Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.46 KB, 9 trang )


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG
National technical regulation on
Safety for Household Electrical and Electronic Appliances
QCVN : 2008/BKHCN
HÀ NỘI 2008
DỰ THẢO 3
QCVN ..... : 2008/BKHCN
Lời nói đầu
QCVN ....: 2007/BKHCN do Ban soạn thảo quy chuẩn
quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng
biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình
duyệt và được ban hành theo quyết định số ..../2007QĐ-
BKHCN ngày ... tháng ... năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ.
2
QCVN ..... : 2008/BKHCN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
VÀ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG
National technical regulation on
Safety for Household Electrical and Electronic Appliances
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2007/QĐ-BKHCN ngày / /
2007
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về quản lý an toàn đối với


các thiết bị điện và điện tử gia dụng thuộc đối tượng quản lý Nhà nước
do cơ quan có thẩm quyền công bố. Danh mục các sản phẩm này được
cho trong phụ lục 1. Danh mục này có thể được sửa đổi, bổ sung, hủy
bỏ theo quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu,
sản xuất, phân phối và bán lẻ (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) các sản
phẩm thuộc phạm vi nêu ở mục 1.1.
2. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN
2.1. Các thiết bị điện và điện tử phải đảm bảo an toàn phù hợp với
các TCVN tương ứng cho trong Phụ lục 1.
3
QCVN ..... : 2008/BKHCN
3. YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ
3.1. Các thiết bị điện và điện tử phải được thử nghiệm, đánh giá
chứng nhận hợp quy và mang dấu hợp quy trước khi lưu thông theo
quy định của Quy chuẩn này và chịu sự giám sát trên thị trường của
cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3.2. Phương thức chứng nhận hợp quy
Thiết bị điện và điện tử được chứng nhận theo phương thức thử
nghiệm mẫu điển hình.
3.3. Trình tự chứng nhận hợp quy
Trình tự chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện và điện tử
được cho ở Phụ lục 2.
3.4. Đăng ký chứng nhận hợp quy
Doanh nghiệp có thiết bị điện, điện tử thuộc phạm vi nêu ở mục 1.1
phải nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy và mẫu sản phẩm tại
một trong các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được chỉ định theo quy
định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ đăng ký

chứng nhận hợp quy gồm:
− Bản đăng ký chứng nhận hợp quy (biểu mẫu, Phụ lục 3)
− Bản sao Giấy chứng nhận, kết quả thử nghiệm của tổ chức
nước ngoài đã được Việt Nam thừa nhận (nếu có)
3.5. Đánh giá chứng nhận hợp quy
Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm xem xét, đánh giá thiết
bị điện và điện tử theo yêu cầu về an toàn dựa trên kết quả thử
nghiệm nêu ở điều 2 của quy chuẩn kỹ thuật này. Nếu kết quả đánh
giá phù hợp với yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận hợp quy và cho
4
QCVN ..... : 2008/BKHCN
phép doanh nghiệp sử dụng dấu hợp quy. Thời hạn hiệu lực của
giấy chứng nhận hợp quy không quá 2 năm.
3.6. Sử dụng dấu hợp quy
Dấu hợp quy phải phù hợp với quy định tại Quyết định số
24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ.
Dấu hợp quy phải được gắn trên thiết bị ở nơi dễ thấy. Trong
trường hợp sản phẩm quá nhỏ thì có thể dán trên bao bì.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP
4.1. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thiết bị điện và
điện tử phải đảm bảo an toàn theo yêu cầu nêu tại điều 2 và phải tuân
thủ quy định tại điều 3.
4.2. Doanh nghiệp phải tự dán dấu hợp quy trên thiết bị điện và
điện tử hoặc trên bao bì sau khi đã được cấp giấy chứng nhận hợp
quy trước khi đưa ra thị trường.
4.3. Doanh nghiệp phải thường xuyên thông báo bằng văn bản về những
thay đổi (nếu có) đối với thiết bị điện và điện tử cho tổ chức chứng nhận
hợp quy (thay đổi về thiết kế, công nghệ chế tạo và nguyên vật liệu)
4.4. Doanh nghiệp phải tiến hành các hành động khắc phục một cách có

hiệu quả các yêu cầu của tổ chức chứng nhận hợp quy và các cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền và thông báo lại các kết quả của hành
động khắc phục cho các cơ quan có liên quan.
4.5. Doanh nghiệp phải dừng lưu thông thiết bị điện và điện tử khi phát
hiện thấy không đảm bảo an toàn theo yêu cầu của Quy chuẩn này.
5

×