Nguồn gốc vũ trụ và mô hình Big bang tiêu chuẩn
Mô hình Big Bang (vụ nổ lớn) cho rằng vũ trụ khởi thuỷ bằng một vụ nổ khoảng 15
tỷ năm trước. Tại vụ nổ, kích thước vũ trụ được xem là bằng không nên mật độ năng
lượng và nhiệt độ vô cùng lớn. Sau vụ nổ, vũ trụ giãn nở và nguội dần, cho phép
thành các cấu trúc như ta đã thấy ngày nay.
Ít nhất có ba cơ sở lý luận và thực tiễn dẫn tới mô hình. Thật thú vị khi biết chính một
nhà văn là người đầu tiên cho rằng vũ trụ phải có điểm khỏi đầu. Nghịch lý Olbers
(1823) cho rằng nếu vũ trụ vô tận trong không – thời gian thì nó phải có nhiều sao đến
mức khi nhìn nên bầu trời, tia mắt ta bao giờ cũng gặp một ngôi sao. Và ta sẽ thấy bầu
trời luôn sáng rực như mặt trời, ngay cả vào ban đêm. Những thực tế bầu trời ban đêm
lại tối đen. Trong bài thơ văn xuôi dài Eureku năm 1848, Edgar Poe cho rằng, đó là
do các ngôi sao không đủ thời gian để chiếu sáng toàn vũ trụ. Và bầu trời đêm tối đen
chứng tỏ vũ trụ không tồn tại mãi mãi. Không chỉ đứng vững trước thử thách của thời
gian mà giả thuyết còn đóng vai trò quyết định trong việc hình thành lý thuyết Big
Bang.
Cơ sở lý luận thứ hai là thuyết tương đối tổng quát, cho rằng không – thời gian là các
đại lượng động lực, phụ thuộc vật chất đồng thời chi phối vật chất (lưu ý quan niệm
của Engels, cho rằng không – thời gian là hình thức tồn tại của vật chất). Điều đó dẫn
tời việc không – thời gian la hình thức tồn tại của vật chất). Điều đó dẫn tời việc
không – thời gian và do đó vũ trụ có thể có khởi đầu và kết thúc, một ý tưởng ban đầu
chính Einstein cũng tìm cách chống lại.
Cơ sở thực tiễn của mô hình là phát hiện vũ trụ giãn nở của Hubble những năm 1920.
Vũ trụ hiện đang giản nở và các thiên hà ngày càng xa nhau chứng tỏ trong quá khứ
chúng gần nhau, khi vũ trụ có kích thước nhỏ hơn. Suy diễn ngược thời gian mãi sẽ đi
đến thời điểm khai sinh, khi toàn vũ trụ tập trung tại một điểm, nơi có mật độ năng
lượng, nhiệt độ và độ cong không thời gian vô hạn. Và một vụ bùng nổ sẽ khiễn vũ
trụ sinh thành.
Tuy nhiên mật độ vật chất hay lực hấp dẫn quá lớn có thể khiến vũ trụ co lại ngay khi
vừa giãn nở. Cùng với những nguyên nhân khác mà Alan Guth giả định sự giãn nở
lạm phát, cho phép vũ trụ tăng kích thước 1030 lần chỉ trong khoảnh khắc (từ thời
điển 10-35 đến thời điểm 10-32 giây sau vụ nổ). Vượt qua cái ranh giới thành bại tế vi
đó, vũ trụ đắc thắng giãn nở và tạo ra mọi thứ, kể cả bản thân chúng ta.
Đó là mô hình vũ trụ nóng giãn nở lạm phát tiêu chuẩn. Năm 1991 khi viễn kính
Hubble trên vệ tinh Cobe đo được phông bức xạ tàn dư từ nổ quá khứ đúng như tiên
đoán, mô hình Big Bang được thừa nhận rộng rãi.
Sau đây là một vài hình ảnh về vũ trụ ,chính sau màn đêm ấy ,nơi xa xăm kia chứa
đựng những bí ẩn ,những nền văn minh ,những chân trời mới của khoa học đang đợi
loài người chúng ta khám phá .Lịch sử nhân loại sẽ bước sang một trang mới khi
chúng ta khám phá được những điều tuyệt vời nhất trong vũ trụ .
Attached Thumbnails
.:GameOver:.
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn riêng đến .:GameOver:.
Xem các bài viết khác của .:GameOver:.
19-05-2006, 03:56 PM #2
Mr Wolf
Game Thủ Tiềm Năng
Ngày tham gia: Mar 2005
Tổng điểm: 20
- Điểm thưởng : 20
- Số lần thưởng điểm : 10
Bài viết: 773
không đồng ý với thuyết Big Bang 1 phần nào đó , chấp nhận là có Big
Bang.
Nhưng trước khi để Big Bang thì phải có 1 thứ gì đó để nổ , vậy thứ đó
là gì ? 1 vật thể đi , vậy thứ gì bao quanh vật thể đó ? Phải chăng là 1 vũ
trụ lớn hơn ?
Wolf thích cái thuyết trong vũ trụ có thêm 1 vũ trụ khác hơn
__________________
My Wife : Babydethuong
Tò mò về chuyện tình cảm người ta là ghen tị...
Mr Wolf
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn riêng đến Mr Wolf
Xem các bài viết khác của Mr Wolf
19-05-2006, 04:01 PM #3
.:GameOver:.
Banned
Ngày tham gia: Jan 2006
Địa chỉ: Trong cái Worm Hole ấy :))
Tổng điểm: 11
- Điểm thưởng : 11
- Số lần thưởng điểm : 4
Bài viết: 47
Tiếp tục nào các bạn ơi ! :P
Chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử của hệ mặt trời nào
Lịch sử Hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 5 tỷ năm, với sự hình
thành từ một đám mây thể khí gọi là đám bụi Mặt Trời, theo giả thuyết
được đưa ra lần đầu tiên năm 1755 bởi Immanuel Kant và được trình
bày một cách độc lập bởi Pierre-Simon Laplace.
Để tính ra tuổi Hệ Mặt Trời, có thể đo lượng còn lại của các đồng vị
phóng xạ không bền vững không có nguồn sinh ra liên tục sau khi Hệ
Mặt Trời hình thành. Bằng cách quan sát xem các đồng vị này đã suy
giảm đến mức độ nào, đồng thời biết được chu kỳ bán rã của chúng, có
thể tính ra tuổi của chúng. Những hòn đá cổ nhất trên Trái Đất ước tính
3,9 tỷ năm tuổi, tuy nhiên rất khó để tìm được những hòn đá đó vì Trái
Đất đã hoàn toàn thay đổi bề mặt của nó. Các thiên thạch, vốn được
hình thành trong giai đoạn ban đầu của đám bụi mặt trời, được tìm thấy
có tuổi già nhất là 4.6 tỷ năm, suy ra Hệ Mặt Trời đã được hình thành từ
cách đây ít nhất 4.6 tỷ năm.
Đám bụi Mặt Trời ban đầu có hình dáng gần giống hình cầu, đường
kính 100 AU và có khối lượng bằng 2 đến 3 lần khối lượng Mặt Trời.
Theo thời gian, một sự nhiễu loạn, có thể một sao siêu mới bên cạnh,
gây sóng hấp dẫn xung kích vào không gian của đám bụi, làm nén đám
bụi này, đẩy vật chất của nó sâu vào bên trong, tới lúc lực hấp dẫn vượt
qua áp suất khí bên trong và nó bắt đầu sụp đổ.
Khi đám bụi sụp đổ, nó giảm kích thước, điều này làm nó xoay tròn
nhanh hơn để giữ mô men động lượng bảo toàn. Các định luật cơ học
cho thấy kết quả của các lực hấp dẫn, áp suất khí, và lực ly tâm trong
chuyển động quay khiến cho đám bụi bắt đầu trở nên dẹt thành hình một
cái đĩa quay tròn với một chỗ phình lên ở giữa, gọi là đĩa bụi Mặt Trời.
Mặt phẳng trung bình của đĩa bụi này rất gần với mặt phẳng hoàng đạo
sau này.
Khi đĩa bụi Mặt Trời trở nên đặc hơn, một hình thức đầu tiên của sao
trung tâm (tức Mặt Trời sau này) được tạo thành ở giữa, gọi là tiền Mặt
Trời. Hệ này được sự ma sát của các viên đá va chạm vào nhau làm
nóng lên. Những nguyên tố nhẹ hơn như hydrô và hêli thoát khỏi phần
tâm và tràn ra phía rìa ngoài của đĩa, để lại các nguyên tố nặng tập trung
bên trong, hình thành bụi và đá ở trung tâm. Các nguyên tố nặng hơn
kết thành khối với nhau để tạo thành các tiểu hành tinh và các tiền hành
tinh. Ở vùng ngoài của tinh vân này, băng và các khí dễ bay hơi còn tồn
tại, và như một kết quả, các hành tinh bên trong là đá và các hành tinh
bên ngoài có đủ khối lượng để giữ lại lượng lớn các khí nhẹ, như hydrô
và hêli.
Sau 100 triệu năm, áp suất và sự cô đặc hydrô ở trung tâm của đĩa bụi
sụp đổ trở lên đủ lớn để tiền Mặt Trời duy trì các phản ứng nhiệt hạch.
Kết quả của việc này, hydrô bị biến thành hêli trong các phản ứng đó,
và một lượng lớn nhiệt được toả ra.
Trong thời gian đó, tiền Mặt Trời biến thành Mặt Trời và các tiền hành
tinh và tiền tiểu hành tinh biến thành các hành tinh thông qua sự tập
trung dần dần khối lượng. Tất cả các hành tinh được hình thành trong
một thời gian ngắn, khoảng vài triệu năm. Chúng đều có quỹ đạo nằm
gần mặt phẳng trung bình của đĩa bụi ban đầu; nghĩa là mặt phẳng
hoàng đạo (mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất) cũng nằm gần mặt phẳng
trung bình này và gần với các mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh
khác.
Một vài hình ảnh về hệ mặt trời thân yêu của chúng ta