Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

142 CÂU HỎI PHỎNG VẤN HÀNG ĐẦU KHI XIN VIỆC VÀ CÁCH CHUẨN BỊ CV THẬT HIỆU QUẢ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.3 KB, 52 trang )

A. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT CV
1. Thông tin cá nhân
Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.
2. Vị trí ứng tuyển
Nêu vị trí mà ứng viên ứng tuyển
3. Mục tiêu nghề nghiệp
Nêu rõ mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn
4. Học vấn
Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên
quan. Nhấn mạnh tới thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có).
5. Kinh nghiệm làm việc
Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách: Theo thứ tự từ công việc gần nhất, theo
thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Nhấn mạnh tới các kinh nghiệm,
thành tích đạt đƣợc trong công việc. Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình
nguyện (nếu có).
6. Các kỹ năng, phẩm chất cá nhân
a. Kỹ năng, kiến thức
 Kỹ năng thuyết trình.
 Kỹ năng làm việc theo nhóm
 Kỹ năng sử dụng Internet, tin học văn phòng tốt
 Am hiểu về thƣơng mại điện tử và quy trình XNK
 Ngoại ngữ tốt
 Một số kỹ năng khác + những sở trƣờng đặc biệt, ít ngƣời có.
 ……….
b. Phẩm chất cá nhân
 Năng động, sáng tạo
 Trung thực, có tính kỷ luật cao
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
1



 Chịu đƣợc áp lực cao trong công việc
 Có trách nhiệm trong công việc, giải quyết tới tận cùng vấn đề
 Sẵn sàng đi công tác và làm việc thêm giờ (khi cần)
7. Sở thích, mối quan tâm
Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính đặc trƣng cho
nghề nghiệp.
8. Ngƣời tham khảo
Là ngƣời sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời mà bạn
có.
Ngƣời đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công
ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn.
Ngƣời tham khảo có thể cũng chính là ngƣời viết Thƣ giới thiệu cho bạn.
Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của
người tham khảo.
LƢU Ý: Các lỗi hay mắc phải:
Thiếu một hoặc một số nội dung chính nhƣ kể trên .
Sử dụng ảnh không phù hợp, sử dụng các thông tin cá nhân vừa thừa vừa
thiếu
Sắp xếp các thông tin một cách lộn xộn, không theo logic trình tự.
Các thông tin bị mâu thuẫn với nhau.
Ngôn ngữ dài dòng, bóng bẩy hay thái quá, ngoa ngôn. CV quá dài hoặc quá
ngắn.
Lỗi chính tả đánh máy.

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
2


CÁC LƢU Ý KHI VIẾT THƢ XIN VIỆC
Thông thƣờng thƣ xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn

phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh
các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc
đƣợc với bạn. Một vài lời hứa hẹn chân thành. Bày tỏ mong muốn thật sự đƣợc
đóng góp cho công ty.
Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu.
Tránh tuyệt đối việc sai lỗi chính tả và các dấu chấm câu. Chú ý xuống dòng ở
những chỗ cần thiết. Trình bày thoáng, đẹp mắt.
Bƣớc cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ: Đọc và kiểm tra lại hồ sơ của mình. Nếu
có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ bạn bè
kiểm tra, hoặc nhân viên tƣ vấn giúp bạn.

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
3


Mẫu thƣ cảm ơn
Mẫu 1

Chào ….
Em là………….. Cảm ơn anh và Công ty đã tạo điều kiện cho em tham dự vào
buổi phỏng vấn.
Em cảm thấy mình may mắn vì đã trực tiếp đƣợc thể hiện khả năng và năng lực
của mình. Qua phỏng vấn em có cơ hội hiểu rõ hơn về bản thân, cũng nhƣ biết
thêm về phong cách làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện của công ty.
Em thật sự mong muốn đƣợc làm việc lâu dài cùng công ty mình. Hi vọng rằng
trình độ của em có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu vị trí ứng tuyển của công ty.
Dù kết quả có đƣợc tuyển hay không em cũng chân thành cảm ơn anh và công
ty đã dành thời gian quý báu của mình để phỏng vấn em.
Mong đƣợc có cơ hội làm việc cùng anh và công ty.
Thêm một lần nữa, em xin bày lòng cảm ơn của mình tới anh và công ty. Chúc

anh và quý công ty đạt đƣợc thành tựu mới, các anh các chị làm việc luôn luôn
vui vẻ và thành công.
Tên A

Email:
Điện thoại:0961238223
Vietnam National University, HN
University Of Languages and international studies

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
4


Mẫu 2:
Chào ..,k.j
Em là ………………. Cảm ơn anh và quý công ty đã tạo điều kiện cho em có
cơ hội tham dự vào buổi phỏng vấn ứng tuyển vị trí nhân viên xuất nhập khẩu
sáng hôm nay.
Đây là dịp rất may mắn với em vì đƣợc trực tiếp thể hiện khả năng và nguyện
vọng của mình, đồng thời đƣợc trao đổi một cách thẳng thắn về các điều kiện
tuyển dụng với công ty. Qua phỏng vấn em có cơ hội hiểu rõ hơn về bản thân,
cũng nhƣ biết thêm về phong cách làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện của
công ty.
Em thật sự mong muốn đƣợc làm việc lâu dài cùng công ty mình. Hi vọng rằng
trình độ và kĩ năng của em có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu vị trí ứng tuyển của
công ty.
Dù kết quả có đƣợc tuyển hay không em cũng thật sự chân thành cảm ơn anh
và công ty đã dành thời gian quý báu của mình để phỏng vấn và chia sẻ, góp ý
những điểm mạnh điểm yếu cho em.
Em hi vọng đƣợc có cơ hội làm việc cùng anh và công ty và hi vọng sớm biết

kết quả. Nếu có bất cứ một công việc hay vị trí nào phù hợp với năng lực của
em, hi vong quý công ty có thể liên lạc với em nếu cần.
Chúc anh và quý công ty đạt đƣợc nhiều thành công mới. Chúc các anh chị làm
việc luôn vui vẻ và hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn !
gjfjdfhdfh
Email:
Điện thoại:
Vietnam National University, HN

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
5


Tổng hợp các câu hỏi khi phỏng vấn xin việc
Câu hỏi 1: Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với
công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ
đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực
hiện đƣợc ở công việc trƣớc đó.
Câu hỏi 2: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thƣờng gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu
thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công
ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhƣng gắn với ―sự phù hợp‖ của bạn
với công ty.
Câu hỏi 3: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Cách xử lý: Nếu gặp phải một ngƣời phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang
tính thách thức bạn nhƣ trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công
việc phù hợp và công ty cũng cần ngƣời phù hợp. Nhƣng lƣu ý đừng so sánh bạn
với bất kỳ ai khác

Câu hỏi 4: Bạn có nghĩ bạn là ngƣời thành công?
Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vƣợt trên tất cả
mọi ngƣời, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và nếu cần
sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
Câu hỏi 5: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trƣớc hoặc ốm đau, bận
việc cá nhân… nhƣng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tƣơng đối
thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn
bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chƣơng trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù
hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 6: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà
tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo nhƣ: ―tôi sẽ làm cho
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
6


công ty mãi nếu nhƣ cả hai đều hài lòng‖ hoặc ―tôi sẽ làm hết sức nếu nhƣ thấy tốt
cho cả hai‖…
Câu hỏi 7: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vƣợt so với yêu cầu của chúng tôi?
Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là ngƣời xin việc và đang cần một công
việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về năng lực
của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là ngƣời phù hợp.
Câu hỏi 8: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con ngƣời (cấp cao) hoặc quản
lý công việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và quản lý của
bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý, sắp xếp và phối hợp
với đồng nghiệp hiệu quả.
Câu hỏi 9: Bạn có phải là ngƣời giỏi làm việc theo nhóm?
Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị cho

câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công nhƣ thế nào khi làm
việc theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty, giúp tăng hiệu
quả cho dự án B…
Câu hỏi 10: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu đƣợc tuyển dụng vào dự án X
của chúng tôi?
Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là ngƣời linh hoạt và
trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trƣởng nhóm thì quan trọng là hiệu quả
cuối cùng.
Câu hỏi 11: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?
Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công việc và
khả năng cũng nhƣ kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn tƣơng tự bạn đã
từng trải qua.
Câu hỏi 12: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?
Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó. Hãy
cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có đƣợc thành quả tốt cho công ty.
Câu hỏi 13: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
7


Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách bạn
xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu nhƣ bạn có thƣ giới thiệu của sếp cũ, hãy cho
nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.
Câu hỏi 14: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo hƣớng: ―áp
lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa‖, cho họ biết là bạn có thể làm việc
có áp lực, nhƣng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ càng tuyệt nếu
bạn có ví dụ về công việc trƣớc đó.
Câu hỏi 15: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chƣa có kinh nghiệm trong

việc này?
Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin
cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công việc hiện
nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết)
Câu hỏi 16: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Cách trả lời: Tránh những câu trả lời nhƣ ―lƣơng cao‖, ―công ty uy tín‖… thay vào
đó hãy nói về môi trƣờng làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội học hỏi…
Câu hỏi 17: Nhƣ thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: ―Khi tôi hoàn thành
đƣợc yêu cầu công việc cả về chất cũng nhƣ lƣợng, đồng thời đƣợc sự khẳng định
của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt‖.
Câu hỏi 18: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân
không?
Cách xử lý: Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự sẵn sàng
cố gắng vì công ty hay không. Nếu có thể hãy giải thích vì sao quyền lợi công ty lại
quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.
Câu hỏi 19: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn? Cách trả lời: Bạn
không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính ngƣời phỏng vấn lại là sếp sau
này của bạn. Hãy đƣa ra những câu trả lời mà sếp thƣờng có, ví dụ giỏi giang, tế
nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc…
Câu hỏi 20: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
8


Cách xử lý: Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của bạn và cho thấy bạn
có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho họ thấy bạn là ngƣời biết vƣơn lên và có
động lực tốt.
Câu hỏi 21: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?

Cách xử lý: Hãy cho họ biết rằng bạn đang bƣớc đầu làm quen với công việc, do
vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích sự phát
triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công việc khiến
bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 22: Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?
Cách hỏi: hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi ở nhà và tƣơng đối thẳng thắn hỏi về các
vấn đề xung quanh công việc bạn đang nộp đơn. Hãy tỏ ra lắng nghe và hiểu rõ
ràng câu trả lời, đừng phản ứng hấp tấp vội vàng nếu nhƣ cảm thấy câu trả lời có
những điểm chƣa hợp ý bạn.
Câu hỏi 23: Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?
Cách trả lời: Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công dựa vào những yếu tố phù
hợp giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là ngƣời phù
hợp.
Câu hỏi 27: Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc nhƣ thế nào?
Cách trả lời: Hãy tự tin trả lời rằng những rắc rối trong công việc chính là cơ sở để
con ngƣời tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh nghiệm tốt.
Bạn cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không xử lý rắc rối theo cách cá nhân
và hiểu rằng các xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt. Bạn hãy cho họ biết bạn đã
từng giải quyết rắc rối thế nào và rút ra bài học kinh nghiệm gì, đó là cách thuyết
phục tốt nhất.
Câu hỏi 28: Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?
Cách trả lời: Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công việc, sẽ
là tuyệt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn gắn kết mọi ngƣời.
Hy vọng với những gợi ý về các câu hỏi thƣờng gặp khi phỏng vấn và cách trả lời
trên, bạn sẽ tích lũy cho mình đƣợc những kinh nghiệm cần thiết khi đi phỏng vấn
xin việc nhé.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
9



Câu hỏi 30: Hãy nói về bản thân bạn?
Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của
bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhƣng gắn
với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới
vấn đề cuộc sống cá nhân khi ngƣời tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm
hiểu.
Câu hỏi 31: Hãy cho tôi biết bạn mơ ƣớc công việc gì?
Cách trả lời: Nếu nhƣ bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của
bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm
tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với
công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại
của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với
ƣớc mơ thì hãy đƣa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví dụ: mơ ƣớc một môi
trƣờng làm việc năng động, đƣợc giao tiếp, đƣợc học hỏi để phát triển v.v…
Câu hỏi 32: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
Đây là 1 trong những câu phỏng vấn xin việc thƣờng gặp nhất.
Cách xử lý: Hãy đƣa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn
theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng
những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ
hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy
mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.
Câu hỏi 33: Điểm yếu của bạn là gì?
Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu
của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý
tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhƣng ẩn chứa điểm mạnh trong đó.
Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và
dán nó trƣớc mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà
quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu
thành điểm mạnh.

Câu hỏi 3.4: Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn
với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
10


quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà
bạn đã thực hiện đƣợc ở công việc trƣớc đó.
Câu hỏi 35: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thƣờng gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên
cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm
tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhƣng gắn với ―sự phù
hợp‖ của bạn với công ty.
Câu hỏi 36: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Cách xử lý: Nếu gặp phải một ngƣời phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi
mang tính thách thức bạn nhƣ trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn
cần công việc phù hợp và công ty cũng cần ngƣời phù hợp. Nhƣng lƣu ý đừng
so sánh bạn với bất kỳ ai khác.
Câu hỏi 37: Bạn có nghĩ bạn là ngƣời thành công?
Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vƣợt trên tất
cả mọi ngƣời, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và
nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
Câu hỏi 38: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trƣớc hoặc ốm đau,
bận việc cá nhân… nhƣng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và
tƣơng đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao
để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chƣơng trình tiếng Anh tại trung
tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà
tuyển dụng.

Câu hỏi 39: Đồng nghiệp cũ thƣờng nói gì về bạn?
Cách trả lời: Hãy cho họ biết một vài câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn
mang tính tích cực hoặc có ẩn chứa sự tích cực. Nhƣng cũng đừng phóng đại
những câu nói đó.
Câu hỏi 40: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà
tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo nhƣ: ―tôi sẽ làm

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
11


cho công ty mãi nếu nhƣ cả hai đều hài lòng‖ hoặc ―tôi sẽ làm hết sức nếu nhƣ
thấy tốt cho cả hai‖…
Câu hỏi 41: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vƣợt so với yêu cầu của chúng
tôi?
Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là ngƣời xin việc và đang cần một
công việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về
năng lực của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là ngƣời phù hợp.
42: Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy
cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn
mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách
mới.
Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể
đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)
Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi
bạn đƣợc tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hƣởng của bạn đối với
công ty chứ không phải những khả năng đặc trƣng của bạn.
Ví dụ: ―Tôi có những ý tƣởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng

hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn
tƣợng và sự tin tƣởng với khách hàng".
43: Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?
Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đƣa ra thì đây là
lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: ―Tôi chƣa có kinh nghiệm trong việc
trực tiếp bán hàng nhƣng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học
hỏi một cách nhanh chóng".
44: Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?
Câu trả lời ƣng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là ngƣời đƣợc hỏi đƣa ra
đƣợc ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trƣờng hợp bạn bị ông chủ cũ
khiển trách và kinh nghiệm bạn học đƣợc từ đó và kết thúc bằng câu: ―Tôi nghĩ
phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó
ngày một tốt hơn".
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
12


45: Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
Khi đó bạn nên hỏi ngƣợc lại rằng: ―Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu
giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ đƣợc trả lƣơng theo số giờ đó phải không?‖.
Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: ―Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ
nhƣng tôi sợ nó sẽ ảnh hƣởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng
để duy trì chất lƣợng làm việc".
46: Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?
Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả
năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: ―Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi
một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình".
47:Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chƣa?
Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn
có đƣợc nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: ―Tôi nghĩ ông/bà

đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài
giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi
về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã
cống hiến cho công ty cũ".
48: Mức lƣơng bạn mong chờ là bao nhiêu?
Bạn nên tìm hiểu mức lƣơng của những ngƣời cùng ngành với bạn trƣớc khi đi
phỏng vấn để có thể đƣa ra một mức lƣơng hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa
hai bên và bạn chƣa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy
nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
49: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Lúc này bạn có thể hỏi một số câu nhƣ: ―Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu
của công ty?‖; ―Bạn sẽ có đƣợc cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải
không?‖; ―Nếu tôi đƣợc tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp
nhanh nhất?‖... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.
Câu hỏi 50: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con ngƣời (cấp cao) hoặc
quản lý công việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và
quản lý của bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý, sắp
xếp và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
13


Câu hỏi 51: Bạn có phải là ngƣời giỏi làm việc theo nhóm?
Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị
cho câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công nhƣ thế nào
khi làm việc theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty, giúp
tăng hiệu quả cho dự án B…
Câu hỏi 52: Triết lý trong công việc của bạn là gì?
Cách trả lời: Tuy câu hỏi có vẻ ―cao siêu‖, nhƣng hãy trả lời ở mức độ đơn giản

nhất. Hãy nói tới những giá trị công việc mà bạn hƣớng tới, đồng thời gắn nó
với tập thể, với công ty.
Câu hỏi 53: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu đƣợc tuyển dụng vào dự án X
của chúng tôi?
Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là ngƣời linh hoạt và
trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trƣởng nhóm thì quan trọng là hiệu
quả cuối cùng.
Câu hỏi 54: Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
Cách trả lời: Có thể bạn khó chịu với một số tính cách nhất định hay thậm chí
vùng miền, tuy nhiên khi bạn không biết ngƣời đang phỏng vấn mình có yếu tố
đó không thì không nên nói ra. Thay vào đó hãy trả lời rằng khó chịu hay không
do cách mình nhìn nhận và giải quyết vấn đề, và cho dù khó chịu thì bạn cũng
vẫn phải làm việc và giải quyết công việc ổn thỏa.
Câu hỏi 55: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?
Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công
việc và khả năng cũng nhƣ kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn
tƣơng tự bạn đã từng trải qua.
Câu hỏi 56: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?
Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó.
Hãy cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có đƣợc thành quả tốt cho
công ty.
Câu hỏi 57: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
14


Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách
bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu nhƣ bạn có thƣ giới thiệu của sếp cũ,
hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.

Câu hỏi 58: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo hƣớng:
―áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa‖, cho họ biết là bạn có thể
làm việc có áp lực, nhƣng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ càng
tuyệt nếu bạn có ví dụ về công việc trƣớc đó.
Câu hỏi 59: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chƣa có kinh nghiệm trong
việc này?
Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự
tin cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công
việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết).
Câu hỏi 60: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Cách trả lời: Tránh những câu trả lời nhƣ ―lƣơng cao‖, ―công ty uy tín‖… thay
vào đó hãy nói về môi trƣờng làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội học
hỏi…
Câu hỏi 61: Nhƣ thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: ―Khi tôi hoàn
thành đƣợc yêu cầu công việc cả về chất cũng nhƣ lƣợng, đồng thời đƣợc sự
khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt‖.

62. Nhƣợc điểm của anh/chị là gì?
Đây là câu trả lời nhạy cảm nhất. Nên tối thiểu hoá nhƣợc điểm và nhấn mạnh
vào ƣu điểm. Tránh những phẩm chất mang tính cá nhân mà tập trung vào khía
cạnh chuyên nghiệp. Có thể trả lời ―Đôi lúc tôi lo làm việc nhiều quá nên không
sắp xếp đƣợc thời gian hợp lý‖.
63. Nếu đƣợc nhận vào làm ở vị trí này, anh/chị nghĩ là mình có ƣu điểm gì
để hoàn thành tốt công việc?
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
15



Tùy theo vị trí có câu trả lời phù hợp. Nêu những ƣu điểm nổi bật giúp ích cho
vị trí dự tuyển cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm đã có.
64. Tại sao anh/chị muốn làm việc ở đây?
Ngƣời phỏng vấn đang muốn nghe câu trả lời cho thấy bạn có đầu tƣ suy nghĩ
chứ không chỉ gửi hồ sơ xin việc đi vì có thông báo tuyển dụng. Ví dụ ―Tôi đã
chọn ra một số công ty quan trọng có phƣơng châm làm việc phù hợp với khả
năng của tôi và công ty này nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách những lựa
chọn ƣa thích của tôi‖
65. Mục tiêu của anh/chị là gì?
Nên nói về mục tiêu trƣớc mắt và ngắn hạn. Ví dụ ― Mục tiêu trƣớc mắt của tôi
là có đƣợc việc làm phù hợp tại tập đoàn lớn và ngƣời lãnh đạo giỏi nhƣ công
ty. Mục tiêu dài hạn tuỳ thuộc vào mục tiêu của công ty, còn riêng bản thân tôi
sẽ tìm ra những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp‖
66. Tại sao anh/chị lại chuyển việc?
Sau ba năm trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức, tôi quyết định
tìm kiếm cho mình một công ty có nhiều cơ hội phát triển để tôi có thể phát huy
hết khả năng của mình và thành công hơn.
67. Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
Ngƣời phỏng vấn muốn biết điều gì có thể tạo động lực cho bạn làm việc và có
thể hiểu thêm về sở thích của bạn. ―Ở công việc cũ tôi hài lòng nhất là đƣợc
tiếp xúc với khách hàng, đƣợc hiểu họ và giải quyết những khúc mắc của họ để
sản phẩm và dịch vụ của công ty tốt hơn và khách hàng hài lòng hơn‖.
68. Anh/chị có thể làm đƣợc gì cho chúng tôi?
Hãy tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm, kỹ năng và cá tính. ―Tôi có đƣợc sự kết
hợp độc đáo giữa kỹ năng bán hàng và khả năng xây dựng mối quan hệ với
khách hàng. Điều này cho phép tôi sử dụng vốn kiến thức của mình cùng với kỹ
năng giao tiếp khá tốt của tôi.
69. Ba điểm tích cực mà ngƣời chủ nói về bạn?
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
16



Đây là cách tuyệt vời để thể hiện ƣu điểm của mình thông qua lời của ngƣời
khác. ― Sếp tôi từng nói tôi là ngƣời chịu khó làm việc và ông ta thích sự năng
động, hài hƣớc của tôi‖
70. Anh/chị đang tìm kiếm mức lƣơng nào?
Bạn đƣợc lợi thế khi ngƣời phỏng vấn tìm việc làm yêu cầu đƣa ra mức lƣơng
trƣớc. Tuy nhiên không nên đƣa ra một con số cụ thể sẽ khiến nhà tuyển dụng
đánh giá bạn chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình. ―Tôi nghĩ công ty sẽ trả mức
lƣơng phù hợp với năng lực và khối lƣợng công việc của tôi, tôi chắc chắn khi
đến lúc, chúng ta sẽ có thể đồng ý một con số hợp lý‖.
71. Thành tích lớn nhất trong công việc của anh/chị là gì?
Nếu đó là sự thành công thể hiện qua những con số thì trả lời dễ dàng. Nhƣng
nếu bạn chỉ là một nhân viên thì không nên thổi phồng những cống hiến của
mình cho công việc cũ. Bạn có thể trả lời ―Thành tích lớn nhất của tôi trong
công việc vẫn là dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình. Tôi có thể làm
việc độc lập hoặc theo nhóm để cùng nhau hoàn thành tốt mục tiêu của công ty
đề ra‖.
72.NÓI CHO TÔI BIẾT THÔNG TIN VỀ BẠN?
Các bƣớc để trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Bƣớc 1: Bạn có thể giới thiệu ngắn gọn về bản thân nhƣ sau:
Ví dụ, bạn có thể nói: Tôi là Nguyễn Mạnh Việt. Tôi tốt nghiệp cử nhân kinh doanh
trƣờng đại học Kinh tế quốc dân. Sau 5 năm làm Giám đốc kinh doanh, tôi đã tích
lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo, quản lý và thúc đẩy nhân viên để
đạt đƣợc mục tiêu của công ty.
Bƣớc 2: Chia sẻ về kinh nghiệm mà bạn có đƣợc ở vị trí gần đây nhất.
Bạn hãy trình bày kinh nghiệm mà bạn có đƣợc khi làm việc trong 2-3 công ty gần
đây nhất và những kinh nghiệm đó có ích gì cho công việc mới của bạn.
Ví dụ: Tôi hiện là Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Bắc của Công ty ABC. Với
kinh nghiệm tích lũy đƣợc từ các khóa huấn luyện, tôi đã triển khai nhiều chiến dịch

kinh doanh, phát triển đƣợc hệ thống khách hàng mới và duy trì các khách hàng
hiện tại. Sau 6 tháng, tôi đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng và đẩy doanh thu tăng 37%.
Bƣớc 3: Trình bày những tố chất có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà tuyển dụng
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
17


Đừng bao giờ nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ tự tìm xem bạn có tố chất gì phù hợp với
công việc của họ, bạn hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn có tố chất gì mà họ đang
mong đợi.
Bƣớc 4: Phỏng vấn nhà tuyển dụng
Bạn sẽ có thể ―kiểm soát‖ buổi phỏng vấn và thu thập thêm thông tin về Công ty
mình đang muốn làm việc nếu biết cách đặt ra các câu hỏi thể hiện đƣợc sự thông
minh, có chiều sâu kiến thức. Với cách này, bạn có thể giảm bớt căng thẳng khi
tham gia phỏng vấn và khiến nhà tuyển dụng phải ―vị nể‖ và đánh giá đúng vị thế
của bạn.
Một số mẹo khi trả lời câu hỏi:
Mẹo số 1: Cơ sở tham chiếu thông tin
Khi bạn trình bày các thông tin về mình, đừng quên đƣa ra các thông tin làm cơ sở
tham chiếu để nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu thêm về bạn.
Mẹo số 2: Thông tin trung thực
Nếu bạn đƣợc tuyển dụng, thông tin của bạn sẽ đƣợc lƣu giữ lại. Và nhà tuyển dụng
có rất nhiều cách để tìm hiểu xem thông tin bạn đƣa ra là đúng hay sai. Chính vì
vậy, hãy trung thực khi cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng.
Mẹo số 3: Luyện tập trƣớc
Trƣớc khi phỏng vấn, bạn hãy tập luyện ở nhà với ngƣời thân, bạn bè của mình
hoặc tự tập trong phòng riêng. Khi tập luyện nhƣ thế, bạn sẽ tạo đƣợc cách trả lời
trôi chảy, ngắn gọn, xúc tích, có sức thuyết phục đối với nhà tuyển dụng trong thời
gian ngắn nhất có thể. Tránh việc đƣa ra các thông tin không liên quan và không
cần thiết.

73. THẾ MẠNH CỦA BẠN LÀ GÌ?
Câu hỏi này giúp cho bạn đƣa ra những điểm mạnh mà bạn thấy nhà tuyển dụng
đang cần ở ứng viên.
Các bƣớc để trả lời câu hỏi này:
a) Xác định điểm mạnh của bạn là gì
• Kiến thức
• Kinh nghiệm
• Kỹ năng
• Năng lực
b) Chuẩn bị danh sách điểm mạnh của bạn

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
18


Bạn nên chuẩn bị liệt kê cho mình những điểm mạnh, nổi bật nhất của mình, và một
đến hai ví dụ từ những thành tích gần đây nhất cho thấy bạn đã thành công với
những điểm mạnh ấy để minh họa.
c) Xem kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng
Bạn nên xem xét thật kỹ những yêu cầu của nhà tuyển dụng để có thể chọn trong
danh sách đã ―soạn sẵn‖ của mình những điểm mạnh phù hợp nhất với yêu cầu.
• Nhìn chung, các nhà tuyển dụng đều có xu hƣớng muốn nhìn thấy ở nhân viên
mình các điểm mạnh chính sau:
• Kỹ năng giao tiếp tốt
• Có khả năng thích nghi với sự thay đổi về văn hóa công ty
• Linh hoạt trong giải quyết vấn đề
• Chăm chỉ
• Biết cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm
3. Tại sao bạn lại bỏ việc?
a.Bạn có thể chuẩn bị trƣớc một số câu trả lời cho những câu hỏi nhƣ thế này:

• Tôi luôn sẵn sàng đối mặt với các thách thức mới để có cơ hội thăng tiến.
• Công ty đã thu hẹp lĩnh vực đầu tƣ và không còn tập trung vào lĩnh vực mà tôi
đang làm. Tôi phải chuyển qua một công việc mới mà tôi hoàn toàn không có kinh
nghiệm và khả năng đảm trách. Vì vậy tôi ra đi để công ty tuyển dụng ngƣời khác
phù hợp hơn.
• Công ty chuyển địa điểm quá xa chỗ ở của tôi.
b.Những điều bạn không nên nói:
• Than phiền về sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ
• Tôi đã không hoàn thành công việc của mình.
• Tôi sẽ ngồi vào vị trí của nhà tuyển dụng trong 5 năm tới
4. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
a.Mục đích của câu hỏi này nhằm:
• Kiểm tra khả năng và tham vọng của bạn cũng nhƣng khả năng lập kế hoạch cho
tƣơng lai
• Nhà tuyển dụng muốn xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn có phù hợp với
những mục tiêu, chiến lƣợc lâu dài hoặc nhu cầu nhân sự trƣớc mắt của công ty hay
không.
b.Các cấp độ của mục tiêu nghề nghiệp
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
19


• Chƣa chắc chắn về mục tiêu của mình: Hiện tại tôi đang tập trung vào nhiệm vụ
và mục tiêu của công ty nên tôi chƣa có mục tiêu dài hạn cho riêng mình.
• Mục tiêu trƣớc mắt: Tôi muốn tìm đƣợc công việc phù hợp và có thể đi làm ngay.
• Mục tiêu ngắn hạn (1 – 2 năm): Tôi sẽ học lấy bằng BMA hoặc một loại bằng nào
đấy…
• Mục tiêu trung hạn (3 – 5 năm tới): Trở thành trƣởng phòng / trƣởng nhóm hoặc
chuyên gia trong lĩnh vực đang làm.
• Mục tiêu dài hạn (5 – 10 năm tới): Trở thành giám đốc kinh doanh khu vực trong

2 năm tới và bạn muốn trở thành giám đốc kinh doanh vùng trong 5 năm tiếp theo.
c.Xác định mục tiêu phù hợp:
• Những mục tiêu này có phù hợp với công việc mà bạn đang xin hay không?
• Những mục tiêu này có giúp ích cho công việc hiện tại của bạn hay không?
• Những mục tiêu này có giúp công việc của bạn phát triển trong 3-5 năm tới
không?
d.Làm thế nào để đạt đƣợc mục tiêu?
• Thiết lập danh sách những việc bạn cần phải làm để đạt đƣợc mục tiêu.
• Đảm bảo danh sách của mình rõ ràng, hợp lý và có tính khả thi.
• Sắp xếp chúng theo thứ tự ƣu tiên và thực hiện chúng hàng ngày.
5. Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
a.Mục đích của câu hỏi này nhằm:
Ngƣời phỏng vấn mong đợi một câu trả lời cho thấy bạn đã cân nhắc kỹ lƣỡng về
công ty mình muốn làm việc chứ không phải là bạn đã gửi đi bao nhiêu hồ sơ xin
việc và chờ đợi ngƣời ta gọi điện tới.
b.Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên chuẩn bị trƣớc theo những gợi ý sau:
• Tìm hiểu về công ty mà bạn xin tuyển dụng và đọc kỹ về vị trí mà bạn mong
muốn.
• Chuẩn bị sẵn 2 – 3 lý do bạn muốn làm việc cho công ty
c.Một số câu trả lời mẫu:
• Công việc này là một thách thức mới và là kinh nghiệm quý giá để giúp tôi phát
triển
• Tôi đƣợc biết rằng công ty có chính sách tốt về đào tạo và phát triển. Đây thực sự
là cơ hội tốt cho tôi để phát triển sự nghiệp.
• Đây là một lĩnh vực mới tại Việt Nam. Tôi đã có kiến thức và kinh nghiệm về
ngành này, và mong muốn đƣợc trở thành một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
này. Vì vậy, tôi mong muốn có đƣợc cơ hội để phát nghề nghiệp tại đây.
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
20



74. ĐIỂM YẾU NHẤT CỦA BẠN LÀ GÌ?
a.Các cách trả lời:
Cách thứ 1: Nói dối
Hầu hết các ứng viên sẽ nhanh chóng trả lời không thật. Ví dụ: ―Tôi là ngƣời nghiện
công việc‖ hoặc ―Điểm yếu của tôi là tôi không bao giờ cảm thấy hài lòng cho đến
khi mọi công việc hoàn thành một cách hiệu quả và trơn tru‖
Kiểu trả lời này khiến nhà tuyển dụng thấy đó không phải là điểm yếu và bạn đang
nói dối họ.
Cách thứ 2: Đánh lạc hƣớng
Coi điểm mạnh của bạn cũng chính là điểm yếu.
Ví dụ: Tôi là ngƣời cầu toàn chính vì vậy tôi thƣờng nghĩ rằng không ai có thể thực
hiện các công việc tốt nhƣ chính tôi làm. Và kết quả là, tôi sợ không dám giao các
nhiệm vụ quan trọng cho ngƣời khác.
Kiểu trả lời này có điểm yếu là, nếu nhƣ bạn không khôn khéo, ngƣời tuyển dụng
có thể nghĩ rằng bạn đang lừa họ.
Cách thứ 3: Thành thật
Hãy nói thật một phần điểm yếu của bạn, và cách bạn đã khắc phục nó. Tốt nhất là
bạn trình bày một điểm nào đó mà trƣớc đây từng là điểm yếu của bạn nhƣng giờ
bạn đã khắc phục đƣợc nó.
Ví dụ: Tôi là ngƣời cầu toàn, vì vậy tôi không muốn giao việc cho ngƣời khác.
Nhƣng tôi nhận ra rằng, để phát triển một nhóm, từng cá nhân trong nhóm đó cần
phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và điều đó rất tốt để tạo thành một nhóm
làm việc hiệu quả.
b.Các mẹo trả lời cho câu hỏi phỏng vấn về ―điểm yếu‖:
• Đây là câu hỏi rất phổ biến trong các buổi phỏng vấn, vì vậy đừng cố tránh để
không phải trả lời chúng.
• Không nên nói về những điểm yếu có liên quan tới các yêu cầu quan trọng của
công việc.
• Đừng cố gắng ―tô vẽ‖ thêm cho điểm yếu

• Đừng nói rằng bạn không có điểm yếu. Không ai là hoàn hảo, vì vậy, bạn không
nên nói bạn chẳng có điểm yếu nào cả.
75. BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HỢP TÁC VỚI CHÖNG TÔI TRONG BAO LÂU,
NẾU BẠN ĐƢỢC TUYỂN DỤNG VÀO CÔNG TY?
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
21


Một vài gợi ý cho câu trả lời
a.Một vài gợi ý cho câu trả lời
• Không nhất thiết phải trả lời chính xác khoảng thời gian, nếu không bạn sẽ khiến
cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn sẽ không làm việc lâu dài
• Đƣa ra con số chính xác trong trƣờng hợp này không phải là 1 ý kiến hay, và câu
trả lời bạn có thể sử dụng là ―Tôi muốn hợp tác lâu dài‖ hoặc ―Tôi sẽ còn hợp tác,
miễn là công ty cảm thấy hài lòng về hiệu quả công việc tôi mang lại‖
b.Một vài câu trả lời mẫu
• Tôi mong muốn có thể làm việc lâu dài tại công ty, và bản thân tôi tự tin rằng tôi
làm việc hiệu quả.
• Tôi đã từng làm việc với công ty trƣớc trong vòng…. năm. Qua đó, công ty cũng
thấy rằng tôi là ngƣời trung thành trong công việc. Vì thế, chỉ cần công việc tốt, có
cơ hội phát triển, tôi sẽ rất vinh dự đƣợc hợp tác lâu dài.
• Sở dĩ tôi ứng cử vào vị trí này là ngay từ đầu tôi đã có hứng thú với nó. Tôi có đủ
khả năng làm tốt đƣợc công việc trên vì tôi đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành, có
niềm đam mê và có thể bắt tay ngay vào để làm việc. Hơn nữa, nếu nhƣ quý công ty
luôn tạo điều kiện tốt cho công việc của tôi thì không có lý do gì tôi phải từ bỏ nó
cả.
76. TẠI SAO CHÖNG TÔI NÊN TUYỂN DỤNG BẠN?
a.Mục đích của câu hỏi này:
Đối với nhà tuyển dụng, câu hỏi phỏng vấn ―Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn‖
hay ―Những lí do gì để chúng tôi chọn bạn thay vì các ứng viên khác? Hay ―Bạn có

thể mang đến những gì cho công ty chúng tôi‖ chính là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng
tìm ra điểm khác biệt giữa bạn và những ứng viên tiềm năng khác.
Câu hỏi này sẽ giúp bạn ―bán‖ chính bản thân bạn cho nhà tuyển dụng. Bạn hãy
nghĩ bản thân mình nhƣ 1 sản phẩm, và tại sao nhà tuyển dụng ―mua‖ bạn, thay vì
các ứng viên khác.
b.Một số gợi ý để trả lời cho câu hỏi trên:
• Đƣa ra danh sách những điểm mạnh của bạn, và những gì bạn có thể làm nếu đƣợc
tuyển dụng.
• Thể hiện những kinh nghiệm, kỹ năng bạn có để đáp ứng những tiêu chí mà công
ty bạn ứng tuyển đang tìm kiếm.

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
22


• Trình bày rõ ràng mục tiêu và mong muốn của bạn trong sự nghiệp, cũng nhƣ
những động lực và sự cống hiến cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
c.Một vài câu trả lời mẫu:
1. Những câu trả lời không nên sử dụng
— ―Tôi là một nhân viên chăm chỉ‖ – Đây là câu trả lời rất nhàm chán, vì bất kì ai
cũng có thể nói rằng họ là một nhân viên chăm chỉ
— ―Bởi vì tôi cần một công việc‖ – Đây là câu trả lời về nhu cầu của bản thân bạn,
trong khi cái nhà tuyển dụng cần là ―Bạn có thể mang lại cho họ những gì?‖
— ―Tôi thấy thông tin tuyển dụng của công ty, và tôi tin rằng mình có thể làm công
việc này‖ – Câu trả lời này thiếu mục đích và nhiệt huyết.
2. Một số câu trả lời hay
— ―Tôi có đầy đủ tố chất, kinh nghiệm, kỹ năng để đáp ứng đƣợc yêu cầu của vị trí
mà quý công ty đang tuyển dụng‖ – Bạn đang sử dụng kĩ năng chăm sóc khách
hàng của mình để giải quyết các vấn đề giữa khách hàng và công ty
— Bởi vì tôi có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tƣơng tự.

— Bởi vì tôi thực sự tin rằng mình là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí quý công ty
đang tuyển dụng, bởi ngoài khả năng đáp ứng công việc nhƣ những ứng viên khác,
tôi còn có điểm mạnh, đó là thái độ làm việc nghiêm túc, và nhiệt tình trong công
việc.
77. BẠN CÓ NHỮNG KINH NGHIỆM GÌ TRONG LĨNH VỰC NÀY? BẠN ĐÃ
CÓ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC THỰC TẾ HAY CHƢA?
Một số gợi ý cho câu trả lời
a.Một số gợi ý cho câu trả lời
• Nếu bạn chỉ có kiến thức từ quá trình học tập phù hợp với yêu cầu của công ty
tuyển dụng, hãy giải thích bạn đã học những gì và bạn sẽ áp dụng kiến thức đó vào
công ty nhƣ thế nào.
• Nếu bạn có kinh nghiệm, hãy kể cụ thể cho họ nghe về các công việc bạn từng
làm, những kinh nghiệm đã có đƣợc trong quá khứ, và thành quả bạn đã đạt đƣợc
trong các công việc trƣớc đó.
b.Một vài câu trả lời mẫu
Tôi bắt đầu làm những công việc liên quan đến máy tính từ năm 2001, đến nay tôi
đã có 15 năm kinh nghiệm về lĩnh vực này, trong đó có khoảng thời gian tôi đã từng
làm việc cho Công ty Dell. Tôi cũng có chứng chỉ về sửa chữa máy tính và hỗ trợ
hệ thống mạng. Bản thân tôi đã tự thiết kế 3 máy tính gần nhất theo ý mình.
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
23


78. TRONG THỜI GIAN VỪA QUA, BẠN LÀM GÌ ĐỂ CỦNG CỐ VÀ MỞ
MANG KIẾN THỨC CỦA BẢN THÂN?
Một số gợi ý để trả lời câu hỏi trên
a.Một số gợi ý để trả lời câu hỏi trên
• Hãy thể hiện cho họ thấy rằng bạn luôn có sự phát triển tƣ duy, kinh nghiệm thông
qua việc tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Hãy mô tả một chút về những công
việc, hoạt động giúp bạn mở mang kiến thức có liên quan tới công việc bạn đang

ứng tuyển.
• Nhà tuyển dụng luôn mong tìm kiếm những ứng viên có mục tiêu, và luôn cố gắng
để đạt đƣợc những mục tiêu của mình. Do đó, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự
ham học hỏi của bạn bằng cách liệt kê ra những sở thích hàng ngày – không phải
trong công việc, nhƣng có liên quan tới công việc, và hãy luôn ghi nhớ rằng những
sở thích mà bạn có cũng thể hiện đƣợc kĩ năng quản lí thời gian, sự tự khích lệ và
sự tự tin của bản thân bạn.
b.Một vài câu trả lời mẫu
• Mỗi ngƣời nên biết tự rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân mình. Tôi
luôn cố gắng xin những lời khuyên hữu ích từ những ngƣời đi trƣớc để có nhiều
kinh nghiệm hơn mỗi khi tôi mắc phải sai lầm nào đó trong công việc.
• Tôi đã đăng kí một khóa học, và những gì tôi đƣợc dạy trong khóa học này sẽ giúp
tôi làm việc hiệu quả hơn trong công việc hiện tại. Ngoài ra, tôi cũng tham gia các
khóa học giúp phát triển tiềm năng của bản thân và những kĩ năng khác.
79. VUI LÒNG CHO BIẾT, BẰNG CÁCH NÀO BẠN SẼ LÀ MỘT TÀI SẢN
GIÁ TRỊ VỚI CÔNG TY CHÚNG TÔI?
Bƣớc trả lời
a.Gợi ý trả lời
• Đây là một câu hỏi rất quan trọng với bạn. Nó mang lại cơ hội để bạn chứng tỏ
những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi đƣợc tuyển dụng. Hãy chứng minh
rằng bạn có những tố chất mà họ cần và là ngƣời phù hợp nhất. Sau đó, hãy tóm tắt
ngắn gọn những gì bạn có thể làm nếu về đầu quân cho công ty.
• Để trả lời tốt câu hỏi này, một lần nữa bạn cần chứng tỏ những thế mạnh của bạn,
những kỹ năng liên quan tới công việc, kinh nghiệm của bản thân, bạn sẽ làm cho
nhà tuyển dụng hiểu rằng: không chọn bạn là một quyết định sai lầm.
b.Một số mẫu câu trả lời

Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
24



• ―Mọi công ty đều mong muốn phát triển tốt hơn và bản thân tôi cũng muốn sự
nghiệp của mình gắn với thành công của công ty. Nếu tôi có thể gia nhập công ty,
tôi sẽ có cơ hội cống hiến năng lực, ý tƣởng, kinh nghiệm của mình cho sự phát
triển của công ty‖
• ―Công ty đang cần tìm một ngƣời có tham vọng phát triển trong môi trƣờng làm
việc nhanh, tốc độ, hầu nhƣ không biết mệt mỏi. Tôi đã từng làm công việc tƣơng
tự và tôi sẽ chứng minh chỉ sau 2 tuần ở đây.‖
• ―Tôi có những ý tƣởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả
công việc, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tƣợng và sự tin tƣởng với
khách hàng‖.
80. VUI LÒNG CHO BIẾT MỘT ĐỀ NGHỊ CÀI TIẾN MÀ BẠN ĐÃ THỰC
HIỆN TRƢỚC ĐÂY?
Bƣớc trả lời
Đây là câu hỏi yêu cầu bạn cần có khả năng ứng xử thông minh. Bạn cần suy nghĩ
tới một tình huống thiết thực nhƣ đề xuất bổ sung hoặc cải thiện hay thay đổi một
hệ thống, quy trình làm việc liên quan tới vị trí công việc đƣợc ứng tuyển.
81. TẠI SAO BẠN NGHĨ RẰNG BẠN SẼ LÀM TỐT CÔNG VIỆC NÀY?
Mẫu trả lời
Bạn hãy đƣa ra một số lý do kèm theo các kỹ năng, kinh nghiệm và sự đam mê
trong công việc.
1. Tôi là ngƣời học hỏi nhanh và làm việc tốt trong môi trƣờng công việc áp lực.
Khi làm việc trong một nhóm, tôi có thể truyển cảm hƣ́ng và động lƣ̣c cho các
thành viên khác hoàn thành công việc đáp ứng những mục tiêu chung của công ty.
2. Tôi tƣ̣ tin hoàn thành tốt công việc của vị trí mà công ty yêu cầu nhờ kinh nghiệm
làm việc tôi đã đúc kết đƣợc từ các công việc trƣớc. Với sự đam mê học hỏi những
điều mới mẻ và những kỹ năng đƣợc cải thiện, tôi tin mình sẽ thành công tƣ̀ công
việc này.
3. Tôi có kỹ năng, kinh nghiệm, động lực, sự đam mê và mục tiêu rõ ràng là đạt
đƣợc thành công với công việc này. Vì vậy, tôi tin tƣởng mình sẽ hoàn thành tốt

công việc nếu đƣợc tuyển dụng.
82. ĐỒNG NGHIỆP HAY BẠN BÈ ĐÁNH GIÁ BẠN LÀ NGƢỜI NHƢ THẾ
NÀO?
Mẫu 1:
Nguồn của bài viết: Tổng hợp từ nhiều nguồn
25


×