GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
BẢN TĨM TẮT ĐỀ TÀI
- Tên đề tài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ CHO
HỌC SINH LỚP 9.
-
Họ và tên giáo viên: Trần Thị Kim Sa.
Đơn vị công tác : Trường THCS Thị Trấn.
1. Lý do chọn đề tài:
- Trong nhà trường THCS, mơn Ngữ văn ngồi việc trang bị cho học sinh những
tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học, tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ
đẹp của tác phẩm văn học cịn có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành và phát triển khả
năng sản sinh văn bản mới (nói và viết).
- Học sinh đã được học kiểu bài văn tự sự trong suốt chương trình cấp học với
nhiều cấp độ khác nhau. Chương trình Ngữ văn lớp 9 tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ
năng làm văn tự sự ở mức cao hơn là kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị
luận.
- Thực tế vì nhiều lí do, học sinh lớp 9 ở trường mà tôi trực tiếp giảng dạy vẫn còn
nhiều hạn chế khi làm kiểu bài này. Đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự cho
học sinh lớp 9” phân tích thực trạng chất lượng bài viết, đề ra kinh nghiệm, phương
pháp giảng dạy, cách thức rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu :
a/ Đối tượng:
Giáo viên dạy Ngữ văn và học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn - Châu Thành
năm học 2009- 2010 và 2010-2911. Cụ thể là:
- Thực trạng về phương pháp giảng dạy của giáo viên và bài viết văn tự sự của
một số học sinh.
- Những giải pháp chủ yếu để rèn luyện kĩ năng, nâng cao chất lượng .
b/ Phương pháp :
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phân tích đối chiếu với thực trạng đưa ra những
đề xuất có tính khoa học để giáo viên vận dụng.
3. Giải pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh:
Làm văn tự sự là huy động tổng hợp kiến thức Văn học, Tiếng Việt, Tập làm
văn và cả kiến thức về đời sống.
Giáo viên:
- Đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy của giáo viên, học
của học sinh.
- Có phương pháp dạy lý thuyết tập làm văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả
nội tâm, nghị luận, hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm…trên cơ sở
củng cố kiến thức đã học và bổ sung, nâng cao, chú trọng cách làm bài, hướng nhiều
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
1
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
vào việc thực hành để rèn luyện kĩ năng cần thiết cho các em: kĩ năng phân tích đề,
tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn….Uốn nắn, sửa chữa kịp thời.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh cảm thụ tốt văn bản để bồi dưỡng tình cảm,
mở rộng nhận thức về cuộc sống, có ý thức học tập, vận dụng phương pháp sáng tác
của các tác giả vào bài làm văn tự sự; vận dụng tốt kiến thức và kĩ năng thực hành về
tiếng Việt, chuẩn bị tốt nhất cho việc viết bài tập làm văn.
- Thực hiện tốt khâu hướng dẫn làm bài, chấm bài, thực hiện tốt tiết trả bài viết.
Học sinh:
- Tích cực học tập: chuẩn bị bài tốt ở nhà, đọc sách báo để mở rộng, nâng cao
nhận thức về đề tài và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
- Nắm vững kiểu văn bản và yêu cầu tạo lập văn bản, vận dụng tốt lý thuyết vào
thực hành, mạnh dạn trình bày một sự việc theo suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
4. Hiệu quả áp dụng:
Nhờ có sự đổi mới trong phương pháp dạy và học nên chất lượng bài viết văn tự
sự của học sinh được nâng cao rõ rệt. Cụ thể là:
+ Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề về nội dung, thể
loại.
+ Nắm vững hơn phương pháp làm văn tự sự, biết chọn chi tiết kể, rất ít bài viết
lan man hoặc quá sơ lược, nghèo ý.
+ Ngày càng nhiều học sinh có sự tìm tịi sáng tạo, thể hiện sự cảm nhận, óc
quan sát tinh tế khi viết bài văn tự sự, vận dụng kết hợp tốt các phương thức biểu đạt.
+ Rất ít bài viết cịn mắc các lỗi chính tả, dùng từ. Tình trạng viết câu sai ngữ
pháp, không phân đoạn hay tách đoạn tùy tiện cũng giảm đáng kể, biết sử dụng dấu
câu hợp lí, phân biệt lời kể và lời thoại rõ ràng.
5. Phạm vi áp dụng:
Giải pháp nêu ra trong đề tài đã được người viết áp dụng có hiệu quả ở lớp
9A1 và 9A2 trường THCS Thị Trấn năm học 2010-2011. Có thể đây cũng là kinh
nghiệm hữu ích cho giáo viên dạy Ngữ văn 9 nói chung đang quan tâm đến vấn đề
này.
Châu Thành, ngày 5 tháng 4 năm 2011
Người thực hiện
Trần Thị Kim Sa
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
2
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
A. MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng, Ngữ văn là môn
học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học (bao
gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học… ), có nghĩa là góp phần tạo cho học
sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng như
khả năng biết đánh giá đúng đắn, khoa học các hiện tượng.
Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển
khả năng sản sinh văn bản mới (nói và viết).
Làm văn là phân mơn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh hình
thành những kĩ năng cần thiết để làm được bài văn, trong đó dạng bài sáng tác văn
học được chú trọng đầu tiên (miêu tả, tường thuật, kể chuyện…). Trong nhà trường
phổ thơng, nhìn chung khơng đặt ra u cầu sáng tác văn học. Tuy nhiên để phù hợp
với lứa tuổi, học sinh THCS được làm quen với kiểu sáng tác, tạo tiền đề cho các em
có thể vận dụng tốt trong q trình học sau này.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
3
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
Những bài văn hay loại này là những bài văn viết đúng quy cách, chân thật, có
những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên và đời sống gia đình, xã hội …
Trong chương trình Ngữ văn THCS.Tuy đã được học văn tự sự từ lớp 6 (ở THCS)
nhưng vì nhiều lí do, học sinh làm loại văn này vẫn chưa tốt. Qua thực tế giảng dạy,
tôi thấy học sinh còn mắc nhiều lỗi mà nếu giáo viên có thể giúp các em khắc phục
được thì kết quả sẽ tốt hơn. Những hạn chế trong bài làm văn tự sự của học sinh một
phần là do bản thân các em, một phần do giáo viên chưa có biện pháp giúp đỡ phù
hợp.
Là giáo viên được trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi luôn trăn trở
trước thực trạng chất lượng bài viết văn tự sự của học sinh. Vì vậy tơi chọn đề tài
“Rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9”, với mục đích phân tích
thực trạng chất lượng bài viết của học sinh hiện nay, đối chiếu với phương pháp
giảng dạy của giáo viên, đề ra kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy, cách thức rèn
luyện kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh, góp phần nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy học văn, giải quyết tình hình kém chất lượng trong dạy học văn hiện nay.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo viên, học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn năm học 2009 - 2010, 2010 2011.
Một số tiết dạy văn bản, tiếng Việt và tập làm văn của giáo viên lớp 9 trong
trường mà tôi được dự giờ trao đổi kinh nghiệm.
Bài viết của học sinh ở các lớp được giảng dạy năm học 2009 -2010, 2010 2011.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do thời gian và điều kiện của bản thân, trong phạm vi giải pháp, tôi tập trung đề
cập đến:
- Những cơ sở lý luận để nghiên cứu giải pháp.
- Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Thực trạng bài viết văn tự sự của học sinh, thực trạng quá trình giảng dạy của
giáo viên.
- Những giải pháp rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9 đạt kết
quả cao.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện giải pháp tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ dạy học môn Ngữ văn lớp 9, sách giáo khoa, sách
giáo viên, ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục, quản lý chun
mơn, các giáo viên giỏi trong tồn quốc trên các bài viết đăng trên các tạp chí khoa
học…
b. Phân tích đối chiếu:
Phân tích đối chiếu yêu cầu giữa chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng đối với học sinh
lớp 9 bậc THCS với những bài viết thực tế của học sinh, tìm ra những hạn chế chủ
yếu của học sinh khi viết bài tự sự.
c. Giả thuyết khoa học:
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
4
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
Đưa ra những giải pháp, những đề xuất có tính khoa học để giáo viên vận dụng
vào việc rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh nhằm phát huy khả năng tư
duy, khám phá, sáng tạo, năng lực giao tiếp.
B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Từ năm 1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai dự án phát triển giáo dục
THCS nhằm đổi mới một cách toàn diện bậc học này. Thực hiện Nghị quyết số
40/2000/QH khóa 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội, tháng 9 năm 2002, cả nước bắt
đầu dạy học theo chương trình và SGK THCS mới bắt đầu từ lớp 6. Môn Ngữ văn là
một trong những mơn học có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống các môn học của
nhà trường phổ thông cũng là mơn học có nhiều thay đổi nhất trong việc đổi mới
chương trình, SGK, phương pháp đến đánh giá kết quả học tập. Nhiều vấn đề được
đặt ra khi phải tiếp cận một chương trình mới, trong đó vấn đề đổi mới phương pháp
nâng cao chất lượng học tập của học sinh là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Chương
trình SGK Ngữ văn lớp 9 được tổ chức thực hiện từ năm 2005 -2006 đến nay đã được
gần 6 niên học. Nội dung đổi mới chương trình, việc đổi mới phương pháp giảng dạy,
chất lượng học tập của học sinh đã được phản ánh sơi nổi trên báo chí, trong hội thảo
khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng, song bài toán chất lượng là điều làm
cho các nhà quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn phải tính tốn.
Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học chương trình Ngữ văn 9 là phải kết
hợp nhiều phương pháp trong dạy học, là phải “tích hợp nhiều phương pháp trong bài
học, tiết học và trong cả quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên cơ sở xác định
phương pháp chính gắn với đặc trưng của mơn học. Tổ chức hoạt động dạy học theo
hướng tích cực, phát huy năng lực chủ động, sáng tạo ở cả người dạy lẫn người học,
chú trọng khái quát nội dung kiến thức tạo thuận lợi để học sinh lĩnh hội và phát triển
các thao tác tư duy khoa học. Tăng cường và sử dụng hợp lý các phương tiện trong
dạy học, “nâng cao chất lượng hoạt động thực hành hướng tới đảm bảo sự phát triển
năng lực cho mỗi cá nhân” (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 9 -Vụ giáo dục
trung học trang 6,7). Lớp 9 là lớp cuối của vòng II, đồng thời cũng là lớp cuối cùng
của cấp THCS nên có một vị trí hết sức quan trọng : vừa phải tổng kết được những
kiến thức, kĩ năng được học tập, rèn luyện trong bốn năm học, vừa phải chuẩn bị cho
các kì thi, tạo tâm thế, tiềm lực cho học sinh học lên THPT hoặc đi vào cuộc sống.
Tập làm văn tự sự trong chương trình lớp 9 là sự kế thừa và nâng cao kĩ năng
làm văn thể loại này mà học sinh đã được học, được rèn luyện từ các lớp dưới. Cùng
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
5
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
với miêu tả, biểu cảm, làm văn tự sự thuộc dạng sáng tác văn học. Đặc trưng cơ bản
của kiểu bài là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho
học sinh đối với những sự việc, hiện tượng trong đời sống gia đình và xã hội, qua đó
bồi dưỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp.
Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trị của mình làm được những bài văn
hay. Bài văn hay trước hết phải là viết đúng (đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là
trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài
văn hay trước hết phải đúng yêu cầu của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình
thức trình bày đúng quy cách…, đồng thời phải thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng
phong phú mà vẫn chân thật, sinh động. Tuy nhiên, giúp học sinh làm được như thế
không phải là dễ.
Năm 2008, Bộ Giáo dục tiếp tục triển khai cho giáo viên trên toàn quốc một số
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ văn, trong đó phương pháp giảng dạy
phân mơn Tập làm văn được chú trọng nhiều nhất cũng đã mở ra nhiều hướng suy
nghĩ mới, giúp cho giáo viên giảng dạy tốt hơn nếu biết tự nghiên cứu và vận dụng
sáng tạo hơn.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
a. Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ văn 9 nói chung, phân mơn
Tập làm văn nói riêng đã dược quan tâm rất nhiều. Với sự chỉ đạo của các cấp quản lí
chuyên môn, về cơ bản đại đa số giáo viên đã nắm được phương pháp, vận dụng sáng
tạo theo tình hình địa phương và theo đối tượng học sinh. Tuy nhiên thực tế vẫn còn
nhiều giáo viên thực hiện chưa đúng chức năng, chưa tích cực nghiên cứu, tìm ra
phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh
chưa được nâng lên, trong đó chất lượng bài viết văn tự sự rất đáng quan tâm. Kết quả
các bài kiểm tra và thi học kì đạt rất thấp, chất lượng bài làm của học sinh giỏi chưa
thật xuất sắc.
- Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chúng ta có thể thấy được sự hạn chế trong
phương pháp giảng dạy của giáo viên lẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu của của
học sinh:
+ Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa đảm bảo kết hợp và tích hợp giữa dạy Văn - Tiếng Việt và Tập
làm văn.
+ Giờ học văn bản, sự gợi mở giúp học sinh cảm thụ tác phẩm chưa đạt kết quả
cao. Học sinh thụ động buộc giáo viên giảng nhiều, làm việc nhiều, làm thay cho trò,
làm tê liệt sự hào hứng học văn bản của học sinh, do đó khơng kích thích được niềm
say mê, chưa khơi gợi ý tưởng sáng tác văn chương của các em. Giáo viên cũng chưa
giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững các yếu tố nghệ thuật cơ bản khi xây dựng nên tác
phẩm tự sự như tình huống, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng… để
các em học tập, vận dụng.
+ Giờ Tiếng Việt đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh dùng tiếng Việt một cách
chính xác để giao tiếp, có cách diễn đạt tốt trong khi tạo lập văn bản, nhưng giáo viên
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
6
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
chưa vận dụng tối đa các tình huống giao tiếp, cho học sinh thực hành ít nên nhiều em
viết sai chính tả, nghèo vốn từ, dùng từ chưa chính xác, đặt câu chưa đúng ngữ nghĩa,
ngữ pháp. Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bài văn.
+ Giờ Tập làm văn học sinh chưa được học đến nơi đến chốn. Giáo viên chưa có
cách giúp học sinh có được những kiến thức và kĩ năng theo chuẩn bằng những ví dụ
mẫu linh hoạt sáng tạo, gắn với thực tế đời sống hàng ngày, có tác dụng khắc sâu kiến
thức (ngồi SGK). Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc phát huy tinh thần tích
cực chủ động của học sinh khi học lý thuyết làm văn tự sự theo yêu cầu kết hợp sử
dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm, nghị luận,… trước khi tạo lập văn bản
hoặc bài thực hành luyện tập, luyện nói. Khi xây dựng dàn ý cho bài làm văn tự sự,
giáo viên dễ thiên về cảm nhận chủ quan khi đưa ra những gợi ý, uốn nắn học sinh,
khiến các em trở nên rụt rè, thiếu tự tin, vì vậy mà khả năng tư duy, sáng tạo của học
sinh không được phát huy, cảm xúc bị gị bó.
- Việc xác định các phương pháp dạy tập làm văn cũng chưa thật sự phù hợp, tối
ưu. Có giáo viên chọn phương pháp bình giảng trong tiết cung cấp kiến thức về kiểu
bài, chưa chú trọng các phương pháp thực hành trong giờ luyện tập, ra bài tập về
nhà…
- Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ chuẩn kiến thức - kĩ năng, xác định đầy đủ mục
đích yêu cầu cần đạt, kĩ năng cần rèn luyện trong từng bài. Việc bố trí thời lượng cho
tiết dạy chưa hợp lý, chưa dành nhiều thời gian cho thực hành, giáo viên khó có thể
rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
- Việc chấm bài của giáo viên cũng còn nhiều thiếu sót. Đơi khi giáo viên chỉ cho
học sinh biết điểm, có bài chấm khơng có lời phê nào hoặc phê bài còn qua loa, chưa
cẩn thận, chưa cụ thể. Đa số giáo viên phê bài rất chung chung, nhận xét khái quát.
Nhiều lời phê, nhận xét bên lề bài viết chưa giúp học sinh thấy được cụ thể lỗi sai của
mình mà sửa. Các em khơng biết phải làm như thế nào khi bị nhận xét là “kể chuyện
chưa cụ thể, chân thực”, hoặc “chuyện chưa có ý nghĩa sâu sắc”, “khô khan”. Các em
cũng không rõ lý do tại sao, vì lẽ gì mà đoạn văn, câu văn của mình bị phê là “lủng
củng”, “câu què”, “tối nghĩa”, cũng khơng hiểu có khi chỗ này “dùng từ” là nghĩa làm
sao (sai hay đúng ? Nếu sai thì sai thế nào?), chỗ kia “diễn đạt” là trục trặc hay trôi
chảy, chỗ nọ một từ gạch chân là hay hay dở? Như thế rất khó giúp học sinh hiểu rõ
mà tự sửa được, rút kinh nghiệm được.
- Những giờ trả bài tiến hành không thống nhất theo chuyên đề mà ngành chuyên
môn đã triển khai. Đa số giáo viên thực hiện không mấy công phu . Giáo án trả bài
của giáo viên thường soạn qua quýt, không ghi rõ những lỗi cần phải sửa trên lớp,
hoặc có thì cũng khơng ghi rõ cách sửa; lỗi nhặt từ bài làm của học sinh khơng tiêu
biểu khó có thể rèn luyện những kĩ năng cần thiết nhất định. Có giáo viên trả bài rồi
mới nhận xét ưu khuyết điểm, hướng dẫn học sinh sửa chữa.
+ Về phía học sinh:
- Chưa coi trọng bộ môn so với các môn khoa học tự nhiên nên chưa đầu tư, chưa
có thái độ học tập đúng đắn; chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chưa
chịu khó đọc các tài liệu tham khảo thêm để mở rộng kiến thức.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
7
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
- Trước một đề bài văn tự sự, các em ít chịu khó suy nghĩ, tưởng tượng sáng tạo,
mà chỉ đọc lống thống, phóng bút viết tràng giang đại hải, không cần xác định phải
kể theo trình tự nào, các tình tiết nào cần phải kể rõ ràng, cụ thể, tình tiết nào nên lượt
thuật, cách thể hiện các nhân vật nhân vật chính, phụ như thế nào…cũng như ý nghĩa,
bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện. Nhiều bài văn chưa đạt yêu cầu do chưa biết
cách kể chuyện, chưa xây dựng được cốt truyện, tình huống, sự việc một cách chân
thực, sinh động, lời văn quá thô thiển hoặc không được trong sáng, rõ ràng.
- Thiếu năng lực cảm thụ văn học, năng khiếu văn chương, hạn chế về khả năng, ý
thức nhận thức cuộc sống. Vì vậy làm văn tự sự chỉ mang tính gượng ép, , nhằm mục
đích đối phó là chính.
- Về ngữ pháp, kĩ năng dùng từ, viết câu của học sinh hiện nay còn bộc lộ nhiều
yếu kém. Trong bài viết của các em có nhiều câu què, câu cụt, câu tối nghĩa. Tình
trạng mắc lỗi chính tả, dùng từ sai cũng rất phổ biến. Có bài viết từ đầu đến cuối các
em không sử dụng dấu câu nào hoặc sử dụng không đúng.
* Những hạn chế chủ yếu khi học sinh viết bài văn tự sự ở lớp 9:
- Chưa nắm vững đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự, cách viết bài văn tự sự đã
học ở các lớp dưới, chưa xây dựng được câu chuyện có bố cục hồn chỉnh, có cốt
truyện hợp lí, có ý nghĩa theo yêu cầu đề bài, cách kể chưa tự nhiên, chân thực, sinh
động (kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm)
- Chưa nắm được yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ viết bài văn tự sự ở lớp 9.
Đó là yêu cầu kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm trong việc khắc họa đặc điểm, tính cách
nhân vật; kết hợp yếu tố nghị luận để làm nổi bật ý nghĩa sự việc, tô đậm tính chất
triết lí của câu chuyện; sử dụng hiệu quả các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội
tâm …
Do đó khi tạo lập văn bản tự sự các em thường mắc các khuyết điểm sau:
+ Tìm khơng ra sự việc để kể nên giới thiệu lòng vòng câu chuyện hoặc đi vào
miêu tả nhân vật quá nhiều.
+ Không biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu, quan trọng để kể nên viết lan man, dài
dòng, lời thoại quá vụng về, thơ thiển, thiếu tính thẩm mỹ, chọn lọc.
+ Kể diễn biến sự việc chưa sinh động, chân thực, hấp dẫn người đọc do chưa
vận dụng phù hợp, tự nhiên các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận.Thường thì các
em hay hạn chế ở việc thể hiện nội tâm nhân vật do không hiểu rõ quy luật tâm lí,
bộc lộ cảm xúc thiếu tự nhiên, thậm chí dẫn đến những sự việc hoặc kết thúc vơ lí.
Kết hợp yếu tố nghị luận chưa khéo léo, tế nhị, làm giảm đi giá trị của câu chuyện.
+ Thực hiện nhiệm vụ từng phần trong bố cục ba phần của bài làm văn chưa đầy
đủ. Ví dụ khi viết phần mở bài, yêu cầu học sinh phải giới thiệu chung về câu chuyện,
nhân vật được kể, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhưng nhiều em lại đi thẳng vào diễn
biến cốt truyện như các nhà văn thực thụ, được “phá cách”, và đôi khi cũng không cần
nêu lên suy nghĩ, ấn tượng gì của mình trong phần kết bài ( chỉ kết thúc câu chuyện).
Như thế sẽ làm cho ý nghĩa bài văn bị dàn trải, lại chưa mở ra được hướng suy nghĩ
cho người đọc.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
8
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
+ Kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, lối diễn đạt, cách hành văn còn nhiều
hạn chế. Đặc biệt, nhiều em chưa biết cách trình bày bài văn tự sự, ngắt đoạn không
đúng chỗ, không phân biệt lời thoại với lời kể.
b. Sự cần thiết của đề tài :
Đề tài có tác dụng giúp giáo viên Ngữ văn đối chiếu giữa lý luận với thực tế chất
lượng bộ mơn mình giảng dạy, đặc biệt là chất lượng làm văn tự sự của học sinh lớp
mình phụ trách, vận dụng những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng, giải quyết
một phần tình hình học sinh học yếu kém bộ môn Ngữ văn như hiện nay, cũng là góp
phần quan trọng vào việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
3. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
a. Đặt vấn đề:
- Yêu cầu chủ yếu của tập làm văn tự sự ở lớp 9 là củng cố tri thức và kĩ năng đã
được học ở các lớp dưới, đồng thời nâng cao hơn kĩ năng viết bài. Qua đó bồi dưỡng
năng lực quan sát, nhận thức và giáo dục tình cảm cho học sinh trước những sự việc,
con người trong đời sống xung quanh.
- Hơn nữa, chương trình Ngữ văn mới coi phần tập làm văn là sự tổng hợp của
ngôn ngữ và văn (tích hợp ngang) và ngun tắc ơn cũ - hiểu mới (tích hợp đồng
tâm), đảm bảo truyền thụ tri thức có hệ thống khoa học (tích hợp dọc).
Khi làm bài tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức tiếng Việt để
viết đúng chính tả, câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, phù hợp với phong cách
văn bản nhằm đạt được yêu cầu của đề bài và để có một bài văn hồn chỉnh, phần văn
bản có vai trị hỗ trợ làm văn tự sự về phương pháp, đề tài sáng tác, kích thích trí
tưởng tượng, óc quan sát của học sinh. Bên cạnh đó, việc nắm vững phương pháp làm
văn là yêu cầu không thể thiếu được.
Như vậy Tập làm văn nói chung, làm văn tự sự nói riêng là mơn học mang tính thực
hành tồn diện tổng hợp và sáng tạo, có vị trí đặc biệt trong chương trình Ngữ văn. Vì
thế giáo viên phải dạy tốt, học sinh phải học tốt ở tất cả các phân môn Tập làm văn,
Văn học, Tiếng Việt để chuẩn bị tốt cho việc thực hành tổng hợp này.
b. Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận văn học cho học sinh
lớp 9:
b.1. Đối với bản thân giáo viên:
- Dạy học Ngữ văn cũng như nhiều môn học khác, giáo viên cần thực hiện đổi mới
phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động nhận thức của học
sinh. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho các em, chú trọng rèn luyện cho học sinh
phương pháp học và tự học một cách chủ động, tăng cường hoạt động cá nhân với
nhóm, làm cho các em tự đánh giá được năng lực và kết quả làm văn của mình.
- Nắm chắc các phương pháp giảng dạy nhằm tích cực hóa các hoạt động của người
học. Ngoài các phương pháp phổ biến như nêu vấn đề, vấn đáp, hoạt động hợp tác,
giáo viên có thể sử dụng lời nói nghệ thuật, thơng báo, giải thích, trị chơi, trực
quan… Các bước lên lớp cần linh động, chú ý đến hoạt động giao tiếp. Đây là một
biện pháp quan trọng nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việc tạo
lập văn bản, phát huy vai trò chủ thể của học sinh một cách thực sự.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
9
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
- Phân bố cân đối thời gian giữa dạy lý thuyết và thực hành, quan tâm nhiều đến các
thao tác rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Học sinh là chủ thể làm chủ mọi thao
tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tránh áp đặt làm giảm khả năng suy nghĩ, sáng
tạo của các em.
- Như đã nói, Tập làm văn là mơn học mang tính chất thực hành – tổng hợp, địi hỏi
học sinh phải vận dụng cả kiến thức, kĩ năng về Văn học, Tiếng Việt. Do vậy, dạy học
tập làm văn không thể tách rời hai phân môn này. Căn cứ vào chương trình, chuẩn
kiến thức – kĩ năng, giáo viên phải chú ý vận dụng tích hợp các phân mơn một cách
thường xuyên, nhuần nhuyễn và linh hoạt. Trong đó, Tập làm văn vẫn đóng vai trị
chủ đạo.
* Dạy học phân môn Tập làm văn:
Để rèn luyện tốt kĩ năng làm bài văn tự sự cho học sinh, việc hướng dẫn tìm hiểu lý
thuyết là rất quan trọng. Trước hết giáo viên cần cho học sinh nắm lại những kiến
thức đã học về kiểu bài, sau đó mới hình thành kĩ năng về Văn học, Tiếng Việt, làm
văn theo yêu cầu của toàn cấp THCS. GV cần cho học sinh ôn lại thế nào là văn tự sự,
các yếu tố quan trọng, cơ bản trong văn tự sự như tình huống, cốt truyện, nhân vật,
nhấn mạnh vai trò của người kể chuyện và ngôn ngữ kể.
Đối với kiểu bài tự sự, học sinh đã được học những kiến thức và kĩ năng cơ bản từ
lớp 6 và được nâng cao hơn ở lớp 8 (kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm). Trong
chương trình lớp 9, làm văn tự sự đạt đến yêu cầu cao nhất, có sự kết hợp gần như tất
cả các phương thức biểu đạt. Nếu ở các lớp dưới, bài làm văn tự sự phải đạt mức độ
đúng thì đến lớp 9, bài văn này khơng chỉ phải “đúng” mà cịn thực sự “hay”. u cầu
nâng cao kĩ năng viết bài văn tự sự được trình bày qua các đơn vị bài học chủ yếu là:
Miêu tả trong văn bản tự sự; Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự; Nghị luận trong
văn bản tự sự; Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự;
Người kể chuyện trong văn bản tự sự...Và giáo viên sẽ từng bước củng cố, hướng
dẫn học sinh hoàn thiện kĩ năng làm bài ở Bài viết văn tự sự (Bài viết số 2 và số 3)
Trước khi đi vào tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng các yếu tố trên
vào bài văn tự sự, giáo viên cần giúp học sinh nắm lại kiến thức cơ bản về văn tự
sự.VD: Thế nào là văn tự sự ? (Văn bản chủ yếu dùng phương thức tự sự – là phương
thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, để từ đó nêu lên
một ý nghĩa nào đó); các yếu tố quan trọng khơng thể thiếu trong văn bản tự sự là gì ?
(sự việc, nhân vật, cốt truyện, ngơi kể…). Sau đó giúp các em hiểu rõ vai trò, tác dụng
của các yếu tố đan xen trong bài văn nghị luận và có được kĩ năng làm bài thông qua
từng đơn vị kiến thức.
- Bài Miêu tả trong văn bản tự sự (Bài 6 - tiết 33):
Học sinh đã thấy được vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn tự sự ở lớp
8. Song qua việc phân tích đoạn văn trích theo yêu cầu SGK, cần cho các em hiểu rõ
hơn rằng việc miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, trạng thái, đặc điểm, tính chất…
của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm sẽ làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh
động và hấp dẫn.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
10
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
Cần dành thời gian cho học sinh thực hành luyện tập nhận biết, phân tích tác dụng
của yếu tố miêu tả trong văn tự sự và viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả. Uốn nắn,
sửa chữa để hoàn thiện kĩ năng hơn.
VD: Bài tập 1 (SGK/ trang 92): Các yếu tố miêu tả người và tả cảnh trong đoạn
trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân nhằm tái hiện lại chân dung “mỗi người
một vẻ mười phân vẹn mười” của Thúy Kiều và Thúy Vân và làm nổi bật cảnh sắc
mùa xuân, làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ.
Bài tập 2 (SGK/trang 92): Có thể hướng dẫn học sinh viết đoạn văn kể về việc
chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh dựa vào đoạn trích
Cảnh ngày xuân: (Lưu ý xác định các từ ngữ có tác dụng gợi tả hình ảnh thiên nhiên,
khơng khí lễ hội, trạng thái tâm lí con người…)
VD: “Một buổi chiều xuân trong tiết Thanh minh, những cánh chim én rộn ràng bay
liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng, thảm cỏ non như trải rộng tới chân
trời, trên cành lê điểm một vài bông hoa trắng. Chị em Thúy Kiều hòa vào dòng
người nhộn nhịp đi chơi xuân. Tiết Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật đi tảo mộ
và vui hội đạp thanh. Quang cảnh thật rộn ràng, tấp nập. Khi mặt trời ngả bóng về
tây, khơng khí lặng dần, chị em Kiều ra về trong tâm trạng bâng khng”.
Ngồi bài tập SGK, giáo viên có thể ra thêm bài tập về nhà cho học sinh: Viết đoạn
văn ngắn kể về một sự việc mà em quan sát, chứng kiến.
- Bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” (Bài 8 – tiết 40):
Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà
văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa
“chân dung tinh thần” của nhân vật, là tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung
động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật (những yếu tố này nhiều khi không
thể tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình). Vì thế miêu tả nội tâm có vai trị và tác
dụng to lớn trong việc khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.
Liên hệ, hướng dẫn học sinh phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và Lão
Hạc (SGK) để biết được các cách thức khác nhau để miêu tả nội tâm nhân vật: diễn tả
trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm
gián tiếp thông qua miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục…của nhân vật. Từ
đó rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Có thể tổ
chức theo nhóm, gợi ý để học sinh thực hành tại lớp các bài tập 1,3 trong phần Luyện
tập (SGK).
Bài tập 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, chú ý miêu
tả nội tâm của nàng Kiều.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển thành văn xi đoạn trích, lưu ý về độ dài
đoạn văn, lựa chọn ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba (dựa vào đoạn trích thơ đã
học để xác định các sự việc diễn ra và tâm trạng của Kiều lúc đó).
VD: Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, mụ mối đưa một gã đàn ông đến
nhà Vương ông. Gã đàn ông ấy khoảng hơn bốn mươi tuổi, ăn mặc chải chuốt tới
mức đỏm dáng. Hắn xưng là Mã Giám Sinh nhưng khi vào nhà, chủ nhà hỏi han trị
chuyện thì hắn bộc lộ rõ chân tướng là một kẻ lưu manh vô học bằng những câu trả
lời cộc lốc, trống không, với cử chỉ ngồi tót lên ghế trên một cách sỗ sàng. Gã ngồi
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
11
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
gật gù, có vẻ ưng ý khi xem xét, “kiểm tra” tài sắc của Kiều như một món hàng ngồi
chợ, rồi bắt đầu một cuộc mặc cả đúng nịi con bn… Trong khi mụ mối và Mã
Giám Sinh dường như đang “say đòn” với cuộc mua bán thì nàng Kiều đáng thương
chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tuổi nhục ê chề… Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại
đến nơng nỗi này ?… Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng kết thúc, một người con gái
tài sắc, đoan trang, hiếu thảo được định giá “vàng ngoài bốn trăm”.
Bài tập 2: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
Cần lưu ý học sinh kể lại sự việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì,
diễn ra như thế nào, tâm trạng của em sau khi gây ra việc khơng hay đó ra sao, có thể
miêu tả nội tâm bằng cách nào. Cho học sinh tham khảo văn bản Bài học đường đời
đầu tiên (Ngữ văn 6, tập hai), xác định đâu là kết hợp miêu tả nội tâm của nhân vật
trong bài, từ đó vận dụng vào bài làm của mình. (Nên viết ngắn gọn)
VD: Đoạn văn miêu tả nội tâm: “Ngẫm ra thì tơi chỉ nói lấy sướng miệng tơi. Cịn
Dế Choắt than thở thế nào, tôi cũng không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng
mình nói tai mình nghe chứ khơng biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe
mình khơng”.
(Theo Dế mèn phiêu lưu kí)
Gọi 2 - 3 em trình bày, cả lớp cùng góp ý sửa chữa. Giáo viên bổ sung, uốn nắn.
Có thể đọc đoạn văn cho học sinh tham khảo:
Một hôm tôi bị mất cây bút kim tinh mà người cậu vừa mới tặng. Tơi vừa buồn
vừa sợ nên khóc hu hu. Cô giáo bảo cả lớp mở cặp sách cho cô khám xét. Cả lớp lào
rào tiếng mở cặp, xì xầm, bàn tán… Chợt có một người khơng chịu mở cặp cho cơ
xem. Đó là Hạnh, cơ bạn ở cạnh nhà tơi.Cơ bé rất say mê đọc truyện và thích những
đồ vật lung linh, đẹp mắt. Mặt Hạnh tái mét. Cô giáo giật lấy chiếc cặp mở toang ra.
Và tôi thấy có cây bút của mình ở trong đấy.Cả lớp làm ầm lên, cô hỏi Hạnh: “Tại
sao em lại lấy cắp của bạn?”Hạnh giàn giụa nước mắt , giọng đứt quãng: “Da !
Thưa… em không lấy cắp… Em nhặt được ạ !”… Cơ giáo bảo: “Nếu nhặt được của
rơi thì em phải trả lại cho người đánh mất chứ. Em làm cô thất vọng quá”. Tôi tức
giận ném cho Hạnh cái nhìn khinh bỉ: “Bạn đừng nói dối ! Đồ ăn cắp”. Và từ đó
tơi bắt đầu xa lánh Hạnh.
… Rồi một hôm đang giờ học, Hạnh mang lên cho cô giáo một hộp bút chì màu
bảo là nhặt được. Tuần sau, Hạnh lại mang lên một cuốn tập mới, rồi một số tiền
nhặt được… Có lúc tơi cảm thấy dường như mình có lỗi với Hạnh.
Một hơm, mẹ Hạnh hớt hải chạy sang xin mẹ tôi một củ gừng. Hạnh bị cảm lạnh. Tôi
cũng theo mẹ chạy sang. Mẹ Hạnh kể dạo này hễ đi học về là Hạnh tranh thủ đi hốt
trấu hoặc ra ruộng bắt cua về bán, dành dụm tiền để ủng hộ cho các bạn nghèo, học
giỏi. Hạnh vừa nhờ mẹ mua một chiếc khăn tay mới để tặng bạn… Tơi dần dần vỡ lẽ.
Thì ra bấy lâu nay Hạnh không hề nhặt được của rơi. Hạnh âm thầm kiếm tiền mua
đồ mang đến lớp bảo là nhặt được. Hạnh muốn chuộc lại lỗi lầm của mình. Cịn cây
bút của tơi có thể đúng là Hạnh đã nhặt được. Tơi buồn q, bật khóc… Cho đến bây
giờ mỗi lần nhớ đến tuổi thơ tôi lại nhớ đến Hạnh, nhớ con ăn cắp… như nhớ một
bài học tuổi thơ, một kỉ niệm khó phai mờ.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
12
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
- Bài Nghị luận trong văn bản tự sự ( Bài 10 – tiết 50) và “Luyện tập viết đoạn
văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận (Bài 12 – tiết 60):
Có thể nói tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống. Mà cuộc sống thì
hết sức đa dạng, phong phú, với đầy đủ tất cả các tình huống, cảnh ngộ, tất cả các kiểu
nhân vật, các mẫu người ta vẫn thường gặp hằng ngày. Để tập trung khắc họa kiểu
nhân vật hay triết lý, hay suy nghĩ, trăn trở, về lí tưởng, về cuộc đời, về yêu ghét, vui
buồn… như nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc, hoặc để khắc họa kiểu
nhân vật ăn nói khúc chiết, gãy gọn “khôn ngoan” như Hoạn Thư trong Truyện Kiều,
… Nam Cao cũng như Nguyễn Du không thể không dùng các yếu tố nghị luận để tơ
đậm tính cách nhân vật mà mình muốn khắc họa. Hoặc để thể hiện một quan điểm,
lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá, một ý nghĩa triết lý nào đó trong câu chuyện,
người ta có thể sử dụng kết hợp yếu tố nghị luận. Trong một văn bản tự sự thì nghị
luận chỉ là những yếu tố đơn lẻ, biệt lập trong một tình huống cụ thể, một sự việc hay
một nhân vật cụ thể, đan xen “thấp thoáng”, cốt để làm nổi bật sự việc và con người,
làm cho tự sự thêm sâu sắc. Bài học lý thuyết cần giúp học sinh nắm được vai trò, tác
dụng này của yếu tố nghị luận trong văn tự sự. Yếu tố nghị luận thường được biểu
hiện trong văn bản tự sự bằng cách:
- Người viết (kể) và nhân vật nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng các lí lẽ dẫn
chứng để người đọc (người nghe) phải suy ngẫm về vấn đề đó. Thường xuất
hiện trong các cuộc đối thoại, độc thoại.
- Dùng các từ ngữ và kiểu câu mang tính chất lập luận.
Bài luyện tập phải hướng tới rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn tự sự có
sử dụng yếu tố nghị luận, qua đó củng cố thêm kiến thức về văn tự sự như: sự việc,
người kể, ngơi kể, trình tự kể… Từ sự phân tích vai tró, tác dụng của yếu tố nghị luận
trong đoạn văn Lỗi lầm và sự biết ơn, nên dành nhiều thời gian hướng dẫn học sinh
làm bài tập thực hành viết đoạn văn (mục II).
VD: Bài tập 1: (SGK trang 161) Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong
buổi sinh hoạt lớp đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn
tốt. (hoặc bầu chọn một bạn trong lớp làm lớp trưởng chẳng hạn)
Giáo viên cần gợi ý cho học sinh bằng cách nêu câu hỏi như:
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, ai là người điều
khiển, khơng khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao,…)
- Nội dung buổi sinh hoạt là gì ? Em đã phát biểu về vấn đề gì ? Tại sao lại phát
biểu về việc đó ?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào (lí lẽ, ví
dụ, lời phân tích,…)
Yêu cầu học sinh viết đoạn văn trong 10 phút theo các gợi ý đã trao đổi. Gọi một em
đọc đoạn văn và hướng dẫn cả lớp phân tích, góp ý. Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Có thể cho học sinh tham khảo đoạn văn sau:
Sáng nay, trong buổi sinh hoạt lớp với chủ đề “Ai là người bạn tốt nhất?”.Lớp
trưởng Uyên sau khi nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần, bạn đã thơng qua
kết quả đánh giá 5 người bạn tốt nhất do các tổ bình bầu. Uyên vừa dứt lời, cả lớp vỗ
tay đồng thanh nhất trí. Nhưng riêng lịng tơi cứ day dứt về trường hợp của Nam.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
13
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
Nam khơng được ban cán bộ lớp xét duyệt vì lí do bạn đi học muộn một buổi. Sau khi
cân nhắc, suy nghĩ, tôi quyết định phát biểu ý kiến của mình về trường hợp của Nam.
Tơi nói:
- Thưa các bạn, lớp ta ai cũng biết Nam là một học sinh học giỏi, một cán bộ
lớp ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nam vốn ít nói, nhưng lại rất
chan hịa với bạn, sẵn sàng giúp đỡ các bạn một cách âm thầm như giảng lại bài
cho bạn Thanh bị ốm, đưa Vân về tận nhà khi xe bạn bị hỏng giữa trưa hè, chân
thành, tế nhị góp ý khi bạn chưa nghiêm túc trong giờ kiểm tra… Lí do Nam đi học
muộn cũng bởi sáng hơm đó, trên đường đi học Nam đã giúp em Mai lớp 6A bị ốm
bất thường cấp cứu vào bệnh viện. Tôi nghĩ: người bạn tốt là người khơng những
biết chia sẻ khó khăn với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà còn dám thẳng
thắn phê bình giúp bạn tiến bộ. Tơi khẳng định: Nam là người bạn rất tốt của
chúng ta !
Tôi vừa dứt lời, cả lớp hướng về phía Nam vỗ tay rào rào tán thưởng. Thậm chí có
bạn cịn đề nghị Nam là đội viên xuất sắc trong đợt thi đua này. Vâng, phẩm chất
người bạn tốt phải thể hiện từ ý nghĩ, cử chỉ, đến việc làm cụ thể chứ đâu phải chỉ
ở lời nói !
Bài tập 2: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà
sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động.
Cần gợi ý cho học sinh xác định:
- Người bà đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra
trong hồn cảnh nào ?
- Nội dung cụ thể là gì ? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế
nào ?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Học sinh dựa vào đoạn văn tham khảo SGK để làm. (Về nhà làm và trình bày ở phần
KTBC trong giờ học sau)
- Bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (Bài 13 – tiết
64):
Nhân vật trong tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện: ngoại hình, nội tâm,
hành động, ngôn ngữ, trang phục,… Ở các lớp 6,7,8 học sinh đã học nhiều về miêu tả
nhân vật ở các mặt về ngoại hình, hành động, trang phục… Ngữ văn 9 tập trung xem
xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao
gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Trong độc thoại có độc thoại thành lời
và độc thoại nội tâm (nói thầm với chính mình, khơng thành lời). Ngôn ngữ là phương
tiện nghệ thuật để nhà văn khắc họa tính cách và phẩm chất nhân vật khá rõ nét. Qua
hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân (theo câu
hỏi SGK), giáo viên giúp các em thấy được:
- Hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có khơng khí gần gũi, thật như cuộc
sống đang diễn ra trong thực tế; tạo tình huống để khai thác nội tâm nhân vật; thể hiện
tư tưởng, thái độ tình cảm của người nói.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
14
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
- Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm giúp cho người đọc cảm nhận được
chiều sâu tâm lí tinh tế, nhạy cảm của nhân vật; góp phần khắc họa thành cơng tính
cách nhân vật.
Sau bài học này, giáo viên chú ý hướng dẫn, yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 2
(SGK) ở nhà: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả
hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.(Kiểm tra, chấm điểm ở giờ học
sau). Lưu ý lời đối thoại phải được chọn lọc tránh sa vào “vụn vặt”, thể hiện ý nghĩ,
thái độ tình cảm, tính cách của nhân vật, có tác dụng tái hiện câu chuyện một cách
sinh động; mỗi lượt thoại được đánh dấu bằng dấu gạch ngang đầu dòng.
Lời độc thoại, độc thoại nội tâm để biểu hiện tâm trạng nhân vật: day dứt, hối hận,
xúc động, biết ơn, lo lắng, vui mừng…
Cho học sinh tham khảo những đoạn văn sử dụng tốt các yếu tố này (bài làm hay
của học sinh).
VD: “… Tôi chỉ nhớ ánh mắt rưng rưng , Mai nhìn tơi, đầy tức giận, mơi run rẩy:
- Đi ra ngay !
Tơi chạy vụt đi, lịng nặng nề vơ cùng. Đó là lần đầu tiên tơi nhìn thấy Mai
giận dữ như vậy. Tôi chạy, chạy như trốn ánh mắt ấy, tơi muốn khóc q. Tơi rất sợ ,
sợ sự giận dữ Mai ném cho tôi, sợ cả chính việc mình vừa làm. Về đến nhà, tơi đóng
sập cửa phịng lại. Tơi thở hổn hển, chân tơi đứng không vững nữa, tôi bần thần ngồi
xuống ghế như không tin chuyện vừa xảy ra. Lúc bình tĩnh lại, tơi tự trách mình sao
lại làm như vậy. “Tại sao tơi lại khơng chiến thắng được tính tị mị của mình? Tại
sao?…”. Tôi buồn bực quăng cả chồng sách trên bàn xuống đất. Sự xấu hổ và hối
hận làm tôi day dứt, khơng n.”
(Kể lại một lần trót xem nhật kí của bạn)
- Bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự (Bài 14 – tiết 70):
Ngữ văn 9 tiếp tục nâng cao một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn
tự sự. Người kể là ai, xuất hiện ở ngơi nào, xưng là gì? Đó là người trong cuộc hay
ngoài cuộc? Cũng là sự việc và con người ấy, nhưng nếu thay đổi ngôi kể, thay đổi
người kể thì nội dung hiệc thực được phản ánh và ý nghĩa của câu chuyện có thể rất
khác nhau. Cần giúp học sinh thấy được đặc điểm, tác dụng của hai hình thức người
kể chuyện trong văn bản tự sự:
+ Người kể chuyện theo ngơi thứ ba: là người giấu mình, nhưng cái nhìn của
người kể này lại có mặt ở tất cả mọi nơi trong văn bản, đã biết hết mọi sự việc, nhìn
thấu được nhân vật trong truyện.
+ Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất: người kể xưng “tôi” , giúp cho người
kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức
tạp trong nhân vật “tơi”, nhưng khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, dễ gây nên sự đơn
điệu trong giọng văn trần thuật.
Vai trò của người kể chuyện là dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, kết nối các
sự việc, giúp người đọc hiểu về nhân vật, đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều
được kể. Việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự để thay đổi điểm nhìn khác nhau là rất
có ý nghĩa.
- Thực hành Viết bài Tập làm văn số 2 (Văn tự sự – tiết 34,35):
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
15
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
Trước khi làm bài, giáo viên cần gợi nhắc cho học sinh nắm lại các bước làm
một bài văn nói chung và bài văn tự sự nói riêng đã được học, đó là:
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Đọc lại bài và sửa chữa.
Yêu cầu chủ yếu của bài viết này là học sinh viết được bài văn tự sự kết hợp với
miêu tả cảnh vật, con người, hành động. Giáo viên có thể chọn một trong các đề bài ở
SGK – Ngữ văn 9 để cho học sinh làm.
Điều cần thiết là phải khơi gợi được trí tưởng tượng của học sinh sao cho hợp với
quy luật của đời sống, tâm lí tình cảm khi tái hiện một sự việc nào đó.(Dặn dị học
sinh suy nghĩ, tìm ý cho các đề bài ở nhà).
Trên lớp, sau khi ghi đề bài cụ thể, có thể dành một khoảng thời gian ngắn để gợi
ý cho học sinh lập dàn bài.
VD:
Đề bài: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách
lâu ngày.
+ Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ ( Em nằm mơ lúc nào ? Trong mơ em gặp lại
người thân nào của mình ? Người ấy hiện đang đi công tác xa, chuyển chỗ ở tới nơi xa
hay đã mất ?).
+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện trong mơ. Có thể là:
* Người ấy và em gặp nhau ở đâu? Khi gặp lại em thấy người ấy như thế nào?
(Tả quang cảnh, nét mặt, dáng đi, giọng nói, nụ cười…).
* Người ấy làm gì, nói gì với em? Sự việc nào đáng nhơ ? (kể và tả sự việc
ấy).
* Kết thúc cuộc gặp gỡ là sự việc gì ? (VD: Người ấy ôm em thật lâu, xúc
động, dặn dò).
* Một sự việc nào đó (chng đồng hồ hoặc tiếng ai gọi…) đưa em trở về
thực tại.
+ Kết bài: Cảm nghĩ của em về giấc mơ. (nuối tiếc, nhớ người ấy, hứa với lòng sẽ
thực hiện lời dạy của ngươi ấy trong mơ…).
- Thực hành Viết bài Tập làm văn số 3 (Văn tự sự – tiết 68,69):
Yêu cầu của bài viết này là học sinh phải biết vận dụng những kiến thức đã học ở
phần TLV lớp 9 để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội
tâm và nghị luận.
Nhằm chuẩn bị cho bài viết số 3, giáo viên có thể giới thiệu một số đề bài cho học
sinh tham khảo, định hướng cốt truyện. (Có thể ngồi 4 đề bài trong SGK).
Trình tự hướng dẫn học sinh làm bài cũng giống như bài viết số 2. Tuy nhiên,
cần lưu ý việc vận dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong bài viết; và tùy
thuộc vào hoàn cảnh câu chuyện mà xây dựng những yếu tố tưởng tượng hợp lí.
VD:
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
16
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
Đề bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trị chuyện với người lính lái xe trong Bài
thơ về tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ
và trị chuyện đó.
Tình huống mà đề bài giả định là gặp lại người chiến sĩ lái xe năm xưa trong bài thơ
đã học. Như thế để viết được bài văn này, học sinh cần nắm được nội dung hình tượng
người chiến sĩ lái xe trong bài thơ (những suy nghĩ, tình cảm, những đặc điểm, phẩm
chất của anh bộ đội trong chiến tranh…). Từ đó kể lại cuộc gặp gỡ. Có thể gợi ý cho
học sinh xây dựng dàn bài như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu tình huống cuộc gặp gỡ. (trong buổi họp mặt cựu chiến binh,
chuyến về thăm chiến trường xưa, trong mơ…).
+ Thân bài: Kể diễn biến cuộc gặp gỡ, trị chuyện.
* Hồn cảnh câu chuyện: quang cảnh, thời gian cuộc gặp (trên Trường Sơn,
giờ nghỉ ngơi hay ở trọng điểm…).
* Nhân vật người chiến sĩ lái xe: giọng nói, nụ cười, khn mặt, trang phục…
* Nội dung cuộc trị chuyện: những khó khăn gian khổ trong chiến tranh, suy
nghĩ, hành động của người lính…(đối thoại)
* Những suy nghĩ, tình cảm của người viết về người chiến sĩ lái xe, về cuộc
chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sự của cha anh cũng
như đối với hiện tại.( đan xen miêu tả nội tâm và nghị luận, sử dụng hình thức độc
thoại và độc thoại nội tâm).
+ Kết bài: Kết thúc cuộc gặp gỡ, ấn tượng sâu sắc (rút ra bài học về lẽ sống…)
- Thực hiện chấm bài và trả bài:
Muốn rèn luyện kĩ năng viết bài tập làm văn, giáo viên phải biết học sinh còn hạn
chế ở mặt nào. Bài viết của học sinh thể hiện rõ nhất các kĩ năng làm bài tập làm văn
nói chung như bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, kĩ năng làm bài tự sự nói riêng,
kết hợp tự nhiên các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận… Trong quá trình chấm bài
giáo viên đối chiếu bài viết của học sinh với tất cả những yêu cầu ấy để cho học sinh
lời nhận xét trên bài làm chính xác, giúp các em nhận thức đúng sai, thiếu sót, rút ra
kinh nghiệm để viết bài đạt kết quả tốt hơn trong những lần sau. Tránh khơng phê gì
hoặc chỉ gạch chân các lỗi.
- Giáo viên cần thực hiện tốt tiết trả bài viết cho học sinh theo chuyên đề của Sở
Giáo dục đã triển khai ở các năm học trước. Các bước, các nội dung phải tiến hành
trong tiết này là:
1. Đề bài (ghi lại đề bài đã cho kiểm tra).
2. Phân tích đề (yêu cầu học sinh xác định thể loại, sự việc cần kể).
3. Lập dàn bài (giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài hoàn chỉnh).
4. Nhận xét chung về bài làm (những ưu điểm, khuyết điểm).
5. Sửa lỗi phổ biến (dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, diễn đạt, chính tả, việc vận dụng
các yếu tố miêu tả, biểu cảm…): giáo viên chọn những lỗi tiêu biểu, nêu ra và
hướng dẫn học sinh tự sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
6. Củng cố về nội dung và phương pháp.
7. Đọc bài văn hay - đoạn văn hay, biểu dương khích lệ.
8. Tái kiểm tra.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
17
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
Tiết trả bài viết có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá rèn luyện kĩ
năng viết hoàn chỉnh bài làm văn tự sự. Do đó giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ từ khâu
chấm bài đến tổ chức tiết trả bài. Làm thế nào qua tiết học giúp từng học sinh phát
huy được những mặt mạnh, ưu điểm của mình và hạn chế những lỗi thuộc về kiến
thức và kĩ năng làm bài. (Phía sau giải pháp người viết xin đưa một số bài viết minh
họa cho các lỗi mà học sinh mắc phải trong khi làm bài tự sự và cụ thể hướng chấm
bài, phê vào bài để tham khảo).
- Đối với tiết Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm: nhằm
rèn luyện kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn một sự việc theo ngôi
kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba. Qua tiết học, củng cố kiến thức lý thuyết và kĩ năng
làm bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
- Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn tự sự ở lớp 9 là yêu cầu cần
thiết. Giáo viên có thể lồng các nội dung kiến thức cần cung cấp, các kĩ năng cần rèn
luyện vào ngay nội dung bài học, vào phần củng cố hoặc vào các giờ bồi dưỡng tăng
tiết. Có thể cho học sinh đối chiếu, so sánh, tìm nét giống và nét khác biệt của các
kiểu bài tự sự ( gắn với thực tế đời sống hay nhiều yếu tố tưởng tượng, hư cấu, thiên
về cảm xúc hay triết lí…), để từ đó mở ra những ý tưởng hay cho bài viết, rèn luyện
cho học sinh thành thục các bước làm bài, luyện tập viết đoạn.
* Dạy học phân môn Văn học:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cảm thụ các văn bản tự sự được học trong
chương trình một cách đầy đủ, sâu sắc về tình huống, nhân vật, sự việc, ý nghĩa tư
tưởng, tình cảm,… để mở rộng quan sát, cảm nhận về đời sống xã hội, mở mang kiến
thức. Đồng thời, giúp học sinh phát hiện, tiếp thu những thành tựu đặc sắc về nghệ
thuật của các văn bản, có ý thức học tập, vận dụng phương pháp sáng tác của các tác
giả vào bài làm văn tự sự.
* Dạy học phân môn Tiếng Việt:
Trong các giờ học tiếng Việt, giáo viên cần giúp học sinh hiểu và vận dụng kiến
thức vào những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (Các phương châm hội thoại, Xưng hô
trong hội thoại ); rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và làm tăng vốn từ, dùng từ
chính xác (Trau dồi vốn từ); ôn tập củng cố các kiến thức về câu, cách sử dụng dấu
câu, cách dựng đoạn và liên kết đoạn, rèn luyện cách viết đúng chính tả… góp phần
rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho học sinh khi làm văn nói chung và viết bài văn tự sự
nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất.
b.2. Đối với học sinh:
- Để đạt kết quả tốt trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự cho học sinh, giáo
viên cần chú ý hướng dẫn các em tự học ở nhà thật tốt (đọc kĩ các mẫu văn bản, soạn
bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài, nghiên cứu để nắm vững bài học lí thuyết, làm
bài tập về nhà…); thường xuyên đọc sách báo, các tài liệu có liên quan nhất là những
tác phẩm tự sự để có định hướng tốt về đề tài và bồi dưỡng tình cảm , phát triển năng
lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú trước những sự việc, hiện tượng trong đời
sống; tích cực học tập, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
18
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
- Học tập thật tốt phân mơn Tiếng Việt để có đầy đủ kiến thức về ngữ pháp, sử
dụng câu, dấu câu, từ vựng, chính tả, rèn luyện kĩ năng viết đoạn, liên kết đoạn …,
thường xuyên rèn luyện chữ viết để chuẩn bị tốt cho việc viết bài tập làm văn.
- Nắm vững kiến thức về kiểu văn bản và yêu cầu khi tạo lập các kiểu văn bản, nhất
là tự sự, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt; rèn luyện các kĩ năng vận dụng kiến
thức văn học về nghệ thuật dựng truyện, khắc họa nhân vật, kĩ năng diễn đạt,… rèn
luyện để thành thạo các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, sửa chữa sau
khi viết.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành tổng hợp, mạnh dạn trong việc trình bày những cảm
xúc, suy nghĩ thể hiện cách nhìn, tình cảm đối với con người và đời sống xã hội.
Tóm lại muốn giỏi văn nói chung, học sinh phải thực sự u thích mơn Văn, tích
cực, tự giác. Phải tha thiết yêu cuộc sống, yêu cái đẹp; phải biết vui buồn trước cuộc
sống của con người. Toán học là trụ cột của khoa học tự nhiên, văn học là trụ cột của
khoa học xã hội. Một khi đã học tốt Tốn, Văn thì các mơn khác chắc chắn sẽ học tốt.
Người học có quyết tâm và sự kiên trì rèn luyện thì hiệu quả sẽ cao.
c. Kết quả:
Với tâm huyết giảng dạy thật tốt kiểu bài làm văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu
tả, biểu cảm và nghị luận, sau khi vận dụng một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh
phương pháp làm bài, quan tâm đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn và chú ý
rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9, tôi nhận thấy chất lượng bài
viết của học sinh các lớp do chính tơi trực tiếp giảng dạy được nâng lên rõ rệt. Biểu
hiện cụ thể ở các mặt sau:
+ Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề về nội dung (có
cốt truyện hợp lí, có ý nghĩa) , đúng thể loại (không sa vào miêu tả hoặc biểu cảm), có
bố cục hồn chỉnh, rõ ràng.
+ Nắm vững hơn phương pháp làm văn tự sự, biết chọn chi tiết kể, rất ít bài viết
lan man hoặc quá sơ lược, nghèo ý.
+ Ngày càng nhiều học sinh có sự tìm tịi sáng tạo, thể hiện sự cảm nhận và óc
quan sát tinh tế khi viết bài văn tự sự. Vận dụng kết hợp một cách tự nhiên các yếu tố
miêu tả nội tâm, nghị luận, các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm,
làm cho bài văn chân thực, sinh động và có ý nghĩa triết lí sâu sắc.
+ Rất ít bài viết cịn mắc các lỗi chính tả, dùng từ. Tình trạng viết câu sai ngữ
pháp, không phân đoạn hay tách đoạn tùy tiện cũng giảm đáng kể. Hầu hết các em
biết sử dụng dấu câu hợp lí, phân biệt lời kể và lời thoại rõ ràng.
Sau đây là kết quả thống kê chất lượng bài viết Tập làm văn tự sự của học sinh
lớp 9A1, 9A2 ở trường trong 2 năm học 2009-2010 và 2010-2011:
* Bài viết Tập làm văn số 2 (Tuần 7 – tiết 34,35):
Năm học
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
2009-2010
67
6
18
29
11
2010-2011
67
8
20
30
8
* Bài viết Tập làm văn số 3 (Tuần 14 – Tiết 68,69):
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
Kém
3
1
19
GPKH: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9
Năm học
2009-2010
2010-2011
TSHS
67
67
Giỏi
6
9
Khá
15
18
TB
30
30
Yếu
12
10
Kém
4
0
C. KẾT LUẬN
Người thực hiện: Trần Thị Kim Sa
20