Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiện trạng nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vanamei Boone, 1931) tại huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 92 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô Khoa nuôi trồng thủy sản, Bộ môn bệnh
học - Đại học Nha Trang, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, sự ủng hộ của người
thân.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu trường, toàn thể quý thầy cô khoa Nuôi trồng thủy Sản
trường Đại Học Nha Trang đã dạy dỗ tôi suốt 4 năm qua cũng như tạo điều kiện cho
tôi thực hiện đề tài này.
- Th.S. Trần Vĩ Hích, giáo viên hướng dẫn trực tiếp, người đã chỉ bảo tận
tình về kiến thức và chuyên môn, cũng như trong cuộc sống.
- Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Quảng Ngãi
- Chi cục thú Y tỉnh Quảng Ngãi
- Trung tâm giống Thủy Sản tỉnh Quảng Ngãi
- Phòng Nông Nghiệp huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi
- Gia đình, bạn bè luôn động viên, ủng hộ tôi trong suốt 4 năm qua.
Kính chúc quý thầy cô, anh chị, các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công trong cuộc sống.
Nha Trang, ngày 15 tháng 08 năm 2009
Sinh viên

Huỳnh Tin


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i


MỤC LỤC ............................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... v
CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
1.1 Đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) ................. 3
1.1.1 Hệ thống phân loại ................................................................................................ 3
1.1.2 Đặc điểm phân bố ................................................................................................. 3
1.1.3 Đặc điểm hình thái ................................................................................................ 4
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng............................................................................................ 4
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng............................................................................................ 5
1.2 Tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam............................................................. 5
1.2.1 Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới .................................................... 5
1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam ............................................................................ 9
1.2.3 Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Quảng Ngãi ............................................... 11
1.2.4 Tình hình nghiên cứu bệnh tôm he chân trắng (P.vannamei) trên thế giới ........ 13
1.2.5 Tình hình nghiên cứu bệnh trên tôm he chân trắng (P. vannamei) ở Việt Nam. 19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 21
2.1 Thời gian, đối tượng và địa điểm nghiên cứu nghiên cứu ......................................... 21
2.1.1 Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 21
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 22
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 22
2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nhiên cứu ........................................................................... 22
2.2.2 Phương pháp điều tra .......................................................................................... 22
2.3 Phân tích và xử lý số liệu ........................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 23
3.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi .............................................. 23
3.1.1 Vị trí địa, đia hình ............................................................................................... 24

3.1.2 Khí hậu, thời tiết ................................................................................................. 24
3.1.3 Sông ngòi ............................................................................................................ 25
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................. 25
3.3 Hiện trạng nuôi tôm he Chân Trắng tại Đức Phổ - Quảng Ngãi................................ 26
3.4 Hiện trạng về kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng .......................................................... 28
3.4.1 Đặc điểm ao nuôi ................................................................................................ 28
3.4.2 Chất đáy ao nuôi ................................................................................................. 32
3.4.3 Trang thiết bị phụ vụ nuôi tôm ........................................................................... 33
3.5 Chuẩn bị ao nuôi ........................................................................................................ 34
3.6 Con giống ................................................................................................................... 37
3.7. Mùa vụ nuôi .............................................................................................................. 38
3.8. Thức ăn và phương pháp cho ăn ............................................................................... 39


iii
3.8.1 Thức ăn ............................................................................................................... 39
3.8.2 Phương pháp cho ăn............................................................................................ 40
3.9 Quản lý chăm sóc ....................................................................................................... 42
3.10 Tình hình dịch bệnh trên tôm he chân trắng nuôi tại Đức Phổ - Quảng Ngãi ......... 44
3.11 Phân tích nguy cơ mắc bệnh về mang ở tôm he chân trắng..................................... 45
3.11.1 Ảnh hưởng của diện tích ao .............................................................................. 45
3.11.2 Ảnh hưởng của mật độ thả ................................................................................ 46
3.11.3 Ảnh hưởng của độ trong ................................................................................... 47
3.11.4 Ảnh hưởng của lượng nước thay mỗi lần ......................................................... 48
3.11.5 Ảnh hưởng của việc dùng vôi, chế phẩm sinh học, thuốc sát trùng, mực nước
thường xuất hiện .......................................................................................................... 48
3.11.6 Ảnh hưởng của ngày tuổi, cỡ giống thả, kiểm tra chất lượng con giống, số
lượng cánh quạt nước/ao .............................................................................................. 50
3.12 Thu hoạch ................................................................................................................ 50
3.13. Những thuận lợi, khó khăn của hộ nuôi, kiến nghị của hộ nuôi ............................. 51

3.13.1 Thuận lợi ........................................................................................................... 51
3.13.2 Khó khăn ........................................................................................................... 51
3.13.3 Kiến nghị của hộ nuôi ....................................................................................... 52
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 53
4.1 Kết luận ...................................................................................................................... 53
4.1.1 Hiện trạng nuôi tôm he chân trắng. ..................................................................... 53
4.1.2 Tình hình dịch bệnh ............................................................................................ 53
4.1.3 Phân tích một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh về mang trên tôm he chân trắng nuôi
tại huyện Đức Phổ ........................................................................................................ 53
4.2 Đề xuất ý kiến ............................................................................................................ 54


iv

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Sản lượng và giá trị của tôm he chân trắng .........................................................7
trên thế giới (1999 - 2005). ..................................................................................................7
Bảng 1.2. Diện tích nuôi tôm và sản lượng tôm nuôi ........................................................10
tại việt Nam (2000 – 2007) ................................................................................................10
Bảng 1.3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi .................................................................12
Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng tôm he chân trắng ở Quảng Ngãi .................................12
Bảng 3.1. Tuổi và giới tính của chủ hộ (n = 63) ................................................................26
Bảng 3.2. Thời gian tham gia nuôi tôm của chủ hộ (n= 63) ..............................................27
Bảng 3.3. Nguồn gốc tiếp nhận kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng ......................................27
Bảng 3.4. Đặc điểm ao đìa trong các ao nuôi tôm (n = 63) ...............................................30
Bảng 3.5. Kỹ thuật cải tạo ao đìa .......................................................................................34
Bảng 3.6. Nguồn gốc giống, mật độ và kích thước giống thả ...........................................37
Bảng 3.7. Số vụ nuôi, thời gian thả giống của chủ hộ .......................................................38
Bảng 3.8. Các loại thức ăn được sử dụng tại Đức Phổ (n = 63) ........................................39

Bảng 3.9. Số lần ăn/ngày cho một chu kỳ nuôi (n=63) .....................................................40
Bảng 3.10. Các hình thức thay nước ..................................................................................42
Bảng 3.11. Tần số mắc bệnh và tỷ lệ chết trung bình do bệnh gây ra ...............................44
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của diện tích ao đến nguy cơ mắc bệnh về mang .........................45
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nguồn gốc giống thả đến nguy cơ mắc bệnh về mang ...........46
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ thả đến nguy cơ mắc bệnh về mang ..........................46
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của độ trong đến nguy cơ mắc bệnh về mang ..............................47
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của lượng nước thay đến nguy cơ mắc bệnh về mang .................48
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của việc dùng vôi cải tạo ao, chế phẩm sinh học, ........................49
thuốc sát trùng, mực nước thường xuất hiện trong quá trình nuôi ....................................49
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của ngày tuổi, cỡ giống thả, kiểm tra ...........................................50
chất lượng con giống, số lượng cánh quạt nước/ao đến nguy ...........................................50
cơ mắc bệnh về mang ........................................................................................................50
Bảng 3.19. Kích cỡ tôm thu hoạch ...................................................................................50
Bảng 3.20. Khó khăn gặp phải của chủ hộ khi nuôi tôm ...................................................51
Bảng 3.21. Kiến nghị của hộ nuôi .....................................................................................52


v

DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1.1: Hình thái tôm he chân trắng (Penaeus vanamei) ................................................... 4
Hình 1.2. Bản đồ các khu vực nuôi tôm he chân trắng trên thế giới ..................................... 6
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu ......................................................................................... 23
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi .................................................................... 24
Hình 3.2. Cống xả nước của ao nuôi ................................................................................... 32
Hình 3.3. Vi sinh vật có lợi được nhân lên trước khi cho xuống ao .................................... 33
Hình 3.4. Cải tạo ao nuôi trên cát ........................................................................................ 35

Hình 3.5. Cải tạo ao nuôi vùng triều .................................................................................... 35
Hình 3.7. Thức ăn nuôi tôm và một số loại thuốc, hóa chất nuôi tôm ................................. 40
Hình 3.8. Kiểm tra sàng ăn ................................................................................................. 42
Hình 3.9. Tảo tàn trong ao nuôi tôm tàn .............................................................................. 43
Hình 3.10. Tôm đen mang .................................................................................................. 45
Hình 3.11. Tôm chết xả ra môi trường ................................................................................ 45


vi

CHỮ VIẾT TẮT

Trung bình: TB
ppm : Phần triệu
ctv : Cộng tác viên
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
PCR : Phản ứng khuếch đại gen


1

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông
lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chèn
chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo cho nước ta một tiềm năng lớn về nuôi
trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là nuôi tôm [11].
Ngành Nuôi trồng Thủy sản ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về
diện tích lẫn sản lượng và từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất
hàng hóa chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng. Các đối tượng có giá
trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển,

hiệu quả tốt, đã phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng
tạo trong doanh nghiệp và ngư dân, đồng thời góp phần hết sức quan trọng cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như cho xóa đói giảm nghèo.
Trong những năm qua do lợi nhuận cao nên diện tích nuôi tôm ngày càng
được mở rộng một cách tùy tiện, thiếu quy hoạch đã làm cho hệ sinh thái ven biển ô
nhiễm trầm trọng, nặng nhất là nạn chặt phá các khu rừng ngập mặn vốn rất ít ỏi ở
các tỉnh ven biển Miền Trung, hậu quả làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp
do nước mặn xâm nhập, nạn sa mạc hóa do cát xâm nhập vào đất liền. Mặt khác
môi trường ao nuôi dễ bị biến động mạnh dẫn tới các vùng nuôi tôm tập trung, tôm
bị chết hàng loạt do dịch bệnh. Đây là hậu quả của việc quản lý nghề nuôi tôm chưa
chặt chẽ, trình độ chuyên môn của người nuôi tôm còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ
năng điều khiển các yếu tố môi trường trong ao nuôi và phòng chống dịch bệnh, nên
nghề nuôi tôm phát triển chưa ổn định, hiệu quả kinh tế chưa xứng đáng, rủi ro còn
nhiều trong lĩnh vực sản xuất giống cũng như nuôi tôm thương phẩm.
Để ổn định nghề nuôi tôm thương phẩm không những chúng ta cần phải quy
hoạch lại vùng nuôi, nghiên cứu hoàn thiện các quy trình sản xuất giống, nghiên
cứu các vấn đề về dinh dưỡng và bệnh, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật
cao mà còn chú trọng đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nuôi
về việc bảo vệ môi trường vùng nuôi, đồng thời áp dụng các biện pháp khoa học
tiến bộ vào sản xuất, nhằm nâng cao năng xuất, thu nhập cho người nuôi.
Năm 2000 tôm he chân trắng (Penaeus vannamei) được nhập vào Việt Nam.
Tôm he chân trắng với một số đặc điểm nổi bậc như: chịu được độ mặn rộng, tốc độ


2

tăng trưởng nhanh, sức đề kháng cao, chất lượng thịt thơm ngon, có thể nuôi với
mật độ cao, đang được thị trường thế giới ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Mỹ.
Là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Ngãi, Đức Phổ có nhiều
điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển nuôi tôm. Bên cạnh đó, tôm he chân trắng

vẫn còn là đối tượng mới với người nuôi. Việc phát triển tự phát, không theo quy
hoạch đã làm cho vùng nuôi ngày càng ô nhiễm, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều.
Do vậy, nghề nuôi tôm ở đây cũng không tránh khỏi những khó khăn chung,
đặc biệt là tình hình dịch bệnh đang lây lan trên diện rộng như hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đồng thời làm nhằm quen với phương pháp
nghiên cứu khoa học, được sự đồng ý của khoa Nuôi trồng thủy Sản, trường Đại
học Nha Trang, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Đánh giá hiện trạng nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus
vanamei Boone, 1931) tại huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi”.
Đề tài gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Tìm hiểu hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng tại huyện Đức Phổ Quảng Ngãi.
2. Tìm hiểu tình hình dịch bệnh trên tôm he chân trắng tại huyện Đức Phổ
3. Phân tích một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh trên tôm he chân trắng nuôi tại
Đức Phổ - Quảng Ngãi.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian thực tập, tài liệu, kinh nghiệm nên chắc
hẳn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của
thầy cô và các bạn!
Nha trang, ngày 15 tháng 08 năm 2009
Sinh viên

Huỳnh Tin.


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931)
1.1.1 Hệ thống phân loại
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea

Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ bơi lội: Natantia
Bộ tôm he: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vanamei Boone, 1931
1.1.2 Đặc điểm phân bố
Các loài thuộc giống Penaeus phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt, từ 40 vĩ dộ Bắc đến 40 vĩ độ Nam [5]. Tôm he chân trắng phân bố chủ yếu ở
Nam Mỹ, vùng ven bờ Đông Thái Bình Dương, từ Bắc Peru đến Nam Mexico. Tôm
phân bố nhiều ở Ecuado, Peru, Costa Rica [11].
Tôm he thích nghi với nhiệt độ trong khoảng 25 ÷ 30°C, tốt nhất: 27 ÷ 29°C.
Ở nhiệt độ thấp hơn 25°C, trừ một số loài chịu nhiệt như P. chinensis, P. plebejus,
P. setiferus, đều bất lợi cho tôm, tôm giảm ăn, sinh trưởng chậm. Nhiệt độ cao trong
khoảng 30 ÷ 33°C tôm sinh trưởng nhanh, thời gian lột xác nhanh, nhưng dễ bị
nhiễm bệnh. Nhiệt độ lớn hơn 34°C sẽ nguy hiểm cho tôm [9]. Tôm he chân trắng
thích nghi với độ mặn 0 – 40 ppt, chúng có thể sinh trưởng được trong môi trường
nước ngọt, lợ , mặn [9].


4

1.1.3 Đặc điểm hình thái

Hình 1.1: Hình thái tôm he chân trắng (Penaeus vanamei)
Cơ thể tôm he chân trắng chia làm 2 phần: đầu ngực và phần bụng. Phần đầu
ngực gồm 1 đôi mắt kép và cuống mắt, 2 đôi râu, 3 đôi hàm, 3 đôi chân hàm, 5 đôi
chân bò. Phần bụng có 7 đốt: năm đốt đầu mỗi đốt mang một chân bơi hay còn gọi
là chân bụng. Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong, đốt ngoài chia làm hai
nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài. Đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với chân
đuôi phân nhánh tạo thành đuôi [9].

Hình dáng bên ngoài tôm thẻ chân trắng gần giống tôm bạc, có thể nhìn thấy
đường ruột và các điểm dày đặc trên lưng xuống bụng. Các chân bò có màu trắng
ngà, chân bơi màu vàng nhạt, các vành chân đuôi có màu đỏ và xanh nhạt. Râu tôm
có màu đỏ và có chiều dài gấp 1,5 lần chiều dài thân tôm. Chiều dài những cá thể
lớn đạt tới 23 cm, tôm cái có thylycum hở [11].
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm he là động vật ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật. Ngoài tự nhiên tôm
tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào kỳ nước cường, lúc triều lên. Tính ăn của tôm


5

thay đổi theo giai đoạn phát triển. Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, khi thiếu
thức ăn [5].
Nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Ở giai
đoạn Post –larvare yêu cầu tỷ lệ 40% Protein trong thức ăn, cao hơn các giai đoạn
sau. So với các loài tôm he khác nhu cầu Protein của tôm he chân trắng thấp hơn
nhiều.
Tỷ lệ Protein trung bình thích hợp cho tôm he chân trắng (P. vannamei) là 30
÷ 35%, tôm sú (P. monodon) là 35 ÷ 39%, tôm he Trung Quốc (P. chensis) là 40 ÷
45%, tôm he Nhật Bản (P. japonicus) là 43 ÷ 52%. Tuy nhiên, tôm he chân trắng
cũng cần một tỷ lệ thích hợp trong thành phần dinh dưỡng như: Protein 35%, Gluxit
38%, Lipit 8% và một số thành phần khác (vitamin, muối kháng) [9]. Do vậy dinh
dưỡng thiếu hoặc không cân đối sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
cá thể.
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Ở tôm he nói riêng, giáp xác nói chung, sự tăng lên về kích thước có dạng bậc
thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục. Kích thước giữa hai lần lột xác hầu
như không tăng hoặc không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong khi
đó sự tăng trưởng về khối lượng có tính liên tục hơn [4].

Tôm he có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tốc độ tăng trưởng tùy thuộc
vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường dinh
dưỡng…. Từ ấu trùng đến đầu thời kỳ ấu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng
trưởng giữa tôm đực và tôm cái. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ thiếu niên, con
cái lớn nhanh hơn con đực [4].
1.2 Tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới
Nghề nuôi tôm trên thế giới xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ, nhưng nghề
nuôi tôm hiện đại mới bắt đầu vào những năm 30 của thế kỷ 20. Năm 1993
Motosaku Fuginaga đã công bố công trình nghiên cứa về sản xuất giống nhân tạo


6

loài tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) và mãi đến năm 1964 quy trình sản xuất
tôm bột mới được hoàn chỉnh sau khi tác giả tìm ra loại thức ăn thích hợp là loài tảo
Skeletonema costatum cho giai đoạn ấu trùng zoea (1942) và nauplius của artermia
cho giai đoạn ấu trùng mysis (1954). Từ đó nghề nuôi tôm trên thế giới mới bắt đầu
phát triển một cách nhanh chóng và thật sự bùng nổ vào thập niên 90 [2].

Khu vực nuôi
tôm he chân trắng

Hình 1.2. Bản đồ các khu vực nuôi tôm he chân trắng trên thế giới
(Nguồn: Main producer countries of Penaeus vannamei (FAO Fishery Statistics,
2006)
Theo thống kê của FAO, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm của nuôi trồng thủy
sản tính từ năm 1970 tới nay là 8,9%. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới
năm 2000 đạt 45,71 triệu tấn (tăng 6,3% so với năm 1999), trị giá 56,470 tỷ USD
(tăng 4,8% so với năm 1999). Trong số đó giáp xác chỉ chiếm 3,6% về sản lượng,

nhưng chúng lại chiếm 16,6% về giá trị, năm 2001 đạt 48,42% triệu tấn, trong đó
động vật thủy sản 37,85 triệu tấn và thực vật thủy sinh đạt 10,56 triệu tấn [12].
Nuôi tôm luôn chiếm ưu thế trong nuôi giáp xác và trong nuôi trông thủy
sản. Sản lượng nuôi tôm năm 2000 của thế giới là 1.087.111 tấn, chiếm 66,0% giáp
xác nuôi, trị giá 6,880 tỷ USD, chiếm 73,4% giá trị nuôi giáp xác. Năm 2001 sản


7

lượng đạt 1.270.875 tấn, trị giá 8,432 tỷ USD. Theo tính toán sản lượng tôm nuôi
hiện nay chiếm trên ¼ sản lượng tôm nói chung của thế giới [11].

Bảng 1.1. Sản lượng và giá trị của tôm he chân trắng
trên thế giới (1999 - 2005).
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

Sản lượng
186.113
145.387
280.114
481.044
1.039.576
1.361.200

1.599.423

Giá trị (nghìn USD/năm)
1.058.274
919.830
1.664.005
2.459.092
3.772.484
4.806.150
5.860.434

(Nguồn: FAO ).
Các loài tôm nuôi được nhiều nhất là tôm sú (P. monodon), tôm nương (P.
chinensis) và tôm thẻ chân trắng (P. vannamei). Riêng 3 loài tôm này chiếm trên
86% sản lượng tôm nuôi của thế giới [13].
Cũng theo số liệu thống kê của FAO năm 1984 mới chỉ có 33 nước được kể
là có sản xuất tôm nuôi, con số này tăng lên 52 nước vào năm 1989 và năm 1996 là
60 nuớc [2]. Tuy nhiên đây chưa phải là con số cuối cùng.
Các nước nuôi tôm chủ yếu tập trung ở 2 khu vực chính là Tây Bán Cầu (chủ
yếu là Nam Mỹ) và Đông Bán Cầu (chủ yếu là Nam Á và Đông Nam Á). Tôm chân
trắng là đối tượng nuôi quan trọng thứ nhì sau tôm sú) trên thế giới, còn ở Châu Mỹ
là số 1, vào thời kỳ hưng thịnh (1998) sản lượng của chúng chiếm hơn 90% sản
lượng tôm nuôi ở Tây Bán Cầu. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo


8

thành công và có hiệu quả cao, tôm chân trắng được di giống sang nuôi ở Hawai và
Hoholulu của Mỹ. Từ đây tôm chân trắng lan sang Đông Á và Đông Nam Á [11].


Hình 1.3. Tỷ lệ nuôi trồng của các khu vực năm 2000 [13].
Tôm he chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Châu Á từ năm 1978 –
1979, đầu tiên ở Philippines năm 1978, 1979 và Trung Quốc năm 1988. Trung
Quốc là nước Châu Á quan tâm tới tôm he chân trắng sớm nhất. Từ năm 1998 họ đã
công bố nuôi tôm chân trắng thành công và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cung
cấp con giống và kỹ thuật nuôi cho các nước Châu Á nào muốn nhập nội [13].
Sau Trung Quốc, tôm he chân trắng lan sang Đài Loan (1995), Thái Lan
(1998), Việt Nam (2000), Indonexia, Malaixia và Indina (2001), Myanmar và
Bangladesh (Fegan 2002; Taw et al. 2002; Wyban 2002). Sản lượng tôm he chân
trắng hiện nay của Trung Quốc cao hơn các nước Châu Mỹ La Tinh, năm 2002 sản
xuất hơn 270.000 tấn (chiếm 66% tổng sản lượng tôm nuôi). Các nước Châu Á khác
bao gồm Thái Lan và Việt Nam sản xuất hơn 10.000 tấn, Đài Loan 7.667 tấn,
Indonexia năm 2004 tôm he chân trắng chiếm dưới 40% tổng sản lượng tôm cả
nước và hiện nay là 40%. Dự kiến 1 – 2 năm tới sản lượng tôm he chân trắng nuôi
tại Philippines sẽ vượt tôm sú để trở thành loài chủ lực của ngành tôm nuôi,
Malaixia 1.200 tấn năm 2002 và tăng lên gần 500.000 tấn trong năm 2003, trị giá 4
tỷ USD [8].
Hiện nay tôm he chân trắng là đối tượng nuôi chính trên thế giới trong vùng
nước lợ, mặn. Theo FAO dự kiến, sản lượng nuôi năm 2007 chiếm 80% tổng sản


9

lượng tôm nuôi, 85% sản lượng tập trung ở các nước Đông Nam Á. Sản lượng tôm
he của Thái Lan là 500.000 tấn (năm 2006) chiếm 95% sản lượng tôm nuôi, Trung
Quốc là 605.529 tấn (năm 2006) chiếm 62% sản lượng tôm nuôi, Việt Nam khoảng
15.000 tấn (năm 2006) [8].
Theo thống kê mới nhất của FAO về xuất khẩu tôm sú trên thế giới, số liệu
năm 2006 Việt Nam tiếp 4 năm liền đứng thứ 1 về giá trị xuất khẩu, đạt 1,25 tỷ
USD, về sản lượng đứng thứ 4, với 132.615 tấn sau Thái Lan, Ấn Độ và Inđônêxia

[11].
Nghề nuôi tôm nhân tạo trên thế giới tuy đạt được những thành tựu to lớn,
góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển nhưng đi
kèm với nó là những vấn đề rất lớn đang đặt ra như: dịch bệnh bùng nổ trên diện
rộng gây tổn thất to lớn, thảm rừng ngập mặn bị tàn phá trầm trọng, nạn ô nhiễm
nước và đất, nạn mặn hóa các vùng đất nông nghiệp, môi trường xuống cấp. Vì vậy
từ năm 1992 đến nay, nghề nuôi tôm toàn thế giới luôn luôn thăng trầm. Sau khi đạt
mức sản lượng cao nhất là 840 nghìn tấn năm 1992, sản lượng nuôi tôm toàn thế
giới giảm xuống thất thường. Năm 1998 đạt 820 nghìn tấn, năm 1999 chỉ còn 796
nghìn tấn, năm 2000 đạt 804 nghìn tấn [2].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dịch bệnh xảy ra liên tục và gây thiệt hại nặng
nề về kinh tế là do nghề nuôi tôm phát triển một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch dẫn tới
môi trường bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho nầm bệnh phát triển lây lan thành
dịch bệnh.
1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km với 385.400 ha diện tích đầm phá
vùng triều có khả năng phát triển nghề nuôi tôm. Nuôi thủy sản nước lợ của Việt
Nam đã có lịch sử lâu đời, tuy nhiên chỉ mới thật sự phát triển khi cho sinh sản
thành công tôm sú (Penaeus monodon) tại Nha Trang (1984 – 1985) [2]. Từ đó đến
nay diện tích nuôi tôm đã tăng lên đáng kể. Nếu năm 1998 cả nước chỉ có 135,5
nghìn ha nuôi tôm thì năm 2007 đã có 630,3 nghìn ha [11].


10

Bảng 1.2. Diện tích nuôi tôm và sản lượng tôm nuôi
tại việt Nam (2000 – 2007)

Năm
2000

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

Diện tích (nghìn ha)
341,5
476,7
516,2
580,4
596,4
533,2
616,7
630,3
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)

Sản lượng (nghìn tấn)
93,5
154,2
186,2
237,9
182,8
327,2
354,5
386,6

Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển đáng kể.

Từ năm 1990 trở lại đây với tôm nuôi cho xuất khẩu là mũi đột phá quan trọng.
Năm 1989 tôm sú được nuôi thử nghiệm tại Hải Phòng nhưng hiệu quả đạt rất thấp.
Năm 1999 tổng diện tích nuôi tôm sú miền Bắc là 39.429 ha [11]
Miền Trung là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở
nước ta. Hiện nay nuôi thâm canh, bán thâm canh đã cho năng suất tăng lên. Năm
1995 năng suất nuôi tôm trung bình mới đạt 415 đến 1.144 kg/ha. Năm 1996 một số
mô hình nuôi công nghiệp ở Ninh Hòa, Khánh Hòa và Cam Ranh theo công nghệ
của CP (Thái Lan) đã đạt được năng suất trên 5 tấn/ha/vụ. Nuôi tôm sú bán công
nghiệp đã được hầu hết các hộ nuôi tôm áp dụng. Năm 1997 ở huyện Tuy An - Phú
Yên, đạt năng suất bình quân toàn huyện là 1.128 kg/ha, năng suất dao động từ 520
kg/ha đến 2.500 kg/ha, cá biệt có hộ đạt hơn 3.000kg/ha [2].
Ở Miền Nam có thời tiết thuận lợi và thổ nhưỡng thuận tiện cho việc phát
triển nghề nuôi tôm sú. Cà Mau và Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm lớn nhất là
150.000 ha. Bắt đầu từ năm 1980 hình thức nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh, quảng
canh cải tiến trong rừng ngập mặn: Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền
Giang, Kiên Giang [11].


11

Từ năm 1997 đã phát triển những mô hình nuôi tôm công nghiệp (thâm canh)
đưa năng suất lên trung bình 5 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi của người dân
chưa cao, độ rủi ro về dịch bệnh còn cao. Hiện tựợng tôm bị dịch bệnh trên diện
rộng từ năm 1993 đến nay đã gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi.
Bên cạnh những khó khăn, nhưng nuôi trồng thủy sản đang từng bước thành
một trong những ngành sản xuất chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan
trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung [11].
Các đối tượng có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư,
khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn
và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân, đồng thời góp phần quan

trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như xóa đói giảm
nghèo [11].

1.2.3 Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Quảng Ngãi
* Điều kiện tự nhiên
Quảng Ngãi nằm ở Duyên Hải Miền Trung từ 14°32' đến 15°25' vĩ độ Bắc,
từ 108°6' đến 109°04' kinh độ Đông. Với chiều dài bờ biển 130 km, chia làm 3
đoạn:
-

Đoạn 1 từ Nam Trân đến mũi Ba Làng (còn gọi là Ba Tân Gân).

-

Đọan 2 từ mũi Ba Làng đến mũi Sa Huỳnh

-

Đoạn 3 từ mũi Sa Huỳnh đến mũi Kim Bồng.
Đoạn 1 và đoạn 3 của bờ biển Quảng Ngãi lồi lõm, gấp khúc, nhiều mũi đá

cứng nhô ra biển, chia cắt bờ thành những vũng, vịnh lớn nhỏ như vũng Dung Quất
(Bình Sơn). Đoạn 2 tương đối bằng phẳng và thẳng về phía Nam.
Vùng biển Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp giữa hai dòng hải lưu nóng và lạnh,
có lượng thức ăn tự nhiên cho cá tương đối phong phú, nên có nhiều loại cá và hải
sâm, rong câu phát triển. Vùng triều thuộc các huyện địa bàn ven biển có điều kiện


12


nuôi trồng hải sản, trồng rừng nước mặn (sú, vẹt) để bảo vệ bờ biển. Vùng ven biển
có nhiều đầm, phá nước ngọt có khả năng nuôi tôm và nuôi cá nước ngọt. Với một
số cánh đồng muối có diện tích khoảng 348 ha. Nổi tiếng là các cánh đồng muối Sa
Huỳnh (Đức Phổ), Bình Châu (Bình Sơn). Cách bờ biển 25 km có đảo Lý Sơn [10].
Bảng 1.3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi
Một số chỉ tiêu
Điều kiện thời tiết, khí hậu
Mùa vụ
Mùa khô (T1- T8), mùa mưa (T9 – T12)
Nhiệt độ trung bình (°C)
25 - 26,9
Lượng mưa trung bình (mm)
2.198
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
* Tình hình nuôi tôm he chân trắng
Tôm he chân trắng được đưa vào nuôi thương phẩm ở Quảng Ngãi vào năm
2005, với diện tích 97,5 ha [7]. Quảng Ngãi có 5 huyện nuôi tôm, trong đó Đức Phổ
là huyện có diện tích nuôi tôm lớn nhất năm 2009 với 176 ha [1]. Từ năm 2004 trở
về sau diện tích nuôi tôm sú dần bị thu hẹp lại do dịch bệnh, trong khi diện tích nuôi
tôm he chân trắng ngày càng tăng lên. Nếu như năm 2004 diện tích nuôi tôm sú
toàn tỉnh là 582 ha, sản lượng 500 tấn, trong khi tôm thẻ chân trắng chỉ có 102 ha,
sản lượng 800 tấn, thì đến năm 2008 diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh chỉ còn 250 ha,
với sản lượng 256 tấn, trong khi đó diện tích diện tích nuôi tôm he chân trắng tăng
lên đến 480 ha, với sản lượng 5.520 tấn [1].
Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng tôm he chân trắng ở Quảng Ngãi
từ 2000 – 2008
Thời
gian

Diện tích (ha)


Sản lượng (tấn)

Năng suất trung bình
(tấn/ha/năm)
Toàn tỉnh
Đức phổ

Toàn
Đức phổ
Toàn
Đức phổ
tỉnh
tỉnh
2005
219,5
133,5
1.905
1.070
8,68
8,01
2006
350
153
3.100
1.550
8,86
10,13
2007
436

166
4.500
1.884
8,45
11,35
2008
480
186
5.520
2.269
11,75
12,2
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Quảng Ngãi năm 2009)


13

Mặc dù ở Quảng Ngãi nghề nuôi tôm đang phát triển mạnh, góp phần giải
quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Song trong một vài năm
gần đây, tình dịch bệnh xuất hiện nhiều làm cho người nuôi tôm gặp thất bại nặng
nề về kinh tế. Cụ thể đầu năm 2008 toàn tỉnh có 143,2 ha tôm bị dịch bệnh, trong đó
tôm thẻ chân trắng là 58,2 ha/2 vụ [7], đầu năm 2009 có khoảng 44,5 ha diện tích
tôm nuôi bị dịch bệnh, riêng Đức Phổ là 17,4 ha, với các biểu hiện như vàng mang,
bỏ ăn, bơ lờ đờ trên mặt nước, rồi chết [1].
Nguyên nhân cơ bản là con giống đưa vào nuôi chưa qua kiểm dịch, thả nuôi
sớm so với lịch thời vụ của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Quảng Ngãi,
nuôi với mật độ quá cao, nuôi không theo qui hoạch, các yếu tố trên kết hợp với gió
mùa đông bắc và các đợt mưa kéo dài làm cho các chất bẩn trên bờ ao đổ xuống ao
nuôi, mưa lớn cũng làm cho độ mặn và pH thay đổi đột ngột dẫn đến tôm bị bệnh
chết và lây lan [1].


1.2.4 Tình hình nghiên cứu bệnh tôm he chân trắng (P.vannamei) trên thế giới
So với động vật trên cạn, thì việc nghiên cứu bệnh trên tôm he vẫn còn non
trẻ. Tuy vậy, do tầm quan trọng của nó trong thực tiễn sản xuất nên đã thu hút được
sự đầu tư về kinh phí và nhân lực cho nhiều công trình nghiên cứu và hàng loạt các
thành tựa khoa học được công bố [3].
Đối với tôm he, thì hầu hết các dịch bệnh nghiêm trọng đều do virus gây ra.
Năm 1989, chỉ có 6 loại virus gây bệnh trên tôm he được tìm thấy, nhưng đến năm
1997 thì hơn 20 loại virus được xác định trên các quần đàn trong tự nhiên và nuôi
thương phẩm (Hernandez et al ., 2001). OIE (World Organisation For Animal
Health) đã ra danh sách 7 bệnh virus nguy hiểm trên tôm mà những bệnh này có thể
lan truyền mạnh và tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội cũng như sức khỏe
cộng đồng. Đó là bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), hội chứng Taura


14

(TSV), SMV, bệnh virus có thể vùi hình tứ diện (Baculovirus penaei – BP), bệnh
virus có thể vùi hình cầu (Penaeus monodon – type baculovirus) và bệnh hoại tử cơ
quan tạo máu (IHHNV) (OIE, 2003).
Penaeus vannamei là vật chủ mang các bệnh như: WSV, BP, IHHNV, REO,
LOVV, và TSV. Những bệnh này có thể truyền cho các quần đàn tôm he trong tự
nhiên (Overstreet et al .,1997; JSA, 1997 [12], ( trích từ Nguyễn Thành Sơn, 2007)
Hiện nay, một số vấn đề thuộc lĩnh vực bệnh đang được thế giới quan tâm và
tập trung nghiên cứu là:
+ Quản lý dịch bệnh thông qua việc tăng sức đề kháng ở vật nuôi bằng cách
ứng dụng công tác chọn giống, lai tạo ra đàn giống không mang nầm bệnh.
+ Sử dụng các sản phẩm của khoa học công nghệ (chế phẩm sinh học, chất
kích thích miễn dịch …) để quản lý sức khỏe, môi trường và phòng bệnh cho tôm
nuôi.

+ Quan tâm đến những loại thuốc chữa bệnh có nguồn gốc thảo dược, nhằm
tận dụng ưu thế của loại thuốc này – an toàn đối với vật nuôi, con người và môi
trường [3].
Các loại bệnh gặp tôm he chân trắng
* Bệnh do virus
Hội chứng Taura - TSV (Taura syndrrome in Penaeus vannamei)
Hội chứng Taura (TSV), xảy ra lần đầu tiên ở vùng nuôi tôm he chân trắng
gần sông Taura, tại Ecuador 1992… Tôm bị hội chứng Taura thường diễn biến qua
3 thời kỳ của bệnh:
+ Thời kỳ cấp tính: Khi bị bệnh cho thấy sự chuyển màu đỏ nhợt nhạt, đặc
biệt là các chân bơi
+ Thời kỳ chuyển tiếp: Tôm bệnh xuất hiện nhiều điểm bị thương tổn màu
nâu, đen trên vỏ kitin.


15

+ Thời kỳ mãn tính: Tôm bị bệnh sau một vài lần lột xác, các dấu hiệu bệnh
lý ở các thời kỳ trước biến mất, nhưng trong cơ thể tôm vẫn mang virus đến hết
cuộc đời.
Vài năm gần đây, tôm he chân trắng, là loài rất nhạy cảm với TSV, đã được
di giống đến Châu Á, như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam… và bệnh đã xuất hiện
ngoài phạm vi Châu Mỹ. Tùy theo giai đoạn mà tỷ lệ chết lên đến 40 -90%...[3].
Bệnh virus đốm trắng ở tôm he (White spot Baculovirus – WSBV)
Bệnh này đã xảy ra và gây tác hại tại nhiều quốc gia trên thế giới, cho nên nó
được nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới nghiên cứu và đặt tên. Từ năm 1992 –
1993, bệnh này đã xuất hiện và gây tác hại ở một số nơi như: Trung Quốc, Thái
Lan. Sau đó hàng loạt các quốc gia khác ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã có
thông báo về bệnh này. Tôm he bị bệnh đốm trắng thường thể hiện các dấu hiệu
như: khả năng tiêu thụ thức ăn giảm, hiện tượng chết có thể xảy ra ngay sau đó với

tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 90 – 100%...[3].
Tuy đây là bệnh chưa có biện pháp chữa trị, nhưng hiện nay trên thế giới đã
có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng nhiều phương pháp phòng trị
hạn chế tác hại của đốm trắng và đạt một số thành tựu.
Ở Nhật, Toshiaki Itami đã sử dụng Peptidoglycan (PG), là một chất kích
thích miễn dịch chiết từ Bifidobacterium thermophilum nhằm tăng cường sức đề
kháng của tôm he Nhật Bản Marsupenaeus japonicus đối với bệnh đốm trắng. Kết
quả thử nghiệm cho thấy sử dụng liều lượng 0,2 mg/kl cơ thể/ngày trên tôm đã cảm
nhiễm virus, sau 30 ngày thì tỷ lệ sống là 97,6% so với 19% của nhóm đối chứng
không dùng PG [20], (trích từ Nguyễn Thành Sơn, 2007).
Ở Thái Lan, Wilaivan Chotigeat et al thử nghiệm Fucoidan được chiết suất
từ Sargassum polycystum với liều lượng 100 và 200 mg/kl cơ thể/ngày cho tôm sú
Penaeus monodon (12 – 15 g), sau 15 ngày với tỷ lệ sống lần lượt là 42%, 93% so
với 0% của đối chứng không dùng Fucoidan [21], (trích từ Nguyễn Thành Sơn,
2007)


16

Bệnh vius đầu vàng ở tôm he (Yellow head disease – YHV)
YHV có sự phân bố rộng, liên quan tới các quốc qia nuôi tôm Sú (P.
monodon), nhưng đến nay bệnh này mới được nghiên cứu ở Thái Lan (Walker,
2000). Theo Lightrer (1996), bệnh này xuất hiện ở Thái Lan năm 1990 trong các ao
nuôi thâm canh. Tôm bị bệnh thể hiện khả năng tiêu thụ thức ăn tăng lên một vài
ngày, sau đó một số lượng lớn tôm trong ao ngừng ăn. Trong ngày thứ nhất, một số
con bơi lờ đò, hôn mê trên tầng mặt gần bờ ao. Những con tôm này có phần đầu
ngực màu vàng. Sang ngày thứ hai số tôm bị bệnh tăng lên. Ngày thứ ba từ khi
dừng ăn, hiện tượng chết bắt đầu và cuối cùng chết 100% sau 7 – 10 ngày. Tuy vậy,
từ cảm nhiễm nhân tạo người ta đã phát hiện ra một số loài tôm he có khả năng đề
kháng cao với YHV như: P. merguiensis, Metapenaeeus ensis (Flegel, 1995) [3].

Chương trình chọn lọc những Gen kháng bệnh TSV đã được tiến hành trên
khắp Châu Mỹ và đã tạo được những dòng được cho là kháng TSV (SPF). Việc sử
dụng dòng SPE đã khôi phục lại nền công nghiệp nuôi tôm ở Mỹ La Tinh trong 3- 4
năm qua [16]. OIE khuyến cáo các quốc gia chỉ nên nhập tôm he chân trắng (gồm
trứng, nauplius, post – larver, tôm giống, hay tôm bố mẹ) từ những quốc gia, vùng
lãnh thổ sạch bệnh Taura và phải có giấy chứng nhận từ tổ chức này [12].

Bệnh Monodon Type Baculovirus (MBV) ở tôm he
MBV có thể nhiễm ở hầu hết các giai đoạn khác nhau của tôm, bắt đầu từ
giai đoạn zoea2, riêng giai đoạn nauplius có tính trơ với virus (Ligtner, 1996). Liao,
1999 đã thông báo rằng , quần đàn tôm mẹ bắt từ biển Đài Loan 1987 nhiễm MBV
33%, đến năm 1989 nhiễm 100%, thường gặp nhiễm 85%. Natividad, 1992 cho
biết, ở Philipnies đến năm 1992 rất khó tìm một đàn Post – larvare của tôm sú
không bị nhiễm MBV [3].


17

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu của tôm he (Infectious Hypodermal and
Hematopoietic Necrosis (IHHN)
Gây bệnh IHHN là một virus có tên parvovirus, có kích thước rất nhỏ, đường
kính trung bình các cá thể virus này khoảng 22 nm, là virus có chứa acid nucleic là
AND. Virus này kí sinh trong nhân tế bào tuyến anten, cơ quan lympho, cơ quan tạo
máu, mang và các hạch thần kinh [3].
Loài Penaues vannamei, khi bị bệnh thường ở dạng mãn tính và thể hiện một
số đặc điểm như còi cọc, dị dạng: sự uốn cong hay dị dạng của chủy đầu, sự nhăn
nhúm của râu, sự xù xì thô ráp và méo mó của vỏ kitin [3].
Virus này cho thấy khả năng chống chịu cao với các phương pháp diệt trùng
thông thường như: Chlorin, vôi, formol,.. (CTSA, 1996). Biện pháp phòng bệnh
hiệu quả là triệt trùng hoàn toàn các dụng cụ nuôi, không sử dụng những đàn giống

(+) với IHHN, sử dụng những dòng kháng bệnh SPF (OIE Website) [12].
* Bệnh do vi khuẩn
Bệnh do Vibriosis ở động vật thủy sản
Vibrio là loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh ở tôm nuôi, nó được các nhà khoa
học nghiên cứu và thu được nhiều kết quả về chủng loại virus này. Vi khuẩn dạng
hình que hay dấu phẩy, bắt màu gram (-), đa phần có phản ứng Oxydase (+).
Thường gặp một số loài vi khuẩn: Vibrio harveyi, V. parahemolyticus, V.
vulnificus,…[3].
Hầu hết các các loài động vật thủy sản nước lợ mặn đều có thể bị nhiễm và
chịu tác hai của bệnh Vibriosis, như các loài tôm he (Penaeus spp.), và tôm thẻ
(Metapeneus spp.) (Lightner 1996; Liopo và ctv, 2001). Các loài tôm hùm châu Mỹ:
Homarus americarus , H. gammarus và tôm hùm Châu Á: Panulirus hormarus, P.
ornatus… đều có thể bị nhiễm bệnh do Vibrio (Fisher, 1977; Roald, 1981; Bowser,
1981; Đỗ Thị Hòa, 2001). Bệnh này có thể xảy ra ở các giai đoạn ấu trùng, hậu ấu
trùng, ấu niên, cơ thể trưởng thành, ở đàn bố mẹ các loài tôm, cua, cá biển …. Khi
bị bệnh cấp tính xảy ra tỷ lệ chết có thể lên tới 100%...[3].


18

Đối với bệnh do vi khuẩn thì biện pháp phòng bệnh đóng vai trò rất quan
trọng vì việc dùng kháng sinh hiện nay đã bị cấm ở nhiều quốc gia do dư lượng tồn
dư của chúng trong sản phẩm có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Vì vậy, việc
tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên thông qua việc sử dụng các chất dinh dưỡng,
thuốc thảo dược có nguồn gốc thảo dược đóng vai trò quan trọng trong việc chữa
bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra trên tôm he.
Lipopolysaccharide, Glucans và Lecitins được chứng minh là có hiệu quả
kháng vi khuẩn. Chúng có khả năng hoạt hóa hệ thống prophenoloxidase (proPO),
gia tăng thực bào, melanin hóa, bao vây, phong tỏa [16,17]. Theo Siriat Rengpipat
et at ., 2000 thì tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm sú Penaeus monodon khi cảm

nhiễm vibrio và cho ăn probiont Bacillus S11 trong vòng 90 ngày ở 2 lần thử
nghiệm đều tăng so với đối chứng. Bacillus S11 kích thích hệ miễn dịch, tăng hoạt
động của hệ thống phenoloxidase và kháng khuẩn [19].
Theo Wlaivan Chotigeatb et ai., 2004, Fucoidan có thể kìm hãm sự phát triển
của Vibrio harveyi, Staphylococus aureus và Escherichia coli ở nồng độ thấp lần
lượt là 12; 12; 6 mg/mL. Với nồng độ 12 mg/mL vùng kìm hãm trên đĩa môi trường
thạch lần lượt là 13; 10; 9 mm [21], (trích từ Nguyễn Thành Sơn, 2007).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của vitamin C và Astaxanthin (AX) lên sự kháng
bệnh và giảm sốc của tôm sú đối với vi khuẩn vibrio harveyis cho thấy khi cho tôm
ăn với 23 mg AX/kg thức ăn trộn với hàm lượng vitamin C tăng dần từ 100; 1700;
3400 mg/kg thức ăn có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ chết của tôm [15], (trích từ
Nguyễn Thành Sơn, 2007).
Bệnh hoại tử gan ở tôm ( Necrotising Hepancreatitis Disease – NHP)
Vi khuẩn gây hoại tử ở tôm he là một giống mới thuộc α Proteobacteria
(Lightner). Theo Frelier 1994, tác nhân gây bệnh NHP ở tôm là một giống vi khuẩn
có thể là tác nhân cơ hội tham gia vào bệnh này. Tôm bị bệnh có các dấu hiệu như:
giảm bắt mồi hay bỏ ăn, ruột rỗng, sinh trưởng chậm, hệ số chuyển đổi thức ăn cao.
Tỷ lệ chết có thể ≥ 90% trong 30 ngày kể từ khi xuất hiện dấu hiệu bệnh lý [3].


19

* Bệnh nấm ở giáp xác trưởng thành
Kết quả nghiên cứu của rất nhiều tác giả khác nhau trên thế giới đều thống
nhất cho rằng, tác nhân gây bệnh ở giáp xác là nấm bậc cao Fusarium, là nấm có
cấu tạo dạng khuẩn ty. Ký sinh gây bệnh ở giáp xác thường gặp một số loài khác
nhau: Fusarium solani gây bệnh trên tôm he (Penaeus spp.), tôm hùm (Homarus
spp.)…và cả tôm càng nước ngọt (Hatai và Egusa, 1978; Burn, 1979; Alderman,
1981; Lightner, 1981), F. tricinctum, F. graminaerum, F. oxysporum gây bệnh ở
tôm he Trung Quốc (YU, 1989; Hong, 1988; Meng và Yu, 1983) và loài F.

moniliform được phân lập từ tôm he Nhật Bản (P. japonicus) bị đen mang (Hatai)
[3].
Những vết thương tổn do Fusarium còn liên quan tới bệnh viêm mắt của tôm
trưởng thành. Bệnh này được đặc trưng bởi các vệt trắng trên cuống mắt, tôm bơi
không định hướng và có thể gây chết 50% trong quần đàn (Laramore, 1977) [3].
1.2.5 Tình hình nghiên cứu bệnh trên tôm he chân trắng (P. vannamei)
ở Việt Nam.
Từ năm 1990 đến nay, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã có những bước
phát triển mới, những đối tượng có giá trị kinh tế lớn như: tôm sú (Penaeus
monodon), tôm hùm (Panulirus spp.), tôm càng xanh (Macrobanchium rosenbergii)
... đã được đưa vào nuôi ở mức độ bán thâm canh và thâm canh ở nhiều địa phương
trong cả nước và dịch bệnh là trở ngại lớn nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của
các đối tượng này [3].
Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh trên tôm sú (P.
monodon) như: Nguyễn Trọng Nho (1991) đã có thông báo một số trường hợp bệnh
lý thường gặp trên tôm sú nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu tác nhân gây bệnh; Hà
Ký và ctv (1995) trong đề tài cấp nhà nước “ Nghiên cứu biện pháp phòng và trị
bệnh mòn vỏ kitin cho tôm nuôi [3]; Đỗ Thị Hòa (1994) lần đầu tiên nghiên cứu về
sự nhiễm MBV trên tôm sú nuôi tại các tỉnh phía Nam [3]. Đỗ Thị Hòa và ctv
(2004) với đề tài “Thử nghiệm dùng kháng thể (Anti – WSD) để phòng và trị bệnh


×