Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ wifi diện rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.72 KB, 20 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐÀM CÔNG DŨNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHO
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên nghành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Ái Việt

Hà Nội – 2015


2

TÓM TẮT
Mục tiêu của luận văn này là đưa ra được kiến trúc của hệ thống quản lý, các kịch
bản dịch vụ cho nhà cung cấp dịch vụ wifi diện rộng, áp dụng cụ thể cho công ty Cổ phần
Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông VNPT-TECHNOLOGY
Chương đầu của luận văn trình bày các xu hướng về công nghệ kết nối Internet di
động cũng như xu hướng người dùng sử dụng Internet, từ đó làm nổi bật về sự tất yếu hình
thành nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng.
Chương tiếp theo trình bày tổng quan các thành phần cấu thành của nhà cung cấp
dịch vụ Wifi diện rộng, đồng thời phân tích hiện trạng thị trường cung cấp dịch vụ Wifi tại


Việt Nam cũng như một số nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng tiêu biểu trên thế giới.
Chương cuối cùng đưa ra đề xuất xây dựng hệ thống quản lý cho nhà cung cấp dịch
vụ Wifi diện rộng, ứng dụng cho công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính
Viễn thông VNPT-TECHNOLOGY và một số kết quả đạt được cũng như hướng phát triển
tiếp theo.


3
Chương 1.TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1 Xu hướng về công nghệ
1.1.1.1 Những thách thức đối với mạng di động trong tương lai
Sự thành công của iPhone (Apple) đã tạo ra một chuyển biến mang tính cách mạng đối
với cách sử dụng điện thoại của người dùng. Sau iPhone, những chiếc điện thoại trên nền
Android của Google và Windows Phone của Microsoft cũng được đưa ra bởi nhiều nhà sản
xuất hàng đầu như HTC, Samsung, LG, Motorola và Sony Ericsson. Theo báo cáo của các
chuyên gia phân tích viễn thông và các nhà khai thác mạng di động trên toàn thế giới, lưu
lượng dữ liệu di động toàn cầu đã và đang có sự gia tăng đột biến.

Hình 1.1 Lưu lượng dữ liệu Internet của di động
Có một thực tế với các smartphones là khi người sử dụng thường xuyên phải di chuyển
từ nơi này đến nơi khác họ vẫn có nhu cầu truy cập vào Internet, thời gian có thể chỉ là một
vài giây nhưng cũng có thể lên đến hàng giờ đồng hồ; thêm vào đó, ở những nơi đông người
như sân vận động thì tình trạng nghẽn mạng thường sẽ xảy ra. John Donavan, CTO của
AT&T cho biết “mạng 3G không được thiết kế một cách hiệu quả về phương diện này”. Sự
phân bổ không đồng đều của truyền tải dữ liệu trên băng thông rộng sẽ dẫn đến sự phân chia
không đồng đều cơ sở hạ tầng mạng; theo đó, chất lượng dịch vụ sẽ giảm.
1.1.1.2 Sự phát triển của công nghệ Wifi
Trong những năm gần đây, công nghệ Wifi đã phát triển theo một xu hướng mới. Việc
ứng dụng Wifi được đánh giá là giải pháp hữu hiệu mở rộng băng thông cho mạng di động

cũng như tăng cường hiệu quả kinh doanh cho các nhà mạng. Và một xu hướng rõ ràng có
thể nhận thấy đó là sự hình thành các nhà mạng Wifi.
Đảm bảo kết nối: Nếu kết nối Wifi là khả dụng và nằm trong kế hoạch cung cấp dịch vụ
của cùng nhà mạng di động thì người dùng có thể sẽ thích truy cập qua Wifi hơn vì nó cho


4
tốc độ cao nhưng chi phí lại thấp hơn. Nếu kết nối Wifi không khả dụng thì đã có lựa chọn
thứ hai là truy cập qua mạng 3G.
Mở rộng băng thông, nâng cao tốc độ: Băng thông của mạng Wifi cao hơn gấp 10 lần
so với băng thông của mạng 3G. Băng thông bình thường của 3G là 30MHz. Dải tần Wifi
2.4GHz và 5Ghz cộng lại cho băng thông lên tới hơn 300MHz.

Hình 1.2 So sánh băng thông 3G và Wifi
Nâng cao hiệu quả sử dụng dải tần: Lưu lượng dịch vụ dữ liệu sẽ được chuyển sang
Wifi đến mức tối đa có thể, dành dải tần 3G cho mục đích chính là phục vụ các cuộc gọi
thoại và các dịch vụ dữ liệu không đòi hỏi băng thông quá lớn.
Sẵn sàng với các dịch vụ cần băng thông rộng: với băng thông gấp 10 lần dành cho
truyền tải dữ liệu, các ứng dụng hấp dẫn cần băng thông rộng có thể được thực thi, ví dụ
như: video, mạng xã hội, truyền hình di động, game online ....
Tăng cường chất lượng dịch vụ dữ liệu indoor: Do việc triển khai Wifi ít tốn kém hơn
3G nên ở những nước mà 3G chưa phủ sóng rộng hoặc không đem lại hiệu quả chi phí đối
với việc cung cấp dịch vụ bên trong các công trình thì mạng Wifi là một giải pháp hữu hiệu.
1.1.2 Xu hướng người dùng
1.1.2.1 Xu hướng người dùng trên thế giới
Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như tiến bộ xã hội khiến cho nhu cầu thông
tin giao tiếp và giải trí của con người ngày càng cao. Tỷ lệ thuê bao di động/dân số của các
nước trên thế giới tiếp tục gia tăng trong những năm vừa qua.
Số người truy cập internet trên toàn thế giới cũng tăng một cách chóng mặt. Nếu cuối
năm 2000 mới có 361 triệu người sử dụng Internet thì đến đầu năm 2011 con số này đã là

2.11 tỷ (theo Internetworldstats). Một thống kê của China Telecom cho thấy có tới 40% số


5
người dùng điện thoại di động có trải nghiệm Internet trên thiết bị của họ, trong đó 15% sử
dụng một cách thường xuyên 1.

Hình 1.3 Sự tăng trưởng số lượng người sử dụng internet trên thế giới giai đoạn 1995-2010
(Nguồn: www.internetworldstats.com, tháng 1 năm 2009)
Sự bùng nổ của Internet không chỉ dừng ở số lượng người sử dụng. Nếu trước đây truy
cập Internet đơn giản là để tìm kiếm tin tức, duyệt mail hay nghe nhạc thì ngày nay những
nhu cầu đó đã được nâng lên một tầm cao mới. Yêu cầu trải nghiệm của họ cũng khác trước,
họ muốn âm thanh, hình ảnh phải có chất lượng cao hơn, đồng nghĩa với dung lượng truyền
đến phải lớn hơn. Không chỉ có vậy, người tiêu dùng muốn được trải nghiệm những dịch vụ
đó ở mọi nơi, vào bất cứ lúc nào họ thích với mọi thiết bị họ có. Điều này khiến cho lượng
dữ liệu mỗi người sử dụng lớn hơn và nhu cầu đối với các thiết bị nhỏ gọn thông minh cũng
cao hơn.
Trong khi nhu cầu sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, máy tính xách tay, máy
tính bảng với mục đích truy cập vào Internet ngày càng cao thì đường truyền 2G đã lỗi thời
và không đáp ứng được về mặt tốc độ, còn đường truyền 3G cũng dần trở nên quá tải do số
lượng thuê bao khổng lồ. Để đáp ứng được nhu cầu, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng
Wifi nhiều hơn. Một cuộc khảo sát của Gigaom cho kết quả là có tới 42% số người dùng
laptop và 39% số người dùng điện thoại di động sẽ truy cập vào Internet qua Wifi bất cứ ở
đâu và bất cứ khi nào có thể. Những điểm truy cập Wifi (hotspot) phổ biến nhất là tại nhà,
tại cơ quan, tại quán cà phê hay nhà hàng và khách sạn. Nếu vùng phủ sóng wifi có thể mở
rộng hơn nữa thì xu hướng này sẽ phát triển rất mạnh mẽ.

1

Nguồn: jmnews.com.cn



6

Hình 1.4 Số liệu khảo sát về mức độ thường xuyên truy cập vào mạng wifi bằng laptop,
netbook, cellphone (Nguồn: Gigaom)
1.1.2.2 Xu hướng người dùng tại Việt Nam
Trong suốt 17 năm trở lại đây, Việt Nam luôn nằm trong top 20 quốc gia có tốc độ tăng
trưởng Internet nhanh nhất thế giới.
Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20
quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012. Cụ thể Việt Nam có
30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số
thế giới. So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 8
trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và
Philippines).


7

Hình 1.5 Thống kê số lượng người dùng Internet Việt Nam (nguồn: VNNIC)

Hình 1.6 Xu hướng sử dụng dịch vụ Internet của người dùng Việt Nam
Giải trí là một lĩnh vực quan trọng của việc sử dụng Internet tại Việt Nam. Các hoạt
động chính liên quan đến giải trí là nghe nhạc, xem phim, trong đó hơn một nửa số người sử
dụng Internet làm một cách thường xuyên.


8

Hình 1.7 Tần suất sử dụng các chương trình giải trí (Nguồn: Cimigo NetCitizens)

Trong xu thể phát triển hiện nay, xu thể truy cập Internet di động ngày càng phát triển. Nhu
cầu truy cập Internet tại mọi nơi ngày càng tăng.

Hình 1.8 Tỷ lệ truy cập Internet trên Mobile Phone (nguồn: Cimigo NetCitizens)
Cách thông thường để truy cập internet là từ một máy tính để bàn. 80% truy cập internet
từ máy tính để bàn và máy tính xách tay là 38%. Một cách mới để truy cập vào internet là từ
điện thoại di động (điện thoại thông minh), mà một trong bốn người sử dụng internet thường
làm.

Hình 1.9 Cách truy cập Internet (nguồn: Cimigo NetCitizens)


9

Như vậy, việc hình thành một nhà mạng cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng sẽ là điều
tất yếu và là xu hướng chung của thế giới, có lợi ích rất to lớn và thực tiễn, nâng cao
chất lượng dịch vụ cho người dùng đồng thời tận dụng hiệu quả các hạ tầng sẵn có của
các nhà mạng có dây như VNPT, Viettel, FPT…
Trong mô hình nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng, có 2 thành phần chính:
 Hệ thống truyền tải: Bao gồm các thành phần liên quan đến việc cung cấp môi
trường truyền dẫn, truyền tải dữ liệu người dùng (hệ thống Access Point , hệ
thống truyền dẫn, hệ thống Wifi Aggregation Gateway …)
 Hệ thống quản lý: Đây là bộ não của nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng, nó
là nơi cung cấp, xử lý tất cả các nghiệp vụ về khách hàng, gói cước, chính sách
cước, thanh toán như thẻ cào, thẻ credit, hệ thống chăm sóc khách hàng… đây
là nền tảng, dữ liệu phục vụ cho toàn bộ hệ thống hoạt động.
Nhận thức được điều đó, người viết đề tài này nhằm nghiên cứu xây dựng hệ thống
quản lý dịch vụ cho nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng.
1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung

xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi sau:
 Các thành phần của một hệ thống quản lý dịch vụ đối với một nhà cung cấp dịch vụ
Internet.
 Các kịch bản dịch vụ người dùng đã triển khai tại một số nhà mạng cung cấp dịch
vụ wifi diện rộng trên thể giới
 Các yêu cầu tính năng quản trị hệ thống, vận hành dịch vụ, chăm sóc khách hàng.
 Đôi nét về tình hình triển khai dịch vụ Wifi của một số nhà cung cấp tại Việt Nam
và thế giới.
 Đề xuất nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ Wifi
diện rộng.
 Thời gian nghiên cứu được từ đầu tháng 08/2015 đến ngày 20/12/2015.


10
Chương 2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG
2.1 Tổng quan về hệ thống mạng cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng
2.1.1 Mô hình mạng kết nối

Hình 2.1 Tổng quan kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng

2.1.2 Các thành phần
 UE (User Equipment): Thiết bị đầu cuối (UE) là những thiết bị hỗ trợ wifi như
Smartphones, Tablets, Laptop...
 Access Point và Mạng truy nhập vô tuyến (RAN): Mạng truy nhập vô tuyến (Radio
Access Network - RAN) được tạo thành từ các Access Point. Cung cấp kết nối wifi
cho các thiết bị đầu cuối của người dùng (UE).
Access Point có 02 loại chính :
o Indoor Access Point : Là các thiết bị Access Point thường được lắp trong
các tòa nhà, hộ gia đình với công suất phát sóng nhỏ, phạm vi phủ sóng hẹp.
o Outdoor Access Point : Là các thiết bị Access Point thường được lắp ngoài

trời, có công suất phát sóng và phạm vi phủ sóng lớn.
 Wifi Aggregation Gateway (WAG): Wifi Aggregation Gateway đóng vai trò như
một BRAS cho mạng WiFi, bao gồm các chức năng chính sau đây:


11
o Tổng hợp lưu lượng từ nhiều thiết bị Access Points
o Thực hiện chức năng DHCP và NAT (nếu có)
o Điều khiển truy cập của người dùng.
o Thực thi chính sách (policies) do hệ thống quản lý yêu cầu.
o Cung cấp kết nối mạng lớp 3 và định tuyến IP thông qua mạng xương
sống của nhà cung cấp dịch vụ Internet
 Hệ thống quản lý dịch vụ:
Hệ thống quản lý dịch vụ là bộ não của nhà cung cấp dịch vụ Wifi, nó là nơi xử lý
tất cả các nghiệp vụ về khách hàng, gói cước, chính sách cước, thanh toán như thẻ
cào, thẻ credit, hệ thống chăm sóc khách hàng…đây là nền tảng, dữ liệu phục vụ
cho toàn bộ hệ thống hoạt động.
2.2 Hiện trạng thị trường cung cấp dịch vụ Wifi tại Việt Nam
2.2.1 Công ty điện toán truyền số liệu VDC
2.2.2 FPT Telecom
2.2.3 Công ty Cổ phần NetNam
2.2.4 Công ty Cổ phần Viễn thông ATI Việt Nam – mạng OneWireless
2.3 Các nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng tiêu biểu trên thế giới
2.3.1 PCCW
2.3.2 China mobile
2.3.3 Orange
2.4 Nhận xét
Nhìn chung các nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng tại Việt Nam có nhiều hạn chế,
tiêu biểu như sau:



Không đánh giá đúng tầm quan trọng cũng như đầu tư đúng hướng cho hệ thống
quản lý. Từ đó hệ thống quản lý dịch vụ rất đơn giản, chưa cung cấp đầy đủ tính năng
của nhà cung cấp dịch vụ wifi diện rộng.



Do hạn chế của hệ thống quản lý dịch vụ nên mô hình triển khai không đa dạng, các
kịch bản dịch vụ cũng hạn chế.



Khả năng mở rộng vùng phủ sóng cũng như kinh doanh là rất khó khăn


12
Từ đó, nhu cầu phát triển một hệ thống quản lý dịch vụ bài bản, có đầy đủ tính năng của
một nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng là rất cần thiết cấp bách, theo kịp các nhà cung cấp
dịch vụ wifi diện rộng trên thế giới.

Chương 3. ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHO NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG, ÁP DỤNG CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VNPT-TECHNOLOGY
3.1 Giới thiệu chung
Hệ thống Quản lý là thành phần quan trọng nhất của hệ thống nhà cung cấp dịch vụ
Wifi diện rộng, là nơi cung cấp, xử lý tất cả các nghiệp vụ về khách hàng, gói cước, chính
sách cước, thanh toán … đây là nền tảng, dữ liệu phục vụ cho toàn bộ hệ thống hoạt động.
Phát triển hệ thống quản lý là một công việc rất quan trọng, trong toàn hệ thống.



13
Đối tác

Điểm bán lẻ

(tổ chức,
doanh
nghiệp)

(Đại lý)

SMP
Khách hàng
(người dùng
cuối)

Nhà cung
cấp dịch vụ
(SP)

Hình 3.1 Các đối tượng sử dụng hệ thống SMP
3.2 Kịch bản dịch vụ
3.2.1 Dịch vụ cung cấp
Hệ thống Quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng (SMP – Service
Management Platform) cung cấp dịch vụ cho các nhóm khách hàng sau:
 Khách hàng doanh nghiệp: Là các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng WiFi theo
hình thức thuê SSID hoặc sử dụng gói cước doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ
cho người dùng cuối (khách hàng)
 Người dùng cuối: là khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Wifi (thuê bao trả

trước hoặc trả sau). Người dùng cuối có thể đăng nhập bằng mã PIN (khách
hàng vãng lai) hoặc đăng ký tài khoản để sử dụng dịch vụ (khách hàng thường
xuyên).
3.2.2 Khách hàng doanh nghiệp
3.2.3 Người dùng cuối
3.2.4 Cổng thông tin (Captive Portal) truy cập dịch vụ
Sau khi kết nối wifi thành công, khách hàng phải truy cập vào website cổng thông tin
dịch vụ để thực hiện đăng nhập.


14
3.2.5 Cấu trúc gói cước
Thuê bao trả trước

3.2.5.1

Tên gói

Silver
Student

3.2.5.2

Dung
Thời gian
lượng
Cước phí
sử dụng
dụng
đa


30 ngày

30,000

5 GB

sử
Tốc độ sử dụng
tối
Tốc độ đạt tối đa được trong 3.5
GB đầu tiên
Tốc độ cho phần dung lượng còn
lại: 256K/128K

Thuê bao trả sau

Thuê bao trả sau phải đăng ký gói cước và thanh toán cước phí hàng tháng. Cước phí
bao gồm cước thuê bao tháng và cước phí phát sinh
3.2.6 Cơ chế tính cước
3.2.6.1 Tính cước trọn gói
Cơ chế tính cước trọn gói cung cấp các gói cước trọn gói cho người dùng. Người dùng
thanh toán cước định kỳ và không phải trả thêm các khoản phí khác.
3.2.6.2 Tính cước linh hoạt
Cơ chế tính cước linh hoạt cho phép SP tạo ra nhiều kiểu gói cước khác nhau bằng cách kết
hợp các chính sách và tham số tính cước:
3.2.7






Hình thức nạp tiền/thanh toán
Qua thẻ cào dịch vụ Wifi
Qua thẻ cào của các nhà mạng: Vinaphone, Mobifone, Viettel …
Qua I-banking
Qua một số nhà thanh toán online khác: Ngân lượng, Bảo Kim …

3.2.8 Báo cáo
Hệ thống cung cấp các loại báo cáo sau:






Báo cáo khách hàng
Báo cáo biến động khách hàng
Báo cáo tổng lưu lượng
Báo cáo nạp tiền
Báo cáo Khuyến mại


15
 Báo cáo doanh thu trả sau
 Báo cáo tổng hợp
 …

3.3 Kiến trúc chức năng hệ thống



16

Hình 3.2 Kiến trúc tổng thể hệ thống SMP
Hệ thống SMP là hệ thống quản lý hoàn chỉnh cho nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng,
bao gồm các chức năng chính:












Billing và Rating engine
AAA và Policy Management
Product và Package management
Voucher và e-card management
Contract management
Subscriber management
Partner management cho các nhà cung cấp dịch vụ thuê SSID
Distribution management
Portals for : Service Provider, Partner, Reseller and customer self-care
OAM: Monitoring, Reporting, Notification and Alerts, Log management.
Các Gateway tích hợp với các hệ thống bên ngoài: Mobile Core network, IPTV, Wifi
network…



17
3.3.1 Reseller portal
3.3.2 Partner Web self-care
3.3.3 Admin web portal
3.3.4 Captive portal
3.3.5 Billing và Rating
3.3.6 Product management
3.3.7 Pricing Management
3.3.8 Promotion Management
3.3.9 Rating Engine
3.3.10 Billing
3.3.11 Lập hóa đơn
3.3.12 AAA và Policy Management (PCRF)
3.3.13 Quản lý Voucher (Voucher management)
3.3.14 Quản lý thuê bao (Subscriber Management)
3.3.15 Quản lý phân phối (Distribution management)
3.3.16 Notification và Alert
3.3.17 Quản lý đối tác (Partner management)
3.3.18 Chăm sóc khách hàng (Customer care)
3.3.19 Charging gateway và billing gateway
3.3.20 Payment gateway
3.3.21 SMS gateway
3.3.22 MAP Gateway
3.3.23 Báo cáo
3.3.24 Hệ thống giám sát
3.3.25 Quản lý log
3.4 Kết quả đạt được và hướng phát triển



18
3.4.1 Kết quả đạt được
Hệ thống SMP đã được triển khai tập trung tại công ty CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ CÔNG
NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VNPT-TECHNOLOGY, 124 Hoàng Quốc Việt,
Cầu Giấy Hà Nội
Với hệ thống SMP được triển khai tập trung, bao gồm đầy đủ các tính năng của nhà
mạng cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng, hiệu quả mang lại cho công ty là rất đáng kể
Năng lực hệ thống
Hệ thống hiện tại đã triển khai và đưa vào kinh doanh, có năng lực đáp ứng hoàn toàn
yêu cầu kinh doanh và mở rộng sau này:
 Số lượng khách hàng đồng thời: 1 triệu khách hàng đồng thời truy cập
 Số lượng khách hàng mới truy cập tại 1 thời điểm: 100000 khách hàng/s
 Khả năng mở rộng: Hệ thống có thể mở rộng, nâng cấp theo cả chiều ngang (thêm
server, Storage) và chiều dọc ( nâng cấp RAM, CPU …)
Cấu hình phần cứng hiện tại:
No
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Project Items

Billing Server
Rating Engine Server
Web Portal Server
Database Server
CDR Collection Server
Gateway Server
Subsciber Management
Voucher Management
SAN Storage
SAN Switch
Ethernet switch

Quantity
4
4
2
4
2
2
2
2
1
2
4

Các đối tác:
VNPT- TECHNOLOGY đã phối hợp với các đơn vị sau để phủ sóng Wifi:







VNPT- Hà Nội
VNPT- Quảng Ninh
VNPT – Thái Nguyên
VNPT – Trà Vinh
VNPT- Bắc Ninh


19
 VNPT – Huế
Các khu vực phủ sóng bao gồm:







Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thành phố Hạ Long
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
Đại học Trà Vinh
Thành phố Bắc Ninh
Thành phố Huế

3.4.2 Hướng phát triển
Hiện tại, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, hệ thống mạng 3G đã dần quá tải và bộc lộ
nhiều điểm yếu liên quan đến triển khai phủ sóng. Do đó, xu hướng sử dụng mạng wifi để

giảm tải cho mạng 3G đang được triển khai tại một số nhà mạng lớn trên thế giới.
Ngoài ra, nhà mạng cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng trên thế giới cũng đang hình thành
và phát triển rất tốt, mặt khác, nhu cầu di chuyển của các thuê bao ngày càng cao. Do đó,
yêu cầu thực tế là phải roaming giữa các nhà mạng Wifi với nhau.
Dựa trên các vấn đề nêu trên, hướng phát triển tiếp theo được đề xuất như sau:
 Tích hợp với nhà mạng di động để thực hiện WifiOffload, chia tải cho mạng di động
cũng như nâng cao chất lượng phục vụ người dùng
 Tích hợp với các nhà mạng khác, thực hiện việc roaming cho khách hàng

KẾT LUẬN
Trong điều kiện thời gian có hạn, luận văn đã hoàn thành được các nội dung sau:
 Tìm hiểu xu hướng công nghệ cung cấp kết nối Internet di động.


20
 Tìm hiểu xu hướng sử dụng dịch vụ Internet của người dùng trên thế giới và Việt
Nam
 Tổng quan hệ thống cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng
 Hiện trạng thị trường cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng tại Việt Nam
 Một số nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng tiêu biểu trên thế giới
 Đề xuất nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện
rộng, đã áp dụng cho Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn
thông VNPT-TECHNOLOGY và mang lại kết quả khả quan.
 Thời gian nghiên cứu được từ đầu tháng 08/2015 đến ngày 20/12/2015.



×