Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với ngưòi thứ 3 ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và những vấn đề đặt ra với các Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.22 KB, 16 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

giới đối với người thứ ba ở Việt Nam, tác giả chọn để tài: “Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng
và những vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ”
2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ

xe cơ giới và phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ để đề xuất các giải pháp phát
triển nghiệp vụ này ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Phạm vi nghiên cứu là tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trên thị

trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008.
4.

Phương pháp nghiên cứu.
Là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích

hoạt động kinh tế, phương pháp phân tích thống kê.


5.

Những đóng góp khoa học của luận văn.
Phân tích, đánh giá rút ra những nhận xét, kết luận mang tính tổng kết thực

tiễn về thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này. Đề xuất giải pháp nhằm triển
khai phát triểnnghiệp vụ bảo hiểm này tại Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba.
Chương 2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trên thị trường Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Việt Nam


ii

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
1.1.

SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA

1.1.1. Sự cần thiết khách quan
Cùng với nền kinh tế đất nước và hệ thống giao thông vân càng phát

triển thì tai nạn giao thông cũng ngày càng tăng và mức độ thiệt hại ngày càng
lớn. Số xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam thể hiện ở bảng
1.1 và tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt giai đoạn 1990 – 2008 thể
hiện chi tiết tại bảng 1.2. Khi tại nạn giao thông xảy ra, các chủ xe không chỉ
thiệt hại mà còn có thể phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân. Chính vì vậy,
nghiệp vụ bảo hiểm này đã được triển khai dưới hình thức bắt buộc ở hầu hết
các nước trên thế giới.
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba
1.1.2.1. Đối với chủ xe
Nghiệp vụ bảo hiểmày góp phần ổn định tài chính cho chủ xe khi gặp
tai nạn giao thông, góp phần xoa dịu làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và
người bị hại.
1.1.2.2. Đối với người thứ ba
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay mặt chủ
xe bồi thường nhanh chóng, kip thời bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân.
1.1.2.3. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Qua công tác giám định bồi thường các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
thống kê được xác suất rủi ro của các phương tiện khi tham gia giao
thông.v.v. Qua đó, họ sẽ tính được phí bảo hiểm chính xác hơn và có ý kiến
đề xuất với các cơ quan có liên quan đề ra các giải pháp đề phòng hạn chế tổn


iii

thất một cách có hiệu quả hơn.
1.1.2.4. Đối với Nhà nước và xã hội
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự đã góp phần quản lý số lượng
đầu xe đang lưu hành. hình thành quỹ bảo hiểm xe cơ giới, quỹ này ngoài việc
sử dụng bồi thường, nó còn được sử dụng để đề phòng hạn chể tổn thất ….,

góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách nhà nước trong các vụ tai nạn.
1.2.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA

1.2.1. Một số khái niệm có liên quan
Trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý do nhà nước bắt buộc bên vi
phạm nghĩa vụ dân sự phải thực hiện đúng các nghĩa vụ dân sự của mình hoặc
phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra.
Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một loại bảo
hiểm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng trong đó quy định đối với chủ xe cơ
giới phải đền bù thiệt hại cho người thứ ba do xe cơ giới gây ra trong khi tham
gia giao thông.
1.2.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
1.2.2.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm của loại hình bảo hiểm này lại là phần trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba phát sinh do sự hoạt động và
điều khiển xe cơ giới của người lái xe.
Người thứ ba được hiểu là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài
sản do xe cơ giới gây ra.
1.2.2.2. Phạm vi bảo hiểm:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là
bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ không lường trước được gây tai nạn và
làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe.
1.2.3. Hạn mức trách nhiệm và phí bảo hiểm


iv


1.2.3.1. Hạn mức trách nhiệm:
Hạn mức trách nhiệm là giới hạn cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
thay mặt chủ phương tiện bồi thường cho người thứ ba..
1.2.3.2. Phí bảo hiểm:
-

Khái niệm phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe

phải nộp cho nhà bảo hiểm để lập thành một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để
bồi thường thiệt hại xảy ra sự kiện bảo hiểm trong năm nghiệp vụ.
-

Phương pháp xác định phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm được tính dựa trên

số liệu thống kê của các năm quá khứ, cho phép xác định mức độ tổn thất
bình quân trên đầu phương tiện, từng loại, và cho phép xác định mức chi phí
bình quân của nhà bảo hiểm.
1.2.4. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba
1.2.4.1. Hợp đồng bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp là bằng
chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ xe và doanh nghiệp bảo hiểm.
1.2.4.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới
-

Quyền lợi của chủ xe cơ giới : Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để

tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.Yêu cầu doanh nghiệp bảo
hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời.

-

Nghĩa vụ của chủ xe cơ giới: tham gia bảo hiểm, tuân thủ các quy

định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, khi tai nạn giao thông, chủ xe
cơ giới phải có trách nhiệm đề phòng, hạn chế tổn thất, phối hợp với doanh
nghiệp bảo hiểm, công an và chính quyền địa phương giải quyết.
1.2.4.3. Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
-

Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm: thu phí bảo hiểm bắt buộc

trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, yêu cầu chủ xe cung cấp đầy đủ và
trung thực những nội dung. Doanh nghiệp bảo hiểm kiến nghị sửa đổi, bổ
sung quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của


v

chủ xe cơ giới phù hợp với thực tế triển khai loại hình bảo hiểm này.
-

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm: phải bán bảo hiểm bắt buộc

trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chi trả bồi thường nhanh chóng và
chính xác, phải trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ
giới.
1.2.5. Quy trình phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với doanh nghiệp bảo hiểm

1.2.5.1. Công tác khai thác
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm.
Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm.
1.2.5.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Kiểm soát tổn thất bao gồm cả đề phòng và hạn chế tổn thất, cho nên khâu
này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn.
1.2.5.3. Công tác giám định, bồi thường
-

Giám định: là khâu hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bảo

hiểm, giám định là cơ sở của bồi thường.Giám định tốt đảm bảo cho bồi thường
sát với kết quả thực tế, giảm thất thoát trong kinh doanh và nâng cao uy tín.
-

Bồi thường tổn thất:là khâu cuối cùng hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm.

Kết quả bồi thường là một trong những cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.
1.2.5.4. Công tác đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh
a.

Chỉ tiêu kết quả
Doanh thu nghiệp vụ (TC), tổng chi nghiệp vụ (TC), lợi nhuận nghiệp

vụ (LN). Lợi nhuận được tính như sau: LN =TR -TC
b.

Chỉ tiêu hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được so sánh bằng tỷ số giữa


doanh thu hoặc lợi nhuận so với tổng chi phí chi ra trong kỳ của doanh nghiệp


vi

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1.

KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 17/12/1964, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (lúc đó gọi là
Công ty Bảo hiểm Việt Nam) gọi tắt là Bảo Việt ra đời. Đây là doanh nghiệp
bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam cho đến năm 1994.
Vào cuối năm 1993, nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh
bảo hiểm của Chính phủ được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng
và phát triển bảo hiểm thương mại ở nước ta, thế độc quyền nhà nước của Bảo
Việt bị phá vỡ. Từ năm 1994 đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau đã lần lượt ra đời như: Bảo Minh, PJICO, …
Tsố doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
tính đến thời điểm cuối năm 2008 đã có 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ Doanh thu phí bảo hiểm không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm
trước. Doanh thu phí bảo hiểm năm 1994, mới gần 500 tỷ đồng thì sau 10
năm, đến năm 2008 tổng doanh thu bảo hiểm 10.879 tỉ đồng
2.1.2. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tham gia thị trường
Năm 1994 trở về trước thì thị trường bảo hiểm chỉ có một doanh nghiệp

bảo hiểm nhà nước duy nhất chi phối toàn bộ thị trường.
Năm 2008, thị trường đã 26 doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần
kinh tế. Chi tiết tại Bảng 2.4
2.1.3. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Nghiệp vụ bảo hiểm này có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp


vii

bảo hiểm, sở dĩ: Doanh thu của nghiệp vụ này đóng góp tỷ trọng cao trong
tổng doanh thu của các doanh nghiệp. Doanh thu phí bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới giai đoạn 2004- 2008 chi tiết tại bảng 2.5.Tiềm
năng của thị trường bảo hiểm xe cơ giới là rất lớn.
2.2.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TRÁCH

NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TRÊN
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM

2.2.1. Cơ sở triển khai nghiệp vụ
Ở Việt Nam, ngày 10/3/1988 Hội đồng Bộ trường đã ban hành nghị
định 30/HĐBT về việc quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Ngày 16 tháng 09 năm
2008 Chính phủ đã ban hành nghị định số 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2.2.2. Tình hình khai thác
Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng tăng. Năm 2004, tổng số xe
tham gia lưu hành là: 14.150.816 chiếc trong đó: xe ô tô tham gia giao thông là 774.824

chiếc và số xe mô tô là 13.375.992 chiếc thì đến năm 2008, tống số xe lưu hành trong
toàn quốc là đã tăng gần gấp đôi: 26.356.502 chiếc, trong đó: xe ô tô là 1.581.802 chiếc
và xe mô tô là: 24.774.700 chiếc. Trong khi đó tốc độ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở
nước ta hiện nay không đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông.
An toàn giao thông ở Việt Nam là một vấn đề của toàn xã hội, có chiều
hướng gia tăng. Nhưng ý thức tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới là chưa cao. Tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thể hiện ở bảng 2.6
Số xe tham gia bảo hiểm ngày càng tăng, nhưng tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm
vẫn còn ở mức thấp mặc dù có chiều hướng tăng trong những năm trở lại đây.
Song song với số lượng xe tham gia bảo hiểm ngày càng tăng thì doanh


viii

thu phí bảo hiểm mà các doanh nghiệp thu ngày càng lớn. Doanh thu phí bảo
hiểm của nghiệp vụ này giai đoạn 2004- 2008 được thể hiện tại bảng 2.7
Năm 2004, tổng doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ này trong năm
2004 là 455 tỷ đồng, doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm nàycác doanh nghiệp
bảo hiểm năm 2004 chi tiết tại bảng 2.7
Năm 2008, doanh thu phí của nghiệp vụ này là 1.067 tỷ đồng doanh thu
phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2008
chi tiết tại Bảng: 2.8
2.2.3. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Trong quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm, khâu hạn chế và đề
phòng tổn thất là khâu nhằm giảm thiểu tần suất và mức độ thiệt hại của tổn
thất. Để công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong bảo hiểm xe cơ giới nói
chung thực sự là công tác của toàn ngành bảo hiểm, ngày 09/04/2007 Bộ Tài
chính ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC bắt buộc doanh nghiệp bảo
hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự phải trích tối thiểu

2% doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vu này hàng năm để đóng góp vào
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam quản lý và sử dụng.
2.2.4. Công tác giám định và bồi thường
2.2.4.1. Công tác giám định
Một số kết quả đạt được: giám định đã đảm bảo tính kịp thời, tạo điều
kiện cho khách hàng được bồi thường nhanh chóng khi xảy ra tai nạn.Ngày
càng nhiều các vụ tai nạn giao thông đường bộ được giám định trực tiếp và
nhanh chóng. Nhiều trường hợp giám định viên do tiến hành giám định và
điều tra hiện trường tốt đã phát hiện ra nhiều vụ gian lận bảo hiểm.
Một số tồn tại một số hạn chế sau cần khắc phục, như: Công tác giám
định đôi khi còn chưa nhanh chóng, kịp thời. Đạo đức nghề nghiệp của một số
giám định viên là chưa tốt.


ix

2.2.4.2. Công tác bồi thường:
Tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này tăng nhanh. Nếu như năm 2004, tỷ
lệ bồi thường mới là: 31,7% thì chỉ sau 5 năm tỷ lệ này đã lên đến 42,99%.
Số tiền bồi thường cũng tăng nhanh. Năm 2004, số tiền bồi thường là
144,2 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã tăng hơn 3,1 lần (458,7 tỷ đồng)
Nguyên nhân là do: Số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng, số xe
tham gia bảo hiểm cũng tăng. Cho nên số tiền bồi thường cũng tăng theo. Các
vụ tai nạn xảy ra ngày càng nghiêm trọng, tổn thất về người và tài sản ngày
càng lớn. Bộ tài chính đã điều chỉnh mức trách nhiệm dân sự bắt buộc. Do
tình hình trục lợi bảo hiểm có chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi.
2.2.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của một số doanh nghiệp
bảo hiểm
2.2.5.1. Bảo Việt

Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm này tại Bảo
Việt giai đoạn 2004 – 2008 được thể hiện qua bảng Bảng 2.11
2.2.5.2. Bảo Minh
Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm này tại Bảo
Minh giai đoạn 2004 – 2008 được thể hiện qua bảng 2.12
2.2.5.3. Pjico
Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm này tại Pjico
giai đoạn 2004 – 2008 được thể hiện qua bảng: 2.13
2.2.5.4. PVI
Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm này tại PVI
giai đoạn 2004 – 2008 được thể hiện qua bảng 2.14
2.2.6. Những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại
2.2.6.1. Những kết quả đạt được:


x

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã phát triển theo định
hướng Nhà nước.Doanh thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới tăng nhanh. Chất lượng khai thác bảo hiểm đều được các doanh nghiệp
bảo hiểm đặc biệt quan tâm. Các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường chủ động
kịp thời cho các chủ xe và nạn nhân khi phát sinh trách nhiệm dân sự.
2.2.6.2. Những vấn đề còn tồn tại:
Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của thị
trường. Tỷ lệ bồi thường luôn ở mức cao và có chiều hướng gia nhanh, các
doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh không lành mạnh. Trục lợi bảo hiểm xuất
hiện ngày càng nhiều với các thủ thuật hết sức tinh vi, gây thiệt hại không nhỏ
2.3.

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BẢO


HIỂM PHI NHÂN THỌ KHI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ

2.3.1. Quy tắc bảo hiểm
Mức trách nhiệm bắt buộc của chủ xe ô tô tăng 1,67 lần từ mức 30/ 30
lên 50/50 nhưng phí bảo hiểm chỉ tăng 1,5 lần đã làm tỷ lệ bồi thường và số
tiền bồi thường tăng cao. Phạm vi bảo hiểm được mở rộng. Quy định thêm
một số nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.
2.3.2. Vấn đề trục lợi bảo hiểm
Trục lợi bảo hiểm ngày càng phổ biến và có chiều hướng diễn biến
phức tạp, nhiều vụ có tổ chức
2.3.3. Dự báo thị trường
Tiềm năng của thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới là rất lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp phải có đầu tư một cách đầy đủ về
nguồn nhân lực, trang thiết bị, vốn, cơ sở vật chất…..để có thế khai thác tối đa
tiềm năng của thị trường


xi

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở VIỆT NAM
3.1.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN

KHAI NGHIỆP VỤ


3.1.1. Thuận lợi
3.1.1.1. Môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện
Nhà nước đưa ra các nghị quyết và nghị định liên quan đến việc bắt
buộc các chủ phương tiện tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Điều này đã
tạo điệu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình triển
khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói chung.
3.1.1.2. Nhu cầu tham gia bảo hiểm ngày càng tăng do lượng xe tham gia
giao thông ngày càng nhiều
Kinh tế nước ta ngày phát triển, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân 9%/
năm, thu nhập đầu người tăng nhanh, theo ước tính cứ GDP tăng 1% thì số
lượng xe cơ giới lưu hành tăng từ 1,2% đến 1,5%.
3.1.1.3. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh đã giảm đi nhiều so với
những năm trước
Trong những năm gần đây, hiện tượng này giảm đi rất nhiều do các quy
định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng chặt chẽ. Đồng
thời công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các doanh nghiệp bảo hiểm được
thực hiện thường xuyên hơn, quy mô lớn hơn và chất lượng tốt hơn.
3.1.2. Khó khăn
3.1.2.1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt
Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên khốc liệt hơn


xii

với nhiều cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
với nhau; Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với doanh
nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
bảo hiểm cũ và mới...
3.1.2.2. Nhận thức và ý thức về bảo hiểm của người dân còn hạn chế
Mặc dù nhận thức về bảo hiểm của nguời dân trong mấy năm qua đã có

nhiều tiến bộ so với trước đây song một bộ phận lớn nguời điều khiển phương
tiện vẫn chưa hiểu gì nhiều về bảo hiểm, mà tham gia đối phó.
3.1.2.3. Công tác tổ chức triển khai bảo hiểm chưa có chiều sâu
Công tác tuyên truyền, quảng cáo trên thông tin đại chúng về ý nghĩa,
tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chưa nhiều, Công tác triển khai bảo
hiểm còn nhiều bất cập, hiệu quả không cao
3.1.2.4. Vấn đề trục lợi bảo hiểm diễn biến phức tạp
Trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều, hình thức trục lợi bảo hiểm
cũng ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn
3.1.2.5. Trình độ của cán bộ bảo hiểm còn nhiều hạn chế
Việc tuyển chọn nhân viên còn lơi lỏng, tìng trạng thi cử lấy lệ đã gây
ra hiện tượng thừa những nhân viên thiếu năng lực nhưng lại thiếu những
người có trình độ chuyên môn thực sự. Mặt khác, công tác đào tạo và đào tạo
nâng cao nghiệp vụ bảo hiểm còn sơ sài, mang tính hình thức.
3.2.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM

DÂN SỰ CỦA CHỦ XE Ô TÔ ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA

3.2.1. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
a.

Tổ chức tốt công tác khai thác
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo. Phối hợp chặt chẽ với cơ

quan cảnh sát giao thông để cùng có biện pháp xử lý khi tai nạn xảy ra.


xiii


b.

Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ
Chương trình học phải theo các thứ tự nhất định từ cơ bản đến nâng

cao, tuy nhiên đối với những học viên có năng lực, trình độ, kinh nghiệm thì
có thể được đặc cách học các chương trình cao hơn.
c.

Làm tốt hơn nữa công tác giám định và bồi thường
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên.

Thủ tục bồi thường cần đơn giản, giảm bớt những giấy tờ, công đoạn không
cần thiết. Công tác giám định cần phải tiến hành ngay sau khi có tai nạn.
d.

Phối hợp phòng chống trục lợi bảo hiểm
Các doanh nghiệp bảo hiểm cần tăng cường quan hệ và liên kết với

nhau chặt chẽ hơn, ít nhất là ở công tác ngăn chặn, khiếu nại gian lận không
để khách hàng lợi dụng yếu điểm của tình hình cạnh tranh giành dịch vụ giữa
các doanh nghiệp bảo hiểm mà tiếp tục làm gia tăng khiếu nại gian lận.
3.2.2. Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cung cấp đầy đủ thông tin của thị trường
bảo hiểm.Thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với
các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên
quan, như: Bộ Tài Chính, Uỷ ban an tòan giao thông quốc gia, Bộ Giao thông
vân tải, Bộ công an.....
3.3


KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm
3.3.1.1. Tiếp tục rà soát lại các văn bản pháp quy có liên quan để hoàn
thiện quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba
Các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa quy tắc,
điều khoản và biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới cho sát với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm.


xiv

3.3.1.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát
Cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra, giám sát doanh nghiệp bảo hiểm trong chi trả hoa hồng bảo hiểm, khuyến
mại, giải quyết bồi thường và mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
3.3.2.`Đối với các Bộ ngành và chính quyền địa phương
3.3.2.1. Bộ Tài chính
Tiếp tục nghiên cứu quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho phù hợp hơn với
tình hình thực tế.
3.3.2.2. Bộ Giao thông vận tải
Chỉ đạo các cơ quan đăng kiểm khi kiểm định an toàn kỹ thuật xe cơ
giới phải yêu cầu chủ xe cơ giới xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm còn
hiệu lực. Cơ quan đăng kiểm chỉ cấp tem và sổ kiểm định an toàn kỹ thuật
cho xe cơ giới khi chủ xe có Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
3.3.2.3. Đối với Bộ Công An:

Bộ công an tích cực chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng
Cảnh sát khác liên quan giám sát và kiểm tra các chủ xe cơ giới trong việc:
Yêu cầu chủ xe cơ giới xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm; Điều tra, cung
cấp các văn bản, giấy tờ cần thiết để xác định lỗi, trách nhiệm của các bên liên
quan và kết quả điều tra tai nạn giao thông để việc giải quyết bồi thường diễn
ra nhanh chóng, thoả đáng và đúng pháp luật.
3.3.2.4. Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia
Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chính sách, các văn bản
quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đề xuất
với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự an
toàn giao thông, và tổ chức phối hợp các ngành, các địa phương thực hiện các
biện pháp được duyệt.


xv

KẾT LUẬN
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
là nghiệp vụ bảo hiểm có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân, cũng như đối
với toàn xã hội. Đề tài luận văn “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và những vấn đề
đặt ra với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ” được chọn nghiên cứu để
góp phần giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
này và qua đó nâng kết quả và hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học
và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, luận văn đã khái quát hoá các cơ sở
lý thuyết cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba. Tổng kết những vấn đề tồn tại trong quá trình triển khai nghiệp
vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và đề xuất một hệ thống

giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
này ở Việt Nam.
Các giải pháp được nêu ra trong luận văn đều dựa trên những căn cứ
lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn, do đó có tính khả thi và có thể có tác
dụng tham khảo, nghiên cứu ứng dụng vào thực tế triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm này ở các doang nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.


16



×