Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tái sinh cây dâu tây (fragaria vesca l ) in vitro từ mảnh lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.12 KB, 57 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ KIM QUYÊN
Tên đề tài:

TÁI SINH CÂY DÂU TÂY (Fragaria Vesca L.) IN VITRO TỪ MẢNH LÁ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Công nghệ sinh học
: CNSH - CNTP
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ KIM QUYÊN


Tên đề tài:

TÁI SINH CÂY DÂU TÂY (Fragaria Vesca L.) IN VITRO TỪ MẢNH LÁ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Công nghệ sinh học
: 43 CNSH
: CNSH - CNTP
: 2011 - 2015
: TS. Nguyễn Văn Duy
ThS. Nguyễn Thị Quỳnh

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Sau 6 tháng thực tập tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô Khoa Công nghệ Sinh
học và Công nghệ Thực phẩm đến nay em đã hoàn thành xong đề tài của mình. Để
đạt được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà

trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo trong bộ môn đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn đến TS. Nguyễn Văn Duy và ThS. Nguyễn Thị
Quỳnh, người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp và hướng dẫn
quý báu của Ks. Lã Văn Hiền trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Nông Học, Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và bộ môn Công nghệ Tế bào, Viện Khoa học Sự sống đã cung cấp nguồn
vật liệu cho em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm,
chăm sóc, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế nên không
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, em rất
mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy cô và các bạn để khoá luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 6 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Kim Quyên


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây ....................................................8
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng dâu tây trên thế giới giai đoạn 2006 2012 ...........................................................................................................................12

Bảng 4.1. Kết quả khả năng nảy mầm của hạt để tạo nguồn vật liệu sạch cho nuôi
cấy (sau 4 tuần theo dõi) ...........................................................................................23
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng/ tối đến quá trình
tạo mô sẹo từ mảnh lá (sau 3 tuần theo dõi) .............................................................24
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP kết hợp với NAA đến khả năng
tạo mô sẹo từ mảnh lá (sau 3 tuần theo dõi) .............................................................26
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP kết hợp với TDZ đến khả năng
tái sinh chồi từ mô sẹo (sau 4 tuần theo dõi) ............................................................27
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến nhân nhanh chồi (sau 4 tuần
theo dõi).....................................................................................................................29
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin đến nhân nhanh chồi (sau 4
tuần theo dõi).............................................................................................................30
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin kết hợp với TDZ đến nhân
nhanh chồi (sau 4 tuần theo dõi) ...............................................................................32
Bảng 4.8. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến quá trình ra rễ của chồi dâu tây (sau
4 tuần theo dõi)............................................................................................................33


iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Cây dâu tây ..................................................................................................6
Hình 4.1. Khả năng nảy mầm của hạt (sau 4 tuần theo dõi) .....................................23
Hình 4.2. Hình thái mô sẹo trong các điều kiện chiếu sáng (sau 3 tuần theo dõi) ....25
Hình 4.3. Mô sẹo được hình thành từ mảnh lá (sau 3 tuần theo dõi) ........................26
Hình 4.4. Tái sinh chồi từ mô sẹo (sau 4 tuần theo dõi) ...........................................28
Hình 4.5. Chồi dâu tây khi nuôi cấy trong môi trường có bổ sung BAP (sau 4 tuần
theo dõi).....................................................................................................................30
Hình 4.6. Chồi dâu tây khi nuôi cấy trong môi trường có bổ sung Kinetin (sau 4

tuần theo dõi).............................................................................................................31
Hình 4.7. Chồi dâu tây khi nuôi cấy trong môi trường có bổ sung Kinetin + TDZ
(sau 4 tuần theo dõi) ..................................................................................................32
Hình 4.8. Rễ dâu tây (sau 4 tuần theo dõi) ................................................................34


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CT

: Công thức

TN

: Thí nghiệm

ĐC

: Đối chứng

ĐTST

: Điều tiết sinh trưởng

MS

: Murashinge and Skoog, 1962

BAP


: 6-benzylaminopurine

Kinetin

: 6-furfuryaminopurine

NAA

: Naphlene acetic acid

IAA

: 3-Indol acetic acid

IBA

: Indole-3-butyric acid


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật .................................................3
2.2. Các giai đoạn chính trong nuôi cấy mô tế bào thực vật .......................................3
2.3. Giới thiệu chung về cây dâu tây ...........................................................................4
2.3.1. Nguồn gốc .........................................................................................................4
2.3.2. Phân loại ............................................................................................................5
2.3.3. Đặc điểm thực vật học của cây dâu tây .............................................................5
2.3.4. Giá trị của cây dâu tây.......................................................................................6
2.3.5. Các phương pháp nhân giống cây dâu tây ........................................................9
2.4. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây dâu tây bằng phương pháp nuôi cấy mô
trên thế giới và Việt Nam ............................................................................................9
2.4.1. Trên thế giới ......................................................................................................9
2.4.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................10
2.5. Tình hình sản xuất cây dâu tây giống ................................................................11
2.6. Một số khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất và nhân giống dâu tây ..........13
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........14
3.1. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu .........................................................................14
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................14


vi

3.2.1. Địa điểm ..........................................................................................................14
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................14
3.3. Điều kiện nghiên cứu .........................................................................................14
3.4. Hóa chất và thiết bị ............................................................................................14
3.5. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15

3.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................15
3.6.1. Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt dâu tây .............................................15
3.6.2. Ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến quá trình tạo mô sẹo từ mảnh lá ......16
3.6.3. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng tạo mô sẹo từ mảnh lá ..............17
3.6.4. Ảnh hưởng của BAP kết hợp với TDZ đến tái sinh chồi từ mô sẹo ...............18
3.6.5. Ảnh hưởng của nồng độ BAP, Kinetin, Kinetin kết hợp với TDZ đến khả
năng nhân nhanh chồi dâu tây ...................................................................................19
3.6.6. Ảnh hưởng của IBA đến quá trình ra rễ ..........................................................20
3.7. Phương pháp xử lý. ............................................................................................21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................23
4.1. Kết quả khả năng nảy mầm của hạt để tạo nguồn vật liệu sạch cho nuôi cấy ..........23
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng/ tối đến quá trình tạo mô
sẹo từ mảnh lá ...........................................................................................................24
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP kết hợp với NAA đến khả năng tạo mô
sẹo từ mảnh lá ...........................................................................................................26
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP kết hợp với TDZ đến tái sinh chồi từ
mô sẹo .......................................................................................................................27
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP, Kinetin, Kinetin kết hợp với TDZ đến
nhân nhanh chồi ........................................................................................................29
4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến quá trình ra rễ của chồi dâu tây .........33
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................35
5.1. Kết luận ..............................................................................................................35
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................36


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Theo Dương Tấn Nhựt (2004) [8], dâu tây là một cây trồng ôn đới, có nguồn
gốc ở châu Âu và châu Mỹ. Trên thế giới, dâu tây đã trở thành một cây công nghiệp
có giá trị kinh tế, là một trong những loại quả được ưa chuộng trên thế giới do quả
dâu tây có giá trị dinh dưỡng, trong quả có chứa nhiều lọai vitamin, trong đó hàm
lượng vitamin C cao nhất. Quả dùng để ăn tươi, làm mứt, nước giải khát, rượu và
hương vị thực phẩm. Hiện nay, nguồn dâu tây sản xuất ở Việt Nam chủ yếu nhập từ
giống dâu tây Pháp, Mỹ, Nhật Bản, một số giống được nhập nội từ Isarel. Sản xuất
dâu tây ở quy mô lớn tập trung ở Đà Lạt, nơi có khí hậu ôn đới. Tuy nhiên, dâu tây
cũng bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại như mốc đen, mốc xám, bọ trĩ, nhện đỏ, thối
quả… dẫn đến năng suất và phẩm chất của quả giảm sút. Năm 2005 – 2006 ở Đà
Lạt có diện tích 120 ha, đến năm 2011 chỉ còn 40 ha. Đến năm 2012, diện tích trồng
dâu tây ở Đà Lạt lại tăng nhanh chóng, đạt 135ha, năng suất 60 - 70 tấn/ha. Ở Việt
Nam có hai vùng sinh thái Đà Lạt – Lâm Đồng và Sapa – Lào Cai có những điều
kiện khí hậu thuận lợi để phát triển giống cây dâu tây [48]. Hiện nay ở miền Bắc,
giống được trồng nhiều là giống dâu tây Mỹ, giống này mang nhiều đặc điểm tốt
như khả năng kháng bệnh tốt, quả có màu sắc đẹp, quả to mùi thơm đặc trưng, quả
có độ cứng và phù hợp với điều kiện sinh thái miền Bắc. Phương pháp nhân giống
dâu tây chủ yếu hiện nay bằng nhân giống truyền thống bao gồm tách thân bò và
tách cây con từ thân chính. Phương pháp này cho hệ số nhân giống không cao và có
thể lây nhiễm một số bệnh từ cây mẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng tạo giống sạch bệnh có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, sử dụng
đỉnh sinh trưởng để nuôi cấy có ảnh hưởng đến sức sống cây mẹ và số lượng mẫu
để phục vụ nuôi cấy không có nhiều [8], [45]. Vì vậy, việc tối ưu nguồn vật liệu cho
nuôi cấy là một vấn đề quan trọng trong nhân giống vô tính. Hệ thống tái sinh trên
cây dâu tây đã được thiết lập dựa trên nhiều nguồn vật liệu khác nhau bao gồm : lá
[45], [37], cuống lá [37], nụ hoa [20], [22], rễ [22] , hạt phấn [22], đoạn thân [37],
cuống hoa [37].



2

Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu tiến hành "Tái sinh cây dâu tây
(Fragaria Vesca L.) in vitro từ mảnh lá" để khắc phục hiện tượng giảm sức sống
của cây mẹ, trong nghiên cứu sử dụng lá dâu tây làm nguyên liệu phục vụ nuôi cấy
tái sinh cây dâu tây từ mô sẹo, qua đó góp phần hạn chế những khó khăn trong quá
trình nhân giống dâu tây hiện nay.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tái sinh thành công cây dâu tây (Fragaria Vesca L.) in vitro từ mảnh lá.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu được khả năng nảy mầm của hạt để tạo nguồn vật liệu sạch cho
nuôi cấy.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến khả năng tạo mô sẹo
từ mảnh lá.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của BAP kết hợp với NAA đến khả năng tạo mô
sẹo từ mảnh lá.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của BAP kết hợp với TDZ đến tái sinh chồi từ
mảnh lá.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của BAP, Kinetin, Kinetin kết hợp với TDZ đến
nhân nhanh chồi.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của IBA đến quá trình ra rễ của cây dâu tây.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hoàn thiện kiến thức lí thuyết đã học, tích lũy
kinh nghiệm làm việc.
- Thông qua đề tài, tìm hiểu được vai trò của một số chất điều tiết sinh
trưởng đối với quá trình tái sinh, nhân nhanh và tạo rễ của chồi cây dâu tây.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nhân giống được cây dâu tây in vitro phục vụ sản xuất.



3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật
Thực vật là một đối tượng được nghiên cứu nhiều và sự phát sinh hình
thái dựa trên hai yếu tố là tính toàn năng của tế bào thực vật và sự phân hóa,
phản phân hóa.
Năm 1902, lần đầu tiên nhà thực vật học người Đức Haberlandt đã đưa ra
quan niệm: “Mỗi tế bào bất kì (đã biệt hóa) của một cơ thể sinh vật đa bào đều có
khả năng tiềm tàng để có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh”.
Theo quan niệm của sinh học hiện đại thì: Tất cả mọi tế bảo của một cơ thể
đều chứa mộ bộ gene y hệt nhau, do đó tất cả các tế bào của một cơ thể có tiềm
năng tổng hợp những kiểu protein – enzyme giống hệt nhau và nếu được nuôi cấy
trong môi trường thích hợp đều có thể phát triển thành cây nguyên vẹn đặc trưng
cho loài cụ thể và ra hoa kết trái bình thường. Khả năng đó của tế bào được gọi là
tính toàn năng tế bào thực vật” [11].
Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật thực chất là
kết quả của quá trình phân hoá và phản phân hoá tế bào [1]. Sự phân hóa và phản
phân hóa được biểu thị bằng biểu đồ:

Phân hóa
tế bào
Tế bào phôi sinh

Tế bào giãn

Tế bào chuyên hóa


Phản phân hóa

2.2. Các giai đoạn chính trong nuôi cấy mô tế bào thực vật
Theo PGS.TS Ngô Xuân Bình (2004) [2] có 5 giai đoạn trong nuôi cấy mô:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị mẫu cấy


4

Vật liệu thường được chọn và đưa vào nuôi cấy là: Đỉnh sinh trưởng, chồi
nách, hoa tự, hoa, đoạn thân, mảnh, lá, rễ.
- Giai đoạn 2: Tái sinh mẫu nuôi cấy
Quá trình này được điều khiển chủ yếu bằng các chất kích thích sinh trưởng
(tỷ lệ Auxin/Cytokinin).
- Giai đoạn 3: Nhân nhanh chồi
Đây là giai đoạn then chốt của quá trình nuôi cấy. Để tăng hệ số người ta
thường sử dụng các chất kích thích sinh trưởng (Auxin, Cytokinin…), nước dừa,
dịch chiết nấm men… kết hợp với các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
- Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt được kích thước nhất định các chồi được chuyển sang môi trường ra rễ
để tạo cây hoàn chỉnh. Các chất kích thích được sử dụng để tạo rễ cho chồi: IAA,
IBA, NAA, 2,4-D được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất để tạo rễ cho chồi.
-Giai đoạn 5: Giai đoạn đưa cây ra đất
Đây là giai đoạn chuyển cây từ môi trường dị dưỡng sang môi trường tự
dưỡng hoàn toàn. Do đó phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh thích hợp để cây có
thể đạt tỷ lệ sống cao trong vườn ươm cũng như trong sản xuất.
2.3. Giới thiệu chung về cây dâu tây
2.3.1. Nguồn gốc
Cây dâu tây có tên khoa học là Fragaria Vesca L., là loài cây được biết từ

thời La Mã và cũng có thể từ thời Ai Cập. Lúc này, trái dâu tây được dùng chung
với các loại trái dại khác. Đến đầu thế kỷ XIV, người Pháp bắt đầu trồng loại cây
dâu rừng này và dần dần thuần hóa chúng. Cuối thế kỷ XVI, ba loài dâu tây của
Châu Âu là Fragaria vesca, Fragaria moschata và Fragaria viridis được ghi nhận
là loại cây ăn quả [14].
Ở nước ta, vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, cây dâu tây Fragaria
vesca được trồng thử nghiệm ở Đà Lạt bởi người Pháp. Các cây dâu tây đầu tiên có
trái nhỏ, màu sắc nhạt nhưng có mùi đặc trưng. Nguyên nhân là do giống dâu tây
này mới được trồng ở Đà Lạt nên còn chưa thích nghi với điều kiện khí hậu ở đó.


5

Đến năm 1963, một số giống dâu tây mới được du nhập từ Mỹ cho trái đậm, năng
suất cao, nhưng không thơm bằng các giống dâu Pháp. Để đáp ứng nhu cầu thị
trường, từ những năm 1994, nhiều loại dâu tây mới đã được nhập và trồng tại Lâm
Đồng và một số tỉnh phía Bắc [14].
2.3.2. Phân loại
* Theo phân loại thực vật [10] thì dâu tây được phân loại:
Giới

: Plantea (thực vật)

Ngành

: Angiospermae (hạt kín)

Lớp

: Rosids (hoa hồng)


Bộ

: Rosales (hoa hồng)

Họ

: Rosaceae (hoa hồng)

Chi

: Fragaria

Loài

: Fragaria L.

2.3.3. Đặc điểm thực vật học của cây dâu tây
Theo Võ Khắc Chi (2003) [3], cây dâu tây có đặc điểm:
2.3.3.1. Rễ
Rễ cây dâu tây thuộc loại rễ chùm. Đầu chóp rễ dâu tây có sức phân nhánh
mạnh. Rễ cây dâu tây phát triển tốt nhất trong điều kiện khi nhiệt độ đất là 25oC.
2.3.3.2. Thân cây dâu tây
Dâu tây thuộc loài cây thân thảo, có hai kiểu thân là thân chính và thân bò.
Thân bò bắt đầu từ cổ rễ vươn dài trên mặt đất và tận cùng là một chồi. Chồi này
phát triển thành một cây mới. Gióng của thân bò đó có thể chết đi hoặc bị cắt đứt
nhưng chồi mới được hình thành vẫn sống độc lập. Thường thì từ thân chính sẽ phát
sinh thêm 1 đến 2 thân con nữa và các nhánh này góp phần vào năng suất của cây
dâu tây sau này.



6

A

B
Hình 2.1. Cây dâu tây

A. Ảnh chụp cây dâu tây

B. Ảnh mô tả cấu trúc cây dâu tây

2.3.3.3. Lá
Lá phát sinh bao quanh xung quanh thân, lá có cuống dài, lá kép lông chim
có 3 lá chét. Lá có dạng ô van.
2.3.3.4. Hoa
Phân chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có một hoa. Hoa có 5 cánh tràng
mỏng, màu trắng, hơi tròn. Hoa lưỡng tính, có 25-30 nhị và 50-500 nhụy. Lá đài của
hoa dâu tây nhỏ và có màu xanh.
2.3.3.5. Quả
Quả dâu tây là quả giả, chứa các mô ngoài noãn, được phình ra từ đế hoa. Quả
thật là những quả bế gọi là hạt. Số lượng quả bế nhiều, nhỏ, hình elip bao phủ bề mặt
quả. Quả có hình bầu dục, quả non có màu xanh lục, khi quả chín, quả có màu hồng
hoặc màu đỏ tuỳ từng giống. Quả Dâu tây có mùi thơm, vị ngọt lẫn vị chua.
2.3.4. Giá trị của cây dâu tây
Giá trị của cây dâu tây được biết đến từ những năm 1400 ở Châu Âu do
người La Mã phát hiện và được trồng vào thời Trung cổ [27], [36]. Dâu tây được sử
dụng để chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp, làm lành vết thương. Sau đó người ta đã dần
phát hiện thêm nhiều tác dụng chữa bệnh khác của cây dâu tây [16], [29], [39].



7

* Giá trị dinh dƣỡng của dâu tây
Fragaria vesca L. là một loại thảo dược lâu năm thuộc trong họ Rosaceae,
mọc ở đồng cỏ, rừng và dọc theo hai bên đường [17], [21], [23], [42]. F. vesca,
thường được gọi là dâu tây hoang dã, là cây mọc trong điều kiện khí hậu ôn đới đến
các vùng cận nhiệt đới của Bắc bán cầu, độc quyền của vùng nhiệt đới [23], [25]. F.
vesca, có nguồn gốc châu Âu và các khu vực ôn đới của châu Á [19], [24], [31]. F.
vesca đã được sử dụng như thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, làm se vết thương, sát trùng
trong y học dân gian [29]. Lá dâu tây được sử dụng chữa các bệnh đường tiêu hóa
và da [23]. Ngoài ra, dâu tây còn có tác dụng là chất chống oxy hóa [16], [27], [41],
thuốc chống đông máu, chống viêm [26], giãn tim mạch [34], [44], chống huyết
khối [35], kháng khuẩn [44], giảm đau [28].
Giá trị lớn nhất của quả dâu tây là tác dụng chữa bệnh mà người ta không tìm
thấy trong bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trong quả dâu tây có chứa các chất bảo
vệ, chống ôxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua [4].
Trong phần thịt của quả dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2 và đặc biệt là
lượng sinh tố C khá cao, hơn cả cam, dưa hấu. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây
giúp tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress,
lão hóa (oxy hóa) [4].
Dâu tây vị ngọt, chua, tính mát, công hiệu bổ phổi, điều hòa chức năng
tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, mát máu, giải độc. Dùng chữa các chứng như ho do
phổi nóng, cổ họng sưng đau, chán ăn, tiểu ngắn, tiểu gắt, thiếu máu suy nhược,
ung nhọt, say rượu.


8

Bảng 2.1. Thành phần dinh dƣỡng của quả dâu tây

Thành phần dinh dƣỡng
Năng lượng

Đơn vị

Hàm lƣợng dinh dƣỡng
(100g ăn đƣợc)

Kcal

46,0

Nước

g

84,0

Protein

g

1,8

Lipid

g

0,4


Glucid tổng số

g

7,7

Tro

g

0,8

Natrium (Na)

mg

0,7

Kalium (K)

mg

190

Calcium (Ca)

mg

22,0


Vitamin A

µg

5,0

Β-caroten

µg

30,0

Vitamin E

µg

0,58

Vitamin B1

µg

0,03

Vitamin B2

µg

0,06


Vitamin PP

µg

0,3

Vitamin B6

µg

0,06

Vitamin C

µg

60,0

(Nguồn: Thái Thị Thúy Liên và cs.,2008) [5]
* Giá trị kinh tế của dâu tây
Dâu tây là loại thực phẩm có mùi thơm, vị ngọt lẫn chua nên rất được ưa
chuộng. Ở Việt Nam có hai vùng sinh thái Đà Lạt – Lâm Đồng và Sapa – Lào Cai
có những điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển giống cây dâu tây. Năm 2005 –
2006 ở Đà Lạt có diện tích 120 ha, đến năm 2011 chỉ còn 40 ha. Đến năm 2012,
diện tích trồng dâu tây ở Đà Lạt lại tăng nhanh chóng, đạt 135 ha, năng suất 60 - 70
tấn/ha [8], [48]. Thời gian thu hoạch chính là từ tháng 10 đến tháng 4 cho năng suất


9


cao đạt từ 70kg đến 80kg trên một sào cho thu nhập cao. Việc chăm sóc đạt yêu cầu
an toàn trong vườn dâu tây có thể cho thu hoạch trái vụ liên tục từ tháng 5 đến tháng
9 cho năng suất mỗi ngày trên dưới 40 ký mỗi sào, nhân với hơn 6 sào hiện có, tổng
sản lượng 2,4 tạ [48].
Hiện tại dâu tây có mặt ở niều siêu thị và chợ nên việc mua bán được thuận
lợi đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Quả dâu tây có thể dùng để ăn tươi, làm
mứt, nước giải khát, rượu và hương vị thực phẩm [8].
2.3.5. Các phương pháp nhân giống cây dâu tây
Có 2 phương pháp nhân giống cây dâu tây chủ yếu hiện nay là tách cây con
từ ngó cây mẹ, nuôi cấy mô.
Phương pháp tách cây con từ ngó cây mẹ đơn giản, dễ thực hiện, nhưng cho
hệ số nhân giống thấp, chất lượng cây giống không đồng đều, ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát dục của cây mẹ. Chỉ nên lấy cây con tách từ ngó cây mẹ dưới một
năm tuổi mới đảm bảo chất lượng con giống [8].
Phương pháp nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống phức tạp, đòi hỏi đầu
tư trang thiết bị ban đầu lớn, giá thành cây giống cao hơn, tuy nhiên phương pháp
này có hệ số nhân rất cao, chất lượng cây giống tốt, đồng đều, sạch sâu bệnh [12].
Chính vì vậy mà phương pháp nuôi cấy mô không những phục vụ cho nhân giống
mà còn có tác dụng phục tráng giống. Ngoài ra, việc nuôi cấy in vitro sử dụng
nguồn hydrocacbon nhân tạo do đó mà khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ kém, cây
nuôi cấy in vitro được nuôi trong bình thủy tinh có độ ẩm bão hòa, do vậy mà khi
trồng cây ra ngoài điều kiện tự nhiên cây thường bị mất nước, không thích nghi
được cây dễ bị héo và chết.
2.4. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây dâu tây bằng phƣơng pháp nuôi cấy
mô trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Trên thế giới
Do cây dâu tây có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng cao nên có rất nhiều nước đi
sâu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, chọn lọc và tạo giống mới.



10

Yildirim A.B. (2014) [42] đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tăng cường
tái sinh trên từng giống của Fragaria vesca L. và so sánh phenolic của lĩnh vực
trồng và vật liệu cây trồng ống nghiệm trồng bằng phương pháp sắc ký lỏng
electrospray tandem khối phổ (LC-ESI-MS / MS). Năm 2002, tác giả Passey A.J.
(2002) [38] đã tiến hành nghiên cứu về sự tái sinh chồi ngẫu nhiên từ bảy giống dâu
tây thương mại (Fragaria x ananassa Duch.) sử dụng nhiều loại mẫu cấy.
Một trong những nhân tố tạo nên thành công cho ngành sản xuất dây tây ở
một số nước trên thế giới là đã sử dụng công nghệ nhân giống in vitro để sản xuất
cây con giống. Ngoài chồi đỉnh, nhiều nhà nghiên cứu sử dụng các bộ phận khác
của cây dâu tây để nuôi cấy như đoạn thân, mảnh lá, cánh hoa. Cũng theo phương
pháp này, Passey A.J. và cộng sự (2002) đã nghiên cứu thu được những giống dâu
tây sạch virus [38].
Việc sử dụng đỉnh sinh trưởng để nuôi cấy in vitro cũng được thực hiện
thành công bởi Chien-Ying K. và cộng sự (2009) [18], kết quả thí nghiệm cho thấy
phương pháp tối ưu, để mẫu có tỷ lệ sống sót, tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất là bảo
quản chồi đỉnh dâu tây trước nuôi cấy hai ngày trong điều kiện lạnh.
Chất lượng chồi cây giống in vitro là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu
quả sản xuất cây giống tiêu chuẩn cũng như khả năng sinh trưởng của cây. Để hoàn
thiện quy trình nuôi cấy mô cây dâu tây, việc nghiên cứu giai đoạn cuối cùng là đưa
cây in vitro ra ngoài đất cũng rất quan trọng [32].
2.4.2. Ở Việt Nam
Cây dâu tây được trồng ở nước ta từ lâu nhưng các kết quả nghiên cứu về
loài cây này không nhiều. Trong những năm gần đây việc tăng năng suất, chất
lượng dâu tây cùng với sự đổi mới về các kỹ thuật nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực
khác nhau được nhiều cơ quan, trường đại học quan tâm.
Tiêu biểu trong đó có Phân viện sinh học Tây nguyên, Trung tâm nghiên cứu
Khoai tây rau và hoa, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp Lâm Đồng.
Dự án “Hoàn thiện quy trình nhân giống và cung cấp cây giống dâu tây sạch bệnh,

số lượng lớn cho các vùng trồng dâu tây trong tỉnh Lâm Đồng” do Viện Sinh học


11

Tây Nguyên chủ trì đã đặt ra mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng
dâu tây, tạo ra cây giống dâu sạch bệnh có chất lượng tốt đồng thời, xây dựng một
số mô hình trong dân.
Năm 2007, tác giả Phạm Xuân Tùng và cộng sự [13] đã tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng của biện pháp xử lý khử trùng mẫu và các yếu tố môi trường trong nhân
nhanh giống dâu tây in vitro cho phép sản xuất hàng loạt cây dâu tây trong khoảng
thời gian 10 đến 12 tuần.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Trí Minh [7] đã thử nghiệm nghiên cứu hệ thống
nhân giống cây dâu tây (Fragaria x ananassa Duch.) bằng công nghệ nuôi cấy mô
thực vật đặc biệt chú trọng công nghệ quang tự dưỡng, nhằm tạo ra cây dâu tây sạch
bệnh và chất lượng cao kết quả như sau: Môi trường tái sinh chồi dâu tây in vitro là
môi trường 1/2MS có bổ sung agarose 8,5g/l, saccarose 35g/l , BAP 1,5mg/l và IBA
0,1 mg/l cho hiệu quả cao nhất, đỉnh sinh trưởng phát triển mạnh và hệ số nhân cao,
chồi xanh, khỏe mạnh và phát triển bình thường. Môi trường kéo dài chồi và phát
triển rễ là môi trường MS không đường, không vitamin, không chất điều hòa sinh
trưởng, giá thể florialite; cường độ ánh sáng 200 mol m-2 s-1, nồng độ CO2 1000
µmol mol-1. Dâu tây nuôi cấy trong điều kiện quang tự dưỡng tiết kiệm được 25%
chi phí sản xuất cây giống so với điều kiện quang dị dưỡng nhờ vào tỷ lệ nhiễm
thấp. Kết quả này mở ra triển vọng về ứng dụng nuôi cấy mô quang tự dưỡng trong
việc sản xuất dâu tây giống ở quy mô công nghiệp.
Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về giống dâu tây trên những phương diện
khác nhau. Năm 2004, tác giả Dương Tuấn Nhựt và cộng sự [8] đã tiến hành nghiên
cứu hệ thống nhân giống dâu tây bằng túi nilon để nâng cao chất lượng và số lượng
dâu tây giống. Bên cạnh đó, cường độ chiếu sáng, các chất điều hòa tăng trưởng và
hàm lượng CO2 cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng in vitro

của dâu tây [6], [9].
2.5. Tình hình sản xuất dâu tây
Theo thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO – Food
and Agriculture Organization of the United Nations), hiện nay có khoảng trên 70


12

quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trồng và sản xuất dâu tây, sản lượng trung
bình đạt 3,1 triệu tấn. Đức và Pháp là hai nước tiêu thụ nhiều nhất, khoảng 320.000
tấn/ năm. Trong khi đó, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về sản xuất dâu tây (khoảng
840.000 tấn/năm), tiếp theo là Trung Quốc và Tây Ban Nha (FAO, 2010) [46].
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng dâu tây trên thế giới
giai đoạn 2006 - 2012
Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)

Năm
2006

2007

2008

2009


2010

2011

2012

264 299

264 734

247 825

245 871

228 272

243 405

241 109

150 276

151 075

166 661

186 951

190 688


177 816

187 335

3971185

3 999 464

4 130 279

4 596 586

4 352 869

4 328 129

4 516 810

(Nguồn: FAOSTAT, 2012) [47]
Ở Việt Nam, dâu tây được trồng tập trung chủ yếu ở Đà Lạt - Lâm Đồng và
một số tỉnh miền Bắc như: Hưng Yên, Mộc Châu (Sơn La). Dâu tây là cây dễ trồng,
dễ chăm sóc, đem lại nguồn lợi nhuận lớn tuy nhiên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao.
Nhưng nếu chăm sóc tốt, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác, áp
dụng kỹ thuật che phủ nilon mặt luống và làm vòm che nilon thì chỉ sau hai tháng
cây đã bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ
tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, cho năng suất trung bình 20-25 tấn/ha,
nếu chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch 30 tấn/ha [8].
Qua các nghiên cứu cho thấy phạm vi trồng dâu tây tại Việt Nam có thể mở
rộng nếu ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng khoa học công nghệ trong canh tác

thì tiềm năng tiêu thụ của trái dâu tây của Việt Nam là rất cao, ở cả thị trường trong
và ngoài nước, đặc biệt có thể hình thành các vùng chuyên canh dâu tây theo mô
hình phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái lớn trong cả nước.


13

2.6. Một số khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất và nhân giống dâu tây
Dâu tây là loại cây dễ trồng tuy nhiên công tác mở rộng diện tích canh tác
cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức. Cũng như những loại cây khác,
dâu tây cũng bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại như mốc đen, mốc xám, bọ trĩ, nhện
đỏ, thối quả… dẫn đến năng suất và chất lượng của quả giảm sút. Năm 2005 – 2006
ở Đà Lạt có diện tích 120 ha, đến năm 2011 chỉ còn 40 ha [48]. Hiện nay, việc nhân
giống vẫn được tiến hành theo phương pháp truyền thống là tách cây con từ cây mẹ.
Đây là phương pháp cho hệ số nhân giống thấp, chất lượng cây con giống kém. Do
vậy, yêu cầu đặt ra lúc này là nghiên cứu các phương pháp đơn giản, cho hệ số nhân
cao, chất lượng cây giống tốt, sạch bệnh. Nuôi cấy in vitro là một phương pháp đáp
ứng được các yêu cầu trên [8]. Bên cạnh đó, điều kiện môi trường như ánh sáng,
CO2, độ ẩm... cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và nhân giống
cây dâu tây. Xuất phát từ những khó khăn đó mà cần phải tìm ra các hướng nghiên
cứu mới phục vụ cho việc thúc đẩy sản xuất và nhân giống dâu tây trên quy mô
công nghiệp thông qua phương pháp nuôi cấy mô [7], [8], [9], [13]. Việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật đem lại nhiều hiệu quả cho rõ rệt so với các phương pháp truyền
thống. Gần đây đã có nhiều nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm chuyển các gen
chống chịu sâu bệnh, chịu hạn…vào dâu tây thông qua vi khuẩn để nâng cao khả
năng chống chịu của cây trong điều kiện thời tiết không ổn định, dịch hại nhiều
[32]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyển gen nâng cao khả năng chống chịu vào cây
trồng nói chung và cây dâu tây nói riêng phải thực hiện qua bước nhân giống in
vitro để tạo vật liệu chuyển gen và tái sinh cây sau chuyển gene. Hiện nay ở miền
Bắc, giống được trồng nhiều là giống dâu tây Mỹ, giống này mang nhiều đặc điểm

tốt như khả năng kháng bệnh tốt, quả có màu sắc đẹp, quả to mùi thơm đặc trưng,
quả có độ cứng và phù hợp với điều kiện sinh thái miền Bắc.


14

PHẦN 3
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Hạt và lá cây dâu tây do Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Viện Khoa học Sự sống cung cấp.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tái sinh cây dâu tây in vitro cây dâu tây (Fragaria Vesca L.) thông qua tạo
mô cấy vô trùng, tái sinh chồi từ mô sẹo, nhân chồi và ra rễ ở quy mô phòng thí
nghiệm.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô khoa Công
nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 12/2014 đến tháng 5/2015.
3.3. Điều kiện nghiên cứu
Các thí nghiệm in vitro được duy trì trong điều kiện nhân tạo:
- Số giờ chiếu sáng trong ngày: 8 – 12h/ngày.
- Nhiệt độ phòng nuôi cấy: 250C ± 20C.
- Cường độ ánh sáng: 2000 lux.
- Ẩm độ: 60 – 70%.
3.4. Hóa chất và thiết bị
- Hóa chất: Các muối đa lượng, vi lượng, vitamin là thành phần của môi

trường MS (Murashige & Skoog, 1962); các chất kích thích sinh trưởng:
BA(Duchefa), NAA (Duchefa), IBA (Biobasic), TDZ (Wako), Kinetin (Biobasic),
GA3 (Duchefa), đường (Việt Nam), agar (Việt Nam), …vv
- Thiết bị thí nghiệm chính dùng cho nghiên cứu bao gồm: Cân điện tử
Olhous-Vietlabcu (Mỹ), nồi hấp khử trùng ALP (Nhật Bản), tủ sấy Memmert


15

(Đức), tủ cấy vô trùng II Airtech (Hàn Quốc), máy chuẩn pH Hanna HI2210 (Đức),
lò vi sóng Sanyo, tủ lạnh Sanyo, pipet, máy ảnh,…vv
Ngoài ra còn có các trang thiết bị khác của phòng thí nghiệm khoa Công
nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm.
3.5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt để tạo nguồn vật liệu sạch cho nuôi cấy.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến khả năng tạo mô sẹo từ
mảnh lá.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP kết hợp với NAA đến khả năng tạo mô sẹo
từ mảnh lá.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP kết hợp với TDZ đến tái sinh chồi từ mảnh lá.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP, Kinetin, Kinetin kết hợp với TDZ đến nhân
nhanh chồi.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến quá trình ra rễ của cây dâu tây.
3.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tái sinh cây dâu tây từ mảnh lá dựa trên
nghiên cứu của Dương Tấn Nhựt và cộng sự, 2004 [8].
3.6.1. Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt dâu tây để tạo nguồn vật liệu sạch
cho nuôi cấy
*Cách tiến hành:
Hạt dâu tây sau khi thu được sẽ được tráng bằng nước cất vô trùng 2-3 lần

được khử trùng bằng các hóa chất trong box cấy để tạo mẫu sạch.
- Bước 1: Khử trùng bằng cồn 70o: Hạt dâu tây sau khi được tráng bằng
nước cất vô trùng sẽ được khử trùng bằng cồn 70o trong 30 giây (lắc nhẹ) sau đó
tráng lại bằng nước cất vô trùng 3-4 lần.
- Bước 2: Khử trùng bằng HgCl2 0,1% và Javen 1%:
+ HgCl2 0,1%: Hạt dâu tây sau khi được khử trùng với cồn 70 o sẽ được
khử trùng bằng HgCl 2 trong 5 phút (lắc nhẹ) sau đó tráng lại bằng nước cất vô
trùng 5-7 lần.


16

+ Javen 1%: Nếu khử trùng bằng Javen thì thời gian khử trùng là 3 phút
(lắc nhẹ) sau đó tráng lại bằng nước cất vô trùng 5-7 lần.
*Các thí nghiệm tiến hành:
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt để tạo vật liệu nuôi cấy
Các công thức thực hiện như sau: Bố trí 2 công thức thí nghiệm, mỗi công
thức tiến hành trên 150 mẫu (3 lần nhắc lại, 50 mẫu/ 1 lần nhắc lại).
Công thức 1: Hạt không xử lý phá ngủ
Công thức 2: Hạt xử lý phá ngủ
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Chỉ tiêu theo dõi: Số hạt nảy mầm, tỷ lệ phần trăm số hạt nảy mầm
+ Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) =

Σ Số hạt nảy mầm
Σ Số hạt

x 100

- Hình thái mầm:

+++: Xanh, mập, 5-7 lá
++: Xanh, nhỏ, 5-7 lá
3.6.2. Ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến quá trình tạo mô sẹo từ mảnh lá
*Cách tiến hành:
Mảnh lá sau khi được khử trùng được cấy vào môi trường tạo mô sẹo trong
các bình trụ 250ml. Sau đó đưa các bình mẫu vào môi trường nuôi cấy với điều kiện
không có ánh sáng và có ánh sáng.
Môi trường nuôi cấy là môi trường MS + Saccarose 30g/l + agar 5,0g/l +
Myo Inositol 100mg/l, pH= 5,6-5,8.
*Các thí nghiệm tiến hành:
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng/ tối đến quá
trình tạo mô sẹo từ mảnh lá.
Các công thức thực hiện như sau: bố trí 3 công thức thí nghiệm, mỗi công
thức tiến hành trên 300 mẫu (3 lần nhắc lại, 100 mẫu/ 1 lần nhắc lại).
Công thức 1: Không ánh sáng (để tối) 03 tuần
Công thức 2: Ánh sáng 2000 lux 03 tuần


17

Công thức 3: Không ánh ánh (để tối) 02 tuần =>Ánh sáng 2000 lux 01 tuần
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Chỉ tiêu theo dõi: Số mẫu tạo mô sẹo, tỷ lệ phần trăm mẫu lá tạo mô sẹo.
+ Tỷ lệ mẫu lá tạo mô sẹo (%) =

Σ Số mẫu tạo mô sẹo

x 100

Σ Số mẫu (mảnh lá)


- Hình thái mô sẹo:
+++: Trắng, cứng
++: Vàng, cứng
+: Vàng, xốp
3.6.3. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng tạo mô sẹo từ mảnh lá
*Cách tiến hành:
Mảnh lá sau khi khử trùng cắt lấy đoạn có kích thước 0,3 – 0,5mm cấy vào
môi trường tạo mô sẹo trong các bình trụ 250ml. Môi trường tạo mô sẹo là môi
trường nền có bổ sung BA kết hợp với NAA ở các nồng độ khác nhau.
*Các thí nghiệm tiến hành:
- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với NAA
đến khả năng tạo mô sẹo từ mảnh lá (bao gồm 5 công thức, các công thức được bố
trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại, 60 mẫu/ 1 công thức)
Công thức 1: Môi trường nền + BA 0mg/l + NAA 0mg/l
Công thức 2: Môi trường nền + BA 0,5mg/l + NAA 0,5mg/l
Công thức 3: Môi trường nền + BA 1,0mg/l + NAA 1,0mg/l
Công thức 4: Môi trường nền + BA 2,0mg/l + NAA 2,0mg/l
Công thức 5: Môi trường nền + BA 3,0mg/l + NAA 3,0mg/l
Môi trường nền: Môi trường MS + Saccarose 30g/l + agar 5,0g/l + Myo
Inositol 100mg/l, pH= 5,6.
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Chỉ tiêu theo dõi: Số mẫu tạo mô sẹo, hình thái mô sẹo.
+ Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo (%) =

Σ Số mẫu tạo mô sẹo
Σ Số mẫu (mảnh lá)

x 100



×