PHÒNG GD & ĐT THĂNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tên đề tài :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO HƯỚNG LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY
---- ----
- Tên tác giả
- Chức vụ
- Đơn vị công tác
: PHẠM HOÀNG LIÊN
:
Hiệu trưởng
: Trường THCS Chu Văn An
Lời nói đầu
Năm học : 2011 - 2012
2
1/ TÊN ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO HƯỚNG LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY
2/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Theo chiến lược phát triển kinh tế -xã hội từ năm 2011 - 2020 của Đảng
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ : " Phát triển giáo dục phải
thực sự là quốc sách hàng đầu. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo,
coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả
năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hoá, hiên đại hoá, xã hội hoá, hội nhập quốc tế ... " . Đồng thời Đảng ta
cũng khẳng định phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp
dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học nhằm đến sau năm 2015 thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông mới đây là những nhiệm vụ quan trọng và năng nề với
ngành Giáo dục .
Với tầm quan trọng đó, bản thân qua nhiều năm nghiên cứu tài liệu và áp
dụng vào thực tiễn về phương pháp dạy học được tiếp thu từ những thành tựu
mới của lí luận dạy học hiện đại, theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập
của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên " thầy nói ít hơn, trò làm việc
nhiều hơn ” ; cải tiến cách ghi bảng theo hướng để thầy có thời gian phân tích,
nhận định ; cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh ; cải tiến phương
pháp sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng các thiết bị, kiên quyết chống lối dạy
chay ; cải tiến soạn giảng theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng.
Năm học 2009 – 2010 ; 2010 – 2011 Sở GD&ĐT, PGD& ĐT Thăng bình
đã tiến hành tập huấn cho CBQL và Giáo viên THCS về Chuẩn kiến thức kỹ
năng, phương pháp dạy học tích cực ở các bộ môn ; đánh giá giờ dạy theo hướng
mở nhằm giúp cho học sinh có cơ hội tham gia quá trình dạy học của Thầy cô
giúp nâng cao hiệu quả giáo dục, đem lại niềm tin trong công tác giáo dục hiện
nay, các chuyên đề về kỹ năng sống, kỹ năng mềm ... điều đó đã làm thay đổi
cách chỉ đạo dạy học tại trường THCS và thôi thúc bản thân cần phải mạnh dạn
đầu tư trong chuyên môn, công nghệ thông tin, để hướng dẫn Giáo viên của
trường thật sự đôi mới tư duy trực quan, tư duy đánh giá dạy học và áp dụng
những đề tài khoa học có giá trị vào bài giảng của mình để chất lượng thật sự
đảm bảo và bền vững . Phương pháp dạy học tích cực dần dà thay thế dạy học
truyền thống “ Thầy đọc, trò chép ” đã làm chậm sự tư duy, khái quát của học
sinh, trong đo phương pháp “ Lập bản đồ tư duy ” là một trong những phương
pháp rèn phát triển tư duy tối ưu nhất hiện nay, chình vì vậy bản thân đã học hỏi
và mạnh dạn áp dụng dạy học tại trường từ năm học 2010 - 2011.
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
3
a/ Mục đích của đề tài:
Về đổi mới phương pháp dạy học, trước hết cần hiểu về " đổi mới" theo
cách hiểu của phép duy vật biện chứng, đổi mới là nhận thức cho đúng bản chất
sự vật để làm đúng theo qui luật. Đổi mới là kế thừa tiếp nối, biết lựa chọn
những tinh hoa của cái cũ nhằm phát triển thành cái tối ưu, do đó khi nói đến đổi
mới phương pháp dạy học là nói đến nhân tố của quá trình dạy học. Nhân tố này
được đề cập đến trong mối quan hệ với mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình
và các điều kiện khác.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực bằng phương
pháp lập Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình
ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền
tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ,
hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của
bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
b/ Tính cấp thiết của đề tài:
Bản đồ tư duy giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện
phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy
học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ
nhưng vẫn học kém, nhất là môn toán, các môn học bài thuộc lòng như : Sử Địa – Sinh các em này thường học bài nào biết bài đó, học trước quên sau và
không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã
học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe
giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng
tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ
học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát
triển tư duy.
Bản đồ tư duy giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả
nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái
mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy
việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm
năng của bộ não.
Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS,
phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc
(xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự
“sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
4
của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác
phẩm” của mình.
Bản đồ tư duy giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD
nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để
“ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần
dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.
Từ những yêu cầu nêu trên, bản thân nhận thấy tự nghiên cứu và đề ra
những biện pháp để giúp cho đội ngũ thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo về
đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả nhất.
c/ Giới hạn đề tài:
Trong phạm vi chỉ đạo chuyên môn ở trường THCS, đề tài được nghiên
cứu từ năm học 2009 - 2010 và áp dụng từ năm 2010 - 2011 cho đến nay tại
trường THCS Chu Văn An .
Phương pháp trình bày trên cơ sở nghiên cứu từ các tài liệu như:
ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, được chia sẻ đánh giá rút kinh
nghiệm qua quá trình thực hiện tại cơ sở xin được trình để góp phần nào đó vào
sự nghiệp đổi mới của giáo dục
3/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
a/ Cơ sở lý luận :
Trong các hoạt động của nhà trường thì hoạt động giảng dạy và học tập là
hoạt động trung tâm, nó quyết định chất lượng đào tạo và là lý do tồn tại của nhà
trường.
Trong chỉ đạo điều hành hoạt động giảng dạy của giáo viên thì việc thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học là điều cơ bản đầu tiên để thực hiện mục tiêu
giáo dục. Theo dự thảo báo cáo chính trị của Đảng tại ĐH XI vừa qua : " ...Đổi
mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại ; nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức,
lói sống ..."
Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là tập trung vào việc phát huy
tính tích cực, năng động và sáng tạo của học sinh, giúp cho học sinh từ người thụ
động thu nhận kiến thức trở thành người chủ động khám phá kiến thức mới, có
khả năng tư duy tìm tòi, giải quyết những vấn đề được đặt ra một cách hiệu quả
nhất dưới sự hướng dẫn của người Thầy, từ đó hình thành và phát triển được
phương pháp tự học. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thay đổi thói quen sử dụng
những phương pháp dạy học thụ động ; trong đó người thầy chi phối mọi hoạt
động của quá trình dạy - học, học sinh thường bị động, ỷ lại trong học tập, không
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
5
phát huy được những khả năng sáng tạo, tự tư duy và chiếm lĩnh kiến thức một
cách vững chắc.
Từ thực trạng đổi mới đồng bộ về giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học
là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bàn bạc trao đổi, trên cơ sở tiếp
thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại, đồng thời sát với tình hình
thực tiễn của trường hiện nay. Bản thân xin được chọn đề tài này để nhằm góp
phần nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ta trong thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nước nhà.
c/ Cơ sở pháp lý :
Phương pháp giáo dục hiện nay là tập trung vào việc phát huy tính tích
cực của học sinh, tính năng động, tính sáng tạo như : Nghị quyết Trung ương 2
khóa VIII, Nghị quyết Đại hội IX, X, XI của Đảng.
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 được Quốc hội khóa XI , tại kỳ họp thứ 7
(từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005 ) như sau :
• Điều 2 - Chương I: (Luật GD 2005/ Tr 1) đã ghi :
" Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xã hội xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc ".
• Điều 28 khoản 2 - Chương II ( Luật GD 2005/Tr 8) đã ghi:
" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập
cho học sinh ".
Theo Tiến sĩ Trần Ðình Châu, Vụ trưởng, Giám đốc Dự án phát triển giáo dục
THCS 2, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” đồng tác giả, chủ trì nhóm nghiên cứu và tham mưu để
Bộ GD&ĐT phổ biến phương pháp này. Nếu so sánh với phương pháp dạy học truyền
thống chỉ chú trọng đọc - chép thì dạy học bằng BĐTD góp phần đổi mới căn bản và
toàn diện tổ chức hoạt động dạy học, nhất là vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc
hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
4/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :
- Thực trạng :
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
6
Trường THCS Chu Văn An đóng trên địa bàn xã Bình Sa, huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam, nằm về phía Đông của huyện. Đây là một vùng quê
nghèo, phần lớn là cát trắng, chạy dọc theo con sông Trường Giang với chiều dài
12 km, đời sống nhân dân còn rất khó khăn. Phần lớn, học sinh sau khi học ở
trường về nhà ít có thời gian học tập vì bận công việc nông trang, thiếu thốn về
trang thiết bị, sách báo và phương tiện đi lại khá vất vả về mưa lũ., do đó chất
lượng học tập còn hạn chế .
- Phân tích thực trạng :
Trước đây, nhà trường dã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư chuyên môn
dạy học nhưng vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến kết quả không cao. Trong đó có
những nguyên nhân sau :
+ Giáo viên nhà trường phần lớn xa nhà, việc đi lại vào mùa mưa bị hạn
chế nên dẫn đến việc giảng dạy cũng chưa đạt theo yêu cầu đề ra.
+ Việc đổi mới phương pháp giảng dạy thường kéo theo một số yêu cầu
cần thiết khác như : trang thiết bị, đồ dùng dạy học, bảng phụ ... làm cho giáo
viên ngại khó nên thực hiệnh không triệt để. Bên cạnh đó, việc trao đổi bàn bạc
về chuyên môn trong từng phân môn còn mỏng, không có giáo viên nòng cốt nên
một số bộ môn chưa có hướng chuyển đổi mạnh mẽ .
+ Trong quá trình dạy học có cải tiến về cách soạn, có sự chuẩn bị về
phương tiện, nhưng thực tế trên lớp, giáo viên chưa chú tâm nhiều đến phát huy
tính tích cực học tập của học sinh, chưa hướng dẫn sự chuẩn bị của học sinh học
tập ở nhà tốt nên khi đến lớp, học sinh còn ngỡ ngàng, lúng túng cách học mới .
+ Học sinh chưa chịu khó, cần cù và chuẩn bị tốt bài mới ở nhà.
+ Trang thiết bị dạy học độ chính xác chưa cao như : Nhiệt kế , máy A tút ..
+ Phần lớn chuyên môn còn khoáng trắng cho các tổ, nhóm chuyên môn,
chưa tổ chức trên nền chung để cùng nhau bàn bạc, xây dựng công thức chung
do vậy còn làm tùy tiện chưa đi sâu vào những tính cấp thiết .
Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc chỉ đạo đổi mới phương pháp còn
nhiều bất cập và chưa có hiệu quả cao .
Từ năm học 2005 – 2006 nhà trường tạp trung đầu tư chuyên môn, dưới sự
dẫn dắt của bản thân về nhận công tác Hiệu trưởng. Từ đó đến nay luôn đạt
thành tích trong các phong trào thi đua và chất lượng mũi nhọn được nâng lên rõ
rệt.
5/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
5.1/ Xây dựng về nhận thức:
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
7
- Triển khai cho đội ngũ các văn bản về đổi mới Chương trình giáo dục
phổ thông: Cụ thể Nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 09/12/2000, Chỉ thị số
14/2001/CT - TTg ngày 11/6/2004, Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày
01/4/2002 và các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục, của phòng Giáo dục và các
văn bản của địa phương có liên quan đến việc đổi mới giáo dục. QĐ số 40/2006
về đánh giá, xếp loại học sinh từ năm học 2006 - 2007, QĐ 16 của Bộ GD&ĐT
về đạo đức nhà giáo , Chỉ thị 40/CT - BGDDT về xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực. Quyết định 06/2006/ BGD chuẩn kiến thức kỹ năng
- Cung cấp những tài liệu: Trên cơ sở các tập san nghiên cứu giáo dục, tạp
chí " Thế giới trong ta ", báo " Giáo dục thời đại ", sách giáo viên, sách thiết kế
bài dạy là những tư liệu cần nghiên cứu, học tập, chỉ có tính chất tham khảo, học
hỏi vấn đề cốt lõi chính là sách giáo khoa, khung phân phối chương trình tài liệu
chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Quán triệt đến tận giáo viên về những yêu cầu về đổi mới phương pháp
dạy học trên quan điểm chung, từng phân môn với những đặc trưng phù hợp với
điều kiện thực tiễn của trường. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chẩun
Hiệu trưởng
- Xây dựng kế hoạch chuyên môn xuyên suốt cả năm, chỉ đạo các tổ
chuyên môn thống nhất đầu tư nghiên cứu mục tiêu chương trình, nội dung sách
giáo khoa mới, cụ thể bằng kế hoạch chuyên đề, xây dựng những giờ hội giảng,
thao giảng, kiểm tra...bám sát đổi mới phương pháp dạy học. Kiểm tra nhận thức
của học sinh, kết quả tiếp thu và vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn của bài.
b/ Xây dựng về kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng giáo viên:
Đối với dạy của giáo viên:
- Tổ chức cải tiến phương pháp dạy học tích cực có kế hoạch, sâu sắc, coi
việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm xuyên
suốt quá trình chỉ đạo hoạt đông dạy và học. Xây dựng kế hoạch đổi mới phương
pháp dạy học cụ thể mang tính bắt buộc đối với giáo viên nhằm bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận với nội dung SGK.
- Để tiếp cận với nội dung chương trình sách giáo khoa mới, nhà trường
đưa giáo viên tập huấn tại Phòng Giáo dục trong hè, sinh hoạt chuyên môn cụm.
Sau khi tập huấn xong, mỗi tổ chuyên môn phân công từng nhóm theo phân môn
nghiên cứu tài liệu một cách kỹ hơn, thiết kế nhiều phương án tổ chức cho học
sinh biết, hiểu về "Tích cực hóa hoạt động" như thế nào ?
- Đổi mới phương pháp dạy học tích cực không thể không nói đến phương
tiện dạy học, đây là vấn đề cấp thiết mà mỗi giáo viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng
từng nội dung, từng thí nghiệm, các chi tiết. Để thực hiện đúng và có kỹ năng đòi
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
8
hỏi phải có sự chuẩn bị trước khi đến lớp. Do đó chúng tôi chỉ đạo bộ phận thiết
bị phải phối hợp cùng giáo viên bộ môn nắm bắt phân phối chương trình, phân
bố dụng cụ, lắp ráp trước, bên cạnh đó tổ chuyên môn có kế hoạch cử giáo viên
nghiên cứu, tiếp thu, học tập ở các lớp tập huấn trình bày lại cho giáo viên trong
toàn tổ. Năm học 2005 - 2006 nhà trường đã đầu tư 15 triệu đồng để mua sắm
thiết bị và sách giáo khoa, sách tham khảo , năm học 2009 - 2010 đầu tư thêm
máy vi tính (15 máy để dạy ) ; 02 máy Projector ; 03 máy Laptop để ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học . Năm học 2010 – 2011 nhà trường đầu tư
thêm 16 máy vi tính để dạy học công nghệ thông tin .
Đối với học tập của học sinh:
+ Xác định mục đích xây dựng động cơ, thái độ học tập thông qua giáo
dục truyền thống của nhà trường, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Bồi dưỡng, rèn luyện một số kỹ năng nhằm phát huy tính tích cực, tự lực
cánh sinh, sáng tạo trong học tập của học sinh, định hướng học tập, kiểm tra việc
ghi chép bì, giải bài tập ở nhà, soạn bài trước nắm vững kiến thức bài mới. Giáo
viên phải có trách nhiệm hướng dẫn học sinh cách tự học...
+ Đối Cha mẹ học sinh ở từng khối lớp : Ban đại diện PHHS cùng Ban
Thường trực hội hằng tháng có hội ý với lãnh đạo trường về tình hình học tập
của con em, bàn biện pháp khắc phục hiện tượng chay lười, bỏ học để nhằm
nâng cao chất lượng học tập của con em .
Đẩy mạnh phong trào thi đua "Hai tốt ":
Phối kết hợp cùng với Liên đội của trường, tổ chức nhiều hoạt động sôi
nổi thu hút đông đảo lực lượng học sinh cùng tham gia với nội dung phong phú.
Tăng cường công tác truy bài 15 phút đầu giờ, kiểm tra việc học bài cũ, giải bài
tập sẵn ở nhà và có thể GVCN cùng các em trong Ban chỉ huy chi đội được Đ/c
Tổng phụ trách khích lệ thành tích học tập của các lớp Nhất, Nhì... và qua đó,
cũng phê bình các lớp chưa làm tốt bị xếp loại thấp để rút kinh nghiệm cho
những tuần đến.
Phối hợp với Ban HĐNGLL : Tăng cường giáo dục kỹ nằng sống bằng
những hoạt động như : Cắm trại, Dã ngoại, Tham quan học tập, thi các trò chơi
dân gian ...
c/ Xây dựng lực lượng kiểm tra:
Kiểm tra là phương thức thu nhận thông tin về tình hình thực hiện những
kế hoạch đề ra, nắm bắt và xử lý kịp thời sai sót, những biểu hiện lệch lạc hoặc
biện pháp đề ra không sát đúng với thực tế nhằm sửa đổi và vận dụng tốt hơn.
Lực lượng kiểm tra là những người có uy tín cao về chuyên môn nghiệp
vụ, năng lực công tác, có tinh thần giúp đỡ, tôn trọng động nghiệp, nắm vững
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
9
những văn bản pháp qui, nội dung cấu trúc chương trình bộ môn, phương pháp
sư phạm. Cụ thể ở trường là: Tổ trưởng chuyên môn ; giáo viên giỏi thật sự ; Ban
thanh tra ; Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.
Cụ thể như sau :
1. Phạm Hoàng Liên
- Hiệu trưởng
- Trưởng ban
2. Lê Vũ Anh Tuấn
- P. H. trưởng
- P. trưởng ban
3. Trần Hoài Phú
- Tổ trưởng
- Ủy viên
4. Trần Quang Lương
- Tổ trưởng
- Ủy viên
5. Nguyễn Thị Lệ Thúy
- Tổ trưởng
- Ủy viên
6. Huỳnh Cẩm Tú
- Tổ trưởng
- Ủy viên
7. Hồ Văn Huệ
- GV Anh văn
- Ủy viên
8. Nguyễn Thị Hồng Kha
- TB thanh tra
- Ủy viên
9 . Võ Trung Ánh
- GV Toán
- Uy viên
10. Mời Ông Lê Quang Sơn
- Bí thư chi bộ cùng tham gia
d/ Xây dựng chuẩn kiểm tra:
Công tác kiểm tra dựa trên chuẩn nhất định, công văn 10227/THPT ngày
11/9/2001 - Bộ GD & ĐT (nội dung ; phương pháp ; phương tiện ; tổ chức ; kết
quả). Dựa vào các cơ sở như:
Khung phân phối chương trình đối với các lớp 69 của Bộ từ năm học
2009 - 2010. Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở,
PGD. Bài soạn của giáo viên, các biên bản họp tổ thống nhất về nội dung,
phương pháp cho từng tiết dạy có nội dung khó, bài tập khó, các tiết có nội dung
dài nhưng phân phối chương trình chia 1 tiết.
Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh
giá xếp loại học sinh THCS và THPT
e/ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm:
Ngay từ đầu năm học, dựa theo các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng và
những định hướng lớn của trường, bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch chỉ
đạo xuyên suốt cho cả năm học
+ Từ tuần 1 đến tuần 17 của học kỳ I: Tập trung triển khai các văn bản chỉ
đạo của các cấp, tập huấn chuyên môn, lên kế hoạch chỉ đạo thực hiện trong từng
học kỳ, kế hoạch kiểm tra, tổ chức hội giảng, thao giảng và sơ kết hoạt động
kiểm tra...
+ Từ tuần 22 đến tuần 34 của học kỳ II: hoàn thành thanh tra giáo viên, sơ
kết và tổng kết tình hình thực hiện đổi mới phương pháp và thực hiện đổi mới
chương trình.
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
10
PHẦN TRÌNH BÀY CỤ THỂ : CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1/ Các bước tiến hành chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
cụ thể như sau:
- Bước thứ nhất: Lập kế hoạch bài học
- Bước thứ hai: Sử dụng phương pháp dạy học
Ví
dụ
về
bản
đồ
tư
duy
* Minh họa cụ thể: Phương phápdạy học tích cực thông qua hình
thức hợp tác nhóm nhỏ.
Trong quá trình chỉ đạo ở trường bản thân nhận thấy phương pháp học tập
hợp tác theo nhóm nhỏ rất có hiệu quả, phù hợp cho từng môn học và một số tiết
học. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo hơn, học sinh cũng
phải chuẩn bị một số dụng cụ như: Giấy A4 được ép Plastic, viết bằng viết có thể
xóa được, hoặc vải nhựa. Đối với giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học tự làm sao
cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường.
+ Đặc điểm của phương pháp: Nhóm học sinh nghiên cứu về một lĩnh vực
nào đó tùy theo bài học, tùy theo phân môn để rút ra kết luận. Thảo luận để tìm
ra câu trả lời hoặc lời giải cho một bài toán, hoặc một nhận, một kết luận nào đó
đang được đề cập đến. Tất cả thành viên trong nhóm đều có chung một nhiệm vụ
được thầy giáo giao.
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
11
+ Để phát tính tích cực của hợp tác nhóm nhỏ cần phải đảm bảo một số
yêu cầu:
- Phân công nhóm theo từng bàn hoặc hai bàn ghép lại rồi đặt tên cụ thể
như: Nhóm họa mi, nhóm sơm ca... hoặc nhóm 1, 2, 3... bên cạnh đó có thể thay
đổi nhóm theo từng công việc cụ thể mà giáo viên thấy thật sự cần thiết để cơ
động và điều hòa thành viên trong từng nhóm.
- Phân công trách nhiệm của thành viên trong nhóm để thực hiện một
nhiệm vụ nhất định. Cử trưởng nhóm, thư ký nhóm nhưng không phải nhất nhất
giữ nguyên vị trí của từng cá nhân mà thay đổi liên tục để các em phát huy vai
trò của cá nhân. Trưởng nhóm phân công trách nhiệm và yêu cầu mỗi thành viên
thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thảo luận và rút ra kết luận
trưởng nhóm có thể cử đại diện để trao đổi ý kiến của toàn nhóm thông qua sự
ghi chép của thư ký. Bên cạnh đó, giáo viên phải giám sát các nhóm xem học
sinh ở mỗi nhóm có làm việc cùng nhau không ? Học sinh có thắc mắc gì
không ? Có đảm bảo thời gian cho hoạt động đã đề ra không ? Giáo viên cần
kích tích các ý kiến đề xuất của học sinh và có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý hoặc
uốn nắn khi cần thiết để cho học sinh tập trung thảo luận vào nội dung chính của
hoạt động.
- Sau khi hoạt động nhóm giáo viên thu thập ý kiến thảo luận của các
nhóm. Giáo viên cần lắng nghe các ý kiến tự đánh giá của học sinh để trên cơ sở
đó đưa ra đánh giá một cách công bằng về kết quả của từng nhóm. Phát huy các
đối tượng yếu, trung bình nhằm tạo điều kiện cho các em này phát huy thành tích
học tập nhóm của mình.
+ Phương pháp dạy học tích cực phải gắn liền với đổi mới đánh giá. Do
đó, nội dung kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu về mức độ rèn luyện kỹ luyện kỹ
năng cũng như yêu cầu về kiến thức của chương trình tại thời điểm kiểm tra.
Hiện nay loại hình kiểm tra trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận đang
áp dụng rộng rãi để nhằm vừa đánh giá kỹ năng hiểu sâu, phán đoán đúng, vừa
kiểm tra kiến thức ngôn ngữ, sự trình bày ý tưởng của học sinh. Sự đánh giá kết
quả học tập của học sinh đóng vai trò quan trọng trong dạy học, nó giúp cho giáo
viên xác định đúng thành tích, điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu học tập của học
sinh. Mặt khác nó còn giúp cho giáo viên thấy được kết quả việc giảng dạy của
mình để từ đó có thể điều chỉnh, cải tiến phương pháp cho phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học. Vì thế giáo viên phải lập kế hoạch đánh giá cụ thể, phải
dựa vào mục tiêu, nội dung bài học để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với
từng đối tượng học sinh, câu hỏi phải rõ ý, không đa nghĩa, câu hỏi phải chứa
đựng nội dung đã biết có tỉ lệ phù hợp với cái chưa biết để học sinh có thể hiểu
được nhiệm vụ học tập đề ra và có phương hướng để giải quyết nhiệm vụ học tập
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
12
một cách chủ động, tích cực. Kết hợp hài hòa giữa trắc nghiệm khách quan và
trắc nghiệm tự luận.
* Cụ thể: Lập kế hoạch bài học:
- Xác định đúng mục tiêu của bài học bao gồm mục tiêu trí dục, mục tiêu
phát triển, mục tiêu giáo dục...
- Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Xây dựng các hoạt động học tập nhóm theo một trình tự nhất định.
- Phiếu học tập
. Bước thứ nhất: Kế hoạch thực hiện
a/ Xây dựng tiết hội giảng toàn trường:
- Nhằm giúp cho giáo viên của trường có điều kiện nắm bắt tinh thần đổi
mới của các môn học, không phải là môn giảng dạy của mình, bản thân chỉ đạo
các tổ chuyên môn xây dựng tiết hội giảng toàn trường dự học tập rút kinh
nghiệm. Yêu cầu giảng dạy các môn của lớp 6->9 sử dụng các phương tiện sẵn
có của trường như: Đèn chiếu, thiết bị thí nghiệm... Thật sự các tiết hội giảng đã
tạo ra sự kích thích ham học hỏi, tinh thần đồng nghiệp gắn bó, giúp thầy cô giáo
nắm bắt quan điểm đổi mới, nội dung thay đổi của sách giáo khoa mới qua đó,
có điều kiện dạy cho con em của mình. Đối với học sinh, các em càng hăng say
trong học tập, phát huy tính sáng tạo, tinh thần học nhóm phát huy sự vận động
của tất cả các đối tượng học sinh. Đồng thời tạo sự vững vàng về chuyên môn,
tay nghề của giáo viên khi dạy với tập thể lớn, chính nhờ các tiết hội giảng này,
giáo viên đa tự tin khi đăng cai giảng dạy cho sinh hoạt chuyên môn cụm Cánh
Đông của huyện Thăng Bình (gồm 5 trường : Lê Quí đôn ; Phan Bội Châu ;
Nguyễn Tri Phương ; Nguyễn Bỉnh Khiêm ) về dự để học tập và rút kinh nghiệm
- Tiết hội giảng đã huy động các tổ chuyên môn phải có kế hoạch tự bồi
dưỡng giáo viên trong tổ, khi xây dựng tiết dạy, mỗi thành viên đều có trách
nhiệm về từng công việc cụ thể, phát huy tinh thần đoàn kết, chức năng của Tổ
trưởng chuyên môn, nhóm chuyên môn.
b/ Xây dựng tiết dạy thực tập thao giảng :
Tiết dạy thực tập thao giảng là hình thức tổ chức trong từng tổ chuyên
môn khi có báo cáo chuyên đề về một bài học, bài tập, thí nghiệm minh chứng
hoặc tiết luyện tập ôn tập ... do Tổ lên kế hoạch chỉ đạo trong tháng, với cách
làm này giáo viên trong tổ sẽ góp ý, thảo luận đưa ra những gợi ý của từng thành
viên về phương pháp dạy sử dụng ứng với đè tài đó. Tiết thực tập là tiền đề xây
dựng nền móng xuyên suốt cho cả năm về phân môn, cách đánh giá chuẩn của
tổ, vì thế không thể làm qua loa, lấy lệ, không bỏ sót chi tiết nào dù nhỏ nhất
(Chẳng hạn : Phần củng cố, bảng phụ, ra bài tập về nhà ...) . Sau khi trong tổ đã
thống nhất, giáo tiến hành dạy thử ớ lớp khác, ít nhất phải có hai giáo viên dự
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
13
đánh giá rút kinh nghiệm. Khi đã thống nhất cao trở thành tiêu chí cho những
năm sau về tiết dạy đã góp ý . Bộ phận chuyên môn cùng tham dự và triển khai
chung khi họp toàn cấp, nếu các trở ngại thì từng phân môn sẽ điều chỉnh ở một
số bước sao cho phù hợp với tiêu chí chung của toàn trường .
Tiết dạy dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cùng phân
môn có trách nhiệm giúp đỡ và nghiên cứu những tình huống có thể đưa ra để
chất ván, bàn bạc nếu có gì vướng mắc sẽ đề xuất với lãnh có ý kiến chỉ đạo
hoặc đề xuất lên cấp trên . Đây chính là một trong những biện pháp bồi dưỡng
giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn
Trong quá trình chỉ đạo tại trường, chúng tôi thực hiện qui trình như trên,
do đó nhiều bài khó, bài có nội dung kiến thức dài trong ba năm qua được tổ
chức rút kinh nghiệm và thống nhất được cách dạy đạt hiệu quả .
c/ Xây dựng kế hoạch dự giờ:
Các tổ chuyên môn trong từng học kỳ chỉ tiêu dự giờ của mỗi giáo viên ít
nhất 15 tiết (đi sâu vào chuẩn kiến thức, kỹ năng). Ban giám hiệu dự giờ mỗi
tuần một tổ chuyên môn, kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên được dự giờ và
hồ sơ của toàn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ của giáo viên, qua dự
giờ có đánh giá xếp loại tùy theo mức độ đạt được và hiệu quả tiết dạy, đồng thời
góp ý phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm.
Mỗi giáo viên tự dự giờ đồng nghiệp trong cùng một khối dạy, tham gia
góp ý đưa ra thảo luận những tiết dạy khó, những bài có nội dung dài, những tiết
cần sử dụng những thiết bị đòi hỏi có kỹ năng và sự chuẩn bị chu đáo. Nhờ vào
đó, giáo viên trong cùng bộ môn đã giảng dạy tốt, không bị lúng túng trong khi
lên lớp. Soạn giảng giáo án điện tử, sử dụng công nghệ thông tin, máy chiếu
Projector một cách nhuần nhuyễn .
2/ Kiểm tra khâu soạn giảng của giáo viên:
Nhằm thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp thì đòi hỏi giáo viên phải có
sự đổi mới cách soạn như đã trình bày ở trên. Việc kiểm tra soạn giảng của giáo
viên được đặc biệt chú trọng, mang tính thường xuyên. Qua kiểm tra, biết được
sự chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp, thực hiện chương trình, nội dung
SGK có phù hợp với từng đối tượng học sinh hay không ? Đầu năm học, bộ
phận chuyên môn cùng với các tổ chuyên môn thống nhất về thiết kế cách soạn
giáo án trong cùng một tổ, cùng một bộ môn, sau đó đưa những giáo án mẫu khi
sinh hoạt chuyên môn toàn cấp để cùng nhau trao đổi bàn bạc phù hợp với từng
kiểu bài lên lớp.
Hằng tháng, vào ngày thứ 5 của tuần cuối tháng tổ chuyên môn kiểm tra
toàn bộ hồ sơ của giáo viên, đánh giá rút kinh nghiệm. Ngoài ra, kiểm tra đột
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
14
xuất là rất cần thiết do vậy trong quá trình theo dõi, chỉ đạo bản thân và các tổ
trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra từ một đến hai lần. Kết quả kiểm tra, đa số
giáo viên đều đã thực hiện tốt việc soạn giảng.
PHẦN BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH TRONG THỜI GIAN QUA:
. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của giáo viên:
- Về nhận thức: Quán triệt tinh thần chỉ đạo của các cấp về đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa. Tăng cường bồi dưỡng nhận thức
đổi mới bằng những đợt sinh hoạt chuyên môn chung toàn trường, đổi mới phải
thường xuyên, liên tục và động bộ trong tất cả các môn học. Lãnh đạo nhà
trường luôn quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành
về đổi mới chương trình GDPT. Phối hợp cùng Công đoàn, Đoàn TNCS HCM
phát huy vai trò của mình thúc đẩy, động viên đội ngũ thực hiện tốt đổi mới
phương pháp dạy học, sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học và thi đua
phong trào làm đồ dùng dạy học.
+ Năm học : 2005 - 2006 : Nhà trường đã tổ chức và tham gia dự thi làm
đồ dùng dạy học tại Phòng Giáo dục đạt giải A và giải B cấp huyện và tiếp tục
được trưng bày tại tỉnh trong tháng 12/2006
+ Năm học : 2006 - 2007 : Làm các tranh ảnh bộ môn Sinh học
+ Năm học : 2007 - 2008 : Làm các loại bảng phụ có nam châm gắn vào
bảng chống lóa .
+ Năm học : 2008 - 2009 : xây dựng phương pháp dạy học tích cực
+ Năm học : 2009 - 2010 : Dạy giáo án điên tử (Máy chiếu Projector)
- Về chuyên môn, nghiệp vụ: Mỗi giáo viên phải tự mình có trách nhiệm
nghiên cứu, tìm tòi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo đợt được tập
huấn trong hè, bên cạnh đó trong quá trình sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm cần
trao đổi bàn bạc đưa ra những nội dung khó, dài, các bài thực hành cần dụng cụ
thí nghiệm... để khắc phục khó khăn đồng thời thống nhất trong tổ, nhóm về
phương pháp giảng dạy trong một số bài học cụ thể. Hiện nay đã có trên 08 Đ/c
đã tốt nghiệp Đại học và 03 Đ/c đang theo học Đại học, đây là sự thuận lợi cho
nhà trường, sẽ dựa vào lực lượng này để làm nòng cốt trong việc bồi dưỡng
chuyên môn cho các giáo viên. Chỉ đạo cách soạn bài thống nhất theo từng bộ
môn đã tập huấn tại Phòng trong hè, qua đó tổ chức chuyên đề đúc rút kinh
nghiệm vào cuối học kỳ I và cuối năm.
- Về quản lý : Thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học thường xuyên
theo dõi, giám sát việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: gồm Hiệu phó
chuyên môn, tổ trưởng, giáo viên có uy tín, năng lực. Phối hợp chặt chẽ với Chi
bộ trường phát huy vai trò của các đoàn thể trong hoạt động chuyên môn. Trong
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
15
sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn nội dung đổi mới phương pháp dạy
học được đưa len hàng đầu: cụ thể trao đổi từng bài dạy, cách soạn giảng,
phương pháp kiểm tra học sinh, qui định dự giờ, việc sử dụng thiết bị dạy học
trên lớp, phân loại giáo viên theo định kỳ. Cải tiến cách đánh giá học sinh theo
hương phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ thông qua những
phương pháp đã trình bày ở phần trên.
Biện pháp quản lý hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp
của học sinh:
Xây dựng động cơ, thái độ học tập thông qua giáo dục truyền thống, nêu
gương điển hình tiên tiến của những học sinh đạt thành tích cao tong các kỳ thi
qua các năm. Phối hợp cùng ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện
tốt giờ sinh hoạt theo các chủ điểm đã được qui trình trong chương trình và
chương trình rèn luyện đội viên.
Chỉ đạo giáo viên thường xuyên hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự
học tại lớp và tại nhà, thông qua các phương pháp giảng dạy giúp học sinh nắm
vững kiến thức và vận dụng tốt.
Phối hợp cùng gia đình chăm sóc, theo dõi tình hình học tập tại lớp và tại
nhà. Cùng Liên đội tổ chức " Tiết học chất lượng " tại địa phương.
6/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
Trong quá trình thực hiện tại trường, trong năm học 2004 đến 2007 nhiều
thầy cô giáo đã chuyển biến mạnh mẽ về cách nghĩ, cách làm mới trong dạy học.
Bước đầu còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ khi sử dụng đèn chiếu, giấy phim, bảng
phụ cho học sinh nhưng dần dần trở nên dễ dàng và chấp nhận được.
Kế hoạch tổ chức về dự giờ, thao giảng, hội giảng được triển khai ngay từ
đầu năm cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn. Qua đó từng tổ lên kế
hoạch cụ thể đối với từng môn.
Kết quả dự giờ : Mỗi giáo viên được dự ít nhất 2 tiêt/ năm không kể thao
giảng, hội giảng. Đa số giờ dạy đều đạt chất lượng theo thực tế đánh giá, không
chạy theo thành tích, hoặc chỉ tiêu thi đua. Học sinh năm được cách khai thác bài
học, vận dụng được kiến thức vào việc làm bài tập tại lớp và ở nhà.
Chất lượng học tập trong 03 năm qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét.
Học sinh giỏi cấp huyện :
+ Năm học 2005 - 2006 : Đạt giải nhất Môn Hóa - Khuyến khích môn Văn lớp 9
+ Năm học 2006 - 2007: Đạt giải Nhì Môn Vật Lý - 03 giải khuỷến môn Văn 01 giải khuyến khích môn Toán lớp 9
+ Năm học 2007 - 2008 : Đạt giải Nhì môn Hóa lớp 9
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
16
Có học sinh giỏi cấp Tỉnh : môn Văn (2007 – 2008 và 2009 - 2010)
KẾT QUẢ HẰNG NĂM NHƯ SAU :
Chất lượng học lực
Tổng
Năm học số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2007 - 2008
469 57(12.2%) 112(23.9%) 274(54.8%) 26(5.5%) 2(0.4%)
2008 - 2009
0
444 67(15.1%) 116(26.1%) 216(48.6%) 45(10.1%)
0
397 55(13.9%) 132(33.2%) 182(45.8%) 28(7.1%)
+ Đỗ vào lớp 10 công lập : đạt 43 % đến 81.1% đỗ từ 2 - 3 em vào chuyên
Nguyễn Bỉnh Khiêm tỉnh Quảng Nam
2009 - 2010
7/ KẾT LUẬN :
NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG:
- Tập thể sư phạm của nhà trường thật sự là khối đoàn kết, thống nhất
trong mọi công tác. Có tinh thần ham hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Năm
học qua, giáo viên đã đăng ký học Đại học tại chức, từ xa
- Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Tinh thần phê và tự phê cao. Tham gia tích cực công tác xây dựng trường chuẩn
quốc gia và công tác xã hội hõa tại địa phương.
- Có Chi bộ lãnh, chỉ đạo các đường lối chủ trương đúng đắn và kịp thời.
Các tổ chức đoàn thể hoạt động đều tay, phối hợp nhịp nhàn với chuyên môn đẩy
mạnh phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường.
- Lãnh đạo địa phương luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường về
đường lối, chủ trương, thể hiện bằng văn bản cụ thể, đồng thời tuyên truyền vận
động nhân dân cùng chung tay góp sức xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia.
- Hội cha mẹ học sinh nhiệt tình hưởng ứng tham gia và giúp đỡ nhà
trường trong mọi mặt. Phụ huynh rất quan tâm, lo lắng đến việc học của con em,
phát huy được truyền thống hiếu học của địa phương. Các ban ngành đoàn thể,
các hội của địa phương thường xuyên phối hợp với nhà trường giáo dục tạo và
điều kiện giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó học tập, động viên học sinh bỏ học ra
lớp.
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị khá chu đáo cho giờ dạy trên lớp, cụ thể là
soạn giáo án rất kỹ, càng xác định mục tiêu cụ thể bao nhiêu thì tạo được nhiều
hoạt động tích cực bấy nhiêu. Sự chuẩn bị của trò cũng rất quan trọng, sau tiết
dạy giáo viên luôn dặn dò kỹ sự chuẩn bị cho tiết đến cần những gì cho bài sau,
nhất là các bài thực hành, thí nghiệm...
- Trước khi lên lớp, giáo viên phải sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học
như: Máy Projector, Laptop, tranh vẽ, mẫu vật, tháo lắp các bộ phận của từng chi
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
17
tiết thí nghiệm. Tham khảo nhiều tài liệu giảng dạy để vận dụng vào thực tiễn
của từng lớp.
- Phải biết huy động được mọi đối tượng tham gia và việc tìm tòi, khám
phá những kiến thức mới. Ap dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, tạo
tình huống để các học tư duy, sáng tạo và biết vận dụng tốt vào thực tiễn.
- Tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, luôn trao đổi, bàn bạc với
động nghiệp về nội dung bài học khó, dài để đi đến thống nhất phương pháp dạy
học thích hợp. Tăng cường dự giờ học hỏi kinh nghiệm, không mặc cảm, tự ty
khi gặp vấn đề mà mình chưa được nắm kỹ về kiến thức và cách diễn đạt.
- Tự làm ĐDDH để giảng dạy như mô hình, mẫu vật, tranh vẽ... có như thế
mới dạy tốt chương trình SGK mới.
- Thường xuyên tham khảo nhiều tư liệu về đổi mới phương pháp dạy học
như: Tạp chí nghiên cứu giáo dục, thế giới trong ta, một số vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học (sách mới xuất bản 2010 của BGD & ĐT).
- Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành đoàn thể trong nhà
trường cùng tham gia vào hoạt động thực tiễn về chuyên môn như: Hội giảng,
hội thi, thao giảng...
8/ ĐỀ NGHỊ , KIẾN NGHỊ :
Không
9/ PHẦN PHỤ LỤC
XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ
THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
A/ CHUYÊN ĐỀ MÔN HÓA HỌC
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết bộ môn hoá học là một bộ môn khoa học thực
nghiệm. Nên phương pháp cơ bản của bộ môn này có thể nói là phương pháp
thực nghiệm, có nghĩa là học sinh phải được quan sát, phải được trực tiếp làm thí
nghiệm để các em dễ dàng tiếp nhận kiến thức mới, khắc sâu hơn những điều đã
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
18
học và vận dụng tốt hơn kiến thức đã học vào việc giải các bài tập định tính cũng
như các bài tập định lượng.
Đối với các tiết thực hành trong chương trình các em phải được hoàn toàn
tự tay làm, chủ động trong việc vận dụng kiến thức đã học, tự nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo và tự rèn luyện kỹ năng thí nghiệm cho
bản thân, giáo viên chúng ta chỉ là người giám sát theo dõi uốn nắn khi cần thiết.
Trong quá trình làm thí nghiệm các em tự mình khai thác, kiểm nghiệm kiến
thức, như vậy bước đầu chúng ta đã giúp các em làm quen với phương pháp
nghiên cứu khoa học.
Vì vậy chúng ta phải biết tổ chức cho các em làm việc theo nhóm một
cách khoa học và đạt hiệu quả, có nghĩa là chúng ta phải tổ chức sao tất cả mọi
thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ nhất định và tích cực tự giác hoạt động
theo tinh thần hợp tác nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II/MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA TIẾT THỰC HÀNH:
1/ Đối với giáo viên:
Việc các em có phát huy tính tích cực hay không, không thể thiếu vai trò của
người thầy vì vậy chúng ta cần:
a/ Đầu tư thiết kế bài soạn theo hướng tích cực:
Để thiết kế bài soạn tốt ta cần nắm rõ quy trình:
Xác định mục tiêu bài học
+Về kiến thức: Bài thực hành giúp HS biết được mục đích, các bước tiến hành,
kỹ thuật thực hiện các thí nghiệm nhằm kiểm tra, làm vững chắc thêm các kiến
thức đã học và biết vận dụng tốt.
+Về kỹ năng: HS biết sử dụng các dụng cụ, hoá chất, thực hiện an toàn và thành
công các thí nghiệm; biết quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết PTPƯ.
+Về thái độ: Có ý thức thực hiện nhóm tốt, báo cáo kết quả thực hành một cách
khoa học, chính xác, có ý thức bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học.(Một số hoá chất, dụng cụ có thể cho các em tự
tìm và tự làm)
Xác định phương pháp dạy học chủ yếu.
Phương pháp trước đây khi dạy bài thực hành chúng ta thường thực hiện
với vai trò của thầy cô giáo là chủ yếu, học sinh chỉ quan sát hoặc chỉ một vài em
thực hiện. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết thực hành chúng tôi
đã tiến hành áp dụng phương pháp mới như sau:
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
19
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV dặn dò HS về nhà đọc kỹ bài thực hành, nắm vững kỹ thuật thực hiện của
các thí nghiệm, soạn phần tiến hành thí nghiệm. (Chuẩn bị hoá chất nếu ở địa
phương có). Phần này thực hiện ở phần dặn dò tiết trước đó.
GV: Yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn HS: Báo cáo theo nhóm về mục
bị bài thực hành ở nhà.
tiêu, cách tiến hành thí nghiệm, những
GV: Kiểm tra trên thực tế ( có một điều cần lưu ý các nhóm khác nghe và
số em soạn trước cả bài )
bổ sung.
GV: nhận xét
GV: Cho các nhóm kiểm tra phần HS: Kiểm tra
dụng cụ và hoá chất của nhóm mình.
(Có thể GV cố ý soạn thiếu một dụng
cụ hoặc một hoá chất nào đó để kiểm
tra sự làm việc của các nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm thực hiện thí HS: Thực hiện thí nghiệm theo sự
nghiệm, theo hướng dẫn thông qua phân công của nhóm trưởng:
hình vẽ trên bảng phụ.
+Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm.
GV: Quan sát, hướng dẫn kịp thời + Lấy hoá chất.
(nếu cần)
+Thực hiện thí nghiệm, quan sát, nhận
GV: Yêu cầu HS ghi kết quả vào xét, giải thích hiện tượng, ghi PTPƯ
bảng nhóm và bảng tường trình của (nếu có).
mỗi cá nhân.
+Thư ký ghi chép.
GV: Yêu cầu các nhóm nộp bảng HS: Nhận xét và nghe.
nhóm, gọi các nhóm nhận xét, GV tổng
kết.
GV: Ghi điểm cho các nhóm.
GV : Nhận xét tiết thực hành, yêu HS: Thực hiện.
cầu học sinh dọn vệ sinh, về nhà viết
bảng tường trình.
Thiết kế các hoạt động của thầy và trò.
Đối với tiết thực hành GV phải thiết kế cụ thể các hoạt động của thầy và
trò trong từng khâu của bài(hoạt động của trò là chủ yếu). Đối với những công
việc của học sinh, chúng ta phải ấn định thời gian, phải có yêu cầu cụ thể rõ
ràng.
Đánh giá cho điểm:
Đánh giá kết quả thực hành thí nghiệm của học sinh có một vai trò rất
quan trọng trong việc góp phần phát huy tính tích cực của học sinh nói riêng và
việc nâng cao dạy học hoá học nói chung. Vì vậy GV phải quán xuyến, theo dõi
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
20
cho điểm chính xác và công bằng để tạo sự hứng thú thi đua học tập giữa các
nhóm với nhau.
b/ Giao nhiệm vụ cụ thể:
Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh hoạt động nhằm giúp các
em tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động,
tích cực, là quá trình các em tự phát hiện và giải quyết các vấn đề thông qua
phiếu học tập, hoặc nội dung vấn đề cần giải quyết được ghi trên bảng phụ.
Đối với các tiết thực hành ngay từ tiết đầu tiên ở chương trình hoá lớp 8 giáo
viên phải hình thành và hướng dẫn các em cách chuẩn bị trước ở nhà: đọc kỹ bài
thực hành, tìm hiểu và soạn trước phần tiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tượng
trên cơ sở lý thuyết đã học ở các tiết trước, viết PTPƯ (nếu có), đối với bảng
tường trình GV chỉ cho các em soạn trước phần tiến hành thí nghiệm.
Trên lớp GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: có nhóm trưởng, thư ký,
có bảng phân công cụ thể cho từng thành viên đối với từng thí nghiệm trong buổi
thực hành tránh tình trạng chỉ một em làm còn em khác chỉ ngồi xem.
Ví dụ: bài thực hành số 5 hoá học lớp 8 có 3 thí nghiệm, phân công mỗi thí
nghiệm 4 em thực hiện luân phiên, các em còn lại quan sát. Nhóm trưởng có
nhiệm vụ theo dõi và nhắc nhở các bạn trong nhóm của mình.
Giáo viên có trách nhiệm theo dõi để có thể giúp đỡ, định hướng, điều chỉnh
kịp thời hoạt động của mỗi nhóm để đạt kết quả cao
2/ Đối với học sinh:
Trong các giờ thực hành các em phải nắm vững kiến thức đã học, đọc kỹ và
soạn trước phần tiến hành thí nghiệm ở nhà, khi đến lớp phải tự mình làm thí
nghiệm. Chúng ta cần lưu ý rèn luyện cho các em các kỹ năng sau:
Rèn luyện cho các em kỹ năng thực hành như các thao tác cơ bản kẹp và
đun nóng ống nghiệm, cách lấy hoá chất, thao tác với đèn cồn, lắp ráp
dụng cụ thí nghiệm...
Dự đoán các hiện tượng dựa trên cơ sở lý thuyết đã học.
Biết cách quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm.
Biết cách ghi ngắn gọn kết quả thí nghiệm và so sánh với những dự đoán
của mình và với những điều đã học.
Biết cách tự làm thí nghiệm ở nhà ví dụ như: biết pha chế dung dịch nước
vôi trong và nhận biết CO2 bằng dung dịch nước vôi trong.
Biết tìm một số hoá chất, làm đồ dùng TN phục vụ cho các tiết học trên
lớp. Ví dụ:
+Trong bài thực hành số 1 Hoá học lớp 8 Tính chất nóng chảy của chất Tách chất từ hỗn hợp các em tự pha trộn hỗn hợp muối ăn và cát sẵn ở nhà
+Trong bài: Một số oxit quan trọng và Một số bazơ quan trọng các em
tự tìm vôi sống CaO, vôi tôi Ca(OH)2.
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
21
+Trong bài thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối mỗi nhóm sẽ
chuẩn bị một chiếc đinh sạch, đầu cột một sợi dây nhỏ dài khoảng 20cm.
+Hướng dẫn các em tự làm thuốc thử từ bông bụt...
+Hướng dẫn các em lấy vỏ lon nước uống giải khát làm dụng cụ để thực
hiện phản ứng nhôm tác dụng với oxi, lấy ống hút nước mía cắt đoạn ngắn, một
đầu vớt lưỡi mác dùng đổ đồng oxit vào ống thuỷ tinh trong thí nghiệm hiđro
khử đồng oxit...
Có như vậy chúng ta đã dần dần tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tư
duy sáng tạo của các em và tạo cho các em ngày càng yêu khoa học hơn.
Minh họa bài dạy cụ thể của chuyên đề
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5: ĐIỀU CHẾ - THU KHÍ HIĐRO
VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIĐRO
A/ Mục tiêu:
Học sinh được rèn luyện kỹ năng thao tác làm các thí nghiệm.
Biết cách thu khí hyđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. Có kỹ năng
nhận ra khí hyđro.
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng quan sát và nhận xét các hiện tượng thí
nghiệm.
Rèn luyện ý thức làm việc một cách khoa học, có ý thức bảo vệ môi
trường.
B/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: (Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất đủ cho 4 nhóm thực hành)
thực hiện các thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Điều chế H2 từ Zn và dd HCl. Đốt cháy H 2 trong không
khí.
Thí nghiệm 2: Thu H2 bằng cách đẩy không khí.
Thí nghiệm 3: H2 khử đồng(II) oxit.
Dụng cu: (Cho mỗi nhóm)
+ Ống nghiệm: 2 chiếc/tổ
+Ống nghiệm có nhánh, có nút đậy, có ống dẫn khí: 1 chiếc.
+Đèn cồn: 1 chiếc, bật lữa
+Giá sắt, kẹp sắt: 1 chiếc.
+Ống hút lấy hoá chất lỏng: 1 chiếc.
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
22
+Ốnh thuỷ tinh hình chữ V (có gấp khúc): 1 chiếc.
+Ống nghiệm: 2 chiếc.
Hoá chất:
+Dung dịch Axit clohyđric.
+Kẽm viên.
+Nước.
+Đồng oxit.
Bảng phụ:
+Ghi bảng điểm:
Nhóm Chuẩn bị
nội dung
Thao tác TN
an toàn,
thành công
Quan sát hiện Trả lời Kỹ luật, Tổng
tượng,
giải câu
vệ sinh
cộng
thích,
viết hỏi
PTPƯ
1
2
3
4
+Ghi trình tự thao tác thí nghiệm:
Lấy ống nghiệm sạch đặt lên giá ống nghiệm.
Lấy nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh đầu vuốt nhọn xuyên qua thử đậy vào
ống nghiệm và kiểm tra độ kín của nút.
Mở nút cao su nghiêng ống nghiệm đặt nhẹ 3-4 viên kẽm theo thành ống
nghiệm, sau đó rót khoảng 3-4 ml dd HCl vào ống nghiệm.
Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinhđầu vuốt nhọn và đặt
ống nghiệm vào giá ống nghiệm.
Chờ khoảng 1 phút đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn thuỷ tinh có
dòng khí H2 bay ra
Ghi nhận xét.
Dập tắt ngọn lữa, dùng ống nghiệm khác úp trên đầu ống dẫn khí, giữ ống
nghiệm thẳng đứng sau một phút, đưa miệng ống nghiệm vào ngọn lữa đèn cồn,
quan sát hiện tượng, giải thích.
+Ghi câu hỏi:
Tại sao phải chờ khoảng một phút ( sau khi đậy ống nghiệm bằng nút cao sau
có ống dẫn khí xuyên qua) rồi mới đưa que diêm đang cháy vào đầu ống dẫn
thuỷ tinh có dòng khí H2 sinh ra?
Tại sao thu khí H2 bằng cách đẩy không khí phải để úp ống nghiệm hướng
xuống?
Khi đốt H2 ở đầu ống dẫn khí người ta dựa vào đâu để biết H2 đã tinh khiết?
Khi để tấm kính trên ngọn lữa đốt cháy H2 quan sát thấy gì?
Chuẩn bị bộ TN đã lắp sẵn: hyđro khử đồng (II) oxit.
2/ Học sinh:
+Nắm vững tính chất vật lý và hoá học của hyđro.
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
23
+Xem trước bài thực hành.
+Kẽ sẵn bảng tường trình và soạn phần cách tiến hành thí nghiệm.
+Bảng nhóm, viết.
C/ Nội dung bài thực hành:
Giới thiệu bài mới: Vừa qua chúng ta đã học về tính chất vật lý và tính
chất hoá học của hyđro, vậy em hãy cho biết H 2 có những tính chất hoá học nào?
(HS trả lời). Tiết học hôm nay các em sẽ được kiểm chứng qua các thí nghiệm
trong bài thực hành này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra
+GV: Cho HS kiểm tra các dụng cụ và +HS: Nhóm trưởng kiểm tra đối
hoá chất thuộc nhóm của mình.
chiếu với sự chuẩn bị của mình.
+GV: Kiểm tra phần chuẩn bị đã dặn ở
tiết trước.(Đọc kĩ bài TH và soạn trước
phần tiến hành TN)
Hoạt động 2: TN 1, 2: Điều chế H2 từ HCl - Đốt H2 trong không khí
Thu H2 bằng cách đẩy không khí.
+GV: Em hãy cho biết nguyên liệu để +HS: Trả lời.
điều chế H2 trong phòng thí nghiệm?
+GV:Yêu cầu nhóm 1 nêu mục tiêu và HS: Nhóm 1 trả lời.
cách tiến hành TN 1
+GV:Gọi nhóm khác nhận xét sau đó HS: Các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét chung và lưu ý các em cần
phải thử độ tinh khiết của H2 trước khi
đốt.( hướng dẫn HS đợi khoảng 1 phút
rồi mới đốt)
+GV:Yêu cầu các nhóm tiến hành TN +HS: Tiến hành thí nghiệm 2 lượt
1 quan sát ghi chép vào bảng theo phân nhóm của mình.
nhóm: hiện tượng, giải thích hiện tượng +HS:Quan sát ghi chép vào bảng
và PTPƯ .
nhóm: hiện tượng, giải thích hiện
+GV:Kiểm tra theo dõi các nhóm thực tượng và PTPƯ .
hiện để tiến hành chấm điểm và uốn nắn
kịp thời những sai sót của các em.
+GV: Nhắc nhở các em sau khi hoàn
thành xong thí nghiệm 1 mới chuyển +HS: Đem nộp bản nhóm.
sang thí nghiệm 2.
+GV:Sau khoảng 5 phút cho các nhóm +HS: Nhóm 2 nhận xét
đem bảng nhóm của mình lên và gọi đại
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
24
diện nhóm 2 nhận xét kết quả.
+GV:Kiểm tra theo dõi các nhóm thực
hiện để tiến hành chấm điểm và uốn nắn
kịp thời những sai sót của các em.
Hoạt động 3: TN 3: H2 khử đồng oxit
+GV:Yêu cầu nhóm 3 nêu mục tiêu và +HS: Trả lời
cách tiến hành TN 3
+GV: Hướng dẫn HS thay vuốt nhọn
bằng bộ ống dẫn khí.
+HS: Tiến hành làm thí nghiệm 2
+GV:Yêu cầu các nhóm tiến hành TN lượt theo phân nhóm của mình.
3 quan sát ghi chép vào bảng +HS:Quan sát ghi chép vào bảng
nhóm: hiện tượng, giải thích hiện tượng nhóm: hiện tượng, giải thích hiện
và PTPƯ .
tượng và PTPƯ .
+GV:Sau khoảng 5 phút cho các nhóm
đem bảng nhóm của mình lên và gọi đại
diện nhóm 4 nhận xét kết quả.
+HS: Đem nộp bản nhóm.
+GV:Kiểm tra theo dõi các nhóm thực
hiện để tiến hành chấm điểm và uốn nắn +HS: Nhóm 4 nhận xét
kịp thời những sai sót của các em.
Hoạt động 4: Viết tường trình TN
+GV:Cho HS tiến hành viết tường trình +HS:Viết tường trình.
TN.
+GV:Nhận xét, rút kinh nghiệm
+HS:Nghe nhận xét.
+GV:Yêu cầu HS vệ sinh phòng thí +HS:Thu dọn hoá chất, rửa dụng cụ.
nghiệm
Hoạt động 5: Dặn dò
-Về nhà ôn bài , tiết sau kiểm tra 1 tiết .
-Xem bài mới: Nước
B/ CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình
25
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy qui luật, vừa đột
biến bất thường. Con người tương lai là con người biết hành động một cách năng
động và sáng tạo, thích ứng nhanh với thay đổi và một khả năng tiếp cận giải
quyết vấn đề mềm dẻo, linh hoạt.
Nhà trường với phương pháp cổ truyền cùng với thời gian đã hoàn thành
sứ mạng lịch sử của nó để nhường chỗ cho một nhà trường mới với phương pháp
cho ra đời một sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế kỉ XXI. Người
ta đặt tên cho phương pháp này là PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC hay
nói gọn hơn là phương pháp tích cực. Vậy trước hết chúng ta tìm hiểu xem
phương pháp dạy tích cực là gì? Đặc điểm phương pháp ra sao? Vai trò, nhiệm
vụ của người giáo viên phải như thế nào? Đặc biệt là áp dụng phương pháp dạy
tích cực trong việc dạy Tiếng Việt phải như thế nào trong công cuộc đổi mới
phương pháp giảng dạy hiện nay ở trường THCS. Đó là nội dung trọng tâm
chúng tôi đề cập trong chuyên đề này.
1/ Phương pháp Dạy học tích cực là gì?
PPDH tích cực không phải là tên gọi của một phương pháp dạy học cụ thể.
Đó là một khái niệm rộng bao hàm nhiều yếu tố của quá trình dạy học,từ
giai đoạn khởi đầu đến khi kết thúc, từ phương pháp chung đến phương
pháp cụ thể, từ hành động đến thao tác của thầy và trò trong suốt quá trình
dạy học ở trường phổ thông
Theo Giáo sư- Tiến sĩ Trần Bá Hoành: “Phương pháp dạy học tích cực là
thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo
dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học.Tích cực trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là
hoạt động, chủ động, trái với nghĩa không hoạt động, thụ động.”
Qua hai quan niệm trên ta thấy quan điểm thống nhất về bản chất của
phương pháp này là làm sao phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo
của người học. Điều này được Nguyễn Kì( Trường Quản lí GD-ĐT) so
sánh mối quan hệ Thầy-Trò như sau:
Thầy- tác nhân
Trò- chủ thể
Hướng dẫn
Tự nghiên cứu
Tổ chức
Tự thực hiện
Trọng tài ,cố vấn
Tự kiểm tra
Kết luận , kiểm tra
Tự điều chỉnh
2/Đặc điểm PPDH tích cực:
+Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của HS.
Tác giả : Phạm Hoàng Liên - Tr. THCS Chu Văn An - Thăng Bình