Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo phương pháp lấy người học làm trung tâm thông qua các trò chơi ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.48 KB, 23 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH BẮC NINH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ
Bắc Ninh, ngày 29 tháng 9 năm 2016
***
TÊN ĐỀ TÀI:
GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI
HỌC LÀM TRUNG TÂM THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ

Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hương Ngọc
Chức vụ: Giảng viên
Đơn vị công tác: Khoa Ngoại Ngữ - Trường Cao đẳng Thống Kê
Điện thoại: 0982.113.432
BỐ CỤC ĐỀ TÀI:
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
1.1. Các phương pháp giảng dạy tiếng Anh
1.2. Các quan điểm về dạy và học ngữ pháp tiếng Anh
1.3. Nguyên tắc dạy và học ngữ pháp
1.4. Quy trình dạy và học ngữ pháp
2. Thực trạng học tập môn tiếng Anh tại trường Cao đẳng Thống kê
3. Giải pháp
PHẦN III: Kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và đề xuất



1. Kết quả đạt được
2. Bài học kinh nghiệm
3. Những đề xuất kiến nghị
PHẦN IV: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới, là
chìa khóa để mở cửa thế giới. Tiếng Anh có vai trò hết sức quan trọng đối với thế
hệ trẻ. Nó không chỉ là một môn học bắt buộc trong nhà trường mà nó còn là một
công cụ giao tiếp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Tuy nhiên, việc học tiếng Anh sẽ không dễ dàng chút nào nếu chúng ta học
không đúng phương pháp. Ngày nay nền giáo dục Việt Nam đang có xu hướng hội
nhập với thế giới do vậy phương pháp dạy học đã đổi mới theo hướng lấy người
học là trung tâm, trong đó giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và giúp đỡ
học sinh lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả hơn.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được tiến hành ở tất cả các trường, ở
tất cả các môn học. Đối với môn tiếng anh, việc đổi mới phương pháp giảng dạy
cũng ít nhiều thu được những thành quả nhất định.Song trong thực tế, để vận dụng
có hiệu quả phương pháp đó khi dạy từng kiểu bài, từng tiết dạy cho từng đối tượng
học sinh cụ thể như thế nào thì vẫn còn nhiều bất cập đối với mỗi giáo viên chúng
ta.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh, chúng ta cần phát huy
được tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp các em có hứng thú say mê học tập.
Đây là một việc làm hết sức cần thiết và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của giáo viên.
Chính vì lẽ đó, trong khi giảng dạy tiếng Anh tại trường Cao đẳng Thống kê,
tôi đã cố gắng tìm tòi , nghiên cứu, vận dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại

nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên. Trong đó tôi thấy việc sử dụng các trò
chơi ngôn ngữ rất hiệu quả đối với việc giảng dạy ngữ pháp. Sinh viên không chỉ
đơn thuần học được cấu trúc ngữ pháp mà còn thực hành giao tiếp được thông qua
cấu trúc ngữ pháp ấy.
Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giảng dạy ngữ pháp
tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ”
Với đề tài này tôi mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm của mình vào
việc tạo hứng thú cho sinh viên khi học môn ngữ pháp và giúp các em thực hành
giao tiếp có hiệu quả trong hoàn cảnh thực tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài trên nhằm đạt các mục đích sau:


- Tạo hứng thú cho sinh viên, hạn chế sự căng thẳng trong giờ học
- Tạo cơ hội cho người học có điều kiện hình thành khả năng chủ động giao
tiếp, bớt rụt rè khi giao tiếp bằng tiếng Anh, củng cố lại kiến thức mọt cách thường
xuyên và ứng dụng có hiệu quả khi giao tiếp trong các tình huống thực tế
- Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng
dạy và nghiệp vụ công tác của bản thân
3. Đối tượng nghiên cứu
“Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ” trong dạy ngữ pháp tiếng Anh cho
sinh viên trường Cao đẳng Thống kê.
4. Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ khái quát sơ bộ về các phương pháp giảng dạy
tiếng Anh và giới thiêu một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngữ pháp tiếng
Anh áp dụng tại trường Cao đẳng Thống kê.
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.1. Nghiên cứu cơ sơ lý luận của phương pháp dạy học truyền thống và
hiện đại đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực lấy người học là trung tâm.
4.1.2. Nghiên cứu thực trạng học tập môn tiếng Anh tại trường cao đẳng

Thống kê.
4.1.3. Vận dụng phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua các
trò chơi ngôn ngữ cho sinh viên trường Cao đẳng Thống kê.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích, hệ thống
hóa, khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đề tài
4.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: quan sát việc học tiếng Anh của sinh viên trong mỗi
buổi lên lớp
- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện: trao đổi với đồng nghiệp, sinh viên
nhằm tìm hiểu thực trạng học tập môn tiêng Anh
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
và đúc rút kinh nghiệm của bản thân
- Phương pháp thực nghiệm: so sánh 2 phương pháp : phương pháp truyền
thống và phương pháp dạy học mới theo hướng lấy người học là trung tâm


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
1.1. Các phương pháp giảng dạy tiếng Anh
a. Phương pháp “ngữ pháp - dịch”
Đây là phương pháp dạy tiếng Anh truyền thống được áp dụng mạnh mẽ ở
Việt Nam vào những năm 1970 cho đến tận những năm 1990. Ở phương pháp này,
chương trình tập trung chủ yếu vào phát triển kỹ năng đọc hiểu, học thuộc lòng từ
vựng, dịch văn bản, viết luận và phân tích ngôn ngữ (học để nắm chắc các quy tắc
ngôn ngữ). Các bài khóa được biên soạn và chia ra thành từng đoạn ngắn. Việc
giảng giải các quy tắc ngôn ngữ là cơ bản. Học sinh được học về ngữ pháp rất kỹ
trên cơ sở các hiện tượng ngữ pháp cơ bản được rút ra từ các bài khóa. Để kiểm tra
sự thông hiểu về nội dung bài khóa và các quy tắc ngôn ngữ, học sinh bắt buộc phải
dịch các bài khóa sang tiếng mẹ đẻ. Học sinh không được phép mắc lỗi ngôn ngữ,

nếu có phải sửa ngay.
Phương pháp này có các ưu điểm:
- Học sinh được rèn luyện rất kỹ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ vựng khá
lớn.
- Học sinh nắm được tương đối nhiều các cấu trúc cơ bản, thuộc lòng các
đoạn văn hay các bài khóa mẫu.
- Học sinh có thể đọc hiểu nhanh các văn bản.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều hạn chế:
- Không giúp học sinh “giao tiếp” được. Hoat động chủ yếu trong lớp là
người thầy, nghĩa là người thầy giảng giải, nói nhiều còn học sinh thì thụ động ngồi
nghe và ghi chép, không có ý kiến phản hồi hoặc không tham gia giao tiếp (nói) với
thầy và bạn bè
- Hoạt động dạy hoc chỉ diễn ra một chiều, học sinh hoàn toàn bị động,
không có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp, khả năng sáng tạo đặc biệt là kỹ
năng nói của học sinh bị hạn chế nhiều.
b. Phương pháp Nghe - Nói:
Phương pháp này nhấn mạnh đến vai trò luyện tập thành thục các mẫu câú
trúc có sẵn, nhấn mạnh vào việc dạy kỹ năng nói và nghe trước kỹ năng đọc và
viết. Khác với phương pháp ngữ pháp - dịch, phương pháp này đáp ứng đúng mục
tiêu cần đạt được của người học là hình thành và phát triển cả 4 kỹ năng, nhưng ưu


tiên phát triễn kỹ năng nói, nghe trước đọc và viết. Việc cung cấp kiến thức ngôn
ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được thực hiện xen lồng trong quá trình dạy học.
Phương pháp.
Nghe - Nói không cho phép việc dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp, khuyến khích
tối đa việc dùng tiếng Anh trong quá trình dạy học. Khi thực hiện, người ta nhấn
mạnh việc phát triển 2 kỹ năng nghe và nói là chủ yếu. Việc dạy học thông qua
thực hành cấu trúc câu và qua các bài tập ứng dụng, người học tự phát hiện và tìm
hiểu những điểm giống nhau (so với tiếng mẹ đẻ) về cấu trúc câu, cách phát ngôn

và đưa ra các quy tắc ngôn ngữ. Yêu cầu người học bắt chước mẫu do người dạy
cung cấp. Ví dụ như, các bài hoặc mẩu đối thoại mẫu (dialogues) có chứa cấu trúc
câu hoặc hiện tượng ngôn ngữ cần truyền đạt. Học sinh luyện tập mẫu đó thực chất
là hình thành một thói quen ngôn ngữ theo các hình thức như: hỏi và trả lời về bài
đối thoại mẫu, thực hành thêm một số bài tập cấu trúc (thay thế, bổ sung, chuyển
đổi...)
Phương pháp này có các ưu điểm sau:
- Có hiệu quả đối với những người mới học, đặc biệt là đối với học sinh tiểu
học hoặc học sinh ở đầu cấp THCS. Học sinh cảm thấy phấn khởi tự tin khi được
nghe và tập bắt chước theo giáo viên. Ví dụ học sinh làm theo lệnh của giáo viên
hoặc hát các bài hát tiếng Anh đơn giản
Phương pháp này vẫn còn có những hạn chế:
- Học sinh có trình độ ngoại ngữ cao rất dễ nhàm chán với phương pháp này
nếu không có sự điều chỉnh phương thức dạy học cần thiết.
- Học sinh áp dụng những gì đã được lĩnh hội trong lớp học vào thực tiễn
giao tiếp ngôn ngữ là khó. Các em không thể vận dụng các hình thức ngôn ngữ (các
mẫu lời nói) được luyện tập trên lớp một cách tự nhiên vì tuy học sinh có khả năng
nghe hiểu, nhớ và bắt chước ngay tại chỗ trong lớp học song các em cũng rất chóng
quên và cảm thấy bị “tắc” khi gặp tình huống tương tự trong giao tiếp thực, tức là
không diễn đạt được những gì định nói mặc dù sau một thời gian dài học tập.
c. Phương pháp giao tiếp hay tiếp cận giao tiếp được xem như phương pháp
dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay.
Hầu hết các giáo trình, SGK phổ thông tiếng Anh trên thế giới và ở Việt
Nam hiện nay đều được biên soạn dựa theo quan điểm của phương pháp này. Qua
đó, coi mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp/
kỹ năng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. Để giao tiếp được, phương pháp này đòi hỏi
phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của


quá trình sản sinh ngôn ngữ, và tính đến ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng

ngày. Ngoài ra phương pháp giao tiếp còn chú ý đến phương diện nghĩa của ngôn
ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp. Khái niệm này về sau các
nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ. Như vậy, theo phương pháp giao tiếp
ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp.
Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ là tiếp thu và nắm chắc
kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần đạt được năng lực (khả
năng) giao tiếp, tức là phát triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc,
viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp. Vì vậy, các tài liệu dạy học hiện đều
hướng đến giúp người học có thể thực hiện được các chức năng ngôn ngữ khác
nhau, chẳng hạn như xin phép, đề nghị, yêu cầu ai đó làm việc gì, mô tả sự vật, bày
tỏ sự quan tâm, thích thú hoặc không thích... Hơn nữa, để giao tiếp hiệu quả, người
học cần phải sử dụng các hình thức ngôn ngữ thích hợp với tình huống giao tiếp
trong đó yêu cầu người tham gia giao tiếp phải thể hiện được ý định giao tiếp thông
qua việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Với phương pháp này, trong giờ dạy giáo viên thực hiện theo 5 bước:
+ Giới thiệu ngữ liệu (presentation)
+ Thực hành bài tập (Exercises)
+ Hoạt động giao tiếp (Communicative activities)
+ Đánh giá (Evaluation)
+ Củng cố (Consolidation)
Về ưu điểm, phương pháp giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp
khác là nó bao trùm mọi phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các
yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ... nhằm rèn luyện kỹ
năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt phương pháp giao tiếp coi hình thành và phát
triển bốn kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết là mục đích cuối cùng của quá
trình dạy học. Các kiến thức về ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là
phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Vì vậy
phương pháp giao tiếp thực sự giúp cho học sinh có khả năng sử dụng được tiếng
Anh để giao tiếp.
Về hạn chế, phương pháp giao tiếp nhấn mạnh vào việc hình thành và phát

triển 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong quá trình dạy học, trong đó
kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) không được quan tâm một cách
thích đáng . Kết quả là một số học sinh cảm thấy khó có thể giao tiếp vì học sinh
làm sao có thể nghe, nói, đọc, viết được một khi các em không nắm chắc hệ thống


quy tắc ngôn ngữ. Mặt khác, theo quan điểm của phương pháp này, quan hệ giữa ý
định giao tiếp (bao gồm các hành động lời nói hay là các chức năng ngôn ngữ học
được) và hiện thực là quá phức tạp, không rõ ràng. Nói cách khác, người ta khó có
thể lựa chọn các phát ngôn theo chức năng phù hợp với nhu cầu giao tiếp thực tế đa
dạng và rất phức tạp. Trong quá trình dạy học, giáo viên giữ vai trò là người hướng
dẫn , tổ chức thực hiện còn học sinh đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học,
tức là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập thực hành.
Điều kiện tối thiểu để học sinh thực hành kỹ năng ngôn ngữ là mỗi lớp học không
quá đông ( khoảng 35 học sinh 1 lớp), có đầy đủ thiết bị nghe nhìn , băng đĩa CD,
tranh tình huống. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nên nhấn mạnh vào 4 kỹ
năng và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ. Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ luôn luôn
được ưu tiên trong bất kì hình thức nào.
Để thực hiện thành công giờ dạy theo phương pháp này, giáo viên cần:
+ Giảm tối đa thời gian nói của mình trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn
ngữ cho học sinh
+ Dạy học theo cách gợi mở - giáo viên chỉ gợi mở và dẫn dắt để học sinh tự
tìm ra lời giải đáp hoặc con đường đi của mình
+ Khai thác kiến thức sẵn có, kiến thức nền về văn hóa, xã hội cũng như
ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ.
+ Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận lỗi như
một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ
chính lỗi của bản thân và bạn bè
+ Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng là của bài luyện tập mà còn chú
trọng đến cả quá trình luyện tập và phương pháp học tập của học sinh.

1.2. Các quan điểm về dạy và học ngữ pháp tiếng Anh
a. Quan điểm thứ nhất: coi ngôn ngữ là một hệ thống các quy tắc ngữ pháp
và từ vựng.
Muốn làm chủ một ngôn ngữ người học phải nắm được hệ thống câc quy tắc
ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ ấy.Đai diện cho quan điểm này là đường hướng
“ngữ pháp - dịch”. Đường hướng này cho rằng việc dạy ngữ pháp tập trung vào các
quy tắc ngữ pháp ở cấp độ câu và giới hạn ở việc dạy cấu trúc và dạng biến đổi từ.
Hình thức luyện tập chủ yếu là làm bài tập ngữ pháp và dịch các câu riêng lẻ sang
tiếng mẹ đẻ. Ngữ cảnh sử dụng ngữ pháp không được đề cập đến trong quá trình
dạy học. Giảng viên dành nhiều thời gian trên lớp thuyết trình hoặc giải thích các
hiện tượng ngôn ngữ. Sinh viên lắng nghe, ghi chép, ghi nhớ và trả lời các câu hỏi
của giáo viên. Đại diện cho quan điểm này là phương pháp dịch truyền thống,
những năm gần đây người ta nhận ra rằng đây không phải là cách tối ưu nhất trong


việc dạy và học ngữ pháp tiếng Anh, thậm chí nay còn bị coi là lạc hậu bởi giáo
viên không phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của
sinh viên thông qua các hoạt động tương tác trong giao tiếp, sinh viên khá thụ
động, không biết ứng dụng tốt vào thực tế. Chủ yếu sinh viên ghi nhớ các công
thức một cách máy móc mà không hề suy nghĩ về nó một cách sâu sắc hơn, việc
học thuộc lòng lý thuyết đơn thuần, sẽ khiến sinh viên dễ quên, không phát triển
được tư duy và hệ thống hóa các điểm ngữ pháp và ít có cơ hội luyện tập để hình
thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
b. Quan điểm thứ hai cho rằng ngữ pháp sẽ được tiếp thu tự nhiên thông qua
việc tiếp xúc với ngôn ngữ
Nói khác đi, việc dạy ngữ pháp chỉ có hiệu quả khi sinh viên tự khái quát các
quy tắc ngữ pháp thông qua thực hành. Đại diện cho quan điểm này là “ phương
pháp trực tiếp”. Những giáo viên theo “ phương pháp trực tiếp” thường bỏ qua việc
phân tích các quy tắc ngữ pháp mà yêu cầu người học sử dụng ngôn ngữ cho mục
đích giao tiếp với hi vọng người học sẽ rút ra được các quy tắc chi phối ngôn ngữ

ấy.
c. Quan điểm thứ ba là quan điểm theo “đường hướng giao tiếp”
Quan điểm này coi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con
người và ngữ pháp là một trong những phương tiện ngôn ngữ để thực hiện chức
năng giao tiếp. Như vậy, dạy và học ngữ pháp là cần thiết nhưng không phải là mục
đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ. Mục tiêu của việc dạy và học ngữ pháp là:
- Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về
ngữ pháp tiếng Anh, đặt nền móng cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp
- Giúp sinh viên ý thức được những yếu tố cơ bản cũng như ý thức được sự
tồn tại của ngữ pháp viết và nói để sinh viên có thể định hướng cho việc tự bồi
dưỡng kiến thức ngôn ngữ.
1.3. Nguyên tắc dạy và học ngữ pháp
a. Kết hợp phương pháp quy nạp và diễn dịch
Qui na ̣p và diễn dich
̣ là hai phương pháp trái ngươ ̣c nhau trong da ̣y
ho ̣c. Phương pháp qui na ̣p là cách da ̣y “từ dưới lên”, sinh viên đươ ̣c giảng viên
hướng dẫn tìm hiể u và tự khám phá các qui tắ c ngữ pháp thông qua làm bài tâ ̣p.
Giảng viên đưa ra các ví du ̣ sau đó từ từ lái sinh viên vào hướng phát triể n các qui
tắ c, lí thuyế t.
Chẳ ng ha ̣n sinh viên đo ̣c mô ̣t bài đo ̣c hiể u bao gồ m hàng loa ̣t những câu mô
tả những viêc̣ mà mô ̣t người đã làm trong ngày bình thường. Sau đó giảng viên có
thể bắ t đầ u đưa ra mô ̣t vài câu hỏi như : Nhân vâ ̣t trong bài đã làm viê ̣c A, viêc̣ B
trong bao lâu? Đã bao giờ đế n điạ điể m X,Y nào đó trong bài chưa? Khi nào? ....…


Tiế p theo, để giúp sinh viên hiể u đươ ̣c sự khác nhau giữa hai thì : Qúa khứ đơn và
Hiê ̣n ta ̣i hoàn thành, những câu hỏi đi sâu hơn bắ t đầ u đươ ̣c đă ̣t ra như: Câu hỏi nào
trong số những câu hỏi vừa rồ i đề câ ̣p đế n mô ̣t điể m thời gian cu ̣ thể trong quá
khứ? Câu hỏi nào đề câ ̣p đế n kinh nghiê ̣m đã từng trải của mô ̣t người? Từ đó giảng
viên bắ t đầ u quay la ̣i giải thích về sự khác biêṭ giữa hai thì này; những ví du ̣ minh

ho ̣a có thể đươ ̣c lấ y từ chính bài tâ ̣p mà sinh viên vừa làm để giúp ho ̣ tìm hiể u và tự
khám phá ra qui tắ c ngữ pháp và hiể u đươ ̣c sự áp du ̣ng trong thực tế của lí thuyế t
vừa ho ̣c. Sử du ̣ng phương pháp này thường mấ t nhiề u thời gian hơn, nhưng
thường đa ̣t hiêụ quả cao nhấ t nế u như giảng viên muố n sinh viên :
- Tự ho ̣c cách tìm ra chủ đề chính hay các nguyên tắ c của bài ho ̣c.
- Biế t cách ứng du ̣ng các khái niê ̣m để giải quyế t các vấ n đề mà sinh viên
chưa từng gă ̣p phải trước đó.
- Biế t khi nào sử du ̣ng như thế nào những cấ u trúc đã đươ ̣c ho ̣c.
- Biế t cách luôn luôn đă ̣t câu hỏi và tư duy về những gì mình chưa biế t.
- Hiể u ra bản chấ t của vấ n đề .
Phương pháp diễn dich
̣ là phương pháp “da ̣y từ trên xuố ng”. Đây là
phương pháp da ̣y đúng theo chuẩ n mà trong đó giảng viên đưa ra các qui tắ c, lí
thuyế t ngữ pháp và giải thích cho sinh viên trước khi ho ̣ làm bài tâ ̣p ứng du ̣ng.Giáo
viên giới thiêụ cấ u trúc ngữ pháp kèm các bài tâ ̣p giúp người ho ̣c nắ m vững cấ u
trúc ngữ pháp đó. Với phương pháp Diễn dich,
̣ viê ̣c da ̣y ngữ pháp đa ̣t hiê ̣u quả cao
nhấ t khi giảng viên muố n sinh viên hiể u bài mô ̣t cách nhanh và chiń h xác, thường
là bài tâ ̣p trên lớp hoă ̣c trong sách.
Phương pháp diễn dich
̣ không yêu cầ u sự đô ̣ng naõ nhiề u, do đó ít thách thức
đố i với người ho ̣c trong khi phương pháp qui na ̣p yêu cầ u người ho ̣c phải tự tìm tòi
và suy nghi ̃ do đó giúp quá trình ho ̣c hiêụ quả hơn, cấ u trúc ngữ pháp đươ ̣c nghi
nhớ lâu hơn tuy mấ t nhiề u thời gian hơn.
Hai phương pháp trên có thể đươ ̣c minh ho ̣a đố i chiế u như sau:
PP Qui na ̣p
Ví du ̣ cu ̣ thể >>>> Qui tắ c NP

PP Diễn dich
̣


;
;

Qui tắ c NP >>>> Ví du ̣ cu ̣ thể

Vâ ̣y khi nào chúng ta nên dùng phương pháp diễn dich
̣ hay khi nào dùng
phương pháp qui na ̣p?
Mô ̣t số giảng viên cho rằ ng sinh viên cầ n đươ ̣c ta ̣o điề u kiêṇ để dễ dàng chủ
đô ̣ng liñ h hô ̣i kiế n thức nên thường dùng phương pháp qui na ̣p. Tuy nhiên cũng có


những lúc giảng viên cầ n phải giải thích các khái niê ̣m và hiê ̣n tươ ̣ng ngữ pháp thì
sinh viên mới có thể thấ y đươ ̣c tầ m quan tro ̣ng của vấ n đề mà ho ̣ đang ho ̣c và khi
đó giảng viên cầ n áp du ̣ng phương pháp Diễn dich.
̣
Viê ̣c sử du ̣ng phương pháp nào trong hai phương pháp trên là hơ ̣p lí nhấ t phu ̣
thuô ̣c vào mu ̣c tiêu của giảng viên với cấ u trúc ngữ pháp cầ n da ̣y. Tuy nhiên, cách
tố t nhấ t để da ̣y ngữ pháp là kế t hơ ̣p cả hai phương pháp trong quá triǹ h da ̣y ho ̣c.
b. Đảm bảo mố i quan hê ̣ giữa cấ u trúc ngữ pháp và chức năng giao tiế p
Như phân tích ở trên, các cấ u trúc ngữ pháp chỉ có ý nghiã khi chúng đươ ̣c
sử du ̣ng trong giao tiế p. Theo phương pháp truyề n thố ng, cấ u trúc ngữ pháp thường
đươ ̣c tách biê ̣t khỏi ngữ cảnh, vì vâ ̣y người ho ̣c it́ có điề u kiê ̣n làm quen với ngữ
nghiã và ngữ du ̣ng của cấ u trúc ngữ pháp. Ví du ̣ khi ho ̣c thể bi ̣ đô ̣ng, sinh viên
đươ ̣c giới thiêụ cấ u trúc bi ̣ đô ̣ng, cách biế n đổ i từ câu chủ đô ̣ng sang bi ̣ đô ̣ng và
thực hành làm bài tâ ̣p chuyể n đổ i câu chủ đô ̣ng sang bi đô
̣ ̣ng. Với cách da ̣y như vâ ̣y
sinh viên không nắ m đươ ̣c khi nào sử du ̣ng thể bi ̣đô ̣ng thay cho thể chủ đô ̣ng trong
giao tiế p bằ ng tiế ng Anh.

Để khắ c phu ̣c đươ ̣c nhươ ̣c điể m trên, giảng viên cầ n da ̣y cấ u trúc ngữ pháp
trong giao tiế p thực tế , qua đó làm rõ mố i quan hê ̣ giữa cấ u trúc ngữ pháp với chức
năng giao tiế p. Cu ̣ thể trong trường hơ ̣p trên, giảng viên có thể giải thích ta ̣i sao thể
bi ̣ đô ̣ng đươ ̣c sử du ̣ng thay thể chủ đô ̣ng trong giao tiế p để nhấ n ma ̣nh tới hành
đô ̣ng hơn là chủ thể hành đô ̣ng… Tóm la ̣i, khi đưa ra mô ̣t hiêṇ tươ ̣ng ngữ pháp
mới, giảng viên có thể hiǹ h dung ra hoàn cảnh áp du ̣ng của hiêṇ tươ ̣ng ngữ pháp
đó. Ngữ cảnh minh ho ̣a càng cu ̣ thể và dễ hiể u thì sinh viên càng dễ tiế p thu bài ho ̣c
mới, các em cảm thấ y hào hứng và ghi nhớ hơn. Cũng có thể giảng viên để sinh
viên tự phát hiê ̣n và nhâ ̣n ra hiêṇ tươ ̣ng ngữ pháp mới trong ví du ̣ mà giảng viên
đưa ra. Giang viên nên đưa ra ngữ cảnh bằ ng tiế ng Anh để sinh viên quen dầ n với
ngoa ̣i ngữ ho ̣ đang ho ̣c. Giang viên cũng cầ n nhớ đừng lướt qua bài ho ̣c mới quá
nhanh để chắ c chắ n rằ ng sinh viên có đủ thời gian để “ngấ m” những kiế n thức mới
ho ̣c. Viê ̣c nhắ c đi nhắ c la ̣i mô ̣t kiế n thức mới không bao giờ là thừa bởi viê ̣c nhắ c
la ̣i thông qua luyê ̣n tâ ̣p sẽ giúp sinh viên ghi nhớ dễ dàng hơn.
c. Phát triển khả năng sử dụng ngữ pháp trong giao tiế p hơn là có kiế n thức
về ngữ pháp
Ta thường gă ̣p các trường hơ ̣p sinh viên có thể làm đúng các bài tâ ̣p ngữ
pháp hoă ̣c giải thích rõ ràng về các qui tắ c ngữ pháp nhưng la ̣i mắ c lỗi trong khi sử
du ̣ng chiń h những qui tắ c ngữ pháp đó trong khi giao tiế p.


Viê ̣c hiể u và nắ m vững các qui tắ c ngữ pháp là cầ n thiế t xong đó chưa phải
là điề u kiê ̣n duy nhấ t trong da ̣y và ho ̣c tiế ng Anh. Trên cơ sỏ hiể u về các cấ u trúc
ngữ pháp, sinh viên cầ n sủ du ̣ng chúng trong nghe, nói, đo ̣c, viế t bằ ng tiế ng Anh.
Đây chính là nguyên tắ c ho ̣c thông qua sử du ̣ng hay: “Learning by doing”.
Để quán triêṭ điề u này, giảng viên phải là người luôn đô ̣ng viên sinh viên giơ
tay phát biể u trong giờ ho ̣c tiế ng Anh chứ không chỉ đơn thuầ n ngồ i nghe giảng
viên nói. Haỹ để cho sinh viên đủ thời gian để có thể truyề n tải những gì ho ̣ muố n
nói bằ ng tiế ng Anh và giảng viên luôn sẵn sàng lắ ng nghe để giúp từng sinh viên
nói đươ ̣c nhưng câu nói bằng tiế ng Anh theo cách hữu hiêụ nhấ t.

Giảng viên phải luôn yêu cầ u sinh viên áp du ̣ng tiế ng Anh vào thực tế bằ ng
cách yêu cầ u sinh viên sủ du ̣ng các mâu câu đã ho ̣c để nói về cuô ̣c số ng, dự đinh,
̣
công viê ̣c… của mình hoă ̣c của ba ̣n bè hay người thân,.. Với cách làm này, giảng
viên sẽ giúp sinh viên sử du ̣ng tiế ng Anh mô ̣t cách chủ đô ̣ng và hiê ̣u quả.
1.4. Quy trình dạy và học ngữ pháp
Cho dù giảng viên cho ̣n kế t hơ ̣p các phương pháp như thế nào thì viê ̣c da ̣y và
ho ̣c ngữ pháp cũng thường thông qua qui trình ba giai đoa ̣n: giới thiêu,
̣ luyê ̣n tâ ̣p và
vâ ̣n du ̣ng.
- Giới thiê ̣u
Mu ̣c tiêu của giai đoa ̣n này là giúp sinh viên nhâ ̣n diêṇ cấ u trúc ngữ pháp về
da ̣ng thức và ngữ nghiã cũng như các khía ca ̣nh khác nhau của cấ u trúc. Đây là giai
đoa ̣n sinh viên sử du ̣ng trí naõ ngắ n ha ̣n. Giang viên cầ n giớ thiêụ cấ u trúc trong
ngữ cảnh, sau đã tách cấ u trúc khỏi ngữ cảnh và giải thích cấ u ta ̣o của cấ u trúc
cũng như các qui luâ ̣t chi phố i da ̣ng thức và hoa ̣t đô ̣ng của nó. Giang viên có thể
giải thích ngắ n go ̣n các cấ u trúc ngữ pháp tương đồ ng với tiế ng me ̣ đẻ.Viê ̣c giới
thiêụ vấ n đề và cấ u trúc ngữ pháp trong mô ̣t bố i cảnh cu ̣ thể và có ý nghiã sẽ khiế n
cho các vấ n đề ngữ pháp đó dễ hiể u và dễ ghi nhớ hơn đố i với sinh viên. Nhờ có
tiǹ h huố ng cu ̣ thể mà sinh viên có thể đoán đươ ̣c cách thức sử du ̣ng của cấ u trúc
ngữ pháp. Sau đó những phỏng đoán này đươ ̣c giảng viên kiể m chứng la ̣i, sinh viên
sẽ có khả năng ghi nhớ lâu hơn rấ t nhiề u. Đố i với mô ̣t số vấ n đề ngữ pháp, viê ̣c sử
du ̣ng hình ảnh là mô ̣t sự lựa cho ̣n tố i ưu giúp giảng viên đưa ra cấ u trúc mô ̣t cách
sinh đô ̣ng, trực tiế p và rõ ràng trong mô ̣t tình huố ng cu ̣ thể . Viêc̣ sử du ̣ng hình ảnh
thông qua sự trơ ̣ giúp của các phương tiêṇ nghe nhiǹ (visual aid) trong giảng da ̣y sẽ
giúp các giảng viên truyề n tải hiêụ quả và dễ dàng hơn các khái niê ̣m khó và trừu
tươ ̣ng. Hình ảnh sẽ giúp sinh viên tiế p câ ̣n và nắ m bắ t thông tin nhanh hơn vì các
em có thể hin
̀ h dung ngữ cảnh rõ ràng. Cách thức giới thiệu ngữ pháp thông qua



hình ảnh khá thú vị nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể làm được, đặc biệt
trong những trường hợp cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp khó và phức tạp cũng như
khi giảng viên không có thời gian tìm kiế m hình ảnh thích hơ ̣p. Trong những
trường hợp như thế này thì việc giới thiệu vấn đề hay cấu trúc ngữ pháp trong một
tình huống thực tế cụ thể sẽ là cách giúp sinh viên tiếp cận vấn đề tốt và nhanh hơn.
Ngoài ra, cách giới thiệu này cũng rất có ích trong quá trình thực hành sau này bởi
sinh viên đã biết cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp trong tình huống cụ thể ngoài đời.
Đây là phương pháp giảng dạy ngữ pháp phổ biến nhất từ trước đến nay ở Việt
Nam vì các giáo viên luôn đưa ra các câu ví dụ điển hình rồi mới phân tích cấu trúc
ngữ pháp có trong các câu ví dụ đó.
Đố i với mô ̣t số vấ n đề ngữ pháp, viê ̣c sử du ̣ng hình ảnh là mô ̣t sự lựa cho ̣n
hay giúp giảng viên đưa ra cấ u trúc mô ̣t cách sinh đô ̣ng, trực tiế p và rõ ràng.
Ví du ̣, khi giới thiêụ cấ u trúc: “Too + adjective + to do something”
Giang viên có thể với tay lên trầ n nhà và hỏi sinh viên: “Can I touch it?”
Sinh viên sẽ trả lời: “No, you can’t”.
Sau đó giảng viên có thể dễ dàng đưa ra cấ u trúc bằ ng cách nói:
“You’re right. I can’t do it because it’s too high to touch”
Khi giới thiêụ mô ̣t vấ n đề ngữ pháp mới, giảng viên không nên dùng những
từ phức ta ̣p hoă ̣c sinh viên chưa biế t để giải thích bài giảng mà nên đưa ra ví du ̣
đơn giản để làm cho vấ n đề ngữ pháp trở nên dễ hiể u hơn đồ ng thời sinh viên cũng
có thể tâ ̣p trung vào bản thân cấ u trúc ngữ pháp đó. Điề u quan tro ̣ng nhấ t là giảng
viên phải biế t cách đơn giản hóa ngôn ngữ cũng như từ vựng khi giải thích mô ̣t cấ u
trúc ngữ pháp. Hơn nữa, bấ t cứ khi nào mô ̣t vấ n đề mới đươ ̣c giới thiêụ thì giảng
viên cũng nên nhắ c la ̣i những vấ n đề liên quan mà sinh viên đã đươ ̣c ho ̣c trước đây
để kiế n thức của sinh viên có thể dầ n dầ n đươ ̣c nâng lên thông qua biêṇ pháp ôn tâ ̣p
cuố n chiế u này. Nô ̣i dung bài ho ̣c cầ n đươ ̣c giảng viên in sẵn rồ i phát cho sinh viên
hoă ̣c ghi lên bảng và yêu cầ u sinh viên chép vào vở ghi. Các mẫu câu và cấ u trúc
cầ n đươ ̣c ghi chính xác, rõ ràng và cầ n đươ ̣c đóng khung hoă ̣c đánh dấ u để dễ tra
cứu. Mỗi câu cũng cầ n đươ ̣c ghi chú mô ̣t cách ngắ n go ̣n ( gồ m đinh

̣ nghiã , cách sử
du ̣ng, vv…). Giảng viên nên hướng dẫn sinh viên phân biêṭ giữa thông tin nào cầ n
ho ̣c thuô ̣c lòng và thông tin nào cầ n tư duy để nhớ. Chẳ ng ha ̣n khi da ̣y thì quá khứ
đơn, giảng viên yêu cầ u sinh viên ho ̣c thuô ̣c lòng các đô ̣ng từ bấ t qui tắ c. Tuy nhiên
khi da ̣y cách sử du ̣ng của thì này, giảng viên có thể giúp sinh viên phát triể n tư duy
bằ ng cách yêu cầ u sinh viên vâ ̣n du ̣ng vào các tiǹ h huố ng trong quá khứ, so sánh


các điể m cũng như các cấ u trúc ngữ pháp có mố i tương quan nhằ m hiể u sâu, phân
biêṭ rõ ràng và tránh nhầ m lẫn.
- Luyê ̣n tập
Sau khi da ̣y những khái niê ̣m cơ bản, giảng viên cho sinh viên làm bài tâ ̣p
ngay dựa vào những kiế n thức mới. Những bài tâ ̣p này lúc đầ u thường đơn giản và
dễ hiể u nhằ m giúp sinh viên nắ m vững khái niê ̣m cơ bản.Giảng viên cầ n sử du ̣ng
nhiề u loa ̣i bài tâ ̣p khác nhau để sinh viên luyê ̣n tâ ̣p nhằ m ghi nhớ sâu hơn cấ u trúc
mới ho ̣c. Đây là giai đoa ̣n sinh viên chuyể n kiế n thức từ từ trí nhớ ngắ n ha ̣n sang trí
nhớ dài ha ̣n. Do mỗi cấ u trúc ngữ pháp có nhiề u khía ca ̣nh khác nhau (da ̣ng thức,
ngữ nghiã , ngữ du ̣ng), nên giảng viên cầ n sử du ̣ng các loa ̣i hoa ̣t đô ̣ng đa da ̣ng và
phong phú như: điề n vào chỗ trố ng; đổ i da ̣ng câu; dich;
̣ câu hỏi đa lựa cho ̣n; ghép
câu; sửa lỗi; vv …. Các da ̣ng bài tâ ̣p này phầ n lớn đươ ̣c giới thiê ̣u trong giáo triǹ h.
Sau đó, sinh viên cầ n phải đươ ̣c làm các bài tâ ̣p nâng cao hơn để vừa tăng tiń h tư
duy, vừa kích thích sinh viên ho ̣c. Tuy nhiên các bài tâ ̣p này cũng không nên quá
khó khiế n các sinh viên ho ̣c yế u hơn sẽ dễ thấ y nản.
Viê ̣c giao bài tâ ̣p về nhà cho sinh viên cũng là cầ n thiế t và giảng viên cũng
cầ n dành thời gian chữa bài tâ ̣p cũng như giải thích những khúc mắ c của sinh viên.
Để làm đươ ̣c viê ̣c này thì giảng viên phải luôn ta ̣o không khí thoải mái trong giờ
da ̣y, ta ̣o điề u kiê ̣n cho các em không thấ y nga ̣i khi muố n bày tỏ những vấ n đề còn
chưa rõ.
- Vận dụng

Nế u trong giai đoa ̣n luyê ̣n tâ ̣p, sinh viên tâ ̣p trung chú ý vào hình thức và
cách sử du ̣ng của cấ u trúc thì trong giai đoa ̣n vâ ̣n du ̣ng, sinh viên thực hành sử
du ̣ng cấ u trúc ngữ pháp đáp ứng các mu ̣c tiêu giao tiế p thực tế . Trong cuô ̣c số ng,
chúng ta sử du ̣ng ngôn ngữ để truyề n đa ̣t và trao đổ i thông tin với người khác qua
khẩ u ngữ hay bút ngữ. Do đó viê ̣c da ̣y ngữ pháp không chỉ đơn thuầ n là giới thiêụ
và luyê ̣n cấ u trúc ngôn ngữ mà còn phải giúp người ho ̣c tham gia giao tiế p, trao đổ i
thông tin và vâ ̣n du ̣ng ngữ pháp trong các tình huố ng mô phỏng giao tiế p hàng
ngày. Chính điề u này la ̣i giúp sinh viên tăng hứng thú giao tiế p đồ ng thời hiể u và
sử du ̣ng đươ ̣c cấ u trúc đó ngoài mu ̣c đích đơn thuầ n.
Sinh viên luôn thích thú khi đươ ̣c sắ m vai mô ̣t người khác. Hoa ̣t đô ̣ng đóng
vai ta ̣o cơ hô ̣i để cho sinh viên thực hành, vâ ̣n du ̣ng ngữ pháp có kiể m soát hay
tương đố i tự do. Các bài tâ ̣p sử du ̣ng các cấ u trúc ngữ pháp để truyề n đa ̣t và trao
đổ i thông tin trong các tình huố ng giả tưởng sẽ mang la ̣i hiêụ quả cao và gây hứng
thú ho ̣c tâ ̣p cho sinh viên. Chẳ ng ha ̣n vâ ̣n du ̣ng sử du ̣ng thời quá khứ sẽ thú vi ̣ hơn


khi sinh viên đươ ̣c yêu cầ u diễn vai hai người ba ̣n lâu năm mới gă ̣p la ̣i nhau và ôn
la ̣i những kỉ niê ̣m hay viê ̣c làm trong quá khứ: hay sinh viên diễn vai chỉ đường cho
mô ̣t khách du lich
̣ khi các em đươ ̣c ho ̣c về các giới từ chỉ phương hướng.
Ngoài ra các hoa ̣t đô ̣ng, trò chơi có các tình huố ng vâ ̣n du ̣ng cấ u trúc ngữ
pháp đươ ̣c ho ̣c cũng là những hình thức đươ ̣c nhiề u giảng viên lựa cho ̣n. Tuy
nhiên, cầ n lưu ý rằ ng những hoa ̣t đô ̣ng luôn mấ t nhiề u thời gian và khó quản lí lớp.
2. Thực trạng học tập môn tiếng Anh tại trường Cao đẳng Thống kê
Nhìn chung các em học sinh sinh viên trường Cao đẳng Thống kê chưa thực
sự hứng thú với việc học môn tiếng Anh. Nhiều em chưa có mục đích, động cơ học
tập rõ ràng nên trong quá trình học còn rụt rè hoặc lơ là việc học thậm chí các em
coi môn tiếng Anh là một môn khó, khi tham gia các kỳ thi kết thúc học kỳ các em
đều rất sợ học môn tiếng Anh. Hầu hết các em đều có tâm lý học chỉ để đối phó, để
đủ điểm vượt qua các kỳ thi nên các em cảm thấy học tiếng Anh không thú vị và

khó đạt điểm cao. Sĩ số 1 lớp khá đông, trình độ học sinh không đồng đều cũng là
một khó khăn đối với giáo viên dạy tiếng Anh.Trong giờ học, các em ngại phát
biểu và học tiếng Anh một cách rất thụ động.
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy rất nhiều em không tiếp thu được kiến
thức trên lớp, học theo kiểu học vẹt, chóng quên, không thường xuyên tự học và ôn
tập ở nhà, số còn lại có tiếp thu được kiến thức nhưng chưa mạnh dạn áp dụng kiến
thức vào thực hành giao tiếp trong tình huống thực tế, rất ít em giao tiếp được
những câu cơ bản, đơn giản do vậy chưa đạt hiệu quả trong giao tiếp.
Nguyên nhân dẫn đến việc các em không giao tiếp được trong tình huống
thực tế một cách nhuần nhuyễn một phần cũng là do các em không có môi trường
giao tiếp, không được thực hành giao tiếp tiếng Anh một cách thường xuyên vì
chương trình học còn nặng nề về kiến thức lý thuyết, số tiết học để đáp ứng nhu cầu
thực hành giao tiếp của các em là chưa đủ.
3. Giải pháp
Để giúp các em có hứng thú học môn ngữ pháp tiếng Anh và có thể áp dụng
kiến thức ngữ pháp vào giao tiếp trong các tình huống thực tế, tôi đã cố gắng vận
dụng một số trò chơi vào việc dạy ngữ pháp cho các em học sinh sinh viên. Dưới
đây tôi chỉ xin trình bày một số trò chơi tôi vẫn hay sử dụng trên lớp.
Thứ nhất, tôi áp dụng một số trò chơi để giúp các em có thể ghi nhớ tốt kiến
thức ngữ pháp vừa học. Các trò chơi này thường được sử dụng vào giai đoạn củng
cố và ôn tập của tiết học.


a. Trò chơi đầu tiên là trò “ Lucky number”. Giáo viên chia học sinh thành 2
đội A và B. Học sinh ở 2 đội lần lượt chọn số và làm theo yêu cầu đã ghi trong mỗi
ô số (có thể là đặt câu hay trả lời câu hỏi.....). Trong các số này có 1 số may mắn.
Nếu 1 đội chọn số mà không trả lời được câu hỏi thì đội còn lại có quyền trả lời và
ghi điểm. Đội nào đạt được nhiều câu đúng sẽ ghi nhiều điểm hơn và là đội chiến
thắng.
Ví dụ:

Giáo viên chia học sinh thành 2 đội A và B. Học sinh ở 2 đội lần lượt chọn
số và đặt câu với 1 động từ ở thì quá khứ đơn.
1
7

2
8

1. Do 2. Have 3. Run
7. come 8. Lucky number

3
9

4
10

5
11

4. Take
5. Be
9. Eat
10. Sit 11. Ride

6
12
6. Sleep
12. Go


Hoặc khi ôn tập kiểm tra tổng hợp nhiều bài học, nhiều phần kiến thức 1 lúc,
chúng ta cũng có thể sử dụng trò “lucky number” dưới dạng các câu hỏi.
Ví dụ:
Giáo viên chia học sinh thành 2 đội A và B. Học sinh ở 2 đội lần lượt chọn
số và làm theo các yêu cầu đã được ghi trong các ô số.
1
7

2
8

3
9

4
10

5
11

6
12

1. Answer the question: What is the plural noun of “child”?
2. Give the past tense of the verb “shop”
3. Correct the mistakes in the following sentence: “There are two chair
in the room.”
Với trò chơi này, học sinh sẽ có nhiều hứng thú trong tiết học hơn vì trò chơi
này mang tính cạnh tranh cao giữa 2 đội và đội thắng cuộc sẽ giành được phần
thưởng.Thông thường tôi dùng điểm để thưởng cho các em nhằm khuyến khích

động viên tinh thần học tập của các em.
b. Trò chơi tiếp theo tôi cũng hay sử dụng đó là trò “sentence arranging”. Trò
chơi này được dùng để ôn lại 1 số cấu trúc ngữ pháp trong tiết học hoặc trong các
tiết ôn tập. Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa giấy (có thể sử dụng bìa cứng hoặc tờ


lịch treo tường để làm) kích thước to hay nhỏ phụ thuộc vào nội dung cần kiểm tra.
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các câu này lên 1
tấm bìa (tùy theo trình độ của học sinh mà giáo viên có thể chuẩn bị câu dài hay
ngắn, khó hay dễ). Chia lớp thành 2 nhóm A và B. Tùy theo số từ của mỗi câu để
giáo viên gọi số học sinh của mỗi nhóm lên trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6
học sinh). Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được
gọi lên bảng mỗi em 1 từ. Trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ 30 giây) những
học sinh này phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có 1 câu
hoàn chỉnh và đúng. Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho 2
điểm. Giáo viên tổng kết đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
Với trò chơi này, học sinh sẽ ôn lại được mẫu cấu trúc câu vừa học một cách
hiệu quả. Thông qua các trò chơi học sinh sẽ học tích cực hơn, hứng thú hơn,
không khí trong lớp học sôi động hơn đồng thời phát huy tinh thần hoạt động nhóm
1 cách hiệu quả.
Thứ hai, tôi sử dụng trò chơi đóng vai trong tiết học ngữ pháp nhằm giúp các
em vận dụng kiến thức ngữ pháp thực hành giao tiếp trong các tình huống thực tế.
Trò chơi đóng vai thường được sử dụng để phát huy tinh thần hoạt động theo
cặp thông qua các đoạn hội thoại.
Mỗi cấu trúc ngữ pháp thường được dạy thông qua các mẩu hội thoại mà
trong đó các em học sinh sẽ được phân vai để thực hành hội thoại.
Tôi thường đọc qua các đoạn hội thoại lấy ví dụ trong hội thoại cho các em
để yêu cầu các em tìm ra cấu trúc ngữ pháp nào đó. Sau đó tôi đưa cấu trúc chính
xác cho các em viết vào vở. Tiếp theo tôi cho cả lớp đọc và nhắc lại hội thoại theo
tôi. Cuối cùng tôi sẽ yêu cầu các em tự phân vai thực hành hội thoại theo cặp. Tôi

sẽ chỉnh sửa lỗi (nếu có) sau khi các em thực hành trước lớp mà không ngắt quãng
quá trình các em thực hành. Trong quá trình thực hành tôi luôn khích lệ các em
mạnh dạn nói thật nhiều mà không quan tâm nhiều đến lỗi ngữ pháp để các em
không sợ hãi, rụt rè khi giao tiếp. Sau đó tôi khái quát lỗi chung của cả lớp. Khi
còn nhiều thời gian tôi sẽ cố gắng cho các em tự xây dựng hội thoại theo các tình
huống khác nhau, không phải đọc lại hội thoại mẫu để kích thích sự sáng tạo của
các em.
Ví dụ như, khi nói về cấu trúc ngữ pháp của động từ khuyết thiếu “can” với
cách sử dụng là diễn tả khả năng năng lực của 1 ai đó, tôi cho các em thực hành hội
thoại thông qua việc các em đóng vai 1 người phỏng vấn và 1 người được phỏng
vấn. Các em sẽ hỏi câu hỏi thông dụng mà khi đi phỏng vấn người ta vẫn hay hỏi.


Qua đó các em sẽ thực hành được nhuần nhuyễn cách trả lời các câu hỏi sau này
khi đi phỏng vấn thật sự.
Hoặc khi cho học sinh thực hành luyện tập về thì quá khứ đơn, tôi đưa ra tình
huống thực tế trong cuộc sống để cho học sinh thực hành giao tiếp.
Ví dụ: Tình huống đưa ra là khi đi du lịch em đã làm mất một chiếc ví. Em
đến cơ quan công an trình báo để mong họ tìm giúp. Sử dụng thì quá khứ để viết
đoạn hội thoại và thực hành hội thoại trong đó miêu tả lại chiếc ví và toàn bộ sự
việc mất chiếc ví. Làm việc theo cặp phân vai thực hành hội thoại (một người đóng
vai là cảnh sát, một người đóng vai là người bị mất chiếc ví)
Tôi có đưa ra một số gợi ý cho các em.Tôi đưa ra một số câu lời thoại mấu.
sau đó tôi yêu cầu các em viết tiếp lời thoại, các em có thể viết tiếng việt trước sau
đó chuyển sang tiếng Anh.
Chẳng hạn tôi đưa ra các gợi ý như sau:
The policeman
May I help you?

Ok. Where did you lose it?

What was there in your wallet?
What colour is your wallet?
Was it new or old?

The man
Yes, I lost my wallet yesterday afternoon. I
am trying to find it.Can you help me to find
it?
I lost it on the beach
There was some money, my passport and my
tickets in it.
It was brown
...................

Hoặc tình huống khác đưa ra là tưởng tượng em đã có gia đình và khi đi du
lịch trên bãi biển em đã để lạc mất con trai mình. Em đến cơ quan công an trình báo
để mong họ tìm giúp. Sử dụng thì quá khứ để viết đoạn hội thoại và thực hành hội
thoại trong đó miêu tả lại con trai mình và toàn bộ chi tiết sự việc. Làm việc theo
cặp phân vai thực hành hội thoại (một người đóng vai là cảnh sát, một người đóng
vai là người bị lạc mất con)
Tôi sẽ yêu cầu các em làm tương tự như tình huống trên nhưng các em phải
tự viết lời thoại, giáo viên không viết mẫu. Cuối cùng khi các em đã hoàn thành
xong bài của mình, tôi sẽ chữa và có thể đưa ra thêm những lời thoại gợi ý thêm


The policeman
May I help you?

Ok. Where did you lose him?
What happened?


What is his name?
How old is he?
What did he wear?
What does he look like?
Was he tall or short?

The man/ The woman
Yes, I lost my son yesterday afternoon. I am
trying to find him.Can you help me to find
him?
I lost him on the beach
I and my son played together, built sand
castles on the beach and my wife swam in the
sea. But after that, I left him alone for a short
time to run toward my wife to give her the
mobile phone. Then I came back but he
disappeared. I tried to find him but I couldn’t
find him.
................................................

Bài tập này giúp học sinh hoạt động tích cực hơn vào bài học, kích thích sự
sáng tạo của các em để xây dựng các đoạn hội thoại của riêng mình đồng thời giúp
các em vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều bài học trước để có thể thực hành
giao tiếp trong tình huống thực tế.


PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả đạt được

Trò chơi giúp củng cố, ôn tập kiến thức một cách hiệu quả, lớp học trở nên
sôi động hơn, tiết học tiếng Anh bớt căng thẳng hơn.
Qua việc vận dụng một số trò chơi vào giảng dạy môn ngữ pháp, tôi thấy hầu
hết các em đều học tích cực và hứng thú hơn đồng thời các em cũng cơ bản giao
tiếp được thông qua 1 số tình huống thực tế đơn giản trong cuộc sống.
Tuy nhiên trong quá trình vận dụng tôi cũng rút ra được nhiều bài học kinh
nghiệm cho bản thân.
2. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình vận dụng một số trò chơi vào giảng dạy ngữ pháp, tôi thấy
có một số vấn đề còn tồn tại.
Thứ nhất, trò chơi giúp học sinh sôi động hơn trong giờ học nhưng đôi khi
thời gian của môn học không cho phép, các em vẫn phải học theo chương trình, học
nặng về lý thuyết nên không thể áp dụng trò chơi vào mọi tiết học được.
Thứ hai, trò chơi đóng vai chỉ thỉnh thoảng được sử dụng, chỉ có một vài tiết
tôi có sử dụng trò chơi đóng vai do thời gian còn hạn hẹp các em phải học theo
đúng chương trình. Trò chơi đóng vai nếu được vận dụng triệt để sẽ giúp các em
đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Tuy nhiên, vì thời gian của môn học không cho
phép và lớp học có sĩ số đông nên tôi chỉ áp dụng được một vài tiết và trong những
tiết học có sử dụng trò chơi đóng vai thường tôi chỉ đưa ra cho các em được một
tình huống để các em thực hành hoặc có sử dụng lời thoại mẫu còn sau đó giao
nhiệm vụ các em tự về nhà vận dụng vào các tình huống khác.Lớp học khá đông do
vậy để tất cả các em có thể thực hành nhuần nhuyễn trên lớp và tôi có thể nhận xét
cho từng cặp là một điều rất khó khăn. Do không có môi trường giao tiếp thường
xuyên nên khả năng thực hành giao tiếp của các em sẽ bị hạn chế đặc biệt là các em
học yếu kém.
Trò chơi đóng vai mặc dù đã được áp dụng nhưng chưa triệt để và hiệu quả
nên ảnh hưởng đến chất lượng thực hành giao tiếp của học sinh
Khi dạy về hiện tượng ngữ pháp nào đó, thông thường sẽ phải nói đến cách
sử dụng của cấu trúc ngữ pháp đó. Nếu 1 hiện tượng ngữ pháp có nhiều cách sử
dụng khác nhau thì trong tiết học ngữ pháp đó, khi đến phần luyện tập học sinh sẽ

không thể thực hành hội thoại về toàn bộ các cách sử dụng trong nhiều tình huống


thực tế được dẫn đến không thể thực hành giao tiếp nhuần nhuyễn được do thời
gian có giới hạn.
Ví dụ như khi giới thiệu về cách sử dụng của động từ khuyết thiếu “Can”
ngoài diễn tả khả năng, năng lực của ai đó còn có cách sử dụng khác là diễn tả yêu
cầu lịch sự mà rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên
trên lớp các em không có nhiều thời gian luyện tập về cách sử dụng này. Nếu có
nhiều thời gian hơn tôi sẽ đưa thêm tình huống thực tế để các em phân vai và tự
xây dựng hội thoại. Chẳng hạn như có thể yêu cầu các em xây dựng tình huống hội
thoại của 1 cặp vợ chồng trong đó người vợ và người chồng đưa ra những yêu cầu,
đề nghị cho đối phương, sử dụng động từ khuyết thiếu “Can”. Ban đầu tôi sẽ cho
em các lời thoại mẫu và hỏi lại các em về cách sử dụng của động từ “Can” trong lời
thoại đó nhằm mục đích củng cố lại kiến thức sau đó yêu cầu các em xây dựng
thêm lời thoại mới và thực hành hội thoại.
Dưới đây là 1 số lời thoại mẫu:
* Husband: I want to watch the news. Can you turn on the TV?
Wife: Oh, I’m sorry. I’m very busy. I’m working
Husband: Ok. I’ll do it myself
* Wife: Look outside. It is raining. Can you bring the clothes in?
Husband: Ok.No problem.
Các em sẽ tưởng tượng mình là vợ hoặc chồng để thỏa sức sáng tạo đưa ra
những yêu cầu cho đối phương. Qua bài tập này các em sẽ vận dụng nhuần nhuyễn
cấu trúc của động từ khuyết thiếu “Can”
3. Những đề xuất kiến nghị
Tôi mong nhà trường, các cấp lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho các em sinh viên
có môi trường thực hành giao tiếp tiếng Anh chẳng hạn như tổ chức các câu lạc bộ
tiếng Anh, tổ chức giao lưu học hỏi giữa các lớp, các khóa thường xuyên thông qua
các cuộc thi tiếng anh trong trường giữa các cá nhân, tập thể hoặc tổ chức các buổi

ngoại khóa nhằm khuyến khích động viên các em học tập tích cực hơn, hứng thú
hơn với môn tiếng Anh để các em coi tiếng Anh là một môn học cần thiết, quan
trọng trong xã hội hiện nay.
Ngoài ra, nếu có thể tôi mong nhà trường sẽ phân bố sỹ số lớp hợp lý hơn,
không quá đông (khoảng 20 – 25 em) để tạo điều kiện cho các em có cơ hội thực
hành giao tiếp đạt hiệu quả hơn.


PHẦN IV: KẾT LUẬN
Trên đây là một vài kinh nghiệm và những suy nghĩ của bản thân tôi với
mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy
môn tiếng Anh trong trường. Song những gì tôi nêu ra trong đề tài này không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong các cấp lãnh đạo, các anh chị em
đồng nghiệp góp ý cho đề tài này để cho đề tài này được tốt hơn và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo cùng tất cả các anh chị em đồng
nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Azar, B.S. (1989). Understanding and Using English Grammar.
2. Nunan, D. (1991). Language Teaching Methodology.
3. Nunan, D.(Ed). (2003). Practical English Language Teaching



×