Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

RỦI RO THANH KHOẢN tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 210 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN BẢO HUYỀN

RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01

U N ÁN TI N S KINH T
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS LÊ VĂN LUYỆN
2. TS. PHẠM THỊ HOA

HÀ NỘI - 2016


i

ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin
và kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích
một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Bảo Huyền



ii

MỤC ỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................ v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ......................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 7
6. Những đóng góp chính của Luận án ......................................................................... 7
7. Kết cấu của Luận án .................................................................................................. 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................ 9
1.1. THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................... 9
1.1.1. Khái niệm thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại ............................................ 9
1.1.2. Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng .................................... 10
1.2. RỦI RO THANH KHOẢN VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO THANH KHOẢN 14
1.2.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản ........................................................................... 14
1.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ................................................... 15
1.3. QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI ............................................................................................................................. 19
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết quản lý rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thƣơng mại ............................................................................... 19
1.3.2. Thông lệ tốt nhất về quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng ........... 22
1.3.3. Nội dung quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại ..................... 37
1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng quản lý thanh khoản ............................... 61
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM....................................................................................... 69
1.4.1. Các trƣờng hợp rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng trên thế giới ........... 69


iii

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng trên thế giới .. 73
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................. 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................ 82
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 84
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .. 84
2.1.1. Bức tranh tổng thể về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................... 84
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam..... 87
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN LÝ THANH KHOẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM........................................... 90
2.2.1. Thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ........ 90
2.2.2. Thực trạng quản lý thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ... 102
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................... 139
2.3.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam thời gian qua ..................................................................................................... 139
2.3.2. Nguyên nhân tác động đến khả năng quản lý thanh khoản của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam ................................................................................................ 145
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 149
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH KHOẢN VÀ NÂNG
CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................................... 151
3.1. NHỮNG THÁCH THỨC LỚN VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ THANH KHOẢN ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT

NAM.......................................................................................................................... 151
3.1.1. Những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam ........................ 151
3.1.2. Định hƣớng phát triển của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .......... 153
3.1.3. Một số quan điểm cơ bản trong vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản................ 155


iv

3.2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH KHOẢN VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM....................................................................................................... 158
3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản ............................................ 158
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh khoản ............................... 166
3.2.3. Giải pháp xử lý rủi ro thanh khoản ................................................................. 187
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 187
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 189
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. x
PHỤ LỤC ................................................................................................................... xvi


v

DANH MỤC CÁC THU T NGỮ VI T TẮT
Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

ALCO


Asset Liability Committee – Ủy ban quản lý tài sản - nợ

ALM

Asset Liability Management – Quản trị tài sản - nợ

BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

BIS

Bank for International Settlements – Ngân hàng thanh toán
quốc tế

CAR

Capital Adequacy Ratio – Tỷ lệ an toàn vốn

CFP

Contingency funding plan – Kế hoạch kinh phí dự phòng

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nƣớc


DTBB

Dự trữ bắt buộc

FTP

Fund Transfer Pricing – Định giá điều chuyển vốn nội bộ

HĐQT

Hội đồng quản trị

IMF

International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTNB

Kiểm toán nội bộ

LDR

Loan to Deposit Ratio – Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn
huy động


LNH

Liên ngân hàng

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần


vi

NHTMNN

Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

NHTW

Ngân hàng Trung ƣơng


NLP

Net liquidity position – Trạng thái thanh khoản ròng

OMO

Open Market Operations – Nghiệp vụ thị trƣờng mở

QL

Quản lý

QLRR

Quản lý rủi ro

RMC

Risk Management Council – Hội đồng quản lý rủi ro

RRTK

Rủi ro thanh khoản

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSC


Tài sản có

TSN

Tài sản nợ

VAS

Vietnamese Accounting Standards – Chuẩn mực kế toán Việt
Nam

WB

World Bank – Ngân hàng Thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1

Thang đáo hạn dựa trên kỳ hạn hợp đồng

25

Bảng 1.2

Thang đáo hạn trong vòng 1 ngày theo các kịch bản khác nhau


29

Bảng 1.3

Báo cáo ngày về hạn mức thanh khoản từ T+1 đến T>181 ngày

55

Bảng 1.4

Thời điểm đáo hạn của các nghĩa vụ tài chính của HSBC

77

Bảng 1.5

Tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi của HSBC năm 2008

78

Bảng 2.1

Số lƣợng NH giai đoạn 1991-6/2015

85

Bảng 2.2

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc qua các thời kỳ


92

Bảng 2.3

Các cột mốc trong thay đổi chính sách lãi suất

92

Bảng 2.4

Tổn thất trong việc bán tài sản

101

Bảng 2.5

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NH từ 2002-2004

113

Bảng 2.6

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NH từ 2005-2009

114

Bảng 2.7

Hệ số CAR của NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam


115

Bảng 2.8

Hệ số CAR của các hệ thống NH tính đến 28/2/2015

116

Bảng 2.9

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NH từ 2010-2014

117

Bảng 2.10

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel 3

118

Bảng 2.11

Chỉ số trạng thái tiền mặt của các ngân hàng

120

Bảng 2.12

Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng


121

Bảng 2.13

Chỉ số năng lực cho vay của các ngân hàng

123

Bảng 2.14

Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

125

Bảng 2.15

Vị thế ròng của các NH trên thị trƣờng 2

127

Bảng 2.16

Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn đƣợc dùng cho vay trung dài hạn của các

131

hệ thống NH
Bảng 2.17


Tình hình ngân quỹ của BIDV

134


viii

Bảng 2.18

Tình hình vay vốn từ NHNN và các TCTD khác của BIDV

135

Bảng 2.19

10 NH chƣa đáp ứng đủ vốn điều lệ vào cuối năm 2010

140

Bảng 2.20

So sánh quy định về quản lý thanh khoản của NHTW các nƣớc

148

Châu Á
Bảng 3.1

Mô hình luồng tiền


176

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Số chi nhánh, phòng giao dịch của các NH đến 31/12/2014

86

Biểu đồ 2.2 Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam đến 31/12/2014

87

Biểu đồ 2.3 Nợ xấu của hệ thống NH giai đoạn 2004-3/2015

89

Biểu đồ 2.4 Chỉ tiêu sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của khối

129

NHTMNN
Biểu đồ 2.5 Phân loại khoản vay và tiền gửi theo kì hạn năm 2011

130

Biểu đồ 3.1 Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2014

159

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1


Mô hình quản trị rủi ro hiện đại trong NHTM

38

Sơ đồ 1.2

Quy trình tổng quát quản lý rủi ro thanh khoản

53

Sơ đồ 1.3

Quy trình xác định luồng tiền thanh khoản của ngân hàng

54

Sơ đồ 2.1

Cơ cấu quản trị rủi ro tại Agribank

108

Sơ đồ 2.2

Cơ chế quản lý vốn tập trung

109

Sơ đồ 2.3


Bộ máy tổ chức quản lý thanh khoản của BIDV

110

Sơ đồ 3.1

Các cấu phần quản trị rủi ro chủ yếu

157

Sơ đồ 3.2

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thanh khoản

168

Sơ đồ 3.3

Định hƣớng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ

171


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thì ba mục tiêu: an
toàn, sinh lợi, thanh khoản là ba mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

mà quản trị ngân hàng đặt ra. Trong đó vấn đề thanh khoản là vô cùng quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Thanh khoản dƣới góc độ
ngân hàng đƣợc hiểu là khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền của khách
hàng tại bất cứ thời điểm nào với mức chi phí thấp nhất. Có nghĩa là bất cứ
khi nào khách hàng phát sinh nhu cầu rút tiền thì ngân hàng phải đảm bảo
thỏa mãn nhu cầu đó của khách hàng ngay lập tức. Điều đó làm cho các nhà
quản lí luôn phải có các biện pháp để đo lƣờng, quản lí và lập kế hoạch sử
dụng các nguồn vốn vào ngân hàng sao cho vừa đảm bảo tính sinh lời của tài
sản vừa đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng với mức chi phí tối thiểu.
Có thể nói, khả năng thanh khoản là vấn đề rất nhạy cảm trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản sẽ
nhanh chóng đi tới bờ vực phá sản và ảnh hƣởng tới tính ổn định của toàn bộ
hệ thống.
Ở Việt Nam đã xảy ra các vụ rủi ro thanh khoản, tiêu biểu là NHTMCP
Á Châu năm 2003 hay NHTMCP Ninh Bình và NHTMCP Phƣơng Nam năm
2005, tình trạng căng thẳng thanh khoản năm 2008, cùng với những biến
động trên thị trƣờng nửa cuối 2010 cho đến nay đã cho thấy tầm quan trọng
của quản lý rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thƣơng mại. Việc tăng
cƣờng nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống quản lý rủi ro nói chung và
rủi ro thanh khoản nói riêng đã trở nên vô cùng cấp bách.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quản lý RRTK nh m giảm thiểu
những nguy cơ cho NHTM là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn, cả trên bình diện toàn cầu cũng nhƣ ở từng quốc gia. Từ cuối năm


2

2002, Ủy ban Basel đã ban hành các quy định chuẩn hóa quản lý các rủi ro
của NH trong đó có RRTK. Cùng với nó là các công cụ và phƣơng pháp quản
lý RRTK đã và đang đƣợc cải tiến một cách tích cực.

Tuy nhiên do điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn và kinh nghiệm còn
hạn chế nên việc áp dụng các chuẩn mực quản lý RRTK theo tiêu chuẩn quốc
tế hiện hành vào hoạt động của các NHTM Việt Nam là vấn đề vẫn cần đƣợc
tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Rủi ro
thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu cho
luận án tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trên thế giới
- Guglielmo Michael R. (2007) trong bài nghiên cứu “Managing
Liquidity Risk” đã đề cậ

ƣớc để tăng cƣờng thanh khoản và quản trị

RRTK mà Ủy ban ALCO cũng nhƣ các nhà quản lý phải quan tâm bao gồm:
xác định mức thanh khoản mà NH đang có; dự đoán mức thanh khoản mà NH
cần; thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm; thử kiểm tra sức chịu đựng nhu cầu
và tính sẵn có của vốn; vạch ra các phản ứng của nhà quản lý; lên kế hoạch
cho cả quá trình và kiểm tra nguồn thanh khoản định kì. Trong đó Guglielmo
đặc biệt nhấn mạnh đến việc các nhà quản lý phải xác định đƣợc mức thanh
khoản mà NH đang nắm giữ là bao nhiêu, trên cơ sở đó mới có thể định
hƣớng cho việc quản trị RRTK cho NH mình.
- Gianfranco (2009) với nghiên cứu về “Bank Liquidity Risk
Management and Supervision: Which Lessons from Recent Market Turmoil?”
đã phân tích các kỹ thuật đo lƣờng RRTK và phƣơng pháp giám sát thanh
khoản. Theo đó tác giả đƣa ra khung định lƣợng để đo lƣờng RRTK gồm các
phƣơng pháp tiếp cận chứng khoán, phƣơng pháp tiếp cận dựa trên dòng tiền


3


và phƣơng pháp hỗn hợp. Trong phần giám sát thanh khoản, tác giả chỉ ra một
vài phƣơng pháp tiếp cận giám sát thanh khoản của một số nƣớc châu Âu nhƣ
Anh, Đức, Pháp và Italia để minh chứng cho nghiên cứu của mình.
- Rudolf Duttweiler (2010) với công trình nghiên cứu về “Quản lí thanh
khoản trong ngân hàng” đã mở rộng phạm vi xem xét đến quá trình thiết lập
các yếu tố thuộc về cấu trúc cho một khuôn khổ quản lý thanh khoản hiệu
quả, đến các mô hình đƣợc sử dụng trong khuôn khổ giám sát đối với công
tác quản lý thanh khoản nh m đánh giá tính hợp lý của những khái niệm và
quy trình đƣợc giới thiệu khi chúng vƣợt qua các quy định về giám sát và
pháp lý.
- Meile Jasiene, Jonas Martinavicius, Filomena Jaseviciene, Grazina
Krivkiene (2012) với nội dung nghiên cứu về “Bank liquidity risk: Analysis
and estimates” đã phân tích RRTK của NHTM cũng nhƣ khả năng quản lý
RRTK và xây dựng một mô hình quản lý RRTK cho các NHTM. Dựa trên số
liệu của NH Lithuanian các tác giả đã gợi ý mô hình quản lý RRTK thành 2
phần: kế hoạch thanh khoản theo ngắn hạn và dài hạn. Theo đó tác giả đã chỉ
ra trong khi quản lý thanh khoản ngắn hạn chỉ tập trung vào việc phân tích chỉ
số thanh khoản thì quản lý RRTK trong dài hạn lại dựa vào việc dự báo và
đáp ứng nhu cầu thanh khoản; và phân tích khe hở thanh khoản.
Các công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, có thể nói tính đến thời điểm hiện tại có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học xung quanh vấn đề về quản trị rủi ro NHTM, có thể tổng
hợp một số công trình điển hình nhƣ:
- “Giải ph p quản r i ro i su t t i Ngân hàng N ng nghi p và h t tri n
n ng th n Vi t Na ” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Thị Kim Hảo (2005).
Luận án đã nghiên cứu khá toàn diện những lí luận cơ bản về rủi ro lãi suất
và công tác quản lí rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM, từ việc



4

sử dụng mô hình để lƣợng hóa rủi ro lãi suất đến các biện pháp phòng ngừa, hạn
chế rủi ro lãi suất.
Luận án đã làm r thực trạng rủi ro lãi suất và thực tế công tác quản lí rủi
ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trên cơ
sở đó đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại NH này b ng việc sử dụng mô
hình định giá lại để lƣợng hóa rủi ro dựa trên những giả định phù hợp với
thực tế. Tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng để khắc
phục một số hạn chế về mô hình nh m tăng mức độ chính xác của việc xác
định mức độ thiệt hại của NH do rủi ro lãi suất gây ra.
- “Tăng cường năng ực quản ý r i ro thanh khoản t i c c ngân hàng
thương

i Vi t Na ” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của Tiến sĩ Tô

Ngọc Hƣng (2007).
Trong nghiên cứu của mình tác giả chỉ đi vào tìm hiểu một số chỉ số
thanh khoản của NH để đánh giá xem liệu NH có chống đỡ đƣợc khi RRTK
xảy ra hay không, trên cơ đó tác giả đƣa ra những giải pháp và kiến nghị
nh m tăng cƣờng năng lực quản lí RRTK tại các NHTM Việt Nam, đảm bảo
tính khoa học, khả thi và phù hợp của công tác quản lí rủi ro, góp phần nâng
cao hiệu quả và đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của NHTM.
- “Quản
thương

r i ro

i su t trong ho t động kinh doanh c a ngân hàng


i Vi t Na ” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Tạ Ngọc Sơn (2011).

Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận về rủi ro lãi suất và quản lí rủi
ro lãi suất tại NHTM, đồng thời phân tích kinh nghiệm quản lí rủi ro lãi suất tại 2
NH nƣớc ngoài tại Việt nam là HSBC và Calyon - chi nhánh TP HCM. Luận án
đã chỉ ra r ng để quản lí rủi ro lãi suất tốt, ngoài việc hiểu thấu đáo các nội dung
quản lí rủi ro lãi suất, các NHTM Việt Nam còn cần sự hỗ trợ của các phần mềm
quản lí rủi ro lãi suất và hệ thống NH l i trong việc quản lí rủi ro lãi suất của
mình.


5

- “Quản trị r i ro thị trường t i Ngân hàng thương

i cổ phần Công

thương Vi t Na ” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Xuân Phong
(2014).
Luận án đã đƣa ra đƣợc cách thức xây dựng một hệ thống chuẩn hoá về
quản trị rủi ro thị trƣờng tại NHTM từ mô hình, chính sách đến quy trình quản trị
rủi ro thị trƣờng. Từ đó tác giả đã chỉ ra những thành công cơ bản cũng nhƣ các
tồn tại yếu kém của công tác quản trị rủi ro thị trƣờng của NH, làm cơ sở đề xuất
giải pháp đổi mới, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thị trƣờng cho NHTMCP
Công thƣơng Việt Nam.
- “Giải ph p nâng cao ch t ượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có t i
Ngân hàng N ng nghi p và h t tri n n ng th n Vi t Na ” Luận án tiến sĩ
kinh tế của tác giả Trịnh Hồng Hạnh (2015).
Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lí luận về quản trị TSN-TSC của
NHTM từ việc khái quát lại những đặc trƣng của TSN, TSC từ đó xác định

r những mục tiêu, phạm vi, nội dung của quản trị TSN-TSC. Trên cơ sở
đó, luận án đƣa ra quan điểm về chất lƣợng quản trị TSN-TSC của NHTM
và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng quản trị TSN-TSC
của NHTM cũng nhƣ chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản trị
TSN-TSC.
Nhìn chung, những nghiên cứu về RRTK và quản lý RRTK tại các
NHTM một cách tổng thể còn rất ít, chƣa có công trình nào nghiên cứu sâu về
vấn đề này tại Việt Nam. Có thể nói hầu hết những công trình nghiên cứu
trong nƣớc đều chƣa tiếp cận đƣợc một cách toàn diện về quản lý RRTK tại
NHTM, bao gồm việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ mục tiêu và
những nội dung cơ bản của quản lý RRTK, nghiên cứu đƣợc một cách tổng
quát về các phƣơng pháp định lƣợng đo lƣờng RRTK. Các công trình nghiên
cứu trƣớc đây chƣa nêu lên đƣợc các giải pháp đồng bộ đề xuất tổng thể từ


6

mô hình, quy trình quản lý RRTK, các phƣơng pháp vận dụng để dự báo biến
động tình hình thanh khoản cho cả hệ thống NHTM.
Ở nhiều góc độ không gian thời gian khác nhau và với cách tiếp cận nội
dung, phƣơng pháp triển khai thì đề tài “Rủi ro thanh khoản tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam” không trùng với các đề tài đã công bố về phạm
vi và cách thức tiếp cận. Những “khoảng trống” trên đây đã gợi mở cho tác
giả những hƣớng nghiên cứu mới với mong muốn Luận án “Rủi ro thanh
khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” là luận án tiến sỹ kinh tế
đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về các nội dung của
RRTK và quản lý RRTK tại NH, là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng
RRTK và quản lý RRTK của cả hệ thống NH, từ đó đƣa ra các giải pháp
phòng ngừa RRTK và nâng cao năng lực quản lý thanh khoản tại các NHTM
Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về RRTK, phƣơng pháp xác
định, đo lƣờng và kiểm soát RRTK; các công cụ hỗ trợ quản lý RRTK của
NHTM.
- Phân tích và đánh giá thực trạng RRTK và quản lý RRTK tại các
NHTM Việt Nam; chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến RRTK cho các NHTM
Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế RRTK và nâng cao năng lực
quản lý thanh khoản tại các NHTM Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn
về RRTK và quản lý RRTK của các NHTM. Ngoài ra Luận án có tham chiếu
các tài liệu về RRTK và quản lý RRTK của một số NH trên thế giới nhƣ NH
Argentina, NH Nga, NH Northern Rock.


7

- Phạm vi nghiên cứu: Để nghiên cứu và đánh giá RRTK tại các NHTM
Việt Nam, Luận án tập trung phạm vi nghiên cứu của mình từ năm 2007 đến
năm 2014 dựa trên các báo cáo thƣờng niên của NHNN và các NHTM Việt
Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu sự xây
dựng và phát triển của phƣơng pháp quản trị RRTK tại các NHTM Việt Nam
trong trạng thái tác động của các nhân tố khách quan.
- Phƣơng pháp logic: Nghiên cứu những diễn biến trong sự tác động của
các yếu tố nội tại với nhau trong đó có các tác nhân chủ yếu, quyết định.
- Phƣơng pháp thống kê và tổng hợp: Luận án sử dụng các tƣ liệu trong
các năm từ 2007 đến 2014 của hệ thống các NHTM Việt Nam.

- Các phƣơng pháp nghiên cứu khác: So sánh, quy nạp và diễn dịch.
6. Những đóng góp chính của uận án
Luận án hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về RRTK và quản lý RRTK
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng áp lực cạnh tranh trong
hoạt động kinh doanh của NHTM. Giới thiệu các nội dung cơ bản về RRTK
của NHTM. Đặc biệt Luận án đƣa ra đƣợc cách thức xây dựng một hệ thống
chuẩn hóa về quản lý RRTK tại NHTM từ mô hình, chính sách đến quy trình
quản lý RRTK. Nêu kinh nghiệm quản lý RRTK của một số NHTM nƣớc
ngoài và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dựa trên thông tin khảo sát, tƣ liệu thực tế, Luận án đã phân tích thực
trạng RRTK và quản lý RRTK tại các NHTM Việt Nam, từ đó chỉ ra đƣợc
những nguyên nhân dẫn đến RRTK cho các NHTM Việt Nam cũng nhƣ các
nhân tố tác động đến khả năng quản lý thanh khoản của các NHTM Việt
Nam, làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế RRTK và đổi mới,


8

hoàn thiện hoạt động quản lý RRTK của hệ thống các NHTM Việt Nam trong
thời gian tới.
Luận án đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện của hệ thống
NHTM Việt Nam từ việc xây dựng khung quản trị rủi ro theo chuẩn mực
quốc tế; xây dựng hoàn thiện chính sách quản lý RRTK; hoàn thiện mô hình,
quy trình, phƣơng pháp và công cụ quản lý RRTK; tăng khả năng dự báo cho
đến đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý RRTK nh m thực hiện tốt hơn nữa việc
phòng ngừa hạn chế RRTK và nâng cao năng lực quản lý thanh khoản cho hệ
thống NHTM Việt Nam.
7. Kết cấu của uận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chương 1. Cơ sở uận về r i ro thanh khoản c a c c ngân hàng thương

i
Chương 2. Thực tr ng r i ro thanh khoản c a c c ngân hàng thương

i

Vi t Nam
Chương 3. Giải ph p phòng ngừa r i ro thanh khoản và nâng cao năng
ực quản ý thanh khoản t i c c ngân hàng thương

i Vi t Nam


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ U N VỀ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại
Trong tài chính, thuật ngữ “thanh khoản” đƣợc sử dụng trong nhiều
phạm vi khác nhau.
Dưới góc độ tài sản, thanh khoản đƣợc hiểu là khả năng chuyển hóa
thành tiền của tài sản và ngƣợc lại. Một tài sản đƣợc xem là thanh khoản khi
đáp ứng đƣợc các tiêu chí sau: Có sẵn số lƣợng để mua hoặc bán, có sẵn thị
trƣờng giao dịch, có sẵn thời gian giao dịch, giá cả hợp lý. Theo giáo sƣ Peter
Rose, một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó thỏa mãn đồng thời hai đặc
điểm: Có thị trƣờng giao dịch để có thể chuyển hóa tài sản thành tiền và; Có
giá cả tƣơng đối ổn định, không bị ảnh hƣởng bởi số lƣợng và thời gian giao
dịch.
Nhƣ vậy, tính thanh khoản của tài sản đƣợc đo lƣờng thông qua thời gian

và chi phí để chuyển hóa tài sản thành tiền. Tài sản có tính thanh khoản cao là
tài sản chuyển đổi thành tiền nhanh và chi phí thấp.
Dưới góc độ doanh nghi p nói chung, thanh khoản là lƣợng tiền và
tƣơng đƣơng tiền mà doanh nghiệp sở hữu. Nhƣng thuật ngữ này khi đƣợc sử
dụng dưới góc độ quản trị NH lại đƣợc hiểu là “khả năng ngân hàng đáp ứng
kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động
kinh doanh nhƣ chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, và các giao dịch tài
chính khác” [23, tr.349].
Theo bộ quy tắc về “Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản”
của Basel ban hành tháng 9/2008 thì “Thanh khoản là khả năng của ngân


10

hàng vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn
mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép”.
Từ đó chúng ta có thể đƣa ra định nghĩa cơ bản và ngắn gọn nhất của
thanh khoản nhƣ sau:
“Thanh khoản đại diện cho khả năng NH có thể thực hiện tất cả các
nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn (đến mức tối đa) và b ng đơn vị tiền tệ đƣợc
quy định. Do thực hiện b ng tiền nên thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng
lƣu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến
tình trạng thiếu khả năng thanh khoản” [5, tr.23].
Có thể thấy r ng thanh khoản không phải là một số tiền cụ thể, hay là
một tỉ lệ nào đó. Thay vào đó, nó thể hiện phạm vi khả năng thực hiện các
nghĩa vụ thanh toán của một NH. Trái ngƣợc với nó là “thiếu khả năng thanh
khoản”, nghĩa là NH thiếu khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán. Nhƣ
vậy nếu hiểu theo nghĩa này thì thanh khoản đại diện cho yếu tố định tính về
sức mạnh tài chính của một NH [5].
1.1.2. Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng

Vấn đề thanh khoản chỉ xuất hiện khi NH đứng trƣớc nhu cầu rút tiền từ
khách hàng. Khi đó NH không chỉ lo cân đối nhu cầu rút tiền với lƣợng tiền
hiện có, mà còn là cân đối với khả năng huy động vốn tiếp theo. Vì thế việc
đánh giá tính thanh khoản của NH phải nhìn ở trạng thái động, tức là cần phải
đƣợc xem xét trong tƣơng quan cung – cầu vốn khả dụng của NH trong từng
giai đoạn nhất định.
1.1.2.1. Cung thanh khoản
Cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn
để NH sử dụng. Luồng tiền vào này đƣợc tạo nên từ các nguồn:
(i) Tiền gửi c a kh ch hàng


11

Đây đƣợc xem là nguồn cung thanh khoản quan trọng nhất của NH. Để
tăng nhu cầu này, cũng tức là tăng cung thanh khoản cho NH, NH có thể thực
hiện các biện pháp nhƣ: điều chỉnh lãi suất huy động hấp dẫn, tạo những dịch
vụ hấp dẫn khác ngoài lãi suất (khuyến mại, thƣởng…), NH có kết quả hoạt
động kinh doanh tốt. Trong điều kiện khi mà các cơ hội đầu tƣ khác trở nên
kém hấp dẫn hơn thì nguồn tiền gửi này cũng có thể đƣợc tăng lên.
(ii) Khách hàng hoàn trả tín dụng
Đây đƣợc xem nhƣ là nguồn cung thanh khoản quan trọng thứ hai. Hoạt
động tín dụng là hoạt động chính của NH, mang lại nguồn thu lớn nhất cho
NH nhƣng cũng tiềm ẩn rủi ro cao, ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán cuối
cùng của NH. Nếu mọi khoản tín dụng đều đƣợc thanh toán đúng hạn thì
không những đảm bảo đƣợc hiệu quả kinh doanh, mà còn là nguồn cung
thanh khoản lớn cho NH.
(iii) Đi vay ượn trên thị trường tiền t
NH có thể tăng nguồn cung thanh khoản b ng cách đi vay trên thị trƣờng
tiền tệ, bao gồm các khoản vay mới, gia hạn và tuần hoàn nợ vay… Các giao

dịch diễn ra giữa các NH với các NH khác hay với NHTW.
(iv) Thu nhập từ bán tài sản
Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NH có thể chuyển hóa một phần tài
sản thanh khoản thành tiền.
(v) Doanh thu từ vi c cung c p dịch vụ
Các khoản thu nhập của NH trong quá trình t ực hiện các dịch vụ cho
khách hàng nhƣ thu phí bảo lãnh, phí mở L/C…
(vi) Ph t hành cổ phiếu ra thị trường
Việc NH phát hành cổ phiếu ra thị trƣờng cũng là một nguồn cung thanh
khoản lớn cho NH.
1.1.2.2. Cầu thanh khoản


12

Cầu về thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi NH ở những thời
điểm khác nhau. Nhu cầu này phụ thuộc vào các nhân tố sau:
(i) Nhu cầu rút tiền gửi c a kh ch hàng
Đây là nhu cầu thanh khoản có tính thƣờng xuyên, tức thời, bao gồm các
loại tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn đến hạn và
có thể rút trƣớc hạn. Trong đó tiền gửi không kì hạn và tiền gửi thanh toán,
NH luôn phải đảm bảo một khoản tiền dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh toán
từ tài khoản này. Những nhân tố tạo nên nhu cầu thanh khoản này có thể là sự
biến động của lạm phát trong nền kinh tế, chênh lệch đáng kể về lãi suất huy
động giữa các NH, mức lợi tức khác biệt của các cơ hội đầu tƣ (chứng khoán,
bất động sản, vàng, ngoại tệ) so với gửi tiền vào NH.
(ii) Nhu cầu vay tiền từ kh ch hàng
Đây cũng là yếu tố tác động mạnh đến cầu về thanh khoản đối với NH.
Nhu cầu này chịu tác động của các nhân tố nhƣ nhu cầu đầu tƣ của doanh
nghiệp, lãi suất cho vay của NH có tính cạnh tranh cao so với các NH khác,

các nguồn vốn khác trở nên khó tiếp cận hơn…
(iii) Hoàn trả c c khoản đi vay
Đây là khoản tiền mà NH phải hoàn trả cho các khoản đi vay từ các tổ
chức kinh tế, cá nhân, các TCTD khác hay từ NHTW.
(iv) Chi ph cung ứng dịch vụ và chi ph

i

Đây là các khoản chi phí trả lãi huy động, trả lãi phát hành giấy tờ có giá
mà NH đã huy động trƣớc đây đến hạn NH phải thanh toán cho khách hàng.
(v) Thanh to n cổ tức cho cổ đông
Đây là khoản tiền mà NH phải trả cho các cổ đông của mình.
(vi) Mua

i cổ phiếu

Việc NH mua lại các cổ phiếu đã phát hành cũng tác động đến nhu cầu
thanh khoản của NH.


13

Mặc dù các loại nhu cầu thanh khoản trên có vai trò rất khác nhau,
nhƣng đều tạo nên cầu về thanh khoản của NH. Nhƣng trên thực tế, đôi khi vì
tính nguy hiểm cao của nhu cầu thứ nhất (nhu cầu rút tiền gửi của khách
hàng) đến sự an toàn trong hoạt động của NH, nên yếu tố này thƣờng đƣợc
chú ý nhất khi đề cập đến tính thanh khoản của một NHTM. Bên cạnh đó nhu
cầu từ khách hàng vay tiền và thực hiện các nghĩa vụ của NH cũng tạo nên
cầu về thanh khoản cho NH. Vấn đề chỉ khác là, nếu NH không đƣợc phép từ
chối nhu cầu xuất hiện từ ngƣời gửi tiền, thì nhu cầu từ khách hàng vay tiền

có thể từ chối đƣợc. Tuy nhiên, uy tín của NH sẽ suy giảm, nếu NH luôn phải
từ chối khách hàng vay tiền vì lý do thanh khoản, bởi điều này đồng nghĩa với
việc NH đánh mất cơ hội đầu tƣ sinh lời cho NH.
Xét về thời gian, nhu cầu thanh khoản của một NH bao gồm cả trong
ngắn hạn và dài hạn.
Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn mang tính tức thời hoặc gần nhƣ thế. Các
khoản tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, các công cụ huy
động thuộc thị trƣờng tiền tệ... n m trong phạm vi nhu cầu thành khoản ngắn
hạn. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thuộc loại này, đòi hỏi NH phải duy trì
ở mức độ khá lớn các loại tài sản có tính thanh khoản cao (tiền mặt tại quỹ,
tiền gửi tại NHTW và các định chế tài chính khác, chứng khoán chính phủ...)
Nhu cầu thanh khoản dài hạn do các nhân tố mang tính chất thời vụ, chu
kỳ và xu hƣớng tạo ra. Chẳng hạn nhu cầu rút tiền hay vay mƣợn của cá nhân
thƣờng đặc biệt tăng cao vào các dịp lễ hội trong năm để trang trải chi tiêu,
mua sắm. Để đáp ứng loại nhu cầu thanh khoản này, đòi hỏi NH cần phải dự
phòng trƣớc khả năng cung cấp thanh khoản từ nhiều nguồn khác nhau và ở
mức độ cao hơn so với nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Ví dụ nhƣ đặt kế
hoạch thu hút các khoản tiền gửi mới, thỏa thuận vay dài hạn từ công chúng
hoặc từ quỹ dự trữ của các NH khác...


14

1.1.2.3. Trạng thái thanh khoản ròng
Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) đƣợc tính theo công thức sau:
NLP = ∑cung thanh khoản - ∑cầu thanh khoản
Nhƣ vậy trạng thái thanh khoản ròng là chênh lệch giữa tổng cung và
tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm.
Nếu cầu thanh khoản vƣợt quá cung thanh khoản, NH sẽ phải đối mặt
với trạng thái thâm hụt thanh khoản, tức NH đang thiếu hụt tiền để chi trả. Để

tiếp tục tồn tại, NH phải xác định bổ sung thanh khoản ngay từ nguồn nào và
với chi phí bao nhiêu nh m giúp NH trở lại trạng thái cân b ng thanh khoản.
Ngƣợc lại, tình trạng cung thanh khoản vƣợt cầu thanh khoản cũng có thể xảy
ra. Trạng thái dƣ thừa thanh khoản cũng mang lại những thiệt hại cho NH do
NH đang dƣ thừa tiền dự trữ không sinh lời. Vì thế các NH cũng cần phải đƣa
ra các quyết định để sử dụng hiệu quả các khoản dƣ thừa vốn khả dụng đó.
Trƣờng hợp NLP=0 thì NH có đƣợc trạng thái thanh khoản cân b ng, đây là
trạng thái hoàn hảo nhƣng rất khó đạt đƣợc trong thực tế hoạt động của NH.
1.2. RỦI RO THANH KHOẢN VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO THANH
KHOẢN
1.2.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản
Từ trạng thái thâm hụt thanh khoản của NH, có thể hiểu RRTK xảy ra
khi NH rơi vào tình trạng thiếu hoặc không đủ khả năng đáp ứng các nghĩa
vụ tài chính thƣờng xuyên. Nhƣ vậy RRTK là loại rủi ro khi NH không có
khả năng cung ứng đầy đủ lƣợng tiền cho nhu cầu thanh khoản tức thời;
hoặc cung ứng đủ nhƣng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro
xuất hiện trong trƣờng hợp NH thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi
kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không thể vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu của
các hợp đồng thanh toán [1].
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel, “RRTK là rủi ro mà một định chế tài


15

chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa
vụ đến hạn mà không làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày
và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính” [46, tr.4]
Nhƣ vậy, RRTK xảy ra khi NH không thể tìm đủ nguồn tiền để chi trả
hoặc tìm đƣợc nhƣng với chi phí cao. RRTK là loại rủi ro thƣờng trực mà bất
kỳ NH nào cũng có nguy cơ gặp phải, bởi với vai trò cơ bản của NH là sử

dụng những khoản tiền gửi ngắn hạn để cho vay với kỳ hạn dài hơn nên luôn
tạo ra sự chênh lệch về kỳ hạn của dòng vốn. Và chính điều này đã làm
cho NH vốn đã dễ bị tổn thƣơng trƣớc các tác động mạnh từ thị trƣờng lại
càng có nguy cơ lâm vào tình trạng kém thanh khoản và khi đó RRTK càng
có nguy cơ xuất hiện.
Thông thƣờng, khái niệm RRTK đƣợc hiểu với kỳ hạn ngắn hạn vì đối
với các kỳ hạn trung hoặc dài hạn, các NH thƣờng có thể có đủ thời gian để
ứng phó, xoay chuyển tình trạng mất cân đối giữa phải thu và phải trả.
1.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
Nguyên nhân gây nên RRTK có nhiều và nó đến từ mọi phía trong hoạt
động kinh doanh NH: từ chủ quan, khách quan; từ bản thân NH, từ khách
hàng, cơ chế chính sách, từ các loại rủi ro khác đƣa lại…
Tuy nhiên trên góc độ nghiên cứu để tìm giải pháp hiệu quả đối với quản
trị RRTK, có thể rút ra những nguyên nhân chủ yếu sau:
1.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do kì hạn của TSC và TSN có sự bất cân xứng, bắt nguồn từ
chính chức năng chuyển hóa kì hạn của NH: huy động các khoản tiền gửi
ngắn hạn từ dân chúng để cho vay các khoản tín dụng dài hạn. Nhƣ vậy kì hạn
của TSC dài hơn kì hạn của TSN khiến dòng tiền của TSC không cân xứng
với dòng tiền cần để đáp ứng việc thanh toán khi đến hạn của các TSN, gây
khó khăn cho NH phải lo tìm nguồn bù đắp.


16

Thứ hai, rủi ro mất cân đối trong cơ cấu tài sản. Điều này xuất phát hầu
hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất
những nguyên tắc trong trong quản trị TSN và TSC. Trong danh mục tài sản
của mình, NHTM đầu tƣ vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất
là trái phiếu chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc. Trái phiếu chính phủ hoặc

tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhƣng nó lại dễ dàng cho
NHTM đem đi chiết khấu tại NHTW một khi thanh khoản có vấn đề. Bất cứ
NHTM nào, đặc biệt là NH nhỏ, đều hiểu điều này nhƣng với tiềm lực tài
chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các NH lớn trong việc đấu thầu các
trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc.
Thứ ba, cơ cấu khách hàng không hợp lí. NH tập trung tín dụng vào một
số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành, một địa phƣơng nào
đó chiếm phần lớn trong tổng dƣ nợ hoặc trong tổng huy động có một khách
hàng chiếm tỷ trọng lớn, khi những khách hàng này gặp khó khăn không trả
nợ đúng hạn hoặc rút một cách bất ngờ thì dẫn đến RRTK.
Thứ tƣ, do các NH chạy theo mục tiêu lợi nhuận trƣớc mắt nên có
những chính sách cho vay quá cởi mở, dẫn đến hạ thấp các điều kiện cho vay,
cho vay các khách hàng vay có điều kiện kém, hệ quả tất yếu là rủi ro tín
dụng và sau rủi ro tín dụng là RRTK.
Thứ năm, do các NH không dự tính trƣớc nhu cầu rút tiền hoặc/và các
nghĩa vụ phải trả tiền. Khi nhu cầu rút tiền và thực hiện nghĩa vụ vƣợt quá
mức dự tính, các NH này sẽ gặp khó khăn về thanh khoản.
Thứ sáu, do tiềm lực tài chính của các NH còn hạn chế. Vốn điều lệ là
số vốn thuộc sở hữu của NH, ghi trong điều lệ của NH, đƣợc hình thành khi
NHTM mới đƣợc thành lập. Nó phản ánh quy mô hay thực lực tài chính của
NHTM. Nếu vốn điều lệ của NHTM càng cao, chứng tỏ NH càng có tiềm lực
tài chính, ngƣợc lại, nếu vốn điều lệ của NHTM càng ít thì quy mô hoạt động


×