Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

giáo án dạy thêm tiếng anh lớp 7 kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.64 KB, 119 trang )

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

Năm học 2013-2014
TUẦN 20

Soạn 26/12

Dạy4/1
ÔN TẬP VỀ TỤC NGỮ
TÌM HIỂU VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp Hs: Củng cố, hệ thống các nội dung đã học ở bài 18 :
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ; chương trình địa phương ;
Tìm hiểu chung về văn nghị luận .
Các em có ý thức học tập tốt bộ môn ngay từ đàu học kì 2.
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ các bài tục ngữ
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Tục ngữ.
? Thế nào là tục ngữ ?
- Là những câu nói của dân gian ngắn gọn, có vần
điệu, hình ảnh, đúc kết những kinh nghiệm của nhân
dân về mọi mặt của cuộc sống , được nhân dân vận
dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng


ngày.
- Tục ngữ bao giờ cũng có nghĩa đen là nghĩa trực
tiếp gắn với hiện tượng ban đầu nhằm phản ánh kinh
nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất và sinh hoạt
xã hội.
- Những câu TN thể hiện k/n về con người , xã hội
thường không sử dụng chủ ngữ nên rất hàm súc, cô
đọng, có nghĩa bóng và có khả năng ứng dụng vào
nhiều trường hợp khác nhau .
VD. Học ăn, học nói ,học gói, học mở
? Em biết tục ngữ có những chủ đề - Tục ngữ có nhiều chủ đề :
nào ?
+ Quan niệm về giới tự nhiên : Các câu đã học.
+ Đời sống vật chất :
Người sống về gạo, cá bạo về nước; Có thực mới vực
? Những câu tục ngữ nào thuộc
được đạo ; Miếng khi đói bằng gói khi no ; ăn một
chủ đề này ?
miếng, tiếng một đời ; lợn giò, bò bắp, vịt già, gà tơ ;
mùa hè cá sông, mùa đông cá bể ;
+ Đời sống xã hội :
Nhà nào giống ấy. cây có cội, sông có nguồn ; Giỏ
nhà ai ,quai nhà nấy ; giấy rách giữ lề; Một giọt máu
?Tìm 5 câu tục ngữ về đời sống xã đào hơn ao nước lã….
GV: Hoàng Thọ Hữu

1

Trường THCS THCS TT Xuân Trường



Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
hội ?

Năm học 2013-2014
+ Đời sống tinh thần và những quan niệm vè nhân
sinh :
Người là hoa đất ; Người như hoa ở đâu thơm đấy ;
Trông mặt mà bắt hình dong ; Lớn vú bụ con ; Cái
? Tìm 5 câu tục ngữ về chủ đề
răng cái tóc là góc con người ; Môi dày ăn vụng đã
này ?
xong- môi mỏng hay hớt môi cong hay hờn ; tẩm
ngẩm mà đấm chết voi …
• Có thể nhầm lẫn tục ngữ với ca dao :
+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thí râm
+ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên .
(Hình thức thơ lục bát nhưng nội dung nêu kinh
nghiệm …)
GV; Tục ngữ thiên về biểu hiện trí truệ của nhdân
trong việc nhận thức thế giới và con người . Gorki nói
“ Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhdân laọ
động” . Mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa : nghĩa
đen và nghĩa bóng . Cái cụ thể cá biệt tạo nên nghĩa
đen, cái trừu tượng , phổ biến tạo nên nghĩa bóng .
Môi hở răng lạnh , chó cắn áo rách , đục nước béo
cò, năng nhặt chặt bị….

? Những tình huống nào phải dùng
1. Văn nghị luận .
văn nghị luận?
- Trong giao tiếp có những lúc con người cần phải
bộc lộ , phát biểu thành lời những nhận định, suy
nghĩ, quan điểm, tư tưởng của mìnhtrước một vấn đề
nào đó của cuộc sống -> Văn bản NL đóng vai trò
quan trọng trong đời sống xã hội và con người.
- Văn nghị luận …(sgk)
? Thế nào là văn nghị luận?
- Văn bản nghị hay sử dụng :
Văn giải thích, văn chứng minh, văn phân tích, văn
bình luận … VD văn bản Tinh thân yêu nước của
nhân dân ta (Hồ Chí Minh) là văn bản nghị luận
chứng minh.
? Trong các trường hợp sau đây,
2. Bài tập
trường hợp nào cần dùng văn bản a/ Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn .
nghị luận để biểu đạt? Vì sao?
b/ Giới thiệu về người bạn của mình.
c/ Trình bày quan điểm về tình bạn .
Trường hợp (c) vì người viết phải dùng lí lẽ dẫn
? Để chuẩn bị tham dự cuộc thi
chứng để thuyết phục người đọc về quan điểm tình
Tìm hiểu về môi trường tiên nhiên bạn .
do nhà trường tổ chức, Tý được cô d/ Gợi ý giúp bạn Tý :
giáo phân công phần hùng biện .
- Kiểu văn bản : văn nghị luận .
Tý dự định thực hiện một trong hai - Ý chính :
GV: Hoàng Thọ Hữu


2

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
cách là : cách 1 : dùng kiểu văn tự + Tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với
sự, kể một câu chuyện có nội dung con người .
nói về quan hệ giữa con người với + Thực trạng về cảnh môi trường thiên nhiên đang bị
thiên nhiên ; cách 2: dùng kiểu vb tàn phá.( nguyên nhân, dự báo, hậu quả)
bc làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp + Lời nhắc nhở đối với mọi người trong việc bảo vệ
cũng như tầm quan trọng của thiên môi trường thiên nhiên .
nhiên đối với con người . Cô giáo
Hs có thể tìm thêm các ý khác.
bảo Tý cả 2 cách ấy đều không
đạt. Em hãy giúp Tý xác định ý và
kiểu văn bản ?
Đề bài:
Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Em hãy bày tỏ hiểu biết của mình về vấn đề trên?
Mở bài
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề
cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn
đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo
động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả,
và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
Thân bài

Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố
tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại
chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất
trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con
người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam
kết, quy định,...
1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta
- Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khímột
nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe
hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống
của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...
- Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn
nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm
trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao,
hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...
- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác
thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô
cằn....
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của
VN&TG thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm
thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng cuộc sống của con người.
GV: Hoàng Thọ Hữu

3

Trường THCS THCS TT Xuân Trường



Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

Năm học 2013-2014

2. Nguyên nhân - Hậu quả
a. Nguyên nhân
*Khách quan:
- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến
các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt
độ quá cao hoặc quá thấp...
- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm
trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10
năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...
- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường...
* Chủ quan:
- Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.
- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp
thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y
tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...
- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...
b. Hậu quả
- Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại
dịch bệnh xuất hiện...
- Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người.
- Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều lọai bệnh về đường hô hấp....
3. Giải pháp
- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)
- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường

xanh - sạch - đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.
- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức
vi phạm.
- Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Kết bài
- Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là 1 vấn đề hết sức cấp
bách...
- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục
những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...
- Bài học cho mỗi người dân Việt Nam.
4. Củng cố, hướng dẫn . Tập viết một đoạn văn nghị luận có đề tài nói về ý thức bảo vệ
của công.

GV: Hoàng Thọ Hữu

4

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

Năm học 2013-2014
TUẦN 21

Soạn 3/1
Dạy 7/1
ÔN TẬP VỀ TỤC NGỮ
RÚT GỌN CÂU
LẬP DÀN Ý CHO VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp Hs: Củng cố, hệ thống các nội dung đã học ở bài 19 : Tục ngữ về con người và xã
hội ; Rút gọn câu ; Đặc điểm văn nghị luận Đề văn nghị luận – lập dàn ý cho bài văn nghị
luận . Các em có ý thức học tập tốt bộ môn .
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ các bài tục ngữ
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Phần 1 : Củng cố kiến thức
? Giải thích nghĩa các câu tục ngữ 1. Tục ngữ về con người và xã hội .
- Một mặt người…
- Khuyên ta nên biết quý trọng con người ; tôn vinh
giá trị con người.
- Cái răng cái tóc…
- Khuyên mọi người phải biết giữ gìn tô điẻm vẻ đẹp
riêng của mình .
- Đói cho sạch…
- Bài học biết giữ gìn phẩm giá trong sạch , thật thà
và lòng tự trọng …cho bát kì người nào, tuổi tác nào,
- Học ăn, học nói…
địa vị nào trong xã hội .
- Bài học về cách ăn nói, ứng xử, cách sống, cách làm
- Không thầy…
người…

- Học thầy…
- Đề cao vai trò người thầy.
- Thương người ..
-Bên cạnh học thầy còn học ở bạn cũng rất quan trọng.
- ăn quả…
- Bài học về lòng nhân ái.
- Một cây …
- Bài học về lòng đền ơn đáp nghĩa.
- Khuyên mọi người biết sống đoàn kết…
+ Câu 2 ,4,5, 6 là những …(nhận xét, đánh giá)…vè
các mặt tư cách , sự rèn luyện của con người để tiến
bộ.
+ Câu 3,7,8 là những lời khuyên về (phẩm chất, lối
sống) mà con người phải có.
Về hình thức : các câu tục ngữ trên diễn đạt
bằng những hình ảnh (so sánh, ẩn dụ ) …làm cho nội
dung trở nên cụ thể và mang nhiều ý nghĩa hàm súc.
+ Câu 1,6,7 diễn đạt bằng hình ảnh (so sánh) làm cho
sự việc trở nên cụ thể.
GV: Hoàng Thọ Hữu

5

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

Năm học 2013-2014
+ Câu 8,9 diễn đạt bằng hình ảnh (ẩn dụ) nên ngoài

nghĩa đen còn có nghĩa bóng.
+ Các câu 3,4,6,7,8 không sử dụng (chủ ngữ) nên rất
súc tích, cô đọng, có gía trị phổ quát và được dùng
trong nhiều trường hợp .Những câu không có vần :
(câu 7,8).
? Hãy tìm những câu tục ngữ nói về con người và xã
hội ?
? Thế nào là rút gọn câu ?
2. Rút gọn câu.
Câu rút gọn là những câu vốn đầy đủ cả CN lẫn VN
nhưng trong một ngữ cảnh nhất định ta có thể rút gọn
một số thành phần câu mà người đọc , người nghe
vẫn hiểu.
Tác dụng của việc rút gọn câu?
VD : Bạn làm gì đấy ? – Đọc sách (Rút CN)
- Câu rút gọn có t/dụng làm cho câu gọn hơn, thông
tin được nhanh hơn, tránh dùng lại những từ ngữ đã
xuất hiện trong câu trước khi không cần thiết. (lặp từ
? Câu rút gọn có những kiểu nào ? ngữ )
- Kiểu rút gọn :
Hs lấy ví dụ .
+ Câu rút gọn chủ ngữ : Cậu ăn cơm chưa?..
Hs nêu .
+ Rút gọn vị ngữ :
Vd: Ai xung phong lên chữa bài tập ? – Em
+ Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ : ..rồi.
? Theo em có thể dùng câu rút gọn - Dùng câu rút gọn trong các trường hợp :
trong những trường hợp nào ?
+ Trong văn đối thoại, rút gọn câu để tránh trùng lặp
? Chỉ rõ và khôi phục các TP câu

từ ngữ không cần thiết-> câu văn thoáng, hợp h/c
bị rút gọn trong những trường hợp giao tiếp .
sau đây và nêu rõ tác dụng của nó? Vd:-Em buồn bã lắc đầu: -Không, em không lấy, em để
-Lằng nhằng mãi. Chia ra! mẹ tôi quát và giận dữ đi về
tập trung sự chú ý của người nghe vào nội dung câu nói
+ Trong văn chính luận, văn mt, văn bc , rút gọn câu
để ý được súc tích, cô đọng. Tôi yêu phố phường náo
động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả
cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không
khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều
cây xanh che chở .
Hoặc: mỗi đảng viên cbộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng . Phải
giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
Văn nghị luận có những đặc điểm Lưu ý :GV nêu 2 lưu ý như trong SGK .
gì?
3. Đặc điểm của văn nghị luận.
HS trả lời theo SGK
II. Phần 2 : Bài tập bổ sung

GV: Hoàng Thọ Hữu

6

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
Bài tập 1: Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành

ngữ ?
a/ xấu đều hơn tốt lỏi *
e/ Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa .*
b/ Con dại cái mang *
g/ Cạn tàu ráo máng .
c/ Giấy rách phải giữ lấy lề *.
h/ Giàu nứt đố đổ vách .
d/ Dai như đỉa đói.
i/ Cái khó bó cái khôn .*
Bài tập 2: Các nghĩa sau đây phù hợp với nội dung câu tục ngữ nào?Bài học rút ra từ các
câu tục ngữ
1. Ăn không nên đọi nói không b/ Kiên trì nhẫn nại thì việc khó đến đâu cũng làm được
nên lời.
-> Phải có ý chí bền bỉ trong công việc và trong cuộc
sống.
2. Có công mài sắt có ngày nên a/ ăn và nói đều chưa sõi, chỉ người vụng dại trong
kim .
đường ăn nói, cư xử.-> Bài học : nhác nhở con người
luôn luôn học tập rèn luyện cách nói năng, cư xử với
mọi người.
3. Lá lành đùm lá rách.
d/ Sự hoạn nạn của một người và sự chia sẻ của đồng
loại -> Những người cùng cảnh ngộ phải biết thương
yêu đùm bọc lẫn nhau.
4.Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ c/ Người đày đủ, không gặp hoạn nạn thì giúp người
túng thiếu, gặp hoạn nạn.-> Phải biết thương yêu đồng
loại khi họ gặp cảnh nghèo nàn, túng thiếu.
5. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. e/ Những kẻ có lòng dạ xấu thường tìm nhau , kéo bè
kéo cánh với nhau -> Tìm bạn mà chơi không nên chơi
với kẻ xấu.

g/Ảnh hưởng của môi trường đối với con người và sinh
6.Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài .
vật -> Ảnh hưởng của môi trương đối với con người.
Bài tập 3
a/ Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười . (Nam Cao )
b/ Đi thôi con !
c/ Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự
do . ( Hồ Chí Minh)
d/Uống nước nhớ nguồn ( Tục ngữ)
Bài tập 4
“Qua ca dao, người bình dân VN đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quí
của mình”. Lấy dẫn chứng từ những bài ca dao đã học và đã đọc, em hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.
a, Hãy đưa ra luận điểm, luận cứ bài văn .
b, Dựa trên những luận điếm và luận cứ, em hãy lập luận bằng cách viết một
đoạn văn ngắn cho cho một luận cứ mà em lựa chọn .
Gợi ý:
-Luận điểm: Ca dao đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quí của người bình
dân VN.
-Luận cứ:
* Thể hiện được tình yêu quê hương đất nước.
- Gắn bó ca ngợi, tự hào với bao cảnh đẹp của quê hương đất nước.
GV: Hoàng Thọ Hữu

7

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

Năm học 2013-2014
- Đó cũng là lòng yêu nước, thể hiện tình nghĩa đồng bào .
* Thể hiện tình yêu thương gia đình .
- Tình cảm sâu nặng nhất, thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, ơn sinh thành .
- Tình vợ chồng gắn bó thiết tha, chung thuỷ
*Thể hiện tình yêu thiết tha với cuộc đời .
- Gắn bó với lao động .
- Yêu lao động, người nông dân yêu cả ruộng vườn, gắn bó với thiên nhiên .
-> Chính tình yêu sâu nặng đối với cuộc đời, lạc quan vui sống đã khiến người
lao động vượt lên tất cả khó nhọc gian lao .
-Lập luận: Điều tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất
nước của ông cha ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh
của nơi chon rau cắt rốn.
Điều này dễ hiểu. Thời xưa điều kện đi lại khó khăn, hiểu biết của mõi con người có hạn,
ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước
mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ
tre, ngọn rau tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó, nên con dân xứ Lạng tự hào:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em” .
- Người dân xứ Nghệ thì ngợi ca :
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biéc như tranh hoạ đồ .
Ai vô xứ Nghệ thì vô….
Hs làm bài 10 - 15’ , trình bày , nhận xét, bổ sung.
Bài tập 5: Tục ngữ ta có câu Không thầy đố mày làm nên nhưng lại có câu Học thầy
không tày học bạn. Em hiểu gì về lời dạy qua hai câu ca dao trên
Dàn ý:
1. Mở bài:

- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt cú cú đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối,
không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan
trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời
(gian) gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy
dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan
trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
GV: Hoàng Thọ Hữu

8

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết
để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn
để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt.
3. Kết bài:

- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong
thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan,
công dân có ích cho xã hội.
Một vài gợi ý bài tham khảo:
Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người
cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức vừa học.Những
điều này vừa được cha ông ta truyền lại qua hai câu tục ngữ:
“Không thầy đố mày làm nên”
“Học thầy không tày học bạn”
Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ? Tại sao phải “học thầy không tày học bạn” ?
Cả hai câu tục ngữ :”Không thầy đố mày làm nên” & “học thầy không tày học bạn”
không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học.Trong
chuyện rèn luyện và học tập,người thầy đóng vai trò chủ đạo,tổ chức chỉ dẫn & truyền thụ
kiến thức bổ ích cho người học.Câu tục ngữ :“không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao
vai trò,vị trí & tác dụng quyết định của người thầy,đề cao người thầy là đề cao tinh thần
học tập phải học mới có kiến thức. ”Thầy” không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn
là người giỏi hơn,có thể truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước.Không có thầy,không
được chỉ bảo,dạy dỗ,không được học hành đến nơi đến chốn,người ta không thể làm tốt bất
cứ công chuyện gì.Những hiểu biết tri thức,khoa học mà mỗi người lĩnh hội được nếu
không phải một phần do sự chỉ bảo,hướng dẫn,truyền đạt của người thầy.Rõ ràng nếu
không có thầy dạy,không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức,dễ sai
lầm,thất bại.
Ngược lại,câu tục ngữ :”học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò,tác
dụng của người thầy & đề cao chuyện học tập ở bạn bè.Cho rằng chuyện học ở bạn có kết
quả cao hơn học ở thầy.Nhưng ta cũng nên phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng
từ thầy mà ra.Tuy nhiên,học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy,cô không có:bạn bè
cùng lứa,dễ gần gũi,trao đổi,học tập lẫn nhau.Học ở bạn,bản thân mình sẽ thấy được chỗ
tốt,chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên & tiến bộ.
Bên cạnh vai trò của thầy & bạn,sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong

chuyện học tập & nâng cao kiến thức.
Câu tục ngữ :”không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thày trong
chuyện trưởng thành,lập nghề của người học.Mặc dù trong công tác đào tạo con
người,người thầy giữ vai trò trung tâm,quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày
làm nên” là điều không thỏa đáng.Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành,có sự nghề
của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường,của thầy cô nhưng một
phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân,tự bản thân vận động để
tiếp thu những cái mới,sáng tạo những cái hay.Trong cuộc sống,môi trường hàng ngày
ngoài tác dụng của thầy,người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh,của yếu
tố khách quan như gia đình,cha mẹ,xã hội…Do đó,tuyệt đối hóa chuyện học ở thầy,không
GV: Hoàng Thọ Hữu

9

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
coi trọng chuyện học tập ở nơi khác,người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc.
Tuy nhiên,khẳng định :”Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì
câu tục ngữ này vừa hạ thấp vai trò & tác dụng của người thầy,đề cao quá mức vai trò của
bạn bè trong học tập.Học hỏi,tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố lũy phần vào
sự thành đạt của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình,người thầy đóng vai trò quyết định,bạn
bè đóng vai trò hỗ trợ.Nếu nói rằng bạn bè có trò giúp đỡ,hỗ trợ,bảo ban để cùng nhau học
tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta
vừa từng nói:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Muốn học tốt,bên cạnh chuyện học ở thầy,ở bạn còn phải có sự nỗ lực,học tập của

bản thân.Chúng ta phải khẳng định chuyện học ở thầy là chủ yếu & còn phải kết hợp với
sự nỗ lực của cá nhân người học.Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động,nhồi
nhét,máy móc.
Ngoài ra,muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả,bạn bè cùng chung chí
hướng,chung mục đích học tập,phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng
dẫn.Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng lớn sự học hỏi,học ở bạn,học
trong thực tế.
Chính Hồ Chủ tịch cũng vừa khẳng định “phải học ở trường,học ở sách vở,học lẫn
nhau,học ở nhân dân, không học nhân dân là thiếu sót lớn” "Một tai nghe thầy, một tai
nghe bạn/ Về nhà mẹ giảng, thế là thành... mười tai".
Như vậy,trong hoạt động ở nhà trường hiện nay,hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn
nhau,như vậy đều có ý nhấn mạnh đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục
ngữ có ý nghĩa tích cực,bổ sung cho nhau,chỉ cho chúng ta hai nơi học tốt nhất: học ở thầy
và học ở bạn.
Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”,”không thầy đố mày làm nên” tách rời
nhau,có khía cạnh đúng & hạn chế,nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp
nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất:chúng ta phải coi trọng chuyện
học ở thầy, đồng thời (gian) phải biết học ở bạn.
Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng,biết ơn thầy cô giáo,những người vừa
giúp đỡ,truyền thụ cho chúng ta,dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta.Và chúng ta
cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè,đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng
nhau tiến bộ.
4. Củng cố dặn dò
Học bài ,làm các BT SGK
Hoàn thiện bài Tập làm văn

GV: Hoàng Thọ Hữu

10


Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

Năm học 2013-2014
TUẦN 22

Soạn 10/1/2014

Dạy 14/1/2014

ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
VĂN BẢN TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
Giúp Hs :
- Nắm vững hơn nội dung văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ; kiểu
câu đặc biệt ; Biết sử dụng hiệu quả câu đặc biệt .
- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận : tìm hiểu đề , tìm ý….
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ các bài tục ngữ
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Phần 1 : Lí thuyết

Vai trò của ý chính trong bài văn
A.Văn nghị luận
nghị luận
Luận điểm luận cứ và lập luận .
Những yêu cầu để ý chính có tính
1. Luận điểm
thuyết phục ?
+ Thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận
+ ý chính cần phải rõ ràng sâu sắc ,có tính phổ biến
(Vấn đề được nhiều người quan tâm )
GV chốt lại : Trong văn bản nghị luận người ta
Vai trò của lí lẽ và dẫn chứng như thường gọi ý chính là luận điểm .
thế nào ?
2 . Luận cứ
=> Những lí lẽ ,dẫn chứng cụ thể làm cơ sở cho luận
điểm ,giúp cho luận điểm đạt tới sự rõ ràng đúng đắn
Muốn có sức thuyết phục thì luận và có sức thuyết phục .
cứ phải đạt yêu cầu gì?
=> Luận điểm thường mang tính khái quát cao vì thế
muốn cho người đọc hiểu và tin ,cần phải có một hệ
thống luận cứ cụ thể ,sinh động ,chặt chẽ rõ ràng
Luận điểm ,luận cứ thường được
=> Có tính hệ thống và bám sát luận điểm .
diễn đạt dưới những hình thức nào 3. Lập luân :
và có tính chất gì?
=>Diễn đạt thành các lời văn cụ thể,nó cần được lựa
chọn ,sắp xếp trình bày một cách hợp lí để làm rõ
luận điểm
GV: Hoàng Thọ Hữu


11

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

? Văn bản Tinh thần …ta trích
trong văn kiện lịch sử nào ?

Văn bản thuộc loại văn bản nào ?
? Đọc đoạn văn mở bài : Dân
ta….cướp nước, cho biết câu nào
là câu chủ đề ? Vì sao em biết ?
? Nêu nhận xét của em về cách lập
luận trong phần mở bài ?

? Các từ : nồng nàn, quý báu,
mạnh mẽ, to lớn, nguy hiểm, khó
khăn thuộc từ loại nào ?
? Các từ : sôi nổi, kết thành, lướt
qua, nhấn chìm thuộc từ loại nào?
thể hiện điều gì ?
?Đoạn văn Lịch sử ta …anh hùng,
tg đã sử dụng thao tác nào để nói
về sức mạnh của lòng yeu nước
GV: Hoàng Thọ Hữu

Năm học 2013-2014
=>Lập luận có vai trò cụ thể hoá luận điểm ,luận cứ

thành các câu văn ,đoạn văn có tính liên kết về hình
thức và nội dung để đảm bảo cho một mạch tư tưởng
nhất quán,có sức thuyết phục :
II. Tìm hiểu đề văn nghị luận :
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
=>Đề văn nghị luận cung cấp đề bài cho đề văn nên
có thể dùng đề ra làm đề bài
=.>Thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ
đề của nó .Do vậy đề ra như trên hoàn toàn có thể làm
đề bài cho bài văn sẽ viết
2. Lập ý cho bài văn nghị luận .
1.Xác lập luận điểm :HS trả lời trực tiếp :
2.Tìm luận cứ :
3.Xây dựng lập luận
B. Văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
(Hồ Chí Minh)
- Xuất xứ : Trích Báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ
Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ 2 của
Đảng Lao động Việt Nam, tháng 2/1951 tại chiến khu
Việt Bắc.
- Nghị luận .
- Lập luận mở bài :
Câu 1 “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
- Cách lập luận :
Câu 1- là câu chủ đề đã k/đ: Dân ta có ….nước.
Câu 2- Giải thích lòng yêu nước là một truyền thống
quý báu của nd ta.
Câu 3- Giải thích sức mạnh của lòng yêu nước của ta.
→ cách lập luận chặt chẽ, rõ ràng, đầy sức thuyết
phục.

- Các từ : nồng nàn… là tính từ.
- Các từ : sôi nổi , …. là động từ, thể hiện sức mạnh
vô cùng to lớn của tinh thần yêu nước trong công
cuộc k/c cứu nước..
- Thao tác trong đoạn Lịch sử …..anh hùng :
chứng minh.
- Đoạn Đồng bào ta….yêu nước :
Câu mở doạn : Đồng bào ta ….ngày trước.
Câu kết đoạn : Những cử chỉ cao quý…y/n.
- Thao tác : c/m
- Các tầng lớp đồng bào :
Trường THCS THCS TT Xuân Trường
12


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
qua các trang sử vẻ vang của cha
ông ta làm nên ? ( bluận, gt, c/m,
gt+c/m).
? Tg đã sử dụng thao tác NL nào
trong đoạn văn trên ?
? Tg viết : Đồng bầo ta ngày nay
….ngày
trước. vậy đó là những lớp đồng
bào nào ?
? Tại sao tg sử dụng câu văn dài ,
có nhiều vế cấu trúc giống nhau
theo mô hình : Từ…đến…, nhằm
mục đích gì ?
? Các từ : giải thích, tuyên truyền,

tổ chức, lãnh đạo trong câu cuối
thuộc từ loại nào?
? Sử dụng phép so sánh trong câu
“ Tinh thần ……của quý” có t/d
gì ?

Năm học 2013-2014
+ Từ các cụ già …….trẻ thơ.
+ Từ những kiều bào…. bị chiếm .
+ Từ nhd miền ngược …xuôi.
+ Từ những chiến sĩ…hạu phương.
+ Từ các phụ nữ…mẹ chiến sĩ.
+ Từ những nam nữ …. đồng bào điền chủ.
- Tg dùng câu văn dài vì :
Nhd ta ai ai cũng giàu lòng y/n; lực lượng k/c chống
Pháp rất đông đảo, hùng hậu; cuộc k/c chống Pháp
(1946-1954) là cuộc c/t nhân dân.
=> khái quát, diễn tả được sự tập hợp mọi đối tượng
trong xh
- Các từ : giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo
-> động từ.
- Phép so sánh ….giúp mọi người nhận thức rõ hơn,
cụ thể hơn về tinh thần yêu nước, giá trị , tầm quan
trọng của tinh thần yêu nước. Đồng thời đề ra nhiệm
vụ của Đảng là phải khơi gợi tinh thần yêu nước của
người dân để góp phần đưa cuộc k/c ...
* Phần 2 Luyện tập

Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nội dung nào mang tư tưởng quan điểm bài văn nghị luận

A. Luận điểm
B. Luận cứ
C. Lập luận
Câu 2: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc kiểu văn bản nào
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
Câu 3:Văn bảnTinh thần yêu nước của nhân dân ta có xuất xứ ở đâu
A. Trong bản tuyên ngôn độc lập
B. Trích trong bài phát biểu tại đại họ Đảng toàn quốc năm 1951
C. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Đáp án: Câu 1 A ; Câu 2 C; Câu 3 B
Em hãy tóm tắt bài văn tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong khoảng 5 câu ?
GV gợi ý để HS tóm tắt theo các ý sau :
- Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta khi tổ quốc bị xâm lăng – Lịch sử có
nhiều cuộc k/c chống xâm lăng chứng tỏ dân ta yêu nước nồng nàn – Đồng bào ta ngày
nay có nhiều việc làm thể hiện tinh thần yêu nước xứng đáng với truyền thống của tổ tiên
– Nhiệm vụ của Đảng ta.
Bài tập tự luận
Bài tập 2: Trình bày , phân tích ngắn gọn văn bản Tinh thần ……nhân dân ta ?
Gợi ý : Mở bài : Khảng định và nêu rõ vấn đề phải chứng minh : Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước.
Thân bài : Nêu hàng loạt dẫn chứng lịch sử và xã hội để c/m….
Kết bài : Ví lòng yêu nước như các thứ của quý….
GV: Hoàng Thọ Hữu

13

Trường THCS THCS TT Xuân Trường



Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
Bài tập 3:Lập dàn ý bài văn nghị luận bàn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam
ngày nay.
*Dàn ý chung
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Chuyển ý
II. Thân bài
- Giải thích các từ ngữ
- Dùng lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm (vấn đề cần nghị luận)
- Mở rộng ý
- Liên hệ thực tế, nêu những tấm gương trong xã hội liên quan đến vấn đề nghị luận
- Đưa ra các ý kiến đi ngược lại với quan đỉểm của đề bài
III: Kết bài
- Tóm ý toàn bài
- Nhắc lại vấn đề mà đề bài yêu cầu
Nêu cảm nhận
(lưu ý: tất cả các ý kiến đưa ra trong bài làm đều fải kèm theo dẫn chứng cụ thể, nếu không
đưa ra dẫn chứng thì bài làm không có sức thuyết phục)
*Dàn ý chi tiết:
I. Mở bài:
- Sống trên đời con người cần có lý tưởng, nếu không có lý tưởng sẽ không có động lực để
vươn lên và thành công ....
- Chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề này.
II. Thân bài
- Trước hết cần phải hiểu rõ "lý tưởng" là gì? lý tưởng là phương hướng, mục tiêu phấn
đấu trong cuộc sống ...
- Câu nói của Lev Tolstoi: "lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lý tưởng thì không

có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống
- Đưa ra dẫn chứng về sống có lý tưởng (Bác Hồ.......)
- Lập luận, dẫn chứng về các trường hợp sống buông thả, không có lý tưởng, ăn chơi sa
đọa ...Hậu quả
-Câu nói của Vương Dương Minh: "Người không chí như thuyền không lái, như ngựa
không cương.
- Bác bỏ các lối sống sai lầm của một bộ phận thanh niên ngày nay vì sống như vậy là
không có lý tưởng, không đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội...
- Câu thơ của Tố Hữu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
III. Kết bài:
- Sống có lý tưởng là điều cần cần thiết đối với mỗi công dân
- Sống có lý tưởng đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội, làm cho đất nước giàu mạnh ...
4. Củng cố dặn dò
Học bài ,làm các BT SGK
Hoàn thiện bài Tập làm văn

GV: Hoàng Thọ Hữu

14

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

Năm học 2013-2014
TUẦN 23

Soạn 17/1/2014


Dạy 22/1/2014

ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
CÂU ĐẶC BIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
Giúp Hs :
- Nắm vững hơn bố cục và cách lập luận nội dung văn bản nghị luận, kiểu câu đặc biệt ;
Biết sử dụng hiệu quả câu đặc biệt .
- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận : tìm hiểu đề , tìm ý….
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ các bài tục ngữ
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Phần 1 : Củng cố kiến thức
A. Văn nghị luận
Bố cục bài văn nghị luận gồm mấy Bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần:
phần?
a. Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa với đời sống xã hội
b. Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài có
thể nhiều đoạn, mỗi đoạn có một luận điểm phụ
c. Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng
thái độ quan điểm
B. Câu đặc biệt
* Khái niệm: Câu đặc biệt là kiểu câu không cấu tạo

theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ
Trên tường có treo bức tranh
Thế nào là câu đặc biệt ? Cho VD * Tác dụng câu đặc biệt?
+ Bộc lộ cảm xúc.
+ Liệt kê thông báo.
+ Xác định thời gian, nơi chốn.
Tác dụng của câu đặc biệt là gì
+ Gọi đáp.
* Phần 2: Bài tập bổ sung
A. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1:Câu đặc biệt là câu có đặc điểm nào sau đây
A. Có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ
B. Chỉ có chủ ngữ hoặc vị ngữ
C. Không cấu tạo theo mô hình CN -VN
GV: Hoàng Thọ Hữu

15

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
D. Cả ba ý trên
Câu 2: Tác dụng nào sau đây không phải của câu đặc biệt
A. Gọi đáp
B. Bộc lộ cảm xúc
C. Hỏi
D. Liệt kê thông báo
Câu 3: Câu đặc biệt có mấy tác dụng

A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 4: Bố cục bài văn nghị luận có mấy phần
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Câu 5: Yếu tố nào mang nội dung tư tưởng chủ đạo của bài văn nghị luận
A. Luận cứ
B. Lập luận
C. Luận điểm
Đáp án
Câu 1: C; Câu 2:C; Câu 3 D ; Câu 4 B ; Câu 5: C
B. Bài tập tự luận
Bài tập: Đặt câu đặc biệt theo bốn kiểu câu đã học
VD: Này! có việc gì đấy
Một buổi chiều trên phố.
Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu đặc biệt (HS tự làm)
Bài tập 3: Lập dàn bài cho đề văn sau:; CM Sách là ngọn đèn bât diêt của tri thưs
con ngươì
1. Mở bài :
- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người
- Trích dẫn câu nói
2. Thân bài :
a) Giải thích ý nghĩa câu nói :
Sách là gì ?
+ Là kho tàng tri thức : Về thế giới tự nhiên , về đời sống con người, về kinh nghiệm
sản xuất

+ Là sản phẩm tinh thần :
- Sản phẩm của nền văn minh nhân loại
- Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài
- Hàng hóa có giá trị đặc biệt
+ Là người bạn tâm tình gần gũi :
- Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời
- Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người :
+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực :
GV: Hoàng Thọ Hữu

16

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
- Khoa học tự nhiên
- Khoa học xã hội
+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian , thời gian :
- Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai
- Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước
b) Bình luận về tác dụng của sách
+ Sách tốt :
- Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết
- Giúp con người khám phá giá trị của bản thân
- Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo
+ Sách xấu :
- Tuyên truyền lối sống ích kỷ , thực dụng

- Gieo rắc những tư tưởng , tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hình
thành nhân cách
c) Thái độ đối với việc đọc sách :
- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài
- Cần chọn sách tốt để đọc
- Phê phán và lên án sách có nội dung xấu
3. Kết bài :
Suy nghĩ về sách với đời sống hiện nay
GV đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo
Ngày nay,chúng ta ai cũng cần phải có kiến thức để nuôi sống mình và gia đình
mình,nhưng kiến thức ở đâu ? Nó nằm trong những cuốn sách vì vậy sách là tài sản quý
giá,là người bạn tốt của con người,chúng ta phải chăm chỉ đọc sách.
Sách là sản phẩm của trí tuệ con người,sách là tài sản vô cùng quý giá.Sách mang nhiều
kiến thức phong phú,giúp ta có những kiến thức làm những cột mốc xuất phát để ta có
thêm nhiều kiến thức khác.Sách lưu giữ nhiều kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực khác
nhau:những cuộc khởi nghĩa của ông cha ta được ghi trong sử sách,những bài văn hay có
trong sách Ngữ Văn,những bài Toán khó nhưng có nhiều cách giải hay trong sách Toán và
Bài tập Toán...Những kiến thức này đều xuất phát trong những cuốn sách từ cổ chí
kim.Nếu chúng ta còn thắc mắc về những điều mà mình chưa rõ thì thì sách sẽ giúp chúng
ta cập nhật thông tin một cách đơn giản mà nhanh nhất.Chúng ta còn có thể giải mã được
thắc mắc của chính mình và tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức phong phú khác từ những
cuốn sách hay mà quý giá.Sách đưa ta đến chân trời của kiến thức,một chân trời kiến thức
vô tận,giúp ta mở rộng thêm hiểu biết,là chìa khoá mở ra tri thức giúp đỡ ta sau này khi
chúng ta bước vào đời sống tự lập.Sách còn đưa ta đến nơi của những cảm xúc lãng
mạn:những cảnh thiên nhiên rất đẹp và những nhân vật tốt bụng luôn cứu giúp người khi
hoạn nạn;cho ta biết thêm những tình cảm tốt đẹp:đức tính trung thực,thuỷ chung...Sách
GV: Hoàng Thọ Hữu

17


Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
giáo dục chúng ta trở thành người tốt.Ai cũng biết những người thành đạt,nổi tiếng trên thế
giới như Bác Hồ,Lenin,Lê Quý Đôn...Họ là những con người rất ham đọc sách,luôn tìm tòi
kiến thức từ sách vở.Rõ ràng sách luôn là tài sản quý báu,người bạn quan trọng của con
người.
Có người hay hỏi rằng:"Đọc sách như thế nào để có hiệu quả cao ?".Chúng ta có thể đọc
sách ở nhiều nơi:thư viện,nhà trường,vào thời gian rãnh rỗi khi đang ở nhà...Chúng ta phải
lựa chọn sách để đọc,phù hợp với lứa tuổi mọi người.Có nhiều loại sách để chúng ta có thể
lựa chọn nhưng phổ biến nhất là hai loại sách:loại thứ nhất là sách kiến thức phổ thông
dùng cho học sinh và các học giả chuyên môn;loại thứ hai là sách có kiến thức chuyên
môn,dùng để trau dồi cho chuyên môn.Khi đọc sách chúng ta phải vừa đọc,vừa ghi lại
những ý quan trọng và những ý mà mình cần thiết nhất.Chúng ta nên ghi vào một cuốn sổ
riêng để tiện sử dụng khi cần thiết chúng ta phải vận dụng những kiến thức học được trong
sách vào cuộc sống hàng ngày,như vậy thì chúng ta có thể nhớ kĩ hơn những kiến thức học
được trong sách.Chúng ta cần phải kiên trí đọc sách để tạo thành thói quen cho mình,phải
đọc sách theo những điều trên đây thì mới cho ta hiệu quả cao của việc đọc sách.
Sách luôn là người bạn thân,luôn cần thiết đối với chúng ta dù cho khoa học,kĩ thuật phát
triển cao đến đâu.Sách luôn là người bạn tri kỉ,cùng ta đi hết cuộc đời,sách luôn cần thiết
đối với chúng ta cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển thì sự phát triển của nó đều nhờ vào
những kiến thức có trong sách.Chúng ta phải luôn nâng niu,bảo vệ sách,giữ gìn sách để
chúng luôn luôn và mãi mãi là người bạn thân của chúng ta sau này.
Là người học sinh,chúng ta cần phải luôn luôn đọc sách vì nhờ vào việc đọc sách mà
chúng ta mới có nhiều kiến thức về thế giới chúng ta đang sống và phát triển ra sao.Sách là
tài sản quý giá,là người bạn thân tốt của con người.Chúng ta luôn luôn cần phải đọc sách
cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển đến đâu.
Học sinh làm bài theo hướng dẫn của giáo viên

4. Củng cố dặn dò
Học bài ,làm các BT SGK
Hoàn thiện bài Tập làm văn

GV: Hoàng Thọ Hữu

18

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

Soạn 1/2

Năm học 2013-2014
TUẦN 24
Dạy 5/2

ÔN TẬP VĂN BẢN SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
VĂN NGHỊ LUẬN,TRẠNG NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
Giúp Hs :
- Khắc sâu kiến thức bài văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Nắm vững hơn phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận, thành phần trạng ngữ ; Biết
sử dụng trạng ngữ
- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận : tìm hiểu đề , tìm ý….
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ các bài tục ngữ

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Phần 1 : Củng cố kiến thức
A. Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Em hãy nêu những nét chính về
1.Tác giả
tác giả và tác phẩm ?
Đặng Thai Mai (1902-1984) Lương điền -Thanh
Xuân -Thanh Chương -Nghệ An .Nhà văn nhà nghiên
cứ văn học ,nhà hoạt động xã hội có uy tín
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Bài ''Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ''là
đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứ ''Tiếng
Việt ,một biểu tượng hùng hồn của dân tộc ''
Văn bản thuộc thể loại gì ?
c. Thể loại: Nghị luận chứng minh .
Nêu bố cục của bài văn và ý chính
d. Bố cục
của mỗi đoạn ?
+ Mở đâu : thời kì lịch sử :Nêu luận đề và luận điểm
chủ đạo .
+ Thân bài : Tiếng Việt trong cấu tạo của nó ....khoa
học ,kĩ thuật văn nghệ (chứng minh luận điểm )
+ Kết bài :Sơ bộ kết luận về sức sống của Tiếng Việt
Nhận xét chung về bài

=> Bài văn nghị luận chứng minh rất chặt chẽ và có
sức thuyết phục vì có những lí lẽ sắc bén ,chứng cứ
GV: Hoàng Thọ Hữu

19

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giỏo ỏn dy thờm Ng vn 7
Nờu c im ca trng ng ? Cho
VD

Klhi no cn chng minh?
Khi chng minh em phi lm gỡ?
Th no l vn chng minh?
Cỏch chng minh mt vn ?

Nm hc 2013-2014
c th ,y
B. c im ca trng ng
=>Trng ng cú th ng u cõu ,cui cõu ,gia
cõu v thng c nhn bit bng mt qung ngt
hi khi núi ,du phy khi vit .
Chỳ ý : V bn cht thờm trng ng cho cõu tc l ta
ó thc hin mt trong nhng cỏch m rng cõu .
VD: Bui sng, chỳng tụi hc trng
TN
CN
VN

C. . Mục đích và phơng pháp chứng minh
=>Khi cn chng t cho ngi khỏch tin rng li núi
ca em l s tht, em núi tht, khụng phi núi di.
=>Em phi a ra nhng bng chng thuyt phc,
bng chng y cú th l ngi (nhõn chng) , vt (vt
chng) s vic, s liu
-Chng minh l a ra nhng bng chng lm
sỏng t, chng t s ỳng n ca vn .
+ Mun chng minh mt vn cng ch cú cỏch
dựng li l, li vn trỡnh by, lun lun lm sỏng
t vn .
Ngi vit phi s dng phộp lp lun chng minh
bng mt lot cỏc s tht cú tin cy v sc thuyt
phc cao. Núi cỏch khỏc, mc ớch ca phộp lp lun
chng minh l lm cho ngi c tin lun im m
mỡnh s nờu ra
* Phn 2 Bi tp b sung

Trc nghim
Cha BT trc nghim trong sỏch BT t cõu
n cõu
Bi 22
T lun
Bi tp 1: Vit on vn cm nhn v s giu p ca ting Vit
Gi ý
- Ting Vit ra i t rt sm, hỡnh thnh v phỏt trin qua nhiu giai on lch s.
- Ting Vit cú nhiu th loi v nhiu cỏch th hin khỏc nhau, t hi ha, ca nhc, iờu
khc, n th, vn chng truyn khu, li n ting núi hng ngy. Vn hc cng l mt
khớa cnh ca Ting Vit. Cng nh Ting Vit, vn hc Vit Nam ra i t thi vin c
((ch ny hi lng cng)), phỏt trin qua cỏc giai on lch s v phõn húa thnh hai th

loi: Vn chng truyn khu v vn hc vit ((bao gm ch Hỏn, ch Nụm v ch Quc
Ng)). Dự giai on no ((vh vn phỏt trin qua 4 giai on)), th loi ((vn xuụi, hi kớ,
tựy bỳt, tỏc phm t s,ca dao, tc ng...)) hay hỡnh thc th hin ((vn xuụi hoc th))
no thỡ vn hc Vit Nam vn mang m truyn thng yờu nc ((Nguyn Trói, HCM,Huy
Cn, T Hu,...)) v tinh thn t ho dõn tc ((HCM, T Hanh,...)), tỡnh nhõn ỏi, tm lũng
nhõn o ((Nguyn Du, H Xuõn Hng, B Huyn Thanh Quan,...)), yờu thng con
GV: Hong Th Hu

20

Trng THCS THCS TT Xuõn Trng


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg:
Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng
Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của
con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc
xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau
hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống.
Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Bài tập 2: Chứng minh đức tính giản dị thanh bạch của Bác Hồ qua bài văn:Đức tính
giản dị của Bác Hồ
Dàn bài
1.Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Hoàn cảnh: Thời chống Pháp, Mỹ, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc...
2.Thân bài
+ Lí lẽ: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính

trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thừơng vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ
tịch
+ Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 1: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi
người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món
rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch
và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác
quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người
phục vụ...
- Dẫn chứng 2: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm
hồn của Bác lộng gío thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng
phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!...
- Dẫn chứng 3: Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần
người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việ và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón
tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đ1o những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và
chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!...
- Dẫn chứng 4: Những câu ca ngợi lối sống vô cùng giản dị của Bác Hồ:
"Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
... ... ...
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn"
Trong thơ của mình, Bác cũng nhiều lần nói lên quan niệm và cách sống giản dị như thế:
" Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng ruộng ngày dài ung dung".
3.Kết bài

GV: Hoàng Thọ Hữu

21

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
- Nêu nhận xét chung vấn đề: Lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Rút ra bài học (họăc mở rộng): Kính yêu và sống theo tấm gương của Bác...
Bài tham khảo GV đọc cho HS
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu
trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết
sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc
như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí.
Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để
ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm
nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng
trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được,
chỉ ăn từng này, từng này...
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm
chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và
đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi
đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng
mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo,
tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh
đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến
người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ

cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước
ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa
lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn
mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép
cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá
vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc
màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác
mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí
mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết
kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề
nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn
phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới
chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị
đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một
tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi
người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.
4. Củng cố dặn dò
Học bài ,làm hoàn chỉnh bài TLV

GV: Hoàng Thọ Hữu

22

Trường THCS THCS TT Xuân Trường



Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7

Năm học 2013-2014
TUẦN 25

Soạn ngày 6/2/2014

Dạy ngày 13/2/2014
ÔN TẬP THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
Giúp Hs :
- Khắc sâu kiến thức về trạng ngữ.thành phần trạng ngữ, HS biết sử dụng trạng ngữ
- HS Nắm vững hơn phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận, thực hành làm bài văn
chứng minh một vấn đề
- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận : tìm hiểu đề , tìm ý….
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s chuẩn bị theo các đề nghị luận SGK
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Phần 1 : Củng cố kiến thức
A. Trạng ngữ
1. Công dụng của trạng ngữ.

Các trạng ngữ trên có tác dụng liên kết câu.
=>Vai trò của trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các
luận cứ trong văn bản nghị luận theo những trình tự
nhất định về thời gian, không gian hoặc các nguyên
nhân kết quả
Ghi nhớ 1: SGK T46
2. Tách trạng ngữ thành câu riêng.
Ví dụ:SGK
Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
- Được tách thành một câu riêng.
=>Nhấn mạnh ý nghĩa của TN
- Tạo nhịp điệu cho câu văn
- Có giá trị tu từ
GV: Hoàng Thọ Hữu

23

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


Giỏo ỏn dy thờm Ng vn 7

Nm hc 2013-2014
B. Bi vn lp lun chng minh
Cỏc bc lm bi vn lp lun chng minh .
1. Tỡm hiu
bi: Nhõn dõn ta thng núi : Cú chớ thỡ nờn Em
hóy chng minh tớnh ỳng n ca nhn nh trờn.
- ý chớ quyt tõm hc tp, rốn luyn
- c th hin trong cõu tc ng v trong li ch dn

Luận điểm mà đề bài yêu cầu
ca : cõu tc ng khng nh vai trũ,ý ngha to ln
chứng minh là gì ?
ca chớ trong cõu tc ng . Chớ cú ngha l hoi bóo,lớ
Luận điểm ấy đợc thể hiện trong
tng tt p, ý chớ, ngh lc, s kiờn trỡ. Ai cú cỏc
những câu nào ?
iu kin ú thỡ s thnh cụng trong s nghip.
HS tr li
2. Tỡm ý v lp b cc
a. M bi: Dn vo lun im: -> nờu vn : Hoi
bóo trong cuc sng.
b. Thõn bi:
Với một luận điểm nh thế, bài viết - Ly dn chng t i sng, nhng tm gng v
cần có những luận cứ nào và có thể bn bố vt khú vt kh hc tp tt .
sắp xếp chúng theo trình tự bố cục -Ly dn chng t thi gian ,khụng gian ;quỏ kh
ra sao ?
,hin ti ,trong nc ,ngoi nc .
c. Kt bi :
-Sc mnh tinh thn ca con ngi cú lớ tng
3.Vit bi :
GV cho hc sinh vit bi ( cú th vit m bi ,thõn
bi ,kt bi )
GV cho hc sinh c bi mu -HS rỳt ra li nhn xột
4. c li v sa cha
Bc quan trng nht l gỡ?
HS c bi vit ca mỡnh -cỏc bn nhn xột
* Phn 2: Bi tp b sung
A.Bi tp trc nghim


Khi l bi xong ta cũn phi cú thao
tỏc gỡ na?
Cõu 1: Cú th phõn loi trng ng theo c s no?
GV: Hong Th Hu

24

Trng THCS THCS TT Xuõn Trng


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7
Năm học 2013-2014
A. Theo nội dung mà chúng biểu thị.
B.Theo vị trí của chúng trong câu.
C. Theo thành phần chính nào chúng đứng liền trước hoặc liền sau trong câu.
D. Theo mục đích nói của câu.
Câu 2: Tách trạng ngữ thành câu riêng người nói người viết nhằm mục đích gì
A. Câu văn ngắn gọn hơn
B. Nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
C. Làm cho nòng cốt câu chặt chẽ hơn
D. Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn
Chữa câu 1 đến câu 20 Sách BT trắc nghiệm Bài 22 Trang 104
B. Bài tập tự luận
Câu 1: Thêm trạng ngữ vào các câu sau :
a. ( Vào đêm trước ngày k/trường của con,) … mẹ không ngủ được .
b. Thuyền rẽ song lao nhanh, lướt bon bon …( để về cho kịp).
c. Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về ( phía mặt trời lặn.)
d. Những bông hồng đua nhau khoe ăc trong vườn trường .
e. Trên giàn thiên lí, bóng xuân sang.
Câu 2: Tác dụng của trạng ngữ trong các câu trên ?

Học sinh thảo luận theo bàn , cử đại diện trình bày . Các bàn khá thi đua trả lời…
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn 5- 7 câu , chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu
đặc biệt , hai- ba trạng ngữ .
Câu 4:
Đề bài 1: Lập dàn ý cho đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên”
1. Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể.
2. Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con
người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí
trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất
định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí:
Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn
thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại
GV: Hoàng Thọ Hữu

25

Trường THCS THCS TT Xuân Trường


×