Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tình trạng hiểu biết về tài nguyên giáo dục mở (Oer) của giáo viên tại trường Đại học Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.39 KB, 16 trang )

342

Vũ Đỗ Quỳnh

TÌNH TRẠNG HIỂU BIẾT
VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) CỦA GIÁO VIÊN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Vũ Đỗ Quỳnh*1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Về OER ở nước ta

Cơ quan giáo dục và văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO có
định nghĩa như sau về những tài nguyên giáo dục mở, gọi tiếng Anh
là OER (Open Educational Resources): OER là những tài nguyên giáo
dục bất kỳ, thuộc công cộng hoặc được ban hành với một giấy phép
bản quyền mở. Do đó những tài nguyên giáo dục mở được sửa đổi, tùy
biến và phát tán lại tùy theo những điều kiện đã được ban hành với giấy
phép sử dụng của chúng (UNESCO).
Đối với các giáo viên thuộc các nước đang phát triển, đặc biệt ở
Việt Nam, khả năng tái sử dụng những tài nguyên OER là một cơ hội
cho phép nâng cao và đa dạng hóa kỹ thuật giảng dạy và chất lượng đào
tạo của bản thân mình. Và, đối với các trường đại học, trong đó đặc biệt
có Đại học Thăng Long (ĐHTL), việc nâng cao chất lượng đào tạo của
sinh viên là một trong những trọng tâm hàng đầu.
Thực tế, những tài nguyên giáo dục mở OER là một nguồn học liệu
TS., Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thăng Long.

*1



TÌNH TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) ...

343

miễn phí và hợp pháp trong đó có nhiều học liệu xuất phát từ các giáo
trình quốc tế có uy tin lớn. Các giáo viên đều có thể tùy biến, dịch các
giáo trình và học liệu khác nhau để tái sử dụng trong hoàn cảnh văn hóa
và xã hội của bản thân mình, giúp cải tiến và đổi mới quá trình giảng
dạy của mình. Thực tế, các giáo viên ở Việt Nam hoàn toàn có thể tìm
cách tích hợp những tài nguyên OER có sẵn vào quá trình giảng cho
sinh viên của mình, như nhiều giáo viên khác đang làm trên thế giới.
Còn đối với sinh viên có đủ trình độ ngoại ngữ, OER cho phép họ
truy cập và học tập nội dung giảng dạy của nhiều giáo trình do một số
trường đại học đứng hàng đầu của thế giới một cách miễn phí, như thế
cũng tiết kiệm tiền mua sách để học tập.
1.2. Ý tưởng về cuộc khảo sát

Vào ngày 12 tháng 03 năm 2014, chị Hoàng Minh Nguyệt bên văn
phòng UNESCO Việt Nam đã mời ĐHTL đến tham gia một cuộc họp
từ xa (qua điện thoại) với ông Abel Caine, là người điều phối viên chương
trình Truyền thông và kỹ thuật số của UNESCO tại Paris (Pháp). Phía
Việt Nam có sự tham gia của ông Đỗ Ngọc Minh (VOER1), đại diện của
Vụ Giáo dục Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, và đại
diện của ĐHTL (bản thân tôi và thầy Cao Kim Ánh, trưởng Bộ môn Tin
học). Nội dung cuộc họp là bàn về một dự án nhằm phát triển sử dụng
OER tại Việt Nam, bao gồm việc tổ chức một cuộc khảo sát về OER tại
ĐHTL và một số trường đại học khác ở Việt Nam. Sau khi kết thúc buổi
họp, ngày 13 tháng 04/2014, bà Hoàng Minh Nguyệt đã tóm lại nội
dung cuộc họp trong một thư điện tử đã gửi ngày 13/03/2014 là “Vụ Đại
học sẽ thành lập Nhóm Kỹ thuật và hoàn thiện cuốn Hướng dẫn Nguồn

tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học đã được điều chỉnh cho
phù hợp bối cảnh Việt Nam vào cuối tháng 4/2014.”. Tiếp theo, một
Vietnam Open Educational Resources : />
1


344

Vũ Đỗ Quỳnh

bảng hỏi khảo sát dự thảo sẽ được giao nộp vào giữa tháng 4/2014, để
một cuộc khảo sát sẽ được tiến hành từ cuối tháng 4/2014 cho tới cuối
tháng 6/2014 (sic). Tuy nhiên, sau cuộc họp nói trên, và cho đến bây giờ,
vẫn chưa thấy thành lập một nhóm kỹ thuật nào hết để soạn bảng câu hỏi
dự thảo cho cuộc khảo sát về OER như đã bàn.
Vì thế, sau khi ĐHTL được mời tham gia góp một bài tham luận
tại hội thảo cuối năm về OER do Khoa Thông Tin - Thư Viện (Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ
chức, thì chúng tôi đã nghĩ rằng có lẽ Trường ĐHTL có thể thực hiện
một cuộc khảo sát ban đầu về OER nhằm đánh giá tình trạng hiểu biết
và sử dụng OER của đội ngũ giáo viên của Trường. Từ đó, Trường mới
có thể đánh giá yêu cầu dùng thực tế OER và đặt ra những nghiên cứu về
phương pháp sư phạm và về một chính sách hợp lý để phát triển nghiên
cứu việc sử dùng các OER trong quá trình giảng dạy của Trường.
Tuy nhiên phong trào phát triển và sử dụng OER tại Việt Nam còn
rất mới. Và theo chúng tôi, muốn một giáo viên dùng OER, để sau đó
được phát triển được nguồn OER ở Việt Nam, thì việc đầu tiên là giáo
viên đó phải có hiểu biết cụ thể OER là cái gì.
Trước khi bước vào tiến hành thiết kế và soạn các câu hỏi khảo sát
về OER tại Trường ĐHTL, chúng tôi đã tham khảo bên văn phòng

UNESCO và bên anh Đỗ Ngọc Minh, Giám đốc Chương trình OER của
Vietnam Foundation1, xem liệu đã có cuộc khảo sát nào về OER tại các
trường đại học tại Việt Nam hoặc trên thế giới chưa. Anh Đỗ Ngọc Minh
có đáp lại chúng tôi và chỉ dẫn đến một cuộc khảo sát do trung tâm IITE
(Institute for Information Technologies in Education2) của UNESCO
tại Liên Bang Nga đã tiến hành và mang tên “Survey - Future of Higher
Education and ICT in Higher Education” (UNESCO IITE, 2015).
Trong khảo sát đó, chỉ có 3 câu hỏi có liên quan xa gần đến OER.
/> />
1
2


TÌNH TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) ...

345

Như thế, theo chúng tôi được biết, chưa có khảo sát về OER nào
đã được thực hiện tại các trường đại học của Việt Nam hoặc nếu đã có,
thì chưa công bố kết quả đến thời điểm chúng tôi tiến hành thiết kế
cuộc khảo sát này.
Vậy, chúng tôi đã tổ chức một cuộc khảo sát, mời các nhân viên
cán bộ của Phòng Thông tin tư liệu - Thư viện và những giáo viên cơ
hữu của Trường tham gia. Bài này giới thiệu những kết quả phân tích
các số liệu đã thu được từ 95 phiếu trả lời trong thời gian gần 3 tuần,
từ ngày 9 đến ngày 27 tháng 11/2015.
2. PHƯƠNG PHÁP
2.1. Chuẩn bị cuộc khảo sát và các câu hỏi

Mục tiêu cuộc khảo sát là đánh giá tình trạng hiểu biết và sử dụng

OER của đội ngũ giáo viên của Trường. Từ đó, chúng tôi mong muốn
tìm hiểu các câu trả lời cho những câu hỏi sau đây:
• Đội ngũ giảng dạy của Trường ĐHTL có biết OER là cái gì không?
• Đội ngũ giảng dạy của Trường ĐHTL đã dùng OER chưa?
• Đội ngũ giảng dạy của Trường ĐHTL có sẵn sàng dùng OER
trong giảng dạy không?
• Đội ngũ giảng dạy của Trường ĐHTL có sẵn sàng chia sẻ học
liệu của mình hay không?
• Đội ngũ giảng dạy của Trường ĐHTL có mong muốn tiếp tục
quan tâm đến OER không?
• Chúng tôi đã tạo ra 2 nhóm câu hỏi. Nhóm thứ nhất có 03 câu
hỏi nhằm mục đích xác định thành phần của người trả lời: là
giáo viên cơ hữu hay không, đã giảng tại trường từ bao nhiêu
lâu và thuộc đơn vị nào của Trường.


346

Vũ Đỗ Quỳnh

• Nhóm câu hỏi thư hai tập trung khảo sát về những khái niệm
liên quan đế OER, trong đó xem xét tinh thần sử dụng học liệu
do người khác tạo ra (chúng tôi gọi là học liệu ngoại) như thế
nào, có tinh thần tìm hiểu về giấy phép sử dụng học liệu hay
không và tinh thần sử dụng và chia sẻ OER trong tương lai như
thế nào. Cụ thể như sau:
• Về hiểu biết OER là gì: Sau khi đã giải thích và định nghĩa về
OER, chúng tôi đã hỏi các người được khảo sát là đã nghe đến
khái niệm về OER lần nào chưa và nếu có đến mức độ nào. Sau
đó chúng tôi đã hỏi người được khảo sát co biết đến 3 dự án

liên quan đến OER sau đây:
ɻɻ Dự án OpenCourseWare (OCW1) của trường Massachussets
Institute of Technology (MIT) tại Hoa Kỳ, là dự án nổi tiếng
và đã đi đầu trong việc tạo lập OER trên thế giới từ năm 2002,
ɻɻ Dự án Commonwealth of Learning (COL2),
ɻɻ Dự án Vietnam Open Educational Resources (VOER3), đã
được phát triển với sự hỗ trợ của Vietnam Foundation, có
nhiều tài nguyên OER bằng tiếng Việt do nhiều tác giả
người Việt Nam đã tham gia chia sẻ.
• Có tìm hiểu iểu biết của việc tham khảo bản quyền khi sử dụng
những học liệu của người khác.
• Về sự hiểu biết của giấy phép bản quyền Creative Commons4.
• Về tinh thần chia sẻ học liệu do mình tạo ra, với điều kiện hay không?
/> />3
/>4
/>1
2


TÌNH TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) ...

347

• Cuối cùng, để kết thúc, những người được khảo sát, nếu muốn
tiếp tục được nhận thông tin về OER sẽ tự nguyện điền thông
tin về địa chỉ email của mình.
Tổng cộng 2 nhóm câu hỏi đã bao gồm 15 câu hỏi khác nhau.
2.2. Các bước thực hiện khảo sát

Chúng tôi đã dùng tính năng Feedback của phần mềm quản trị học tập

trực tuyến (Learning Management System - LMS) MOODLE đã có sẵn tại
Trường ĐHTL bằng cách tạo ra một lớp học dành riêng cho các cuộc khảo
sát và thiết kế cuộc khảo sát của chúng tôi với tên “Tình trạng hiểu biết và sử
dụng học liệu mở - OER - tại ĐHTL”. Các câu hỏi được thiết kế và chúng
tôi đã đề nghị một vài cán bộ tham khảo trực tuyến và trả lời các câu hỏi để
xem có câu nào không rõ ý nghĩa hay không?
Sau khi đã chỉnh sửa cuộc khảo sát, chúng tôi đã thực hiện khảo sát
thành 2 đợt, thứ nhất đối với những cán bộ nhân viên của Phòng Thông tin
Tư liệu - Thư viện (sau này sẽ gọi đơn giản là Thư viện) của Trường ĐHTL.
Tiếp theo đó, hệ thống khảo sát được tái thiết lập để mở rộng cuộc khảo
sát cho toàn Trường. Chúng tôi thông qua Phòng Hành chính Tổng Hợp
để thông báo rộng rãi về yêu cầu khảo sát cho tất cả các Phòng Ban, Khoa
bộ môn của Trường. Những cán bộ giảng dạy của Trường có thể trả lời trực
tuyến hoặc in một phiếu điều tra theo dạng PDF để điền bằng tay.
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Trong đợt một cuộc khảo sát, đã có 15 cán bộ nhân viên của Thư
viện tham gia cuộc khảo sát trong thời gian từ 4 đến 8 tháng 11/2015.
Đối với đợt thứ hai, ban đầu thời gian để trả lời được đề xuất là từ ngày
9/11/2015 cho đến ngày 15/11/2015. Tuy nhiên, sau đó, chúng tôi đã
phải kéo dài thời gian khảo sát cho đến ngày 20/11/2015. Tuy nhiên,


348

Vũ Đỗ Quỳnh

đến ngày 17/11, chúng tôi chỉ thu được 29 trả lời qua mạng, cho nên
chúng tôi đã phát tờ khảo sát đã in trên giấy đến tận các khoa/Bộ môn
của Trường. Chúng tôi đã kết thúc thu hồi các phiếu khảo sát để tiến

hành tổng kết vào ngày 28/11/2015, với tổng số 80 phiếu trả lợi.
Vậy kết quả khảo sát bao gồm 15 phiếu trả lời của cán bộ nhân
viên Phòng (Thông tin tư liệu - thư viện ĐHTL (đợt 1) và 80 phiếu trả
lời của cán bộ giảng dạy Trường ĐHTL (đợt 2).
3.1. Kết quả khảo sát tại Phòng Thông tin tư liệu - Thư viện

Thành phần tham gia khảo sát tại Phòng TTTL-TV: Trên tổng số
25 cán bộ nhân viên, đã có 15 cán bộ trả lời, trong đó có 1 người đã trả
lời có giảng thêm, thời gian từ 1 đến 2 năm.
Trong tổng số 15 phiếu trả lời, có 06 người lần đầu tiên nghe nói
về OER và 07 người đã nghe từ đó nhưng chưa hiểu rõ OER hoặc học
liệu mở cụ thể đã là cái gì. Tức chỉ có 13,3% ( 2/15) cán bộ nhân viên
của phòng mới biết cụ thể OER là cái gì trước cuộc khảo sát.
Bảng 01: Kết quả trả lời biết không biết 3 dự án OER
của cán bộ Thư viện ĐHTL (15 phiếu trả lời)
Cán bộ của
Chưa biết hoặc chỉ nghe
Có biết và có dùng
Phòng TTTL-TV
Có biết đến và đã
đến và chưa bao giờ vào
tài nguyên trên
-------------------vào xem trang đó
trang đó để xem
trang đó
Dự án OER

OCW

13 (86,6%)


1 (6,7%)

1 (6,7%)

COL

14 (93,3%)

0 (0,0%)

1 (6,7%)

VOER

13 (86,6%)

1 (6,7 %)

1 (6,7%)

Về hiểu biết của giấy phép bản quyền Creative Commons, kết quả
khảo sát như trong hình 1 sau đây:


TÌNH TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) ...

349

Hình 1. Tỷ lệ cán bộ phòng TTTL - TV đã trả lời biết/không biết về

giấy phép Creative Commons (15 phiếu)

Cụ thể là 86,6% cán bộ nhân viên của Phòng TTTL - Thư viện
không biết hoặc không rõ về giấy phép Creative Commons.
Cuối cùng đã có 7 người, tức gần một nửa của các phiếu trả lời,
cung cấp địa chỉ email, tỏ ra ý mong muốn tiếp tục nhận thông tin hoặc
tham gia sử dụng OER trong tương lai.
3.2. Kết quả khảo sát cán bộ giảng dạy cơ hữu Trường ĐH Thăng Long
3.2.1. Thành phần những người trả lời cuộc khảo sát

Thành phần các giáo viên đã trả lời phiếu khảo sát được trình bày
trong hình 02, dưới đây:

Hình 02: Thành phần giáo viên đã trả lời phiếu khảo sát (80 phiếu).


350

Vũ Đỗ Quỳnh

Đại đa số cán bộ giảng dạy đã trả lời là những giáo viên cơ hữu.
Tuy nhiên có 08 người, không rõ nguyên nhân, nhưng hệ thống MOODLE đã không ghi lại thành phần của người trả lời. Với tổng số giáo
viên cơ hữu của Trường là 250, thì đã có 28% giáo viên cơ hữu đã tham
gia cuộc khảo sát về OER này.
Thời gian giảng dạy của những người đã trả lời và đã được hệ
thống ghi lại (72 phiếu) được phân bổ như trong hình 03, dưới đây:

Hình 3: Thời gian hoạt dộng giảng dạy của những người
đã trả lời khảo sát (72 phiếu).


Phần lớn các giáo viên đã trả lời đã giảng nhiều năm tại Trường,
từ 03-04 năm trở lên.
Về chuyên môn, hình 04 giới thiệu các khoa trực thuộc của những
người đã trả lời phiếu khảo sát:


TÌNH TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) ...

351

Hình 04: Thành phần tham gia khảo sát ở các khoa của Trường (72 phiếu).
Trong trường, 02 khoa có số giáo viên đông nhất là Khoa Kinh tế
học, rồi đến Khoa Ngoại ngữ.

Hình 05: Tỷ lệ cán bộ giảng dạy đã biết về OER trước cuộc khảo sát (80 phiếu)

Các giáo viên Khoa Ngoại ngữ đã trả lời đông hơn các giáo viên
khoa Kinh tế.
3.2.2. Những câu trả lời liên quan đến học liệu ngoại, giấy phép bản
quyền và OER

3.2.2.1. Trả lời cho câu hỏi: “Trước khi trả lời cuộc điều tra này, anh/chị đã
biết về khái niệm hoặc về sự tồn tại của OER chưa?”:
Chỉ có 14% người trả lời đã khai biết và hiểu về OER. Số còn lại
hoặc hoàn toàn chưa biết (39%) hoặc chỉ có nghe đến mà không rõ
OER là cái gì (48%).


352


Vũ Đỗ Quỳnh

Hình 06: Tình hình hiểu biết đến 3 dự án OER
là OCW, COL và VOER (80 phiếu)

3.2.2.2. Trả lời cho ba câu hỏi về hiểu biết đến 3 dự án điển hình về OER :
Trong ba dự án liên quan đến OER, dự án OCW của MIT là dự
án được biết nhiều nhất. Tuy nhiên những người khai đã vào trang đó
để tham khảo các học liệu cũng rất ít, chưa đến 15%.
3.2.2.3. Trả lời cho câu hỏi “Nếu anh/chị đã trả lời có cho câu hỏi trên đây,
thì anh chị có trích dẫn nguồn thông tin của học liệu đó không?”
được hiện lên trong hình 7 dưới đây:

Hình 07: Thái độ đối với việc trích dẫn khi dùng nguồn học liệu
của người khác (76 phiếu).


TÌNH TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) ...

353

Kết quả cho thấy chỉ một phần ba các giáo viên có tính trích dẫn
khi dùng học liệu của một tác giả khác. Đáng chú ý là có đến gần 20%
người trả lời không biết cách trích dẫn phải như thế nào.
3.2.2.4. Trả lời cho câu hỏi: “Khi anh/chị sử dụng một nguồn học liệu bên
ngoài, như hình, ảnh, đoạn văn, tài liệu, etc. anh/chị có quan tâm
tìm hiểu giấy phép bản quyền của nguồn học liệu đó hay không?”
Hình 8 cho thấy chỉ có 10% người khảo sát trả lời chỉ dùng học
liệu ngoại nếu được phép trong khi 37% coi như là không cần quan
tâm đến việc tìm hiểu quyền sử dụng các học liệu ngoại, chủ yếu do tư

tưởng phổ biến (30% phiếu trả lời) là nếu lấy được tự do trên Internet
chẳng hạn có nghĩa là được dùng luôn.

Hình 08. Thái độ tìm hiểu về quyền sử dụng của học liệu ngoại
(76 phiếu).

3.2.2.5. Trả lời cho câu hỏi : Trước cuộc điều tra này, anh chị đã nghe đến
giấy phép tác giả Creative Commons như thế nào?

Hình 09: Tính hiểu biết đến giấy phép bản quyền Creative Commons
(80 phiếu).


354

Vũ Đỗ Quỳnh

Hình 09 cho thấy 74% người trả lời chưa bao giờ nghe đến giấy
phép bản quyền Creative Commons, và chỉ có 3% phiếu mới biết rõ
giấy phép bản quyền đó là có ý nghĩa gì.
3.2.2.6. Trả lời cho câu hỏi: Nếu anh chị tìm được một tài liệu OER có thể bổ sung
cho nội dung giảng dạy (anh chị chọn tất cả các câu trả lời thích hợp)

Hình 10: Thái độ khai thác nguồn OER
thích hợp với môn đang giảng (80 phiếu).

Hình 10 cho thấy 76% người được khảo sát đã tỏ ra ý tưởng sẵn
sàng tái sử dụng hoặc tùy biến các nguồn OER thích hợp với nội dung
giảng dạy của bản thân mình.
3.2.2.7. Trả lời cho câu hỏi: Trong tương lai, anh chị có thể chia sẻ những

học liệu do anh chị tạo ra trong điều kiện như thế nào?

Hình 11: Thái độ đối với khả năng chia sẻ học liệu của mình
trong tương lai (80 phiếu).


TÌNH TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) ...

355

Hình 11 cho thấy đại đa số người (97%) trả lời có tỏ ý sẵn sàng chia
sẻ học liệu của mình, ít ra là một phần (39%). Trong đó 32% phiếu trả
lời tỏ ý sẵn sàng chia sẽ nếu Trường hoặc Khoa có yêu cầu mà không bắt
buộc phải có trước một chính sách thoả đáng để phát triển nguồn OER.
3.2.2.8. Đáp lại đề nghị cung cấp địa chỉ điện thư để được tiếp tục nhận
thông tin về OER
Cuối cùng, đến phần cuối của khảo sát, đã có 62 (76%) người trả
lời khảo sát đợt 2 đã cung cấp địa chỉ email, tỏ ra ý muốn được tiếp tục
nhận thông tin hoặc tham gia sử dụng OER trong tương lai.
4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Tỷ lệ các giáo viên cơ hữu đã tham giả cuộc khảo sát tương đối
thấp, bằng 28%, chưa đến 1/3 số giáo viên cơ hữu của Trường. Tuy
nhiên số phiếu thu được cho phép đánh giá một cách tương đối trung
thực hình ảnh hiểu biết của đội ngũ giáo viên đối với việc dùng học liệu
tìm được từ những nguồn bên ngoài và cụ thể đối với các nguồn OER.
Kết quả thu được qua 2 đợt khảo sát về sự hiểu biết về tài nguyên
giáo dục mở OER cho thấy rất ít người đã biết cụ thể về OER trước
cuộc khảo sát, kể cả ở đội ngũ của Phòng Thông tin tư liệu - thư viện,
là một nơi lẽ ra cán bộ phải biết tương đối rõ về OER. Tuy nhiên phải

nói thêm là đa số nhân viên của thư viện không được đào tạo về nghiệp
vụ và chủ yếu chỉ có nhiệm vụ trực các phòng học do đơn vị mình quản
lý. Những cán bộ của Thư viện chỉ có nghiệp vụ hạn chế ở công tác biên
mục, chưa tổ chức được nhiệm vụ phổ biến kiến thức thông tin khoa
học cho cán bộ giảng dạy và cho các sinh viên của Trường.
Do khái niệm về OER cũng tương đối mới, do UNESCO đưa ra
lần đầu tiên vào năm 2002 (UNESCO, không ngày), cách đây chỉ có
hơn một thập niên, cho nên việc biết đến khái niệm OER và sự tồn tại
của một số dự án điển hình về OER có một tỷ lệ thấp ở các phiếu trả
lời khảo sát là không có gì phải ngạc nhiên.


356

Vũ Đỗ Quỳnh

Ý thức tôn trọng bản quyền trí tuệ có lẽ là một khái niệm tương đối
mới trong xã hội Việt Nam, được chứng tỏ rằng bằng tỷ lệ cao (30%) những
người đã trả lời là dùng một cách tự do những nguồn học liệu đã tìm được
hoặc đã trả lời (7%) không quan tâm đến việc tìm hiểu có được phép dùng
học liệu ngoại hay không, cho nên không có gì ngạc nhiên khi 74% người
đã trả lời chưa hề nghe đến giấy phép bản quyền Creative Commons.
Liên quan đến việc sử dụng OER, 76% cán bộ giảng dạy trả lời sẵn
sàng dùng OER dưới nhiều hình thức, ngoài việc chỉ nguồn OER đó cho
sinh viên của mình, nếu như nguồn đó phù hợp với giáo trình mình đang
dạy. Còn việc chia sẻ học liệu do mình tạo ra thì chỉ có 3% phiếu trả lời tỏ ra
ý tưởng không muốn chia sẻ, còn lại bao nhiêu là có ý tưởng sẵn sàng chia
sẻ một phần học liệu của mình (39%) hoặc sẽ chia sẻ nếu như Trường hoặc
Khoa có yêu cầu (55%). Tuy nhiên cũng phải nhận là có 23% số cán bộ đã
trả lời sẵn sàng chia sẻ nhưng với điều kiện có một chính sách thoả đáng cho

việc phát triển nguồn OER. Như thế có thể nhận xét rằng là có đến 97%
người trả lời đã tỏ ra ý tưởng sẵn sàng chia sẻ học liệu của mình một phần
nào, với điều kiện hoặc không có điều kiện.
5. KẾT LUẬN

Tuy số cán bộ giảng dạy của Trường đã tham gia khảo sát một cách
không đầy đủ, nhưng số lượng người đã tham gia, bằng khoảng 28%
số giáo viên cơ hữu của Trường, có thể mang tính chất đại diện để đưa
ra những nhận xét về tình trạng hiểu biết OER trong đội ngũ giảng
dạy của ĐHTL. Tỷ số người có hiểu biết về OER và về một giấy phép
bản quyền thường gắn với OER là Creative Commons là thấp không
phải là một hiện tượng ngạc nghiên. Do đó, một kết quả đương nhiên
của cuộc khảo sát này là đã phổ biến và quảng bá được về sự tồn tại và
ý nghĩa của OER đến với cán bộ giảng dạy của Trường. Một điều hấp
dẫn khác là tinh thần sẵn sàng tái sử dụng OER và chia sẻ học liệu do
bản thân giáo viên soạn ra là cao và rất cao. Những kết quả này, tuy
mang tính chất chỉ để tham khảo, nhưng cũng cho phép mở cửa cho


TÌNH TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) ...

357

việc nghiên cứu tiếp những phương pháp sư phạm nhằm tích hợp OER
trong quá trình giảng dạy của giáo viên, đi tới việc cải tiến phương pháp
giáo dục và đào tạo, phong phú thêm về nguồn học liệu, phát huy tiềm
năng học liệu mở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. UNESCO. Open educational resources | United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy vấn 29 Tháng MườiMột 2015, từ />2. UNESCO IITE. (2015, Tháng Chín). Survey - Future of Higher Education and ICT in Higher Education. Truy vấn 29 Tháng

Mười-Một 2015, từ />


×