Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

chủ đề muối với sức khỏe và đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.78 KB, 17 trang )

1. Tên chủ đề: Muối với sức khỏe và đời sống con người
2. Thời lượng : 2 tiết (từ tiết 15 – đến tiết 16)
Tiết theo
Tiết theo
Nội dung
chủ đề
PPCT

1

15

Muối natri clorua.

2

16

Phân bón hóa học

3. Nội dung của chủ đề
- Trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối ăn trong đời sống .
- Ảnh hưởng của muối ăn tới sức khỏe con người.
- Các loại phân bón hóa học.
- Cách sử dụng phân bón hóa học.
4. Mục tiêu

4.1. Kiến thức
Học sinh biết được:
-Trạng thái thiện nhiên, cách khai thác muối NaCl.
-Những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua.


- Cách sử dụng muối hợp lí
- Phân bón là gì? Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng.
- Biết công thức hóa học của một số loại phân bón hóa học thường dùng và hiểu
tính chất của các loại phân bón đó
-Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật
4.2. Kỹ năng
-Rèn kĩ năng làm việc hợp tác nhóm.
- Kĩ năng thực hành
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.
- Rèn luyện khả năng phân biết các mẫu phân đạm, phân kali, phân lân dựa vào
tính chất hóa học
- Cũng cố kỹ năng làm các bài tập tính theo cong thức hóa học.
4.3. Tư duy
- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và
hiểu được ý tưởng của người khác.
- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.
4.4. Năng lực
*. Năng lực chung:
+ Năng lực sử dụng CNTT: tra cứu thông tin cần thiết trên Internet.
+ Năng lực giao tiếp: hoạt động nhóm, mô tả thí nghiệm.
+ Năng lực tự học.
*. Năng lực riêng:


+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực thực hành hóa học: sử dụng dụng cụ, hóa chất khi làm thí nghiệm
thu hồi muối từ dung dịch nước muối.
+ Năng lực tính toán: bài tập định lượng
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: đề xuất được một số

giải pháp phát triển nghề khai thác muối ở Việt Nam.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: ứng dụng của muối
ăn trong đời sống hàng ngày và trong công nghiệp. Biết sử dụng hợp lí muối ăn để
phòng tránh các bệnh có liên quan.
4.5.Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng đối với nghề làm muối của người dân miền biển , biết
tiết kiệm khi sử dụng muối. trôn trọng tài nguyên biển của Việt Nam.
- HS biết vai trò của muối đối với con người và sự phát triển của đất nước,
cách khai muối → biết yêu thương, tôn trọng sự vất vả của người lao động sản xuất
muối; biết giá trị của tài nguyên biển. Từ đó, luôn có tinh thần yêu nước, có trách
nhiệm bảo vệ; đoàn kết, hợp tác với cộng đồng cùng bảo vệ biển đảo quê hương,
hòa bình đất nước.
- HS nhận thấy trách nhiệm tuyên truyền, hợp tác cùng cộng đồng có ý thức
bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp; đề xuất các
biện pháp bảo vệ môi trường. Trách nhiệm tuyên truyền; hợp tác cùng cá nhân, tổ
chức để người dân có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất trồng, làm
phân bón, tránh việc dụng các hợp chất hóa học
5. Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung

Muối NaCl

Nhận biết
- Tính chất vật lí của
muối ăn: màu sắc,
mùi vị, tính tan
- Trạng thái tự nhiên
của muối
- Cách khai thác muối

ăn
- Ứng dụng của muối
ăn.

Phân bón hóa - Màu sắc,tính tan của
học
một số mẫu phân bón
hóa học.
-Phân loại được các
loại phân bón hóa học

Thông hiểu
- Viết được phương
trình hóa học thể hiện
vai trò của muối NaCl
trong sản xuất NaOH,
Cl2 và H2.
- Thấy được thực
trạng khai thác muối
ở Việt Nam và đề ra
được biện pháp phát
triển nghề muối cho
phù hợp
- Biết được muối iot
là gì
- Phân biệt được các
loại phân bón hóa học

Vận dụng thấp
- giải thích được

nguyên tắc khai thác
muối ăn từ nước biển
là dựa vào sự bay hơi
của chất.
- Chỉ ra được các khu
vực có thể sản xuất
được muối ăn từ nước
biển.
- Chỉ ra được việc sử
dụng các loại phân
bón khác nhau vào
những thời điểm khác
nhau để tăng hiệu quả
sử dụng

Vận d
- Giải
nguyên
bệnh bư
thiếu io
vận độn
dùng mu
- Giải thí
tượng thự
làm dụng
hóa học
hiện tượn
đất.



dựa vào thành phần.
dựa vào màu sắc,
- Chỉ ra được vai trò thành phần.
của các nguyên tố
dinh dưỡng đối với
cây trồng


6. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức
6.1. Mức độ nhận biết
Bài 1, 3 ( T 36) – SGK
Bài 1 ( (T 39)- SGK
6.2. Mức độ thông hiểu
Bài 3 (T36) – SGK.
6.3. Vận dụng thấp
Bài 4 (T36) – SGK.
Bài 3 ( T 39) - SGK
6.4. Vận dụng cao
Bài 2 (T39)- SGK.
Bài tập: ?1. Các vùng sản xuất muối và thực trạng nghề muối ở Việt Nam.
? 2 : Ý nghĩa của cuộc vận động « Toàn dân dùng muối Iod »

7/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Tiết 1:
- Kiến thức: + Trạng thái thiên nhiên, cách khai thác muối ăn
+ Ứng dụng của muối ăn trong đời sống và sản xuất.
+ vai trò của muối ăn với sức khỏe con người.
- Phương pháp- kĩ thuật dạy học:
Vấn đáp, thuyết trình
KWL(H), mảnh ghép, Dạy học WebQuest – Khám phá trên mạng

- Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, SGV, máy chiếu, máy tính, hóa chất:
Muối ăn, muối iot
+ Học sinh: Nghiên cứu thông tin SGK
Làm thí nghiệm thu muối từ nước muối, nộp báo cáo bằng Powerpoint.
- Dự kiến nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh:
+ Tìm hiểu trạng thái thiên nhiên và cách khai thác muối ăn
+ Các vùng sản xuất muối ở Việt Nam
+ Vai trò của muối ăn trong đời sống và sản xuất
+ Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của muối ăn đến sức khỏe con người
2. Tiết 2:
- Kiến thức:
+ Các loại phân bón hóa học
+ Tên gọi của một số loại phân bón thông thường
+ Công dụng của phân bón hóa học trong nông nghiệp


+ Sử dụng phân bón hóa học như thế nào cho hợp lí.
- Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, SGV, máy chiếu, máy tính, mẫu phân
bón: đạm, lân, kali, NPK
+ Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
Thiết kế Poster quảng cáo cho 1 loại phân bón hóa học
- Dự kiến nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh:
+ Phân loại, gọi tên các loại phân bón hóa học
+ Vai trò của phân bón với cây trồng
+ Tác hại do sử dụng quá liều lượng
*. TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:

Giáo viên tổng kết:
- Chốt kiến thức cần ghi nhớ trong chủ đề:
- Đánh giá sự hoạt động của hs sau chủ đề
- Dặn dò chuẩn bị cho chủ đề sau.

CHỦ ĐỀ: MUỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Học sinh biết được:


-Trạng thái thiện nhiên, cách khai thác muối NaCl.
-Những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua.
- Cách sử dụng muối hợp lí
2. Kỹ năng
-Rèn kĩ năng làm việc hợp tác nhóm.
- Kĩ năng thực hành
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.
3. Tư duy
- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu
được ý tưởng của người khác.
4. Năng lực
*. Năng lực chung:
+ Năng lực sử dụng CNTT: tra cứu thông tin cần thiết trên Internet.
+ Năng lực giao tiếp: hoạt động nhóm, mô tả thí nghiệm.
+ Năng lực tự học.
*. Năng lực riêng:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực thực hành hóa học: sử dụng dụng cụ, hóa chất khi làm thí nghiệm thu
hồi muối từ dung dịch nước muối.

+ Năng lực tính toán: bài tập định lượng
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: đề xuất được một số giải
pháp phát triển nghề khai thác muối ở Việt Nam.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: ứng dụng của muối ăn
trong đời sống hàng ngày và trong công nghiệp. Biết sử dụng hợp lí muối ăn để phòng
tránh các bệnh có liên quan.
5.Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng đối với nghề làm muối của người dân miền biển , biết tiết
kiệm khi sử dụng muối. trôn trọng tài nguyên biển của Việt Nam.
- HS biết vai trò của muối đối với con người và sự phát triển của đất nước, cách
khai muối → biết yêu thương, tôn trọng sự vất vả của người lao động sản xuất muối;
biết giá trị của tài nguyên biển. Từ đó, luôn có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm bảo
vệ; đoàn kết, hợp tác với cộng đồng cùng bảo vệ biển đảo quê hương, hòa bình đất nước.
II. Chuẩn bị :
1. GV
- Tranh vẽ sơ đồ ứng dụng của NaCl, ruộng muối
- Bảng phụ
2. HS


- Tìm hiểu về muối, ứng dụng của muối ăn, phương pháp làm muối.
III. Phương pháp- kĩ thuật:
- Đàm thoại, thuyết trình
- Kĩ thuật KWL(H); mảnh ghép, Dạy học WebQuest – Khám phá trên mạng
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục
1. Ôn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (Không)
3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10p)
- Giáo viên phát phiếu “Ghi nhận thông tin”; yêu cầu
học sinh theo dõi đoạn video
/>
- Giáo viên đặt câu hỏi: Thông qua đoạn video, các
em hãy dự đoán xem ngày hôm nay cô và các em sẽ
cùng tìm hiểu về nội dung gì?
- Học sinh nêu thông tin nắm được qua đoạn video.
? Vậy em đã biết gì về muối ăn.
GV yêu cầu HS (viết vào cột K)
GV ghi nhận thông tin của HS theo bảng KWL(H)

Tên gọi : natri clorua
Tên khác: muối (thường) muối
ăn
Công thức phân tử : NaCl
Khối lượng mol : 58,5 g/mol
Biểu hiện : Chất rắn kết tinh,
? Các em muốn biết thêm thông tin gì về muối ăn màu trắng, dễ tan trong nước.
nữa không?
-HS ghi tiếp vào cột (W)
-GV: ghi nhận thông tin của HS vào bảng phụ
Yêu cầu HS: đặt tên cho chủ đề học tập
HS đặt tên chủ đề, GV lựa chọn tên chủ đề hay-> ghi
bảng.
GV: Nhắc lại nội dung nhiệm vụ đã giao trong chủ


đề trước.
Trong tiết học trước cô đã yêu cầu các nhóm: Từ

50 ml dung dịch nước muối, mỗi nhóm sẽ thu lại
muối ăn từ nước muối đó.
*Lưu ý: GV chuẩn bị 6 lọ nước muối với 2 lượng
muối khác nhau ( lọ 1,3,5 chứa 10g muối/ lọ; lọ 2,4,6
chứa 5g muối/ lọ) giao cho 6 nhóm và nội dung bảng
thông tin. Yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn những cách
làm khác nhau để thu được muối. Chụp lại hình ảnh,
điền thông tin vào bảng.
- GV kiểm tra kết quả HS đã chuẩn bị
( HS có thể sử dụng các vật dụng khác nhau để chứa
nước muối: bát, cốc, đĩa lớn, đĩa nhỏ..
Cách thức tiến hành: có thể phơi, đun…)
? So sánh với số liệu ban đầu của cô, các em hãy
tính xem hiệu suất thu hồi muối ăn của nhóm mình là
bao nhiêu %.
-HS tính toán.
-GV: Vì sao lại có sự khác nhau trong quá trình thu
hồi muối ăn của mỗi nhóm?
-HS: do phải chuyển vật chứa, rơi vãi trong quá trình
thực hiện.
-GV: ? Vậy để thu được lượng muối ăn nhiều nhất
chúng ta cần lưu ý điều gì?
-HS: Cẩn thận trong quá trình thực hiện
GV: giáo dục HS đức tính cận thận trong công việc
? Sản phẩm của chúng ta có tên gọi là gì?
-HS: Muối trắng- muối ăn- muối,
-GV: Vậy muối ăn có ở đâu, có tính chất gì và ứng
dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất. Chúng
ta cùng tìm hiểu trong chủ đề hôm nay.
Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên- Cách khai thác

(15’)
? Thông qua bài tập TẬP LÀM DIÊM DÂN; em hãy
liên hệ và cho biết trong tự nhiên, muối ăn có ở đâu?
Khai thác muối ăn từ nước biển như thế nào
- HS trả lời: Muối ăn có trong nước biển
- Khai thác: Cho nước biển vào ruộng rồi sử dụng
ánh nắng mặt trời (nhiệt độ), gió làm bay hơi từ từ
nước biển thu được muối kết tinh


? Em hãy giải thích cách làm trên.
- HS: Nước bay hơi còn muối thì không. Tốc độ bay
hơi của một chất lỏng phục thuộc vào nhiệt độ, gió
và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. (Môn Vật lí 6)
bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp
với hiểu biết ở môn địa lý
? Hãy cho biết hàm lượng muối ăn trong nước biển
- 27kg NaCl/ 1m3 nước biển ( khoảng 3,5%)
? Nồng độ muối ăn trong nước biển ở các vùng miền
khác nhau phụ thuộc vào yếu tố nào?
-HS: Nồng độ muối ăn thay đổi tùy theo khí hậu và
khu vực địa lý. Những nơi có nhiều mưa thì nồng độ
muối ăn trong nước biển thấp hơn nơi có nắng nhiều.
GV chiếu hình ảnh, giới thiệu về Biển Chết.
? Ngoài có trong nước biển thì muối ăn còn có ở
đâu?
HS: Mỏ muối
GV: Mỏ muối được hình thành như thế nào?
-HS: Mỏ muối được hình thành cách đây hàng triệu

năm từ các hồ nước mặn, sau khi nước bay hơi hết
còn lại các tinh thể muối đọng lại thành mỏ.
Giải thích thêm về mỏ muối: hình thành từ các biển,
trong quá trình bồi lắng, động đất…
-? Muốn khai thác NaCl từ mỏ muối có trong lòng
đất, người ta làm như thế nào?
- HS mô tả cách khai thác
- GV: Thông qua nội dung vừa phân tích, một bạn
hãy cho cô biết:
? Trong tự nhiên muối ăn có ở đâu, cách khai thác
như thế nào?
-HS: rút ra kết luận

1.Trạng thái tự nhiên- Cách
khai thác

-Trạng thái tự nhiên:
+ Trong nước biển
+ Trong các mỏ
- Khai thác:
GV chiếu bản đồ tự nhiên VN, yêu cầu HS thảo luận + Làm bay hơi nước biển
nhóm trong 3 phút ( HS tra cứu thông tin trên + Khai thác mỏ
internet qua máy tính bảng)
? Dựa trên lược đồ các vùng kinh tế biển ở Việt
Nam, em hãy cho biết những vùng nào có thể sản
xuất muối ăn từ nước biển. Hãy giới thiệu về nghề - Các vùng sx muối ở Vn:Thái
muối ở Việt Nam.
Bình, Nam Định, Ninh Thuận,
- HS thảo luận nhóm, thảo luận trả lời, đại diện lên Bình Thuận, Cà mau



bảng chỉ trên lược đồ.
- GV: Mặc dù công việc khai thác muối rất vất vả,
tuy nhiên giá thành của hạt muối còn rất rẻ, người
dân không “mặn mà” với việc làm muối nữa, thậm
chí họ còn bỏ làm muối để tìm công việc khác đỡ vất
vả và thu nhập cao hơn.
Mỗi chúng ta là một chủ nhân tương lai của đất
nước, cô rất hi vọng các em sẽ cùng nhau học tập
thật tốt, gom giữ tình yêu quê hương đất nước và có
những hành động thiết thực để bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ tài nguyên quốc gia.
? Trong các hoạt động sống hàng ngày, em thấy
muối được sử dụng để làm gì?
-HS: nấu ăn, ướp cá, ngâm rau củ…
-GV: Vậy muối NaCl có những ứng dụng nào, chúng
ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 2: Ứng dụng của muối ăn ( 15p)
GV: chiếu sơ đồ:
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và cho biết những ứng
dụng quan trọng của NaCl.
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm
- Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2, NaOH, NaHCO3,
Na2CO3, NaClO....
-GV: Ở nồng độ 0,9%; dung dịch nước muối còn
được gọi là nước muối sinh lí.
? Nước muối sinh lí được dùng để làm gì?
-HS: vệ sinh mắt, mũi, họng, ngâm rửa rau quả...
-GV: ? Vì sao nước muối sinh lí có nhiều công dụng
như vậy.

- HS: do có khả năng sát khuẩn
GV: Vậy muối còn có vai trò nào khác nữa với con
người, chúng ta cùng thảo luận các nội dung sau:
GV: yêu cầu HS sử dụng internet, thảo luận theo
nhóm các nội dung ( KĨ THUẬT MẢNH GHÉP)
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
4 nhóm tìm hiểu 4 nội dung
?1: Vị trí- vai trò của tuyến giáp
?2: Nguyên nhân của bệnh bướu cổ
?3: Hậu quả của bệnh bướu cổ

2. Ứng dụng
- Làm gia vị và bảo quản thực
phẩm
- Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2,
NaOH, NaHCO3, Na2CO3,
NaClO....


?4. Muối Iod là gì
(Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài
phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý
kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành
viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu
hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên
gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình
bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.)
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
- Muối iốt là muối ăn (NaCl) có

Các thành viên của 4 nhóm cũ lập thành 4 nhóm mới bổ sung thêm một lượng
? Ý nghĩa của cuộc vận động “ Toàn dân dùng muối nhỏ NaI nhằm cung
Iod”
cấp iốt cho cơ thể. Thiếu i ốt
(Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao cũng gây ra các vấn đề tuyến
gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người giáp
từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các
thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu,
được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ
được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm
vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở
vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và
chia sẻ kết quả.
GV chỉ trên tranh nêu cấu tạo và vị trí của tuyến
giáp, cung cấp thêm thông tin về bệnh bướu cổ.
- Vị trí: Tuyến giáp nằm dưới sụn giáp, trên sụn
khí quản.
- Cấu tạo: nặng chừng 20 – 25g , gồm có nang
tuyến và tế bào tiết.
- Vai trò: + Tiết hoocmôn Tirôxin (thành phần
có Iốt) ảnh hưởng trao đổi và chuyển hóa các chất ở
tế bào.
+ Tiết hoocmôn Canxitônin cùng với
hoocmôn tuyến cận giáp điều hòa canxi và phốt pho
trong máu
Thiếu iốt -> Tirôxin không tiết ra -> Tuyến yên
tiết TSH kích thích tuyến giáp hoạt động -> Phì đại

tuyến (Bướu cổ)-> . Trẻ chậm lớn, trí não kém phát


triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí
nhớ kém.
GV: Chốt lại kiến thức bằng cách yêu cầu HS điền
thông tin vào bảng KLW(H)
? thông qua bài học ngày hôm nay, em đã biết thêm
được những gì và em muốn tìm hiêủ thêm về vấn đề
gì ? gợi ý: em muốn được tổ chức đi tham quan địa
phương sản xuất muối; muốn được giao lưu với bác
sĩ bệnh viện nội tiết để tìm hiểu thêm về bệnh bướu
cổ...
HS điền vào bảng và phát biểu ý kiến
4. Tổng kết nội dung ( 2p)
GV căn cứ trên bảng KWL(H) tổng kết kiến thức:
Vậy thông qua chủ đề học tập ngày hôm nay, chúng ta đã trả lời được một số nội dung
các em cần tìm hiểu. Bên cạnh đó việc sử dụng muối không hợp lí cũng có thể dẫn đến
một số bệnh lí nguy hiểm. Thông tin này các em về nhà tham khảo thêm trên liên kết:
/>5. Hướng dẫn về nhà ( 2p)
• Học bài và làm bài tập : 2,3,4 trang 36 SGK .
• Đọc phần : “Em có biết ?” trang 36 SGK
• Chuẩn bị bài “Phân bón hóa học”
- Mỗi nhóm chuẩn bị một số mẫu muối sử dụng làm phân bón hóa học ( phân đạm, phân
lân, NPK. .)
- Đóng vai nhà thiết kế: Thiết kế poster về mẫu bao bì phân bón hóa học.
+ Có hình ảnh gây chú ý khách hàng
+Có tên, logo của nhà sản xuất
+ Có các thông tin liên quan đến sản phẩm cần quảng cáo


Tiết2 . PHÂN BÓN HÓA HỌC
I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh biết được:
- Phân bón là gì? Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng.


- Biết công thức hóa học của một số loại phân bón hóa học thường dùng và hiểu
tính chất của các loại phân bón đó
- Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng phân biết các mẫu phân đạm, phân kali, phân lân dựa vào tính
chất hóa học
- Cũng cố kỹ năng làm các bài tập tính theo cong thức hóa học.
3. Tư duy
- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu
được ý tưởng của người khác.
- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.
4.Thái độ:
- HS yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường ,bảo vệ đất trồng.
5. Năng lực cần hướng tới
HS nhận thấy trách nhiệm tuyên truyền, hợp tác cùng cộng đồng có ý thức bảo
vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp; đề xuất các biện pháp
bảo vệ môi trường. Trách nhiệm tuyên truyền; hợp tác cùng cá nhân, tổ chức để người
dân có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất trồng, làm phân bón, tránh việc
dụng các hợp chất hóa học
II. Chuẩn bị :
1. GV
- GV chuẩn bị các mẫu phân bón hóa học có trong SGK, 4 cèc thñy tinh 500 mml

2. HS
- HS sưu tầm các loại phân bón hóa học, công thức hóa học của chúng được dùng ở
địa phương và gia đình
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, thuyết trình
IV. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định lớp:(1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khởi động ( 10p)
GV yêu cầu HS báo cáo các poster quảng cáo đã
giao trong buổi học trước
-HS: Giới thiệu về poster của nhóm mình.
-GV: Cùng cả lớp phân tích ưu điểm và hạn chế
trên mỗi poster, cho điểm cho poster quảng cáo
đẹp nhất, đầy đủ nội dung nhất
- GV giới thiệu bài học


Hoạt động 2: Tìm hiểu những phân bón hóa
học thường dùng (15’)
Mục tiêu: biết về thành phần của một số loại
phân bón
- Hướng dẫn HS tìm thông tin:
+ Ở nhà chúng ta thường dùng các loại phân bón
nào?
+ Các loại phân bón đó cung cấp cho cây những
nguyên tố dinh dưỡng nào?

+Urê, Lân, Kali, NPK,…
+ Cung cấp cho cây các nguyên tố: N, P, K,…..
- HS khác nhận xét bổ sung
- Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn hoặc
dạng kép.
- Lắng nghe
- Quan sát mẫu phân đạm urê, amoninitrat,
amoniunfat → nhận xét trạng thái, màu sắc?
Hòa vào nước, quan sát tính tan?
Hòa phân vào nước, quan sát
- Giới thiệu các loại phân đơn: Đạm , lân, Kali,…
- Giới thiệu các loại phân kép: NPK,…
- Các Pp sản xuất phân kép.
- Giới thiệu các loại phân vi lượng:

1. Phân bón đơn
Phân bón đơn chứa 1 trong 3
nguyên tố dinh dưỡng chính là:
đạm (N), lân (P), kali (K)
a. Phân đạm
- Urê: CO(NH2)2
- Amonisunfat: (NH4)SO4
Tan
trong H2O
- Amoninitrat: NH4NO3
b. Phân lân:
- Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2:
không tan trong nước, tan chậm
trong đất chua
- Supephotphat Ca(H2PO4)2 tan

được trong nước
c. Phân Kali: KCl, K2SO4 đều tan
trong nước
2. Phân bón kép
Có chứa 2 hoạc 3 nguyên tố
N, P, K
3. Phân bón vi lượng
Có chứa một lượng rất ít các
nguyên tố hóa học dưới dạng hợp
chất cần thiết cho sự phát triển
của cây trồng như: Bo, Kẽm,
Mangan...

- Hướng dẫn HS giải thích các chỉ số ghi trên bao
bì: 20-20-15, 23-23-0, ….
- L¾ng nghe
Thông báo: Phân vi lượng chứa các nguyên tố vi
lượng ,được sử dụng với một lượng nhỏ; vài chục
gam đến vài Kg trên môt ha đất trồng nhưng làm
bội thu nông nghiệp.Nếu bón thừa hoặc thiếu
đều ảnh hưởng đến cây trồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của phân
bón hóa học đến môi trường ( 5p)
?1. Việc bón phân hóa học có ảnh hưởng như thế
nào đến môi trường sống của chúng ta?
Theo em cần phải làm gì để môi trường sống
*Sử dụng hợp lí phân bón hóa học
xanh và sạch đẹp hơn?
Bên cạnh những lợi ích bảo vệ cây
-HS đọc sử dụng kiến thức vừa học và liên hệ trồng, hầu hết các loại phân bón



thực tế cùng với những hiểu biết của bản thân để
trả lời.(GV có thể cung cấp thêm thông tin: Khi
bón một số phân hóa học chứa hợp chất nitrat
xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất
nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển
các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình
phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều oxi trong nước,
hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các
sinh vật không thể sống được. Ngoài ra dư lượng
nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra
việc chuyển hóa hemoglobin trong máu thành
methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh
và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết
người. Phân bón hóa học có tác dụng hai mặt,
nếu sử dụng quá mức quy định hoặc không đúng
cách nó sẽ gây hại cho sức khỏe con người.
? Để cải tạo đất chua, người ta có thể dùng loại
hóa chất rẻ tiền nào? Nguyên tắc hóa học của
cách làm trên
-HS: dùng vôi bột do xảy ra phản ứng hóa học
của vôi với axit trong đất, làm giảm độ chua.
? Có nên lạm dụng việc bón phân hóa học hay
không.
-HS: không nên. Cần có kế hoạch sử dụng hợp lí

hóa học đều có tính độc ảnh
hưởng đến môi trường đất, môi
trường nước, ô nhiễm môi trường

và gây mất cân bằng sinh thái.).

4. Tổng kết chủ đề 9 (13p)
GV yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy


Vai trò của phân bón hóa học
-

?2. Một loại phân đạm có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố: %N = 35%, %O = 60%
còn lại là H. xác định CTHH của phân đạm trên?
- Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 1,2,3,4 ( T 46) - SGK
28 × 100%
= 21,2%
132
Bài tập 5 Sgk (39). b)
28 × 500
mN =
= 106,1( g )
132
c)
%N =

5. Hướng dẫn (1’)
- Làm bài tập 2 trang 39 SGK
- Soạn bài 12 “ Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Chuẩn bị nội dung bài: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ





×