Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.46 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG ĐIỀU
KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG ĐIỀU
KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY .....................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường định hướng
XHCN ....................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền .Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Error!
Bookmark not defined.
1.2. Nhà nước pháp quyền XHCN và tính tất yếu của việc xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN .................................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ............. Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN .....................................................Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...............................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ................ Error!
Bookmark not defined.

2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN ....................................................Error! Bookmark not defined.


2.1.1. Về thực hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà nước pháp quyền
XHCN trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN .....................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hệ thống luật pháp được hoàn thiện theo yêu cầu xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập kinh tế
quốc tế ....................................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam ................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hệ thống pháp luật thiếu toàn diện, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng
được những đòi hỏi của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN .....................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình cải cách hành chính
................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3. Một số giải pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam hiện nay .................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ và
tính hiệu lực của luật pháp ....................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính hướng đến mục tiêu xây
dựng một nền hành chính công chuyên nghiệp, hiệu quả.............. Error!
Bookmark not defined.
2.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN..................................Error! Bookmark not defined.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...............................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ....................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước là bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng, chịu sự
quy định bởi cơ sở hạ tầng – kết cấu kinh tế của xã hội. Một khi cơ sở hạ
tầng có sự thay đổi thì vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận
hành của bộ máy nhà nước tất yếu cũng phải có sự điều chỉnh.
Ở Việt Nam, chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
được hình thành trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về
xây dựng, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, cần thiết
phải xây dựng các thiết chế quyền lực phù hợp. Nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Trong nền kinh tế đó, cơ chế thị trường cần được vận hành đầy đủ,
linh hoạt để phát huy mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững
nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, xóa đói giảm nghèo, tăng
cường đoàn kết, đồng thuận xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và
từng chính sách; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững,
tăng cường tính độc lập, tự chủ. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường với sự tác động của nhiều yếu tố trong và ngoài nước, với sự tham
gia ngày càng nhiều chủ thể thuộc nhiều thành phần kinh tế như hiện nay,
nhà nước phải bảo đảm và phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật
để mọi công dân có nhu cầu, có điều kiện đều được tham gia hoạt động
kinh doanh; mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể kinh tế đều được coi

trọng, cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật.
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bằng
luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các
nguồn lực kinh tế; bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập, phát
1


triển đầy đủ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; định hướng
phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái, mặt tiêu cực của cơ chế
thị trường. Trong điều kiện các quy luật thị trường chưa vận hành đồng bộ,
nhà nước cần thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế - xã hội, làm tốt vai
trò “bà đỡ” cho sự ra đời của các loại thị trường, giúp cho thị trường vận
hành thông suốt.
Vai trò của nhà nước pháp quyền trong xã hội hiện đại đã được các
học giả trong nước và quốc tế khẳng định: Trong sự phát triển của xã hội
hiện đại nói chung, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân
sự là ba thành tố không thể thiếu. Nếu như nền kinh tế thị trường được xem
là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của một quốc gia thì nhà nước pháp
quyền là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia đó.
Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
là sự khẳng định và thừa nhận nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử;
nó không chỉ là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, mà là tinh hoa, sản
phẩm trí tuệ của xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại; chủ trương
này vừa đáp ứng xu thế phát triển tất yếu khách quan của thời đại, vừa phù
hợp với đặc thù của thực tiễn Việt Nam.
Qua gần 30 năm đổi mới, cùng với những thành tựu về kinh tế, xã
hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại... việc xây dựng và hoàn thiện nhà
nước pháp quyền XHCN cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng,

đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước
kiểu mới - một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tổ
chức bộ máy nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, hiệu quả quản lý
của nhà nước được nâng lên. Hệ thống luật pháp ngày càng kiện toàn và vai
trò của luật pháp được nâng cao, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng
cường.
2


Tuy nhiên, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
nước ta vẫn tồn tại nhiều bất cập: Tổ chức bộ máy nhà nước còn cồng kềnh,
hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng
bộ. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn khá nghiêm trọng làm
giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước, ảnh hưởng không tốt
đến quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Hàng loạt vấn đề về lý luận và thực tiễn trong xây dựng,
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối
cảnh kinh tế thị trường hiện nay đang đặt ra những đòi hỏi cấp bách mà
Đảng, nhà nước và nhân dân ta cũng như các nhà khoa học cần phải tập
trung giải quyết.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Xây dựng nhà nước pháp quyền trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề nhà nước nói chung và nhà nước pháp quyền nói riêng từ lâu
đã được các học giả trong nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Có thể điểm
qua một số công trình nghiên cứu cơ bản theo các hướng sau:
- Những nghiên cứu về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đây là hướng nghiên cứu được các nhà khoa học tiếp cận ở nhiều

góc độ, cấp độ khác nhau, có thể kể đến các công trình: Xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam (GS. TS. Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2005). Trong cuốn sách chuyên khảo này, các tác giả nghiên cứu
quan niệm về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng ở cả phương
Đông và phương Tây, phân tích sự thay đổi nội hàm của khái niệm nhà
nước pháp quyền trong lịch sử để từ đó xác lập nên nội dung chủ yếu của
khái niệm nhà nước pháp quyền. Công trình Cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
3


của TS. Trần Hậu Thành (Nxb Lý luận chính trị, 2005) cũng phân tích quá
trình hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền trong tiến
trình lịch sử nhân loại, một số quan điểm và thực tiễn tổ chức nhà nước
pháp quyền hiện nay trên thế giới, cũng như việc xây dựng nhà nước
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Công trình Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Đào Trí Úc, Phạm
Hữu Nghị chủ biên, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2009) đã chỉ ra những định
hướng lớn của nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; phân tích,
lý giải và đề xuất các giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Công trình này là tuyển tập các bài viết, bài
báo cáo của các Giáo sư, các Tiến sĩ khoa học đầu ngành về các đề tài khác
nhau, xoay xung quanh chủ đề nhà nước pháp quyền như bài viết của GS.
TS. Đào Trí Úc “Những định hướng lớn của nhiệm vụ xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền XHCN”; bài viết của TS. Nguyễn Minh Đoan
“Về sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan Đảng và cơ
quan nhà nước: nguyên nhân và giải pháp khắc phục”; bài viết của TS. Lê
Mai Thanh “Thực hiện điều ước quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế
và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” có giá trị khoa học to

lớn, có thể phục vụ cho mục đích tiếp tục nghiên cứu của các học giả khoa
học khác.
Công trình “Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân,
vì dân – Lý luận và thực tiễn” do Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn
chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, 2010) đã khái quát lịch sử hình thành và
phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền; nêu lên quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước
pháp quyền; khái quát những đặc trưng cơ bản và chức năng của nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam, đồng thời chỉ ra được các yếu tố quy định,

4


chi phối cũng như phương hướng và các giải pháp chủ yếu xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Công trình “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của
tác giả Lê Minh Thông (Nxb Chính trị Quốc gia, 2011) triển khai tư tưởng
Hồ Chí Minh về tổ chức bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; nêu lên được quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về việc tổ chức bộ máy nhà nước trước đổi mới và sau
đổi mới; công trình còn làm rõ được quá trình đổi mới mô hình bộ máy nhà
nước thông qua các bộ luật của các thời kỳ lịch sử; thực trạng bộ máy nhà
nước XHCN từ năm 1992 đến nay; từ đó nêu ra được phương hướng đổi
mới mô hình tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Dưới góc độ luật học, công trình “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN”
của tác giả Nguyễn Minh Đoan (Nxb Chính trị Quốc gia, 2011) đã luận giải
một cách khá chi tiết về tính hệ thống của pháp luật Việt Nam; về các yêu
cầu đối với hoạt động xây dựng luật pháp; trách nhiệm của người xây dựng

luật pháp; phát huy vai trò, trí tuệ của các nhà khoa học trong việc xây
dựng luật.
Cuốn sách “Về quyền lực trong quản lý nhà nước hiện nay” của Lê
Minh Quân, Bùi Việt Hương (Nxb Chính trị Quốc gia, 2012) bàn về các
giác độ xoay quanh chủ đề quyền lực nhà nước; những cách tiếp cận khác
nhau trong lịch sử đối với vấn đề quyền lực nhà nước và cách tiếp cận của
chủ nghĩa Mác; nêu ra những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tiếp cận quyền
lực nhà nước như khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức…
đồng thời nêu ra được 3 cách tiếp cận mới về quyền lực nhà nước là: Cách
tiếp cận từ tính chất và phạm vi của quyền lực; cách tiếp cận từ phương
thức tổ chức và thực thi quyền lực; cách tiếp cận từ các chủ thể quyền lực
hiện nay.
5


Tiếp cận về nhà nước pháp quyền dưới góc độ rất thực tiễn, công
trình “Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam” (Cao Anh Đô, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2013) đã nêu lên được 3 phần: Cơ sở lý luận, thực trạng, phương
hướng và giải pháp cho sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh các công trình khoa học được xuất bản dưới dạng sách
tham khảo, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí như: “Khái niệm nhà
nước pháp quyền từ góc nhìn triết học” của Trần Ngọc Liêu, Tạp chí Triết
học số 11, năm 2009. Trong bài viết này, tác giả đưa ra khái niệm nhà nước
pháp quyền, nội dung và bản chất của nhà nước pháp quyền, khẳng định
nhà nước pháp quyền là một trình độ phát triển tất yếu của nhà nước. Theo
đó, nhà nước pháp quyền tư sản là hình thức chưa thể hiện hết nội dung,
còn nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước đã thể hiện hết nội dung của
nhà nước pháp quyền, là nhà nước pháp quyền theo nghĩa đầy đủ nhất.

Bài viết “Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Đức (Tạp chí Triết học số
9/2005) nêu lên được các đặc trưng cơ bản, mang nét riêng của nhà nước
pháp quyền Việt Nam. Từ đó đi đến khẳng định nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam là sự thống nhất giữa cái phổ biến và cái đặc thù thông
qua sự so sánh những điểm giống và khác nhau về mô hình nhà nước pháp
quyền của Việt Nam và trên thế giới nói chung.
“Một số tư tưởng cơ bản của C. Mác và Ph. Ăngghen về nhà nước”
(Trần Ngọc Liêu, Tạp chí Triết học, số 8/ 2004). Bài viết trình bày được
xuất phát điểm trong nghiên cứu nhà nước của các nhà kinh điển trong lịch
sử, các tính chất, đặc trưng của nhà nước trong quan niệm của các ông và
có thể coi đó là chỉ dẫn cho việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền ở mỗi nước hiện nay, đặc biệt là Việt Nam.

6


Bài viết “Vấn đề đổi mới và hoàn thiện nhà nước theo hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Lê Minh Quân (Tạp chí
Triết học số 3/2000) trình bày những điểm tiến bộ và hạn chế của nhà nước
trong từng lĩnh vực, mạnh dạn đưa ra những phương hướng, giải pháp để
đổi mới và hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh các cuốn sách chuyên khảo, các bài đăng trên tạp chí
chuyên ngành, nhiều luận án, luận văn chuyên sâu về nhà nước pháp quyền
XHCN đã được hoàn thành như: Luận án Tiến sĩ Triết học “Quan điểm của
Chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Liêu (2010) đã trình bày
khái quát và làm rõ giá trị lý luận của những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin về nhà nước đối với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam. Từ đó, luận giải bản chất của nhà nước pháp

quyền, xác định những vấn đề đang đặt ra và hướng giải quyết nhằm tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong
hiện thực.
Luận án Tiến sĩ Triết học “Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về
nhà nước XHCN và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của dân, do dân,
vì dân Việt Nam hiện nay” của Trương Quốc Chính (2008). Công trình này
đã nêu được quan niệm của Mác, Ăngghen và Lênin về nhà nước và nhà
nước XHCN; nêu lên khía cạnh sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà
nước XHCN trong tiến trình xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở
Việt Nam. Đồng thời chỉ ra được các nguyên tắc, giải pháp có tính định
hướng trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện
nay.
Luận văn Thạc sỹ Chính trị học “Học thuyết tam quyền phân lập với
việc hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của tác giả
Vũ Duy Tú (2010) trình bày về nội dung và sự thể hiện của học thuyết tam
quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước phương Tây.
7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hoàng Chí Bảo (2002), Từ những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 11/138.

2.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo đánh giá tình hình thi hành
luật Doanh nghiệp.


3.

Chu Văn Cấp (2008), Mục tiêu và đặc trưng bản chất của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị, số
5.

4.

Mai Đình Chiến (2004), Vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, LA TS Triết học.

5.

Hoàng Đình Cúc (2007), Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Lý luận chính trị và
truyền thông, số tháng 9/2007.

6.

Huỳnh Thế Du (2013), Luận giải về kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu và thảo luận, số 29
tháng 11/2013.

7.

Phạm Ngọc Dũng (2005), Mối quan hệ giữa chức năng xã hội - chính
trị và chức năng xã hội - dân sự trong việc kiện toàn nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số

7/170.

8.

Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi
mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb CTQG, Hà Nội.

9.

Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8


11. Phạm Thị Hồng Điệp (2013), Hoàn thiện môi trường thể chế kinh tế ở
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Kinh tế và
Thương mại Quốc tế.
/>12. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Phạm Văn Đức (2005), Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Triết học số 9/172.
14. Nguyễn Tĩnh Gia, Mai Đình Chiến (2006), Vận dụng học thuyết Mác
để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
15. Lương Đình Hải (2006), Xây dựng nhà nước pháp quyền và vấn đề

dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 1/176.
16. Hoàng Văn Hảo (2005), Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về xây
dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Lý luận
chính trị số 8/2005.
17. Lê Thu Hằng (2002), Sự thay đổi chức năng xã hội của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền
kinh tế thị trường, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8.
18. Trần Ngọc Hiên (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở nước ta, Tạp chí
Cộng sản số 787.
19. Trần Ngọc Liêu (2009), Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc độ
triết học, Tạp chí Triết học số 11.

9


20. Trần Ngọc Liêu (2010), Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về
nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam,
LA TS Triết học.
21. Dương Thị Liễu (2001), Tác động của điều kiện khách quan và nhân
tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Mạnh (2008), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
trong quan hệ với kinh tế thị trường và xã hội dân sự, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 9/2008.
23. Đỗ Hoài Nam (2013), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tapchicongsan.org.vn, 8/2013.
24. Lê Hữu Nghĩa (2006), Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2014), Báo cáo tình

hình và kiến nghị doanh nghiệp trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính
phủ và cộng đồng doanh nghiệp.
26. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2002), Xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân, Tạp chí Cộng sản số 27/656.
27. Vũ Văn Phúc, Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 6.
28. Vũ Văn Phúc - Trần Thị Minh Châu (2001), Một số vấn đề về kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
29. Lê Minh Quân (1999), Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước
pháp quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, LA TS Triết học.

10


30. Lê Minh Quân (2000), Vấn đề đổi mới và hoàn thiện nhà nước theo
hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Triết
học số 3.
31. Lê Minh Quân (2003), Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng nhu
cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2005), Giáo trình Lý luận chung về
nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
33. Nguyễn Duy Quý (2001), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1.
34. Nguyễn Duy Quý (2002), Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện nước
ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 10.

35. Nguyễn Duy Quý (2010), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân – Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
36. Nguyễn Phương Quỳnh (2010), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Luận văn thạc sỹ Triết học.
37. Bùi Ngọc Sơn (2005), Góp phần nghiên cứu hiến pháp và Nhà nước
pháp quyền, Nxb Tư pháp.
38. Nguyễn Văn Tài (2005), Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp với
tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam: Lịch sử và
những vấn đề đặt ra, Tạp chí Triết học, số 8/171.
39. Lê Minh Tâm (2002), Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm
nhà nước pháp quyền, Tạp chí Luật học, số 2.
40. Trần Hữu Tiến (2002), Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Triết học, số 5/132.

11


41. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, Nxb Lý luận chính trị.
42. Nguyễn Xuân Thắng (2013), Một vài kinh nghiệm phát triển kinh tế
thị trường của các nước công nghiệp phát triển, Tạp chí Những vấn
đề kinh tế thế giới 2/2013.
43. Nguyễn Trọng Thóc (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Đăng Thông (2000), Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng
xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền
ở nước ta hiện nay, LA TS Triết học.

45. Lê Minh Thông (2011), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở
Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Nguyễn Cảnh Toàn (2015), Cải cách thủ tục hành chính: Nhìn từ góc
độ thể chế, Tạp chí Tài chính số 8 kỳ 1 – 2015.
47. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê Hà
Nội.
48. Nguyễn Từ (2007), Tính toán từ Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế
Việt Nam và thế giới, 2007 – 2008.
49. Đào Trí Úc (chủ biên) (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50. www.moha.gov.vn/70-nam/nghien-cuu-trao-doi/doi-moi-to-chuc-bomay-nha-nuoc-dap-ung-yeu-cau-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyennen-kinh-te-thi-truong-17995.html
51. www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/2013/6564/7-chuyende-thi-chuyen-vien-cao-cap-nam-2013.aspx
52. www.xaydungdang.org.vn/Uploads/4ChuyendeHanhchinhvaCCHC.pdf
12



×