Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Văn Nam
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của toàn thể cán bộ công nhân viên Bộ Môn Đột Biến và Ưu Thế Lai – Viện
Di truyền Nông Nghiệp, những người đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong
suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt em biết ơn sâu sắc tới:
TS.Lê Đức Thảo - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực tập, giúp
đỡ em thực hiện đề tài tốt nghiệp này
Em cũng xin chân thành cảm ơn Cử nhân Nguyễn Thị Liên, người đã luôn
quan tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin bày tỏ long biết ơn của mình đối với những người thầy
đã dạy dỗ em trong suốt 4 năm học qua, cũng như toàn thể ban chủ nhiệm khoa
CNSH- Viện ĐH Mở Hà Nội và tất cả các bạn lớp KS CNSH 07-05 Viện ĐH Mở
Hà Nội
Hà Nội, ngày 7 tháng 3 năm 2011
Sinh Viên
Hoàng Văn Nam
Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Văn Nam
Mục lục
Trang
Phần I: Mở đầu……………………………………………………. 2
I.1/ Đặt vấn đề ……………..……………………………… 2
I.2/ Mục đích, yêu cầu …………………………………….. 3
Phần II: Tổng quan tài liệu …..…………………………………… 5
II.1/ Tình hình sản xuất hoa trong nước và trên thế giới …... 5
II.2/ Giới thiệu về hoa Đồng Tiền………………………….. 8
Phần III: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu………….. 10
III.1/Đối tượng …………………………………………….. 10
III.2/ Nội dung……………………………………………… 10
III.3/ Các chỉ tiêu theo dõi …………………………………. 12
III.4/ Xử lý số liệu ………………………………………….. 13
Phần IV: Kết quả và thảo luận …… ………………………………. 15
IV.1/ Thí nghiệm tạo nguồn vật liệu vô trùng………………. 15
IV.2/ Giai đoạn nhân nhanh…………………………………. 17
Phần VI: Kết luận và đề nghị……………………………………….. 20
V.1/ Kết luận …………………………………………………20
V.2/ Đề nghị ………………………………………………… 20
Phụ lục …………………………………………………………….. 21
Tài liệu tham khảo……………….………………...,………………. 23
Phần I
MỞ ĐẦU
Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Văn Nam
I.1/ Đặt vấn đề:
Từ thời cổ xưa con người đã sớm biết thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên.
Hoa đã đi vào cuộc sống như một nét đẹp không thể thiếu trong các ngày lễ tết,
hội hè, đình đám, tranh hoàng nhà cửa…
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về hoa
trên thế gới nói chung và ở nước ta nói riêng tăng nhanh hơn bao giờ hết. hoa
tươi trở thành loại sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí đặc biệt
trong thị trường hang hóa nông nghiệp của thế giới. Thị trường hoa tươi tập
trung ở các nước có nền công nghiệp phát triển cao: Hà Lan; Pháp; Anh; Nhật;
Ý; Nhật; Mỹ.
Các nước chiếm ưu thế trên thị trường là các nước có nền công nghiệp
phát triển cao, có công nghệ sản xuất hoa tiên tiến và hiệu quả. Họ đã nghiên cứu
và ứng dụng thành công những kĩ thuật sinh học và nông học hiện đại trong từng
khâu sản xuất như: chọn, tạo giống mới, nhân giống, nuôi trồng, bảo quản hoa
tươi… Rõ rang để có thể thương mại hóa ngành sản xuất hoa thì phải chương
trình hóa được quá trình sản xuất : bao nhiêu sản phẩm, loại gì, thời gian
nào,kích thước, tiêu chuẩn…Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên nền kĩ thuật
rất cao và trước hết phải có công nghệ nhân giống hiện đại. Đó chính là công
nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. Chỉ tính riêng ở Hà Lan hàng năm đã sản xuất
15 triệu cây giống hoa đồng tiền bằng nuôi cấy mô tế bào để cung cấp cho sản
xuất, Mấy năm gần đây, trên thế giới sản xuất khoảng 50 triệu cây/ năm, ước
tính đạt 250 triệu cây trên năm mới đáp ứng được với nhu cầu của thực tế.
Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Văn Nam
Một vấn đề đặt ra hiện nay là giá giống cây nhân bằng phương pháp nuôi
cấy mô còn cao , vì vậy cần phải cải tiến các quy trình nhân để làm hạ giá thành,
đặc biệt là cơ giới hóa các khâu nhân giống và mở rộng quy mô, tăng năng xuất
sản xuất các giống.
Trong các loại hoa đang trồng phổ biến ở Việt Nam thì hoa đồng tiền
(Gerbera) là 1 loài hoa khá đẹpvới nhiều màu sắc đa dạng phong phú, đang được
nhiều người ưa chuộng, nhu cầu giống đang tăng cao.Với ưu thế của nhân giống
invitro là từ 1 lượng nhỏ của cây mẹ có thể tạo ra một quần thể cây con đồng
đều, giữ được đặc tính của cây mẹ, có hệ số nhân giống cao dễ khắc phục khi
gặp điều kiện bất lợi và đặc biệt là tạo ra được một lượng lớn cây sạch bệnh,
phẩm chất tốt, đáp ứng được nhu cầu về giống hoa hiện nay.
Với ưu điểm dễ trồng, dễ nhân giống, chăm sóc đơn giản ít tốn công, trồng
một lần có thể thu hoạch liên tục từ 4 - 5 năm. Hiện nay, diện tích hoa đồng tiền
chiếm tới 8% trong cơ cấu chủng loại sản xuất hoa cả nước và không ngừng
được mở rộng. Tuy nhiên, các giống hoa trong sản xuất được người trồng nhập
về từ nhiều nguồn khác nhau không qua khảo nghiệm đánh giá một cách hệ
thống cho nên năng suất, phẩm chất hoa chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu
dùng. Do vậy, công tác nghiên cứu chọn tạo, nhập nội giống, tuyển chọn giống
hoa đồng tiền thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta có ý nghĩa rất quan trọng
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần vào công tác chọn tạo giống cũng như
hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả sản xuất hoa đồng tiền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu
quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào” .
Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Văn Nam
I.2/ Mục đích, yêu cầu:
I.2.1/ Mục đích:
Nghiên cứu nhân nhanh invitro giống hoa Đồng Tiền.
I.2.2/ Yêu cầu:
I.2.2.1/ Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp khử trùng mẫu với các lọa
mẫu cấy, tạo nguyên liệu khởi đầu cho nhân giống vô tính invitro.
I.2.2.2/ Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng tới quá trình
nhân chồi.
I.2.2.3/ Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điêu tiết sinh trưởng đến quá trình tạo
cây hoàn chỉnh.
I.2.2.4/ Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tốc độ sinh trưởng và phát triển
của cây Đồng Tiền khi đưa ra vườn ươm.
*. Với thời gian thực tập là 3 tháng chúng tôi chỉ hi vọng hoàn thành 2
yêu cầu (I.2.2.1 và I.2.2.2) còn hai yêu cầu cuối chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành
nghiên cứu khi thời gian cho phép.
Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Văn Nam
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1/ Tình hình sản xuất hoa Đồng Tiền trong nước và trên thế giới:
II.1.1/ Tình hình sản xuất hoa Đồng Tiền trên thế giới
Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và
trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho
nền kinh tế các nước trồng hoa cây cảnh, trong đó có các nước châu Á. Sản xuất
hoa ở các nước châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm
lĩnh thị trường hoa trên thế giới. Cây hoa đồng tiền tên khoa học là Gerbera
jamesonic Bolus, là một trong 10 loại hoa quan trọng nhất trên thế giới (sau hoa
hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn). Hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi,
năm 1697 Relomen phát hiện thấy ở vùng phía Nam châu Phi (Delansia) và
ông đã đưa về vườn thực vật nước Anh. Iwin Lych là người đầu tiên tiến hành
lai tạo các giống đồng tiền với nhau. Sau đó người Pháp và người Hà Lan cũng
Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Văn Nam
tiến hành lai tạo và dần dần hai nước này cũng trở thành trung tâm tạo giống cho
đồng tiền thế giới (Đặng Văn Đông và cs, 2003). Hiện nay công tác nghiên cứu
và sản xuất hoa ở nước ngoài rất phát triển. Trình độ tạo giống sản xuất của các
nước Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ, Đức.... rất cao như công ty Forist của Hà Lan là
công ty dẫn đầu thế giới về tạo giống, nghiên cứu, sản xuất, buôn bán hoa đồng
tiền. Họ có lực lượng rất mạnh về nghiên cứu khoa học về thiết bị sản xuất đã
tạo ra rất nhiều giống, sản lượng ngày càng nhiều, việc sử lý sau thu hoạch, bảo
quản, đóng góp đều ở trình độ rất cao. Ở Trung Quốc ngay từ những năm 20 của
thế kỷ 20 đã có sản xuất hoa đồng tiền cắt cành. Ở Mai Long Thượng Hải, nhưng
do giống thoái hoá nghiêm trọng nên không phát triển được cho đến năm 1987
vận dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và kỹ thuật nhân giống nhanh khắc phục được
tình trạng thoái hoá giống thì hoa đồng liền mới khôi phục và phát triển. Hiện
nay Thượng Hải là nơi có diện tích trồng lớn nhất 35 ha, trong đó trung tâm nhân
giống hoa Hà Viên Nghê ở nông trường Đông Hải đứng đầu trong sản xuất và
nhân giống hoa đồng tiền. Ở Giang Tô cũng là nơi phát triển mạnh hoa đồng
tiền, năm 1995 mới có trên 6.000m
2
, đến năm 1999 đã có tới 6 ha. Viện nghiên
cứu rau, Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp và nông trường Liên Vân... là
những đơn vị có diện tích trồng lớn, kỹ thuật tương đối cao. Tuy nhiên trong sản
xuất hoa đồng tiền ở một số nước đang phát triển vẫn có một số biểu hiện sau:
• Tính chuyên nghiệp và quy mô sàn xuất chưa cao. Rất ít có công ty chuyên
sản xuất, quy mô sản xuất thường nhỏ nên không có sản phẩm đứng đầu, đủ sức
cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ: ở Tô Châu diện tích
trồng hoa Đồng Tiền lớn nhất không quá 2 ha, nhỏ thì chỉ trên 1.000m
2
, sản
lượng hoa hàng ngày rất ít, nên phí thu hái, bao gói, vận chuyển không cân xứng,
Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàng Văn Nam
tiêu thụ tại chỗ thì thừa, bán ra ngoài thì không kinh tế nên hiệu quả kinh tế thấp.
Trong khi đó ở Colombia có hơn 100 nông trường quy mô từ 20 ha đến 30 ha,
mỗi nông trường chỉ trồng 2 - 3 giống, mỗi giống 8-10 ha.
• Tổng diện tích sản xuất lớn. sản lượng ít, chất lượng kém. Diện tích trồng
trọt được mở rộng nhưng phân tán, lực lượng kỹ thuật không tập trung lại thêm
thiết bị sản xuất thấp, chất lượng kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả
kinh tế. Theo thống kê năm 1996 diện tích trồng hoa của Trung Quốc là 75.000
ha, giá trị 600 triệu đơm Mỹ. Trong khi đó tại Hà Lan trồng 8017 ha giá trị sản
lượng 3 tỷ 590 triệu đôla Mỹ gấp 56 lần Trung Quốc.
• Trang thiết bị trồng trọt lạc hậu, hàm lượng kỹ thuật cao ít. Tỷ lệ thiết bị
tiên tiến trong trồng trọt rất nhỏ, cách trồng cổ truyền văn chiếm ưu thế gây lên
sản lượng thấp, chất lượng kém, mùa vụ sản xuất không phù hợp với nhu cầu lúc
cần, khả năng cung ứng hoa quanh năm không mạnh do đó giá cả không ổn định,
hiệu quả kinh tế thấp. Nghề trồng hoa ở Hà Lan đã áp dụng rộng rãi nhu cầu
công nghiệp hoá tự động hoá và trên 80% hoa được trồng trong môi trường
không cần đất.
II.1.1.2/ Tình hình sản xuất Đồng Tiền hoa trong nước:
Ở nước ta hoa Đồng Tiền được trồng tập trung và chủ yếu ở các vùng trồng
hoa truyền thống như là: Ngọc Hà, Sa Pa, Đà Lạt…
Hiện nay, diện tích trồng hoa của cả nước chiếm khoảng 2000ha chiếm
0.02% diện tích đất trồng trọt, trong đó dẫn đầu là Hà Nội (500ha); Nam Định
(390ha); Hải Phòng(320ha)(Nguyễn Xuân Linh 1998)
Năm 2001 diện tích trồng hoa chuyên canh đã tăng lên 3500ha, trong đó
hơn 100ha được thâm canh cao trong các nhà lồng, nhà kính, nhà lưới.
Công tác chọn tạo giống mới chậm so với sản xuất. Hiện nay giống trong
sản xuất rất ít, đa số là giống nhập từ nước ngoài, không tự sản xuất được, các
Trang 8