ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--o0o--
Nguyễn Thị Tố Uyên
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2013
1
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Tố Uyên
Học viên cao học luật khoá 8
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: MÔI TRƢỜNG VÀ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ............................................................................9
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ...................................... 9
1.1.1 KHÁI NIỆM MÔI TRƢỜNG ............................................................................................9
1.1.2 . CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƢỜNG ........ Error! Bookmark not defined.
1.2. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI . .......... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. MÔI TRƢỜNG NƢỚC :.................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẤT . ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. VỀ MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ . .................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.4. VỀ CHẤT LƢỢNG RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC . Error! Bookmark not defined.
1.2.5. VỀ CÂN BĂNG SINH THÁI BIỂN VÀ VEN BỜ ........... Error! Bookmark not defined.
1.2.6. VỀ CHẤT THẢI RẮN . ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.7. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG TOÀN CẦU . .. Error! Bookmark not
defined.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG. ........................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ........................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG ..................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƢNG CỦA TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH
VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG. .................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ , CÁC HÌNH THỨC
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG THEO PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH. .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. CƠ SỞ CỦA TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
............................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỤ THỂ. ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG........ Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
...................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG. ......... Error!
Bookmark not defined.
2.2.4. TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG. ....... Error!
Bookmark not defined.
3
2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG. .................................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG
LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
..........................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.1 . THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM .....Error! Bookmark not
defined.
3.1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM ............... Error!
Bookmark not defined.
3.1.2.THỰC TRẠNG CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ................ Error!
Bookmark not defined.
3.1.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở NƢỚC TA
HIỆN NAY. .................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ MÔI TRƢỜNG Ở MỘT SỐ NƢỚC. .. Error! Bookmark not defined.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ NÂNG CAO Ý
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở NƢỚC TA ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1.HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG . Error! Bookmark
not defined.
3.3.2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG. ......................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. CÁC BIỆN PHÁP KHÁC NHẰM NÂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG ..................................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................11
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một đất nước, dân tộc và
nhân loại. Do vậy, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề trọng yếu của
toàn cầu và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo
vệ môi trường gắn liền với sự phát triển bền vững đã trở thành một nội dung
quan trọng của chiến lược cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. Trong những thập kỷ gần đây môi trường đang có những thay
đổi theo chiều hướng xấu đi, như sự thay đổi của khí hậu toàn cầu, sự suy
giảm tầng ôzôn đang làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Sự suy giảm của
nhiều giống, loài động vật, thực vật, sự diệt vong của nhiều loài động vật quý
hiếm, vấn đề cháy rừng, vấn đề chất thải, ô nhiễm...
Ở nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển
của xã hội, đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường quan trọng. Môi trường
đất, nước, không khí ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp trung tâm và
các khu đông dân cư đã và đang bị suy thoái, tài nguyên thiên nhiên đa dạng,
5
sinh học bị cạn kiệt, môi trường biển, ven bờ và hải đảo có dấu hiệu xuống
cấp, sự cố môi trường ngày một ra tăng.
Để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ
môi trường theo hướng phát triển bền vững. Ngày 27/12/1993 Quốc hội nước
ta đã thông qua Luật Bảo vệ môi trờng. Đạo luật này đã đề ra những nguyên
tắc về bảo vệ môi trường như : đảm bảo quyền con người sống trong môi
trường trong lành, nhà nước thống nhất quản lý việc môi trường, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra.... luật bảo vệ
môi trường năm 1993 đã có các quy định về phòng, chống, khắc phục suy
thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt luật
cũng xác lập những cơ sở pháp lý về trách nhiệm hành chính và trách nhiệm
dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cùng với Luật Bảo vệ môi trường
năm 1993 thì Nhà nước cũng ban hành một loạt các văn bản pháp luật quy
định trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường như : Chương XVII của Bộ luật Hình sự quy định
các tội phạm về môi trường, Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính
phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 26/CP ngày
26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường, Nghị định 121/NĐ - CP ngày 12 - 5- 2004 của Chính
phủ thay thế Nghị định 26/NĐ - CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để phù hợp với tình hình
thực tiễn hiện nay.. .
Tuy nhiên, thực tế từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường do bị chi phối
bởi yếu tố lợi nhuận mà ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường. Theo đánh giá của Cục Tài nguyên- Môi
trường, trong giai đoạn 1996 đến nay toàn ngành quản lý Nhà nước về bảo vệ
6
môi trường đã tiến hành thanh tra thực hiện luật bảo vệ môi trường đối với
19.946 lượt cơ sở và đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 7.479 lượt cơ sở,
trong đó phạt cảnh cáo là 4.306 lượt cơ sở và phạt tiền là 3.173 lượt cơ sở với
tổng số tiền là 2.496,73 triệu đồng. Những hành vi vi phạm chính là: không
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc không thực hiện các giải pháp
khắc phục ô nhiễm môi trường: chiếm 76%, gây ô nhiễm trong sản xuất kinh
doanh, không xử lý chất thải chiếm 18% gây ô nhiễm bởi tiếng ồn độ rung,
chiếm 1,2%, vi phạm trong xử lý chất thải chiếm 3,7%...
Từ những thực trạng trên, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật
về bảo vệ môi trường cũng như hoàn thiện cơ chế nhằm nâng cao trách
nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang là vấn đề cần được
quan tâm ở nước ta hiện nay.
Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài "Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay".
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, ở nước ta về phương diện lý luận và thực tiễn thì đây là một
vấn đề còn mới mẻ và ít công trình nghiên cứu. Chỉ có một số công trình
nghiên cứu về vấn đề môi trường nhng ở khía cạnh khác như :
Năm 2001 nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành cuốn “ tiến tới kiện
toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nớc về bảo vệ môi trờng ở Việt nam “
( do GS,VS. Phạm Minh Hạc , GS. TS. Nguyễn Hữu Tăng chủ biên )
Cuốn “ Quản lý môi trường “ của nhà xuất bản Lao động - xã hội năm
2002 do PGS,TS Nguyễn Đức Khiển viết
Đề tài của Cục môi trường năm 2000 “ nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải
quyết tranh chấp môi trường “
Ngoài ra trên một tạp chí nghiên cứu khoa học cũng có một số bài viết đề
cập đến vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường nh-
7
ư “ Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường ở Việt nam” của tác giả
Đinh Mai Phương trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12/2003 , “ Trách
nhiệm pháp lý về môi trường ở một số nước “ của tác giả Trần Thắng Lợi
trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3 tháng 3/2004 .v.v...
3. Mục đích của đề tài
Với những kết quả nghiên cứu các vấn đề mà được nêu trong bản luận văn.
Tác giả hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế trách nhiệm pháp lý trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ
môi trường trong nhân dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bản luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học cụ thể, phương pháp thống kê, phương pháp
quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích thuần tuý quy phạm, phương
pháp so sánh pháp luật.
5. Két cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 3 chương :
Chƣơng 1: Môi trƣờng và khái niệm chung về trách nhiệm pháp lý
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng
Chƣơng 2: Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý, các hình thức trách
nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Chƣơng 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý trọng lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng
8
Chƣơng 1
MÔI TRƢỜNG VÀ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. Nhận thức chung về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng
1.1.1 Khái niệm môi trƣờng
Mỗi một cơ thể sống dù là cá nhân con người hay bất kỳ một loại sinh vật
nào tồn tại trên trái đất ở trong mọi trạng thái đều bị bao quanh và bị chi phối
bởi môi trường. Vậy môi trường là gì ? nó được hình thành và có quá trình
biến đổi như thế nào ? môi trường có vai trò gì đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người ?
Trong những thập kỷ gần đây, bảo vệ môi trường đã trở thành những vấn
đề của thời đại được các quốc gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm .
Xung quanh khái niệm môi trường, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác
nhau của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu ở trong nước và trên thế
giới . Mỗi quan điểm đều cố gắng diễn đạt để đưa ra những lập luận hợp lý có
sức tuyết phục ở các mức độ khác nhau .
9
Quan điểm thứ nhất : cho rằng môi trường là sinh quyển, sinh
thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người, môi trường cũng là nơi
chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng của lao động sản
xuất, và hình thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật
chất của loài người, trong số này một số có thể tái tạo được, một số khác
không thể tái tạo được. Trong quá trình khai thác nếu mức độ khai thác nhanh
hơn mức độ tái tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng
khoảng môi trường . Theo quan điểm này, khái niệm môi trường đề cập nhiều
hơn tới môi trường tự nhiên, chưa thể hiện được môi quan hệ giữa tự nhiên và
xã hội trong quan hệ tác động qua lại lẫn nhau hợp thành thể thống nhất của
môi trường nói chung. Nét nổi trội và ưu điểm của quan điểm này là đã nêu
được những yếu tố cấu thành của môi trường đó là sinh quyển, sinh thái cần
thiết cho sự sống tự nhiên của con người . Điểm hạn chế ở đây là các yếu tố
sinh quyển, sinh thái được đề cập rất chung chung, chưa được cụ thể hoá.
Trong khái niệm này các yếu tố cấu thành môi trường chưa được đề cập đầy
đủ, qua cách diễn dạt thì khái niệm toát lên tính không gian của môi trường “
là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng của lao động “
ở trong khái niệm này còn thiếu những yếu tố cơ bản cần thiết cho sự hợp
thành của môi trường đó là đất đai, động thực vật, hệ sinh thái, còn tài nguyên
không phải là yếu tố cơ bản duy nhất cấu thành môi trường, đồng thời khái
niệm này cũng chưa thể hiện được quan hệ giữa con người với môi trường
cũng như giữa các yếu tố cấu thành của môi trường với nhau .
Quan điểm thứ hai : quan điểm này cho rằng môi trường là tổng
hợp các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một sự
vật hiện tượng nào đó. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại và phát
triển trong môi trường nhất định. Đối với cơ thể sống thì môi trường là tổng
hợp những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Tương
10
tự như vậy đối với con người thì “ môi trường là tổng hợp tất cả các điều kiện
vật lý, hoá học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng đến sự sống và phát
triển của từng cá nhân của cộng đồng người . Khái niệm này mang tính bao
quát hơn so với khái niệm trên, môi trường được đề cập toàn diện hơn với dầy
đủ các yếu tố cấu thành của nó bao quanh cơ thể sống. Điểm nổi trội của quan
điểm này là đã đặt môi trường trong mối quan hệ với sự sống, môi trường
gắn với sự sống, đặc biệt quan niệm này nhấn mạnh quan hệ giữa các cơ thể
sống với môi trường, qua đây có thể hiểu môi trường sống của con người là
những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người, của xã
hội loài người . Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 .
2. Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam đợc Quốc hội thông qua
ngày 28/10/1995.
3. Bộ Luật Hình sự năm 1999.
4. Bộ luật hàng hải 1990.
5. Luật bảo vệ môi trường1993.
6. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998.
7. Luật dầu khí năm1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
dầu khí năm 2000.
8. Luật khoáng sản 1996.
9. Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi) năm 1998.
10.Luật tài nguyên nước 1998.
11. Luật khoa học và công nghệ 2000.
12. Luật dầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( sử đổi) năm 2000.
13. Luật di sản văn hoá năm 2003.
14. Luật đất đai 2003.
15. Luật xây dựng năm 2003.
16. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm2004.
17. Luật du lịch 2005.
18. Luậtdân sự 2005.
19. Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 2000.
20. Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001.
21. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002.
22. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003.
12
23. Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân năm 2003.
24. Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004.
25. Pháp lệnh giống cây trồng 2004 Pháp lệnh thú y năm 2004.
26. Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ
môi trường.
27. Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo
vệ và phạt triển bền vững vùng ngập nước.
28. Nghị định số 70/2003/NĐ-CP ngày 17/6/2003 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản .
29. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
30. Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật .
31. Nghị định số 70/2003/NĐ-CP ngày 17/6/2003 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
32. Nghị định số 70/2003/NĐ-CP ngày 17/6/2003 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.
33. Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2005 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh bảo vệ môi trường năm 2004.
34. Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản.
35. Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong trên các vùng biển và thèm lục địa của
nước CHXHCN Việt Nam.
36. Thông tư số 71/2003/TT-BNN ngày 25/6/2003 của Bộ nông nghiệp và
phạt triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 26/2003/NĐ-CP
13
ngày 19/3/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch.
37. Thông tư 3370/TT-BKHCNMT ngày 22/12/1995 huớng dẫn tạm thời
về khắc phục sự cố nổ xăng dầu.
38. Thông tư 2262/TT-BKHCNMT ngày 29/12/1995 hướng dẫn về việc
khắc phục sự cố tràn dầu.
39. Các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại về
môi trường Song ngữ, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
* Các tài liệu chuyên môn
40. Báo cáo tổng kết Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005.
41. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường tới kiện toàn hệ thống cơ quan
quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, NXB Lao động,
HN, 2003
42. CMác - Ăngghen. Tuyển tập, tập 1 . NXB Sựthật Hà Nội, 1980.
43. Giáo trình luật môi trường - Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân
dân 2002
44. Giáo trình lý luận chung và nhà nước và pháp luật – Khoa Luật trường
đại học Quốc gia, NXB Công an nhân dân 2003
45. Nguyễn Văn Gừng . Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển
kinh tế ở nước ta hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia, 2004.
46. Phạm Văn Lợi ( chủ biên ).Tội phạm môi trường một số vấn đề lý luận
và thực tiễn. NXB Chính trị Quốc gia, 2004
47. Phạm Hồng Hải . Về vấn đề tội phạm hoá một số hành vi xâm hại tới
môi trường trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 6 tháng 6/2001.
14
48. Trần Thắng Lợi . Trách nhiệm pháp lý về môi trường ở một số nước.
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3 tháng 3/2004.
49. Đinh Thị Mai Phương .Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường
của pháp luật Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 12 tháng
12/2003.
50. Phương hướng hoàn thiện chương “Các tội phạm về môi trường”
trong Bộ Luật hình sự 1999. Tạp chí kiểm sát số 1/2002.
51. Trần Lê Hồng - Nhận thức chung về tội phạm về môi trường và một số
vấn đề liên quan – Tạp chí khoa học pháp lý năm 2002
52. Luật môi trường quốc tế - Bài giảng của Giáo sư Gillian Triggs, Khoa
luật, Đại học tổng hợp Melbourn - Victoria - Australia tại Dự án TA N0
2853 VIE tháng 3 năm 1999.
53. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Phần Luật hành chính . Trường
Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân - Hà Nội 1999.
54. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Phần Luật Môi trường .
Trường Đại học Luật Hà Nội . NXB Công an nhân dân . Hà Nội 2000.
15