Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN LÁI F1 LANDRACE x YORKSHIRE PHỐI với lợn đực DUROC NUÔI TRONG điều KIỆN TRANG TRẠI yên PHƯƠNG yên lạc VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
F1 (LANDRACE × YORKSHIRE) PHỐI VỚI LỢN ĐỰC
DUROC NUÔI TRONG ĐIỀU KIỆN TRANG TRẠI TẠI YÊN
PHƯƠNG – YÊN LẠC – VĨNH PHÚC

HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


KHOA CHĂN NUÔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
F1 (LANDRACE × YORKSHIRE) PHỐI VỚI LỢN ĐỰC
DUROC NUÔI TRONG ĐIỀU KIỆN TRANG TRẠI TẠI
YÊN PHƯƠNG – YÊN LẠC – VĨNH PHÚC
Người thực hiện
Khóa
Ngành
Chuyên ngành
Người hướng dẫn 1
Người hướng dẫn 2
Bộ môn


:
:
:
:
:
:
:

LÊ THỊ TOAN
57
CHĂN NUÔI
CHĂN NUÔI – THÚ Y
TS. ĐỖ ĐỨC LỰC
TS. NGUYỄN HOÀNG THỊNH
DI TRUYỀN – GIỐNG VẬT NUÔI

HÀ NỘI – 2016

22
22


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ trong một khóa luận
nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho khóa thực tập tốt nghiệp này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.


Sinh viên

Lê Thị Toan

3


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng
như trong quá trình thực tập tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi
còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Lời đầu tiên tôi xin được cảm ơn Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi cùng toàn thể các Thầy Cô giáo đã
trang bị cho tôi những kiến thức căn bản về chuyên môn nghề nghiệp và tư
cách đạo đức làm nền tảng cho tôi trong cuộc sống và công việc sau này.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Đỗ Đức Lực,
TS. Nguyễn Hoàng Thịnh – CBGV Khoa Chăn nuôi và các thầy cô giáo trong bộ
môn Di truyền – Giống vật nuôi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Cũng nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cô, bác, anh, chị công
nhân tại trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Lĩnh tại xã Yên Phương,
huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi hoàn thành khóa luận của mình. Đồng thời, tôi cũng xin được bày tỏ lòng
biết ơn tới gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2016
Sinh viên

Lê Thị Toan


4


MỤC LỤC

Trang

5


DANH MỤC BẢNG

Trang

6


DANH MỤC HÌNH

Trang

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

L
Y
LxY


:
:
:

Giống lợn Landrace
Giống lợn Yorkshire
Lợn nái lai giữa Landrace với Yorkshire

Du
Pi
LH
FSH
AA
TTTA


:
:
:
:
:
:
:

Giống lợn Duroc
Giống lợn Pietrain
Follicle Stimulting hormone
Luteinizing hormone
Acid amin

Tiêu tốn thức ăn
Thức ăn

8


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
không những đảm bảo cung cấp về nhu cầu thực phẩm của con người mà nó
còn góp phần không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó phải đề cập
đến sự phát triển không ngừng và những thành quả đáng ghi nhận của ngành
chăn nuôi lợn. Theo Tổng cục thống kê, sản lượng thịt lợn luôn chiếm 75% 76% tổng sản lượng thịt tiêu thụ trên cả nước. Kết quả điều tra tại thời điểm
01/10/2015 của tổng cục thống kê, đàn lợn cả nước có 27,7 triệu con, tăng
3,7% so với cùng thời điểm năm 2014, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng
trong ước đạt 3,48 triệu tấn, tăng gần 4,2% so với cùng kỳ năm trước (Tổng
cục thống kê, 2015).
Song song với những thành quả đạt được trong những năm qua, ngành
chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn, thách thức đặc biệt khi Việt Nam tham
gia kí kết “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. Sản phẩm chăn
nuôi cạnh tranh gay gắt không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn cả ở thị
trường nội địa, cùng với sức ép ngày càng cao của người tiêu dùng về chất
lượng, giá cả sản phẩm, và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm… Trước tình
hình đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra kế hoạch 5 năm
2016 – 2020 theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển từ chăn
nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang
trại, gia trại. Duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng khuyến khích chăn nuôi theo
hình thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, sản suất khép kín để giảm
chi phí chăn nuôi, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo
hiệu quả kinh tế. Cụ thể đến năm 2020, tổng đàn lợn đạt 28,7 triệu con. Trong

đó đàn lợn ngoại và lợn lai đạt trên 90%, sản lượng thịt lợn hơi đạt 4,2 triệu

9


tấn, sản lượng thịt lợn hơi xuất khẩu đạt 1 triệu tấn (Bộ NN và PTNN, 2015).
Trước kế hoạch đề ra, ngành chăn nuôi lợn đã cải thiện những giống lợn nội
có tầm vóc nhỏ bé, tăng trọng chậm, đặc biệt là có tỉ lệ nạc thấp bằng việc
nhập các giống lợn cao sản từ nước ngoài về để lai kinh tế và phục vụ cho quá
trình nhân giống tạo ra các con lai có năng suất sinh sản, sinh trưởng cao, tỷ
lệ nạc cao. Các giống lợn cao sản được nhập về chủ yếu là Landrace,
Yorkshire, Pietrain và Duroc tạo con lai hai máu, ba máu, đặc biệt con nái lai
F1 (Landrace x Yorkshire) có năng suất sinh sản, sinh trưởng tốt được áp dụng
rộng rãi tại các trại trên cả nước.
Trong vài năm trở lại đây, Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những
tỉnh có chăn nuôi lợn phát triển tương đối mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Ước tính năm 2015, toàn tỉnh có 509 nghìn con, sản lượng thịt hơi đạt trên 72
nghìn tấn, đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng trong tỉnh vào 50% được tiêu thụ ở
các tỉnh bạn (Báo Vĩnh Phúc, 2015). Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm xuống, cơ sở
chăn nuôi quy mô lớn ngày càng phát triển và cạnh tranh cao. Tuy nhiên vấn
đề chất lượng con giống vẫn là vấn đề chung của chăn nuôi cả nước nói chung
và chăn nuôi Vĩnh Phúc nói riêng, vì vậy việc đánh giá năng suất sinh sản cần
được tiến hành thường xuyên và liên tục.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Năng suất sinh sản của lợn nái F 1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực
Duroc nuôi trong điều kiện trang trại tại Yên Phương – Yên Lạc – Vĩnh
Phúc”.
Mục đích – yêu cầu
 Mục đích
-


Đánh giá được khả năng sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) khi
phối với lợn đực Duroc tại trại.

-

Đánh giá tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa, từ đó đề ra những giải pháp,
10


phương thức chăn nuôi phù hợp sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
 Yêu cầu
Theo dõi thu thập đầy đủ, chính xác số liệu về các chỉ tiêu năng suất
sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) và tiêu tốn thức ăn của lợn con.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở khoa học về sự sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của lợn
Bản chất của giống vật nuôi được thể hiện qua kiểu hình đặc trưng
riêng của nó. Kiểu gen, dưới tác động của các yếu tố môi trường cụ thể sẽ biểu
hiện thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó. Để công tác chọn lọc và nhân
giống vật nuôi đạt kết quả tốt, trước hết cần có những kiến thức cơ bản về di
truyền của sự sinh sản, sỉnh trưởng và cho thịt.
1.1.2. Lai giống và ưu thế lai
a. Lai giống
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho giao phối giữa
những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau hoặc cho các cá thể
thuộc hai dòng cận huyết của một giống giao phối với nhau.
Lai giống tạo ra những tổ hợp di truyền mới, là biện pháp làm phong
phú thêm các đặc tính di truyền thông qua lai giống.

Lai giống có ưu điểm vì con lai thường có ưu thế lại về một tính trạng
cao hơn thế hệ trước.
b. Ưu thế lai


Khái niệm
Ưu thế lai được Shull (1914) đưa ra và được Snell (1916) thảo luận

11


định nghĩa này trong nhân giống. Ưu thế lai là khái niệm biểu thị sức sống của
con lai cượt trội hơn bố mẹ, khi bố mẹ không có quan hệ huyết thống. Ưu thế
lai không chỉ thể hiện sức chống chịu mà còn bao gồm cả ưu thế về tốc độ sinh
trưởng, khả năng cho thịt, trứng sữa, khả năng sinh sản và tỷ lệ chết (Trần
Thế Thông và cs, 1979).
Để tìm hiểu nguyên nhân làm xuất hiện ưu thế lại người ta đã đưa ra
giả thuyết về sự tác động của hai gen trên cùng một locus và được biểu diễn
bằng mô hình tác động của gen (Haiger, 1917). Từ đó có thể giải thích ưu thế
lai bằng một trong những giả thuyết sau:


Thuyết trội: Giả thuyết này được nhiều tác giả dùng để giải thích nguyên nhân
gây ra ưu thế lai. Giả thuyết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen
đồng tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F 1 sẽ có các gen trội ở tất cả các
locus. Nếu cha có kiểu gen là AABBCCddeeff và mẹ có kiểu gen aabbccDDEEFF
thì thế hệ F1 có kiểu gen là AaBbCcDdEeFe.
Do tính trạng số lượng được quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất thể
hiện một kiểu gen đồng hợp hoàn toàn thấp. Ngoài ra, vì sự liên kết giữa các
gen trội và gen lặn trên cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp được

kiểu gen tốt nhất cũng thấp nhất. Jone (1971) đã chứng minh được hiện
tượng này và thuyết trội đã được bổ sung thông qua giả thuyết sự liên kết của



các gen.
Thuyết siêu trội: Mỗi alen trong cùng một locus sẽ thực hiện chức năng riêng
của mình. Ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời được
biểu hiện. Mỗi gen có khả năng tổng hợp riêng, quá trình này được thực hiện
trong những điều kiện môi trường khác nhau. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có
khả năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường.
Ưu thế lai có thể do hiện tượng siêu trội của một locus, hiện tượng trội
tổ hợp nhiều locus hoặc do các nguyên nhân khác gây ra. Khả năng thích ứng
với môi trường của các cá thể dị hợp tử tạo nên hiện tượng siêu trội là cơ sở

12




của ưu thế lai.
Tương tác gen: tương tác gen trong cùng một locus dẫn tới hiện tượng trội
không hoàn toàn. Tương tác gen trong cùng một locus khác nhau, bao gồm vô
số các kiểu tương tác phức tạp, đa dạng, phù hợp với tính chất phức tạp, đa
dạng của sinh vật.
Như vậy những giả thuyết trên đã phần nào giải thích được cơ sở di
truyền của ưu thế lai và dần khẳng định lai giống là một phương thức không
thể thiếu trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất và chất lượng con lai. Tuy
nhiên không phải tất cả các giống khi lai với nhau đều cho ưu thế lai như
mong muốn mà cần phải xác định rõ lai những giống nào với nhau và lai như




thế nào.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
Công thức lai: Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi cồn thức lai. Theo Trần Đình Miên
và cs (1994), mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp
lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000), ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con của
chúng, ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng
của lợn con. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn
con đặc biệt là ở giai đoạn cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện ở tính hăng của
con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai giống, số con lợn con cai
sữa/nái/năm tăng 5 – 10%, khi lai 3 giống hoặc trở ngược số con lợn con cai
sữa/nái/năm tăng tới 10 – 15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 – 1,5 con và
khối lượng cai sữa/nái/năm tăng được 1kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần



(Colin,1998).
Tính trạng: Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, khả năng di truyền cao
những cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính
trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai
cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì
vậy để cải tiến các tính trạng này so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp
nhanh hơn, hiệu quả hơn.
13


Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lại khác nhau, số con đẻ ra/ổ có ưu
thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%, số con cai sữa có ưu thế lai cá thể

là 9%, ưu thế lai của mẹ là 11%, khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai
cá thể 12%, ưu thế lai của mẹ là 18% (Richard, 2000).


Sự khác biệt giữa bố và mẹ: ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai
giống đem lại, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu
thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Lasey (1974) cho biết:
nếu các giống hay các dòng đồng hợp tử đối với một tính trạng nào đó thỳ
mức độ dị hợp tử cao nhất ở F 1, với sự phân ly của các gen trong các thế hệ
sau mứa độ dị hợp sẽ giảm dần.
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu
thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có
nhiểu yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến



biểu hiện của ưu thế lai.
Điều kiện chăm sóc – nuôi dưỡng: trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì
con lai sẽ phát huy được tối đa ưu thế lai. Ngược lại nếu điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng trong diều kiện hạn chế thì con lai sẽ không phát huy được hết
tiềm năng của ưu thế lai.
1.1.3. Cơ sở sinh lý
Đặc điểm sinh lý sinh dục đặc trưng riêng cho từng loài từng giống
và có tính ổn định. Đặc điểm này được duy trì và luôn được củng cố hoàn
thiện qua các thế hệ thông qua chọn lọc, chịu sự chi phối của cả yếu tố
ngoại cảnh và di truyền .
1.1.3.1. Sự thành thục về tính và thể vóc
a. Sự thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính của con vật là tuổi mà con vật bắt đầu có phản
xạ tính dục và có khả năng sinh sản. Con cái có hiện tượng động dục, con đực


14


có phản xạ giao phối. Đối với các giống khác nhau thì thời gian thành thục về
tính khác nhau, lợn nội thành thục sớm hơn so với lợn ngoại, một số giống lợn
nội như Móng Cái, Ỉ thành thục ở 3 – 5 tháng tuổi, lợn ngoại thành thục ở 6 –
8 tháng tuổi (180 – 210 ngày). Theo nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng
sự (1998) cho biết lợn Landrace thành thục ở 213,1 ngày. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng tới sự thành thục về tính như giống, chế độ dinh dưỡng, khí hậu, mật
độ nuôi nhốt, trạng thái sinh lý từng cá thể.
Biểu hiện của lợn cái khi thành thục về tính:
+

Cơ thể đã phát tiển đầy đủ, bộ máy sinh dục tương đối hoàn thiện, con cái
xuất hiện chu kỳ động dục lần đầu, con đực sinh tinh. Lúc này, tinh trùng và

+

trứng gặp nhau có khả năng thụ thai.
Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp: bẹ vú phát triển và lộ rõ hai hàng vú,

+

âm hộ to lên hồng hào.
Xuất hiện các phản xạ sinh dục: lợn có biểu hiện nhảy lên nhau, con cái động
dục, con đực có phản xạ giao phối.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành thục về tính:
 Giống:

Là nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đến tuổi thành thục về tính của lợn nái.
Thường các giống nợi có tuổi thành thục về tính sớm hơn ở lợn lai và lợn ngoại.
Lợn lai F1 (L x Y) bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt
50 – 55kg. Lợn ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 – 7
tháng tuổi, khi lợn có khối lượng 65 – 68 kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành
thục về tính từ 4 – 5 tháng tuổi. Lợn Meishan đạt tuổi thành thục về tính sớm
hơn giống lợn Large White khoảng 100 ngày và số con đẻ ra nhiều hơn từ 2,4
– 5,2 con/ổ (Despres và cs, 1992). Theo Phùng Thị Vân và cs (1998), lợn
Landrace thành thục về tính là 213,1 ngày.


Các yếu tố ngoại cảnh:

Bên cạnh yếu tố di truyền , các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng, mùa vụ, khí hậu, nhiệt độ.... tất cả đều có ảnh hưởng tới sự thành

15


thục của lợn nái.


Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng:
Chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của

lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành
thục về tính sớm hơn những lợn nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém.
Theo Gurger (1972), lợn cái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt
sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng
cơ thể là 80 kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính khoảng 234,8

ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là 48,4 kg.
Theo Nguyễn Tuấn Anh (1998), để duy trì năng suất sinh sản cao. Nhu
cầu dinh dưỡng đối với lợn cái hậu bị cần chú ý đến cách thức nuôi dưỡng.
Cho ăn tự do đến khi khối lượng 80 – 90 kg, sau đó cho ăn hạn chế đến lúc
phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2 kg/ngày (14% protein thô).
Điều chỉnh mức ăn hợp lý để khối lượng đạt 120 – 140 kg ở chu kỳ động dục
thứ 3 và được phối giống. Trước phối giống 14 ngày, cho ăn chế độ kích dục,
tăng từ từ lượng thức ăn (1 – 2,5 kg), bổ sung thêm khoáng và chất điện giải
sẽ kích thích lợn cái ăn nhiều hơn và tăng số trứng rụng từ 2 – 2,1 trứng/ lợn
cái.
Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác tác động
xấu lên tuyến yên và sự kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh
hưởng không tốt tới sự thành thục , gây tích lũy mỡ xung quanh buồng trứng
và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác do
béo quá ảnh hưởng tới các homon oestrogen và progesterone trong máu làm
hàm lượng của chúng trong cơ thể không phù hợp thúc đẩy sự thành thục.
Trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý
để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho lợn cái. Sau khi phối giống cần chuyển
chế độ ăn hạn chế và thay thế bằng mức năng lượng trung bình để hạn chế tối
16


thiểu tỷ lệ chết phôi, chết thai làm giảm số con sinh ra/ổ.


Mùa vụ và thời gian chiếu sáng:

Sự khác biệt về mùa vụ cũng ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè
lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu – đông, điều đó có thể do
ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong

các tháng nóng bức. Mùa đông có thời gian chiếu sáng ngắn và mùa hè thì
ngược lại. Nếu lợn cái được chiếu sáng 12 giờ/ngày sẽ động dục sớm hơn
những con được chiếu sáng trong ngày ngắn.


Mật độ nuôi nhốt:
Mật độ nuôi nhốt đông trong chuồng nuôi sẽ làm chậm tuổi động dục

của lợn hậu bị. Nhưng không nuôi tách biệt lợn cái hậu bị với đàn trong thời
kỳ phát triển vì nó cũng làm chậm tuổi động dục của lợn. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nuôi nhốt từng cá thể làm chậm tuổi động dục hơn so với nuôi tập
trung lợn cái hậu bị theo nhóm. Những con chăn thả tự do sẽ thành thục sớm
hơn những con nuôi nhốt trong chuồng. Theo Cẩm nang chăn nuôi lợn công
nghiệp “… Xáo trộn lợn cái hậu bị hoặc ghép nhóm trở lại lúc 160 ngày tuổi có
thể có lợi và thúc đẩy sớm sự xuất hiện của chu kỳ động dục đầu tiên”. Như
vậy ở lợn cái hậu bị ghép đàn hợp lý lại thúc đẩy sự thành thục về tính sớm .


Tiếp xúc với lợn đực:

Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính dục
của lợn cái hậu bị, kích thích cụ thể là cho tiếp xúc với con đực để ngửi mùi sẽ
làm con cái sớm động dục. Sự có mặt của lợn đực đã thúc nhanh sự xuất hiện
chu kỳ động dục có trứng rụng, Cole (1970) đã chứng minh hàng ngày nếu
cho con đực vào chuồng lợn nái ở tuổi 165 - 190 ngày đã làm tăng nhanh hoạt
động sinh dục của con cái.


Điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi:


17


Ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của lợn và tuổi động dục lần đầu.
Các tác nhân hình thành nên tiểu khí hậu chuồng nuôi gồm: khí hậu vùng,
kiểu chuồng, hướng chuồng, độ thông thoáng, khả năng thoát nước, hàm
lượng khí NH3, CO2, H2S…Tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào lượng phân
trong chuồng và sự trao đổi không khí trong chuồng. Hughes và Tiltin (1996)
tiến hành thí nghiệm ở Úc và cho thấy hàm lượng NH 3 cao làm chậm động dục
lần đầu 25 – 30 ngày.
b. Sự thành thục về thể vóc
-

Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất
đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã được cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn
định.Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn tuổi thành thục về tính. Lúc
này, cơ quan sinh dục và sự sinh trưởng, phát dục của cơ thể chưa hoàn chỉnh
vì thế không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn nái nội 7 – 8 tháng tuổi
khối lượng đạt 40 – 50 kg nên cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 – 9 tháng

-

tuổi, khối lượng đạt 100 – 110 kg nên cho phối.
Khi lợn cái đã thành thục đầy đủ về tính đồng thời với sự thành thục về thể
vóc ở mức độ nhất định, đây là lúc phối giống thích hợp nhất. Việc xác định
thời gian phối giống thích hợp cho lợn cái nhằm tăng thời gian nuôi hữu ích
(giảm thời gian không sản xuất trước khi đẻ lứa đầu) không làm ảnh hưởng
đến năng suất của con vật ở giai đoạn sau.
1.1.3.2. Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục của lợn cái là thời gian từ khi bắt đầu động dục lần

này đến lần động dục tiếp theo. Khoảng thời gian đó thường từ 18 – 21 ngày
(19,1 ± 1,77 chiếm 94,5 số chu kỳ). Lợn cái hậu bị chu kỳ động dục thường
ngắn hơn từ 17 – 18 ngày đôi khi còn ngắn hơn (ITP, 2000).
Khi lợn cái thành thục về tính hiện tượng động dục bắt đầu, hiện tượng
này lặp đi lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định gọi là chu kỳ động dục.

18


Chu kỳ động dục kết thúc khi cơ thể đã già yếu. Một chu kỳ động dục được tính
từ lần rụng trứng trước đến lần rụng trứng tiếp theo.
Chu kỳ động dục là một quá trình phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã
phát triển hoàn chỉnh, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện
tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn
bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Kèm theo đó là sự thay
đổi của toàn bộ cơ thể và nhất là cơ quan sinh dục về hình thái cấu tạo và
chức năng sinh lý. Tất cả những biến đổi đó lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ
nên gọi là chu kỳ tính.
Ở những cơ thể đã có thai do sự tồn tại của thể vàng nên không còn chu
kỳ tính và nó được tiếp tục sau khi sinh sản xong một thời gian. Thời gian phụ
thuộc vào nhiều yếu tố cả về thể chất con vật và ngoại cảnh tác động.
Thời gian một chu kỳ tính của lợn cái từ 17 – 24 ngày (trung bình 21
ngày) và được chia làm 4 giai đoạn: tiền động dục (Prooestrus), động dục
(Oestrus), sau động dục (Prostoetrus) và giai đoạn yên tĩnh (Pioestrus).
-

Giai đoạn tiền động dục:
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ động dục, nó xuất hiện đầy đủ các hoạt

động về sinh lý, có tính hưng phấn chưa cao, niêm dịch ở đường sinh dục chảy

ra nhiều , lợn bắt đầu xuất hiện tính dục. Đồng thời cũng là giai đoạn chuẩn bị
đầy đủ cho quá trình tiếp nhận tinh trùng của đường sinh dục cái. Giai đoạn
này kéo dài 1 – 2 ngày tính từ khi thể vàng của lần động dục trước tiêu biến.
-

Giai đoạn động dục:
Trong giai đoạn này những biến đổi bên ngoài cơ thể càng thể hiện rõ

ràng hơn. Âm hộ xung huyết, niêm mạc trong suốt, niêm dịch chảy nhiều. Cuối
giai đoạn này lợn hưng phấn cao độ, ở trạng thái không yên tĩnh, giảm khả
năng thu nhận thức ăn, chạy, kêu phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên lưng
con khác. Thích gần con đực, có các phản xạ giao phối: hai chân sau dạng ra,

19


đuôi cong về một bên (biểu hiện ở lợn nội rõ hơn lợn ngoại). Thời gian của
giai đoạn này phụ thuộc vào tuổi, giống, chế độ chăm sóc quản lý, thông
thường chỉ kéo dài 2 – 3 ngày, là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ
thai.
Ở giai đoạn này nếu được thụ thai thì chu kỳ sẽ dừng lại do sự tồn tại
của thể vàng và chu kỳ sẽ xuất hiện trở lại sau một thời gian con vật đẻ xong.
Nếu con cái không thụ thai thì sẽ chuyển sang giai đoạn kế tiếp. Giai đoạn này
gồm 3 thời kỳ liên tiếp là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực.
-

Giai đoạn sau động dục:
Giai đoạn sau động dục kéo dài 3 – 4 ngày, toàn bộ cơ thể nói chung và

cơ quan sinh dục nói riêng dần dần được khôi phục về trạng thái sinh lý bình

thường. Tất cả mọi phản xạ động dục, tính hưng phấn mất hẳn và chuyển
sang giai đoạn yên tĩnh.
- Giai đoạn yên tĩnh:
Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 12 ngày, đây là giai đoạn dài nhất và
tùy thuộc vào sự tồn tại của thể vàng, khi thể vàng tiêu biến thì chu kỳ động
dục mới lại bắt đầu.
Trong thực tế còn gặp trường hợp lợn cái động dục bất thường như
động dục ngầm và hiện tượng lưỡng tính. Động dục thầm lặng là hiện tượng
lợn đến chu kỳ động dục nhưng không có các biểu hiện động dục rõ ràng làm
cho người nuôi khó nhận biết (chu kỳ này thường kéo dài 36 – 45 ngày). Hiện
tượng lưỡng tính này, cơ quan sinh dục bên ngoài của lợn cái bình thường
nhưng có những hành động giới tính thường xuyên do con vật bị rối loạn
hormone hoặc con cái ít cho con đực nhảy lên (trường hợp này phải loại bỏ
sớm).
-

Thời gian phối giống thích hợp
Dựa vào chu kỳ tính, sự vận động và tồn tại của tinh trùng trong đường

sinh dục cái để xác định thời gian phối giống thích hợp cho lợn cái.
20


Hiện nay người chăn nuôi thường áp dụng phương pháp phối nhiều lần,nhất
là trong thụ tinh nhân tạo, lần trước cách lần sau khoảng 12 giờ và có thể
phối tới 3 lần cho một lợn nái khi động dục nhất, là đối với lợn ngoại. Bằng
cách này không chỉ làm tăng tỷ lệ thụ thai từ 5 – 8% mà có thể tăng được
khoảng 0,4 con/lứa (ITP, 2000).
Kỹ thuật phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo:
Sử dụng tinh dịch đã được kiểm tra chất lượng đạt chuẩn, dụng cụ phối giống

-

+

+

cần được tiệt trùng sạch sẽ
Trước phối giống cho lợn: vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ bằng nước sạch.
Kích thích lợn nái từ 3 – 5 phút bằng cách ngồi hay tỳ tay, đặt bao cát trên

+

lưng lợn nái.
Tiệt trùng và bôi trơn dẫn tinh quản, từ từ đưa ống dẫn tinh vào đường sinh

+

dục của con cái theo hướng từ dưới lên với góc 30 – 45 0C so với mặt phẳng
lưng và xoay nhẹ ống dẫn ngược chiều kim đồng hồ đối với tinh quản đầu
+

xoắn. Nhẹ nhàng vừa kéo ra, đẩy vào để đưa ống dẫn tinh vào đến cổ tử cung.
Khi bơm tinh nên bơm từ từ để tinh chảy vào tử cung, không nên bơm quá
nhanh tránh hiện tượng tinh trào ngược ra ngoài (chú ý để lọ tinh cao hơn
mông lợn nái). Thời gian bơm tinh từ 5 – 10 phút. Trên thực tế nên kích thích

+

cho lợn nái tự hút tinh dịch là tốt nhất.
Sau khi tinh đã vào hết, cần để nguyên dẫn tinh quản trong đường sinh dục

của con cái từ 5 – 10 phút, đồng thời dùng tay xoa nhẹ hai mông, dưới bụng
hoặc âm hộ để kích thích sự co rút của cổ tử cung, nhằm hạn chế sự chảy
ngược của tinh dịch ra ngoài. Sau đó, nhẹ nhàng rút dẫn tinh quản ra khỏi
đường sinh dục của lợn nái cùng chiều kim đồng hồ rồi vỗ mạnh vào mông

+

lợn để cổ tử cung đóng chặt lại.
Phối giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khi phối giống cho lợn nái cần
tránh các tiếng ồn hoặc các tác nhân khác làm giảm độ hưng phấn của lợn
nái; đồng thời kích thích vào vùng bụng, âm hộ hoặc ngồi lên lưng lợn nái để
tăng độ mê ì của con cái, từ đó làm tăng số lượng trứng rụng, tăng tỷ lệ thụ

21


thai và số con sinh ra.
1.1.3.3. Sự điều hòa chu kỳ động dục
Hoạt động của chu kỳ này phụ thuộc vào sự điều tiết của các hormone
quan trọng nhất là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Lutrinizing
Hormone). FSH kích thích sự phát triển của buồng trứng còn LH kích thích
quá trình rụng trứng. Hai hormone này phải có một tỷ lệ nhất định mới có thể
đảm bảo được cho quá trình chín và rụng trứng diễn ra tốt nhất. Trong quá
trình bao noãn phát dục và thành thục, tế bào hạt thượng bì bao noãn tiết ra
oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm lượng này trong máu tăng từ
64 – 112 mg%, nó kích thích con vật gây hiện tượng động dục. Đồng thời dưới
tác động của hormone, cơ quan sinh dục dần biến đổi, tử cung, âm đạo hé mở,
sừng tử cung, ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử
sau này. Cuối chu kỳ động dục, oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết LH, giảm
FSH. Khi LH được tiết ra nó kích thích trứng chín và rụng. Tại vị trí rụng

trứng, mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển tạo thể vàng. Thể vàng tiết
progesterone giúp cho quá trình tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung, đồng thời
ức chế tiết FSH và LH của tuyến yên cho trứng không phát triển được.
Thời gian mỗi lần trứng rụng thông thường kéo dài 4 – 6 giờ, ở lợn hậu
bị kéo dài tới 10 giờ. Trứng rụng không được thụ tinh đến ngày thứ 15 thì thể
vàng bị tiêu biến chuyển sang thể bạch, lúc này không tiết progesterone nữa
và một chu kỳ mới bắt đầu.
1.1.3.4. Sự thụ tinh
Sự thụ tinh là sự đồng hóa giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử
(2n) có khả năng phát triển thành phôi. Kết quả là sự tổ hợp gen từ 2 nguồn
khác.
Sự thụ tinh gồm 3 giai đoạn: phá màng phóng xạ, phá màng trong suốt,
phá màng noãn hoàng và đồng hóa nhân trứng và tinh.
22


1.2. Quá trình sinh trưởng, phát triển của bào thai và những nhân tố ảnh
hưởng
Quá trình này là vấn đề rất quan trọng trong công tác chăm sóc và nuôi
dưỡng nái mẹ trong thời kỳ mang thai. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ
sảy thai, chết thai và số lượng cũng như khối lượng sơ sinh trên ổ và trên con.Thời
gian mang thai trung bình của lợn là 114 ngày, có thể dao động trong khoảng 110
– 118 ngày và được chia làm 3 giai đoạn: phôi thai, tiền thai và bào thai.
1.2.1. Đặc điểm phát triển của thai lợn
a. Nhận biết lợn nái có chửa
Việc chẩn đoán sớm lợn nái có chửa có ý nghĩa quan trọng: góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi nái sinh sản, chẩn đoán nái có thai để có
chế đệ nuôi dưỡng phù hợp do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc của nái ở giai
đoạn mang thai khác với các giai đoạn khác, kiểm tra xem nái mang thai có bị
bệnh hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời (trong trường hợp lợn bị

bệnh đường sinh dục không sinh sản được phải loại bỏ ngay để giảm chi phí
trong chăn nuôi nái sinh sản).
b. Phương pháp nhận biết nái có chửa
Dựa vào các biểu hiện của lợn nái, ngoài ra còn căn cứ vào 2 phương
pháp sau:
-

Phương pháp chẩn đoán trên lâm sàng: chủ yếu dựa vào biểu hiện nói chung
của nái mang thai:
+ Quan sát bên ngoài: lợn nái mang thai thường có trạng thái phù
thũng ở tứ chi; thành bụng, tuyến sữa to lên, bè ra (rõ hơn ở thời kỳ chửa kỳ
2).
+ Dùng lòng bàn tay sờ nắn vào một bên thành bụng ở hai hàng vú phía
sau cùng (có thể sờ nắn được bào thai lợn nằm về phía bên phải vào thời gian

23


có thai cuối tháng thứ 3), với lợn có mỡ thành bụng quá dày thì sờ nắn vào
thai là việc khó khăn và kém chính xác.
+ Lợn vào thời kỳ thai cuối thường xuất hiện những dấu hiệu: yên tĩnh
ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. Cuối thời gian có thai âm hộ
phát triển to, sung huyết, núm vú và bầu vú phát triển lớn hơn.
-

Chẩn đoán lợn có thai dựa vào lợn đực giống
Phương pháp này đơn giản mà chính xác nhằm xác định xem lợn có động

dục trở lại hay không. Nếu không có dấu hiệu động dục trở lại thì tỷ lệ lợn nái đã
có chửa là 100% (rất ít trường hợp lợn nái đã có chửa rồi lại động dục trở lại).

- Các phương pháp chẩn đoán khác
Hiện nay còn rất nhiều phương pháp có thể sử dụng như: dùng mùi con
đực tổng hợp, tiêm oestrogen, dùng máy siêu âm… Tuy nhiên những phương
pháp này chỉ là bổ trợ cho việc kiểm tra phát hiện bằng lợn đực.
Phương pháp hiện nay đang được áp dụng tương đối tốt là đo nồng độ
prostaglandin trong máu (cho phép chẩn đoán có thai vào ngày thứ 13 – 15
sau khi phối).
c. Đặc điểm phát triển của bào thai


Các giai đoạn phát triển của phôi thai
 Giai đoạn phôi thai (ngày thứ nhất đến ngày 22)
Đây là thời kỳ phát dục mạnh của phôi. Sau khi tinh trùng vào ống dẫn

trứng thì bắt đầu thực hiện quá trình phá vỡ các màng của tế bào trứng, cuối
cùng chỉ có một tinh trùng chui được vào tế bào trứng kết hợp tạo thành hợp tử.
Sau khoảng 20 giờ thì hợp tử tiến hành phân chia. Sau khi thụ tinh 3 – 4 ngày,
hợp tử sẽ chuyển vào bám và làm tổ ở 2 bên sừng tử cung, lúc này hợp tử lấy
chất dinh dưỡng từ trứng và tinh trùng, phôi thai được hình thành sau 3 – 4
ngày, lúc đầu mầm thai lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàng và tinh trùng, sau đó
hình thành màng phôi lấy chất dinh dưỡng qua màng bằng hình thức thẩm
24


thấu. Đến ngày thứ 5 – 6 túi phôi và mầm thai được hình thành. Màng ối được
hình thành ở ngày thứ 7 – 8 cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi, protein, đường,
mỡ…
Màng đệm được hình thành sau 10 ngày, mặt màng đệm có lông nhung
để lấy chất dinh dưỡng từ mẹ chuyền cho phôi. Màng niệu được hình thành
sau 12 ngày để chứa nước tiểu cho phôi. Ở cuối thời kỳ này, các khí quan cũng

dần hình thành phôi thai được hấp thu dinh dưỡng từ noãn hoàng trong hợp
tử và sản phẩm tiết từ tuyến nội mạc tử cung dưới sự điều tiết của hormone
osetrogen.
Trong 3 tuần đầu này, sự liên kết giữa cơ thể mẹ và thai chưa chắc
chắn, phôi thai mới hình thành nên chưa đảm bảo được an toàn. Cuối thời kỳ
này khối lượng của phôi thai đạt 1 – 2 gram, thời kỳ này dễ bị tiêu phôi nếu sử
dụng thức ăn ôi thiu, độc tố của nấm trong thức ăn có thể gây hỏng phôi, lợn
mẹ cần được yên tĩnh, không được đánh đuổi mạnh. Vì vậy, kỹ thuật nuôi
dưỡng và chăm sóc trong 3 tuần đầu cực kỳ quan trọng. Người chăn nuôi cần
hạn chế tối đa các tác động của ngoại cảnh (tiếng ồn, ô nhiễm, nhiệt độ…), chú
ý tới chất lượng dinh dưỡng và chăm sóc để tránh ảnh hưởng tới phôi thai,
dẫn đến sảy thai.


Giai đoạn tiền thai (ngày thứ 23 – 39)
Đây là giai đoạn phát triển rất mạnh và cũng là giai đoạn khó khăn của

quá trình phát triển bào thai, nhau thai đã được hình thành nên sự kết hợp
giữa cơ thể mẹ và con chắc chắn hơn. Các khí quan hình thành rõ rệt và dinh
dưỡng phôi thai lúc này nhờ vào quá trình phân hủy tế bào nội mạc tử cung
bởi men nhau thai tiết ra. Đến cuối thời kỳ này đã tương đối phát dục xong,
khối lượng thai tăng nhanh, đến ngày thứ 30 khối lượng thai đạt 3 gram,
ngày thứ 39 đạt 6 – 7 gram. Chất dinh dưỡng được lấy chủ yếu từ cơ thể mẹ.


Giai đoạn bào thai (từ ngày 40 – khi đẻ)

25



×