Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

3 WORD STRESS TRỌNG âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.33 KB, 6 trang )

English grammar – Trần Quý Nhất

WORD STRESS
TRỌNG ÂM
GIỚI THIỆU
Định nghĩa
Khi người Anh phát âm 1 từ (từ 2 âm tiết trở lên), họ sẽ không đọc các âm như nhau. Tức là, sẽ có âm được
đọc mạnh lên hay cao hơn, và có những âm được đọc nhẹ đi.
- Chằng hạn, từ “doctor” là một từ có 2 âm tiết, khi đọc, âm tiết "doc-" sẽ được nhấn mạnh hơn, và âm tiết "tor" sẽ được đọc nhẹ đi. Chúng ta nói rằng, âm "doc-" được nhấn trọng âm.
=> Trọng âm là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này
thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác.
Chú ý:
- Trọng âm được kí hiệu bằng dấu (') và được đặt trước âm tiết có trọng âm.
- Trọng âm chỉ rơi vào những âm tiết mạnh, tức những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi
hoặc nguyên âm dài.
e.g. disaster /dɪˈzɑːstər/ => Trọng âm vào âm tiết /zɑː/
Ôn tập
Trước khi bắt đầu bài học, các bạn hãy nhớ lại một vài khái niệm cơ bản về âm mà các bạn đã được học:
- Nguyên âm: gồm 20 nguyên âm, trong đó có 12 nguyên âm đơn (/i:/, /ɪ/, etc) và 8 nguyên âm đôi (/aɪ/, /aʊ/,
etc).
- Trong số 12 nguyên âm đơn, có 5 nguyên âm dài (/i:/, /ɜ:/, etc) và 7 nguyên âm ngắn (/i/, /e/, etc). Nguyên
âm dài sẽ được đọc mạnh hơn và nhấn mạnh hơn so với nguyên âm ngắn.
- Phụ âm: Gồm 24 phụ âm mà chúng tôi đã giới thiệu với các bạn trong nội dung bài 1 (/k/, /p/, /t/, /b/, /l/,
etc). Khi chúng tôi nói rằng một từ kết thúc với 2 hay nhiều phụ âm, có nghĩa là sự kết hợp của 2 phụ âm ở
cuối 1 từ.
Chẳng hạn như /kt/ trong collect /kəˈlekt/, /nd/ trong recommend /ˌrekəˈmend/.

1


English grammar – Trần Quý Nhất



TRỌNG ÂM CỦA TỪ CÓ 2 ÂM TIẾT
Quy tắc chung
Xét âm tiết thứ hai của từ
- Nếu âm tiết thứ 2 của từ bao gồm một nguyên âm dài (/i:/, /u:/, ...), nguyên âm đôi (/ai/,/ei/,..) hoặc kết
thúc bằng 2 phụ âm trở lên (/nd/, /kt/,...), thì âm tiết đó sẽ nhận trọng âm (trường hợp này xảy ra chủ yếu
với động từ).
e.g. correct /kəˈrekt/ , persuade /pəˈsweɪd/
=> Trong từ "correct", âm tiết thứ 2 kết thúc bằng 2 phụ âm /kt/, nên trọng âm rơi vào âm tiết đó.
Còn ở từ “persuade”, âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm đôi /eɪ/ nên trọng âm rơi vào âm tiết này.
- Nếu âm tiết thứ 2 của từ gồm một nguyên âm ngắn và kết thúc với ít hơn hoặc bằng một phụ âm thì nó
sẽ không nhận trọng âm, âm tiết thứ nhất sẽ nhận trọng âm.
e.g. focus /ˈfəʊkəs/ , happen /ˈhæpən/
=> Trong cả 2 ví dụ này, khi ta xét âm tiết cuối, âm tiết này chứa nguyên âm ngắn /ə/ nên âm tiết này không
được nhận trọng âm, và trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Quy tắc thông dụng - Mẹo
Một quy tắc thông dụng và đơn giản để làm bài trọng âm đó là: các danh từ và tính từ có 2 âm tiết trọng âm
hầu hết rơi vào âm tiết thứ nhất, còn các động từ thì hầu hết rơi vào âm tiết thứ 2.
e.g. explain (v) /ɪkˈspleɪn/ , extra (adj) /ˈekstrə/ , sample (n) /ˈsɑːmpl  ̩/ , thousand (n) /ˈθaʊzənd/
Chú ý
Với những từ có hình thức giống nhau ở nhiều dạng từ (từ loại) khác nhau thì:
- Trọng âm sẽ nhấn ở âm tiết thứ nhất nếu từ đó là danh từ hoặc tính từ.
- Trọng âm sẽ nhấn ở âm tiết thứ 2 nếu từ đó là động từ.
e.g. contrast (n): /ˈkɒntrɑːst/ - (v): /kənˈtrɑːst/
desert (n): /ˈdezət/ - (v): /dɪˈzɜːt/
export (n): /ˈekspɔːrt/ - (v): /ɪkˈspɔːt/
TRỌNG ÂM CỦA TỪ CÓ 3 ÂM TIẾT
Với động từ
Xét âm tiết cuối
- Nếu âm tiết cuối của động từ có nguyên âm dài, nguyên âm đôi, hay kết thúc bằng hơn một phụ âm, thì

âm tiết đó được nhận trọng âm.
2


English grammar – Trần Quý Nhất

e.g. recommend /ˌrekəˈmend/ , contradict /ˌkɒntrəˈdɪkt/
=> Trong 2 ví dụ trên, âm tiết thứ 3 của từ kết thúc bằng 2 phụ âm /nd/, /kt/, nên trọng âm rơi vào âm tiết đó.
- Nếu âm tiết cuối của từ gồm nguyên âm ngắn và kết thúc với không quá một phụ âm, thì trọng âm rơi
vào âm tiết thứ 2.
e.g. discover /dɪˈskʌvər/
=> Như vậy: Âm tiết đầu của động từ 3 âm tiết hầu như không nhận trọng âm.
Với danh từ
Xét âm tiết cuối: có 2 trường hợp xảy ra
TH1:
- Nếu âm tiết cuối của từ có nguyên âm ngắn hay /ə/, nó không được đánh trọng âm.
e.g. disaster /dɪˈzɑːstər/
- Ta tiếp tục xét âm tiết thứ 2, nếu âm tiết thứ 2 của từ chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hay kết thúc
bằng ít nhất 2 phụ âm, âm tiết đó nhận trọng âm.
TH2:
- Nếu âm tiết cuối của từ chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với 2 phụ âm trở lên, trọng
âm của từ sẽ rơi vào âm tiết đầu (nguyên tắc này trái ngược với động từ).
e.g. confidence /ˈkɒnfɪdəns/ , reference /ˈrefərəns/
=> Như vậy: Với danh từ 3 âm tiết, âm tiết cuối hầu như không nhận trọng âm.
Với tính từ
Tính từ có 3 âm tiết thông thường có cách xét trọng âm giống với danh từ.
e.g. important /ɪmˈpɔːtənt/ , opportune /ˈɒpətjuːn/
TRỌNG ÂM CỦA TỪ CÓ HƠN 3 ÂM TIẾT
- Trọng âm thường ở âm tiết thứ 3 đếm từ cuối lên.
e.g. accessible /əkˈsesəbl/ , alternative /ɒlˈtɜːnətɪv/

- Từ có 4 âm tiết có đuôi là "ary" trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Eg: voluntary /ˈvɒləntri/ , secretary /ˈsekrətri/
- Từ có 4 âm tiết có đuôi là "ate" trọng âm luôn rơi vào âm tiết thứ hai.
e.g. appropriate /əˈprəʊpriət/ , associate /əˈsəʊsieɪt/
- Nếu “a” được đọc là /æ/ thì âm tiết chứa “a” chắc chắn nhận trọng âm.
e.g. abandon /əˈbændən/ , banana /bəˈnænə/
3


English grammar – Trần Quý Nhất

- Nếu “e” được đọc là /e/ thì âm tiết chứa “e” chắc chắn nhận trọng âm.
e.g. element /ˈelɪmənt/ , elegant /ˈelɪgənt/
TRỌNG ÂM CỦA TỪ CHỨA HẬU TỐ ĐẶC BIỆT
Có rất nhiều hậu tố nhưng trong phạm vi của chương trình này, chúng ta chỉ có thể xem xét một tỷ lệ nhỏ
những hậu tố thông thường và hay được sử dụng. Chúng ta sẽ chia trọng âm đối với những hậu tố đặc biệt
thành 3 trường hợp:
+ những hậu tố mang trọng âm
+ những hậu tố không ảnh hưởng đến trọng âm
+ những hậu tố ảnh hưởng tới vị trí của trọng âm trong từ gốc
TH1. Những hậu tố mang trọng âm.
Khi trong từ xuất hiện những hậu tố như "-ese, -ee, -eer, -ain (chỉ áp dụng với động từ), -ette, -esque, -ique"
thì trọng âm sẽ nhấn vào chính hậu tố vừa thêm vào.
Chẳng hạn như từ "Japan" trọng âm nhấn vào âm tiết cuối, âm "-pan". Nhưng khi thêm hậu tố "-ese" Japanese, thì trọng âm sẽ chuyển sang nhấn vào hậu tố "-ese" chứ không nhấn vào "-pan" như lúc đầu nữa.
Ví dụ khác: entertain /ˌentəˈteɪn/ , refugee /ˌrefjuˈdʒiː/ , engineer /ˌendʒɪˈnɪə(r)/ , cigarette /ˌsɪɡəˈret/
TH2. Những hậu tố không ảnh hưởng tới vị trí của trọng âm.
Khi từ xuất hiện những hậu tố như "-able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -like, -less, -ly, -ment , -ness, -ous,
-fy, -wise, -y ", thì trọng âm của từ sẽ vẫn giữ nguyên.
Ví dụ như từ "value" - trọng âm nhấn vào âm tiết đầu tiên "-va", sau khi thêm đuôi -able -> valuable, thì
trọng âm của từ vẫn nhấn vào âm tiết đầu tiên "-va".

Notes: Quy tắc này chỉ áp dụng cho tính từ có đuôi là -ish, còn đối với động từ có nhiều hơn một âm tiết tận
cùng là -ish thì trọng âm luôn nhấn vào âm liền trước. E.g. demolish /dɪˈmɒlɪʃ/ .
e.g.
comfort /ˈkʌmfət/ - comfortable /ˈkʌmfətəbl/
anchor /ˈæŋkə(r)/ - anchorage /ˈæŋkərɪdʒ/
wide /waɪd/ - widen /ˈwaɪdn/
beauty /ˈbjuːti/ - beautiful /ˈbjuːtɪfl/
interest /ˈɪntrəst/ - interesting /ˈɪntrəstɪŋ/
devil /ˈdevl/ - devilish /ˈdevəlɪʃ/
child /tʃaɪld/ - childlike /ˈtʃaɪldlaɪk/
power /ˈpaʊə(r)/ - powerless /ˈpaʊələs/
4


English grammar – Trần Quý Nhất

heavy /ˈhevi/ - heavily /ˈhevɪli/
encourage /ɪnˈkʌrɪdʒ/ - encouragement /ɪnˈkʌrɪdʒmənt/
tired /ˈtaɪəd/ - tiredness /ˈtaɪədnəs/
danger /ˈdeɪndʒə(r)/ - dangerous /ˈdeɪndʒərəs/
glory /ˈɡlɔːri / - glorify /ˈɡlɔːrɪfaɪ/
other /ˈʌðə(r)/ - otherwise /ˈʌðəwaɪz/
fun /'fʌn/ - funny /ˈfʌni/
TH3. Hậu tố ảnh hưởng tới trọng âm của từ gốc.
Khi trong từ xuất hiện những hậu tố như "-eous, -graphy, -ial, -ic, -ion, -ious, -ty", thì trọng âm trong từ gốc
sẽ thay đổi. Tức là, trước khi có hậu tố, dù trọng âm nhấn vào âm tiết nào thì sau khi có những hậu tố kể trên
xuất hiện, trọng âm sẽ được nhấn vào âm tiết cuối của từ gốc.
e.g.
advantage /ədˈvɑːntɪdʒ/ - advantageous /ˌædvənˈteɪdʒəs/
photo /ˈfəʊtəʊ/ - photography /fəˈtɒɡrəfi/

adverb /ˈædvɜːb/ - adverbial /ædˈvɜːbiəl/
economy /ɪˈkɒnəmi/ - economic /ˌiːkəˈnɒmɪk/
relate /rɪˈleɪt/ - relation /rɪˈleɪʃn/
injure /ˈɪndʒə(r)/ - injurious /ɪnˈdʒʊəriəs/
tranquil /ˈtræŋkwɪl/ - tranquillity /træŋˈkwɪləti/
TRỌNG ÂM CỦA TỪ GHÉP
Từ ghép là từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập. Trong phạm vi chương trình này,
chúng ta sẽ chỉ xét đến những từ ghép được tạo thành từ hai từ độc lập. Chúng ta cần chú ý trọng âm của từ
ghép ở những trường hợp sau:
- Với những từ loại được tạo thành từ hai danh từ thì trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết đầu tiên.
e.g. classroom /ˈklɑːsruːm/ , teacup /ˈtiːkʌp/
- Với từ ghép có tính từ đứng đầu và từ sau kết thúc bởi -ed thì trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết đầu tiên của
từ cuối.
e.g. bad-tempered /bædˈtempə(r)/
- Với từ ghép có từ đứng đầu là con số thì trọng âm sẽ nhấn vào từ đứng sau.
e.g. three-wheeler /θri:´wi:lə/
- Với từ ghép đóng vai trò là trạng ngữ thì trọng âm được nhấn vào từ đứng sau.
5


English grammar – Trần Quý Nhất

e.g. down-stream /ˌdaʊnˈstriːm /
- Với từ ghép đóng vài trò là động từ nhưng từ đầu tiên là trạng ngữ thì trọng âm sẽ nhấn vào từ đứng
sau:
e.g. down-grade /ˌdaʊnˈɡreɪd/

6




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×