Tuần 6 BÀI 6
Tiết 3.
CHỬA LỖI DÙNG TỪ
A. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
Giúp HS nắm được:
- Phép lặp và lỗi lặp
- Các từ gần âm khác nghóa
- Phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi, các cách chữa lỗi.
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Kiểm tra só số, nề nếp trong giờ học.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV: Từ thường có mấy nghóa? Thế nào là từ nhiều nghóa? Cho VD.
- GV: Trong 1 câu cụ thể từ có mấy nghóa?
- GV: Hiện tượng chuyển nghóa của từ là gì? Trong từ nhiều nghóa thì gồm có nghóa gì
và nghóa gì? Cho VD.
III. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
Trong khi nói hoặc viết của các em thường mắc phải sai sót trong việc sử dụng từ ngữ.
Phần lớn là do các em có vốn từ chưa rộng. Bài học hôm nay sẽ giúp em phát hiện được lỗi
của mình và biết khắc phục được lỗi này.
2. Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu1( Phần1).
- HS: Đọc ngữ liệu.
- GV: Em hãy gạch dưới các từ giống nhau
được lặp lại?( Câu a và b).
- HS1: Gạch và nêu lên, GV ghi các từ đó lên
bảng?( Câu a).
- HS2: Nêu câu b.
- GV: Cả hai câu điều có hiện tượng lặp lại
từ. Nhưng từ tre lặp có tác dụng gì?
- GV: Trong câu (b), truyện dân gian được lặp
lại có tác dụng như ( câu a) không? Có phải
đây là lỗi lặp?
- GV: Trong câu (b), em có thể chữa lỗi lặp
này ntn?
- HS: Chữa lỗi, GV ghi phần chữa của HS lên
bảng và cho HS khác nhận xét, GV bổ sung.
- GV: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu a,b ở phần II.
- HS: Đọc ngữ liệu.
I. LẶP TỪ.
*. Ngữ liệu: ( a), (b).
a. Tre ( 7 lần)
Giữ (4 lần)
Anh hùng ( 2 lần)
b. Truyện dân gian – truyện dân gian.
- Nhấn mạnh ý, tạo nhòp điệu hài hoà cho
đoạn văn giàu chất thơ.
- Lỗi lặp, do diễn đạt yếu( vốn từ thay thế
chưa có).
- Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện
có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
II. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM.
* Ngữ liệu: (a),(b).
- GV: Trong câu ( a) từ nào dùng sai âm?
- GV: Trong câu (b) từ nào dùng sai âm?
- GV: Tại sao có lỗi dùng từ sai âm như vậy?
- GV: Em hãy thay từ nào vào câu (a) là
đúng? Từ nào vào câu( b)?
- GV: Em cho biết nghóa của từ “ Tham quan”
và từ “ Mấp máy”?
- GV: Vậy em thấy khi dùng hình thức ngữ
âm( chữ viết) sai dẫn đến sai điều gì?
- GV: Để tránh mắc lỗi này người viết phải
ntn?
- HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV: Em hãy lược bỏ một số từ dùng thừa
trong câu (a)?
- GV: Em hãy đọc lại câu sau khi lược bỏ?
- GV: Câu (b) lược bỏ từ nào?
- GV: Em hãy đọc lại câu trọn vẹn sau khi
lược bỏ? ( Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi
ai cũng thích những nhân vật trong chuyện ấy
vì họ là những người có phẩm chất đạo đức
tốt đẹp.).
- GV: Câu ( c) bỏ từ nào?
- HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- HS: Đọc ngữ liệu (a, b, c)
- GV: Câu (a) dùng sai từ nào? Thay từ nào
vào mới hợp? Theo em dùng sai là do đâu?
- GV: Hãy nghóa của hai từ này?(Sinh động:
Gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng – Linh
động: không rập khuông, máy móc các
nguyên tắc).
- GV: Câu(b) thay từ nào? Sai là do dâu?
- GV: Giải thích nghóa của hai từ đó?
- GV: Câu( c) thay từ nào? Nguyên nhân sai?
a- Thăm quan.( Không có từ này)
b- Nhấp nháy.
- Do vốn từ chưa phong phú dẫn đến nhớ
không chính xác hình thức ngữ âm của từ.
- Tham quan.
- Mấp máy.
- Tham quan: Xem tận mắt để mở rộng hiểu
biết hoặc học tập kinh nghiệm.
- Mấp máy: Cử động khẽ và liên tiếp,(Nhấp
nháy: mở ra nhắm lại liên tiếp).
- Hình thức sai dẫn đến sai nội dung.( nghóa).
- Hiểu đúng nghóa của từ và nắm vững hình
thức ngữ âm.
III. LUYỆN TẬP.
1. Lược bỏ từ ngữ lặp.
- bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, Lan.
- Bỏ “câu chuyện ấy” .
- Thay “câu chuyện này”bằng “ chuyện ấy”
và “ những nhân vật ấy” bằng “ đai từ họ” và
“những nhân vật” bằng “ những người”.
- Bỏ: Lớn lên(Lặp nghóa với trưởng thành).
2. Thay từ dùng sai.
a. linh động thay sinh động.
- Sai là do hai từ gần âm.
b. bàng quang thay bàng quan.
- Sai do gần âm( chính tả).
c. thủ tục thay hủ tục
- Sai do gần âm.
IV. CỦNG CỐ:
- Lỗi lặp từ là gì? Lỗi dùng từ sai trong câu là do đâu?
V. DẶN DÒ:
- Xem lại lỗi lặp từ trong bài học và các bài tập đã làm. Chuẩn bò bài “Em bé thông minh”.