Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương, mật độ tảo đáy lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của bào ngư chín lỗ (haliotis diversicolor reeve, 1864) từ giai đoạn ấu trùng bánh xe (trochophora) đến giai đoạn con non kích thước 4 mm tại vùng biển bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM CÔNG ÁNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG, MẬT ĐỘ
TẢO ĐÁY LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA BÀO
NGƯ CHÍN LỖ (Haliotis diversicolor Reeve, 1864) TỪ GIAI
ĐOẠN ẤU TRÙNG BÁNH XE ( Trochophora) ĐẾN GIAI ĐOẠN
CON NON KÍCH THƯỚC 4 mm TẠI VÙNG BIỂN BẠCH
LONG VỸ - HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM CÔNG ÁNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯ ỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG, MẬT ĐỘ
TẢO ĐÁY LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA BÀO
NGƯ CHÍN LỖ (Haliotis diversicolor Reeve, 1864) TỪ GIAI
ĐOẠN ẤU TRÙNG BÁNH XE ( Trochophora) ĐẾN GIAI ĐOẠN
CON NON KÍCH THƯỚC 4 mm TẠI VÙNG BIỂN BẠCH
LONG VỸ - HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:


Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301

Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUANG HÙNG
TS. NGÔ ANH TUẤN
Chủ tịch Hội đồng
Khoa sau đại học:

Khánh Hòa - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ ương, mật độ tảo đáy lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của bào ngư chín lỗ
(Haliotis diversicolor Reeve, 1864) từ giai đoạn ấu trùng bánh xe (Trochophora)
đến giai đoạn con non kích thước 4 mm tại vùng biển Bạch Long Vỹ - Hải Phòng”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Tác giả

Phạm Công Ánh


iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiên đề tài, tôi đ ã nhận được sự giúp đỡ của quý P hòng
ban Trường Đại học Nha Trang, Trại sản xuất giống bào ngư Bạch Long Vỹ - Hải
Phòng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đăc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của TS. Nguyễn Quang Hùng - Viện Nghiên Cứu Hải sản và TS. Ngô Anh
Tuấn - Trường Đại học Nha Trang đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ch ân thành và sâu sắc nhất tới ThS . Lại Duy Phương
cùng các anh (chị) thực hiện đề tài:" Hoàn thiện quy trình công nghệ và xây dựng mô
hình trình diễn, sản xuất cung cấp giống Bào ngư tại Bạch L ong Vĩ.” do ThS. Lại Duy
Phương - Viện Nghiên cứu Hải sản - làm chủ nhiệm dự án đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
trường Đại học Nha Trang, trong suốt hai năm học tại trường, tôi đã nhận được sự dạy
dỗ, dìu dắt tận tình của các thầy cô giáo trong trường.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, các bạn đồng nghiệp những
người đã góp ý chân thành, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ, các anh chị em đã luôn cổ vũ, động viên con
trong những lúc khó k hăn nhất giúp con có thêm nghị lực để có được ngày hôm nay.

Tác giả

Phạm Công Ánh

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... III
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................IV
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... VII
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. VIII
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................IX
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. X
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 4
1.1.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học cơ bản của bào ngư chín lỗ ................................... 4
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC ................................................................. 8
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC............................................................... 14
1.4 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐẢO BẠCH LONG VĨ........ 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 24
2.1. THỜI GIAN , ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................................... 24
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 24
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 24
2.2.2 Dụng cụ, thiết bị phục vụ nghiên cứu ............................................................ 24
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp thiết kế và bố trí thì nghiệm.................................................. 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 33
3.1 KẾT QUẢ THEO DÕI MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG NUÔI33
3.1.1. Nhiệt độ.......................................................................................................... 33
3.1.2. Độ mặn. ......................................................................................................... 34
3.1 .3. Độ pH. .......................................................................................................... 35
3.1.4. Hàm lượng oxy hoàn tan (DO). .................................................................... 36


v


3.2 KẾT QUẢ ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG BÀO NGƯ TỪ GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG BÁNH XE
ĐẾN GIAI ĐOẠN CON NON 4 MM. ............................................................................... 37
3.2.1 Kết quả nghiên cứu ản h hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
bào ngư. ................................................................................................................. 39
3.2.1.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của bào ngư ................................ 39
3.2.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của bào ngư .................................. 40
3.2.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến sinh trưởng và tỷ
lệ sống của bào ngư. ................................................................................................ 41
3.2.2.1 Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến sinh trưởng của bào ngư ............... 42
3.2.2.2 Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của bào ngư .................. 42
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ................................................... 47
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 47
4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 48
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ................................................................................................ 48
TÀI LIỆU TIẾNG ANH ................................................................................................. 49
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 52

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT

Nghiệm thức


ĐVTM

Động vật thân mềm

S‰

Độ mặn

DO

Hàm lượng Oxy hòa tan

Ctv

Cộng tác viên

TB

Trung bình

TOC

Nhiệt độ

vii


DANH MỤC BẢNG
Hình 1.1 Mặt ngoài và mặt trong của bào ngư chín lỗ ................................................ 4

Hình 1.2 Vòng đời sinh trưởng và phát triển của bào ngư .......................................... 11
Hình 1.3 Bản đồ địa lý đảo Bạch Long Vĩ – Hải phòng ............................................. 18
Hình 3.2 Bốn loại vi tảo sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng bào ngư .......................... 38
Hình 3.2 Bể nuôi sinh khối tảo và giá cho tảo bám ..................................................... 35
Hình 3.1 Bể ương nuôi ấu trùng bào ngư .................................................................... 37
Hình 3.4 Ấu trùng bào ngư giai đoạn trùng Trochophora và Veliger ......................... 44
Hình 3.5 Quá trình phát triển của bào ngư giống cỡ nhỏ ............................................ 45

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mặt ngoài và mặt trong của bào ngư chín lỗ ................................................ 4
Hình 1.2 Vòng đời sinh trưởng và phát triển của bào ngư .......................................... 11
Hình 1.3 Bản đồ địa lý đảo Bạch Long Vĩ – Hải phòng ............................................. 18
Hình 3.1 Bể ương nuôi ấu trùng bào ngư .................................................................... 37
Hình 3.2 Bốn loại vi tảo sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng bào ngư .......................... 38
Hình 3.3 Bể nuôi sin h khối tảo và giá cho tảo bám ..................................................... 39
Hình 3.4 Ấu trùng bào ngư giai đoạn trùng Trochophora và Veliger ......................... 44
Hình 3.5 Quá trình phát triển của bào ngư giống cỡ nhỏ ............................................ 45

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Bào ngư (Haliotis) thuộc nhóm động vật thân mềm một mảnh vỏ thuộc họ Bào
ngư (Haliotidae), bộ Chân bụng Nguyên thủy ( Archaeogastropoda), lớp Chân bụng
(Gastropoda). Là loài có giá trị kinh tế cao do hàm lượng dinh dưỡng trong thịt của nó
rất cao và có khả năn g chữa bệnh cho con người nên nhu cầu tiêu thụ trên thị trường

thế giới cũng ngày một gia tăng. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện
được khoả ng 100 loài bào ngư [Winther, 1985] (trong đó có khoảng 10 loài có giá trị
kinh tế cao và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập cho người dân) thuộc giống
Haliotis, họ bào ngư (Haliotidae), bộ chân bụng nguyên thủy (Archaeogastropoda), lớp
chân bụng (Gastropoda) (Cox, 1930) [20].
Đến nay ở Việt Nam đã xác định được 4 loài bào ngư phân bố (Nguyễn Chính ,
1996) [2], bao gồm: bào ngư chín lỗ ( Haliotis diversicolor Reeve, 1846), bào ngư dài
(Haliotis varia Linnaeus, 1758), bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791), bào
ngư vành tai (Haliotis asinina Linnaeus, 1758). Trong đó bào ngư chín lỗ (Haliotis
diversicolor Reeve, 1846), còn gọi là ốc cửu khồng, là một trong những loài có giá trị
kinh tế cao nhất. Và loài này đang tập trung phân bố ở vùng ven biển vịnh Bắc Bộ, nơi
có các rạn đá ngầm như Cô Tô, Minh Châu, Quan Lạn (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch
Long Vĩ (Hải Phòng)...
Vùng biển đảo của Hải Phòng, đặc biệt là ven đảo Bạch Long Vĩ, qua nhiều năm
khai thác, nguồn lợi bào ng ư chín lỗ ven đảo Bạch Long Vĩ giảm sút nhanh. Chính vì
vậy, việc sản xuất giống và nuôi giống cung cấp nguồn giống cho nuôi thương p hẩm là
rất cần thiết và cấp bách. Để bảo vệ nguồn lợi và phát triển nguồn bào ngư chín lỗ
nhằm đáp ứng đủ nhu câu thị trường trong nước hiện nay và xuất khẩu ra nước ngoài
thì việc tiến hành nghiên cứu sản xuất và ương nuôi con giống, nuôi thương phẩm,
v.v., là việc hết sức cần thiết đối với nghề nuôi trồng hải sản hiện nay.
Vì vậ y đề tài thực hiện với mục tiêu “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương,
mật độ tảo đáy lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của b ào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor
Reeve, 1864) từ giai đoạn ấu trùng bánh xe (Trochophor a) đến giai đoạn con non kích
thước 4 mm tại vùng biển Bạch Long Vỹ - Hải Phòng”.
x


Phương pháp nghiên cứu của đề tài như sau:
-


Bố trí thực nghiệm 2 bể ương giống, mỗi bể có kích thước là 3x2x0,5m, 9 lồng

nuôi trong bể xi măng (kích thước 0,2 m2), lồng treo cách đáy 20 cm.
+

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của

bào ngư:
Bể ương giống bố trí gồm 3 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần, bào ngư được
cho ăn tại các lồng với khẩu phần thức ăn khác nhau:
-

CT1: Cho ăn tảo đáy với mật độ 2.000 tế bào/ cm2;

-

CT2: Cho ăn tảo đáy với mật độ 2 .500 tế bào/ cm2;

-

CT3: Cho ăn tảo đáy với mật độ 3.000 tế bào/cm2.

-

Đối chứng là sử dụng các bể ương nuôi bào ngư giống bình thường

Ương nuôi với mật độ 60 0 con/L; định ký kiểm tra môi trường nuôi, thức ăn trên
các tấm bám để bổ sung thức ăn kịp thời cho ấu trùng.
+


Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ

sống của bào ngư:
Bể ương giống bố trí gồm 3 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần, bào ngư được
nuôi tại các lồng với các mật độ khác nhau và cho ăn các loại tảo đáy giống nhau:

-

-

CT1: Ương nuôi ấu trùng mật độ 400 con/L

-

CT2: Ương nuôi ấu trùng mật độ 450 con/L ;

-

CT3: Ương nuôi ấu trùng mật độ 500 con/L.

;

Ở cả 3 nghiệm thức đều cho ăn tảo đáy mật độ 2 .500 tế bào/ cm2; chăm sóc và

quản lý bể ương thường xuyên, kiểm tra các tấm bám để bổ sung tảo kịp thời.


Các tiêu chuẩn cần đạt:
+ Nguồn nước lấy từ nước tự nhiên cho các bể ương phải qua hệ thống bể lắng,


bể lọc sạch.
+ Hằng ngày sáng 8h, chiều 14h tiến hành đo các chỉ tiêu môi trường nước.
xi


+ Nguồn giống: Giống lấy từ sinh sản nhân tạo.
Với phương pháp nghiên cứu trên chúng tôi đã thu được những kết quả như sau:
Các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi ấu trùng được đả m bảo với: nhiệt độ
dao động từ 23 – 27oC, đô mặn nằm trong khoảng từ 32,1 – 32,4‰, pH nằm trong
ngưỡng 7,5 – 7,8, hàm lượng Oxy h òa tan không có sự biến động mạnh đáng kể nào và
nằm trong ngưỡng 6,86 – 7,67. Nhưng nhìn chung, các yếu tố môi trường luôn nằm
trong khoảng cho phép là nhiệt độ 20 -29oC, độ mặn 29-34‰, pH 7,5-8,4, DO >5mg/l.
Ở mật độ ương nuôi 600 ấu trùng/lít thì thu được tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
cao nhất ở khẩu phần thức ăn bằng tảo đáy là 2.000 tế bào/ cm2 đạt tốc độ tăng trưởng
chiều dài vỏ là 49,6 µm/ngày, tỷ lệ sống là 13,97 % với tổng số bào ngư con non thu
được là 15.841 con/lô thí nghiệm. Cao hơn hẳn thí nghiệm cho ăn tảo đáy ở mật độ
2.500 tế bào/ cm2 và 3.000 tế bào/ cm2, số bào ngư con non thu được ở cả 2 nghiệm
thức là 27.476 con.
Ở thí nghiệm về mật độ ương nuôi cũng cho thấy mật độ ương nuôi là yếu tố
quan trọng nâng cao tỷ lệ sống và tránh sự cạnh tranh thức ăn và không gian sống giúp
bào ngư sinh trưởng và phát triển tốt trong quá tr ình ương nuôi. Thí nghiệm cho kết
quả là mật độ ương nuôi càng thấp thì tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống càng cao, trong
đó thí nghiệm nuôi ở mật độ 400 ấu trùng/lít đạt tỷ lệ cao nhất với tốc độ tăng trưởng
chiều dài vỏ là 52,33 µm/ngày - con non đạt 4,4 mm và tỷ lệ sống đạt 11,36 %. Thí
nghiệm ương nuôi mật độ 500 ấu trùng/lít cho kết quả thấp nhất, tốc độ tăng trưởng
chiều dài vỏ chỉ đạt 47,53 µm/ngày - con non đạt 4,023 mm, tỷ lệ sống là 8,64 %.

xii



MỞ ĐẦU
Bào ngư (Haliotis) là nhóm động vật thân mềm một vỏ thuộc họ Bào ngư
(Haliotidae), bộ Chân bụng Nguyên thủy ( Archaeogastropoda), lớp Chân bụng
(Gastropoda). Là loài có giá trị kinh tế cao do hàm lượng dinh dưỡng trong thịt của nó
rất cao và có khả năng chữa bệnh cho con người nên nhu cầu tiêu thụ trên thị trường
thế giới cũng ngày một gia tăng. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện
được khoả ng 100 loài bào ngư [Winther, 1985] (trong đó có khoảng 10 loài có giá trị
kinh tế cao và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập cho người dân) thuộc giống
Haliotis, họ bào ngư (Haliotidae), bộ châ n bụng nguyên thủy (Archaeogastropoda), lớp
chân bụng (Gastropoda) (Cox, 1930) [20].
Đến nay ở Việt Nam đã xác định được 4 loài bào ngư phân bố (Nguyễn Chính,
1996) [2], bao gồm: bào ngư chín lỗ ( Haliotis diversicolor Reeve, 1846), bào ngư dài
(Haliotis varia Linnaeus, 1758), bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791), bào
ngư vành tai (Haliotis asinina Linnaeus, 1758). Trong đó bào ngư chín lỗ (Haliotis
diversicolor Reeve, 1846), còn gọi là ốc cửu khồng, là một trong những loài có giá trị
kinh tế cao nhất. Và loài này đang tập trung phân bố ở vùng ven biển vịnh Bắc Bộ, nơi
có các rạn đá ngầm như Cô Tô, Minh Châu, Quan Lạn (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch
Long Vĩ (Hải Phòng)...
Do nhu cầu tiêu thụ cũng như sức ép khai thác trong những năm gần đây, nguồn
lợi bào ngư tự nhiên ngày một suy giảm. Trước thực trạng đó, nhiều nước trên thế giới
như New Zealand, Australia, Chile, Japan, China, Indonesia, Malaysia, Philippines và
Thailand, v.v... đã tiến hành những nghiên cứu về sinh học, sinh sản, sinh thái học...
Và cho sản xuất giống nhân tạo nhằm cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm ở quy
mô công nghiệp, đồng thời bổ sung nguồn giống ra môi trường tự nhiên nhằm bảo tồn,
khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi.
Ở nước ta hiện nay, tuy đã có một số nghiên cứu về quy trình sản xuất giống bào
ngư như Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Viện nghiên cứu Hải sản nhưng kết
quả còn nhiều hạn chế do tỷ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn bào ngư giống còn
thấp, quy trình chưa ổn định, chưa đi vào thực tiễn sản xuất vì vậy nguồn giống cung
cấp nuôi thương phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn.

1


Vùng biển đảo của Hải Phòng, đặc biệt là ven đảo Bạch Long Vĩ, qua nhiều năm
khai thác, nguồn lợi bào ngư chín lỗ giảm sút nhanh. Từ đó chho thấy, việc bảo vệ
nguồn lợi và phát tr iển nguồn bào ngư chín lỗ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu thị trường
trong nước hiện nay và xuất khẩu ra nước ngoài thì việc tiến hành nghiên cứu sản xuất
và ương nuôi con giống, nuôi thương phẩm, v.v., là việc hết sức cần thiết đối với nghề
nuôi trồng hải sản hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mật độ ương, mật độ tảo đáy lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của b ào ngư
chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1864) từ giai đoạn ấu trùng bánh xe
(Trochophora) đến giai đoạn con non kích thước 4 mm tại vùng biển Bạch Long Vỹ Hải Phòng” nhằm nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống trong ương nuôi sản xuất giống bào
ngư; đồng thời bổ sung thêm nguồn con giống cho nuôi bào ngư thương phẩm.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đư ợc mật độ ương nuôi phù hợp cho giai đoạn ấu trùng bánh xe
(Trochophora) đến giai đoạn con non kích thước 4 mm.
- Xác định được mật độ thức ăn phù hợp cho giai đoạn ấu trùng bánh xe
(Trochophora) đến giai đoạn con non kích thước 4 mm.
- Đề xuất được cá c giải pháp kỹ thuật ương nuôi ấu trùng loài bào ngư chín lỗ
(Haliotis diversicolor Reeve, 1846) nhằm ứng dụng rộng rãi trong thực thiển sản xuất.
Nội dung nghiên cứu của đề tài :
-

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống c ủa

bào ngư từ giai đoạn ấu trùng bánh xe (Trochophor a) đến con non kích thước 4 mm .
-

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tảo đáy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của bào


ngư từ giai đoạn ấu trùng bánh xe (Trochophor a) đến con non kích thước 4 mm.
Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật ương nuôi
con giống loài bào ngư chín lỗ tại Việt Nam .

2


- Việc nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật ương nuôi con giống bào ngư giai đoạn ấu
trùng bánh xe (Trochophora) đến giai đoạn con non kích thước 4 mm thành công, đây
sẽ là cơ sở khoa học và thực t iễn để ứng dụng nhân rộng trong thực tiễn sản xuất.
Ngoài ra, tài liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao năng
lực, trình độ nghiên cứu cơ bả n và là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo
và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu của đề tài
1.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượ ng nghiên cứu là loài bào ngư chín lỗ ( Haliotis diversicolor Reeve, 1846):
Ngành thân mềm: Mollusca
Lớp chân bụng: Gastropoda
Lớp phụ mang trước: Prosobranchia
Bộ : Archaeogastropoda
Họ bào ngư: Haliotidae
Giống: Haliotis
Loài : Haliotis diversicolor Reeve, 1846

Tên tiếng Anh: Abalone snail
Tên tiếng Việt: Bào ngư chín lỗ, cửu khổng.

Hình 1.1 Mặt ngoài và mặt trong của bào ng ư chín lỗ (Haliotis diversicolor)
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học cơ bản của bào ngư chín lỗ


Đặc điểm hình dạng vỏ:
Vỏ có dạng hình vành tai người, chiều rộng bằng 2/3, chiếu cao bằng 1/4 chiều

dài. Thông thường có 3 tầng xoắn ốc, đường suture giữa tầng thân và tháp vỏ sâu, tầng
thân rất phát triển chiếm toàn bộ cơ thể. Đỉnh vỏ tù, cá thể trưởng thành đỉnh vỏ
4


thường bị bào mòn để lộ tầng ngọc trai ra ngoài. Bắt đầu từ mép vỏ của tầng xoắn ốc
thứ 2 có khoảng 30 gờ nhỏ sắp xếp có thứ tự đến tận mép của miệng vỏ, 7 – 9 gờ nhỏ
cuối cùng đầu không k ín, dạng lỗ, những lỗ này tư ơng ứng với lỗ hở của màng áo
(lỗ hô hấp).
Mặt ngoài vỏ, gờ xoắn ốc và gờ sinh trưởng cắt nhau có dạng vải thô. Mặt trong
vỏ tầng xà cừ phát triển óng ánh, không có nắp vỏ, miệng vỏ hình bầu dục. Thường bắt
gặp cá th ể có vỏ d ài 60 - 90 mm.


Về cấu tạo trong bao gồm:

-

Đầu: Nằm ở phía trước cơ thể có dạng hình túi bào gồm toàn bộ nang nội tạng.


Hai bên đầu có một đôi xúc tu, một đôi mắt có cuống dài. Giữa 2 xúc tu có màng da
gọi là lá đầu. Mặt bụng của đầu là phiến môi hình đĩa r ất phát triển, giữa phiến môi là
miệng.
-

Màng áo: Nằm ở mặt lưng của cơ thể có dạng hình túi bào trùm toàn bộ nang nội

tạng . Giữa màng áo và nang nội t ạng là xoang màng áo, trong xoang màng áo có một
đôi mang hình lông chim và cơ quan kiểm tra chất nước (os phradium). Trên màng áo
có xúc tu và tế bào sắc tố làm nhiệm vụ cảm giác. Trên màng áo có các lỗ thông với
bên ngoài tương ứng với các lỗ trên vỏ. Màng áo tiết ra một vỏ che đậy mặt lưng cơ
thể bào ngư.
-

Hệ thống cơ gồm:
+ Cơ trục vỏ: Gắn phần thân mềm với vỏ, cơ rất lớn.
+ Cơ vòng: nằm xung quanh mép màng áo .
+ Cơ phóng xạ: Chạy dọc trên mang áo .
+ Cơ co duỗi chân

-

Hệ thần kinh: Trung khu hệ thống thần kinh chưa tập trung, các hạch thần kinh

thô, kéo dài và dẹp. Gồm:
+ Hạch não: một đôi ở phía trước h ai bên túi xoang miệng.
+ Hạch bên: một đôi nằm trong hố sâu phía trước bên phải của vỏ.
+ Hạch chân: Một đôi nằm gần hạch bên.
5



+ Hạch tạng: Từ bên trái khối thần kinh bên -chân có dây thần kinh đi qua mặt
bụng của thực quản đến gần phía trước mang phải dây thần kinh này chia làm 2 nhánh.
Hệ hô hấp: Gồm một đôi mang nằm trong xoang màng áo, vị trí c ủa mang nằm

-

phía trước tâm thất, mang dạng lông chim. Mang trái phát triển hơn mang phải. Động
mạch vào mang ở mặt lưng của mang. Tĩnh mạch ra mang ở mặt bụng của mang.
Hệ thống tiêu hoá: Miệng nằm ở mặt bụng phía trước của đầu, miệng đơn giản

gồm:

+ Túi xoang miệng: Trong túi xoang miệng có phiến hàm và lưỡi sừng, trên lưỡi
xừng có nhiều rằng sừng.
+ Thực quản: Từ miệng trước khi vào thực quản có 2 van ngăn cách làm cho thức
ăn đi theo một chiều từ miệng vào thực quản. Thực quản tương đối dài, mặt trong có
nhiều nếp nhăn nheo.
+ Túi crop (diều): Sau thực quản là túi phình to được gọi là túi crop.
+ Manh nang dạ dày: Là một bộ phận xoắn ốc của tuyến tiêu h óa, từ manh nang
dạ dày vào dạ dày có van ngăn cách.
+ Dạ dày: dạ dày lớn hình túi, vách mỏng, bao quanh dạ dày là tuyến tiêu hóa
màu xanh nâu.
+ Ruột: Ruột dài uốn khúc hình ch ữ “N”, ruột chia làm 3 đoạn: ruột trên, ruột
dưới và trực tràng, tận cùng là hậu môn đổ ra ở gốc khe màng áo.
-

Hệ bài tiết : bao gồm thận, tuyến xoang bao tim, tế bào tuyến ở xoang máu.

+ Thận gồm một đôi, thận phải phát triển hơn thận trái.

+ Tuyến xoang bao tim nằm ở mặt ngoài tâm nhĩ có nhiệm vụ bài tiết cặn bã .
+ Ngoài ra ở xoang máu có các tế bào Leydig có tác dụng bài tiết.
-

Hệ sinh dục: Bào ngư sinh sản đơn tính, không có cơ quan giao hợp, không có

tuyến sinh dục phụ nên nhìn hình dạng ngoài rất khó phân biệt đực và cái. Cơ quan
sinh dục bao quanh gan và kéo dài về phía trước ôm lấy cơ trục vỏ.
+

Tuyến sinh dục cấu tạo gồm 3 phần: túi sinh dục, ống sinh dục, ống dẫn sản phẩm

sinh dục và cuối cùng là lỗ sinh dục.
6




Đặc điểm phân bố: Bào ngư sống ở vùng biển cạn, hải đảo có các rạng đá ngầm

và san hô chết, ở các vùng biển ấm có nh iệt độ từ 10 – 35 oC, độ mặn tương đối cao từ
25 - 35 %o. Phân bố ở dưới tuyến hạ triều đến độ sâu - 20 m so với số 0 hải đồ, tập
trung nhiều ở độ sâu -4 m đến -6 m, thể càng lớn càng phân bố sâu hơn. Sống ở vùng
có nhiều rong biển như rong đỏ (Rhodophyta) , rong nâu (Phaeophyta), đặc biệt là rong
mơ (Sargassum).
Phương thức sống của bào ngư thay đổi theo quá trình phát triển: giai đoạn ấu
trùng phù du sống tự do bơi lội trong nước, giai đoạn trưởng thành sống bò lê và bám
trên đáy đá.



Dinh dưỡng, sinh trưở ng
Thức ăn của bào ngư rất phong phú và thay đổi theo từng giai đoạn:
+ Giai đoạn ấu trùng bánh xe và giai đoạn đầu của ấu trùng diện bàn, chúng dinh

dưỡng dựa vào nguồn noãn hoàng ở trong trứng.
+ Cuối giai đoạn ấu trùng diện bàn, chúng sử dụng các lo ại tảo đơn bào có kích
thước nhỏ làm thức ăn như:

Isochrysis, Chlorella, Monas, Platymonas,

Cryptomonas,...
+ Giai đoạn sống đáy: chúng ăn các loài tảo đơn bào sống đáy như Navicula,
Nitzschia, Coscinodiscus,...
+ Giai đoạn trưởng thành: thức ăn chủ yếu là 2 ngành rong: rong nâu
(Phaeophyta) và rong đỏ (Rhodophyta).
Bào ngư bắt mồi chủ động, thường hoạt động vào ban đêm. Chúng kết hợp phiến
hàm và lưỡi sừng để lấy và cắt thức ăn. Dùng lưỡi sừng nạo sạch rong rêu bám trên đá.


Đặc điểm sinh sản
Bào ngư 2 tuổi sẽ bắt đầu tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản chính tập trung vào

2 mùa: xuân hè từ tháng 4 đến tháng 5 và thu đông là từ tháng 10 đến tháng 11.
Bào ngư Bào ngư đạt kích thước từ 7 - 9cm, độ tuổi phù hợp cho sinh sản là t ừ
2 - 3 tuổi (khoảng 15 con/kg) là có thể cho tham gia sinh sản được.

7


Bào ngư thành thục sinh dục mang tuyến sinh dục > 80% tinh hoặc trứng đã chín tuyến

sinh dục thành thục và chín (cuối giai đoạn III) khi con đực có tuyến sinh dục màu
trắng - sữa đục, con cái có buồng trứng màu xanh - xám đen.
Trứng Bào ngư thụ tinh ngoài: trứng và tinh trùng được phóng ra môi trường
nước và thụ tinh ngoài nước, quá trình phát triển phôi cũng diễn ra trong môi trường
nước.
Các cá thể bào ngư bố mẹ càng lớn cho tỷ lệ số trứng càng nhiều. Cần thu bào
ngư bố mẹ vào các tháng có nhiệt độ thấp (từ giữa mùa thu đến đầu mùa xuân, nên thu
gom vào sáng sớm hoặc chiều mát), vận chuyển và đưa nhanh đàn bào ngư bố mẹ về
trại sản xuất.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bào ngư là loài động vật thân mề m chân bụng, thuộc giống Halotis, họ bào ngư
(Haliotidae), bộ chân bụng nguyên thủy (Archaeogastropoda), lớp chân bụng
(Gastropoda). Theo Croft (1929) lần đầu tiên nhóm bào ngư được nghiên cứu từ thế
kỷ thứ IV trước Công Nguyên bời nhà khoa học Aristotle. Tuy nhiên, đến năm 1740
bào ngư mới chính thức được nhà khoa học Linne’ nghiên cứu, định loại và có tên
giống trong hệ thống phân loại là Haliotis. Trong tuyển tập 10 sách có tựa đề
“Systema Naturae” xuất bản năm 1755, ông mô tả đặc điểm phân loại của 7 lo ài trong
giống Haliotis (Haliotis midae, H. tuberculata, H. friata, H. varia, H. marmorata, H.
asinina, H. parva). Sau đó, vào năm 1791 Gmelin là người thứ hai mô tả đặc điểm
phân loại của một số loài khá như H. garbra, H. ovina, H. gigantean... Tuy nhiên,
người có công lớn nhất trong việc xác định hệ thống phân loại của bào ngư là
Rafinesque (Cox, 1962) [20]. Năm 1815, ông xếp bào ngư vào họ phụ Haliotidia và
mô tả một số đặc điểm cơ bản của họ bào ngư. Năm 1822, Fleming đã xếp bào ngư là
một giống Halotis duy nhất. Qua đó cho thấy, đến năm 1822 hệ thống phân loại bào
ngư mới được hoàn thiện. Đến nay đã xác định được khoảng 100 loài thuộc 1 giống
duy nhất Haliotis (10 loài có giá trị kinh tế cao, trong đó có bào ngư chín lỗ - H.
diversicolor Reeve, 1846), phân bố rộ ng trên toàn thế giới (Cox, 1962 ) [20].
Bào ngư phân bố ở các vùng sinh thái biển có môi trường nước trong, xa c ửa
sông, độ mặn cao (25 - 32‰), vùng nước có sóng gió, hàm lượng oxy hòa tan cao...
8



Các cá thể con non có chiều dài vỏ nhỏ hơn 50mm t hường sống bám trên rong, mặt
dưới của đá tảng ở vùng nước cạn có độ sâu từ 1 - 3m nước. Các cá thể có kích thước
lớn hơn (trên 50 - 100mm) sống tập trung theo quần đàn ở các rạn đá ngầm có mực
nước sâu hơn. Nhiều cá thể trưởng thành có thể phân bố ở vùng rạn có độ sâu lên tới
20m nước (Newman, 1968) [ 30]. Đầu những năm 60, trong báo cáo c ủa mình Cox đã
điểm lại các công trình nghiên cứu về phân bố của bào ngư trên thế giới. Sự phát hiện
các hóa thạch của vỏ bào ngư có niên đại ở thế kỷ Oligocene cách đây 3 0 - 35 triệu
năm cho thấy chúng phân bố rộng ở tất cả các lục địa lớn, ven cá hòn đỏa ở Thái Bình
Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương (Cox, 1962) [20].
Ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, bào ngư phân bố từ bán đ ảo Kamchatka đến
vùng bờ biển Nhật Bả n, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam,
Thái Lan, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Ôxtơrâylia, Niudilân. Ở bờ biển phía Tây
của Bắc Mỹ kéo dài từ bán đảo Alaska đến vịnh Baja của bang California cũng có
nhiều loài bào ngư phân bố. Tuy nhiên , ở vịnh Mêxicô, Trung Mỹ và vùng bờ tây của
Nam Mỹ không có bào ngư phân bố. Ở Ấn Độ Dương, bào ngư phân bố ở các đảo của
vịnh Bengal (vùng bờ biển Alaska và Nicobas), dọc theo bờ biển của Ấn Độ, Sri Lanca
tới vịnh Pecxích và biển Hồng Hải. Nhiều loài bào ngư sống ở vùng bờ phía đông của
châu Phi, kéo dài dọc theo bờ biển Tandania, đảo Mađagaxca cho đến vùng biển của
Nam Phi.
Những năm gần đây nhiều nghiên cứu sản xuất giống các loài bào ngư ở vùng
biển nhiệt đới đã bắt đầu được triển khai. Do có kích thước cá thể lớn, tốc độ tăng
trưởng nhanh nên bào ngư vành tai H. asinina đã được nghiên cứu sản xuất giống ở
Thái Lan, Philipin, Malaixia, Indonexia... Tuy nhiên kết quả rất hạn chế do tỷ lệ sống
đến giai đoạn bào ngư giống rất thấp. Kết quả ngh iên cứu của Singhagraiwan (1991)
[35] cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng từ giai đoạn Trochophora đến giai đoạn Veliger
đạt 90% và đến giai đoạn ấu trùng thể bám Spat chỉ đạt 5 - 7%. Nghiên cứu của
Poontong (1997) [32] đã tăng tỷ lệ sống đến giai đoạn bào ngư hơn 1 tháng tuổi lên 10
- 20%. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Fermin (1998) [22] ở SEAFDEC,

Philipin chỉ đạt dưới 10%. Công bố của Viện Nghiên cứu Thủy sản Penang, Malaixia
về tỷ lệ sống đến giai đoạn bám đáy là 5 - 10%.

9


Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về sản xuất giống một số loài
bào ngư như H. discis, H. siebolii, H. gigantea. Các kết quả nghiên cứu còn nhiều vấn
đề chưa thống nhất : Năm 1935, Murayama [29] đã nghiên cứu sản xuất giống Bào ngư
H. discis hannai và kích thích sinh sản bằng cách nâng nhiệt độ, pH nước, ương nuôi
ấu trùng trong 6 tuần lễ, đạt chiếu dài vỏ 1 mm. Năm 1952, Ino [25] thành công trong
sản xuất giống 2 loài Bào ngư khác là H. discus và H. siebolii. Ông ương nuôi được
Bào ngư đến hơn 1 tháng tuổi, đạt kích th ước 2 mm. Năm 1984, Uki và Kikuchi [ 38]
xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thành thục sinh dục, có khả năng sinh sản.
Điều quan trong là xác định được điều kiện môi trường và các yếu tố dinh dưỡng, chu
kỳ chiếu sáng và nhiệt độ nước. Số lượng và c hất lượng thức ăn đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển và thành thục sinh dục của bào ngư bố mẹ.

Kết quả điều tra tỉ lệ đực cái ở các nhóm kích thươc khác nhau của 1100 cá thể
loài H. corrugata, loài H. fulgens và 600 loài H. sorenseri ở vùng biển phía tây nước
Mỹ cho thấy, tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1 ở tất cả các nhóm kích thước cá thể. Tuy nhiên, ở
kích thước nhỏ thì con cái nhiều hơn con đực và kích thước lớn hơn thì con đực nhiều
hơn con cái (Tutschulte, 1981) [37]. Kết quả các nghiên cứu c ho thấy mùa sinh sản
của các loài bào ngư liên quan đến sự phân bố theo vĩ độ, các điều kiện môi trường
sống, sự biến đổi nhiệt độ nước trong năm và nguồn thức ăn nơi phân bố. Kích thước
là tuổi thành thục sinh dục lần đầu của bào ngư cũng biến đổi phụ thuộc vào nơi phân
bố của chúng. Tỉ lệ đực cái trong quần thể tự nhiên là 1:1 (Ino, 1952 [25]; Lee 1973
[27]; Shepherd, 1974 [34]). Sức sinh sản của một số loài bào ngư đang được nuôi
thương phẩm trên thế giới dao động từ 1,3x10 3 (kích thước cá thể 68 mm) đến 1,1x107
trứng/cá thể (kích thước 182 mm) .

Nghiên cứu về sinh trưởng : Việc nghiên cứu tốc độ sinh trưởng và các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng của bào ngư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tính toán hiệu
quả nuôi trồng và quản lý nguồn lợi. Sakai (19 62) đã nghiên cứu tốc độ sinh trưởng
của loài bào ngư H. discus hannai trong điều kiện tự nhiện bằng phương pháp tính
vòng sinh trưởng năm trên vỏ. Tác giả đã xác định được sự tăng trưởng trong 2 năm là
4,7 cm, 4 năm 8,5 cm và 5 năm 10 cm. Đối vi loài bào ngư H. midae ở vùng biển
Nam Phi có vòng sinh trưởng năm không rõ ràng. Do vậy Newman (1968) [30] đã ước
10


tính sinh trưởng bằng phương pháp đánh dấu thả nuôi - bắt lại và phân tích tần số
chiều dài vỏ. Shepherd và cộng sự đã nghiên cứu sự sinh trưởng của l oài H. mariae ở
vùng biển Ôman. Số liệu cho thấy sự tăng trưởng chiều dài vỏ đạt 43 mm trong năm
đầu tiên và giảm xuống 20 mm ở năm thứ 2. Kết quả nghiên cứu này đã giúp ích hữu
hiệu cho việc đánh giá nguồn lợi bào ngư ở vùng biển Ôman.
Bào ngư có tốc độ tăng trưởng chiều dài vỏ nhanh trong năm thứ nhất và năm thứ
hai. Theo kết quả nghiên cứu cảu Akio (1984) [18] ở Nhật Bản, con giống Bào ngư
sản xuất vào tháng 10,11 phải được nuôi trong vòng 8 tháng mới cho con giống cỡ 13 15 mm. Con giống này cũng được g ọi là giống 1 năm tuổi.
Chu kì sinh trưởng và tuổi thọ của bào ngư có sự dao động lớn giũa các loài.
Tuổi thọ dao động từ 10 năm đối với những loài kích thước nhỏ, đến 40 năm với
những loài bào ngư trắng (McShane, 1994) [28]. Tổng hợp các kết quả nghiên c ứu
sinh trưởng bào ngư cho thấy: 1) Tốc độ sinh trưởng cảu bào ngư thay đổi theo khu
vực, mùa và yếu tố nhiệt độ. 2) Tốc độ sinh trưởng có thể không giống nhau trong
cùng một loài ở cùng một khu vực.

Hình 1.2 Vòng đời sinh trưởng và phát triểu của bào ngư
Nghiên cứu về thức ăn : Việc nghiên cứu về thức ăn ảnh hưởng đến bào ngư rất
quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu của S. Sawatpeera và cộng sự, P. Jarayabhand và
cộng sự về thành phần thức ăn của bào ngư bầu dục và bào ngư vành tai ở Thái Lan
11



cho thấy ngoài các loài rong sống đáy làm thức ăn như Gracilaria salicornia,
Enteromorpha intestinalis cò có tảo đáy như Navicula, Nitzschia, Amphora, Diploneis,
Cocconeis.
Nghiên cứu về mô hình nuôi: Hiện có 3 hình thức nuôi bào ngư: nuôi lồng trong
bể xi măng, nuôi lồng treo bè ngoài biển, nuôi thả đáy trên bãi đá, rạn san hô dọc bờ
biển.
- Nuôi bằng lồng trong bể xi măng
+ Lồng nuôi hình chữ nhật bằng nhựa có lỗ, kích thước 50 x 40 x 30 cm, treo
trong bể xi măng hoặc xếp trồng lên nhau cách đáy 20 cm. Bể xi măng hình chữ nhật
diện tích 10 x 2 x 1 m, có mái che nắng, xung quanh để trống, trong đó có một hộc nhỏ
để lọc nước biển chảy tuần hoàn: nhiệt độ 26 – 30o C, độ mặn 30 - 35 ‰, độ pH = 7,6
- 8,7, ôxy hoà tan 5 ml/lít.
+ Cho ăn: dùng rong mơ thái vụn 1cm hoặc rong câu chỉ vàng, 3 - 4 ngày cho ăn
1 lần và cho ăn dư thừa, với hệ số 16:1. Tạo dòng nước luân chuyển tuần hoàn trong
bể với tốc độ 10 lít/phút để kích thích bào ngư ăn và sinh trưởng. Hàng ngày thay 20 –
30 cm nước trong bể, vớt xác chết, thứ c ăn thừa trong lồng. Hàng tháng thay 100%
nước, thay lồng và chuyển sang bể nuôi mới.
+ Mật độ nuôi: 60 - 100 con/lồng kích cỡ 100 mm trở lên. Khi bào ngư nuôi đạt
kích thước 20 – 25 mm thì san lồng nuôi với mật độ 30 con/lồng.
- Nuôi bằng lồng treo bè n goài biển
+ Vị trí nuôi: bào ngư nuôi ở vùng tương đối kín gió, không có sóng lớn (không
làm hỏng lồng nuôi và bè), độ mặn ổn định 30 – 35 ‰, xa cửa sông, không có nước
ngọt chảy vào và có dòng chảy lưu thông, độ sâu 6 – 8 m.
+ Lồng nuôi: sử dụng lồng nuôi hình chữ nhật bằng nhựa có lỗ (3 – 4 mm), kích
thước 50 x 40 x 30 cm có dùng móc nhựa gài nắp để tiện cho việc kiểm tra và cho ăn.
Lồng được treo trên bè nổi cách nhau 0,5 m và ở độ sâu 2 – 5 m.
+ Bè nuôi: có thiết kế và quy cách như bè nuôi tôm hùm. Có thể nuôi tôm hùm ở dưới,
nuôi bào ngư ở lớp nước trên. Bè nuôi thiết kế di động để có thể di chuyển khi mưa

bão, sóng lớn.
12


+ Mật độ nuôi 60 - 100 con/lồng (cỡ 10 mm trở lên). Khi bào ngư đạt 20 – 25
mm san lồng nuôi mật độ 30 con/lồng.
+ Cho ăn: rong câu chỉ vàng, rong mơ thái vụn, 3 - 4 ngày cho ăn 1 lần và cho ăn
dư thừa.
+ Vệ sinh lồng nuôi: sau 1 tuần nuôi, dùng bàn chải cọ kỹ lồng nuôi, diệt trừ địch
hại, vớt thức ăn thừa, xác bào ngư chết... Hàng tháng thay lồng nuôi mới.
- Nuôi thả đáy trên bãi đ á dọc bờ biển
+ Vị trí nuôi: nuôi bào ngư ở vùng trung triều có độ sâu khi triều xuống cạn còn
1 – 2 m nước, độ mặn cao và ổn định 30 – 35‰, dòng chảy tương đối (5 m/giây),
không có nước ngọt chảy vào, xa cửa sông. Đáy đặc biệt là đá tảng hay rạn san hô đ ể
bào ngư ẩn trốn và nhiều tảo, rong...
+ Thức ăn: ngoài các loại rong, cần rải định kỳ rong câu chỉ vàng (5 - 7 ngày/lần)
để tăng cường thức ăn cho bào ngư, rải vào 4 - 5 giờ chiều tối để bào ngư ra ăn.
+ Cách thả giống: trước khi thả phải ương bào ngư giống trong bể xi măng từ 3 –
5 mm cho tới khi bào ngư được 15 mm thì thả giống. Thả vào lúc 6 – 9 giờ sáng. Để
bào ngư bám vào bản tảo rồi thả xuống vùng nuôi, sau đó bào ngư phát tán ra xung
quanh.
+ Mật độ nuôi: 15 - 20 con/lồng. Trước khi thả phải lặn bắt hết địch hại như sao
biển, bạch tuộc... Thả thức ăn rong tảo xuống, kiểm tra định kỳ tỉ lệ sống chết của bào
ngư.
Nghiên cứu về phục hồi nguồn lợi bào ngư:
Nhiều nước trên thế giới nghiên cứu hồi phục và phát triển nguồn lợi tự nhiên.
Một trong nhữn g hướng quan trọng và hiệu quả mà nhiều nước đang tiến hành nghiên
cứu thử nghiệm đó là thả giống nhân tạo xuống biển để phục hồi nguồn lợi. Thử
nghiệm của Tong và cộng sự đã mang lại kết quả khả quan khi thả 300.000 ấu trùng
Veliger 13 tuổi loài Bào ngư H.irris xuống rạn đá nhô ra biển. Ấu trùng Veliger

thường bám vào bề mặt của loài rong Lithothamnium và biến thái chuyển sang giai
đoạn Bào ngư con có kích thươc 2 -3 mm. Tốc độ sinh trưởng ngày của ấu trùng bám
Spat là 22 µm và mật độ đạt tới 68 cá thể/m 2+ (Tong, 1987) [36].
13


×