giảng dạy chương trình lớp 4, 5 tôi nhận thấy
thể loại văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loại văn dùng lời nói có
hình ảnh và cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về
người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay
không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện
được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu
tả. Thực tế giảng dạy tập làm văn phần tả cảnh, bản thân người giáo viên là người hướng
dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học
sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh có cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo
khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như
văn mẫu lại chỉ có các bài văn đã viết sẵn và thực tế mẫu nhưng không phải là chuẩn
mực, có chăng chỉ là đôi chỗ có câu, ý hay,… mà lại không có một sự hướng dẫn cụ thể
nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh.
Là một giáo viên tiểu học tôi luôn trăn trở suy nghĩ để làm thế nào cho học sinh thích
làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Trong năm học 2011 – 2012, 20122013, tôi đã dạy và tìm hiểu khá kĩ về mảng Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh lớp 5.
Tôi đã áp dụng một số phương pháp và thấy có những kết quả đáng mừng. Kinh nghiệm
này được áp dụng và đã mang lại hiệu quả nhất định trong dạy Tập làm văn. Năm học
2013- 2014, tôi mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhỏ “ Rèn kĩ năng viết bài văn tả
cảnh cho học sinh lớp 5”, để nghiên cứu với hi vọng gúp phần nâng cao trình độ của bản
thân và nâng cao chất lượng dạy - học văn tả cảnh lớp 5 nói riêng và nâng cao chất lượng
dạy học nói chung. Qua đây, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đồng
nghiệp để đề tài thực sự có giá trị trong quá trình dạy học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1. Giúp học sinh lớp 5:
-

Hiểu được đặc điểm của thể loại văn tả cảnh, trọng tâm miêu tả của từng bài.

- Biết những ưu điểm và hạn chế của mình trong viết văn và có biện pháp tốt cho việc
học viết văn của mình.
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, biết sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý, viết bài.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
- Rèn kĩ năng viết các đoạn văn, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những cảnh vật xung quanh các
em.
4


- Có cách nhìn sự vật theo hướng tích cực, ham thích quan sát, tìm tòi khám phá.
- Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả ở các lớp sau…
2. Giúp giáo viên:
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 để vận dụng phương
pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và
trong dạy học sinh viết văn tả cảnh nói riêng.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
III, KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu: - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Minh Tân.
2. Đối tượng nghiên cứu: - Thể loại văn tả cảnh lớp 5, một số kinh nghiệm rèn viết văn
tả cảnh.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy- học văn tả cảnh lớp 5.
2. Thực trạng dạy- học văn tả cảnh ở lớp 5.

3. Một số biện pháp dạy- học văn tả cảnh lớp 5.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu nội dung chương trình TLV 5, mạch kiến thức Dạy viết văn tả cảnh.
2. Phương pháp quan sát sư phạm:
- Điều tra thực trạng qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáo viên và
học sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy- học phân môn TLV trong trường Tiểu học.
- So sánh đối chứng trong cùng một giai đoạn giữa lớp này với lớp kia, giữa các giai
đoạn với nhau trong cùng một lớp, đối chứng cả với những năm học trước.
- Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học TLV của học sinh lớp dạy thực nghiệm và học
sinh lớp khác trong khi đi dự giờ, quan sát phương pháp sư phạm của giáo viên giảng
dạy, quan sát chất lượng bài viết của học sinh ở từng dạng miêu tả khác nhau để tìm hiểu
những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng viết văn miêu tả của học sinh.
5


3. Ứng dụng sơ đồ tư duy
Sử dụng sơ đồ tư duy trong một số phần để hướng dẫn học sinh quan sát, viết mở bài,
lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán học và phương pháp tổng hợp số
liệu thống kê. Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng học sinh, tôi mô
tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu đã
thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
VI. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Các tiết Tập làm văn về bài văn tả cảnh ở lớp 5.
- Thực trạng dạy – học văn tả cảnh của giáo viên, học sinh lớp 5 trường Tiểu học Minh
Tân nơi tôi công tác trong thời gian qua, đặc biệt là học sinh lớp 5B năm học 2012
-2013.

VII. THỜI GIAN HOÀN THÀNH
Việc nghiên cứu tìm ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 ‘‘Rèn kĩ năng viết bài văn
tả cảnh cho học sinh lớp 5’’được hoàn thành vào cuối học kì I năm học 2012 – 2013 và
một số nội dung liên quan tới tháng 2 năm 2014.

6


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN DẠY HỌC VĂN TẢ CẢNH
Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc,
người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật nào đó xung quanh ta.
Như vậy văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn
chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách cụ thể sinh động. Bất kì hiện tượng nào
trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác
nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua
việc quan sát, sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhau.
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh ta như dòng
sông, cánh đồng, hàng cây...Khi viết bài văn tả cảnh cần đặc biệt tập trung vào những nét
tiêu biểu của cảnh vật đó. Để bài văn được sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc ta có
thể lồng vào đó việc tả người, tả vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét riêng biệt.
Chính vì thể để có bài văn hay đòi hỏi người viết phải có hiểu biết về phương pháp làm
văn, phải biết dùng từ ngữ, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được
học.
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC.
1. Sách giáo khoa.
Hiện nay theo phân phối chương trình trong sách giáo khoa có 19 tiết tả cảnh, trong đó
có 13 tiết lý thuyết kết hợp thực hành, còn lại là kiểm tra và trả bài.

Nội dung tả cảnh tập trung vào các cảnh: Một buổi trong ngày, một hiện tượng thiên
nhiên, trường học, cảnh sông nước. Với các nội dung trên, yêu cầu viết lại chủ yếu là
đoạn văn. Do đó, với mỗi cảnh học sinh ít được viết hoàn thiện một bài văn hoàn chỉnh
ngay trên lớp để thầy cô và bạn bè trực tiếp góp ý.
2. Người học (về phía học sinh)

7


- Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả cảnh
khiến bài viết thiếu hình ảnh, khô khan,… Học sinh chưa có hứng thú viết văn đặc biệt là
văn miêu tả.
- Học sinh không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn
- Khi làm văn, học sinh miêu tả hời hợt, chung chung, vốn từ còn nghèo nàn, bài văn trở
thành một bảng liệt kê các đối tượng miêu tả, không làm nổi bật được cảnh đang tả.
- Bài văn học sinh làm thường vay mượn ý tình của người khác, các em thường sao chép
những bài văn mẫu thành bài văn của mình không kể đầu bài quy định như thế nào. Với
cách làm ấy các em không cần biết đối tượng cần miêu tả gì, không chú ý tới đặc điểm
nổi bật tạo nên nét riêng của cảnh, cũng như không có cảm xúc về nó.
- Học sinh chưa có ý thức quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép những điều quan sát
được một cách cụ thể và chi tiết chính vì vậy mà các em còn lơ mơ về đối tượng miêu tả
nên tả còn nhiều chi tiết khập khiễng, lủng củng không gắn kết với nhau.
- Học sinh tiểu học vốn sống, vốn kiến thức và những rung cảm trước cái đẹp còn hạn
chế nên chưa thổi được vào cảnh cái hồn để cảnh miêu tả trở nên sinh động, ấn tượng
hơn.
- Học sinh chưa có phương pháp làm văn cụ thể, việc tiếp thu kiến thức làm văn đến vận
dụng kiến thức đó chưa chủ động và linh hoạt.
- Kĩ năng vận dụng các từ ngữ gợi hình, gợi tả và các biện pháp nghệ thuật tu từ còn lúng
túng.
b. Người dạy

- Giáo viên chỉ có một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về lí thuyết, thể
loại văn, kĩ năng làm văn... Đó là qua phân tích các bài văn mẫu với lý thuyết khô khan,
khó hiểu.
- Giáo viên chưa chủ động, sáng tạo trong dạy học, chưa gây hứng thú cho học sinh khi
học văn, chưa có những câu văn chân thực, gần gũi,… Đặc biệt, khi học sinh đưa ra một
câu văn dùng từ chưa chuẩn hay thiếu hình ảnh, chưa hợp lí, … chưa chỉnh sửa kịp thời
và không làm bật được cái hạn chế và thay thế ngay câu văn có nghĩa, đúng ngữ pháp,
giàu hình ảnh để học sinh có thể ‘‘mê’’ thì chưa thể thổi hồn, làm cầu nối nâng tình yêu
văn học cho các em.
- Một số giáo viên còn mắc bệnh thành tích trong dạy học. Để đối phó với việc học sinh
làm kém và đảm bảo “chất lượng” khi kiểm tra, thi cử... nhiều cô giáo, thầy giáo cho học
8


sinh học thuộc (làm sẵn) một số bài văn mẫu để các em khi gặp đầu bài tương tự cứ thế
mà chép ra làm cho các em lệ thuộc vào bài mẫu, không có sáng tạo trong làm bài.
- Ra đề bài chưa thích hợp với học sinh theo từng vùng miền, địa phương. Khiến học sinh
vô cùng lúng túng khi miêu tả.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu tả cảnh biển lúc bình minh, thực tế học sinh chưa được nhìn thấy
hay được quan sát biển bao giờ.
- Giáo viên không thực hiện đúng các yêu cầu khi trả bài viết của học sinh, không giúp
các em nhận thấy được những lỗi sai của mình khi làm bài để có sự chỉnh sửa rút kinh
nghiệm cho bài làm sau. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết được trong một
tiết, một tuần, … mà là cả một quá trình dạy Tập làm văn bởi dạng văn tả cảnh là sự
kết hợp của nhiều thể loại văn các em đã học và còn cần có cách nhìn, cách nghĩ, cách
sáng tạo mới.
- Chính vì một số nguyên nhân trên tôi đã khảo sát chất lượng làm văn của học sinh hai
lớp 5. lớp 5A (đối chứng) và lớp 5B (thực nghiệm) để làm cơ sở kiểm chứng thực
nghiệm sau này.
- Đề bài : Em hãy tả một cảnh thiên nhiên đẹp ở địa phương.

- Kết quả thu được như sau :

Lớp

Tổng Giỏi
số
SL
HS

Khá

Trung bình

Yếu

TL% SL

TL% SL

TL% SL

TL
%

5A

29

2


6,8

7

24,3

15

51,7

5

17,2

5B

28

2

7

6

20,7

15

52,6


6

20,7

Từ kết quả trên tôi thấy chất lượng học sinh hai lớp là tương đương bởi tỉ lệ học
sinh giỏi, khá, trung bình, yếu luôn ngang nhau, tôi quyết định lựa chọn một số giải
pháp để ứng dụng, thực nghiệm mong muốn có kết quả tốt để cải tiến cách dạy, cách học
cho cá nhân và học sinh và có thể là giải pháp cho đồng nghiệp.
9


III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.
Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới
phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại miêu tả cảnh
một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn.
Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau:
• Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng.
• Hướng dẫn học sinh một số thủ pháp làm văn tả cảnh.


Xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ
thuật tu từ.

• Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi học, đọc, viết các bài văn,
thơ về tả cảnh. Cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh.
Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau một
cách nhịp nhàng và linh động thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải quyết các
vấn đề được nêu ở trên giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh như sau:

1. Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói
riêng.
Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói
riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị sai lệch về cả nội
dung và hình thức.
- Học sinh cần nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả:
+ Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?)
Ví dụ : Tả cánh đồng thì tập trung tả cánh đồng, không miên man tả sâu cảnh xóm làng
nằm bên cạnh cánh đồng, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù các sự vật đó cũng
có liên quan.
+ Cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?) : Tả cảnh nào thì người đọc hình dung
cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác.
10


Ví dụ : Tả cảnh cánh đồng thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan không thể tách rời
như: Lúa, ngô, rau màu, thửa ruộng, bờ mương, đàn trâu, con người lao động, ..
+ Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì ?)
Ví dụ : Tả cánh đồng với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào của người
dân quê hương, ích lợi mà cánh đồng mang lại….
+ Cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?)
Ví dụ : Tả cánh đồng với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp nên thơ...
- Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả.
+ Bước 1: Tìm hiểu đề
+ Bước 2: Quan sát tìm ý
+ Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)
+ Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh
+ Bước 5: Kiểm tra lại bài.
Hiện nay Sách giáo khoa không còn những tiết riêng cho Tìm hiểu đề, quan sát tìm ý
nhưng qua mỗi đề văn giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm theo các bước kể trên.

Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn thì mỗi
bước làm giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ về phương pháp cũng
như cách suy nghĩ, cách thực hiện bài làm.
Cụ thể:
* Bước 1: Tìm hiểu đề
- Tác dụng: Giúp học sinh xác định được yêu cầu đề bài, tránh làm lạc đề. Nói cách khác
tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm được mình đang làm bài văn thuộc thể loại gì, tả
cái gì, đối tượng đó có những yêu cầu, giới hạn đến đâu...
- Cách thực hiện:Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau:
+ Đọc kĩ đề.
+ Phân tích đề.
Phân tích đề bằng cách:
- Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn.

11


- Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả.
Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của một dòng sông mà em yêu thích (ấn tượng).
Học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu hỏi:
?/ Hãy xác định thể loại làm văn?
?/ Đối tượng miêu tả là gì?
?/ Mấy cảnh? Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào ?
Thể loại

Miêu tả

Đối tượng
miêu tả
Dòng

sông

Giới hạn miêu tả
Không gian

Thời gian

Mở

B ất kì

Đặc điểm
ấn tượng,
thích)

Sau khi trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành gạch chân trực tiếp trên đề bài.
Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của một dòng sông mà em yêu thích (ấn tượng).
* Bước 2: Bước quan sát và tìm ý
- Tầm quan trọng: Là bước quyết định thành công của bài văn, học sinh muốn viết
được bài văn hay, sống động phải có được sự quan sát trực tiếp đối
tượng miêu tả và phải có sự ghi chép tỉ mỉ, chi tiết những đặc điểm mình miêu tả.
- Cách thực hiện: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu
tả nhiều lần và bằng nhiều giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, vị giác, khứu
giác, xúc giác... nhằm giúp các em nhận biết về cảnh đầy đủ và chính xác hơn.
* Luyện kĩ năng quan sát:
Muốn quan sát có hiệu quả, quan sát phải có tính mục đích, người quan sát phải có
cách nghĩ, cách cảm của riêng mình. Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng
cụ thể, vừa chi tiết, vừa có tính khái quát. Qua chi tiết, người đọc phải thấy được bản chất
của sự việc. Vì vậy quan sát phải có lựa chọn. Nếu yêu cầu các chi tiết cụ thể nhưng đó
không phải là những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. Chi tiết không cần

nhiều mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng,… Đó là
những chi tiết lột tả được cái thần của cảnh. Khi quan sát, cần sử dụng đồng thời nhiều
12


giác quan và điều quan trọng là phải quan sát bằng tấm lòng. Mục đích quan sát sẽ quy
định đối tượng và phương pháp quan sát. Để tả cảnh, cần xác định vị trí quan sát. thời
điểm quan sát, trình tự và nội dung quan sát. Quan sát phải luôn gắn với việc tìm ý và tìm
từ ngữ để diễn tả. Để giúp quan sát và tìm ý, với mỗi đề bài cần có một hệ thống câu hỏi
gợi ý nội dung quan sát và các ý cần xác lập.
Nếu học sinh không thực hiện tốt bước quan sát và tìm ý thì học sinh sẽ không có chất
liệu để làm văn từ đó học sinh sẽ không có hứng thú làm bài hoặc sao chép bài văn từ
những bài văn mẫu. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép tỉ mỉ
những điều mình quan sát tạo thành một cuốn cẩm nang để khi miêu tả học sinh có sẵn tư
liệu để làm bài.
Thông thường với đề bài nào tôi cũng yêu cầu các em ghi kết quả quan sát theo các ý.
(Chọn chi tiết nổi bật, nét riêng độc đáo, …có thể bỏ trống ô nếu không phù hợp).


Mắt thấy

Tai nghe

Mũi ngửi

Tay sờ

(Thị giác)

(Thính giác)


(Khứu giác)

xúc giác)









Quan
sát
theo
không
gian

(Vị trí)
Xa, gần, trên, dưới, trong, ngoài, trái, phải, phía trước, phía sau, …
• Hoặc quan sát theo thời gian (Thời điểm)
Sáng, trưa, chiều, tối, các mùa trong năm, thời tiết, ….
Lưu ý: Đây là bước tìm ý ban đầu, cái sườn chung nhưng không phải bài nào cũng theo
đủ các ý, các trình tự như trên mà kết hợp cho hài hòa để thể hiện được những nét riêng
mà không trùng lặp…
Ví dụ: Khi tả dòng sông quê hương, học sinh quan sát và hoàn thành sơ đồ tư duy như
sau: Từ những ghi chép quan sát trên thì chắc chắn các em sẽ làm được những bài văn vô
cùng sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên quan sát bằng các giác quan chưa đủ mà giáo viên
cũng cần phải hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự không gian và thời gian.

Ví dụ: Cách quan sát dòng sông quê.

13


Ví dụ : Dòng sông được quan sát gắn theo trình tự thời gian (thân bài).

14


Nói tóm lại, giáo viên lưu ý cho học sinh khi quan sát một số điểm sau:
+ Khi quan sát học sinh phải nhìn ngắm cảnh trước mặt.
+ Học sinh phải quan sát nhiều lần, quan sát tỉ mỉ ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh ở thời
gian, địa điểm khác nhau.
+ Khi quan sát học sinh phải tìm ra những nét chính, trọng tâm của cảnh, sẵn sàng bỏ đi
những nét thừa không cần thiết (Cho nên học sinh không cần điền tất cả các ô gợi ý
trên).
+ Học sinh cần phải tìm được nét tiêu biểu, đặc sắc của cảnh. Phải bộc lộ cảm xúc hứng
thú say mê của mình trước đối tượng quan sát.
+ Học sinh phải tìm được những từ ngữ chính xác, những câu văn ngắn ngọn để ghi lại
những gì quan sát được.
* Bước 3. Sắp xếp ý và lập dàn ý
- Sau khi quan sát và tìm ý, trước khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định trình tự
miêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí. Trình tự miêu tả trong văn tả cảnh có thể là

15


trình tự không gian, có thể là trình tự thời gian tuỳ theo từng cảnh để lựa chọn cho phù
hợp.

Ví dụ: Với bài tả khu vườn vào buổi sáng, ta nên chọn trình tự không gian.
+ Trước cửa vườn  + Giữa vườn: 
phải: + Cuối vườn:...

+ Góc vườn bên trái:

+ Góc vườn bên

Tuy nhiên, ta vẫn có thể chọn trình tự thời gian:
+ Khoảng trời phía đông ửng hồng + Mặt trời bắt đầu nhô lên sau rặng tre.

+ Khi ánh nắng ban mai bắt đầu toả xuống... + Mặt trời lên cao.
Ví dụ: Với bài tả dòng sông chọn trình tự miêu tả là thời gian.
+ Sáng:

+ Trưa: + Chiều :

+ Tối:

Ta cũng có thể chọn trình tự không gian như:
+ Nhìn từ xa: + Trên mặt sông:  + Bờ bên trái: + Bờ bên phải:+ Bến sông:
• Lập dàn ý.
Do nội dung chương trình trong sách giáo khoa phân bố thì học sinh luyện viết các
đoạn văn tả cảnh rất nhiều. Những bài văn tả cảnh hoàn chỉnh chỉ yêu cầu thực hiện trong
các tiết kiểm tra. Chính vì thế, tôi đưa dàn ý chung cho một bài văn tả cảnh, và cả dàn ý
cho một đoạn văn tả cảnh để học sinh dựa vào đó lựạ chọn cách viết cho phù hợp. Có khi
tôi cho quan sát theo bảng, cũng có khi cho học sinh quan sát và ghi theo sơ đồ tư duy.
( nhóm - cá nhân)
DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN TẢ CẢNH


16


17


Từ dàn ý chung đó các em sẽ lựa chọ cách mở bài, trình tự miêu tả hay cách kết bài phù
hợp cho bản thân.
+ Dàn ý chung cho yêu cầu viết một đoạn văn.
Mở đoạn

Giới thiệu cảnh sẽ tả

Thân đoạn

Tả chi tiết những đặc điểm nổi bật của cảnh

Kết đoạn

Nêu tình cảm, nhận xét đánh giá về cảnh.

* Sau khi có trong tay dàn ý chung cho cho bài văn, đoạn văn học sinh sẽ áp dụng để
lập dàn ý chi tiết. Dàn ý này cũng chính là cái sườn sát nhất cho học sinh viết thành bài
văn cụ thể.
Ví dụ:
Với bài văn tả dòng sông, ta có thể xây dựng 2 dàn ý chi tiết : Dàn ý lựa chọn miêu tả
theo trình tự không gian, dàn ý theo lựa chọn trình tự thời gian, có thể chia nhóm để mỗi
học sinh ghi một vài đặc điểm của cảnh theo buổi tại lớp và về nhà tái hiện lại cùng với
cách làm của cá nhân tạo thành một bài văn hoàn chỉnh.
+ Dàn ý tả dòng sông theo trình tự thời gian(Phần thân bài), có thể như sau:

Sáng  trưa  chiều tối xuân hạ thu đông, …
+ Quan sát theo không gian (Vị trí)
Xa  gần  trên  dưới  trong  ngoài  bên trái  bên phải  đằng sau
đằng trước…
Lưu ý: Các em có thể ghép nội dung một số khoảng thời gian, không gian để tạo thành
một đoạn văn khi làm bài. Tuy nhiên, tùy vào nội dung và khả năng mà các em có thể
điều chỉnh thêm, bớt số đoạn cho phù hợp.
• Bước 4: Tạo bài văn
Đây là giai đoạn quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất, đòi hỏi học sinh phải
linh hoạt vận dụng nhiều kiến thức để làm. Học sinh phải biết:
+ Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn
+ Vận dụng phong cách ngôn ngữ văn bản
18


+ Bám sát dàn bài để viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Muốn học sinh làm tốt bước này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo
các yêu cầu sau:
a. Dùng từ.
- Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, tình cảm một
cách rõ ràng.
- Phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả
- Dùng từ gợi cảm, gợi tả: Thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ
- Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từ tượng
thanh...
- Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ về từ
Ví dụ :
+ Dùng từ chính xác : Mặt trăng tròn toả ánh sáng xuống vạn vật.
+ Dựng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn vành vạnh toả ánh sáng vằng vặc xuống vạn
vật.

+ Dùng từ trái nghĩa : Vào mùa nước lũ, dòng sông không hiền hoà chút nào.
+ Dùng cụm từ so sánh: Ánh trăng lồng qua kẽ lá như ngàn vạn con đom đóm đang
lập loè sáng.
b. Đặt câu.
+ Trong khi làm văn, học sinh phải viết câu văn đúng ngữ pháp nghĩa là bản thân em đó
phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế trong câu ghép.
+ Các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép thế, phép nối,
phép liên tưởng,..., biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu(câu hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp
ngữ, so sánh, nhân hoá...).
Ví dụ:
- Phép liên kết câu:
Mưa xuân lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa tay đón những hạt
mưa xuân. Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để sinh tồn và phát triển.
- Phép lặp:
19


Dòng sông như dài lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang phù sa màu
mỡ cho đất đai.
- Biện pháp tu từ ( thường dùng)
+ Câu hỏi tu từ: - Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào là cảnh
gì không? Đó chính là dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa đấy!
+ So sánh : Mặt trời như quả bóng tròn, đỏ hồng treo lơ lửng trên bầu trời.
+ Nhân hoá : Nàng Xuân xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên cỏ cây,
hoa lá.
* Học sinh phải phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sử dụng các câu
văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như người viết đang kể lể dài
dòng về cảnh
- Câu văn kể chỉ nêu một thông báo cho người đọc, người nghe.
- Câu văn tả là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu, các biện pháp

tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có thể cảm thấy được
hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.
Ví dụ:
Câu văn kể

Câu văn tả

- Mặt trời toả nắng xuống mặt đất.

- Ông mặt trời vén màn mây trắng, toả
những tia nắng vàng óng như tơ xuống
mặt đất.

- Lúc nào sông cũng chảy để mang - Hết năm này đến năm khác, sông cứ
phù sa cho đất.
cần mẫn chảy mang phù sa bồi đắp
cho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt.
c. Dựng đoạn
c1. Cách trình bày đoạn văn
Đoạn văn là phần văn bản nằm giữa hai chỗ xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương
đối hoàn chỉnh. Khi làm bài thông thường học sinh chỉ để ý đến từ, câu mà ít quan tâm
đến đoạn văn.

20


- Cách trình bày một đoạn văn thường là diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng
phân hợp. Song đó không phải là phần lý thuyết giáo viên dạy cho học sinh tiểu học mà
nhiện vụ của giáo viên là giúp các em biết cách viết các đoạn văn, biết trình bày các đoạn
văn theo các cấu trúc trên

Ví dụ:
Diễn dịch

+ Câu mở đoạn nêu nhận xét đánh giá chung về đối tượng tả
trong đoạn, các câu còn lại tả chi tiết đối tượng đó.
+ Ví dụ: Ôi, bầu trời đêm mới đẹp làm sao! Mặt trăng tròn, to
như quả bóng vàng treo lơ lửng trên bầu trời mờ đục, cao thăm
thẳm. Những vì sao như ngàn vạn hạt kim cương lấp lánh tô điểm
cho chiếc áo đêm thêm lộng lẫy. Chúng mang đến vẻ đẹp bí ẩn
cho “thửa ruộng của vợ chồng lão nông ”…
+ Câu cuối đoạn nêu nhận xét, đánh giá về đối tượng được tả ở
trên. các câu còn lại tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng.

Quy nạp

+ Ví dụ: Mặt trăng tròn, to như quả bóng vàng treo lơ lửng trên
bầu trời mờ đục, cao thăm thẳm. Những vì sao như ngàn vạn hạt
kim cương lấp lánh tô điểm cho chiếc áo đêm thêm lộng lẫy. ánh
trăng vàng đổ xuống mái nhà, lồng trong kẽ lá, chảy xuống
nhành cây, tràn ngập khắp con đường trắng xoá. Khoảng sân
đầy ắp trăng, cánh đồng trăng mênh mông. Dưới ánh trăng,
dòng sông lấp lánh như được dát bạc. Ôi, trăng đêm nay thật
đẹp!
+ Tả luôn các đặc điểm của đối tượng tả, có thể mỗi đặc điểm
được tả bằng một hoặc hai câu.

Song hành

+ Ví dụ: Nàng hồng xúng xính trong bộ áo đỏ thắm, nàng cúc
tưng bừng trong chiếc váy màu vàng rực rỡ…tất cả đang toả

hương thơm ngát. Cây cam mang trên mình những trái cam căng
tròn, đỏ ối lúc lỉu trên cành. Mẹ con bác chuối vui vẻ dang cánh
tay to bản phần phật trong gió. Mấy hàng rau cải khiêm tốn
nằm sát mặt đất xoè những chiếc lá xanh non mơn mởn thi nhau
vươn lên đón nắng mai..

21


+ Câu đầu đoạn và câu cuối đoạn nêu nhận xét, đánh giá về
đối tượng tả. Các câu còn lại miêu tả chi tiết đặc điểm của
đối tượng.
+ Ví dụ : Dòng sông vào đêm trăng thật đẹp và nên thơ. Dưới
ánh trăng và lớp sương bàng bạc, dòng sông như được trải rộng
mênh mông. Mặt sông như được dát bạc. Ánh đèn hai bên tạo
Tổng phân thành những vệt sáng lấp loáng làm sông trở nên lung linh hơn.
Văng vẳng đâu đây tiếng lanh canh của thuyền đánh cá đêm,
hợp
tiếng hò của ngư dân. Lúc này, dòng sông bồng bềnh, huyền ảo
và đẹp như bức tranh thuỷ mặc.
Trong các mô hình cấu trúc một đoạn văn trên thì cấu trúc tổng- phân -hợp là tiêu biểu
nhất đối với học sinh tiểu học. Cấu trúc này tương ứng với cấu trúc của cả bài văn.
- (Mở bài- thân bài- kết bài) và cấu trúc của đoạn văn (Câu mở đoạn- phần trung tâm câu kết đoạn). Mặt khác trong chương trình sách giáo khoa lớp 4, lớp 5 có rất nhiều bài
tập yêu cầu học sinh viết một đoạn văn.
- Khi viết một đoạn văn đứng độc lập thì chọn cấu trúc Tổng - phân- hợp là hợp lí hơn
cả.
c2. Liên kết đoạn văn.
Khi trình bày bài văn thành nhiều đoạn khác nhau, các em cần phải biết cách liên kết
đoạn văn. Liên kết đoạn văn có thể dùng từ ngữ, dùng câu:
+ Dùng từ để liên kết đoạn:

> Chỉ trình tự, bổ sung: Buổi sáng, buổi trưa, khi mùa xuân về, …trước hết, cuối cùng,
ngoài ra, thêm vào đó,...
> Chỉ ý nghĩa tổng kết, khái quát: Tóm lại, nói tóm lại, nhìn chung,...
> Chỉ ý đối lập, tương phản: Ngược lại, trái lại, nhưng, thế mà, tuy vậy,...
> Từ ngữ thay thế: Do đó, do vậy, vì thế, cho nên,...
+ Dùng câu:
> Dùng câu nối với phần trước của văn bản.
> Dùng câu nối với phần sau của văn bảm.
> Dùng câu nối phân trước và phần sau của văn bản.
22


c3. Quan hệ giữa đoạn văn với đoạn văn.
- Để tạo ra sự lôgic trong diễn đạt thì học sinh có thể dựa vào quan hệ không gian, quan
hệ thời gian, quan hệ đặc điểm (với dạng bài tả cảnh thì thường dùng quan hệ
không gian, quan hệ thời gian)
- Ngoài ra quan hệ giữa các đoạn văn có thể là quan hệ giữa ý chính và ý diễn giải, giữa ý
cụ thể với ý tổng kết...
• Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ bài văn.
Kiểm tra lại toàn bộ bài văn là bước quan trọng nhưng thực tế đây là bước mà
nhiều giáo viên bỏ qua hoặc nếu có thực hiện thì chỉ lướt qua gọi là có. Sau khi viết xong
bài văn, sau khi nhận bài chấm của cô nhiều em không biết mình viết không được ở chỗ
nào, lỗi sai ở đâu, không hay ở đâu, có khi chỉ nhìn xem mình được mấy điểm, hơn kém
ai, ….
* Với học sinh. Đây là bước rất cần thiết, nó giúp người viết sửa chữa những lỗi sai khi
viết văn như: lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu, tạo đoạn, dấu câu, cách trình bày và đặc
biệt là nhận biết được mình đã làm đúng yêu cầu đề bài chưa và bổ sung nội dung còn
thiếu.
* Cách làm: Bước kiểm tra này có thể tự học sinh kiểm tra sau khi viết xong bài (ở
nháp, ở dàn bài chi tiết hoặc bài hoàn chỉnh), khi nhận xét bài của bạn, trong tiết trả bài.

Giáo viên yêu cầu các em thực hiện nghiêm túc 3 bước:
+ Đọc đi đọc lại bài văn
+ Tìm lỗi sai hoặc chưa hay về dàn bài, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.
+ Sửa lại cho đúng, cho hay.
Các em có thể tự làm một mình hoặc cùng bạn kiểm tra để đặt ra câu hỏi và tự trả lời
như:
+ Mở bài, thân bài, kết bài đã đủ bố cục chưa?
+ Nên thêm hay bớt chỗ nào? thay thế từ nào cho phù hợp? Có lạc ý không?...
+ Bài văn, đoạn văn có đủ bố cục chưa?
+ Mình đã dùng nhiều từ láy, từ gợi tả chưa?
+ Những câu nào sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa?
23


+ Có lỗi chính tả không?
+ Câu có đủ thành phần chưa? Câu nào cần bổ sung trạng ngữ?
+ Cách trình bày đoạn đã phù hợp chưa?

* Với giáo viên: Đây là kết quả của việc giảng dạy nhiều ngày- bước hái quả, nên chúng
ta sẽ biết được ưu điểm, hạn chế trong cách dạy để điều chỉnh cho phù hợp.
Tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện tiết trả bài chính là thực hiện khâu cuối cùng kiểm
tra, đánh giá nhằm mục đích củng cố lại dạng bài, biết sửa lỗi, bổ sung ý thiếu cho bài tới
và nâng cao chất lượng viết văn.
* Cách làm: Thu bài, chấm, đọc ghi lại những lỗi cụ thể, ghi câu văn hay, ý hay, đoạn
văn giàu hình ảnh, dùng từ khéo léo … thống kê vào bài soạn tiết trả bài, có khi đưa vào
cuốn sổ tích lũy cho những năm sau.
+ Tìm cách sửa lỗi cho học sinh.
+ Cho học sinh đọc lại bài nếu cần, yêu cầu học sinh đó và các bạn tìm lỗi giúp bạn sửa
và xem ai có cách sửa hay nhất.
+ Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở dẫn dắt để học sinh tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi.

Hướng dẫn chữa lỗi từ đơn giản đến phức tạp. Rèn cho học sinh có thói quen kiểm tra
trước khi viết hoặc viết rồi vẫn có chỗ sửa sai như vở chính tả.
Lỗi sai

Sửa lại





Cho học sinh đọc lại câu văn hay, ý hay, bài văn viết tốt để các bạn tham khảo đồng thời
để kích thích, khích lệ động viên các em theo đặc điểm tâm listaoj ấn tượng tốt: (nhà văn
triển vọng, nhà văn nhí, cây bút tài năng, …). Những học sinh học chưa tốt thì cần quan
tâm đặc biệt để các em có sự tiến bộ. Nếu tiến bộ dù rất nhỏ cũng nên khen, khuyến khích
động viên để các em tự tin, cố gắng và không ngừng vươn lên.
Giáo viên nên kiên trì để hình thành thói quen cho học sinh thì chắc hẳn sẽ hạn chế được
những lỗi và giờ trả bài sẽ nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn.
2. Hướng dẫn học sinh một số thủ pháp làm văn tả cảnh
2.1 . Chọn đối tượng tả.
24


+ Thực tế, chương trình sách giáo khoa, một số đề thi, đề tự luyện văn tả cảnh thường
ra một số đề dạng mở. Tức là, học sinh có thể tuỳ chọn đối tượng tả cụ thể trong chủ đề
yêu cầu của đề bài. Tuy thế, nhiều em còn lúng túng không biết lựa chọn tả cảnh gì. Đôi
khi các em còn chọn những đối tượng cụ thể mà không hề có cơ hội quan sát hoặc chỉ
quan sát theo kiểu đã biết sơ qua.
+ Tác dụng : Việc lựa chọn đúng đối tượng sẽ giúp học sinh có được ngay hứng thú ban
đầu để chuẩn bị cho việc quan sát cảnh, tạo cơ sở cho việc hoàn thành tốt bài văn, đoạn
văn yêu cầu.

+ Hướng giải quyết :
> Bước1. Giáo viên cho học sinh xác định chính xác đối tượng chung trong đề bài.
> Bước 2. Liệt kê ra một số đối tượng cụ thể thuộc yêu cầu của đề bài.
> Bước 3. Kiểm tra những hiểu biết của mình về các đối tượng cụ thể đó.
> Bước 4. Dự đoán những thuận lợi, khó khăn khi quan sát, sắp xếp ý, trình tự tả, sử
dụng ngôn từ khi miêu tả với các đối tượng được liệt kê.
> Bước 5. Dựa vào bước 3, bước 4, đối tượng nào nhiều ưu điểm hơn thì quyết định chọn
đối tượng đó.
2.2. Xây dựng mở bài trong bài văn tả cảnh
+ Thực tế: Trong chương trình dạy tập làm văn lớp 5 cũng có hướng dẫn học sinh mở bài
khi miêu tả cảnh như: Mở bài gián tiếp và trực tiếp. Tuy nhiên học sinh mới hiểu phần lí
thuyết mà chưa biết cách làm thế nào cho hay cho sinh động và ở hai kiểu mở bài đó có
những cách mở bài nào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các em vô cùng lúng túng
và mất nhiều thời gian để suy nghĩ trong khi đã sẵn sàng viết phần thân bài.
+ Tác dụng: Mở bài là phần đầu tiên, vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở phần đầu bài, là
phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng về bài viết, tạo
ra âm hưởng chung cho toàn bài.
- Phần này có vai trò và tầm quan trọng khá đặc biết vì một mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ
tạo được hứng thú cho người đọc và báo hiệu một nội dung tốt.
+ Hướng giải quyết : Để học sinh làm tốt phần mở bài giáo viên cần cho học sinh hiểu
thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp, ưu nhược điểm của từng loại.
a. Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay với người đọc cảnh mà mình sẽ miêu tả.

25


×