Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp hướng dẫn kĩ năng nghi thức đội cho học sinh trung học cơ sở.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.62 KB, 8 trang )

Skkn: phương pháp hướng dẫn kĩ năng nghi thức đội cho học sinh trung học cơ sở.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG NGHI THỨC ĐỘI CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – MÔ TẢ NỘI DUNG:

1) Lý do chọn đề tài :
Một trong những vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động Đội là cần
phải hướng dẫn cho học sinh năm rõ và tham gia tốt nghi thức Đội.Bởi vì nghi thức
Đội là một hoạt động giáo dục đặc trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh.Thông qua hoạt
động này tổ chức Đội được củng cố phát triển và khẳng định vị trí vai trò của mình đối
với xã hội. Nghi thức Đội còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em Đội viên mà
trước hết là giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tạo
nên tình cảm gắn bó đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ.Hoạt động
nghi thức Đội giúp các em Đội viên có thể lực cường tráng, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn,
tháo vát.Góp phần tạo nên vẻ đẹp của người Đội viên, đẹp trong lời nói và đẹp trong
hành động. Hoạt động nghi thức Đội tốt sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh
hoạt hàng ngày cho tập thể và cá nhân Đội viên như: Trang phục đẹp, gọn, sạch sẽ, ra
vào lớp đúng giờ, trật tự, vệ sinh ngăn nắp.
Là một giáo viên – TPT trong trường THCS tôi thấy để hoạt động Đội trong
nhà trường được nâng cao thì vai trò của nghi thức Đội không phải là nhỏ.Vì vậy phải
nâng cao chất lượng nghi thức Đội ở nhà trường nói chung , bậc THCS nói riêng. Bởi
vì nghi thức Đội là những quy định mang tính điều lệ của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí
Minh, vì vậy nghi thức Đội phải có sự thống nhất, chính xác trong tập luyện, sinh hoạt
hàng ngày của cá nhân và tập thể Đội, việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp hoạt
động Đội đặc biệt là phương pháp hướng dẫn tập luyện nghi thức Đội trong nhà trường
là rất cần thiết. Đây cũng là một lý do quan trọng để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này.
* Khảo sát số liệu đầu năm học 2013-2014 khi chưa áp dụng giải pháp.
phương pháp


Khi chưa áp dụng

Tổng
số chi
đội
11

A
TS
6

%
54,5

Xếp loại
B
TS
%
3
27,3

C
TS
2

%
18,2

Qua bảng số liệu khảo sát thì tỉ lệ chi đội các lớp xếp loại B và C con khá cao
45,5%. Nếu đã biết được cụ thể, rõ ràng, chính xác những yêu cầu và phương pháp của

nghi thức Đội ta sẽ tìm được các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng hoạt
động Đội. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi thực hiện đề tài: “Phương pháp hướng
dẫn kĩ năng nghi thức Đội cho học sinh trường trung học cơ sở”
2) Mô tả nội dung:

Gv thực hiện: Thái Văn Nghĩa

1

1

Năm học: 2013-2014


Skkn: phương pháp hướng dẫn kĩ năng nghi thức đội cho học sinh trung học cơ sở.
Trong xã hội đội thiếu niên tiền phong là một lực lượng giáo dục, cùng với nhà
trường thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo bồi dưỡng các em thành những con người
phát triển toàn diện, để thực hiện được mục tiêu trên tôi đưa ra một số giải pháp sau:
thứ nhất là rèn luyện kĩ năng tìm hiểu nội dung về Nghi thức Đội, thứ hai là rèn luyện
kĩ năng quan sát, mô tả và thực hiện
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Nghi thức đội là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Với
những qui định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, thủ tục, nghi lễ và đội
ngũ, Nghi thức đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn
diện, mang nét đặc trương của Đội.Trong đó, nổi bật là ý thức kỷ luật, tư thế, tác
phong và tinh thần tập thể cho đội viên; tạo ra vẻ đẹp, tính nghiêm chỉnh và sự thống
nhất của tổ chức Đội, nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động
rèn luyện của đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt cho đội viên trong tổ chức Đội.
Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục
cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Như vậy, Nghi thức Đội mới trở thành

nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tổ chức Đội.
Để làm tốt công tác Đội, tôi hiểu là một người Tổng phụ trách cần phải gần gủi
với các em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em.Ngoài thời gian học tập ở trên
lớp cần tạo cho các em có một sân chơi bổ ích và hấp dẫn mà hoạt động tập trung chủ
yếu là hoạt động Đội và dưới đây là các giải pháp thực hiện của tôi:
1) Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu nội dung về Nghi thức Đội:
Để thực hành được tốt, người GV – TPT phải có đầy đủ tài liệu hướng dẫn thực
hành và nắm vững nội dung từng động tác về nghi thức Đội, biết thực hành thuần thục,
chính xác các động tác đó.
Yêu cầu học sinh nắm được nội dung 7 kĩ năng của người đội viên, nội dung về
đội hình, đội ngũ. Học sinh đọc và biết các nội dung về Nghi thức đội, trả lời được câu
hỏi do GV – TPT đội đưa ra.
Ví dụ: Hãy nêu 7 kĩ năng của người đội viên?
Học sinh trả lời:
* Động tác chào tay: Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào,
cahò bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thuỳ trán bên phải khoảng
5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷ tay chếch ra phía trước tạo với thân người
một góc khoảng 1300 .
- Tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc và của tập
thể Đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết của đội viên
để xây dựng Đội vững mạnh.
- Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất, không gây tiếng động.
- Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ tưởng
niệm… chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu Đội.
Gv thực hiện: Thái Văn Nghĩa

2

2


Năm học: 2013-2014


Skkn: phương pháp hướng dẫn kĩ năng nghi thức đội cho học sinh trung học cơ sở.
* Hát đúng Quốc ca – Đội ca: Bài hát Quốc ca - Đội ca chỉ hát trong buổi lễ
chào cờ đầu tuần của Liên đội hoặc các Nghi lễ theo Nghi thức Đội, do toàn thể đội
viên hát, có thể đệm nhạc theo ( Không dùng băng nhạc, đĩa nhạc hát theo).
* Hô đáp khẩu hiệu Đội: Sau khi chào cờ, hát xong Quốc ca, Đội ca, người
điều hành nghi lễ chào cờ hô khẩu hiệu Đội: “ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý
tưởng của Bác Hồ vĩ đại : Sẵn sàng!”
* Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ:
- Cầm cờ : Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên
mặt đất, sát ngón út bàn chân phải.
- Giương cờ : Được thực hiện khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và đón đại
biểu.
- Vác cờ : được sử dụng khi diễu hành, khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, lễ duyệt
Đội, lễ đón đại biểu…
- Kéo cờ : Động tác kéo cờ được sử dụng trong lễ chào cờ. cờ được buộc sẵn vào
dây, Đội cờ có 2 em, một em kéo cờ, 1 em nâng cờ quay về phía cột cờ.
* Đánh được 5 bài trống cơ bản:
-Trống chào mừng : Đánh trong lễ đón Đại biểu, lễ chào mừng.
-Trống chào cờ :Đánh 3 hồi trong lễ chào cờ theo Nghi thức Đội.
-Trống Quốc ca : Đánh trong lễ chào cờ theo nghi thức đội.
-Trống Đội ca : Đánh trong lễ chào cờ theo nghi thức đội.
-Trống hành tiến : Đánh khi đội ngũ hành tiến.
* Động tác tháo – thắt khăn quàng:
-Tháo khăn quàng đỏ : Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía
trên nút, rút khăn ra.
- Động tác thắt khăn quàng đỏ: Dựng cổ áo lên, gấp, xếp đổi chiều cạnh đáy
khăn, để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, đặt khăn vào cổ áo, so hai đầu khăn

bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải. Vòng đuôi khăn bên trái
vào trong, đưa lên trên và kéo ra phía ngoài. Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang
phải và buộc tiếp thành nút(Từ phải sang trái) với dải khăn bên phải. Thắt nút khăn,
chỉnh cho 2 dải trên và dưới nút khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống.
* Thực hiện được các động tác tĩnh tại và di động:
- Đứng nghỉ: Người ở tư thế đứng, khi có khẩu lệnh “nghỉ !”, hai tay để thẳng
thoải mái, chân trái hơi chùng xuống, trọng tâm dồn vào chân phải, khi mỏi có thể đổi
chân.
- Đứng nghiêm: Người ở tư thế đứng, khi có khẩu lệnh “nghiêm !”, người đứng
thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng khép sát thân người, bàn tay nắm tự nhiên, lòng
bàn tay hướng vào thân người, hai chân thẳng khép sát, hai bàn chân tạo thành chữ V
(góc khoảng 600 ).

Gv thực hiện: Thái Văn Nghĩa

3

3

Năm học: 2013-2014


Skkn: phương pháp hướng dẫn kĩ năng nghi thức đội cho học sinh trung học cơ sở.
- Quay bên trái: Khi có khẩu lệnh “Bên trái – quay!”, sau động lệnh “quay!”
người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người
sang phía trái một góc 900 , sau đó rút chân phải lên, trở về tư thế nghiêm.
- Quay bên phải: Khi có khẩu lệnh “Bên phải – quay!”, sau động lệnh “quay!”
người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người
sang phía phải một góc 900 , sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.
- Quay đằng sau : Khi có khẩu lệnh “Đằng sau – quay!”, sau động lệnh “quay!”

lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải
một góc 1800 , sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.
- Dậm chân tại chỗ: Khi có khẩu lệnh “Dậm chân - dậm!”, sau động lệnh
“Dậm!”, bắt đầu bằng chân trái, dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không
chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay phải
vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung về phía sau. Khi có khẩu
lệnh “Đứng lại – đứng!” (động lệnh “đứng!” rơi vào chân phải), đội viên dậm chân
theo một nhịp nữa. Dậm chân phải về tư thế nghiêm.
- Chạy tại chỗ : Khi có khẩu lệnh “Chạy tại chỗ - chạy!”, sau động lệnh “Chạy!”,
bắt đầu bằng chân trái, chạy đều theo nhịp hô hoặc còi, nhưng không chuyển vị trí. Hai
cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư
thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại – đứng!”
(động lệnh “đứng!” rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 một nhịp nữa. Dậm chân
phải về tư thế nghiêm.
- Tiến : Khi có khẩu lệnh “Tiến … bước - bước!”, sau động lệnh “bước!”, người
đứng thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía trước theo số bước người chỉ
huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Lùi : Khi có khẩu lệnh “Lùi … bước - bước!”, sau động lệnh “bước!”, người
đứng thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ
huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Bước sang trái : Khi có khẩu lệnh “Sang trái … bước – bước!” sau động lệnh
“bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước
theo (Kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng
khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Bước sang phải : Khi có khẩu lệnh “Sang phải … bước – bước!” sau động lệnh
“bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước
theo (Kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi bước rộng
khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Đi đều : Khi có khẩu lệnh “Đi đều – bước!”,sau động lệnh “bước!”, bắt đầu
bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô. Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay

trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người
thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có khẩu lệnh “Đứng lại – đứng!”, động lệnh “đứng!” rơi
vào chân phải, chân trái bước thêm một bước rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế
nghiêm.
Đi đều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối không
nhấc cao, bước đi bình thường, gót chân xuống trước, mũi xuống sau, không đá hất
chân về phía trước hoặc giật chân ra phía sau.
Gv thực hiện: Thái Văn Nghĩa

4

4

Năm học: 2013-2014


Skkn: phương pháp hướng dẫn kĩ năng nghi thức đội cho học sinh trung học cơ sở.
2) Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả và thực hiện:
Yêu cầu học sinh nắm được thứ tự thực hiện các động tác. GV – TPT làm mẫu
các động tác, học sinh quan sát sau đó thực hiện, GV theo dõi và chỉnh sửa.
Ví dụ: Thực hiện động tác quay phải
GV làm mẫu động tác quay phải: Khi nghe hô “Bên phải quay!” gót phải làm
trụ, mũi chân trái làm điểm đở, quay người sang phải 1 góc 90 0 , sau đó rút chân trái
lên, trở về tư thế đứng nghiêm. Học sinh thực hành, Giáo viên xem và uốn nắn sửa sai
cho từng em, hoặc có thể cho một trong số những em thực hiện tốt ra thực hiện mẫu
các động tác cho cả đội xem và thực hiện theo,tpt quan sát, chỉnh sửa cho những em
chưa thực hiện tốt.
3) Rèn luyện kĩ năng thực hành chọn vị trí của cán bộ chỉ huy Đội:
Đối với cán bộ chỉ huy Đội yêu cầu chi đội trưởng phải nắm vững các khẩu
lệnh, thực hiện thành thạo, dứt khoát các động tác về Nghi thức.

GV – TPT kết hợp GVCN chọn em chi đội trưởng các lớp tập huấn theo trình tự
hô các khẩu lệnh, chọn vị trí tập kết, thủ lệnh tập kết các đội hình,
- Vị trí chỉ huy khi tập hợp : Khi tập hợp, chỉ huy là chuẩn của đơn vị, ở đội hình
hàng dọc và chữ U, đội viên đứng sau chỉ huy có khoảng cách bằng một cánh tay
(cánh tay trái đưa lên chạm vai trái chỉ huy) cùng hướng với chỉ huy. Ở đội hình hàng
ngang, đội viên đứng tiếp bên trái chỉ huy có khoảng cách bằng một cánh tay (vai phải
chạm ngón tay trái của chỉ huy) và cùng hướng với chỉ huy, ở đội hình vòng tròn : chỉ
huy làm tâm.
- Vị trí chỉ huy khi điều khiển đơn vị : Sau khi đội viên đầu tiên vào vị trí chuẩn
của đội hình tập hợp, chỉ huy chuyển sang vị trí trung tâm để điều khiển và bao quát
đơn vị, để các đội viên đều nghe thấy khẩu hiệu chỉ huy. Khoảng cách giữa chỉ huy
đến đơn vị tuỳ thuộc đội hình đơn vị lớn hay nhỏ.
- Vị trí chỉ huy đơn vị tĩnh tại : (Liên đội hàng ngang, chi đội hàng dọc).
Phân đội trưởng đứng đầu, phân đội phó đứng cuối phân đội, chi đội trưởng
đứng bên phải phân đội trưởng phân đội 1 (các uý viên Ban chỉ huy đứng sau chi đội
trưởng); đội viên cầm cờ đứng bên phải chi đội trưởng; phụ trách chi đội đứng bên
phải cờ. Ban chỉ huy liên đội đứng bên phải phụ trách của chi đội 1; đội cờ liên đội
đứng hàng ngang bên phải Ban chỉ huy liên đội (nếu đội cờ cớ 3 đội viên thì 1 đội viên
cầm cờ, 2 đội viên hộ cờ. Nếu đội cờ có 5 đội viên thì đứng giữa là cờ Tổ quốc, bên
phải là cờ Đoàn, bên trái là cờ đội, 2 hộ cờ hai bên); Đội trống, kèn đứng sau đội cờ.
Đội hình của các chi đội khác đứng lần lượt bên trái chi đội 1, khoảng cách bằng 1 cự
ly rộng.
- Vị trí chỉ huy khi hành tiến của liên đội :
Đi đầu là đội cờ của liên đội, sau đội cờ khoảng 2m là Ban chỉ huy liên đội (liên
đội trưởng đi giữa, liên đội phó hoặc 2 uỷ viên đi hai bên), sau Ban chỉ huy khoảng 3m
là đội trống, sau khoảng 5m là người cầm cờ của chi đội, sau cờ khoảng 1m là chi đội
Gv thực hiện: Thái Văn Nghĩa

5


5

Năm học: 2013-2014


II.

Skkn: phương pháp hướng dẫn kĩ năng nghi thức đội cho học sinh trung học cơ sở.
trưởng, sau chi đội trưởng 1m là đội hình của chi đội, chi đội này cách chi đội kia là
khoảng 5m.
Ví dụ: Thực hiện tập hợp chi đội hàng ngang
Sau khi chỉ huy đã lựa chọn vị trí, Chi đội trưởng hô: “Chi đội tập hợp!” tay trái
đưa thẳng lên cao áp sát thái dương, các ngón tay khép kín.
Riêng đối với học sinh cũng phải phối hợp với tổng phụ trách một số quy định
như: mỗi học sinh phải có một cuốn sổ tay đội viên, trong đó đã ghi đầy đủ nội dung
nghi thức đội, nghiêm túc trong khi tập Đội, không đùa giỡn, tuyệt đối không gây mất
đoàn kết trong Đội.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Năm học 2013 -2014 bản thân tôi đã vận dụng đề tài này vào điều kiện thực tế
của Liên đội trường THCS Đông Thạnh. Với đề tài này, chất lượng giáo dục đội viên
thông qua tổ chức Đội được thể hiện rõ nét. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện các nội dung nghi thức đội, giúp người đội viên có thái độ đúng
đắn, nghiêm túc, kiên trì tập luyện, tác phong chuẩn mực, gương mẫu.
Chất lượng của các chi đội sau khi áp dụng các giải pháp như sau:
Yêu cầu – phương pháp
1. Khi chưa áp dụng
2. Khi đã áp dụng

Tổng
Số chi

Đội
11
11

A
TS
6
10

%
54,5
90,9

Xếp loại
B
TS
%
3
27,3
1
9,1

C
TS
2
0

%
18,2
0


Qua bảng số liệu trên cho thấy sau khi áp dụng giải pháp thì chất lượng các chi
đội đã tăng loại A tăng 36,4 %; loại B chỉ còn 9,1 % và không còn chi đội nào đạt loại
C. Với kết quả trên cho thấy việc thực hiện tốt Nghi thức đội sẽ giúp các hoạt động thi
đua ở từng chi đội lớp sẽ có tiến bộ, giúp các em nhận biết được tầm quan trọng của
việc gắn các hoạt động học tập với phong trào tập luyện nghi thức đội sẽ làm các em
tự tin hơn, học tập có kết quả cao hơn.
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG.
Qua việc thực hiện “Phương pháp hướng dẫn kĩ năng nghi thức đội cho học
sinh trung học cơ sở” tôi nhận thấy đa số đội viên học sinh chuyển biến một cách rõ
rệt về nhân cách, đạo đức, tính tự tin, tự giác học tập và rèn luyện, tinh thần ý thức kỉ
luật được nâng cao. Giải pháp này chúng ta có thể áp dụng rộng rãi trong các trường
Trung học trên địa bàn Thị xã.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
1) Kết luận:
Muốn cho học sinh tích cực tham gia tốt các hoạt động phong trào của Liên đội
và tích cực tập luyện nghi thức đội thì người thầy phải biết kết hợp các phương pháp
Gv thực hiện: Thái Văn Nghĩa

6

6

Năm học: 2013-2014


Skkn: phng phỏp hng dn k nng nghi thc i cho hc sinh trung hc c s.
mt cỏch nhun nhuyn, phi nghiờn cu tng i tng mt cỏch chớnh xỏc s
dng cỏc phng phỏp thớch hp cho tng cỏ nhõn nhm lm thay i suy ngh sai
lch tng i tng. Mc khỏc, nh trng, gia ỡnh v xó hi cn phi hp cht ch

nhm h tr cho nhau hon thnh nhim v l giỏo dc hc sinh tr thnh mt con
ngi y c ti ln c, xng ỏng l con ngoan trũ gii- i viờn tt-chỏu ngoan
Bỏc H m c xó hi ang mong ch.
Qua vic nghiờn cu, tỡm hiu thc trng, tỡm ra bin phỏp khc phc v ỏp
dng thc hin trong i nghi thc mu núi riờng, cỏc em i viờn núi chung. Tụi tht
s hi lũng v kt qu thu c, cỏc em ó gn gi hn vi bn bố trong lp, ci m
hn vi thy cụ, khụng cũn hn hc, khụng núi tc, chi th. Cỏc em ngy cng l
phộp hn vi ngi ln, vi thy cụ Bờn cnh ú, ti ny cũn giỳp cho ngi
giỏo viờn nm rừ nhng nguyờn nhõn dn n vic cỏc em cha tớch cc tham gia cỏc
hot ng phong tro ti cũn ra nhng phng phỏp gii quyt hu hiu giỳp
ngi giỏo viờn cú th tng ngy un nn, giỳp , hng dn cỏc em tr thnh ngi
hc sinh tt, xng ỏng l con ngoan trũ gii- i viờn tt- Chỏu ngoan Bỏc H.
2) xut.
Dự ó c gng tham kho nhiu ti liu, nhng trong quỏ trỡnh vn dng khụng
trỏnh khi sai sút, chớnh vỡ vy, tụi rt mong nhn c s úng gúp ca cỏc cp qun
lý nht l cỏc anh ch ng nghip ó tng lm cụng tỏc Ph trỏch i gii phỏp
ca tụi c hon chnh hn v cú hng ỏp dng rng rói v t hiu qu cao hn.
Trờn õy l sỏng kin kinh nghim ca tụi trong quỏ trỡnh hng dn, t chc
hot ng i nm 2013 - 2014.
Rất mong đợc Hội đồng giáo dục nhà trờng và Hội đồng Đội huyện xem xét
đóng góp ý kiến bổ xung để sáng kiến này đợc hoàn chỉnh, đóng góp một phần nào
những phơng án tổ chức chỉ đạo hoạt động Đội đặc biệt là nghi thức Đội.
Tụi xin chõn thnh cm n!
ụng Thnh , ngy 15 thỏng 5 nm 2014.
Ngi vit

Thỏi Vn Ngha
DUYT CA T TRNG

.

..

.
Gv thc hin: Thỏi Vn Ngha

7

7

Nm hc: 2013-2014


Skkn: phương pháp hướng dẫn kĩ năng nghi thức đội cho học sinh trung học cơ sở.
……………………………………………………………..
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
……………………………………………………………
…………………………………………………………….
……………………………………………………………..
……………………………………………………………
…………………………………………………………….

Gv thực hiện: Thái Văn Nghĩa

8

8

Năm học: 2013-2014




×