Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu tái sinh cây bò khai (erythropalum scandens) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.05 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH KHANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TÁI SINH CÂY BÕ KHAI
(ERYTHROPALUM SCANDENS)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

:
:
:
:

Chính quy
Công nghệ sinh học
CNSH - CNTP
2011 – 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH KHANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TÁI SINH CÂY BÒ KHAI
(ERYTHROPALUM SCANDENS)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên HD

:
:
:
:
:
:

Chính quy
Công nghệ sinh học
K43 – CNSH
CNSH - CNTP
2011 – 2015

ThS. Vi Đại Lâm

Thái Nguyên, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chƣa công bố trên các tài liệu. Nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Ngƣời viết cam đoan

Xác nhận của GVHD

ThS. Vi Đại Lâm

Nguyễn Đình Khang

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai xót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!

(Ký, ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình thành,
phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của sinh viên theo mục tiêu
đào tạo đã đề ra, đó là quá trình áp dụng các kiến thức học đƣợc trong nhà trƣờng
vào thực tế công việc giúp sinh viên nhận biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình
và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc.
Đƣợc sự nhất chí của Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm và Ban chủ
nhiệm khoa Công nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm, và sự đồng ý của hai thầy
giáo ThS. Vi Đại Lâm và Th.S Đào Duy Hưng, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
nghiên cứu tái sinh cây Bò Khai (Erythropalum scandens) bằng phương pháp
nuôi cấy mô tế bào.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng Đại học Nông Lâm, Ban
chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học, Lãnh đạo viện Khoa học sự sống- Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, các chuyên viên bộ môn Công nghệ tế bào (Viện khoa học
sự sống), các thầy cô giáo trong bộ môn CNSH (khoa Công nghệ sinh học & Công
nghệ thực phẩm). Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn hai thầy giáo ThS. Vi Đại Lâm
và Th.S Đào Duy Hưng đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hƣớng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn
gia đình và bạn bè đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa luận này.
Măc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng
nhƣ hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Tôi rất mong đƣợc sự góp ý của
quý thầy cô giáo và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn!
Xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, ngày

tháng
Sinh viên

năm 2015

Nguyễn Đình Khang


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

2,4 D

: 2,4 Diclorophenoxy acetic acid

Cs

: Cộng sự

BA

: 6-Benzylaminopurine

CT

: Công thức


CV

: Coeficient of Variation

ĐC

: Đối chứng

GA3

: Gibberellic acid

IAA

: Indole-3-acetic acid

IBA

: Indole butyric acid

BAP

: Bezylamino purine

Kinetin

: 6-Furfurylaminopurine

LSD


: Least Singnificant Difference Test

MS

: Murashige & Skoog (1962)

MT

: Môi trƣờng

W/v

: Khối lƣợng/ thể tích

V/v

: Thể tích/thể tích


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. phân tích định tính các nhóm chất hữu cơ trong phần ngọn
và rễ cây Bò khai............................................................................................................. 5
Bảng 4.1. Kết quả ảnh hƣởng của thời gian khử trùng bằng
dung dịch H2O2 (4,0%) đến khả năng vô trùng mẫu .................................................. 25
Bảng 4.2. Kết quả ảnh hƣởng của thời gian khử trùng viên
khử trùng Johnson (2,5ppm) đến hiệu quả khử trùng mẫu cấy.................................. 27
Bảng 4.3. Kết quả ảnh hƣởng của thời gian khử trùng

bằng HgCl2 (0,1%) đến hiệu quả khử trùng mẫu ........................................................ 28
Bảng 4.4. Kết quả ảnh hƣởng của kinetin đến khả năng tái sinh chồi....................... 30
Bảng 4.5. Kết quả ảnh hƣởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi.
Kết quả nghiên cứu đƣợc thu thập sau 60 ngày .......................................................... 33
Bảng 4.6. Kết quả ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa BAP và IAA đến hiệu
quả tái sinh chồi. Kết quả nghiên cứu đƣợc thu thập sau 60 ngày............................. 36
Bảng 4.7. Kết quả ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa BAP và IBA đến
hiệu quả tái sinh chồi. Kết quả nghiên cứu đƣợc thu thập sau 60 ngày. ................... 39


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hƣởng của thời gian khử trùng bằng dung dịch
H2O2 (4,0%) đến khả năng vô trùng mẫu Bò khai. ..................................................26
Hình 4.2. Ảnh hƣởng của thời gian khử trùng viên khử trùng Johnson
(2,5ppm) đến hiệu quả khử trùng mẫu Bò khai. .......................................................27
Hình 4.3. Ảnh hƣởng của thời gian khử trùng bằng HgCl2 (0,1%)
đến hiệu quả khử trùng mẫu Bò khai. .......................................................................29
Hình 4.4. Ảnh hƣởng của kinetin đến khả năng tái sinh chồi ...................................32
Hình 4.5. Ảnh hƣởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi Bò khai. ......................35
Hình 4.6. Ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa BAP và IAA đến hiệu quả
tái sinh chồi Bò khai ..................................................................................................38
Hình 4.7. Ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa BAP và IBA đến hiệu quả
tái sinh chồi Bò khai. .................................................................................................41


vi

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ..............................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học. .............................................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn. ..............................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Giới thiệu chung về cây Bò khai ..........................................................................4
2.1.1. Đặc điểm của cây Bò khai .................................................................................4
2.1.2. Nguồn gốc và phân bố.......................................................................................4
2.1.3. Phân loại ............................................................................................................5
2.1.4. Giá trị của cây Bò khai ......................................................................................5
2.2. Tình hình nghiên cứu cây Bò khai .......................................................................7
2.3. Khái niệm và cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật .........................10
2.3.1. Khái niệm ........................................................................................................10
2.3.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật ............................................10
2.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nuôi cấy mô tế bào thực vật ...............................11
2.4.1 Vật liệu nuôi cấy ..............................................................................................11
2.4.2. Điều kiện nuôi cấy ..........................................................................................11
2.4.3.Vô trùng mẫu cấy: ............................................................................................12
2.4.3. Thành phần môi trƣờng nuôi cấy ....................................................................12
2.4.4. Môi trƣờng vật lý ............................................................................................17
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............19
3.1. Vật liệu, hóa chất và thiết bị nghiên cứu ............................................................19
3.1.1. Vật liệu ............................................................................................................19
3.1.2. Hóa chất ..........................................................................................................19
3.1.3. Thiết bị ............................................................................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................19



vii
3.2.1.Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................19
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................19
3.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chất khử trùng
đến khả năng vô trùng mẫu Bò khai .........................................................................20
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian khử trùng bằng dung dịch
H2O2 (4,0%) đến khả năng vô trùng mẫu. .................................................................20
3.4.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian khử trùng viên khử trùng
Johnson (2,5ppm) đến hiệu quả khử trùng mẫu cấy .................................................21
3.4.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian khử trùng với HgCl2(0,1%). ................21
3.5. Nội dung 2: Nghiên cứu của một số chất điều hòa sinh trƣởng
đến khả năng tái sinh chồi Bò khai. ..........................................................................22
3.5.1.Nghiên cứu ảnh hƣởng của kinetin đến khả năng tái sinh chồi. ......................22
3.5.2.Nghiên cứu ảnh hƣởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi...........................22
3.5.3.Nghiên cứu ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa (kinetin hoặc BAP)



IAA đến hiệu quả tái sinh chồi ..................................................................................23
3.5.4.Nghiên cứu ảnh hƣởng của sự kết hợp giữa (kinetin hoặc BAP)
và IBA đến hiệu quả tái sinh chồi. ............................................................................23
3.6. Xử lý số liệu .......................................................................................................24
PHẦN 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................25
4.1. Kết quả ảnh hƣởng của một số chất khử trùng đến khả năng
vô trùng mẫu Bò khai ................................................................................................25
4.2. Kết quả ảnh hƣởng của một số chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng
tái sinh chồi Bò Khai. Kết quả nghiên cứu đƣợc thu thập sau 60 ngày ....................30

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................42
5.1. Kết luận ..............................................................................................................42
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................42


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây Bò khai hay còn gọi là Dây hƣơng có tên khoa học là Erythropalum
scandens (Đỗ Tất Lợi, 2003) [13]. Bò khai là loại cây dây leo dài từ 5-10m.
Ở Việt Nam, Bò khai có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất là
Bắc Kạn và Thái Nguyên và đƣợc coi là một trong những loại rau đặc sản của
địa phƣơng.
Theo Đỗ Tất Lợi trong 100g của lá cây Bò khai có chứa: 78,8g nƣớc;
6g Protein; 6,1g Gluxit; 7,5 g xơ; 1,6g tro; 138 mg canxi; 40,7mg photpho;
2,6 mg carotene và 60 mg VitaminC. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng
dƣợc lí của cây Bò khai dùng chữa viêm thận, viêm gan, viêm đƣờng tiết liệu,
tiểu tiện không thông. Khi ngƣời đi xa về mệt mỏi, nƣớc tiểu vàng đục, chỉ
cần ăn rau Bò khai 1-2 lần là nƣớc tiểu trở lại bình thƣờng. Đặc biệt cây Bò
khai sắc lấy nƣớc uống chữa bệnh viêm gan siêu vi trùng đạt kết quả rất tốt
(Đỗ Tất Lợi, 2003) [13].
Đây là cây cho năng suất và thu nhập cao với giá bán trên thị trƣờng hiện
nay từ 3000-5000 đồng/bó (một bó khoảng 200-300 gam), 15000-30000
đồng/1kg ngọn non. Vì vậy việc trồng và khai thác cây Bò khai đang là một
hƣớng làm kinh tế triển vọng cho bà con vùng đồi núi phía Bắc (Nguyễn Tiến
Bân, 1998) [1].
Hiện nay nhu cầu về giống cây Bò khai tƣơng đối lớn, trong khi đó
phƣơng pháp nhân giống truyền thống (giâm hom) còn nhiều hạn chế. Mất

nhiều thời gian và công sức, hệ số nhân chồi thấp, cây con độ trẻ hóa không
cao. Trong khi nuôi cấy mô tế bào đang rất phát triển, có nhiều ƣu điểm vƣợt
trội hơn so với nhân giống thông thƣờng. Đó là phƣơng pháp nuôi cấy


2

nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch các vi sinh vật, trên môi trƣờng dinh
dƣỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng. Nuôi cấy mô giữ nguyên đƣợc tính
trạng tốt của bố mẹ, hệ số nhân giống nhanh trong thời gian ngắn, cho ra các
cá thể tƣơng đối đồng nhất về mặt di truyền, có thể nhân giống cây trồng ở
quy mô công nghiệp (kể cả trên các đối tƣợng khó nhân bằng phƣơng pháp
thông thƣờng), chủ động kế hoạch sản xuất, tạo đƣợc cây sạch bệnh chất
lƣợng tốt, các cây sau nhân in vitro có xu hƣớng đƣợc trẻ hóa nên nâng cao
hiệu quả nhân so với các phƣơng pháp nhân giống thông thƣờng (Lê Tùng
Châu, 1996) [3].
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: nghiên cứu tái
sinh cây Bò khai (Erythropalum scandens ) bằng phương pháp nuôi cấy
mô tế bào nhằm góp phần hoàn thiện quy trình nhân nhanh cây Bò khai.
1.2.Mục đích của đề tài
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chất khử trùng đến khả năng vô
trùng mẫu và tái sinh giống Bò khai chất lƣợng cao bằng kĩ thuật in vitro.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hƣởng của một số chất khử trùng đến khả năng vô trùng
mẫu Bò khai.
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của một số chất điều tiết sinh trƣởng đến
khả năng tái sinh chồi.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học.
Quá trình nghiên cứu sẽ đƣa ra đƣợc một số kĩ thuật góp phần xây dựng

và hoàn thiện tái sinh giống Bò khai bằng kĩ thuật in vitro. Từ đó đánh giá
đƣợc ảnh hƣởng của một số chất điều tiết sinh trƣởng đến kĩ thuật tái sinh Bò
khai bằng phƣơng pháp in vitro.


3

Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển việc nghiên cứu kĩ thuật nhân
giống in vitro cây dƣợc liệu nói chung.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Từ các kết quả nghiên cứu bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phục vụ
cho các nghiên cứu, giảng dạy và kĩ thuật tái sinh giống Bò khai có chất
lƣợng cao bằng phƣơng pháp in vitro.
Góp phần bảo tồn và nhân giống Bò khai, tạo ra một số lƣợng cây giống
lớn, đồng đều có chất lƣợng cao cung cấp cho sản xuất và thị trƣờng tiêu
dùng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây Bò khai
2.1.1. Đặc điểm của cây Bò khai
Bò khai là loại cây có dây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, dài 1525cm, đầu thƣờng chẻ hai. Thân dài tới 15m, màu xám vàng hay vàng nhạt,
già có màu trắng mốc, non màu xanh. Đƣờng kính thân trung bình 2-3cm,
lớn nhất đạt 5-6cm. Cành mềm, trên vỏ có nhiều vết bì khổng màu nâu. Lá
mọc so le, hình trứng rộng, đầu nhọn, dài 9-16cm, rộng 6-11cm, mép
nguyên, lƣợn sóng. Lá bị vò có mùi thơm hăng. Cụm hoa ngù nhỏ, mọc ở

nách lá. Đài hình đầu có 5 răng. Hoa 5 cánh, có 5 nhị mọc đối diện với cánh
hoa. Quả mọng hình trái xoan, dài 1,0-1,5cm, mang một sẹo ở đầu, khi chín
màu vàng hay đỏ có 1 hạt hình trứng bên trong. Ra hoa tháng 4-6, mùa quả
7-9, chín quả vào tháng 10. Quả có thể tồn tại trên cây đến mùa hoa năm
sau. Cây dễ nhân giống bằng hom (Phạm Văn Điển, 2005) [7], (Nguyễn
Tiến Bân, 1998) [1].
2.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Cây Bò khai có nguồn gốc nhiệt đới châu Á, phổ biến ở Nam Trung
Quốc, Lào, Cămpuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam cây Bò khai phân bố phổ
biến ở các tỉnh phía bắc, cũng gặp ở các tỉnh miền trung và Tây Nguyên,
duyên hải nam Trung Bộ. Tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc bao gồm
các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang. Cây sống ở độ cao từ 100-1500m, mọc hoang ven rừng
thứ sinh, rừng đang phục hồi, chủ yếu tập trung ở vùng núi đá vôi (Trần Cự
và cs, 2000) [4] (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [16].


5

2.1.3. Phân loại
Bò khai tên khoa học:Erythropalum scandens Blume.
Loài

: Escandens.

Chi

: Erythropalum. Bò khai là loài duy nhất còn tồn tại đƣợc công

nhận thuộc chi Erythropalum.

Họ

: Dầu Olacaceae,họ Olacaceae gồm 3- 4 chi và khoảng 40 loài.

Bộ

: Santalales.

Lớp

: Eudicost.

Ngành

: Angiospermae.

Giới

: Plant (Đặng Văn Minh và cs 2011) [14], (Vũ Trung Tạng,

2003) [21].
2.1.4. Giá trị của cây Bò khai
2.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng.
Bò khai đƣợc coi là loại rau quý. Lá và ngọn cây là loại rau giàu dinh
dƣỡng, ngon, đƣợc ngƣời dân miền núi đặc biệt ƣu chuộng. Ngƣời ta thƣờng
lấy lá và ngọn non thái nhỏ, vò kỹ, rửa sạch để khử mùi khai rồi nấu canh,
luộc hay xào ăn có mùi thơm ngon nên có tên rau Hƣơng nhƣng khi đi tiểu
có mùi khai nên gọi là Bò khai (Trần Cự và cs, 2000) [4].
Bò khai có thành phần dinh dƣỡng nhƣ sau: Trong 100g có 78,8g nƣớc; 6g
Protein; 6,1g Gluxit; 7,5 g xơ; 1,6g tro; 138 mg canxi; 40,7mg photpho; 2,6 mg

carotene và 60 mg VitaminC. ( Trần Văn Hiển vs cs, 2003) [8].
Bảng 2.1. phân tích định tính các nhóm chất hữu cơ
trong phần ngọn và rễ cây Bò khai.

Ngọn non

% Nƣớc
ở mẫu
tƣơi
83,82

%
Xyanua
tổng số
0,0058

Rễ

65,59

0,0063

Nguyên
liệu

Plavonoit

Saponin

Cumarin


Lipit

Đƣờng






















6

2.1.4.2. Giá trị kinh tế
Cây Bò khai mọc nhanh, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh, chỉ 1 năm là có

thể thu hoạch đƣợc. Với chu kỳ thu hoạch nhanh và thời gian thu hoạch kéo
dài, trung bình nếu chăm sóc tốt thì chỉ cần cách 5 ngày là đƣợc hái ngọn và
thời gian cho thu hoạch có thể kéo dài khoảng 8 - 9 tháng trong năm (chỉ trừ
những tháng lạnh nhất của mùa đông). Mỗi kg Bò khai đƣợc bán với giá từ
30- 40 nghìn đồng. Thị trƣờng tiêu thụ rau bò khai hiện cũng khá ổn định và
có xu hƣớng đƣợc mở rộng do loại rau này không chỉ phục vụ bữa ăn cho
ngƣời dân địa phƣơng mà còn là sản phẩm nông nghiệp đƣợc nhiều khách
du lịch lựa chọn làm quà mang về (Nguyễn Chí Hiểu, 2009) [9].
2.1.4.3. Giá trị dược liệu
Theo đông y Bò khai có vị hơi đắng tính bình, có tác dụng thanh nhiệt,
nợi niệu.
Ở Trung Quốc Bò khai đƣợc dùng làm thuốc chữa bệnh: viêm gan, viêm
ruột, viêm niên đạo, viêm thận cấp tính.
Ở Việt Nam Bò khai đƣợc dùng để chữa bệnh viêm thâm, viêm gan, viêm
đƣờng tiết niệu, tiểu tiện không thông (Phạm Hoàng Hộ, 1999) [10].
Thƣờng dùng chữa bênh đái vàng, đái dắt. dùng 20- 40g lá tƣơi giã nát,
thêm nƣớc gạn uống. có khi dùng phối hợp với lá Bòng Bong. Kinh nghiệm
dân gian ở Thái Nguyên dùng toàn cây xắc lấy nƣớc uống chữa bệnh viêm
gan siêu vi trùng cho kết quả tốt (Nguyễn Tiến Đàn và cs,2003) [5].
Khi đi xa về mệt mỏi nƣớc tiểu vàng đục, chỉ cần ăn rau 1-2 lần nƣớc tiểu
sẽ trở lại bình thƣờng.
Cả rau Bò khai tƣơi và khô đều có thể dùng làm thuốc để chữa các bệnh
về thận, gan và nƣớc tiểu vàng. Thân cành tƣơi bỏ lá thái mỏng phơi khô,
ngâm rƣợu chữa sốt, tê thấp ( Đỗ Tất Lợi, 2003) [13].


7

Ngoài ra, trong thành phần hóa học của rau Bò khai có hợp chất dạng
Flavine, (Hứa Văn Thao – 2001, trích theo Dương Hữu Phùng, 2003), đây là

một trong những hợp chất có tác dụng lợi tiểu, nhƣ vậy có thể thấy việc ngƣời
dân sử dụng cây Bò khai làm thuốc chữa bệnh nƣớc tiểu vàng và một số rối
loạn liên quan tới hoạt động của hệ gan – thận – tiết niệu là có cơ sở cả khoa
học và thực tiễn.
2.2. Tình hình nghiên cứu cây Bò khai
Theo Dƣơng Hữu Phùng, Cây Bò khai có 2 lứa quả trong năm, lứa đầu ra
hoa tháng 6, chín tháng 8, kết quả gieo thử nghiệm hạt từ lứa quả này cho tỷ
lệ mọc 47,5%. Lứa quả thứ 2 của cây ra hoa tháng 9, quả chín tháng 11, kết
quả thử nghiệm gieo hạt của lứa quả này đạt tỷ lệ nảy mầm cao hơn (82,6%).
Sự chênh lệch về tỷ lệ hạt nảy mầm của 2 lứa quả đƣợc cho là vì chất lƣợng
hạt giống ở hai lứa là khác nhau, mặt khác thời vụ gieo hạt vào tiết Đông –
Xuân cũng phù hợp hơn (Dƣơng Hữu Phùng và cs, 2003) [18].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Dƣơng Hữu Phùng, cây Bò khai trong
tự nhiên có khả năng phát tán thấp là do quả của loại cây này khi chín có mùi
vị hấp dẫn một số loài chim, thú đến ăn và phá hại (Dƣơng Hữu Phùng và cs,
2003) [18].
Ngoài khả năng nhân giống từ hạt, Bò khai cũng là loài cây có thể nhân
giống bằng biện pháp vô tính. Nếu chiết cành thì sau chừng 6–7 tháng có thể
đem trồng. Độ dài cành chiết khác nhau cũng cho tỷ lệ ra rễ và xuất vƣờn
khác nhau. Cành dài 30-40cm (3lá) cho tỷ lệ ra rễ 88,5%. Cành dài 10-20cm
(1 lá) chỉ cho tỷ lệ ra rễ 74,2%. Về khả năng giâm cành, thời vụ giâm có ảnh
hƣởng lớn đến thời gian ra rễ và tỷ lệ mọc của hom giâm.Vụ giâm tháng 11
cho kết quả xuất vƣờn đạt tỷ lệ 83%, thời gian từ khi giâm đến mọc là 24
ngày. Vụ giâm tháng 1 chỉ cho tỷ lệ xuất vƣờn đạt 75,3%, thời gian từ khi
giâm đến mọc là 36 ngày. Các loại cành giâm khác nhau (bánh tẻ, trung bình,


8

già) cũng cho kết quả khác nhau, loại cành trung bình và bánh tẻ cho tỷ lệ

sống cao (84,1 -85,2%), loại cành già chỉ đạt tỷ lệ sống là 56,2% (Phạm Văn
Điển, 2005) [7].
So sánh về sự sinh trƣởng của 2 loại cây (cây gieo hạt và cây giâm cành) ở
tuổi 1 cho thấy: Trong năm đầu cây trồng từ hạt thể hiện sinh trƣởng yếu hơn
cây giâm cành, số ngọn trung bình là từ 2,6 – 10,3 ngọn/cây/tháng. Trong khi
đó cây giâm cành đạt 3,8-14,2 ngọn/cây/tháng. Tuy vậy sang đến năm thứ 2 thì
sự sai khác nhỏ dần và cân bằng, sau đó cây gieo hạt lại thể hiện sinh trƣởng
mạnh hơn, số ngọn trung bình là từ 6,8- 21,5 ngọn/cây/tháng.Trong khi đó cây
giâm cành chỉ đạt 5,6-19,2 ngọn/cây/tháng (Trần Cự và cs, 2000) [4].
Theo Triệu Văn Hùng, rau Bò khai là cây không quá khó trồng, có thể
thích ứng tốt trong điều kiện trồng trọt tại Thái Nguyên. Cây Bò khai ƣa đất
ẩm nhƣng không chịu đƣợc úng ngập, thích hợp đất nhiều mùn. Khi triển khai
trồng tại vƣờn rau tăng gia của tiểu đoàn 2 – Trung đoàn 601 – Quân khu I,
các chiến sĩ ở đây đã cho vào mỗi gốc cây một tảng đá vôi (nguyên khai) lớn.
So sánh với những cây không cho tảng đá nhƣ vậy thì thấy cây trồng với các
tảng đá sinh trƣởng tốt hơn, lá màu xanh thẫm và mƣớt hơn (Triệu Văn Hùng,
2002) [11].
Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam cũng đã nghiên cứu thử nghiệm nhân giống cây Bò khai tại Hoành Bồ
Quảng Ninh, bƣớc đầu thành công bằng cách giâm hom, đồng thời giới thiệu
một số kỹ thuật gây trồng cơ bản.
Nguyễn Chí Hiểu - Trƣờng Đại học Tây Bắc với “ Nghiên cứu kỹ thuật
gây trồng và phát triển rau Bò khai, rau Sắng tại Sơn La”, cho thông tin về kết
quả nghiên cứu bƣớc đầu nhƣ sau: Nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom
có sử dụng chất kích thích sinh trƣởng cho tỉ lệ nảy mầm khá cao, biến động từ
65 – 85% tuỳ vào loại thuốc kích thích (IAA, IBA, NAA) và thời vụ giâm


9


hom. Qua kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy IBA tỏ ra khá hiệu quả đối với
việc kích thích ra rễ hom giâm cây Bò khai (Nguyễn Chí Hiểu,2009) [9].
Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi - Sở Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn tỉnh Bắc Kạn cũng đã và đang tiến hành khảo nghiệm giâm cành rau Bò
khai và bƣớc đầu đã đạt một số kết quả khả quan.
Theo Trịnh Đình Đạt cây Bò khai có thể lấy hom để giâm từ gốc lên hết
phần bánh tẻ cây mẹ 3 tuổi trở lên. Cắt thân thành nhiều đoạn hom, mỗihom
dài 20 -25cm, to trên 3mm, có từ 1-3 lóng gồm 2-4 mắt, cắt bỏ hết lá. Cắt
hom đến đâu đem giâm đến đó. Giâm hom lên luống đã chuẩn bị theo rạch
sâu 10cm, rạch nọ cách rạch kia 30cm. Làm giàn che và tƣới đủ ẩm cho cây,
sau 20-25 ngày hom ra rễ ở phía dƣới và nảy chồi ở các đốt phía trên. Tiêu
chuẩn cây con xuất vƣờn phải cao 20-25 cm, rễ dài 5-6cm, có 5-6 cặp lá trở
lên, cây sinh trƣởng tốt. Thời vụ trồng là xuân hoặc thu. Chọn ngày râm mát
hoặc có mƣa, có thể trồng dƣới tán rừng tự nhiên, trồng dƣới tán rừng trồng,
trồng nơi có cây che bóng phù trợ trên đất sau nƣơng rẫy còn tốt, trồng dƣới
tán cây ăn quả trong các vƣờn nhà, hoặc trồng thuần theo hƣớng thâm canh ở
các đất đồi bãi (Trịnh Đình Đạt, 2007) [6].
Hiện tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp Việt
Nam cũng đã và đang tiến hành dự án phát triển cây rau Bò khai tại tỉnh Bắc
Kạn trong khung dự án CoDI “Liên kết để đa dạng hóa thu nhập từ cây trồng
ít sử dụng” giai đoạn 2008-2011 do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ
thông nông nghiệp phối hợp với Viện nghiên cứu Rau quả Việt nam và các tổ
chức của Ấn Độ cùng thực hiện, kết quả bƣớc đầu của dự án cũng đã khẳng
định cây Bò khai có thể nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom, các thử
nghiệm về chăm sóc sau trồng cũng đang có những tín hiệu tích cực (Trịnh
Đình Đạt, 2007) [6].
Do nhu cầu về rau Bò khai ngày càng lớn nên nhiều gia đình ở các xóm


10


làng vùng sâu ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang đã biết bảo vệ, gìn giữ
những khu rừng có cây Bò khai phân bố tự nhiên. Một số chủ vƣờn rừng đã
bắt đầu để tâm nghiên cứu, trồng thử để dần dần đƣa Bò khai vào vƣờn cây
của mình. Cây Bò khai có thể trồng bằng hạt hoặc bằng hom, cách thức mà
ngƣời dân ở đây thƣờng sử dụng để nhân giống là cắt dây Bò khai từ rừng
đem về giâm trồng trực tiếp xuống đất trong vƣờn nhà (Phạm Văn Điển,
2005) [7].
2.3. Khái niệm và cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.3.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình nuôi cấy in vitro các nguyên liệu
nhƣ đoạn thân , đoạn rễ, vảy củ hay mẫu mô, cánh hoa có kích thƣớc phù hợp
đƣợc nuôi cấy trong ống nghiệm với điều kiện vô trùng và môi trƣờng thích
hợp để tạo thành mô hay cây hoàn chỉnh (Đỗ Thị Ngọc Oanh, 2004) [17].
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là: Cho hệ số nhân giống cao nên có thể
tạo ra số lƣợng cây lớn trong thời gian ngắn.Thực hiện quanh năm không phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên.Tạo ra cá thể mới giữ đƣợc đặc tính của cây ban
đầu (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [16].
2.3.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.3.2.1. Tính toàn năng của tế bào thực vật
Gottlieb Haberlandt (1902) nhà thực vật học ngƣời Đức đã đặt nền
móng đầu tiên cho nuôi cấy mô tế bào thực vật. Ông đƣa ra giả thuyết về
tính toàn năng của tế bào trong cuốn sách “Thực nghiệm về nuôi cấy tế bào
tách rời”. Theo ông mỗi tế bào bất kỳ của cơ thể sinh vật nào đều mang toàn
bộ lƣợng thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành
cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
2.3.2.2. Sự phân hóa tế bào
Sự sinh trƣởng của tế bào gồm hai giai đoạn: Giai đoạn phân chia tế bào
và giai đoạn dãn của tế bào. Trong hai giai đoạn này tế bào chƣa có những
đặc trƣng riêng về cấu trúc và chức năng.



11

Sau đó, các tế bào bắt đầu phân hóa thành các mô chuyên hóa để đảm
nhận các chức năng khác nhau, các tế bào trong giai đoạn này có các đặc
trƣng riêng về cấu trúc và chức năng.
Có thể nói rằng sự phân hóa tế bào là sự chuyển tế bào phôi sinh thành
các tế bào mô chuyên hóa (Dƣơng Hữu Phùng và cs, 2003) [18].
2.3.2.3. Sự phản phân hóa tế bào
Sự phản phân hóa tế bào là quá trình ngƣợc lại với sự phân hóa tế bào,
Các tế bào đã biệt hóa trong các mô chức năng không mất đi khả năng phân
chia, trong những điều kiện nhất định chúng có thể quay lại đóng vai trò nhƣ
các mô phân sinh và có khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới (Hoàng
Minh Tấn và cs, 1994) [20].
2.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.4.1 Vật liệu nuôi cấy
Vật liệu nuôi cấy là nguồn nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy mô tế bào
thực vật.
Vật liệu nuôi cấy ảnh hƣởng khá lớn tới kết quả nuôi cấy. Về nguyên
tắc mỗi tế bào của mô chuyên hóa nhƣ thân, rễ, lá, chồi … trên cơ thể sinh
vật đều có khả năng làm vật liệu nuôi cấy. Tuy nhiên, thực tế tùy từng loại tế
bào và các loại mô khác nhau mà kết quả phát sinh hình thái khác nhau, với
khả năng tạo chồi rễ hay mô sẹo (Mai Văn Quyền và cs, 2006) [19].
Vì vậy việc chọn mẫu cấy cho phù hợp phải căn cứ vào: Trạng thái sinh
lý hay tuổi của mẫu, mẫu non trẻ có sự phản ứng với các điều kiện và môi
trƣờng nhanh, dễ tái sinh. Ngoài ra mô non mới đƣợc hình thành sinh trƣởng
mạnh, mức độ nhiễm mầm bệnh ít hơn.
2.4.2. Điều kiện nuôi cấy
Điều kiện vô trùng là yêu cầu quan trọng nhất quyết định trƣớc tiên đến

sự thành bại của việc nuôi cấy. Toàn bộ quá trình nuôi cấy in vitro cần đảm bảo


12

điều kiện vô trùng tuyệt đối. Vô trùng bao gồm: Vô trùng phòng nuôi cấy, vô
trùng dụng cụ và môi trƣờng, vô trùng mẫu cấy (Vũ Văn Vụ, 1993) [24].
2.4.3.Vô trùng mẫu cấy:
Mô cấy có thể là các bộ phận khác nhau của thực vật, tùy theo sự tiếp
xúc với môi trƣờng bên ngoài mà các bộ phận này chứa nhiều hay ít vi
khuẩn, nấm. Phƣơng pháp vô trùng mẫu cấy phổ biến hiện nay là dùng các
chất hóa học có hoạt tính diệt nấm, diệt khuẩn. Hiệu lực diệt nấm, diệt
khuẩn của các chất này phụ thuộc vào thời gian xử lý, nồng độ và khả năng
xâm nhập trên bề mặt mô cấy: HgCl2(0,1%), H2O2,(4,0%), Johnson
(2,5ppm), cồn 700(Johan Rusydi Iskandar,Kotanegara, l995) [25].
2.4.3. Thành phần môi trường nuôi cấy
Môi trƣờng hóa học cung cấp chất dinh dƣỡng cơ bản cần thiết cho sự
sinh trƣởng và phân hóa của mô trong suốt quá trình nuôi cấy in vitro. Thành
phần của môi trƣờng hóa học thay đổi theo loài cây, bộ phận cây, mục đích
nuôi cấy nhƣng thƣờng có các nhóm chất sau(Lê Văn Tri, 1997) [23].
2.4.3.1. Nguồn cacbon
Thông dụng nhất là sử dụng glucose và saccharose (30g/ 1l môi
trƣờng), agar 5- 7g/1l môi trƣờng (Nguyễn Nhƣ Khanh và cs, 2011)[12].
2.4.3.2. Các nguyên tố khoáng
 Đa lượng
Nguyên tố đa lƣợng là những nguyên tố muối khoáng nhƣ: N, P, K, Mg,
Ca, Na, S, đƣợc sử dụng ở nồng độ trên 30 ppm. Các nguyên tố này có chức
năng tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa các tế bào thực vật với môi
trƣờng và xây dựng nên thành tế bào, môi trƣờng nhiều nitơ thích hợp cho
việc hình thành chồi , với môi trƣờng nhiều kali sẽ giúp cho quá trình trao đổi

chất diễn ra mạnh mẽ (Nguyễn Nhƣ Khanh và cs, 2011) [12].


13

- Nitơ vô cơ: Đƣợc sử dụng ở dạng NO3- (nitrat) và NH4+ (amoni) riêng
rẽ hoặc phối hợp với nhau, trong đó việc hấp thụ NO3- của các tế bào thực vật
tỏ ra có hiệu quả hơn so với NH4+. Nhƣng đôi khi NO3- gây ra hiện tƣợng
“kiềm hoá” môi trƣờng. Vì vậy giải pháp sử dụng phối hợp cả hai nguồn nitơ
với tỷ lệ hợp lý đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. Các muối khoáng có Nitơ thƣờng
dùng là: Canxi nitrat (Ca(NO3)2.4H2O), Kali nitrat (KNO3), Natri Nitrat
(NaNO3), hoặc Amoni nitrat (NH4NO3). Các muối Amon thƣờng dùng là:
Amon sunphat (NH4)2SO4, Hoặc Amon Nitrat (NH4NO3)
- Hai dạng photpho thƣờng dùng là: NaHPO4.7H2O và KH2PO4.
- Kali đƣợc cung cấp cho môi trƣờng dƣới dạng Kali nitrat (KNO 3),
Kali Clorua (KCl), KaliDehidro Photphat (KH2PO4).
- Nguồn canxi trong môi trƣờng cung cấp dƣới dạng muối Canxi
Nitrat: Ca(NO3)2.4H2O, CaCl2 .6H2O, CaCl2.2H2O.
- Nguồn Mg và S đƣợc cung cấp dƣới dạng MgSO4.7H2O hoặc
(NH4)2SO4.
- Các Ion Na+ và Cl- cần ở nồng độ thấp và đƣợc đƣa vào môi trƣờng
cùng các muối khoáng khi điều chỉnh pH môi trƣờng (Phạm Văn Thỉnh,
2000) [22].
 Vi lượng
Nguyên tố vi lƣợng là những nguyên tố khoáng đƣợc sử dụng ở nồng độ
dƣới 30 ppm gồm có Fe, Bo, Mn, Mo, Cu, Zn, Ni… tuy chỉ cần một lƣợng
nhỏ trong môi trƣờng nuôi cấy nhƣng chúng là thành phần không thể thiếu
cho sự sinh trƣởng và phát triển của mô. Nếu thiếu Fe quá trình phân chia của
tế bào bị rối roạn, thiếu Bo mô nuôi cấy phát triển mô sẹo rất nhanh, nhƣng có
hiệu suất tái sinh thấp. Hàm lƣợng của các nguyên tố đa lƣợng và các nguyên



14

tố vi lƣợng phụ thuộc vào từng môi trƣờng nuôi cấy và từng đối tƣợng nuôi
cấy (Nguyễn Nhƣ Khanh, 2011) [12], (Lê Văn Tri, 1997) [23].
2.4.3.3. Vitamin
Theo Czocowoki (1952) thì mô tế bào thực vật khi nuôi cấy in vitro vẫn
có khả năng tổng hợp vitamin nhƣng không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng.
Vì vậy phải bổ sung các vitamin cần thiết vào môi trƣờng nuôi cấy để góp
phần tạo các enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Các vitamin
thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ: B1 (thiamin), B2 (Ribofravin), B3 (Axit
panthotenic), B5 (axit nicotinic), B6 (piridoxin) với nồng độ phổ biến là
1mg/l. Myo – intositol cũng hay đƣợc sử dụng vì nó có vai trò quan trọng
trong sinh tổng hợp thành tế bào thực vật (Lê Văn Tri, 1997) [23].
- Các chất phụ gia hữu cơ
Các chất phụ gia đƣợc đƣa vào môi trƣờng nuôi cấy nhằm kích thích sự
sinh trƣởng của mô sẹo và các cơ quan khác nhƣ: Nƣớc dừa, khoai tây , chuối,
dịch chiết nấm men. Trong thành phần của nƣớc dừa chứa các axit amin, axit
hữu cơ, đƣờng, Myo – inositol và các chất có hoạt tính Auxin, các Gluoxit
của Cytokinin. Ngoài ra, khoai tây và chuối cũng hay đƣợc sử dụng, vì trong
thành phần của chúng có chứa một số vitamin và các kích thích tố có tác dụng
tích cực đến sự sinh trƣởng, phát triển của mẫu cấy (Tugba Bayrak Ozbucak
và cs, 2006) [28].
- Các chất làm đông cứng môi trường (giá thể)
Một số chất đƣợc sử dụng để làm môi trƣờng nuôi cấy đông đặc lại để
tạo thành giá thể cho mẫu phát triển nhƣ Agar: Đây là một loại
polysaccharid làm từ rong biển và có khả năng ngậm nƣớc cao, ở 800C Agar
ngậm nƣớc và tồn tại ở trạng thái lỏng, còn ở dƣới 400C nó tồn tại ở trạng



15

thái rắn. Trong môi trƣờng có tính axit cao, khả năng đông đặc của agar
giảm. Nồng độ thƣờng sử dụng 5-8g/l (Tonga Noweg và cs, 2003) [27].
- PH của môi trường
Là yếu tố quan trọng, nó ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ các
chất dinh dƣỡng từ môi trƣờng vào mẫu cấy. Thực tế đã chứng minh khi pH
thấp (pH < 4,5) hoặc cao hơn (pH > 7) đều gây ra ức chế sinh trƣởng, phát
triển của mô và tế bào nuôi cấy. Nếu pH của môi trƣờng giảm mạnh mẽ sẽ
làm rối loạn quá trình trao đổi Fe, làm giảm hay ngừng hẳn quá trình sinh
trƣởng của mẫu cấy, thƣờng pH dao động trong khoảng từ 5,5 – 6,5 trong
nuôi cấy mô tế bào thực vật (Nguyễn Nhƣ Khanh và cs, 2011)[12], (Michael
J. Balick và cs, 1996) [26].
- Các chất kích thích sinh trưởng
Các chất điều hòa sinh trƣởng là thành phần không thể thiếu trong môi
trƣờng nuôi cấy, có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái
thực vật. Hiệu quả của chất điều hòa sinh trƣởng phụ thuộc vào: Nồng độ,
hoạt tính của chất điều hòa sinh trƣởng và yếu tố nội sinh của mẫu cấy (Lê
Văn Tri, 1997) [23].
Dựa vào hoạt tính sinh lý phân chia chất điều hòa sinh trƣởng thành 2
nhóm: Nhóm chất kích thích sinh trƣởng và nhóm chất ức chế sinh trƣởng.
Trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật, nhóm chất kích thích sinh trƣởng là
nhóm thƣờng đƣợc sử dụng.
- Nhóm Auxin: Đƣợc phát hiện lần đầu tiên bởi Charles Darwin và con
trai là Francis Darwin khi thử nghiệm tính hƣớng sáng trên cây yến mạch.
Sau đó, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và dần mở rộng hiểu biết về
nhóm chất này. Auxin trong cơ thể thực vật tập trung nhiều ở các chồi, lá
non, hạt nảy mầm, trong phấn hoa. Auxin có nhiều tác động tới các hiệu ứng



16

sinh trƣởng và phát triển trên cơ thể thực vật. Cụ thể nhƣ sau: Auxin có ảnh
hƣởng tới tính hƣớng động của thực vật, tiêu biểu là tính hƣớng sáng và
hƣớng đất. Auxin gây ra hiện tƣợng ƣu thế đỉnh (sự sinh trƣởng của chồi
đỉnh sẽ ức chế chồi nách). Auxin khởi động việc hình thành rễ bên và rễ phụ
do auxin kích thích sự phân chia của tế bào trụ bì-nơi rễ sẽ sinh trƣởng
xuyên qua vỏ và biểu bì. Ngoài ra, auxin còn có tác động đến việc hình
thành chồi hoa, sự phát triển của quả và làm chậm sự rụng lá (Dƣơng Hữu
Phùng và cs, 2003) [18], (Nguyễn Nhƣ Khanh, 2011) [12].
Các auxin thƣờng đƣợc sử dụng là NAA, IBA, 2,4D (các auxin nhân
tạo), IAA (auxin tự nhiên). Hoạt tính của các chất này đƣợc xếp theo thứ
tự từ yếu đến mạnh nhƣ sau: IAA, IBA, NAA và 2,4D. IAA nhạy cảm với
nhiệt độ và dễ phân hủy trong quá trình hấp khử trùng do đó không ổn
định trong môi trƣờng nuôi cấy mô. NAA và 2,4D không bị biến tính ở
nhiệt độ cao. Tuy nhiên chất 2,4D là chất dễ gây độc nhƣng có tác dụng
nhạy đến sự phân chia tế bào và hình thành callus (Nguyễn Chí Hiểu và cs.
2009) [9]. (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [16].
- Nhóm Cytokinin: Đƣợc phát hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX,
chất đầu tiên là Kinetin bắt nguồn từ tinh dịch cá trích. Tiếp đó, đến zeatin
tách từ nội nhũ của hạt ngô non. Đã phát hiện cytokinin ở vi sinh vật, tảo,
tảo silic, rêu, dƣơng xỉ, cây lá kim. Zeatin có nhiều trong thực vật bậc cao và
trong một số vi khuẩn. Trong thực vật, cytokinin có nhiều trong hạt, quả
đang lớn, mô phân sinh. Cytokinin kích thích hoặc ức chế nhiều quá trình
sinh lý, trao đổi chất. Cùng với auxin, cytokinin điều khiển sự phát sinh hình
thái trong nuôi cấy mô. Tỷ lệ auxin/cytokinin cao sẽ kích thích tạo rễ, ngƣợc
lại sẽ hình thành chồi. Cytokinin cảm ứng sự hình thành chồi bên và ức chế
ƣu thế đỉnh. Quá trình sinh trƣởng dãn dài của tế bào cũng chịu ảnh hƣởng



×