Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tóm tắt nội dung ngôn ngữ học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.5 KB, 32 trang )

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI
1.1. Khái niệm Ngôn ngữ học xã hội
“Ngôn ngữ học xã hội là một bộ môn khoa học nghiên cứu các khía cạnh
xã hội của ngôn ngữ, cụ thể hơn là mối quan hệ về sự biến đổi của ngôn ngữ
trong sử dụng với các bối cảnh cụ thể” [5, tr.7]. Đối tượng nghiên cứu của ngôn
ngữ học xã hội là ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày.
Nhìn chung, đây là một phạm vi nghiên cứu có tính chất liên ngành: ngôn
ngữ học, xã hội học, dân tộc học, tâm lý học,…được thể hiện khá đa dạng theo
các hướng nghiên cứu khác nhau.
1.2. Sự hình thành và phát triển của Ngôn ngữ học xã hội
1.2.1. Tiền đề cho sự hình thành Ngôn ngữ học xã hội
1.2.1.1. Cơ sở xã hội
Sau Đại chiến thế giới thứ hai, một loạt các quốc gia ở Châu Á, Châu Phi
đã lần lượt ra đời. Trong số này, có không ít quốc gia đứng trước một sự lựa
chọn về ngôn ngữ: những quốc gia mà trước đây dưới thời thực dân đã lấy ngôn
ngữ thực dân là ngôn ngữ chính thức thì giờ đây họ phải lựa chọn có tiếp tục lấy
ngôn ngữ đó làm ngôn ngữ chính hay không? Nếu như lấy ngôn ngữ thực dân
làm ngôn ngữ chính thức thì liệu họ có phải lựa chọn một ngôn ngữ nào khác
trong số các ngôn ngữ đó làm ngôn ngữ dân tộc của một quốc gia họ làm ngôn
ngữ giao tiếp chung hay không? Nếu như lựa chọn một ngôn ngữ làm ngôn ngữ
chính thức của Nhà nước thì nên chọn ngôn ngữ nào, trên cơ sở và tiêu chuẩn
gì? Đây không chỉ là một vấn đề đã giải quyết xong của quá khứ là một vấn đề
vẫn đang đặt ra ở không ít các quốc gia hiện nay.
Chính bối cảnh chính trị xã hội đó đã thu hút sự chú ý các nhà nghiên cứu
khoa học xã hội phương Tây thuộc các lĩnh vực như tâm lí học, xã hội học, giáo

1


dục học và đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ học (J.J.Gumperz, C.A.Ferguson,
J.A.Fishman)


1.2.1.2. Cơ sở khoa học
Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan niệm việc
nghiên cứu ngôn ngữ là nghiên cứu logíc và quy tắc sử dụng chúng. Tuy nhiên,
vào những năm 50 của thế kỷ XX, quan điểm này đã bị thay đổi.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nhà ngôn ngữ học tâm lí đã
nhận định ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.
Trước đó nữa, các nhà nghiên cứu tiền bối đã đặt nền móng cho nghiên
cứu ngôn ngữ học xã hội. O.Jesperson đã nêu ra sự khác biệt về giới tính trong
ngôn ngữ, sự phân hóa giai cấp trong ngôn ngữ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
ngôn ngữ và các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngôn ngữ. Chính vì thế
mà nhiều người đã cho rằng, tác phẩm “Language: Its nature, Development and
Origin” của O.Jesperson (1922) là tác phẩm sớm nhất về ngôn ngữ học xã hội.
Các nhà nghiên cứu nhân chủng học như F.Boas, E.d.Sapir v.v…đã nghiên cứu
ngôn ngữ trong mối quan hệ với tập quán văn hóa, đều nhấn mạnh rằng, lời nói
là một phương thức hành vi của nhân loại, ngôn ngữ học là một chuyên ngành
của khoa học nhân văn. Sapir cho rằng, nếu từ góc độ hành vi khảo sát lời nói,
thì đây không chỉ là vấn đề cấu trúc của bản thân ngôn ngữ học mà còn là hiện
tượng tâm lí.
Cho đến những năm 50 của thế kỉ XX, với lí thuyết hành vi nói năng, nhà
triết học J.L. Austin, trong tác phẩm “How to do things with words” đã cho
rằng, tác dụng chủ yếu của ngôn ngữ là hoàn thành các hành vi ngôn ngữ. Theo
Austin, khi con người giao tiếp với nhau không thể không xem xét đến bối cảnh
giao tiếp. Một lời nói nào đó chỉ có thể có được hiệu quả và phù hợp khi đặt nó
ở trong một bối cảnh giao tiếp cụ thể. Điều này có nghĩa là, nghiên cứu ngôn
ngữ phải nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi ngôn ngữ với bối cảnh hiện thực.
Việc xác lập hành vi ngôn ngữ đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong

2



nghiên cứu ngôn ngữ học. Có thể nói, khi coi hành vi ngôn ngữ là một quá trình
hoạt động xã hội và coi đó là quan điểm để nghiên cứu thì đấy chính là xuất phát
điểm cơ bản của ngôn ngữ học xã hội.
1.2.1.3. Cơ sở vật chất
Khi khoa học càng phát triển, với sự trợ giúp của máy móc, thiết bị hiện
đại như máy ghi âm, máy vi tính, máy phân tích âm cùng với sự tăng trưởng vật
chất trong xã hội như phương tiện giao thông đi lại dễ dàng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc điều tra, nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội.
1.2.2. Sự phát triển của Ngôn ngữ học xã hội
Ở Việt Nam, những vấn đề về ngôn ngữ học xã hội đã được đề cập tới
trong những nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước và trong
một số ít được đề cập trong các giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, Từ vựng học,
Phương ngữ học. Tuy nhiên, cho đến nay công trình đầu tiên và duy nhất đề cập
một cách toàn diện nhất đến ngôn ngữ học xã hội với tư cách là một bộ môn khoa
học đó là “Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Văn Khang
(1999).
1.3. Mục đích và nội dung nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội
1.3.1 Mục đích nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội
Với tư cách là một bộ môn khoa học giáp ranh, ngôn ngữ học xã hội ra
đời nhằm mục đích giải quyết các vấn đề ngôn ngữ có liên quan đến xã hội:
nghiên cứu tất cả các hiện tượng mang tính xã hội.
Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ học xã hội là bộ môn khoa học xuất phát từ
góc độ của khoa học xã hội (như xã hội học, nhân chủng học, dân tộc học, địa
lý, lịch sử, triết học…) để khảo sát ngôn ngữ.
Theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu mối quan hệ về sự biến
đổi của ngôn ngữ trong sử dụng với các bối cảnh cụ thể.
1.3.2 Nội dung nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội

3



Do mục đích rộng lớn nên nhiệm vụ hay nội dung của việc nghiên cứu
ngôn ngữ học xã hội vừa rộng lại vừa được các nhà ngôn ngữ học nhìn nhận
không hoàn toàn như nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những hướng nghiên
cứu thuộc về ngôn ngữ học xã hội mà giới Việt ngữ học hiện nay đang tập trung
nghiên cứu.
Thứ nhất, là việc lựa chọn ngôn ngữ chính thức. Đảng và Nhà nước Việt
Nam đã chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ giao tiếp chung
giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam.
Thứ hai, gắn chặt với vấn đề dân tộc, các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt
Nam được đặc biệt quan tâm.
Thứ ba, giáo dục tiếng nước ngoài, chủ yếu là một số ngôn ngữ thông
dụng trên thế giới.
Thứ tư, từ những năm 80 của thế kỉ XX, tiếp nhận lí thuyết và thành tựu
nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội của thế giới, bộ môn ngôn ngữ học xã hội ở
Việt Nam được “chính thức hóa” và bước đầu đã bắt kịp vào một số lĩnh vực mà
ngôn ngữ học thế giới đang quan tâm.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội
- Phương pháp điều tra thực địa (phương pháp quan sát, phương pháp
dùng anket, phương pháp thực nghiệm,...).
- Phương pháp phân tích định tính (sự kết hợp giữa phương pháp xã hội
học và thống kê học).
- Phương pháp toán học thống kê (chú trọng tới điều tra nhiều lượt, với số
lượng nhiều để từ đó thống kê tần suất, phân tích định lượng).
1.5. Những ứng dụng của Ngôn ngữ học xã hội
Ngôn ngữ học xã hội ra đời có thể nói là sự đánh dấu một bước phát triển
của công việc nghiên cứu ngôn ngữ học. Nó đáp ứng được cả về lí luận lẫn thực
tiễn trong việc giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn của sự phát triển xã hội

4



đặt ra. Vì có liên quan đến các vấn đề xã hội, nên các tư tưởng cơ bản cũng như
các thành quả nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội được ứng dụng khá hiệu quả
vào thực tế của đời sống xã hội.
1.6. Một số khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học xã hội
1.6.1. Khái niệm biến thể ngôn ngữ
Biến thể được coi là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Biến thể
ngôn ngữ được hiểu là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ được sử dụng phổ biến
trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các đặc trưng xã hội giống nhau.
1.6.2. Khái niệm cộng đồng nói năng
Có thể nói, “Cộng đồng nói năng là một tập hợp của những người có một
đặc trưng xã hội chung khi sử dụng một ngôn ngữ nào đó” [5, tr.35]. Ví dụ: một
quốc gia, một vùng, một khu vực hay cộng đồng người cùng nghề nghiệp, cùng
tôn giáo,...đều có thể là một cộng đồng nói năng.
1.6.3. Khái niệm cảnh huống ngôn ngữ
Cảnh huống ngôn ngữ là một khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học xã
hội và có hiệu quả trực tiếp đối với chính sách ngôn ngữ. Cảnh huống ngôn ngữ
của một quốc gia hay một khu vực luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng
trong việc xác định địa vị ngôn ngữ.
CÂU HỎI CHƯƠNG 1:
1. Các khái niệm Ngôn ngữ học xã hội, biến thể ngôn ngữ, cộng đồng nói năng?
2. Nêu mục đích và nội dung nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội?
3. Nêu tiền đề cho sự hình thành ngôn ngữ học xã hội?

5


CHƯƠNG 2. ĐA NGỮ XÃ HỘI
2.1. Hiện tượng đa ngữ xã hội

2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Đa ngữ
Đa ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội. “Đa ngữ là hiện tượng sử
dụng hai hay trên hai ngôn ngữ của người đa ngữ trong xã hội đa ngữ” [5,
tr.39].
2.1.1.2. Đa ngữ xã hội
Đa ngữ xã hội là hiện tượng một cộng đồng xã hội sử dụng hai hay hơn
hai ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội.
2.1.2. Các nhân tố làm nảy sinh hiện tượng đa ngữ xã hội
2.1.3. Các loại hình đa ngữ xã hội
2.1.3.1. Dựa vào quá trình tiếp xúc, có hai loại đa ngữ:
Đa ngữ văn hóa:
Đa ngữ tự nhiên:
2.1.3.2. Dựa vào chức năng của từng ngôn ngữ trong hiện tượng đa ngữ, người
ta chia thành hai loại:
Đa ngữ bình đẳng:
Đa ngữ bất bình đẳng:
2.2. Hiện tượng đa thể ngữ
2.2.1. Khái niệm đa thể ngữ
“Đa thể ngữ là thuật ngữ dùng để chỉ trong một cộng đồng xã hội sử dụng
tương đối ổn định và lâu dài hai hoặc trên hai biến thể ngôn ngữ có chức năng
khác nhau và các chức năng đó được xã hội công nhận” [5, tr.90].
2.2.2. Đặc điểm của đa thể ngữ
- Các biến thể ngôn ngữ phải có cấu trúc và tên gọi độc lập. Trên thế giới
đã từng có hiện tượng song thể ngữ ở một số xã hội. Chúng có thể là các biến
thể có cấu trúc khác nhau nhưng cũng có thể là hai ngôn ngữ khác nhau.

6



- Các biến thể ngôn ngữ đều được sử dụng khá ổn định và giữa chúng có
sự phân công về mặt chức năng. Đây là một sự phân hóa chức năng của ngôn
ngữ trong thực tế sử dụng. Lúc đầu chỉ được dùng để chỉ hiện tượng đa ngữ bất
bình đẳng, trong đó một ngôn ngữ được dùng với chức năng cao trong giao tiếp
xã hội (tổ chức hành chính, giáo dục, văn học viết, những hoạt động giao tiếp
nghi thức); còn ngôn ngữ kia được sử dụng ở chức năng thấp (trong sinh hoạt
gia đình, địa phương,..).
2.2.3. Mối quan hệ giữa đa ngữ và đa thể ngữ
Trong một cộng đồng xã hội, mối quan hệ giữa đa ngữ và đa thể ngữ được
thể hiện ở bốn trường hợp sau:
- Có cả đa ngữ và đa thể ngữ.
- Chỉ có đa ngữ mà không có đa thể ngữ.
- Chỉ có đa thể ngữ mà không có đa ngữ.
- Không có đa ngữ và đa thể ngữ.
2.3. Mối quan hệ tương tác giữa các ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ
2.3.1. Tiếp xúc
Trong một xã hội đa ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ là điều tất yếu xảy ra. Điều
kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ là sự cần thiết phải trao đổi giao tiếp giữa
các cộng đồng người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau do nhu cầu về kinh
tế, chính trị và những nguyên nhân khác. Quá trình tiếp xúc sẽ dẫn đến một số
hiện tượng như giao thoa, vay mượn...
2.3.2. Giao thoa
Hiện tượng giao thoa chỉ có thể xảy ra trong quá trình tiếp xúc trực tiếp,
lâu dài của các cư dân khác ngôn ngữ. Trong những điều kiện thuận lợi, sự giao
thoa giữa các ngôn ngữ có thể tạo nên những biến đổi đáng kể trong cấu trúc bên
trong của hệ thống ngôn ngữ.
2.3.3. Vay mượn

7



Khác với hiện tượng giao thoa, không phải tất cả các hiện tượng vay
mượn đều do sự tiếp xúc ngôn ngữ tạo nên. Vay mượn có thể xảy ra trong sự
tiếp xúc với thời gian ngắn ngủi, thậm chí ngay cả khi không có sự tiếp xúc của
các cư dân ngôn ngữ.
Các từ được vay mượn thường đã có những biến đổi ngữ âm và ngữ pháp
cho phù hợp với ngôn ngữ đi vay, cho nên nếu người sử dụng duy trì cách phát
âm và đặc điểm ngữ pháp khá xa lạ với ngôn ngữ đi vay thì đó là hiện tượng
trộn mã.
2.4. Hiện tượng lai tạp ngôn ngữ
Trong khi hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới ngay từ đầu đã khẳng định
được vị thế riêng của mình thì có một số ngôn ngữ đã phải trải qua một thời bị
coi là thứ ngôn ngữ hết sức nhỏ bé với ý xem thường. Đó là các ngôn ngữ lai tạp
gồm pidgins và creoles. Sở dĩ nói như vậy là vì nguồn gốc ra đời của loại ngôn
ngữ này khác với ngôn ngữ chung. Có thể nói, ngôn ngữ lai tạp ra đời là sự biến
dạng của sự tiếp xúc ngôn ngữ và là biến thể của Lingua Franca.
Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ lai tạp cũng chậm hơn và được nhìn nhận
thận trọng hơn so với việc nghiên cứu các ngôn ngữ nói chung. Theo
D.H.Hymes, trước 1930, rất ít các nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này.
Thậm chí có người còn cho rằng, các ngôn ngữ lai tạp rất nguy hiểm cho người
sử dụng và có thể làm hỏng ngôn ngữ đồng thời cũng làm hỏng luôn cả công
việc nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều
có chung ý nghĩ như vậy. Một số học giả đã sớm nhận ra tầm quan trọng của
ngôn ngữ lai tạp trong đời sống giao tiếp của con người cũng như trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn nói chung và nghiên cứu ngôn ngữ nói
riêng. Càng ngày, người ta càng nhận ra rằng, các ngôn ngữ lai tạp có vị trí như
các ngôn ngữ khác trong xã hội vì nó là ngôn ngữ của nhiều triệu người trên thế
giới, đặc biệt đây là ngôn ngữ của tầng lớp được coi là nghèo hèn trong xã hội
mà trước hết là của người da đen nô lệ.


8


Thống kê từ cuốn Bách khoa ngôn ngữ học của David Crystal, trên thế
giới hiện có 100 pidgins và creoles. Pidgin có số lượng người nói đông nhất là
Cameroon pidgin English được xây dựng trên cơ sở tiếng Anh, có tới hai triệu
người sử dụng với tư cách là ngôn ngữ thứ hai. Đáng chú ý là, trong danh sách
này có hai pidgins của Việt Nam tuy hiện nay không còn tồn tại nữa, đó là:
pidgin Tay Boy (có lẽ là Tây Bồi hoặc là Bồi Tây) – pidgin được xây dựng trên
cơ sở tiếng Pháp, được dùng rộng rãi ở Việt Nam thời kì Pháp thuộc và Vietnam
pidging English – pidgin được xây dựng trên cơ sở tiếng Anh, được sử dụng ở
Việt Nam giữa người dân bản địa với các nhân viên người Mỹ.
Ở góc độ nghiên cứu ngôn ngữ, khảo sát hiện tượng ngôn ngữ lai tạp sẽ
góp phần nghiên cứu cũng như hiểu biết thêm về nguồn gốc ngôn ngữ, nhất là
quá trình tiếp xúc ngôn ngữ hơn nữa còn làm sáng tỏ một số hiện tượng ngôn
ngữ trong các giai đoạn văn học.
2.4.1. Pidgins
Pidgins còn gọi là “tiếng lai”, “tiếng bồi”. Đây là hiện tượng lai tạp giữa
hai ngôn ngữ bằng cách vừa dùng ngôn ngữ này vừa dùng ngôn ngữ kia để biểu
đạt giao tiếp trong quá trình tiếp xúc với nhau trong một xã hội có sự bất đồng
về ngôn ngữ.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành pidgins là do sự bất đồng
ngôn ngữ trong giao tiếp và nhu cầu tìm đến một tiếng nói chung. Trong một
cộng đồng xã hội có sự bất đồng về ngôn ngữ người ta luôn phải tìm cách để
giao tiếp với nhau. Một trong những cách đó là họ vừa dùng ngôn ngữ này vừa
dùng ngôn ngữ kia với tất cả khả năng có được để biểu đạt, chỉ mong cốt sao
cho “hiểu được là được”. Đây chính là cơ sở ngôn ngữ - xã hội làm xuất hiện
hiện tượng pidgins. Đặc điểm chủ yếu của pidgins là:
- Có số lượng từ vựng ít ỏi, đơn giản. Vốn từ vựng này được xây dựng
chủ yếu trên cơ sở của tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha và thêm vào

đó là một số từ ngữ của ngôn ngữ bản địa. Các từ ngữ của ngôn ngữ cơ sở khi

9


trở thành từ ngữ của pidgins đều được đọc bồi dựa trên cách đọc nguyên ngữ.
Cách đọc các từ tiếng Pháp trong tiếng Việt ở thời kì thực dân Pháp là một ví dụ
rất điển hình của hiện tượng này và được cụ thể hóa rất rõ trong thơ ca. Chẳng
hạn như:
“Tháo nhẫn ma-giê liệng xuống sông (marié: cưới)
Thôi thôi tôi cũng méc-xi ông (cảm ơn)
Gặp đám bài đen đã chẳng ù
Ai ngờ lại gặp chú phi lu (filou: ăn cắp)
Bỡn thì xin trả ngay cho tớ
Chẳng trả thì xơi cái tử cù” (Tú Xương)
- Có kết cấu ngữ pháp đơn giản (thường là bỏ đi sự phối hợp về giống, số,
cách). Ở Việt Nam thời gian gần đây, những người học tiếng Anh qua con
đường khẩu ngữ, khi giao tiếp với người nước ngoài cũng dùng một thứ tiếng
Anh đơn giản hóa tối đa về mặt ngữ pháp.
- Được sử dụng ở phạm vi giao tiếp hẹp. Hơn nữa, số phận tồn tại và phát
triển của pidgins liên quan rất nhiều đến diễn tiến của xã hội. Đó cũng là lí do
giải thích vì sao có những pidgins tồn tại và phát triển hàng thế kỉ (pidgin Pháp
ở Việt Nam kéo dài tới 80 năm cùng với chế độ đô hộ của thực dân Pháp) và
cũng có những pidgins chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, có khi chỉ khoảng
một năm rồi mất đi.
2.4.2. Creoles
Thuật ngữ Creoles có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha: crioulo có nghĩa là
“một người có nguồn gốc Châu Âu được sinh ra và lớn lên ở vùng thuộc địa”.
Sau này, creoles được dùng để chỉ cả những người bản địa nói creoles đó.
Nếu như pidgins chưa được nhìn nhận là một ngôn ngữ và chỉ được dùng

để giao tiếp ở phạm vi rất hẹp thì creoles là pidgins nhưng đã trở thành ngôn ngữ
với chức năng và phạm vi giao tiếp khá rộng. Nói cách khác, pidgins và creoles
là hai giai đoạn trong một quá trình đơn giản của sự phát triển ngôn ngữ.

10


Thoạt đầu, trong một cộng đồng nói năng, pidgins có thể mới chỉ được
dùng trong phạm vi rất hẹp. Dần dần số lượng người sử dụng tăng lên, tức là
phạm vi giao tiếp chung bằng pidgins trong cộng đồng đó tăng lên và được mở
rộng. Điều kiện này làm cho trẻ em (con cái của họ) tiếp xúc với pidgins nhiều
hơn so với các ngôn ngữ khác (giao tiếp nói, nghe). Đến một giai đoạn nào đó,
một cách tự nhiên, pidgins có vị trí là tiếng mẹ đẻ đối với thế hệ sau (thế hệ tiếp
theo này). Có được vị trí đó, pidgins tiếp tục củng cố phát triển và kết quả là có
một creoles thực sự hay creole hóa (creolization) ngôn ngữ.

11


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG NGỮ XÃ HỘI
3.1. Khái niệm phương ngữ từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội
3.1.1. Mối quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ
3.1.1.1 Phương ngữ hay phương ngôn, tiếng địa phương là các cách gọi
khác nhau trong tiếng Việt của cùng một thuật ngữ dialect trong tiếng Anh
(dialecte trong tiếng Pháp, dialectus trong tiếng Latinh, Fangyan trong tiếng
Hán).
Thuật ngữ dialect có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp dialektos. Thế kỉ thứ XII
trước công nguyên, khi bán đảo Hi Lạp ở vào thời kì chưa thống nhất (Hi lạp cổ
đại), khái niệm dialektos dung để chỉ các biến thể ngôn ngữ sách vở có cùng
nguồn gốc: Ionic dùng trong truyện kí lịch sử, doric dùng để sáng tác các bài thơ

đẹp hoặc ca từ, attic chuyên dùng để viết bi kịch. Đến thế kỉ thứ IV sau công
nguyên, khi Hi lạp trở thành liên minh dưới chế độ quân chủ với sự suất hiện
của một ngôn ngữ trên lại được gọi là dieleklos. Như vậy, khái niệm dielektos ở
các thời kì lịch sử xã hội khác nhau của Hi lạp chỉ hai hiện tượng ngôn ngữ vừa
giống nhau vừa khác nhau:
- Ioric, doric, attic ở thời kì cổ đại Hi lạp được gọi là phương ngữ là do sự
phân công giữa chúng trong các thể loại văn học khác nhau;
- Ioric, Doric, attic ở thời kì Hi lạp thống nhất được gọi phương ngữ là do
sự xuất hiện một ngôn ngữ chung kà Koine.
Liên quan đến khái niệm phương ngữ, trong tiếng Pháp có hai từ dialecte
và patois: dialecte là các biến thể địa lí của một ngôn ngữ có mối liên hệ với
truyền thống văn học còn patois chỉ là biến thể mang tính khẩu ngữ và dường
như có cái gì đó kém hơn (bởi thiếu yếu tố văn học).
Thuật ngữ dialect trong tiếng Anh dùng để chỉ cả phương ngữ có chữ viết
lẫn phương ngữ không có chữ viết, cả biến thể địa lí lẫn biến thể xã hội ngôn
ngữ. Trong con mắt của người Anh, phương ngữ là biến thể ngôn ngữ không
chính thức, chỉ dùng ở trong các tầng lớp thấp hoặc ở nông thôn. Như vậy, nếu

12


dùng cả hai thuật ngữ dialect và patois thì thấy được sự phân biệt rõ ràng hơn:
người ta có thể nói có một middle-class dialect nhưng không thể nói a middle class patois; có thể nói regional dialect và village patois nhưng không nói
regional patois và village dialect.
Kết hợp với cách nhìn của ngôn ngữ học truyền thống về phương ngữ, có
thể thấy, phương ngữ cần được xem xét từ hai mặt cấu trúc và chức năng.
- Nếu nhìn từ góc độ cấu trúc, gọi là phương ngữ của một ngôn ngữ, một
khi các phương ngữ này tuy có hệ thống cấu trúc riêng, nhưng vẫn có thể
chứng minh được mối quan hệ cội nguồn giữa các phương ngữ đối với ngôn
ngữ có quan hệ cội nguồn với nhau.

- Nếu nhìn từ góc độ chức năng, thì phương ngữ là một loại biến thể ngôn
ngữ mà chức năng giao tiếp chịu sự hạn chế mang tính địa phương và sự phát
triển của nó chưa đạt đến mức tiêu chuẩn hóa. Haugen đã coi phương ngữ
thuộc về “dưới chuẩn”.
3.1.1.2. Tuy nhiên, ở rất nhiều “địa phương” (với nghĩa rộng của từ này),
việc phân biệt đâu là ngôn ngữ là một điều hoàn toàn không đơn giản. Haugen
(1966) qua thực tế khảo sát đã chỉ ra rằng, phương ngữ và ngôn ngữ “là những
thuật ngữ trừu tượng”.
Gọi là ngôn ngữ hay phương ngữ nhiều khi cái quyết định lại thuộc về
“hàng loạt các quyết định ngoài ngôn ngữ” (Ronald Wardhaugh, 1991).
Gumperz (1982) đã chỉ ra sự lúng túng trong sự phân biệt ngôn ngữ với phương
ngữ khi gặp hàng loạt các trường hợp mà tác giả, nếu không dựa vào các nhân tố
lịch sử - xã hội thì không thể nào giải quyết nổi.
Thứ nhất, trong một số trường hợp, giữa các “ngôn ngữ” có sự giống nhau
về cấu trúc, có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau khi giao tiếp, nhưng lại bị coi
là hai ngôn ngữ. Theo Gumperz, tiếng Hindi và Urdu ở Ấn độ là cùng một gốc
ngôn ngữ. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau và sự khác nhau này đã được
“thổi phồng” do các nguyên nhân chính trị và tôn giáo. Tiếng Hindi và tiếng

13


Urdu sử dụng hai hệ thống chữ viết khác nhau. Tiếng Hindi sử dụng hệ thống
chữ viết Devanagari (cùng một loại chữ Sancrit). Vốn từng vựng của tiếng Hindi
có nguồn gốc hoặc vay mượn từ Sancrit. Urdu sử dụng chữ Ba Tư - Ả Rập, là
ngôn ngữ của người theo đạo hồi. Vốn từ vựng của Urdu được vay mượn từ
tiếng Ba Tư - Ả Rập nhiều hơn từ Sancrit. Từ đây, người ta đã nhấn mạnh sự
khác nhau của hai ngôn ngữ này nhờ sự khác biệt về chữ viết. Tuy nhiên, thực tế
trong giao tiếp cho thấy, ở nơi nào tiếng Hindu và Urdu được dùng để giao tiếp
(nói) hàng ngày thì cả hai ngôn ngữ này nhập làm một. Trong nghiên cứu, đã

từng xuất hiện hai khuynh hướng: những người nhấn mạnh mặt giống nhau giữa
chúng thì cho đây là ngôn ngữ. Cuộc điều tra dân số Ấn Độ năm 1951 thì cho
Hindi và Urdu là ngôn ngữ. Nhưng các cuộc điều tra dân số sau này và cho đến
nay thì xếp Hindi và Urdu là hai ngôn ngữ.
Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với tiếng Serbia và Croatia, tiếng
Fanti và Twi ở Tây Phi; tiếng Bokmăl và Nynorsk ở Nauy; tiếng Kechwa và
Aimara ở Pêru. Giữa các cặp ngôn ngữ này, tuy có cấu trúc ngữ pháp gần nhau
nhưng vẫn được coi là hai ngôn ngữ cả trong đời sống lẫn trong pháp luật.
Thứ hai, một trong số trường hợp khác, giữa các “ngôn ngữ” có sự khác
nhau về cấu trúc, không dùng để giao tiếp chung được (vì không hiểu), nhưng
quan hệ giữa chúng lại được coi là mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ.
Ví dụ, tiếng Ả Rập ở I Rắc với tiếng Morsso và tiếng Ai Cập; các hình thức của
tiếng Welsh ở Bắc và Nam xứ Wales; các phương ngữ của tiếng Rajesthan và
Bihar ở bắc Ấn Độ. Giữa chúng, tuy có hình ngữ pháp khác nhau nhưng lại
không được coi là các ngôn ngữ khác nhau. Ở Trung Quốc, Việt ngữ, Ngôn ngữ,
Mân ngữ v.v… tuy được coi là phương ngữ của tiếng Hán nhưng chúng lại
không có khả năng dung để giao tiếp giữa những người nói phương ngữ khác
nhau (vì không hiểu nhau được). Giải thích điều này, các nhà ngôn ngữ học
Trung Quốc cho rằng, dân tộc Hán đã tạo nên một xã hội thống nhất, có cùng
một hệ thống chữ viết (là chữ Hán) và vì thể không thể coi các phương ngữ

14


Trung Quốc là những ngôn ngữ độc lập. Ở Việt Nam, theo tài liệu công bố chính
thức hiện có 54 dân tộc và 54 ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ nghiên
cứu, thì con số trên vẫn đang cần phải tiếp tục phải thảo luận. Chẳng hạn, tiếng
Mường với số dân (số người nói tiếng Mường) đứng hàng thứ 5/54, nhưng tiếng
Mường trong lịch sử và cho đến nay chưa có chữ viết. Nhiều tài liệu nghiên cứu
đã chứng minh rằng, tiếng Mường và tiếng Việt vốn cùng là một nguồn gốc

chung “Proto Việt - Mường” và hiện nay thì “người Mường đã vay mượn hầu
như toàn bộ những từ ngữ mới của tiếng Việt để biểu thị những sự vật, những
khái niệm xuất hiện trong cuộc sống hiện đại. Vì những lí do trên mà hai ngôn
ngữ Việt, Mường ngày càng xích lại gần nhau và theo dự đoán của tôi thì đến
một giai đoạn nào đó tiếng Mường trở thành một phương ngữ của tiếng Việt như
nó từng là phương ngữ của tiếng Việt như nó đã từng là phương ngữ cách đây
10 thế kỉ” (Phạm Đức Dương, 1994). Tuy nhiên, đấy mới chỉ là dự đoán, còn về
mặt chính thức hóa thì tiếng Mường và tiếng Việt hiện là hai ngôn ngữ. Mặc dù
vậy, ở góc độ nghiên cứu, thì có thể coi đây như là thêm được một yếu tố nữa để
xem xét mối quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ: đó là tính lịch sử. Nếu vậy
thì, có một câu hỏi đặt ra là, liệu có thể coi các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng
Đức, tiếng Pháp v.v… là các phương ngữ của ngôn ngữ Ấn Âu? Liệu có thể giải
thích được rằng, những người nói “thứ ngôn ngữ Ấn Âu này” với rất nhiều
phương ngữ đã trải ra khắp các miền của thế giới làm ngôn ngữ gốc đã được tích
ra thành “các ngôn ngữ khác nhau” và cho đến ngày nay lại được tập hợp với
một cái tên chung là “họ ngôn ngữ Ấn-Âu?” (Ronald Wardhaugh, 1993).
Thứ ba, vượt lên cả những yếu tố thuộc về bên trong ngôn ngữ, nhiều khi
gọi là phương ngữ hay ngôn ngữ còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của người
sử dụng. Ví dụ, tiếng Macedonia, có hệ thống ngữ pháp giống với hệ thống ngữ
pháp của Bungari và có thể hiểu nhau được khi giao tiếp bằng hai ngôn ngữ này.
Tuy nhiên, người Nam Tư coi đây là hai ngôn ngữ khác nhau. Trong khi đó,
người Bungari lại coi Macedonia là một phương ngữ của tiếng Bungari.

15


Qua những điều vừa trình bày ở trên càng làm rõ một điều là, ranh giới
giữa phương ngữ và ngôn ngữ không chỉ nhìn nhận ở cấu trúc bên trong của
ngôn ngữ mà phụ thuộc vào chức năng giữa chúng. Chức năng đó lại do các
nhân tố chính trị - xã hội quy định. Hay nói một cách khác, sự phân biệt phương

ngữ với ngôn ngữ còn phụ thuộc vào nhân tố “giá trị xã hội”.
W.Stewrt (1968) đã ra bốn thuộc tính đặc trưng để xem xét ngôn ngữ,
phương ngữ và các biến thể khác của ngôn ngữ, gồm:
(1) Tiêu chuẩn hóa: tiêu chuẩn hóa mang tính điển chế hóa được toàn xã
hội tuân theo.
(2) Độc lập: có chức năng và quy luật nội tại riêng.
(3) Lịch sử: có lịch sử phát triển gắn với truyền thống của quốc gia hay
dân tộc.
(4) Sức sống: cộng đồng giao tiếp ổn định của việc sử dụng ngôn ngữ.
Có thể hình dung bằng bảng dưới đây:
Thuộc tính

Ngôn ngữ

Tiêu chuẩn

Độc

Lịch

Sức sống

hóa (1)

lập (2)

sử (3)

(4)


+

+

+

+

tiêu chuẩn

Tiếng Đức, tiếng
Hungari,

(S)
Ngôn ngữ

Ví dụ

tiến

Hán

v.v..
+

+

Tiếng Latinh, tiếng

+


cổ điển

ả Rập cổ…

(C)
Thổ ngữ

-

+

+

+

Ngôn ngữ của các bộ
lạc ở Châu Phi, Châu

(V)

Mỹ…
Phương

-

-

+


16

+

Các phương ngữ


ngữ (D)
Creoles

của ngôn ngữ
-

-

-

-

(K)

Tiếng

Anh,

Giamaica,
tiếng Pháp creole…

Pidgins


-

-

+

+

-

-

Các pidgins

(P)
Ngôn ngữ

-

-

nhân tạo
(A)
R.T. Bell (1976) đã đưa ra những tiêu chí dung để phân biệt các kiểu loại
ngôn ngữ và tác giả cũng coi đây là chìa khóa cho sự phân biệt phương ngữ và
ngôn ngữ. Bảy tiêu chí đó là:
(1) Tiêu chuẩn hóa: Quá trình một ngôn ngữ được điển chế hóa. Quá trình
này bao gồm cả việc xuất bản, cho ra đời các sách như ngữ pháp, chính tả, từ
điển và sách văn học. (Ví dụ Từ điển tiếng Anh của Jhson 1775, được coi như là
“người làm chuẩn hóa tiếng Anh hữu hiệu nhất”).

(2) Sức sống: Tiêu chuẩn này nói về một cộng đồng người sử dụng ngôn
ngữ, tức là, nhằm phân biệt ngôn ngữ “sống” và ngôn ngữ “chết”. Tuy nhiên, tác
giả lưu ý rằng, có một số ngôn ngữ còn có sức mạnh (sức sống tiềm ẩn) sau khi
“chết”. Sức mạnh đó không được thể hiện ở giao tiếp nói mà ở dạng chữ viết.
Đó là trường hợp tiếng La tinh, Hi lạp ở miền tây của thế giới; tiếng Ả Rập ở thế
giới đạo Islam; tiếng Hán cổ ở các nước Châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt
Nam v. v…
(3) Lịch sử: Thực tế cho thấy, bất kì một cộng đồng người nói ngôn ngữ
nào cũng cũng luôn muốn tìm một tiếng nói chung cho các thành viên trong
cộng đồng của mình. Hàng loạt các nhân tố xã hội, chính trị, tôn giáo hoặc dân
tộc, tuy có đóng vai trò quan trọng đối với một cộng đồng nhưng nhiều khi lại

17


không có sức mạnh bằng việc sử dụng một ngôn ngữ chung. Ví dụ tiếng Hebrew
như là một sức mạnh để thống nhất một dân tộc (Do Thái) đã và đang bị đe dọa.
(4) Độc lập: Tiêu chuẩn này đảm bảo cho người sử dụng cảm thấy ngôn
ngữ mình đang sử dụng khác với ngôn ngữ khác.
Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản. Ví dụ, một số người cho rằng
Black English không phải là biến thể của tiếng Anh mà nó là một ngôn ngữ
riêng biệt có vị trí riêng, hoặc, cá biệt cũng có ý kiến cho rằng tiếng Quảng
Đông (Việt ngữ) với tiếng Hán là hai ngôn ngữ khác nhau. Những ý kiến này
hoàn toàn trái ngược với những điều mà nhiều nhà ngôn ngữ học đã khẳng định.
Rõ ràng “cảm giác”, hay “cảm thức” của người sử dụng là điều cần phải tiếp tục
bàn luận.
(5) Hạ giảm: Thực tế cho thấy, một biến thể nhất định có thể được coi là
một “Sub-variety” hơn là một thực thể độc lập. Ví dụ, những người nói tiếng
Cockney (giọng vùng phái đông Luân Đôn) đều cho rằng, họ đang nói một biến
thể của tiếng Anh và họ cũng thú nhận rằng họ không đại diện cho những người

nói tiếng Anh. Đồng thời, họ cũng nhận ra sự tồn tại những biến thể khác tương
đương với cương vị thấp hơn.
(6) Pha trộn: Người nói cảm nhận về sự thuần túy (sự trong sang) của các
biến thể họ sử dụng. Tuy vậy, tiêu chí này có thể được coi trọng ở một số ngôn
ngữ (như tiếng Pháp, tiếng Đức), còn ở một số ngôn ngữ khác lại không được
chú ý đến (như tiếng Anh).
(7) Nhân tố chuẩn mực cảm giác của nhiều người nói cho rằng, có thể
chia làm hai loài gồm những người nói giỏi và những người nói kém (tồi) (poor
speakers). Người nói giỏi (tốt) (good speakers) đại diện cho những chuẩn mực
của cách dung thích hợp. Còn khi tất cả những người nói một ngôn ngữ nào đó
đều cảm thấy rằng khắp nơi chỗ nào cũng gặp cách nói tồi và viết tồi, thì ngôn
ngữ đó có thể sẽ là một ngôn ngữ còn sót lại. Trên thực tế, cảm giác này thường
liên tưởng tới một ngôn ngữ đã chết.

18


3.1.2. Mối quan hệ giữa chuẩn và biến thể
3.2. Khái niệm phương ngữ xã hội
Khi được sử dụng trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ chủ yếu được thể
hiện bằng phương ngữ. Xét theo chiều không gian và thời gian (mặt địa lý và
lịch sử), phương ngữ là “biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân được hình
thành trong quá trình lịch sử” [1, tr.57]. Chẳng hạn, chúng ta thường nói, “Anh
này nói tiếng Nghệ (An)”, “Anh kia nói tiếng Sơn Tây”, “Anh nọ nói tiếng Hà
Nội”, “Anh ấy nói tiếng Sài Gòn”,v.v… Cái gọi là “tiếng” ở đây chính là chỉ
phương ngữ địa lí.
Khi phương ngữ địa lí được cộng thêm giá trị xã hội thì sẽ trở thành
phương ngữ xã hội. Hay nói cách khác, phương ngữ xã hội là phương ngữ của
một cộng đồng xã hội hoặc một nhóm người nào đó, là “hệ thống kí hiệu và quy
tắc cú pháp được sử dụng trong phạm vi một tập thể xã hội nhất định” [14,

tr.276].
3.3. Đặc điểm phương ngữ xã hội
3.3.1. Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc
tính xã hội của người giao tiếp. Mỗi một thành viên trong xã hội sẽ được xếp
vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở của hàng loạt các tiêu chí như giới
tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hóa, v.v… Các
đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm ngôn
ngữ trong sử dụng. Chẳng hạn, trong xã hội phương Tây, do rất coi trọng địa vị xã hội, nên giai tầng xã hội được thể hiện trong sử dụng ngôn ngữ rất rõ. Trong
nhiều xã hội, một số cách phân chia quan trọng nhất về ngôn ngữ xã hội gắn liền
với những khác biệt về uy tín xã hội, của cải cách và quyền lực.
Từ đây, các khái niệm như “phương ngữ giai cấp”, “phương ngữ giai
tầng”, “phương ngữ giới tính”v.v… đã được hình thành.
3.3.2. Với giá trị xã hội, phương ngữ trong các điều kiện xã hội khác nhau
sẽ có tác dụng xã hội khác nhau. Tiếng Việt những năm gần đây, bắt đầu từ công

19


cuộc đởi mới, với nền kinh tế thị trường, đã có những thay đổi đáng kể. Một
trong những thay đổi đáng chú ý là sự xích lại gần nhau và có “sự hòa trộn”
trong sử dụng giữa các phương ngữ tiếng Việt. Vì cuộc sống, mà có sự di
chuyển qua lại của người dân giữa các vùng miền của tổ quốc: người miền Bắc
vào miền Trung, miền Nam, người miền Nam ra miền Trung, miền Bắc; người
miền xuôi lên miền ngược, người miền ngược xuống miền xuôi… Và, đáng chú
ý là lượng dân tràn vào thành phố, khu công nghiệp thương mại ngày càng
nhiều. Chính đây là nguyên nhân làm cho có sự hòa trộn, giao thoa giữa các
phương ngữ, và cùng với đó tạo nên sự nổi trội của các phương ngữ mạnh nhờ
các tác nhân xã hội. Chẳng hạn như, hàng loạt các từ mà truyền thống Việt ngữ
học gọi là phương ngữ Nam Bộ như sanh, rớt, ngừa, trễ, té, nhậu, dô, mắc,
bbông, thương, tiêu chảy, trái (cây) v.v… nay đã trở thành quen thuộc được

dùng rộng rãi không chỉ giao tiếp hằng ngày trên khắp miền đất nước Việt Nam
mà trong cả các bài báo, các tác phẩm văn học, phát thanh, truyền hình.
3.3.3. Biến thể tiêu chuẩn và biến thể phi tiêu chuẩn: Khi nói đến biến thể
tiêu chuẩn và biến thể phi tiêu chuẩn, thực chất là muốn nói đến một sự khu biệt
dưới tác động của xã hội. Vì chúng thuộc về phương ngữ xã hội.
a) Biến thể tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở một phương ngữ địa lí,
được hình thành, phát triển nhờ quá trình chuẩn hóa. Phương ngữ mà biến thể
tiêu chuẩn lấy làm cơ sở thường là phương ngữ của khu vực có ảnh hưởng lớn
nhất trong toàn xã hội.
- Biến thể tiêu chuẩn không chỉ là công cụ giao tiếp chung giữa các vùng
phương ngữ mà còn là tiêu chuẩn của các phương ngữ, là chỗ dựa cũng như định
hướng cho các phương ngữ phát triển.
- Khi nói đến biến thể tiêu chuẩn là muốn nói đến biến thể ngôn ngữ có uy
tín xã hội cao nhất, được xây dựng trên cơ sở một phương ngữ (của một dân
tộc).

20


- Biến thể tiêu chuẩn là kết quả can thiệp của con người và sự phát triển
của ngôn ngữ. Cho nên, có thể nói, quá trình hình thành biến thể tiêu chuẩn
chính là quá trình tiêu chuẩn hóa một phương ngữ nào đó (tất nhiên đó là một
phương ngữ khu vực có uy tín nhất trong xã hội).
b) Biến thể phi tiêu chuẩn về một khía cạnh nào đó dường như đối lập
với biến thể tiêu chuẩn: địa vị xã hội và chức năng xã hội của biến thể phi tiêu
chuẩn thấp hơn biến thể tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở một vùng
hoặc một phạm vi khu vực hẹp, nhiều khi biến thể phi tiêu chuẩn trong tâm thức
của người địa phương lại có vị thế và chức năng xã hội còn lớn hơn cả biến thể
tiêu chuẩn.
3.4. Giới thiệu một số phương ngữ xã hội tiêu biểu

3.4.1. Phương ngữ giai tầng
3.4.1.1. Đặt vấn đề
Ngôn ngữ và giai cấp là một trong những vấn đề của của ngôn ngữ học
đại cương sớm được ngôn ngữ học truyền thống quan tâm. Truyền thống ngôn
ngữ học phủ nhận tính giai cấp của ngôn ngữ đồng thời cũng phủ nhận luôn sự
phân hóa giai cấp dẫn đến sự phân hóa ngôn ngữ.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng, giai cấp có ảnh hưởng tới ngôn
ngữ và sự phân hóa giai cấp có tác động đến một bộ phận nào đó của ngôn ngữ
cũng như việc sử dụng ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, các giai cấp khác nhau đều
muốn đem vào ngôn ngữ chung của toàn xã hội những ý nghĩ, tư tưởng, thói
quen của giai cấp mình.
Cần nhấn mạnh rằng, bản thân ngôn ngữ không có tính giai cấp, nhưng
những giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau có ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn
ngữ và làm cho ngôn ngữ trong sử dụng vừa phản ánh vừa mang tính đặc thù
giai cấp hoặc đặc thù của một tầng lớp xã hội nào đó. Đây chính là nguyên nhân
của sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ.
3.4.1.2. Đặc điểm của phương ngữ giai tầng

21


Trong một xã hội có giai cấp mà có sự phân biệt đẳng cấp nghiêm ngặt thì
sẽ tạo nên một sự chênh lệch rất lớn giữa các giai cấp khác nhau ở các lĩnh vực
của đời sống. Đây chính là điều kiện làm cho ngôn ngữ mang nét đặc thù giai
cấp. “Nếu như những hàng rào về địa lí và khoảng cách không gian đã tạo ra
phương ngữ địa lí thì những hàng rào của sự phân chia tầng lớp trong xã hội đã
tạo thành những khác biệt có tính giai cấp về ngôn ngữ” [5,tr.130].
Trong xã hội có giai cấp, các thành viên thuộc giai cấp khác nhau có sự
khác biệt và chênh lệch lớn trong đời sống thường cố ý tạo ra các khoảng cách
kể cả trong sử dụng ngôn ngữ. Còn trong xã hội không có sự phân biệt giai cấp,

các thành viên trong xã hội bình đẳng với nhau thì vấn đề phương ngữ giai cấp
không được đặt ra và sự khác biệt ngôn ngữ ở đây chính là phong cách sử dụng
hay là sự khác biệt về phần tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ (phương ngữ
giai tầng).
Giữa các tầng lớp xã hội đang tồn tại sự khác biệt trong sử dụng ngôn
ngữ. Luôn có sự phân bố trong việc lựa chọn, sử dụng các biến thể ngôn ngữ
mang tính thời thượng của xã hội.
3.4.2. Phương ngữ giới tính
3.4.2.1. Đặt vấn đề
Giới tính là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người
như nhận thức, thói quen, hành vi ứng xử, xã hội, văn hóa v.v...Vì vậy, mối quan
hệ giữa giới tính với ngôn ngữ không thể chỉ xem xét trong nội bộ ngôn ngữ ở
các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng mà phải nhìn rộng ra theo cách tiếp
cận ngôn ngữ - xã hội liên quan đến hàng loạt vấn đề khác như sinh học, địa vị,
vai trò trong gia đình cũng như trong xã hội của mỗi giới nói chung và từng
thành viên cụ thể ở mỗi giới. Có ba vấn đề nổi lên như sau:
- Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới là do cấu tạo cơ thể người như
vị trí của phần “chứa” ngôn ngữ ở trong não cũng như đặc điểm về sinh lí cấu
âm.

22


- Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới còn được thể hiện ở ngôn ngữ
để nói về mỗi giới.
- Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiện ở ngôn ngữ được mỗi
giới sử dụng. Đó là sự khác nhau về sự diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi
giới để biểu thị cùng một vấn đề.
3.4.2.2. Nguyên nhân của sự phân biệt giới
Ngôn ngữ tự thân không có giới tính nhưng nó lại truyền đạt quan niệm

phân biệt giới tính xã hội.
3.4.2.3. Các hình thức thể hiện sự phân biệt giới tính trong ngôn ngữ
a) Về từ vựng:
b) Về sự sử dụng ngôn ngữ qua thực tế giao tiếp xã hội:
Có thể nói, cái gọi là sự khác biệt giới tính trong ngôn ngữ, thực ra, chỉ là
những khuynh hướng mang tính phong cách trong sử dụng ngôn ngữ ở các bình
diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng cũng như các phương thức giao tiếp.v.v... Ngoài
sự khác biệt về âm lượng, âm sắc do cấu tạo bộ máy phát âm của mỗi giới thì sự
khác nhau trong sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới là kết quả của hàng loạt các
nhân tố khác.
3.4.3. Tiếng lóng
Tiếng lóng được coi là “ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề
nghiệp có tổ chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã
được chọn lọc và biến đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những người
không liên đới” (Đái Xuân Ninh, 1986).
Với tư cách là phương ngữ xã hội, tiếng lóng không tạo cho mình một hệ
thống ngữ âm hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu ở từ ngữ. Ví dụ,
những từ ngữ lóng được xây dựng trên cơ sở trước hết là phân cách “cái biểu
đạt” và “cái được biểu đạt” của những từ ngữ thường dùng và cùng với đó là
đưa “cái biểu đạt mới” vào. Cách tạo từ lóng kiểu này, làm cho người nghe buộc

23


phải giải mã, và đương nhiên mã đó chỉ có những thành viên trong cùng nhóm
xã hội mới “giải được”. Ví dụ, gắp (lấy tiền, moi tiền), hốt (lấy cắp), vắt (lấy
nhanh sợi dây chuyền), bốc (giật cướp) v.v… Tiếng lóng trong học sinh: ngỗng,
gậy, trứng vịt, chuồn, lặn… Có những từ ngữ lóng được tạo ra hoàn toàn mới,
tức là, chúng vốn không có trong lớp từ chung hoặc chỉ là yếu tố không được
dùng độc lập: mõi (móc tiền), sửng (giật mình), bỉ, đượi (gái mãi dâm), cộ (xe),

cộ câu (xe đạp), cộ gáy (xe máy) v.v… Nhìn chung, cấu trúc của tiếng lóng rất
đa dạng vừa tạo cảm giác ngôn ngữ sinh động hình tượng nhưng cũng có cái gì
đấy rất “kì quặc”. Đó không phải là sự ngẫu nhiên mà có mục đích rõ ràng: có
nghĩa, dễ nhớ và đảm bảo bí mật.
Bên cạnh chức năng giao tiếp, tiếng lóng còn có chức năng xã hội quan
trọng, một là để đảm bảo tính bí mật, hai là để nhận diện đồng bọn và loại trừ
không phải đồng bọn. Chính vì thế, tiếng lóng nhiều khi được coi như là “mật
khẩu”, “mật ngữ”.
3.4.4. Từ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp cũng được coi là phương ngữ xã hội. Từ nghề nghiệp là
những từ gọi tên các công cụ, các sản phẩm lao động hoặc các thao tác của một
nghề cụ thể nào đó trong xã hội. Con người vì mưu sinh mà tìm nghề, chọn nghề
(theo nghĩa được xã hội phân công), học nghề làm nghề là lập nghiệp. Quá trình
xã hội hóa con người cũng là một quá trình nghề nghiệp hóa. Đó là quá trình
nhận được tri thức và kĩ năng. Sự phân công xã hội càng nghiêm ngặt thì xã hội
càng hoàn chỉnh và con người theo hướng chuyên môn hóa càng cao. Và có lẽ vì
lí do đó đã tạo nên những sự phân cách nhất định giữa những người hoặc nhóm
người làm nghề khác nhau trong đó có ngôn ngữ. Do đặc điểm về nghề nghịêp,
các từ nghề nghiệp trong tiếng Việt được dùng hạn chế về mặt xã hội. Ví dụ:
- Thuộc nghề nông có: cày vỡ, cày ải, bón lót, bón thúc, bón đón đòng…

24


- Thuộc nghề hát tuồng có: đào, kép (vai trẻ), lão, mụ (vai già), kép đỏ
(võ), kép xanh (nịnh), kép rằn (ác), kép trắng (văn), đào thương, đào cảnh, đào
chiến, đào lẳng, đào yêu, lão đỏ, lão trắng, lao đen, mụ lành, mụ ác…
Tuy là lớp từ vựng hạn chế về mặt xã hội nhưng khác với tiếng lóng, từ
nghề nghiệp là tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế. Nó không có từ đồng
nghĩa trong vốn từ toàn dân. Vì vậy, từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành vốn từ

toàn dân khi những khái niệm riêng của nghề này trở thành phổ biến rộng rãi
trong toàn xã hội.

25


×