Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

an toàn sử dụng thiết bị điện trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.43 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
====o0o====

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN: AN TOÀN ĐIỆN TRONG Y TẾ
ĐỀ TÀI: AN TOÀN SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

Giáo viên hướng dẫn: THS. Phạm Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Đức Thuận

MSSV: 20124985

Lớp:

ĐTTT-03-K57

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2015

1


LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3
I.

Điện năng trong gia đình ............................................................................................. 4
1.

Vai trò của điện năng trong gia đình ...................................................................... 4


2.

Những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng các thiết bị điện trong gia đình .................... 4

II.

2.1.

Các thiết bị điện có nguy cơ gây cháy cao ...................................................... 4

2.2.

Các thiết bị điện có nguy cơ rò rỉ, chạm chập điện ......................................... 6

Các nguyên tắc sử dụng điện an toàn trong gia đình ................................................... 6
1.

Quy tắc an toàn lắp dây dẫn trong gia đình ........................................................... 6

2.

Qui tắc an toàn lắp đặt thiết bị bảo vệ , đóng cắt điện ........................................... 8

3.

Quy tắc sử dụng an toàn điện trong gia đình ......................................................... 9

III.

Một số lưu ý khi dùng thiết bị điện trong gia đình .................................................... 9


1.

Các việc nên làm : .................................................................................................. 9

2.

Các việc không nên : ............................................................................................ 12

IV.

Các sự cố về điện trong gia đình thường xảy ra, cách khắc phục và phòng tránh .. 12

1.

Phòng cháy chữa cháy do điện gây ra .................................................................. 13

2.

Phòng ngừa sự cố và tai nạn điện khi có bão lụt ................................................. 15

2


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, điện năng đã được phát hiện từ rất lâu, điện năng đã đưa loài người
sang một kỉ nguyên mới, một tầm cao mới, mà ở đó con người được hỗ trờ bởi các thiết
bị điện, hay dùng điện năng để phục vụ vào sản suất và đời sống, nhớ đó mà hiệu suất
làm việc tăng lên gấp nhiều lần so với trước khi không có điện, góp phần to lớn vào việc
thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh..v.v

Điện năng đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng không thể thiếu của nó, tuy nhiên
không phải ai cũng sử dụng điện đúng cách, vì vậy đã có rất nhiều trường hợp tai nạn về
điện xảy ra, và gây thiệt hại rất lớn về người và của.. Vì vậy, để sử dụng điện năng một
cách hiệu quả và an toàn thì chúng ta phải chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc an toàn
về điện để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi sử dụng điện. Hiểu được tầm quan
trọng của việc an toàn trong sử dụng điện, em xin thực hiện đề tài bài tiểu luận của mình
về chủ đề “An toàn sử dụng điện trong gia đình” nhằm cung cấp những kiến thức cơ
bản về an toàn điện trong gia đình, cũng như cách xử lý với một số trường hợp xảy ra sự
cố về điện trong gia đình thường gặp phải. Trong quá trình em thực hiện bài tiểu luận,
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em mong thầy giáo và các bạn góp ý để bài
viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


I. Điện năng trong gia đình
1. Vai trò của điện năng trong gia đình
Trong thời đại ngày nay, hầu hết tất cả các hộ gia đình đều có các thiết bị sử dụng điện,
từ bóng đèn thắp sáng cho tới các thiết bị phục vụ sản xuất như máy bơm nước, hay các
thiết bị gia dụng , điện lạnh..v.v qua đó cho ta thấy vai trò to lớn không thể thiếu của
điện năng trong đời sống gia đình.
Dưới đây là các hình ảnh quen thuộc chúng ta thường thấy về ứng dụng của dòng điện
trong gia đình:

2. Những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng các thiết bị điện trong gia đình
Bản chất các thiết bị điện vốn không nguy hại, tuy nhiên luôn có những nguy cơ tiềm ẩn
mà chúng có thể gây ra với người dùng, có thể là trực tiếp hoặc hoặc do gián tiếp như:
điều kiện môi trường, độ ẩm, ..v.v
2.1. Các thiết bị điện có nguy cơ gây cháy cao

 Các loại đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ điện cao là bàn ủi, bếp
điện, lò nướng điện, nồi cơm điện, ấm điện, bình thủy điện, máy nước nóng....
 Nguyên lý hoạt động chung của các thiết bị này là đều sử dụng dây đốt (điện trở)
để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp, nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản
xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ
4


thuật. Dây dẫn sử dụng
ng vỏ
v bọc bằng nhựa kém chất lượng,
ng, không đúng kkỹ thuật dễ
dẫn đến giòn, nứt hoặcc bị
b chảy.
 Dây dẫn điện không đạtt chuẩn
chu dẫn đến tình trạng quá tảii gây nóng, ch
chảy, chạm
mạch. Dây đốt sử dụng
ng nguyên liệu
li kém chất lượng, lắpp ráp không đúng kkỹ thuật
sẽ chạm
m vào thành bao, hoặc
ho mâm nhiệt gây chập điện. Do sử dụng
ng trong môi
trường nhiệtt cao, các linh kiện
ki dễ bị lão hóa, gỉ sét cũng dẫn đếnn ch
chập điện.
 Ngoài ra, việc sử dụng
ng và bảo
b quản không đúng cách cũng làm

àm cho các thi
thiết bị
điện trở nên kém an toàn.

Sử dụng
ng bàn là không đúng cách dễ
d bị gây
cháy

5


2.2. Các thiết bị điện
n có nguy cơ rò
r rỉ, chạm chập điện
 Các loại bếp điện, lẩu
u điện,
đi lò nướng, lò vi ba đều được sản xuất bằằng kim loại,
nếu điện bị rò rỉ sẽ tác động
đ
nhanh chóng đến người sử dụng.
 Ngoài ra, hiện
n nay trên thị
th trường có bán khá nhiều loại bình nấuu nư
nước siêu nhanh,
chỉ mất khoảng
ng 3 phút nước
nư sẽ sôi. Do loại bình này có công suất lớ
ớn đến 2.000W
nên nếu ổ cắm, dây dẫn

n không bảo
b đảm chất lượng rất dễ gây chậpp đi
điện.

Bếp điệện, lẩu điện ..v.v rất dễ bị dò điện

II.

Các nguyên tắc sử
ử dụng điện an toàn trong gia đình

1. Quy tắc an toàn lắp
p dây dẫn
d trong gia đình
 Dây dẫn điện
n trong nhà không được
đư dùng dây trần mà phảii dùng dây có bbọc cách
điện chất lượng tốt . Tiếết diện dây dẫn phải chọn đủ khả năng tảii dòng điện đến
các dụng cụ điện
n , có tính đến
đ khả năng phát triển phụ tảii sau này . C
Cấm dùng dây
có tiết diện nhỏ cho thiếết bị cho thiết bị có công suất lớn nhằm
m tránh cháy dây và
có thể gây hoả hoạn hoặặc cháy nhà .
6


 Dây dẫn xuyên tường phải đặt trong ống nhựa hoặc sứ bảo vệ , không để nước
mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà . Tại đầu hồi của nhà có thể

dùng giá đỡ bắt chặt vào tường để đỡ dây điện vào nhà . Khoảng cách từ sứ trên
giá đỡ đến mặt đất không được nhỏ hơn 3,5 m .
 Nếu lắp đật dây dẫn đi nổi trong nhàn có thể dùng sứ kẹp , puli sứ hoặc luồn dây
trong ống nhựa bảo vệ . Nếu dùng sứ kẹp hoặc puli sứ thì khoảng cách giữa hai sứ
không được quá 0,7 m . Khoảng cách giữa hai dây và tường nhà , trần nhà , kèo ...
là 1 cm . Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và quấn băng cách điện ngoài mối nối
( trong nhà cần hạn chế các mối nối ) .
 Nếu lắp đặt dây điện đi ngầm trong tường thì dây không được có mối nối và phải
dùng dây bọc có 2 lớp cách điện thật tốt . Không kéo dây chéo qua tường để đề
phòng đóng đinh phải dây gây sự cố , tai nạn . Các mối nối phải đặt trong hộp kỹ
thuật để có thể kiểm tra sữa chữa khi cần thiết .

Đi dây dẫn phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn

7


2. Qui tắc an toàn lắp đặt thiết bị bảo vệ , đóng cắt điện
 Các nhánh sau công tơ về nhà đều phải đặt cầu chì hoặc Áptomat
Cầu dao cầu chì , Áptomat tổng trong gia đình phải đặt gần cửa chính ra vào để
khi cần thiết có thể cắt điên được toàn bộ gia đình .
 Điện nguồn phải được lấy từ dây pha qua cầu chì hoặc Áptomat rồi mới vào ổ cắm
và công tắc đèn , quạt .....Khi rút cầu chì kiểm tra thì phía đầu cực nối vào phải có
điện , phía nối vào ổ cắm và công tắc đi ra đèn , quạt ... phải mất điện . Kiểm tra
bằng bút thử điện cả hai lỗ ổ cắm đều không có điện .
 Dòng điện định mức của cầu chì , Áptômat phải chọn phù hợp với công suất thiết
bị . Khi có chạm , chập gây ngắn mạch hoặc khi quá tải vượt 1,3 công suất định
mức thì cầu chì hoặc Áptômat phải tác đông sau một thời gian nhất định .
 Cầu dao và cầu chì phải có nắp đậy an toàn để tránh người vô ý chạm vào điện .
Cấm dùng giấy bạc , dây đồng , dây thép .... có tiết diện tuỳ tiện để thay dây chảy

cầu chì

Thiết bị tự động ngắt bảo vệ mạch điện

8


3. Quy tắc sử dụng
ng an toàn điện
đi trong gia đình
 Nếu trong gia đình
ình có trẻ
tr nhỏ hoặc khi nền nhà bị úng ngập nướcc thì dây điện bảng
điện, ổ cắm điện phải đặt trên cao , cách nền nhà từ 1,4-1,6 m.
 Khi chân tay ướt,, đi chân trần
tr không được thao tác cắm hoặcc rút phích đi
điện thay
dây chảy cầu chì,, đóng cắt
c cầu dao ....
 Khi thấy dây điện trong
rong nhà bị
b sờn , thiết bị điện trong nhà bị hư hỏỏng hoặc có
hiện tượng bị rò điện
n phải
ph cắt điện và tổ chức sửa chữa ngay .
 Người không có kiến
n thức
th về điện không được tự ý tháo lắp , sữaa ch
chữa điện .


III.

Một số lưu ý khi dùng thiết
thi bị điện trong gia đình

1. Các việc nên làm :
 Che chắn toàn bộ ổ cắm
m điện
đi và công tắc điện trên tường bằng tấm
m che, và thay
thế ngay những thiết bị bị hỏng.

Hình 1 . Ô cắm
c
điện cần tấm che để an toàn
 Khi nấu, nướng
ng xong nên ngắt
ng nguồn điện.
9


 Khi ra ngoài nên tắt hết tất cả các thiết bị điện để tránh rủi ro.
 Bảo vệ trẻ nhỏ bằng cách dùng tấm bảo vệ che tất cả những ổ cắm không sử dụng,
thiết kế dây điện ngoài tầm nhìn và tầm với của trẻ.

Hình 2 . Bảo vệ trẻ nhỏ an toàn điện trong nhà

 Đảm bảo mọi thiết bị điện trong tình trạng hoạt động tốt, cách điện tốt và sử dụng
chúng một cách an toàn. Vì rằng khi dây điện bên trong thiết bị bị hỏng và chạm
vào vỏ máy, thì những thiết bị này cũng nguy hiểm như dây điện không có vỏ bọc

bên ngoài vậy.
 Chỉ dùng dây nối điện cho những trường hợp sử dụng tạm thời.
 Thường xuyên kiểm tra mọi phích cắm, ổ cấm và dây điện trong nhà. Sửa chữa
ngay những chỗ nối bị hở. Nếu cảm thấy phích cắm điện nóng một cách bất

10


thường, phải tắt máy và rút phích ra khỏi ổ cắm. Kiểm tra dây điện, ổ cắm điện và
thiết bị sử dụng điện.
 Cách ly mọi thiết bị điện với nguồn nước.
 Treo bảng cảnh báo ở cầu dao hoặc thiết bị ngắt điện để không ai chạm vào trong
khi đang thực hiện những sửa chữa nhỏ. Nếu không chắc sẽ sửa chữa mạch điện
nào, thì phải đóng cầu dao chính hoặc rút cầu chì chính. Nên gọi thợ điện kiểm tra
và sửa chữa khi xảy ra những trường hợp chập điện, hỏng hóc thiết bị không rõ
nguyên nhân.

Hình 3 . Lắp biển cảnh báo nguy hiểm
 Khi trong nhà có mùi cháy khét của dây điện, lập tức kiểm tra và tìm phích cắm
đang quá tải và cháy hoặc thiết bị điện cháy do quá nóng để rút phích cắm và tất
thiết bị điện đó.
 Khi xảy ra cháy do chập điện, phải cắt ngay nguồn điện rồi dùng bình cứu hỏa đặc
biệt cho sự cố cháy vì điện nếu có. Trong trường hợp này không sử dụng nước, vì
nước là chất dẫn điện nên có thể gây điện giật chết người.
 Lắp đặt cầu dao chống rò rỉ điện, bộ phận chống giật. Loại cầu dao này không
giống như những loại câu dao thông thường, nó có chức năng phát hiện và tự động
11


ngắt ngay khi có hiện tượng rò điện. Đặc điểm để nhận biết loại cầu dao này là

ngoài công tắc On/Off nó còn có một nút Test cho phép kiểm tra thử chức năng
ngắt điện.

Hình 4. Cầu dao chống rò rỉ điện
2. Các việc không nên :
 Giật dây điện khỏi ổ cắm, cách làm này có thể làm hỏng cả phích cắm lẫn ổ cắm.
 Cố dính dây điện vào một bề mặt khác bằng đinh hoặc đinh kẹp, cách làm này có
thể làm hỏng vỏ bọc của dây điện. Xoắn, kéo căng hoặc đi trên dây điện cũng có
thể làm hỏng phần vỏ bọc.
 Đóng đinh vào tường gần ổ điện đi ngầm.
 Sử dụng dây điện mà phần vỏ ngoài trở nên giòn hoặc bị hỏng, cho dù phần lõi
vẫn chưa lòi ra ngoài. Cần quấn băng keo cách điện chung quanh trong khi chờ
thay dây mới.
 Sửa chữa thiết bị điện khi chưa ngắt nguồn điện. Sửa chữa điện khi tay bị ướt.
 Cắm vào ổ điện số phích cắm nhiều hơn số phích mà nó có thể chịu được một cách
an toàn, do hệ thống quá tải có thể dẫn đến cháy nổ, hỏng hóc.

IV.

Các sự cố về điện trong gia đình thường xảy ra, cách khắc phục và
phòng tránh

Khi xảy ra sự cố về điện trong gia đình như cháy chập, rò rỉ điện..v.v ta cần có những
hành động ngay lúc đó để ngăn chặn, hạn chế hậu quả như sau:

12


Việc cần làm ngay lúc đó là ngắt cầu giao tổng, tìm các dụng cụ có thể chữa cháy, cứu
hỏa nếu xảy ra hỏa hoạn và gọi ngay cho nhân viên cứu hỏa để chữa cháy, tránh tình

trạng đám cháy lan rộng, gây thiệt hại nhiều hơn cho con người và tổn thất về vật chất .
Tất nhiên khi đã khắc phục xong hỏa hoạn ( nếu có ) việc cần làm tiếp theo là gọi ngay
cho một đơn vị chuyên về xử lý sự cố điện nước trong gia đình để được kiểm tra toàn bộ
hệ thống điện nước và khắc phục hậu quả.

1. Phòng cháy chữa cháy do điện gây ra
Do sơ suất khi sử dụng điện cũng có thể gây cháy. Trong các trường hợp chập mạch, quá
tải , nhiệt độ trên dây dẫn điện tăng cao làm cháy vỏ cách điện rồi cháy lan sang các vật
khác. Khi đóng mở cầu dao , cầu chì, bật công tắc , mối nối không chặt thường sinh tia
lửa điện. Nếu trong môi trường đó có hơi, khí và bụi cháy rất dễ gây cháy nổ. Các dụng
cụ tiêu thụ điện có công suất lớn như bàn là, bếp điện, lò sưởi, tủ sấy, bòng đèn tròn…
khi tỏa nhiều nhiệt sức nóng trên bề mặt rất lớn. Nếu để các dụng cụ có nhiệt độ cao này
gần các vật dễ cháy như vải, giấy , gỗ cũng có thể gây cháy. Dùng giấy làm chụp đèn
cũng có thể gây cháy vì nhiệt độ bắt cháy của giấy là 184 độ C, còn vỏ bóng đèn tròn có
thể nóng đến 290 độ C.
Đối với đám cháy do điện gây ra cũng như đám cháy có dây dẫn điện bên trong, khi
chữa cháy cũng dễ gặp nguy hiểm về điện. Nên làm cả hai công việc đồng thời là dập
cháy và cắt điện. Nếu chưa cắt điện mà dập cháy thì phải đề phòng nguy hiểm do điện.
Khi chưa cắt điện thì không thể đổ nước vào đám cháy , vì nước sẽ dẫn điện , nước chảy
lan dần đến đâu, điện dẫn đến đó, rất dễ gây ra tai nạn điện.
Trong các loại bình chữa cháy , chỉ có bình chữa cháy dùng CO2 là thích hợp để chữa
cháy ở các đám cháy do điện gây ra, cũng như dập các đám cháy mà còn có các dây dẫn
điện đang có ở bên trong.

13


Bình chữa cháy khí CO2 là một bình thép chịu lực, chứa khí CO2 lỏng vơi van xả, ống dẫn
khí và loa phun.


Bình chữa cháy khí CO2

14


Khí CO2 có hai tác dụng dập cháy :
-

-

Tác dụng làm ngạt : Khi phun CO2 vào đám cháy chúng nhanh chóng xâm nhập
vào vùng cháy và đẩy không khí ra ngoài, làm loãng hỗn hợp hơi cháy tới dưới
nồng độ cháy cần thiết, lửa sẽ tắt.
Tác dụng làm lạnh : Khí CO2 ở dạng lỏng qua ống dẫn và loa phun ra ngoài. Do
thay đổi áp suất đột ngột, CO2 phun ra có dạng như tuyết và rất lạnh, nhiệt độ của
đám cháy bị giảm xuống, đám cháy cũng bị dập tắt.

Khi chữa cháy bằng bình CO2 cần chú ý :
 Càng đưa loa phun vào gần lửa càng tốt.
 Trong trường hợp dập lửa với điện cao thế phải mang đầy đủ găng tay và ủng cách
điện.
 Phải phun liên tục cho đến khi lữa tắt hoàn toàn , không phun gián đoạn
2. Phòng ngừa sự cố và tai nạn điện khi có bão lụt
Nước ta bị ảnh hưởng của các cơn bão từ biển Đông, năm nào cũng có một số vùng bị
bão lụt . Bão lụt thường gây ra nhiều sự cố về điện, gây hư hỏng cột điện, đứt dây điện,
gây ngắn mạch dẫn đến cháy nhà cửa, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tai nạn điện.
Ở những vùng có nguy cơ bị úng lụt, các dụng cụ điện phải được đặt trên cao kể cả ổ cắm
đề phòng nước ngập dây điện, ổ cắm, dụng cụ điện. Khi có nguy cơ nước ngập dây điện,
ổ cắm điện, để đề phòng điện truyền ra nước, phải cắt điện dẫn vào khu vực có nguy cơ
bị ngập. Chuẩn bị các trang bị phòng hộ như ủng, găng cách điện, mũ bảo hộ lao động

bằng nhựa.

15


TỔNG KẾT
Qua bài tiểu luận này em đã tìm hiểu và biết được cách sử dụng một số thiết bị
điện thông dụng trong nhà một cách an toàn, biết được các việc nên và không nên
làm để đảm bảo an toàn cho gia đình khi sử dụng điện. Hiểu biết về an toàn điện là
một kĩ năng sinh tồn, và điện thì rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày ngay tại gia
đình. Vì vậy có các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong nhà là rất cần thiết.
Do thời gian tìm hiểu không nhiều nên bài tiểu luận này của em sẽ không tránh
khỏi sai sót, vì vậy em rất mong nhận được góp ý từ thầy để em nắm rõ hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Mạnh Hùng đã cho em biết
những kiến thức bổ ích trên lớp, và tận tình hướng dẫn để em hoàn thành bài tiểu
luận này. Em xin cảm ơn thầy !

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] />[2] />[3] />[4] />
17



×