Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đặc tính sinh vật học của vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện, tỉnh quảng ninh và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.28 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN KHẮC ĐẠI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, ĐẶC TÍNH
SINH VẬT HỌC CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở TRÂU, BÒ TẠI MỘT SỐ
HUYỆN, TỈNH QUẢNG NINH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành: Thú y
Mã số ngành: 60.64.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ QUỐC TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi trực tiếp nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của TS. Đỗ Quốc Tuấn, sự giúp đỡ của cán bộ Trạm Chẩn đoán xét
nghiệm bệnh động vật - Cơ quan Thú y vùng II Hải Phòng và Chi cục Thú y tỉnh
Quảng Ninh.
- Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực,
khách quan, được rút ra từ tình hình thực tế của tỉnh Quảng Ninh trong những năm
qua và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.


- Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và các thông
tin tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Khắc Đại


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của nhiều tập thể và
cá nhân, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi
được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
- Thầy giáo TS. Đỗ Quốc Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, khoa
Sau Đại học, khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học.
- Các cán bộ Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, cán bộ các Trạm Thú y huyện
Bình Liêu, Trạm Thú y thị xã Quảng Yên.
- Cán bộ Trạm Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật - Cơ quan Thú y vùng
II Hải Phòng.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Khắc Đại


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........ 4
1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng trong và ngoài nước ................................... 4
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................................... 4
1.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................................... 5
1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng ....................................................................... 7
1.2.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan ............................................................................. 7
1.2.3. Tuổi mắc bệnh ............................................................................................................... 10
1.2.4. Mùa vụ phát bệnh ......................................................................................................... 10
1.2.5. Vùng phát bệnh ............................................................................................................. 12
1.2.6. Hiện tượng mang vi khuẩn Pasteurella multocida ở đường hô hấp trên gia
súc khỏe........................................................................................................................ 13
1.3. Đặc tính sinh học của mầm bệnh.................................................................................... 14
1.3.1. Phân loại vi khuẩn......................................................................................................... 14

1.3.2. Hình thái và tính chất bắt màu ..................................................................................... 15
1.3.3. Đặc tính nuôi cấy .......................................................................................................... 15
1.3.4. Đặc tính sinh hóa........................................................................................................... 18
1.3.5. Kháng nguyên của vi khuẩn ........................................................................................ 19
1.3.6. Độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida ............................................................. 23


iv

1.3.7. Sức đề kháng ................................................................................................................. 24
1.4. Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................................. 25
1.5. Đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ........................................................................... 25
1.5.1. Biểu hiện đặc trưng của trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng ....................................... 25
1.5.2. Chẩn đoán bệnh............................................................................................................. 27
1.5.3. Phòng và trị bệnh .......................................................................................................... 28
Chương 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 31
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 31
2.1.2. Thời gian và địa điểm ................................................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 31
2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................................. 31
2.2.2. Phân lập và xác định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Pasteurella
multocida...................................................................................................................... 31
2.2.3. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại tỉnh Quảng Ninh...... 32
2.3. Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu.................................................................................. 32
2.3.1. Mẫu bệnh phẩm dùng phân lập vi khuẩn ................................................................... 32
2.3.2. Động vật thí nghiệm ..................................................................................................... 32
2.3.3. Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu ................................................................................. 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 33

2.4.1. Phương pháp thiết kế lấy mẫu, số lượng, phân bố mẫu ............................................ 33
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học .......................................................................... 34
2.4.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn Pasteurella multocida ...... 36
2.4.4. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được ...................... 38
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................ 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 41

3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng gia súc tại Quảng Ninh ............................. 41
3.1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ
năm 2011 - 2014.......................................................................................................... 41
3.1.2. Kết quả điều tra trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng .................................... 43


v

3.1.3. Tỷ lệ các huyện có dịch tụ huyết trùng trâu, bò tại Quảng Ninh từ năm 2011 - 2014 ....... 44
3.1.4. Kết quả điều tra trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng theo mùa vụ tại
Quảng Ninh.................................................................................................................. 46
3.1.5. Kết quả điều tra trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
theo lứa tuổi ................................................................................................................. 49
3.2. Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ........... 51
3.2.1. Kết quả điều tra trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng theo vùng
địa lý ............................................................................................................................. 51
3.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đối với trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng ............... 53
3.3. Triệu chứng, bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh........... 56
3.3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ dịch ngoáy mũi trâu, bò
khoẻ tại Quảng Ninh ................................................................................................... 57
3.3.2. Tỷ lệ mang trùng Pasteurella multocida ở trâu, bò khỏe theo lứa tuổi trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................... 58
3.3.3. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ bệnh phẩm trâu, bò nghi

mắc bệnh tụ huyết trùng tại Quảng Ninh .................................................................. 59
3.3.4. Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật – hoá học của các chủng vi khuẩn
Pasteurella multocida phân lập được........................................................................ 60
3.3.5. Xác định serotype kháng nguyên của các chủng Pasteurella multocida
phân lập được .............................................................................................................. 62
3.3.6. Xác định độc lực của các chủng Pasteurella multocida phân lập được .................. 63
3.3.7. Kết quả theo dõi hiệu quả của vắc xin tiêm phòng cho trâu, bò............................... 64
3.3.8. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập
được với một số loại kháng sinh và hóa dược .......................................................... 65
3.3.9. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ................... 67
3.3.10. Đề xuất biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Quảng Ninh................ 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 70
1. Kết luận ................................................................................................................................ 70
2. Đề nghị ................................................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 72


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BHI:

Brain Heart Infusion

BL:

Bình Liêu

Cs:


Cộng sự

DNA:

Deoxyribonucleic Acid

FAO:

Food and Agriculture Oganization

HSND:

Hệ số năm dịch

MR:

Methylen Red

OIE:

Office International Epizooties Tổ chức dịch tễ thế giới

PCR:

Polymerase Chain Reaction

PRRSV:

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus


PƯ:

Phản ứng

QY:

Quảng Yên

THT:

Tụ huyết trùng

TSI:

Triple sugar iron agar.

TT:

Thể trọng.

TW:

Trung ương

VK:

Vi khuẩn

VP:


Voges Proskauer

YPC:

Yeast extract Pepton-L-Cystin


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt danh pháp của Pasteurella multocida ......................................... 14
Bảng 1.2. Phân biệt các loài Pasteurella ................................................................... 19
Bảng 1.3. Hệ thống phân loại serotype của Pasteurella multocida (theo De
Alwis, 1999) [63]................................................................................... 22
Bảng 3.1. Kết quả điều tra tình hình bệnh tụ huyết trùng gia súc tại Quảng
Ninh từ năm 2011 - 2014....................................................................... 42
Bảng 3.2. Tình hình mắc bệnh tụ huyết trùng của đàn trâu, bò tại Quảng Ninh
từ năm 2011 đến năm 2014 ................................................................... 43
Bảng 3.3. Tỷ lệ các huyện có dịch tụ huyết trùng trâu, bò tại Quảng Ninh .............. 45
Bảng 3.4. Tỷ lệ trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng theo mùa vụ tại
Quảng Ninh ........................................................................................... 47
Bảng 3.5. Kết quả xác định trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi tại
Quảng Ninh ........................................................................................... 50
Bảng 3.6. Kết quả xác định tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh, chết do bệnh tụ huyết
trùng theo vùng địa lý tại Quảng Ninh .................................................. 52
Bảng 3.7. Tương quan giữa các yếu tố khí hậu với trâu, bò mắc bệnh tụ huyết
trùng tại Quảng Ninh ............................................................................. 54
Bảng 3.8. Kết quả theo dõi triệu chứng, bệnh tích ở trâu, bò mắc bệnh tụ huyết
trùng tại Quảng Ninh ............................................................................. 56
Bảng 3.9. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ dịch ngoáy mũi

của trâu, bò khoẻ.................................................................................... 57
Bảng 3.10. Tỷ lệ mang trùng Pasteurella multocida ở trâu, bò khỏe theo tuổi
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 59
Bảng 3.11. Kết quả phân lập Pasteurella multocida từ bệnh phẩm trâu, bò nghi
mắc bệnh tụ huyết trùng ........................................................................ 60
Bảng 3.12. Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn
Pasteurella multocida phân lập được .................................................... 61
Bảng 3.13. Kết quả xác định serotype kháng nguyên của các chủng
Pasteurella multocida phân lập được .................................................... 62


viii

Bảng 3.14. Kết quả thử độc lực của các chủng Pasteurella multocida phân lập được.............. 63
Bảng 3.15. Kết quả theo dõi hiệu quả của vắc xin tiêm phòng cho trâu, bò............. 65
Bảng 3.16. Kết quả thử tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
Pasteurella multocida phân lập được .................................................... 66
Bảng 3.17. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ....... 67


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của nhiều tập thể và
cá nhân, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi
được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
- Thầy giáo TS. Đỗ Quốc Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, khoa

Sau Đại học, khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học.
- Các cán bộ Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, cán bộ các Trạm Thú y huyện
Bình Liêu, Trạm Thú y thị xã Quảng Yên.
- Cán bộ Trạm Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật - Cơ quan Thú y vùng
II Hải Phòng.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Khắc Đại


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, địa bàn kinh tế động lực
trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Dân số 1.185,2 nghìn người (năm 2013) sinh
sống tại 186 xã, phường, thị trấn thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố. Đây cũng là tỉnh
duy nhất của cả nước có 4 thành phố (Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái) và 2
thị xã (Đông Triều, Quảng Yên). Đặc biệt Quảng Ninh còn có Vịnh Hạ Long là di
sản, kỳ quan thiên nhiên của Thế giới, hàng năm đón trên 7 triệu lượt khách du lịch
trong và ngoài nước. Hiện nay, chuyển dịch kinh tế Quảng Ninh đang theo hướng từ
“nâu” sang “xanh” nhằm khai thác tối đa tiềm năng các khu kinh tế cửa khẩu, đặc
khu kinh tế Quốc tế Vân Đồn để khai thác tiềm năng kinh tế biển, du lịch trong
tương lai.
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh thì nhu cầu về thực phẩm sạch

và an toàn tại Quảng Ninh là rất lớn. Hàng năm, chăn nuôi trong tỉnh mới đáp ứng
khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng của người dân và khách du lịch, phần thiếu hụt phải
nhập từ nơi khác về. Đây là điều kiện cho dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xâm nhập,
phát sinh và lây lan.
Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà chăn nuôi Quảng Ninh
thường gặp phải đó là bệnh tụ huyết trùng trâu, bò.
Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thể bại huyết (Hemorrhagic Septicemia) là một
bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi trâu, bò. Hàng năm trên địa
bàn các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò gây ra những
thiệt hại kinh tế to lớn cho ngành chăn nuôi. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng
Xuân Bình và cs (2010) [1] năm 2008: tại tỉnh Hà Giang đã có 276 con trâu, 157
con bò bị chết và tại tỉnh Cao Bằng có 455 con trâu, bò chết vì bệnh tụ huyết trùng.
Riêng tỉnh Cao Bằng năm 2009 có gần 400 con trâu, bò chết do bệnh tụ huyết trùng.
Để khống chế bệnh, các nhà khoa học đã nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sử
dụng một số loại vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò để tiêm phòng nhưng bệnh vẫn liên


2

tục xảy ra, đặc biệt là trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo Đinh Duy
Kháng và cs (2000) [17]: Việc tiếp tục phân lập xác định vi khuẩn Pasteurella
multocida là cần thiết để làm rõ đặc điểm dịch tễ của bệnh, tìm ra quy luật lưu hành,
tính gây bệnh của vi khuẩn để sản xuất và ứng dụng vắc xin phù hợp trong từng
vùng, hạn chế tiến tới thanh toán bệnh. Vì vậy, ngoài áp dụng các biện pháp chăn
nuôi an toàn sinh học thì việc nghiên cứu sự lưu hành của vi khuẩn gây bệnh, chọn
vắc xin tiêm phòng và thuốc điều trị có hiệu quả là vấn đề cấp thiết để hạn chế thiệt hại
do dịch bệnh gây ra.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất chăn nuôi, trên cơ sở kế thừa kết
quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, căn cứ vào cơ sở vật chất, trang
thiết bị tại đơn vị thí nghiệm, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc

điểm dịch tễ, đặc tính sinh vật học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh
tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện, tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Khảo sát sự lưu hành vi khuẩn Pasteurella multocida ở trâu, bò khỏe và
trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng.
- Giám định đặc tính sinh vật hóa học, yếu tố gây bệnh và serotype kháng
nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được.
- Đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Bổ sung tư liệu về đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò; sự lưu
hành của vi khuẩn Pasteurella multocida ở gia súc khỏe.
- Bổ sung tư liệu về kết quả phân lập, giám định đặc tính sinh vật hóa học,
yếu tố độc lực và kết quả xác định serotype kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella
multocida phân lập được bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction).
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Cung cấp tư liệu thực tế về serotype kháng nguyên vi khuẩn Pasteurella
multocida trên thực địa tại Quảng Ninh.


3

- Là cơ sở thực tiễn để xác định biện pháp phòng, trị bệnh có hiệu quả.
* Những điểm mới của đề tài
- Bổ sung một số đặc điểm dịch tễ về sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella
multocida ở trâu, bò khỏe;
- Xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng trong và ngoài nước
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh tụ huyết trùng được Bollinger phát hiện lần đầu tiên trên bò năm 1878
ở Munich (Đức). Những năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở nhiều nước trên thế
giới, trên nhiều loài gia súc, gia cầm. Năm 1885, Kitt đã phân lập được vi khuẩn
gây bệnh. Khi nghiên cứu vi khuẩn tụ huyết trùng gây bệnh ở các loài gia súc, gia
cầm, Hueppe phát hiện thấy sự giống nhau về tính chất gây bệnh, tương đồng kháng
nguyên, nhưng khác nhau về tính gây bệnh cho các loài vật và gọi chung là vi khuẩn
gây nhiễm trùng huyết, xuất huyết, đặt tên là Bacillus septicaemia. Để ghi nhớ công
lao của Louis Pasteur, người có nhiều đóng góp nghiên cứu phát hiện ra vi khuẩn gây
bệnh tụ huyết trùng, năm 1887, Trevisan đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn gây bệnh
này là Pasteurella (De Alwis, 1992) [62]. Do Pasteurella gây bệnh cho nhiều loài
gia súc nên người ta đặt tên vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng cho động vật theo tên
vật chủ mà chúng thích nghi và gây bệnh:
Pasteurella suiseptica gây bệnh ở lợn.
Pasteurella boviseptica gây bệnh ở bò.
Pasteurella oviseptica gây bệnh ở dê, cừu.
Pasteurella aviseptica gây bệnh ở gà.
Sau một vài lần thay đổi, đến năm 1939, Rosenbush và Merchant [85] đã đề
nghị đặt tên cho vi khuẩn này là Pasteurella multocida, để chỉ khả năng gây bệnh cho
nhiều loài vật của chúng, tên này đã được công nhận chính thức trên thế giới và sử
dụng cho đến ngày nay.
Từ năm 1887 đến nay, bệnh đã được phát hiện ở nhiều địa phương trên thế
giới, bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhiều nước, nhất là các nước
nhiệt đới nóng ẩm thuộc Châu Á. Bệnh xảy ra tại các nước Đông Dương, Ấn Độ,

Indonesia, Malaysia. Ở Nhật Bản bệnh được phát hiện vào năm 1923, song không


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........ 4
1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng trong và ngoài nước ................................... 4
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................................... 4
1.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................................... 5
1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng ....................................................................... 7
1.2.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan ............................................................................. 7
1.2.3. Tuổi mắc bệnh ............................................................................................................... 10
1.2.4. Mùa vụ phát bệnh ......................................................................................................... 10
1.2.5. Vùng phát bệnh ............................................................................................................. 12
1.2.6. Hiện tượng mang vi khuẩn Pasteurella multocida ở đường hô hấp trên gia
súc khỏe........................................................................................................................ 13
1.3. Đặc tính sinh học của mầm bệnh.................................................................................... 14
1.3.1. Phân loại vi khuẩn......................................................................................................... 14
1.3.2. Hình thái và tính chất bắt màu ..................................................................................... 15

1.3.3. Đặc tính nuôi cấy .......................................................................................................... 15
1.3.4. Đặc tính sinh hóa........................................................................................................... 18
1.3.5. Kháng nguyên của vi khuẩn ........................................................................................ 19
1.3.6. Độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida ............................................................. 23


6

về các tỉnh phía Bắc, số địa phương có dịch tụ huyết trùng cũng tăng lên nhiều,
hàng năm có 20-25 tỉnh thông báo có bệnh lưu hành. Bùi Văn Dũng (2000) [5]
nghiên cứu tình hình bệnh tụ huyết trùng và vi khuẩn Pasteurella multocida phân
lập từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe ở tỉnh Lai Châu. Phan Thanh Phượng (2000)
[32] nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng ở gia súc, gia cầm và biện pháp phòng
chống. Cao Văn Hồng (2002) [14] nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết
trùng trâu, bò, lợn tại Đắk Lắk. Hoàng Đăng Huyến (2004) [16] nghiên cứu đặc
điểm dịch tễ, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Bắc Giang.
Nguyễn Văn Minh (2005) [25] nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết
trùng và xác định tỷ lệ mang trùng Pasteurella multocida ở đàn trâu, bò tỉnh Hà
Tây. Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn và cs (2007) [13] nghiên cứu an toàn và hiệu
lực vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò nhũ hóa chủng P52. Đỗ Ngọc Thúy và cs (2007)
[37] đã ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định Type các chủng vi khuẩn Pasteurella
multocida phân lập từ vật nuôi. Đỗ Quốc Tuấn (2008) [41] nghiên cứu bệnh tụ
huyết trùng lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Nguyễn Thị Kim Dung
(2010) [4] xác định vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu,
bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và bước đầu thử nghiệm
Auto-Vaccine. Nguyễn Thị Hà (2010) [10] nghiên cứu sự lưu hành của vi khuẩn
Pasteurella multocida trong bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch
trên địa bàn tỉnh Hà Giang và biện pháp phòng trị. Trương Quang Hải (2012) [12]
xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida,
Streptococcus suis gây viêm phổi ở lợn tại Bắc Giang và biện pháp phòng trị.

Đặng Ngọc Lương (2012) [23] Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn
Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng và lựa chọn
vắc xin phòng bệnh. Nguyễn Quang Tính và cs (2012) [39] xác định một số đặc
tính sinh học và thử kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida
và Streptococcus suis phân lập được từ bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi tại Bắc
Giang. Đỗ Quốc Tuấn (2012) [42] nghiên cứu đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn
Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng dê ở tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị.


7

Nguyễn Quang Tuyên và cs (2012) [44] kết quả phân lập và xác định một số đặc
tính sinh học của các chủng Pasteurella multocida ở lợn dương tính với PRRSV tại
Bắc Giang. Lê Văn Dương (2013) [6] nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi
khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis
gây viêm phổi trong hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại Bắc Giang, biện
pháp phòng trị. Phạm Thị Phương Lan (2013) [18] nghiên cứu xác định một số yếu tố
gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella multocida trong bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Hà Giang,
Cao Bằng và lựa chọn vắc xin phòng bệnh. Phạm Thị Phương Lan và Đặng Xuân Bình
(2014) [19] diễn biến của bệnh THT ở trâu, bò theo mùa trong năm và ảnh hưởng
của yếu tố khí hậu đến tỷ lệ mắc bệnh tại tỉnh Cao Bằng. Cù Hữu Phú và cs (2014)
[27] lựa chọn chủng vi khuẩn để chế tạo thử nghiệm vắc xin phòng bệnh do vi
khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus
suis gây ra ở lợn.
1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng
1.2.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan
Nguồn lây bệnh tụ huyết trùng chủ yếu là những trâu, bò, lợn và gia cầm bị
bệnh và mang trùng. Ngoài ra, các nguồn bệnh khác có thể là dê, cừu hay ngựa bị bệnh.
Trong cơ thể gia súc khỏe mạnh, ở một điều kiện nhất định, vi khuẩn
Pasteurella multocida thường tồn tại ở đường hô hấp trên của vật chủ, đây không

phải là quan hệ cộng sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn tăng về số
lượng, độc lực và gây bệnh.
Cho đến nay chưa rõ là vi khuẩn tồn tại bằng cách truyền lần lượt trong một
số dãy cá thể của một quần thể hay nó còn tồn tại lâu dài ở một số con. Có nhiều
cách lây bệnh khác nhau: Nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua vết xước
trên da, bệnh có thể lây từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc. Bệnh lây lan do việc
giết mổ gia súc ốm, chó, mèo và một số côn trùng hút máu như ruồi, mòng… cũng
có thể là vật môi giới truyền mầm bệnh đi xa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [28].
Hiramune và De Alwis (1982) [69] cho rằng: có một tỷ lệ thấp trâu, bò mang khuẩn


8

ở hầu, họng, mũi và tuyến hạnh nhân. Ở những con này có hiệu giá kháng thể cao
hơn với con vật không mang trùng và vi khuẩn thông qua dịch tiết niêm mạc mũi
bài xuất ra ngoài gây nhiễm cho gia súc khác. Theo De Alwis (1982b) [59] kiểm tra
72 con trâu thấy 5 con có kháng thể (trong số 5 con này có 3 con mang vi khuẩn
Pasteurella multocida chủng 6:B), còn 67 con không có kháng thể thì không mang
vi khuẩn. Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1986a) [29], Gupta (1962) [65], thấy rằng con
vật mang trùng là nguồn bệnh tiềm tàng có liên quan đến tần số xuất hiện dịch tụ
huyết trùng trong vùng.
Theo Saharee và cs, (1991) [86], gia súc mang trùng từ những vùng có dịch
xâm nhập vào vùng chưa có dịch cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho bệnh
phát ra. Chung và cs (1992) [57] cho rằng Pasteurella multocida có sẵn trong cơ
thể, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây chứng viêm phổi. Một số tác giả còn cho
rằng nguồn tàng trữ mầm bệnh là động vật hoang dã (chồn, cáo, thỏ rừng, loài gặm
nhấm và các loài côn trùng như bọ chó, ruồi trâu v v...).
Tại các ổ dịch cũ, phần lớn những gia súc sống sót sau dịch thường trở thành
những con vật mang trùng và thường xuyên bài thải mầm bệnh ra môi trường. Bệnh chỉ
phát ra ở những gia súc mới sinh ra sau dịch hay gia súc mới nhập chưa có miễn dịch

(De Alwis, 1999) [63].
Sự xuất hiện của bệnh có liên quan đến các yếu tố stress do môi trường, quản
lý chăm sóc (nóng, lạnh, các kích động, chăn nuôi vệ sinh kém, thức ăn không tốt)
kèm theo những vi khuẩn gây bệnh như nấm độc, vi khuẩn độc hoặc độc tố làm
giảm sức đề kháng của cơ thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng và phát
sinh bệnh. Gia súc bị nuôi nhốt quá chật trong những chuồng kém thông gió, ẩm
ướt, gia súc phải làm việc quá sức, trong những điều kiện không thuận lợi ảnh
hưởng đến sức khỏe, bệnh cũng dễ phát ra (Bolin và Eveleth, 1951) [48].
Vận chuyển đi xa trong những phương tiện thiếu vệ sinh, thiếu không khí,
nhốt quá chật, thiếu nước uống, vận chuyển với tốc độ nhanh, đi dưới trời nắng


9

nóng, không cho gia súc nghỉ, đó là những nguyên nhân làm cho bệnh tụ huyết
trùng dễ dàng xảy ra và làm chết gia súc, gia cầm (Carter, 1982) [55].
Theo Phan Thanh Phượng, (1994) [31], trong giai đoạn đầu của bệnh, khi
con vật còn đi lại được, vi khuẩn từ nước dãi, phân, nước tiểu được bài ra xung
quanh. Ổ dịch rộng hay hẹp tùy theo điều kiện tồn tại của vi khuẩn và sức miễn dịch
của đàn.
1.2.2. Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên hầu hết các loài gia súc, gia cầm, loài có vú và loài chim đều
mẫn cảm với bệnh. Theo Lignieres (1900) [75] ít nhất có 6 dạng bệnh tụ huyết trùng
khác nhau: Ở trâu, bò, lợn, cừu, gà, ngựa và chó, cả 6 dạng bệnh này đều thấy ở thỏ.
Bệnh thấy ở trâu, bò, lợn, thỏ, chó, mèo, hươu, ngựa, chồn, khỉ, dê và cừu
(Carter, 1959) [52]. Theo De Alwis (1982a) [58] loài vật cảm nhiễm mạnh nhất đối
với bệnh tụ huyết trùng là trâu, bò trong đó trâu mẫn cảm hơn bò. Bệnh có thể lây
sang lợn, ngựa, chó vv...Bệnh còn thấy ở bò rừng, nai, sơn dương, lợn rừng, thỏ
rừng, voi, lạc đà và báo tuyết ở Hymalaya (De Alwis, 1982a) [58]. Nhiều tác giả
đã khẳng định: Nơi nào có bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thì ở đó người ta cũng phát

hiện bệnh này ở động vật hoang dã.
Ở Việt Nam, trâu dễ bị nhiễm và mắc bệnh nặng hơn bò. Trâu, bò rừng
cũng mắc bệnh (Đoàn Thị Băng Tâm, 1987) [33]. Trâu thường chết khi gặp thể
quá cấp hoặc cấp tính.
Theo tác giả Nguyễn Như Thanh và cs, (2001) [35], vi khuẩn Pasteurella
multocida có thể đóng vai trò tiên phát hoặc kế phát đối với nhiều bệnh ở nhiều
loài động vật và người. Bệnh do Pasteurella multocida đóng vai trò gây bệnh tiên
phát được gọi là Pasteurellosis như bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, bệnh tụ huyết
trùng gia cầm, bệnh tụ huyết trùng lợn vv., trong những trường hợp này bệnh phát
sinh do chỉ nhiễm Pasteurella multocida. Trong một số trường hợp như viêm vú,
viêm teo mũi ở lợn, viêm phổi bò có vai trò thứ phát của Pasteurella multocida.


iv

1.3.7. Sức đề kháng ................................................................................................................. 24
1.4. Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................................. 25
1.5. Đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ........................................................................... 25
1.5.1. Biểu hiện đặc trưng của trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng ....................................... 25
1.5.2. Chẩn đoán bệnh............................................................................................................. 27
1.5.3. Phòng và trị bệnh .......................................................................................................... 28
Chương 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 31
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 31
2.1.2. Thời gian và địa điểm ................................................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 31
2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................................. 31
2.2.2. Phân lập và xác định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Pasteurella
multocida...................................................................................................................... 31

2.2.3. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại tỉnh Quảng Ninh...... 32
2.3. Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu.................................................................................. 32
2.3.1. Mẫu bệnh phẩm dùng phân lập vi khuẩn ................................................................... 32
2.3.2. Động vật thí nghiệm ..................................................................................................... 32
2.3.3. Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu ................................................................................. 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 33
2.4.1. Phương pháp thiết kế lấy mẫu, số lượng, phân bố mẫu ............................................ 33
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học .......................................................................... 34
2.4.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn Pasteurella multocida ...... 36
2.4.4. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được ...................... 38
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................ 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 41

3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng gia súc tại Quảng Ninh ............................. 41
3.1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ
năm 2011 - 2014.......................................................................................................... 41
3.1.2. Kết quả điều tra trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng .................................... 43


11

từ tháng 5 đến tháng 8; Ở Pakistan bệnh xảy ra rải rác quanh năm song thường ở
tháng 4 đến tháng 6 hàng năm (FAO, 1991) [64]; bệnh xảy ra các tháng 8, 9 ở
Malaysia (Yeo và Mokhtar, 1992) [91]; Ở Campuchia bệnh xảy ra vào cuối mùa
nóng (Kral và cs, 1992) [73]. Từ những kết quả trên cho thấy tại từng địa phương,
quốc gia khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu, bò phải quan tâm
đến điều kiện thời tiết, khí hậu và địa lý của từng vùng vì những yếu tố này ảnh
hưởng tới sự tồn tại, phát triển của mầm bệnh trong môi trường sinh sống của động
vật cảm nhiễm.
Ở nước ta bệnh xuất hiện ở khắp nơi, nhưng bắt đầu vào mùa mưa, khí hậu

nóng ẩm thì bệnh lây lan thành dịch (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [28]. Đặc biệt sau
những trận mưa đầu mùa mang đến những thay đổi về sức khỏe do gia súc bị lạnh,
ở những vùng ngập lụt, sau khi nước rút đi, cỏ bị dính bùn và thối nên bệnh thường
phát sinh vào các tháng có mưa nhiều (Đoàn Thị Băng Tâm, 1987) [33]. Dương Thế
Long (1995) [22], Nguyễn Xuân Bình (1996) [2], Nguyễn Thiên Thu (1996) [36],
Võ Văn Hùng (1997) [15] đều cho rằng vào thời gian mưa, bệnh xảy ra nhiều hơn.
Đỗ Văn Được (1998) [8] cho biết, ở Lạng Sơn bệnh xảy ra mạnh từ tháng 4 đến
tháng 8, 9; bệnh xảy ra nhiều đối với gia súc chưa tiêm phòng vắc xin. Bùi Văn
Dũng (2000) [5] ở Lai Châu bệnh tụ huyết trùng xảy ra quanh năm nhưng tập trung
vào các tháng 3,4,7,8 hàng năm, vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Cao Văn Hồng
(2002) [14] cho biết, mùa dịch tụ huyết trùng ở Đắk Lắk từ tháng 5 đến tháng 9, đây
là những tháng mưa nhiều. Hoàng Đăng Huyến (2004) [16] bệnh tụ huyết trùng xảy
ra ở Bắc Giang từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, thời gian này cũng đang là mùa
mưa. Theo Nguyễn Văn Minh (2005) [25] bệnh tụ huyết trùng xảy ra rải rác quanh
năm nhưng tập trung từ tháng 3 đến tháng 8, vào các tháng đầu mùa mưa của vụ hè
thu, cao nhất là tháng 5, 6 vì đây là các tháng nắng nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ cao,
mưa nhiều.


12

1.2.5. Vùng phát bệnh
Các nghiên cứu về dịch tễ cho thấy bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra ở
những vùng đất trũng, khí hậu nóng và ẩm ướt. Theo Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn
Thịnh (1958) [7], bệnh thường xảy ra ở những vùng ẩm thấp, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, đặc biệt là vào đầu mùa mưa. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và phương thức
chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và lây lan bệnh. Đặc biệt ở những
vùng đất trũng, ẩm thấp, lầy lội, bị ngập lụt, có nhiều ruộng nước, nhiều kênh rạch,
bệnh thường xảy ra và lây lan mạnh làm chết nhiều gia súc (Đoàn Thị Băng Tâm,
1987) [33]. Carter và De Alwis (1989) [56] cũng xác định bệnh thường xảy ra ở

những vùng sâu, hẻo lánh nên việc phòng chống gặp nhiều khó khăn. Nguyễn Ngã
(1996) [26] cho biết, bệnh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội. Theo Võ Văn Hùng (1997) [15] bệnh xảy ra ở vùng địa hình phức tạp như núi
cao, đầm lầy, trình độ dân trí thấp, tập quán chăn nuôi lạc hậu.v.v... Đỗ Văn Được
(2003) [9] cho biết, ở Lạng Sơn vùng đất có độ dốc lớn, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao,
tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chăn thả tự do thì tỷ lệ nhiễm bệnh và chết cao. Ở
Bắc Giang vùng đồi núi thấp, tỷ lệ mắc bệnh và chết do tụ huyết trùng cao (Hoàng
Đăng Huyến, 2004) [16]. Nguyễn Văn Minh (2005) [25], ở Hà Tây tỷ lệ trâu, bò
ốm, chết vì bệnh tụ huyết trùng ở vùng đồi, bán sơn địa cao hơn vùng chiêm trũng
và vùng đồng bằng. Nguyễn Đình Trọng (2002) [40], ở Bắc Cạn bệnh tụ huyết
trùng xảy ra chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp có tập quán thả rông
nên trâu, bò dễ tiếp xúc với mầm bệnh.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc chăn nuôi trâu, bò chủ yếu theo phương thức
quảng canh, thả rông, điều kiện chăm sóc kém, có nơi không làm chuồng nuôi nhốt,
để gia súc nơi lầy lội, ngập nước, không đảm bảo vệ sinh, bệnh dễ xảy ra và có tỷ lệ
chết cao. Ngoài ra, trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân về công tác phòng
chống bệnh chưa cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc phòng chống
dịch bệnh còn nhiều khó khăn v v..nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra.


13

1.2.6. Hiện tượng mang vi khuẩn Pasteurella multocida ở đường hô hấp trên gia
súc khỏe.
Hiện tượng mang vi khuẩn Pasteurella multocida ở động vật đã được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu. Mustafa và cs (1978) [76] đã tiến hành lấy dịch ngoáy
mũi trâu, bò để phân lập Pasteurella multocida và cho biết: thường ở nơi không có
dịch tụ huyết trùng trâu, bò thì tỷ lệ trâu, bò khỏe mang trùng là 3%, còn ở nơi có
dịch tụ huyết trùng thì tỷ lệ mang trùng là 44,4%.
Nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng tại Ấn Độ, Gupta (1980) [66] phát hiện tỷ lệ

mang trùng ở trâu, bò khỏe vùng không có dịch là 0%, ở vùng ít xảy ra dịch là
1,9%, còn ở vùng có dịch là 5-6%. Ngay cả các vùng có dịch thì tỷ lệ mang trùng ở
đàn trâu, bò khỏe mạnh cũng giảm dần theo thời gian sau khi dịch kết thúc.
Hiramune và De Alwis (1982) [69] cho rằng có một tỷ lệ thấp trâu, bò mang
khuẩn ở hầu họng, mũi và tuyến hạch amiđan, ở những con vật này có hiệu giá
kháng thể cao hơn so với con vật không mang vi khuẩn tụ huyết trùng.
Vi khuẩn Pasteurella multocida có thể tìm thấy ở các hạch lympho của
đường hô hấp trên trâu, bò khỏe đóng vai trò mang trùng. Những trâu, bò mang
trùng tiềm tàng không xuất hiện triệu chứng lâm sàng vì vậy được coi là không mắc
bệnh nhưng chúng liên tục thải vi khuẩn qua đường mũi. Ở các giai đoạn tiềm ẩn
này chỉ có thể xác định được vi khuẩn bằng nuôi cấy các hạch lympho lấy từ lò mổ
hoặc dịch tiết ở mũi, hầu (Singh, 1984 [88], Wijewantha và cs, 1992 [90])
Nguyễn Vĩnh Phước (1986a) [29] cho biết, tỷ lệ mang trùng ở đường hô hấp
trên của trâu, bò khỏe các tỉnh phía Nam là 5,61%. Ở miền Trung, Tây Nguyên là 19,4%, tương tự như ở trâu, bò thì có 4,1% tỷ lệ lợn khỏe mang vi khuẩn Pasteurella
multocida.
Tác giả Phan Thanh Phượng (1994) [31] cho biết khi gia súc mang vi khuẩn
Pasteurella multocida hoặc nó sẽ gây bệnh ngay cho vật chủ khi vật chủ chịu tác
động của các yếu tố stress làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm hoặc nó sẽ tồn tại
ở đường hô hấp của vật chủ. Cao Văn Hồng (2002) [14] khi điều tra ở Đắk Lắk cho
thấy tỷ lệ trâu, bò khỏe mang Pasteurella multocida ở đường hô hấp là 14,79%,
11,61% và sau 6 tháng có dịch thì tỷ lệ này lên tới 21,43%.


14

1.3. Đặc tính sinh học của mầm bệnh
Giống Pasteurella có nhiều loài, căn cứ vào tính chất gây bệnh cho các loài
động vật, người ta chia loài gây bại huyết, xuất huyết cho gia súc, gia cầm là
Pasteurella multocida và với từng giống gia súc, gia cầm khác nhau bệnh tụ huyết
trùng lại do các serotype khác nhau gây ra.

1.3.1. Phân loại vi khuẩn
Theo phân loại của Bergey (1974) [47], vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc:
- Bộ (order) Eubacteriales;
- Họ (family) Parvobacteriaceae;
- Tộc (tribe) Pasteurellceae;
- Giống (genus) Pasteurella;
- Loài (species) Pasteurella multocida
Bảng 1.1. Tóm tắt danh pháp của Pasteurella multocida
Tác giả

Năm

Tên

Bollinger

1879

-

Pasteur

1880

-

Burril

1883


Micrococcus gallicidus

Zopf

1885

Micrococcus Cholerae-gallinarum

Kitt

1885

Bacterium bipolare multocidium

Oreste and Armani

1887

Bacillus septicaemia

Trevisan

1887

Pasteurella Cholerae-gallinarum

Lehmann and Neumann

1889


Bacterium multocidium

Stemberg

1893

Bacterium septicaemia haemorrhagicae

Lignieres

1900

According to host species:
Pasteurella aviseptica
Pasteurella boviseptica
Pasteurella suiseptica
Etc

Topley và Wilson

1929

Pasteurella septica

Rosenbush và Merchant

1939

Pasteurella multocida



v

3.1.3. Tỷ lệ các huyện có dịch tụ huyết trùng trâu, bò tại Quảng Ninh từ năm 2011 - 2014 ....... 44
3.1.4. Kết quả điều tra trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng theo mùa vụ tại
Quảng Ninh.................................................................................................................. 46
3.1.5. Kết quả điều tra trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
theo lứa tuổi ................................................................................................................. 49
3.2. Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ........... 51
3.2.1. Kết quả điều tra trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng theo vùng
địa lý ............................................................................................................................. 51
3.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đối với trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng ............... 53
3.3. Triệu chứng, bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh........... 56
3.3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ dịch ngoáy mũi trâu, bò
khoẻ tại Quảng Ninh ................................................................................................... 57
3.3.2. Tỷ lệ mang trùng Pasteurella multocida ở trâu, bò khỏe theo lứa tuổi trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................... 58
3.3.3. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ bệnh phẩm trâu, bò nghi
mắc bệnh tụ huyết trùng tại Quảng Ninh .................................................................. 59
3.3.4. Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật – hoá học của các chủng vi khuẩn
Pasteurella multocida phân lập được........................................................................ 60
3.3.5. Xác định serotype kháng nguyên của các chủng Pasteurella multocida
phân lập được .............................................................................................................. 62
3.3.6. Xác định độc lực của các chủng Pasteurella multocida phân lập được .................. 63
3.3.7. Kết quả theo dõi hiệu quả của vắc xin tiêm phòng cho trâu, bò............................... 64
3.3.8. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập
được với một số loại kháng sinh và hóa dược .......................................................... 65
3.3.9. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ................... 67
3.3.10. Đề xuất biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Quảng Ninh................ 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 70

1. Kết luận ................................................................................................................................ 70
2. Đề nghị ................................................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 72


×