1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, Phật giáo giữ vai trò hết sức quan trọng , nó chi
phối tới toàn bộ đời sống xã hội và tinh thần người Việt
Nam.Và Phật giáo đang ngày một đi sâu hơn vào trong
đời sống của sinh viên đặc biệt là sinh viên sư phạm hiện
nay. Vì vậy đây cũng chính là một vấn đề được rất nhiều
người quan tâm khi đề cập tới sự ảnh hưởng, nhân sinh
quan, nhận thức , các vấn đề Phật giáo.
Cũng đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nhận thức
trong nhân sinh quan phật giáo như Ảnh hưởng của nhân
sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Hà
Nội của Nguyễn Thị Ánh Tuyết,2011 ; Tìm hiểu nhân
sinh quan Phật giáo của tác giả Thích Tâm Thiện do
thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản ,
1994 ...
Các nghiên cứu trên thì đều đã làm sáng tỏ được sự tác
động qua lại giữa Phật giáo với con người Việt Nam
chúng ta, đưa ra được tầm quan trọng của Phật giáo , vị trí
và nguyên lý nền tảng để đưa Phật giáo tới sự phát triển
như ngày nay.
Nhưng nghiên cứu vấn đề nhận thức của sinh viên sư
phạm về nhân sinh quan trong Phật giáo thì chưa có. Vì
1
2
vậy tôi quyết đinh chọn đề tài : “ Nhận thức của sinh
viên sư phạm về nhân sinh quan trong Phật giáo”
1.2 Khái niệm công cụ
1.2.1 Khái niệm về nhận thức
- Theo từ điển giáo dục học : Nhận thức là quá trình và
kết quả phản ánh tái tạo thực tiễn vào trong tư duy của
con người. Điểm xuất phát đầu tiên của nhận thức là cảm
giác (Phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện
tượng ) . Cảm giác được lặp đi lặp lại thành tri giác (phản
ánh các sự vật, hiện tượng như một tổng thể với các đặc
tính đa dạng của chúng). Các sự vật , hiện tượng đã được
tri giác trước đó nay không hiện diện mặt nhưng vẫn hình
dung thấy , được tái tạo với các biểu tượng . Cảm giác ,
tri giác, biểu tượng đều là những hình ảnh cụ thể của sự
vật, hiện tượng do các giác quan thu nhận được. Đó là các
bước của giai đoạn nhận thức cảm tính. Tiếp đó nhờ
những thao tác của tư duy so sánh, phân tích, tổng
hợp...các đặc tính cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng
được khái quát lên thành những khái niệm trừu tượng về
chúng, rồi định hình lại bằng ngôn ngữ để lưu giữ và
truyền lại cho nhau trong cộng động xã hội như những
nhận thức về chúng. Vậy là nhận thức chuyển từ giai
đoạn cảm tính sang giai đoạn lý tính. Có nghĩa là chuyển
từ những hiểu biết bên ngoài bằng cảm tính sang những
hiểu biết bên trong sâu sắc và cơ bản hơn về chúng bằng
lý tính. Cứ như thế tác động qua lại giữa nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính làm cho nhận thức của con
người càng chính xác hơn .
2
3
1.2.2 Khái niệm nhân sinh quan trong Phật giáo
1.2.2.1
Nhân sinh quan phật giáo
Nhân sinh quan Phật giáo là
1.2.2.2
Triết lý nhân sinh trong hệ tư tưởng Phật giáo
Ở Ấn Độ , đạo Phật được ra đời trong làn sóng dữ dội của
đạo Bà La Môn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt.
Tôi được nghe các Đại Đức, Thượng Tọa nói rằng Đức
Phật chọn Ấn Độ là nơi đạo Phật được ra đời là do ở Ấn
Độ thời bấy giờ họ rất tín ngưỡng và tin vào thần thánh.
Vì vậy đây sẽ là nơi Phật giáo hóa đầu tiên để có thể
truyền được đi các nơi khác xa nữa.
Đạo Phật được ra đời với tư cách là một hệ tư tưởng phản
đối chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội , phủ định uy thế của
kinh Vê Đa, chống giáo lý duy tâm hoang đường của
BaLaMon giáo, bác bỏ uy quyền thần thánh và phương
pháp tu hành khổ hạnh , xây dựng niềm tin vào chính con
người, một đường hướng cứu khổ mới cho con người.
Phật giáo được hình thành trong bối cảnh xã hội Ấn Độ
với những mâu thuẫn gay gắt , ngay từ đầu Phật giáp đã
trở thành tôn giáo của đại đa số tầng lớp nghèo khổ trong
xã hội , những người cần được an ủi về mặt tâm linh
trước sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt. Chính vì vậy mà
Phật giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt về vấn đề nhân
sinh : con người và cuộc đời con người, vấn đề giải thoát.
Người sáng lập ra đạo Phật chính là Đức Thích Ca Mâu
Ni. Theo truyền thuyết thì Thích Ca Mâu Ni trước khi
thành Phật có họ là Cù Đàm, tên là Tất Đạt Đa, là thái tử
con vua Tịnh Phạn của một nước thuộc Bắc Ấn.
3
4
Kinh đô thành Ca tỳ La Vệ do tộc Thích Ca cai trị.
Truyền thuyết kể rằng, Khi sắp tời thời kì sinh nở, hoàng
hậu Magia đi về quê mẹ để sinh nở,trên đường đi, đoàn
người của hoàng hậu đã dừng lại ở vườn Lâm Tì Ni nghỉ
ngơi và thái tử được hạ sinh ngay ở đó. Khi thái tử Tất
Đạt Đa trào đời , ngài đã đi 7 bước và một tay chỉ trời,
một tay chỉ đất và nói : “Thiên thượng , thiên hạ, duy ngã
độc tôn” . Sau khi hạ sinh thái tử được 7 hôm thì hoàng
hậu Magia băng hà. Khi lớn lên, thái tử văn võ song toàn
và là niềm kì vọng của toàn dân trong nước nhưng mà cõi
lòng của thái tử hay ưu sầu, đa cảm . Vua cha Tịnh Phạn
luôn tìm đủ mọi cách để cho thái tử vui vẻ trở lại. Khi
thái tử đến tuổi thành nhân thì vua cha Tịnh Phạn đã tổ
chức lễ cưới cho thái tử Tất Đạt Đa với công chúa xinh
đẹp Gia Du Đà Na nhưng tâm sự của thái tử vẫn không
sao lắng dịu. Trong 10 năm sau ngày hôn lễ thái tử sống
một cuộc đời vương giả. Mặc dù được sống giàu sang phú
quý với sự yêu chiều của vua cha và vợ trẻ đẹp nhưng
như sự tiền định,thái tử đi ra bốn cửa thành thì mỗi cửa
thành lại gặp một cảnh sinh, lão, bệnh, tử và những phiền
não của bụi trần. Thái tử cứ suy nghĩ đến những sự khổ
đó và rồi năm thái tử 29 tuổi, Thái tử Tất Đạt Đa quyết
định dời cung ra đi tìm chân lý khi thái tử đã có một
người con trai tên là La Hầu La ( có nghĩa là chướng
ngại) được 1 tuổi.
Tất Đạt Đa đã dời khỏi vua cha, vợ con, ngôi vị thía tử dể
xuất gia tu hành. Thái tử Tất Đạt Đa lần lượt đi tham vấn
4
5
các vị tu hành chứ danh thời bấy giờ nhưng giáo lý của họ
đề không thỏa mãn được cho ngài. Sau đó , thái tử đã ngộ
rằng: chân lý của chánh đạo là phải tự tìm nơi chính mình
cho nên ngài đã lánh vào khu rừng sâu để tu khổ hạnh, có
những ngày chỉ ăn một hạt gạo, có lúc một giọt nước
cũng chẳng uống, lại có lúc luyện tu khổ hạnh nín thở.
Sáu năm trôi qua, thái tử không ngừng chuyên tu khổ
hạnh nhưng chỉ thấy thân tâm ngày càng suy yếu theo
nhưng vẫn không đắc đạo.
Và sau khi nghe được một vị cầm đàn nói : câu đàn quá
căng thì sẽ đắt mà cây đàn quá lỏng thì tiếng không vang,
cây đàn tầm trung là hay nhất. Từ đó thái tử suy nghĩ và
đã ngộ ra rằng không thể tu khổ hạnh được nữa mà cần
phải trung tu. Sau 49 ngày ngồi dưới gốc cây bồ đề thì
Thái tử đã đắc đạo. Vào sáng ngày mùng 8 tháng chạp
ngài đã thấu mọi chân lý của pháp giới : Vô minh là căn
nguyên của mọi khổ não và sinh , lão, bệnh, tử. Đây
chính là ngày thành đạo của đức Phật. Lúc đó, Cù Đàm
Tất Đạt Đa được 35 tuổi. Khi đó, ngài được gọi là Phật,
nghĩa là bậc giác ngộ. Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni .
Ngài đã đi thuyết pháp , truyền đạo của mình, giác ngộ
cho chúng sinh. Trên đường truyền đạo thuyết pháp ngài
đã cảm hóa không biết bao nhiêu người. Ngài rất chú
trong tới chế độ giai cấp thời bấy giờ nên tất cả đệ tử của
ngài đều bình đẳng như nhau, không phân biệt sang hèn.
Phật pháp đã lan rồng trên khắp lãnh thổ Ấn Độ. Sự
truyền dạy giáo pháp của đức Phật giống như một bánh
5
6
xe lăn chuyển để rồi phá và nghiền nát vô minh phiền
não. Ngài đã truyền đạo của mình trong vòng 45 năm và
sau đó nhập niết bàn vào ngày 15 tháng 2 năm 543.
Tư tưởng triết lý của Phật giáo được thể hiện trong một
khối lượng kinh điển rất lớn với 3 bộ kinh:
-Tạng kinh: ghi những lời Phật Dạy
-Tạng luật: là toàn bộ những giới luật của Phật giáo
-Tạng luận: gồm những bài bình chú, giải thích về giáo
pháp của đạo Phật.
Được hình thàh trong bối cảnh xã hội Ấn Độ cổ đại với
những mâu thuẫn gay gắt, ngay từ đầu Phật giáo đã trở
thành tôn giáo của đại đa số tầng lớp nghèo khổ trong xã
hội, những người cần được an ủi về mặt tâm linh trước sự
phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt.
Chính vì lẽ đó mà Phật giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt
tới vấn đề nhân sinh : con người và cuộc đời con người,
vấn đề giải thoát, đạo Phật là đạo hiếu...
1.2.2.3
Những nội dung cơ bản của nhân sinh quan
Phật giáo
Nhân sinh quan là nội dung cơ bản , trọng tâm của Phật
giáo. Phật giáo đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát khỏi
vòng luân hồi, nghiệp báo, đưa con người tới những điều
thiện, đẹp đẽ trong cuộc đời.
- Quan niệm Phật giáo về con người
Phật giáo cho rằng con người không phải do thượng đế
sinh ra , cũng không phải do một đáng siêu nhiên nào tạo
ra cả mà con người là do nghiệp báo, tái nghiệp mà ra
6
7
+ Theo thuyết ngũ uẩn ( trong Bát Nhã Tâm kinh) của
Phật giáo, con người được cấu tạo bởi 5 yếu tố : sắc, thọ,
tưởng, hành , thức
• Sắc: bao gồm tất cả thế giới vật thể , sắc không chuyển
động nhưng lệ thuộc vào tâm, nương vào 4 đại chủng mà
có. Như khi thọ giới , lấy sắc thể thanh tịnh luôn phòng
ngừa sự sai quấy của thân, khẩu , ý. Tướng của sắc thể đó
không lộ ra bên ngoài nên gọi là vô biểu ( Vô biểu sắc
gồm hai tính: thiện và ác).
• Thụ: những cái chỉ tình cảm , cảm giác thông qua chức
năng nghe và nhìn khi chủ thể tiếp xúc với đối tượng.
Cảm thụ sự khổ hay sướng đưa đến sự xúc cảm lãnh hội
với thân và tâm.
• Tưởng: chỉ kết quả trừu tượng hóa và phản ánh khách
quan thành biểu tượng , khái niệm , kinh nghiệm, hồi
tưởng và kí ức về sắc , thinh, hương, vị, xúc, pháp. Tưởng
được pahts sinh do sự tiếp xúc giữa 6 căn với ngoại giới.
• Hành: là khả năng tư duy, nghĩ thiện, ác bao gồm mọi
hoạt động xấu hay tốt của ý chí và những gì được xem là
nghiệp.
Đức Phật có dạy: “ chính ý muốn ta gọi là nghiệp. Khi đã
muốn , người ta thực hành bằng thân, khẩu, ý” (8, 40)
Chính những nghiệp thiện ác mà dẫn chúng sinh đi đầu
thai và luân hồi sinh tử
• Thức: là nhận thức, ý thức cái biết phân biệt. Thức nghĩa
rộng còn bao gồm cả thụ, tưởng, hành, đưa đến tam giới ,
lục đạo , sáng tạo mọi sự vật từ thân người đến những
hiện tượng vũ trụ , trời đất, không gian là duyên khởi của
mọi mê lầm. Nói đến thức là nói đến huyễn hóa. Thức
7
8
như trạng thái người ngủ mê mê thấy chiêm bao là thật.
Trạng thái thanh tịnh, vô niệm như bầu trời quang đãng ,
chính là thức thứ chín của chúng sinh. Còn thức A lại da
chính là nguyên nhân đưa đến luân hồi trong ba cõi , sáu
đường.
Chính vì vậy mà đức Phật nói: “thức thứu 8 là duyên cho
tiền ngũ thức , cho hạt giống và hợp thành thế gian.Mặc
dù thức là bổn tâm , ta không thẻ gọi là bổn tâm vì giấc
ngủ vô mình còn trùm lên nó . (8 , 40)
- Quan niệm Phật giáo về thân thể con người
Phật giáo cho rằng thân là gốc của khổ. Nếu không có
thân thì sợ sệt, nóng giận, dâm dục từ đâu mà tới được.
Mọi sự vật, hiện tượng đều vô thường nên thân thể con
người cũng nằm trong quy luật đó. Nó cũng vô thường.
Theo Phật giáo, vô thường có nghĩa là mọi sự vật, hiện
tượng luôn luôn vận động biến đổi, không có cái gì là
thường hằng, thường trụ. Sở dĩ vũ trụ, vạn vật biến hóa
vô thường là do chịu sự chi phối của luật nhân quả.
Như vậy, con người là sự kết hợp của những yếu tố động
( như ngũ uẩn) nên không có gì định hình có thể gọi nó là
nó được , và suy cho cùng nó là vô ngã. Với cách nhìn
nhận như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều không có thực,
con người chỉ là giả hợp của ngũ uẩn mà thành nên nó là
hư vọng, huyễn hóa. Đủ nhân duyên hợp lại thì là sống,
nhân duyên tan ra thì gọi là chết. Sống chết chỉ là sự hợp
tan của ngũ uẩn. Vô thường mà tưởng là thường, vô ngã
mà tưởng là có ngã. Đó chính là cái mê lầm lớn nhất của
con người.
8
9
Phật giáo cho rằng, thân là gốc của khổ. Nếu không có
thân thì sợ sệt, nóng giận , dâm dục, sinh, lão.... từ đâu
mà tới được. Mọi sự vật, hiện tượng đều vô thường nên
thân thể con người cũng nằm trong luật đó, no cũng vô
thường như vậy.
- Quan niệm Phật giáo về sự xuất hiện của con người
Khi con người xuất hiện tức là nhân duyên đã đủ và các
yếu tố kết hợp, sắp xếp theo một trình tự nhất định và như
thế con người ra đời.
Chúng ta sẽ xét đến cái quá khứ cận kề với hiện tại. Khi
con người xuất hiện, mọi hành vi, cử chỉ , suy nghĩ của
anh ta tưởng chừng như biến mất nhưng không phải như
vậy. Chúng được lặp đi lặp lại lâu ngày thành tập quán,
thói quen cũng giống như ngày nào cũng dậy lúc 5 giờ
sáng dần dần cứ đến 5 giờ là tỉnh giấc. Điêu này cũng
giống như hút thuốc lá, thuốc lào lúc đầu cảm thấy khó
chịu sau thì thành không có nó không chịu được và bị sự
điều khuyển của chính nó. Nghiệp cũng như nghiện, cả
hai đều không có hình tướng nhưng lại có khả năng điều
khuyển , lôi kéo con người một cách khó cưỡng lại nổi.
Mọi cử chỉ, hành vi, suy nghĩ của mỗi người đều được
tích tụ hết ngày này qua ngày khác, hết năm này qua năm
khác, nó tạo nên cái luật vô hình mà người ta gọi là
nghiệp. Nói rộng ra thì mọi cái của thân , khẩu, ý đều tạo
ra nghiệp. Nghiệp tích tụ càng ngày càng dày. Nghiệp có
khả năng làm biến đổi dần ngũ uẩn cũ đồng thời hình
thành ngũ uẩn mới. Mặt khác, nó còn chi phối cả sự kết
hợp dần ngũ uẩn mới để thay thế ngũ uẩn cũ đang bị giải
9
10
thể. Tái sinh là sự kế thừa của ngũ uẩn biến hóa của tiền
kiếp lấy giao hợp đực- cái làm nơi nương tựa để thực
hiện hóa sinh mệnh trong không gian , thời gian . Như
vậy, không phải do linh hồn ta đầu thai vào bụng động vật
mà là do nghiệp của ta trong quá trình biến hóa đã biến
ngũ uẩn của loài người thành ngũ uẩn của một loài động
vật nào đó.
Khác với cái nghiệp, chết là hết, nghiệp khi chết tức là
ngũ uẩn tan ra , nhưng nó theo quán tính vẫn tiếp tục
quay, tiếp tục hoạt động nhằm hình thành ngũ uẩn mới và
kết hợp chúng lại theo một trình tự nhất định để hình
thành một sinh linh mới. Sinh linh này chịu quả của kiếp
trước và tạo nhân cho kiếp sau. Cứ như thế vòng luân hồi
tiếp tục quay cho tới khi nào nghiệp còn tồn tại. Như vậy,
chủ thể của luân hồi là nghiệp.
Nghiệp không phải là ý thức mà thực ra là sự tích tụ tính
cách co người hiện tại và đến lượt mình tính cách hiện tại
lại quy định những hành vi tương lai. Sinh mệnh không
phải là nghiệp nhưng cũng không rời nghiệp trong quá
trình sinh sống. Phương hướng của sinh mệnh là do
nghiệp quy định, đồng thời nghiệp lại dựa vào nội dung
hoạt động của sinh mệnh để tao nghiệp mới.
Trong vòng lục đạo có bốn nghiệp : nghiệp đen ( ác)
nghiệp trắng ( thiện), nghiệp đen và nghiệp trắng( có cả
thiện và ác) , ngiệp không đen cũng không trắng ( nghiepj
vô vi của hàng đắc đạo) và tuy vào hoàn cảnh còn nhiều
nghiệp khác nữa.
10
11
Với luật nhân quả, không có một hành vi nào dù thiện,
ác, to nhỏ, dù có bưng bít, che đậy đến cỡ nào cũng
không thể nào tránh khỏi quả báo.
Bản chất chúng sinh là giống nhau, khác nhau là do
nghiệp. Tự mình gây nghiệp , tự mình thực hiện, tự mình
quả báo. Cái đó không chỉ bắt đầu ở kiếp này mà nó nối
tiếp từ không biết bao nhiêu kiếp trước. Vì vậy mà sự
khốn cùng của người lương thiện và sự vinh hiển của kẻ
bất lương nếu cứ xét theo kiếp này là bất công nhưng nếu
quan sát từ nhiều kiếp xa xưa thì điều đó không bất công
một chút nào.
Luân hồi trong phật giáo luôn luân chuyển theo chu kì
sinh-lão-bệnh-tử. Đối với con người có thân thì có nghiệp
, có nghiệp thì vào luân hồi để trả nghiệp báo.
-Quan niệm Phật giáo về cuộc đời con người
+ Khổ đế là một chân lý cho rằng cuộc đời con người là
bể khổ . Khổ đau là thực trạng mà con người cảm nhận từ
khi mới lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Con
người luôn có xu hướng vượt thoát khổ đau, tìm kiếm
hạnh phúc , nhưng do không hiểu rõ bản gốc của sự đau
khổ nên không tìm được lối thoát thục sự , đôi khi ngược
lại, càng kiếm tìm hạnh phúc thì lại càng vướng vào khổ
đau. Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo
lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì
mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến
Ngũ uẩn là khổ
Xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ thì có tam khổ
(ba loại khổ),
11
12
• Khổ khổ: Nghĩa là khổ vì những sự khổ của thế tục,
chẳng hạn khổ vì đói khát, khổ vì phải trải nạn chiến
tranh. Đây là mức độ khổ thấp nhất mà ai cũng cảm nhận
được
• Hoại khổ: Nghĩa là khổ vì sự thay đổi. Ở cấp độ này, ngay
cả những kinh nghiệm tưởng có vẻ khoái lạc thì cũng là
khổ. Sở dĩ con người cảm thấy các kinh nghiệm đó là vui
sướng là bởi họ đã so sánh chúng với những kinh nghiệm
đau đớn. Sự vui sướng đó chỉ là tương đối. Trong khi đó,
sự vật luôn thay đổi, vì vậy sau một thời gian thì những
kinh nghiệm tưởng chừng là vui sướng đó chỉ còn là sự
nhàm chán, không thỏa mãn,sự vui sướng rồi cũng mất đi.
• Hành khổ: Nghĩa là khổ vì duyên sinh, tức trạng thái khổ
ở kiếp này không chỉ là nền tảng cho cái khổ trong kiếp
này mà còn là nền tảng cho đau khổ trong kiếp sau. Cái
khổ này nối tiếp nhau kéo từ đời này sang đời khác một
khi con người vẫn nằm trong vòng vô minh. Sự nhận biết
về khổ ở mức độ này là sâu sắc nhất.
còn nếu xét theo hình thức sự việc thì có bát khổ (tám loại
khổ). Nhân sinh quan Phật giáo cho rằng "đời là bể khổ";
con người ai ai cũng phải chịu bát khổ
• Sinh khổ: Con người khổ trong sự sinh sống. Người ta
khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm
trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ phải mang nặng
đẻ đau biết bao khó nhọc, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì
12
13
cha mẹ cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu
kế sinh nhai, cũng là khổ.
• Lão khổ: Khi đến tuổi già thì thân thể trở nên già nua,
mắt mờ, tai điếc. Đó là khổ.
• Bệnh khổ: Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể
xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.
• Tử khổ: Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, ngạt hơi rất khổ.
Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh. Gia quyến đau
lòng. Đó là khổ.
• Ái biệt ly khổ: Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại
phải chia lìa điều mình yêu, hàng ngày đem lòng mong
nhớ. Đó là khổ. Có hai loại ái biệt ly khổ: sinh ly (chia lìa
nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).
• Sở cầu bất đắc khổ: Con người khổ khi không được toại
(bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản
thân (sở cầu). Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái
mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.
• Oán tăng hội khổ: Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc
với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.
• Ngũ uẩn khổ: Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột
của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành và thức - trong cơ thể.
Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức)
nhiều thì cũng khổ. (16)
- Quan niệm Phật giáo về vấn đề giải thoát
Giải là cởi mở mọi sự trói buộc. Thoát là vượt ra ngoài
vòng trói buộc một cách tự do tự tại. Giải thoát là cởi mở
tất cả xiềng xích trói buộc, giam hãm con người, để tâm
hồn và thể xác hòa điệu cùng vũ trụ bao la một cách tự do
13
14
tự tại. Để được dễ hiểu và gần gũi hơn, chúng ta có thể
tạm dùng danh từ tự do thay cho giải thoát....
1.3 Biểu hiện nhận thức nhân sinh sinh quan Phật giáo
trong đời sống tinh thần của sinh viên
1.3.1 Biểu hiện nhận thức nhân sinh quan Phật giáo trong
sinh hoạt văn hóa tinh thần của sinh viên sư phạm
Đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung và sinh
viên sư phạm nói riêng rất phong phú và đa dạng với
nhiều biểu hiện, khía cạnh khác nhau. Sinh viên sư phạm
là những người được đào tạo 12 năm học phổ thông và rồi
trải qua những đợt thi cử rất căng thẳng với những yêu
cầu khắt khe về đạo đức , phẩm chất và năng lực để có
thể được gọi là “sinh viên sư phạm". Vì vậy, sinh viên sư
phạm có nhận thức ,tầm hiểu biết và phẩm chất tốt.
Nước ta là một nước sớm tiếp thu các tư tưởng văn hóa
phương đông và phương tây tràn vào. Từ những năm đầu
dựng nước và giữ nước , các dòng văn hóa phương đông
đã tràn vào nước ta và để lại dấu ấn sâu sắc. Đó chính là
văn hóa nho giáo, văn hóa Phật giáo, văn hóa đạo giáo.
Ngoài vai trò là tôn giáo thì Phật giáo còn mang rõ nét là
một tổ chức văn hóa, trong các lễ hội như ngày Phật
đản(15/4), ngày Phật nhập niết bàn(15/2), đại lễ Vu
Lan(15/7), ngày vía Quán Thế Âm(19/2)...
Quanh năm, Hội chùa là nơi cái thiện được triển khai
bằng nhiều hình thức trong các nghi lễ, giảng kinh, giảng
pháp, những bài hát Phật giáo... để chuyển tải nội dung :
từ, bi, hỷ, xả, vô ngã tới tất cả mọi người.
14
15
Ngôi chùa, một không gian tâm linh , khung cảnh tĩnh
lặng như muốn đưa con người vào cõi thiền để tu nhân
tích đức , làm điều thiện, tránh điều ác.
Sinh viên đến chùa không chỉ để tham quan, ngắm cảnh,
cảm nhận khung cảnh thanh tịnh, trang nghiêm của ngôi
chùa mà họ đến chùa với sự thành kính, ham học hỏi để
vươn đến cái thiện, cái đẹp đẽ của cuộc đời này.
Xuất phát từ tấm lòng từ bi, yêu thương chúng sinh, mà
sinh viên đã cùng nhau đi kêu gọi, tình nguyện tham gia
các hoạt động từ thiện như xây nhà tình nghĩa cho những
người dân nghèo, thực hiện chương trình “tết yêu
thương”, tình nguyện đi khuyên góp quần áo rét, sách vở ,
mì tôm, gạo... để mang đến những vùng sâu, vùng xa, dân
tộc như Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hóa... vào những ngày
đông giá rét nhất để có thể góp phần nào chia sẻ với
những hoàn cảnh khó khăn.
1.3.2 Biểu hiện nhận thức nhân sinh quan Phật giáo trong
đạo đức, lối sống của sinh viên sư phạm
Tư tưởng triết học Phật giáo có sức lan tỏa rộng rãi , đặc
biệt ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Sinh viên
sư phạm Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm về văn hóa ,
lối sống và đạo đức Phật giáo. Triết lý Phật giáo đã khơi
dậy những giá trị nhân văn trong con người, hướng tới
chân- thiện- mỹ, khơi dậy những khát khao muốn được
giải thoát trước những bế tắc do chính con người tạo ra.
Chính vì vậy, đạo Phật chính là chỗ dựa tinh thần cho con
người . Đặc biệt với bộ phận sinh viên sư phạm đang
đứng trước trước những bỡ ngỡ, non dại của tuổi trẻ ,
15
16
ngưỡng cửa lập nghiệp của cuộc đời ,các em phải xa gia
đình đi đến những vùng đất lạ để học tập, rèn luyện.
Chính vì vậy mà đạo Phật bám sâu vào trong lối sống ,
đạo đức của sinh viên sư phạm hiện nay, nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của sinh viên sư
phạm.
Những tư tưởng của Phật giáo đã tác động khá rõ nét
trong đạo đức , lối sống của sinh viên. Cách sống bình dị,
sâu lắng, thủy chung đã một phần được bồi đắp lên từ tư
tưởng Phật giáo. Tính cách, đạo đức, lối sống của sinh
viên sư phạm thể hiện rõ sự độc đáo, phong phú và đa
dạng. Phật giáo là chỗ dựa tinh thần , là sự chở che, giúp
đỡ và sau đó dần dần những tư tưởng Phật giáo thấm sâu
vào tâm hồn trở thành tính cách , lối sống đa số sinh viên.
Những ngôi chùa được có mặt ở tất cả khắp mọi nơi,
được sống trong không gian tanh tịnh , tiếng chuông chùa
sớm hôm, cứ thế tư tưởng Phật giáo thấm dần vào trong
tâm trí của mọi người, đặc biệt là sinh viên, những tri
thức trẻ.
Chùa không chỉ là nơi thờ cúng mà chùa con là nơi thể
hiện tư tưởng, tình cảm , từ lâu đã chi phối cách ăn ở, ứng
xử của mọi người, tạo thành thói quen. Đến chùa không
chỉ giúp cho người ta tìm thấy sự thư thái , bình an,
hướng thiện mà còn giúp họ quên đi những khó khăn ,
những việc làm chưa tốt trong cuộc sống để hướng tới
những điều tốt đẹp nhất.
Ngôi chùa Thánh Chúa nằm trong khuân viên trường đại
học sư phạm Hà Nội, cứ vào mỗi mùa thi cử, sinh viên
16
17
trong trường lại cùng nhau vào trong chùa ngồi học bài,
ôn thi để luôn cầu mong đấng siêu phàm phù hộ độ trì cho
các bạn đó được học bài và làm bài tốt. Cứ ngày rằm,
mùng một, đại lễ vu lan, phật đản, tết... là các bạn trẻ lại
rủ nhau đi chùa, đó đã trở thành nếp sống không thể thiếu
của rất nhiều sinh viên sư phạm hiện nay. Họ đến chùa
với tấm lòng thành kính, thâm tâm trong sáng, cầu mong
sự bình an, tốt đẹp cho mình và cho mọi người.
Cum từ “ Ăn chay” không còn quá xa lạ đối với các bạn
trẻ. Ngày trước, mọi người nói ăn chay chỉ có những
người ở chùa thôi nhưng nhiều năm trở lại đây, việc ăn
chay đã trở nên phổ biến . Nhưng không phải ngày nào
cũng ăn chay mà là ăn chay một tháng 2-4 ngày. Bởi vì ,
thông qua việc ăn chay để gửi gắm tâm nguyện nuôi
dưỡng pháp thiện, tăng trưởng căn lành, phát triển tình
thương bao la đến muôn loài. Chính những điều đó đã
ngăn cản con người làm điều bất chính, tạo cho thâm tâm
nhẹ nhàng, thanh khiết, làm nên tính cách trầm tĩnh có
chiều sâu tư duy và tính nhân ái của sinh viên sư phạm
hiện nay. Với những tính cách này thì sinh viên sư phạm
chế ngự được nhiều điều, thắng không kiêu, bại không
nản, loại bỏ được tham, sân, si, giữ được sự an bình trong
quan hệ với mọi người xung quanh, cuộc sống nhờ đó mà
tốt đẹp, trỏ nên có ý nghĩa hơn.
Sinh viên ngày nay không chỉ tiếp thu ở Phật giáo tinh
thần tự lực mà còn tiếp thu cả lòng từ bi, hỷ, xả, nếp sống
đạm bạc, thanh tịnh ở ngôi chùa tạo nên lối sống dung dị,
17
18
đầy nhân bản. Tiếp thu khuynh hướng trọng thức của Phật
giáo, sinh viên luôn cố gắng vươn lên trong học tập.
Đối với mọi người, cái tâm của con người là quan trọng.
Làm bất cứ việc gì cũng phải làm với cái tâm thành thực,
không vụ lợi. Sinh viên ngày nay luôn sẵn sàng san sẻ
lòng mình với mọi người theo phương châm “của ít, lòng
nhiều”. Giá trị vật chất không lớn nhưng cái quý giá là
tình cảm, tấm lòng. Đó chính là những cái quý báu mà
sinh viên hiện nay phát huy dưới sự nhận thức của mình
về Phật giáo.
Nhờ sự nhận thức về Phật giáo mà các bạn trẻ thường chế
ngự được tính ích kỉ, thể hiện tình thương bằng sự giúp
dỡ tận tâm, tận lực , đùm bọc lẫn nhau. Tình nhân ái được
thể hiện trong sự bảo ban, dìu dắt, quan tâm lẫn nhau giữa
các bạn sinh viên ở cùng phòng, cùng dãy, cùng tổ, cùng
lớp với nhau. . Tính cách trên có được cũng là nhờ một
phần triết lý sống của nhà Phật.
Thấm nhuần tư tưởng khuyến khích con người sống
hướng thiện , nhẫn nại, tự tin vào sức mình, gieo nhân
nào thì gặt quả ấy nên sinh viên luôn tự nhủ với bản thân
mình phải làm điều thiện ngay từ khi mình còn trẻ để tạo
nhân lành cho đời sau.
Triết lý Phật giáo đã góp phần làm cho đạo đức , tâm lý,
lối sống của các bạn sinh viên có những nét riêng. Giáo lý
Phật giáo đã tác động mạnh mẽ đến nêp sống của cộng
đồng sinh viên hiện nay.
Triết lý Phật giáo dạy con ngươi
1.3.3 biểu hiện của nhận thức nhân sinh quan Phật giáo qua
niềm tin tôn giáo, lễ nghi, giáo luật
18
19
Có rất nhiều người trở thành tín đồ của đọa Phật và trong
đó có một bộ phận sinh viên sư phạm. Sinh viên sư phạm
đến chùa với nhiều mục đích khác nhau. Một số là những
người cô đơn, gặp trắc trở trong cuộc sống, tình duyên,
mất niềm tin, những sinh viên có mong muốn được che
trở , giúp đỡ của thế lực siêu nhiên. Sinh viên, một độ
tuổi có thể coi như 1/3 cuộc đời, cũng đã nếm trải kha khá
những đắng cay, mặn ngọt của cuộc đời. Do đó, một số
lượng không nhỏ trong tầng lớp sinh viên sư phạm đã có
một sái nhìn sâu xa, bao dung và muốn tìm được sự bình
yên trong tâm hồn mình.
Lớp trẻ, đặc biệt là sinh viên hiện nay được biết đến Phật
giáo thông qua các nghi thức cúng lễ ở nhà vào những
ngày giỗ, ngày tết, qua lời dạy của ông bà, cha mẹ, qua
các lễ hội được tổ chức ở địa phương, ngôi chùa gần với
nơi mình đang theo học.
Nhiều chùa lớn như chùa Quán Sứ, chùa Chân Tiên, chùa
Khai Nguyên...thường tổ chức các buổi thuyết giảng Phật
pháp do các hòa thượng, đại đức , tăng ni trụ trì.
Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, ông bà
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà là một loại hình thức tín
ngưỡng , từ lâu đã ảnh hưởng sâu sắc đến người dân Việt
Nam và tác động mạnh mẽ tới lớp trẻ , nhất là tầng lớp
sinh viên luôn hướng về cội nguồn. Dù ở bất cứ nơi đâu,
cứ đến ngày giỗ của tổ tiên là con cháu lại sum họp về ,
19
20
thắp nén tâm hương cho tổ tiên của mình. Nhờ có tín
ngưỡng này mà con cháu luôn nhớ đến tổ tiên của mình,
không bao giờ có thể lãng quên
Tín ngưỡng thờ Phật Quán Âm Bồ Tát
Một số người quan niệm thờ Phật Quán Âm với mong
muốn có được sự có mặt của ngài ở khắp mọi nơi để ngài
che chở, đỡ nâng cho gia đình họ. Do đó Phật, Quán Âm
với tư cách là bậc thầy sáng suốt, dẫn đường cho chúng
sinh, là vị thần linh có đủ uy thế ban phúc, giáng họa.
Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát nghe thấu mọi điều
kêu than của chúng sinh. Với câu chuyện tín ngưỡng
Quán Âm nghìn mắt, nghìn tay cứu độ tất cả chúng sinh .
Tương truyền , Phật bà Quán Âm đã hiến trọng cả đôi
mắt, đôi tay của mình để làm thuốc cứu chữa chúng sinh
khỏi cơn dịch bệnh. Vì vậy, bà được Phật ban cho 1000
cánh tay, 1000 đôi mắt để bà có thể nhìn thấu nỗi khổ của
chúng sinh nghìn lần hơn nữa và làm điều thiện tăng lên
gấp nghìn lần.
Vì vậy mà sinh viên sư phạm luôn khép mình vào đúng
môi trường mô phạm mình đang theo học, lấy những lời
Phật dạy làm tiêu chuẩn, thước đo để mình không mắc
phải sai lầm. Cứ vào mỗi ngày rằm, mùng 1 hay những
đại lễ lớn thì sinh viên cùng đem tấm lòng thành của mình
đến trước Phật để cầu mong sự bình an, an lành, an lạc
cho mình và gia đình. Sinh viên sư phạm đã nhận thức
20
21
Phật giáo một cách sau sắc nhất để có thể giúp cho phẩm
chất của mình luôn tươi sáng và xứng đáng với nghề dạy
học.
21