Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

10 cách hóa giải những hành vi rối loạn nhân cách trong văn phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.89 KB, 4 trang )

10 cách hóa giải những hành vi rối loạn nhân cách trong văn
phòng
Bạn có từng phải chịu 10 điều oan ức sau khi đối diện với những người đồng
nghiệp rối loạn nhân cách hay tự luyến bản thân không? Hãy học cách bảo vệ
mình.

Bạn có biết có khoảng 3 – 4% các nhà lãnh đạo có triệu chứng rối loạn nhân cách không?
Trong suốt những năm tháng sự nghiệp của mình, bạn sẽ gặp rất, rất nhiều loại người, và
tôi tin chắc rằng thỉnh thoảng bạn sẽ gặp đúng những loại người rối loạn đa nhân cách,
hoặc những người “tự luyến bản thân” đến mức phát rồ (trong tiếng Anh có 2 từ dành cho 2
loại người này: psychopath (người bị rối loạn nhân cách) và narcissist (người tự yêu bản
thân)).
Tất nhiên nếu họ không làm gì tổn hại đến bạn thì mọi chuyện đã yên ổn, nhưng không,
những loại người này chắc chắn sẽ đem đến nỗi khổ đau và dằn vặt cho tất cả mọi người
xung quanh. Hãy xem thử 10 hành vi điển hình của nhóm người này và cách hóa giải họ:

1. Gaslighting
Gaslighting là một kỹ xảo tâm lý, được định nghĩa là “một hình thức lạm dụng tâm lý hoặc
cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân
ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của
mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế. Ví dụ hành vi gaslighting còn có thể kể đến: dùng
những từ ngữ có tính chất tiêu cực, tổn thương với nạn nhân, phủ nhận sự việc đã từng xảy
ra hay dựng chuyện.”


Ví dụ cụ thể trong văn phòng: “Làm gì có chuyện bạn nói?”, “Bạn tự tưởng tượng ra à?”,
“Điên à, làm gì có”. Có thể bạn thấy những từ ngữ phủ định này thiếu thuyết phục, nhưng
hãy cẩn thận, càng nghe nhiều những từ ngữ thế này bạn sẽ càng mụ mị và tự nghi hoặc
bản thân.
Giải pháp đưa ra: hãy luôn giữ vững lập trường và sự thật bằng cách viết những gì đã xảy
ra thực sự vào giấy, kể cho bạn bè hoặc một ai đó thân quen nghe để họ có thể giúp bạn


chống lại tác dụng của thủ đoạn gaslighting này.

2. Projection
Projection là một kỹ xảo khác, khi mà người dùng kỹ xảo này cáo buộc tất cả mọi thứ rắc
rối và vấn đề xung quanh họ đều không phải lỗi của họ mà là do bạn gây nên. “Projection
là một cơ chế tự vệ được sử dụng để đổ hết trách nhiệm cho những hành vi và tính cách
tiêu cực của chính mình lên người khác”. Ví dụ: “Bạn đừng có làm tôi phải tức giận nữa đi”,
“Lúc tôi kêu bạn giúp sao bạn không giúp, giờ tôi làm sai là vì bạn đó chứ”…
Một điều quan trọng khi đối diện những cáo buộc này là đừng-bao-giờ cảm thông với họ, và
cũng đừng bao giờ thừa nhận việc họ đang cáo buộc mình. Điều đó chỉ khiến bạn tiếp tục bị
lợi dụng mà thôi.

3. Generalization
Dịch nôm na là khái quát, tổng quát, không màng chi tiết. Hãy thử tưởng tượng, bạn nói với
họ: “Việc hợp tác lần này có thể không thành nếu chúng ta làm những chuyện X, Y, Z sau”
nhưng họ lại nói với sếp rằng bạn đã nói “Việc hợp tác lần này sẽ là một thất bại thảm hại”.
“Những kẻ rối loạn tính cách không phải lúc nào cũng là những kẻ thông minh siêu việt –
phần nhiều trong số họ là những kẻ lười biếng suy nghĩ. Thay vì cẩn thận xem xét một góc
nhìn khác, họ thích nhìn đại khái mọi vấn đề bạn nêu ra, và đưa ra một câu tổng kết chung
chung, không thể hiện hết sự tinh tế trong ý kiến của bạn.”
Để chống lại những người này, hãy luôn giữ chính kiến của mình và bác bỏ mọi kết luận
mang tính trắng-đen và đơn giản hóa vấn đề của họ. Hãy nói “Không, bạn chưa hiểu hoàn
toàn ý của tôi” và giải thích cặn kẽ cho đến khi nào họ chịu hiểu vấn đề.

4. Di chuyển mục tiêu
“Những kẻ rối loạn nhân cách và tự luyến bản thân thường thích sử dụng một loại lỗi suy
luận logic có tên là “di chuyển mục tiêu” để đảm bảo họ luôn có lý do để không hài lòng với
bạn. Đó là khi bạn đã cung cấp mọi bằng chứng chứng minh cho luận điểm của mình, hoặc
đã hành động đúng đắn theo yêu cầu của họ, nhưng họ lại bắt đầu áp đặt một kì vọng khác
cho bạn hoặc đòi hỏi thêm nhiều thứ khác.”

Lỗi này thường gặp trong các kì đánh giá kết quả. Nếu sếp nói với bạn, chỉ cần đạt gấp đôi
chỉ tiêu thì bạn sẽ được chấm điểm hạng ưu, nhưng sau đó lại chỉ chấm bạn điểm trung
bình với lý do “bạn không đạt được tiêu chí về ngân sách” thì rõ ràng sếp bạn đang “di
chuyển mục tiêu” từ chỉ tiêu doanh số sang chỉ tiêu ngân sách.
Đừng tham gia trò chơi đuổi bắt này. Hãy luôn hiểu rõ và khẳng định giá trị bản thân và
những gì mình làm được. Đừng bao giờ để người khác khiến bạn cảm thấy bạn luôn kém cỏi
hay không xứng đáng.

5. Thay đổi chủ đề


Dùng thuật ngữ dân gian là “đánh trống lảng”. Những kẻ rối loạn nhân cách và tự luyến
bản thân thích “đánh trống lảng” để né tránh trách nhiệm cho một công việc nào đó. Họ
muốn điều khiển cuộc đối thoại theo hướng có lợi cho họ.
Thói quen này có thể tiếp diễn đến vô tận nếu bạn không mạnh tay ngăn chặn. Ngay khi họ
bắt đầu “đánh trống lảng”, đừng ngại ngần nói thẳng “Tôi không nói về điều đó. Hãy tập
trung vào vấn đề này này.” Hãy cứ đưa ra các bằng chứng, những sự thực không thể chối
cãi mà không quan tâm đến việc họ đang cố “bẻ lái” cuộc nói chuyện. Nếu họ không chú ý
nữa thì bạn cũng không cần phải cố gắng tiếp tục cuộc nói chuyện.

6. Mắng chửi, sỉ vả trực tiếp
Không cần phải giải thích nhiều, đây là hành vi dễ nhận thấy nhất. Nếu có ai đó nói bạn vô
dụng, nói bạn kém thông minh, hay những kiểu sỉ vả, hạ nhục tương tự như thế, đừng bao
giờ chịu đựng. Hãy dừng nghe mọi cuộc đối thoại có sự sỉ vả cá nhân, và nói rõ ràng rằng
bạn không muốn tiếp tục bị sỉ vả. Và đừng bao giờ để mình cảm thấy uất ức trong lòng: hãy
nhớ rằng trong số 7 cấp độ của sự bất đồng thì việc hạ nhục cá nhân là cấp độ thấp nhất,
và đòi hỏi ít chất xám để thực hiện nhất.

7. Chiến dịch bôi nhọ
Khi những kẻ thủ đoạn không thể khiến bạn cảm thấy nhục nhã về bản thân thông qua các

cách khác, họ sẽ cố tìm cách chi phối mọi người nhìn bạn theo cách khác thông qua các
chiến dịch bôi nhọ. Thỉnh thoảng bạn vẫn thấy những độc tài thôn tính bằng cách tạo ra
mâu thuẫn giữa 2 người hay 2 nhóm người với nhau. Đừng để họ chiến thắng. Hãy ghi lại
tất cả những bằng chứng “chơi xấu” hay quấy rối của họ để báo cáo với cấp trên, đồng thời
cũng nhớ đừng phản ứng đối kháng với họ một cách tiêu cực: bạn sẽ rơi vào cái bẫy của họ,
trở thành một người xấu tính như họ vẫn hay nói xấu bạn.

8. Hạ thấp giá trị của người khác
Cô bạn đồng nghiệp tâng bốc bạn trong khi nói xấu về một đồng nghiệp khác? Hãy cẩn
trọng. Có nhiều khả năng một ngày không xa, sẽ đến lượt bạn bị cô ấy nói xấu. Cách mà
một người đối xử với người khác, cũng có thể sẽ là cách họ đối xử với bạn. Tất nhiên điều
này không đúng trong mọi trường hợp, nhưng hãy chú ý quan sát để phát hiện hành vi này.

9. Đùa giỡn ác ý
Những kẻ rối loạn nhân cách hoặc tự luyến bản thân sẽ nói những câu bông đùa ác ý nhằm
vào bạn một cách hết sức tự nhiên. Nhưng mỗi khi bạn tức giận vì những câu nói đùa nhạy
cảm đó, họ sẽ cho rằng bạn không có khiếu hài hước.
Ví dụ: “Gái nhà quê hôm nay mặc đồ đẹp nhỉ?” hay “Hôm nay vua trễ deadline nộp đúng
hạn, chuyện lạ” là những câu đùa nhạy cảm, có ý hạ nhục người khác. Bạn có quyền quyết
định chấp nhận các câu đùa này hay không. Nếu không chấp nhận, hãy nói điều đó với kẻ
đã đùa trước mặt mọi người. Không cần phải quá bức xúc, chỉ cần điềm tĩnh nói rằng “Tôi
không thích kiểu đùa như thế” là được.

10. Tam giác hóa quan hệ
Tưởng tượng một hình tam giác nhé. Nếu bạn đứng ở một đỉnh tam giác thì chỉ có thể tập
trung nhìn về một trong 2 đỉnh còn lại. Một kẻ rối loạn nhân cách sẽ lợi dụng điều này để


làm bạn phân tâm. Họ sẽ khiến bạn chú ý vào một người khác hơn là chính họ, để dễ bề
làm những điều xấu xa. Ví dụ: “Cậu biết T ngồi cạnh sếp hay nói xấu cậu không? Hắn nói

cậu lúc nào cũng làm chậm tiến độ dự án đấy. Dạo này sếp theo sát cậu chắc cũng vì vậy”.
Bạn có thể tin hoặc không tin, nhưng đôi lúc nhân vật T trong câu chuyện này không phải
kẻ thù của bạn, mà lại chính là nạn nhân trong câu chuyện “hình tam giác” của người bạn
đồng nghiệp của bạn.
Để tránh tình trạng này, bạn có thể cố gắng tìm sự hỗ trợ từ một bên thứ ba không bị ảnh
hưởng bởi kẻ rối loạn nhân cách kia.



×