Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.15 KB, 12 trang )

UBND TỈNH ĐỒNG NAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG CẤP MIỀN ĐÔNG
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON
……………………
Báo cáo 1: Tìm hiểu thực tế Trường Mầm non
* Tình hình tổ chức:
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 22 ; Trong đó BGH: 02; Giáo viên: 16;
CNV: 04
Tổng số công đoàn viên: 21/22/ 20 nữ
Chi đoàn có 07 đoàn thanh niên
Trường có 4 tổ chuyên môn:
- Tổ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Tổ Mẫu giáo 3-4;4-5 tuổi
- Tổ văn phòng
- Tổ dinh dưỡng
- Tổng số học sinh: 263/8 lớp; có 120 nữ
- Số phòng học bán kiên cố: 8, có sân chơi rộng thoáng mát, đảm bảo an toàn cho
trẻ. Sân chơi có trên 5 loại đồ chơi
* Đặc điểm chung:
+ Thuận lợi:
Trường Mầm Non Phước Thể gần khu dân cư, thuận tiện cho phụ huynh gửi con
đến trường; Chính quyền địa phương quan tâm đến công tác huy động trẻ trong độ tuổi ra
lớp, trong đó chú trọng trẻ 5 tuổi, hiện nhà trường đang được thi công xây dựng mới
trường đạt chuẩn 8 phòng học lầu và các phòng hiệu bộ
+ Khó khăn:
Trong năm học 2015-2016 nhà trường không đủ phòng học, phải mượn tạm phòng
của UBND xã mở thêm 03 lớp, việc mở bán trú còn gặp khó khăn tong công tác quản lý


vì không tập trung một điểm trường
Số giáo viên đứng lớp còn thiếu so với chỉ tiêu: 8 giáo viên nhà trường phải phân
công dạy thay kê và hợp đồng bảo mẫu
* Hoạt động dạy và học:
Công tác giảng dạy của nhà trường và từng tổ chuyên môn, thực hiện tốt theo
chương tình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục- Đào tạo, chương trình soạn giảng thực
hiện theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục – Đào tạo
Các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt khối hàng tháng hướng
dẫn giáo viên trong tổ thực hiện theo từng chủ đề
Nhà trường thực hiện chuyên môn có nề nếp, giảng dạy theo phân công của Hiệu
phó chuyên môn, của tổ trưởng, không cắt xén chương trình, các hoạt động trong ngày
thực hiện đầy đủ, đúng theo chương trình giáo dục mầm non đối với trường bán trú
1


Các biện pháp cải tiến phương pháp giảng dạy có tính sáng tạo, tích hợp các bộ
môn phù hợp với đề tài bài dạy, luôn chú trọng lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ nhận thực
được, thực hiện được các kỷ năng qua bài học
* Kết quả của năm học trước 2014-2015:
Trường đạt Trường lao động tiên tiến
Tập thể tổ đạt: 1/4 tổ
Cá nhân đạt lao động tiên tiến: 13/19
Cá nhân đạt chiến sĩ thi đua cơ sở: 0
Giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt: 8/14
Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh đạt: 0
+ Đánh giá học lực của học sinh:
Học sinh xếp loại giỏi: 79
Học sinh xếp loại khá: 111
Học sinh trung bình: 46
+ Xếp chuẩn giáo viên:

Loại xuất sắc: 9
Loại khá: 3
Loại TB: 01
+ Xếp loại công chức, viên chức:
Loại xuất sắc: 12
Loại khá: 06
Loại TB: 01
- Những kết quả của hoạt động dạy và học, nguyên nhân thành công, thất bại.
+ Nguyên nhân thành công: Do đội ngũ giáo viên được đạo tạo đạt chuẩn 100%,
trong đó trên chuẩn chiếm 70%, nắm vững kiến thức truyền thụ, các phương pháp dạy
mang tính sáng tạo, biết ứng dụng công nghệ thông tin đưa bài dạy vào trình chiếu, giúp
trẻ học hứng thú, tích cực. Giáo viên luôn lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ tiếp thu tốt về 5
lĩnh vực, thường xuyên học hỏi lẫn nhau, học qua mạng, tích lũy những bài dạy hay để
thực hiện có hiệu quả.
+ Nguyên nhân thất bại: Số ít giáo viên trong trường chưa tích cực tự học nâng cao
kiến thức, bài dạy không biết tích lũy những nội dung hay trên mạng, ít học hỏi chị em
đồng nghiệp, dẫn đến các cuộc thi, các đợt kiểm tra chất lượng không có hiệu quả cao.
- Vai trò của Hội phụ huynh trong việc quản lý động viên dạy và học.
Hội cha mẹ học sinh của trường làm tốt công tác phối hợp với nhà trường, thường
xuyên kiểm tra, giám sát việc dạy và học, góp ý những mặt còn hạn chế, giúp giáo viên
tích cực phát huy và sữa chữa những hạn chế, đem kết quả dạy và học có chất lượng
- Những vấn đề tồn tại và phương hương nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy.
+ Mặt tồn tại: Giáo viên chưa phát huy tốt năng lực chuyên môn của mình, các bài
dạy không có tính sáng tạo, thi cử ít đạt điểm tối đa, không quan tâm đến việc học nâng
cao trình độ chuyên môn, ít quan tâm đến trường, lớp
+ Phương hướng nâng cao chất lượng giảng dạy:
Ban giám hiệu có kế hoạch rà soát các giáo viên chưa học trên chuẩn, động viên
tham gia học tập. Thường xuyên dự giờ góp ý bồi dưỡng cho những giáo viên còn hạn
2



chế về mặt chuyên môn, giúp giáo viên phát huy tính sáng tạo, mạnh dạn khi lên tiết dạy,
tạo điều kiện nối mạng intenet cho giáo viên sưu tầm, nghiên cứu học hỏi
* Hoạt động giáo dục:
+ Đánh giá nhận xét về các hoạt động giáo dục toàn diện và từng mặt giáo dục.
Nhà trường thực hiện tốt các hoạt động giáo dục toàn diện, thông qua các tiết dạy,
qua hoạt động góc, hoạt động chiều giáo dục trẻ nhận thức được 5 lĩnh vực
* Giáo dục trẻ từng mặt cụ thể;
-Giáo dục thẩm mỹ; Giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, biết ăn mặc đẹp, thích hát múa,
biểu diễn văn nghệ
-Giáo dục phát triển thể chất: dạy trẻ biết người lạ, người quen, không theo người
lạ ra khỏi trường khi không có cô hoặc ba mẹ, người quen của mình. Biết tập thể dục để
phát triển cơ thể khỏe mạnh
-Giáo dục phát triển nhận thức: trẻ biết nói đúng tên trường, lớp, cô giáo, tên bạn
trong lớp, các cô giáo khác trong trường mầm non, biết tên đồ dùng đồ chơi trong lớp,
khi hỏi và trò chuyện với trẻ với cô giáo
-Giáo dục phát triển ngôn ngữ:
Trẻ biết sử dụng các từ cảm ơn, xin lỗi, xin phép, dạ thưa, phù hợp với tình huống.
Biết kể chuyện, đọc thơ diễn cảm, đóng kịch theo từng nhân vật
-Giáo dục về tình cảm, kỷ năng xã hội:
Trẻ biết tham gia các hoạt động lễ hội như biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày
nhà giáo Việt Nam 20/11; 20/10; 8/3 v…Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, biết
nhường nhịn chia sẽ đồ chơi với bạn bè, cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng sau khi chơi
xong. Giữ gìn trường, lớp sạch sẽ, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế v…
Giáo dục kỷ năng sống, trẻ biết kính trọng người lớn, biết chào hỏi, cảm ơn khi
nhận quà, xin lỗi khi có lỗi, biết tự phục vụ bản thân như chải tốc, thay quần áo, giúp cô
trải mền gối, thu dọn khi đi ngũ và sau ngũ dậy, khi bị ngã biết tự đứng dậy, giúp cô quét
nhà v…
- Những nét đặc điểm chính của công tác giáo dục của nhà trường.
Giáo viên của trường xây dựng kế hoạch năm học và các mạng nội dụng theo chủ

đề nhánh, từ chủ đề nhánh xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề, xây dựng kế hoạch
tuần, ngày dạy trong tuần đầy đủ 5 lĩnh vực
- Những kết quả, thành tích của hoạt động giáo dục.
Giáo viên nắm vững các hoạt động giáo dục, thực hiện có hiệu quả, trong năm học
trước được đoàn thanh kiểm tra của Phòng Giáo dục đánh giá công tác hoạt động giáo
dục loại tốt. Có 01 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh
- Sự kết hợp với các tổ chức xã hội, các đoàn thể, giáo viên trong việc tổ chức các
hoạt động giáo dục
Nhà trường làm tốt công tác phối hợp giữa các đoàn thể của địa phương, phụ
huynh học sinh, cùng chăm sóc giáo dục trẻ cụ thể; Giáo viên hướng dẫn phụ huynh dạy
trẻ tại nhà đúng theo chương trình GDMN, không áp đặt trẻ học nhiều, học chữ trước lớp
một, hướng dẫn chơi các trò chơi dân gian, các loại đồ chơi mang tính an toàn, lành mạnh
đối với trẻ. Các đoàn thể cùng nhà trường vận động trẻ ra lớp các trường công lập để trẻ
được học đúng chương trình GDMN, phối hợp tổ chức các ngày lễ 1/6; rằm Trung thu
v…
3


-Những tồn tại và phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Mặt hạn chế: Công tác phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội, phụ huynh
chưa được ủng hộ với nhà trường thường xuyên, số phụ huynh việc chăm sóc giáo dục trẻ
còn rập khuôn theo sở thích, không phối hợp cùng nhà trường
+ Phương hướng sắp tới: Nhà trường nói chung,Giáo viên chủ nhiệm nói riêng tích
cực làm tốt hơn công tác phối hợp với các đoàn thể, phụ huynh về công tác hoạt động
giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
* Kết luận chung:
- Những nguyên nhân tồn tại:
Thứ nhất; Giáo viên chưa tích cực làm tốt công tác phối hợp với các đoàn thể và
phụ huynh
Thứ hai; các đoàn thể của địa phương và một số phụ huynh chưa tích cực phối hợp

cùng nhà trường về các hoạt động giáo dục trẻ
- Phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng toàn diện.
BGH có kế hoạch triển khai cho giáo viên tích cực làm tốt công tác phối hợp với
các đoàn thể, phụ huynh học sinh cùng thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà
trường, nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dục trẻ trong trường mầm non
- Một số yêu cầu của nhà trường đối với đoàn thực tập sư phạm.
Các học viên đang thực tập tại Trường phải chấp hành đúng nội quy, Quy chế của
nhà trường, nghiêm túc thực hiện kế hoạch chuyên môn của các tổ trưởng triển khai
Chấp hành nhận nhiệm vụ được phân công của Hiệu trưởng và giáo viên trong lớp
mình thực tập, phải có trách nhiệm đối công việc mình phụ trách, trong đó chú ý cách
quản lý trẻ đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ, không để xảy ra tai nạn thương tích đối
với trẻ. Luôn yêu thương,gần gửi thân thiện với trẻ và phụ huynh, tuyệt đối không có bạo
hành với trẻ.
Thực hiện tốt khâu vệ sinh trường, lớp
Một tuần lên 1-2 tiết dạy cho BGH và giáo viên chính của lớp dự giờ góp ý rút
kinh nghiệm
Một tuần đi dự giờ các môn học 1-3 tiết nhằm học hỏi tích lũy kinh nghiệm
Báo cáo 2: Công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn
* Các tổ chuyên môn có giáo sinh thực tập sư phạm:
- Đặc điểm chính của tổ chuyên môn.
Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch về thời gian cho giáo sinh dự giờ chéo
các lớp trong khối
Tổ trường tham gia dự giờ góp ý xây dựng chuyên môn cho giáo sinh nắm bắt
những mặt ưu, mặt hạn chế
Theo dõi công việc hàng ngày của giáo sinh, có báo cáo lên BGH nhà trường, để
BGH có cơ sở đánh giá công tác thực tập của các giáo sinh
- Đặc điểm về tổ chức, đội ngũ giáo viên và những thuận lợi, khó khăn.
Công tác tổ chức cho các giáo sinh về thực tập tốt, P. hiệu trưởng phân công cụ thể
trách nhiệm cho từng giáo sinh, đội ngũ giáo viên của trường nhiệt tình hướng dẫn cho
các giáo sinh hoàn thành tốt đợt thực tập

+ Thuận lợi: Số giáo sinh thực tập là người địa phương, hiểu được phong tục tập
quán của địa phương mình, thuận tiện trong việc giao tiếp với trẻ và phụ huynh
4


Số giáo sinh nghiệm túc thực hiện đúng nộ quy, Quy chế chuyên môn của trường
+ Khó khăn: Đội ngũ giáo viên của trường còn thiếu nhiều so với số lớp, việc giáo
sinh dự giờ rộng các lớp trong khối còn gặp khó khăn
Nề nếp chuyên môn dạy và học.
- Nề nếp chuyên môn của các lớp thực hiện tốt theo quy chế chuyên môn của
trường, lên tiết đúng giờ, không cắt xén chương trình. Học sinh tham gia học tích cực,
phát huy tốt các lĩnh vực trong các hoạt động giáo dục.
- Những hoạt động,biện pháp cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng
giáo dục giúp đỡ học sinh học tập.
Các hoạt động giáo dục của nhà trường luôn chú trọng lấy trẻ làm trung tâm, giáo
viên lên tiết có tính sáng tạo, linh hoạt, tạo điều kiện cho trẻ khám phá, trãi nghiệm thực
tế sẵn có tại trưởng.
- Những cá nhân, giáo viên dạy giỏi và tác dụng của họ đối với nhà trường.
Những giáo viên dạy giỏi rất có tác dụng cho nhà trường, thường xuyên giúp đỡ
những giáo viên mới, giáo viên còn hạn chế, kể cả các giáo sinh thực tập. Các tiết dạy
mẫu của giáo viên dạy giỏi có nhiều phương pháp hay, sáng tạo, nội dung tích hợp, lòng
ghép phong phú.
- Kinh nghiệm phấn đấu để trở thành giáo viên dạy giỏi.
Tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, để có kiến thức mới
đưa vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ tốt
Tích cực học hỏi trào dồi chuyên môn, tự tìm kiếm những phương pháp dạy hay
trên mạng trang giáo dục mầm non.
Thường xuyên dự giờ các đồng nghiệp, trao đổi học hỏi.
Khi lên tiết phải chuẩn bị đầy đủ giáo án, dụng cụ dạy và học, bình tỉnh ,tự tin
Luôn trao dồi phong cách sư phạm khi lên tiết, phải mền dẽo, uyển chuyển, thể

hiện đúng vai theo từng bộ môn.
Giọng nói lưu loát, thu hút người nghe, nhẹ nhàng, gần gủi, thân thiện với trẻ.
Các môn học phải thể hiện tiết dạy tốt, mới đạt tiêu chí của giáo viên dạy giỏi các
cấp.
Những thành tích, kết quả hoạt động dạy học và giáo dục trẻ.
Giáo viên thực hiện tốt các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ.
Trẻ đến lớp tích cực phấn khởi, mến cô mến bạn, thích thú tham gia học tập vui
chơi qua các hoạt động trong ngày, biết lễ phép với người lớn, biết tự phục vụ bản thân,
biết giúp cô những công việc nhẹ.
Các tiết dự giờ đầu năm của giáo viên xếp loại tiết tốt trên 70%
Tiết xếp loại khá 30%, không có giáo viên xếp loại đạt yêu cầu
Hoạt động chuyên môn của nhà trường.
Các tiết dạy giáo viên tích hợp, lòng ghép đồng bộ với các bộ môn khác phong
phú, phù hợp với từng đề tài, có hình ảnh minh họa phong phú hấp dẫn, thu hút trẻ học
tập, không nhàm chán, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ, thông qua bài dạy giáo viên giáo dục
cho trẻ về mọi mặt.
- Việc kết hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm, với các tổ chức
trong nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc xây dựng phong trào học tập.
5


Nhà trường không có giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với các
tổ chức đoàn thể trong nhà trường như công đoàn cơ sở, chi đoàn, Chi bộ, phụ huynh về
phong trào học tập của lớp mình phụ trách.
Chi đoàn tham gia làm đồ dùng dạy học, vận động trẻ ra lớp.
Công đoàn hổ trợ kinh phí làm đồ dùng dạy học.
Chi bộ chỉ đạo, phân công chi đoàn, công đoàn giúp đỡ, phối hợp phụ huynh tham
gia công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non, huy động trẻ ra
lớp đạt chi tiêu từng lứa tuổi.
- Phong trào hội thi, thao giảng, tự học, tự bồi dưỡng, làm sáng kiến kinh ngiệm,

đề tài nghiên cứu khoa học.
Hiệu trưởng xây dựng nhiệm vụ năm học có xây dựng các phong trào về các hội
thi như, Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, Hội thi đồ dùng dạy học, Hội thi bé thông
minh nhanh trí
Hiệu phó chuyên môn xây dựng kế hoạch một tháng có 02 tiết thao giảng, tổ
trưởng chuyên môn phân công giáo viên trong tổ lên tiết cho các giáo viên và BGH đến
dự, nhằm góp ý bồi dưỡng tiết dạy tốt cho các giáo viên khác học tập vận dụng
Qua các Hội thi, thao giảng giáo viên tự học, tự rút ra bài học kinh nghiệm cho
chính mình, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy
-Những tồn tại, phương hướng và biện pháp nâng cao chất lượng dạy học.
Một ít giáo viên lên tiết thao giảng chưa có tính sáng tạo, chưa tạo điều kiện cho
trẻ phát huy tính tích cực, phát huy tư duy, phát triển ngôn ngữ, chủ yếu giáo viên nói
nhiều, không lấy trẻ làm trung tâm, không tổ chức học theo nhóm
+ Phương hướng và biện pháp.
BGH nhà trường có kế hoạch dự giờ bồi dưỡng thường xuyên, không chỉ tiết thao
giảng hàng tháng.
- Những yêu cầu đối với giáo sinh thực tập sư phạm.
Giáo sinh thường xuyên dự giờ giáo viên giỏi của trường, để đúc kết kinh nghiệm
Trong tháng thực tập phải lên tiết 2-3 tiết cho BGH và tổ trưởng, giáo viên phụ
trách của lớp dự giờ góp ý rút kinh nghiệm.
Báo cáo 3: Công tác quản lý, chăm sóc lớp, giáo dục thể chất, lao động thẩm
mỹ.
- Những khó khăn, thuận lợi trong việc quản lý công tác quản lý, chăm sóc lớp.
Thuận lợi: Lớp học được tổ chức bán trú, việc quản lý học sinh và chăm sóc trẻ
được thuận tiện, giáo dục về thể chất thông qua các đồ chơi ngoài trời, qua mô hình phát
triển thể chất, trẻ biết tự phụ vụ bản thân rữ mặt, tay, chân, thay quần áo, chải tốc, thu
dọn bàn ghế sau khi học, sau khi ăn, xếp mền gối khi ngũ dậy, biết tưới nước cho cây v…
Khó khăn: Hiện còn thiếu giáo viên, mỗi lớp chỉ có một giáo viên chính, việc quản
lý chăm sóc lớp chưa thực hiện đều, chưa tổ chức cho trẻ ra chơi với mô hình phát triển
thể chất, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cơ thể, trí tuệ

- Những đặc điểm về đối tượng giáo dục và học sinh cá biệt ở lớp được giao.
Trong lớp có 3-4 trẻ cá biệt, thích ngịch phá theo ý thích, hay đánh bạn, bản thân
tôi phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, thường xuyên quan tâm gần gửi với những trẻ
đó, trò chuyện nhằm giáo dục trẻ đi vào nề nếp lớp. Phải nắm bắt tâm lý từng trẻ, có trẻ
6


thích giáo dục thông qua hành động nghiêm, có số trẻ thích nói nhẹ nhàng, nhưng phải có
nghiêm khắc của giáo viên, trẻ mới biết nghe, biết vâng lời
- Những việc làm, biện pháp tiến hành công tác quản lý,chăm sóc lớp.
Luôn chú ý đến công việc hàng ngày, có kế hoạch cụ thể làm việc nào trước việc
nào sau cho phù hợp
Không làm một lúc 1-2 công việc sẽ không quản lý, chăm sóc lớp tốt được
Phải thực hiện theo sự phân công của giáo viên chủ nhiệm, trong ngày làm việc gì
và phải hoàn thành nhiệm vụ
+ Những căn cứ xây dựng kế hoạch công tác quản lý, chăm sóc lớp.
Căn cứ vào kế hoạch chăm sóc giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp, theo từng
chủ đề, theo công việc phân công trong tuần
+ Những công việc, biện pháp thực hiện kế hoạch cụ thể.
Sáng đến quét dọn phòng học, đón trẻ cùng giáo viên chủ nhiệm
Tập thể dục sáng vào 7h30
Ổn định học sinh báo phiếu ăn trong ngày
Cùng quản lý trẻ, dự giờ tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm hoặc đi dự giờ lớp cùng
khối mình thực tập
Quản lý trẻ chơi các gốc, chơi tự do ngoài trời, trong lớp
Cho trẻ vệ sinh cá nhân vào ăn trưa
Quản lý trẻ ngũ trưa và trực trưa cùng giáo viên chủ nhiệm
Phụ cho trẻ ăn xế, vệ sinh cá nhân
Tổ chức hoạt động chiều, dự giờ
Cùng trả trẻ với giáo viên lớp

- Việc xây dựng mối quan hệ với phụ huynh, các đoàn thể, với các giáo viên trong
nhà trường để giáo dục nhân cách, quan hệ nhất là quan hệ thầy trò, trò với trò.
Thường xuyên tạo mối quan hệ mật thiết, thân thiện với phụ huynh, các đoàn thể,
giáo viên trong trường để phối hợp giáo dục nhân cách cho trẻ về kỷ năng sống, ứng xử
văn minh, lịch sự, lễ phép, biết ngã tự đứng dậy , tự phục vụ bản thân mặc quần áo, rữa
tay, rữa mặt…giữa cô giáo với trẻ tạo tính thân thiện, gần gủi, vui vẽ, trẻ với trẻ xưng hô
lịch sự, thương yêu nhau, biết chia sẽ đồ chơi cho nhau v…
- Việc tổ chức giáo dục toàn diện và các mặt cho tập thể và học sinh.
Làm tốt công tác phối hợp với đoàn thể trong trường và phụ huynh về giáo dục
toàn diện và các mặt cho học sinh. Trẻ đến trường được học đầy đủ các hoạt động giáo
dục
- Những thành tích, kết quả đạt được trong học kỳ I
Thực hiện đầy đủ các tiết dạy cho BGH nhà trường, giáo viên lớp đánh giá xếp loại
Hoàn thành nhiệm vụ bảo mẫu được phân công
Các tiết dạy và các hoạt động quản lý, chăm sóc lớp được BGH đánh giá loại tốt
- Những bài học kinh nghiệm, những kết luận sư phạm trong công tác quản lý,
chăm sóc lớp.
Qua đợt thực tập sư phạm bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm, luôn nâng cao
trình độ học tập, tự tìm hiểu sưu tầm bài dạy hay, hình ảnh sinh động, tăng cường việc
học hỏi ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giảng tiết dạy thêm phong phú.
7


Thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh, các
đoàn thể trong nhà trường, mới hoàn thành nhiệm vụ của mình
Được BGH và tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm đánh giá đợt thực tập
đạt kết quả tốt, tích cực, có trách nhiệm, lên tiết dạy thử đúng quy trình chuyên môn, khá
sinh động, nắm vững phương pháp GDMN. Biết quản lý chăm sóc trẻ tốt
- Những yêu cầu đối với giáo sinh thực tập.
Phát huy tính sáng tạo hơn nữa

………………………………………………………………

8


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM
Tại Trường : Mầm non Phước Thể – Xã Phước Thể – Tuy Phong – Bình Thuận
CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUNG
1.1.Tổ chức biên chế thực tập:
Giáo sinh đoàn thực tập:
Tổng số: 02
Dân tộc kinh; 01: Chăm: 01
Đảng viên: 0 Đoàn thanh niên: 02
Số vắng, bỏ dỡ, đến muộn: ( lý do, ghi rỏ họ tên giáo sinh)
Không có giáo sinh bỏ dỡ, đi muộn
1.1.2.Tổng số Ban chỉ đạo hướng dẫn tại Trường: Gồm 03 người, không có thay
đỏi, bổ sung
1.2.Thời gian thực tập:
Giáo sinh tiến hành đúng theo kế hoạch của nhà trường
1.3.Đặc điểm tình hình:
Thuận lợi:
Đối với trường: Nhà trường có đủ các lớp với 3 độ tuổi, từ 3-5 tuổi thuận lợi cho
các giáo viên thực tập, không bị động
Đối với đoàn thực tập: Được nhà trường phân công vào thực tập các lớp, không bị
thiếu lớp cho giáo sinh thực tập, có giáo viên chủ nhiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên, kiến
thức nắm vững để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo sinh.
Khó khăn:
Đối với trường: Giáo viên chủ nhiệm các lớp còn thiếu so với chỉ tiêu, việc hướng

dẫn cho giáo sinh chủ yếu tập trung một giáo viên/một lớp, vừa giảng dạy, vừa hướng
dẫn thực tập còn cập rập
Đối với đoàn thực tập: Do giáo viên thiếu, việc học hỏi chưa thuận lợi
1.4. Những khó khăn, thuận lợi chủ yếu trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực tập.
Thuận lợi:
Các giáo sinh thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch thực tập, giờ giấc đảm bảo, tuân
thủ theo nội quy của nhà trường, chịu khó học hỏi giáo viên trong lớp thực tập
Khó khăn:
Trường có 02 cơ sở khoản cách 300 m, công tác chỉ đạo, tổ chức cho giáo sinh
thực tập còn khó khăn, Ban chỉ đạo hướng dẫn thực tập phải chạy đi chạy lại nhiều lần
trong ngày, việc quản lý các giáo sinh hoạt động chưa thuận tiện
CHƯƠNG 2: KIỂM ĐIỂM VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC TẬP
QUA CÁC BƯỚC.
- Quá trình thực hiện kế hoạch thực tập có những thuận lợi, khó khăn gì? Ưu điểm,
nhược điểm của từng tuần, đợt, những điểm bất thường ( nếu có) cách giải quyết.
9


Quá trình thực tập có thuận lợi cho giáo sinh thực tập, giáo viên có tay nghề vững,
hướng dẫn kỷ các bước lêm tiết dạy thử và các hoạt khác trong ngày. Ban giám hiệu nhiệt
tình, quan tâm chỉ đạo, đôn đốc giáo viên hướng dẫn từng chi tiết theo kế hoạch thực tập.
Giáo sinh thực tập không gặp khó gì nhiều, chủ yếu thiếu giáo viên việc học hỏi
kinh nghiệm không được phong phú lắm
Ưu điểm: Trường tổ chức học bán trú việc thực tập thuận tiện cho giáo sinh thực
tập các hoạt động trong ngày. Giáo viên nhiệt tình hướng dẫn
Nhược điểm: Khi giáo viên hướng dẫn thực tập bận lên tiết kiểm tra chuyên môn
đầu năm hoặc bị bệnh nghĩ, ban giám hiệu kịp thời bố trí giáo sinh qua lớp khác cùng
khối để có giáo viên tiếp tục hướng dẫn trong tuần thực tập.
- Công tác chuẩn bị, tìm hiểu thực tế.
Giáo sinh báo cáo với giáo viên hướng dẫn lịch tìm hiểu thực tế, để giáo viên xin ý

kiến với Ban chỉ đạo thực tập của nhà trường sắp xếp và bố trí giáo viên lên tiết dạy mẫu,
hướng dẫn các hoạt động trong ngày, Ban giám hiệu đến dự giờ
- Quá trình tiến hành, phương pháp chỉ đạo, kết quả của việc chấp hành nội quy,
quy chế và các văn bản hướng dẫn thực tập.
Giáo sinh tiến hành thực tập đúng kế hoạch
Phương pháp chỉ đạo cho giáo sinh thực tập các bước chính, lên tiết dạy mẫu, cho
giáo sinh dạy thử dự giờ, thực hành các hoạt động trong ngày
Giáo sinh nghiêm túc chấp hành đúng nội quy, quy chế và các văn bản hướng dẫn
thực tập của Trường Trung cấp Miền Đông
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC MẶT THỰC TẬP
1. Thâm nhập, tìm hiểu thực tế, các công tác phục vụ khác.
Giáo sinh mạnh dạn thâm nhập thực tế để tìm hiểu về chuyên môn và các công tác
được ban chỉ đạo thực tập phân công trong đợt thực tập
2. Công tác chỉ đạo thực tập giáo dục. Các hoạt động về tổ chức giáo dục,
kiểm điểm nhiệm vụ của người giáo viên làm công tác quản lý, chăm sóc trẻ.
Ban chỉ đạo thực tập phân công cụ thể giáo viên hướng dẫn cho giáo sinh thực tập
đúng theo kế hoạch; các hoạt động tổ chức giáo dục nhà trường tổ chức tốt, thực hiện
đúng quy chế chuyên môn, nhiệm vụ của người giáo viên làm công tác quản lý, chăm sóc
trẻ nhiệt tình, ân cần hướng dẫn cho giáo sinh, sắp xếp thời gian lên tiết dạy mẫu cho
giáo sinh dự, hướng dẫn cahc1 ghi sổ nhật ký dự giờ, nhật ký thực tập, cách viết báo cáo
của đợt thực tập
3.Công tác thực tập giảng dạy.
- Việc chỉ đạo soạn giáo án, tập giảng, làm đồ dùng dạy học.
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cách soạn giáo án giảng dạy theo từng môn học,
tập dạy thử 1-2 lần trong tuần, tự làm đồ dùng dạy học cho tiết dạy thực tập, cách soạn
giáo án điện tử trình chiếu ( nếu giáo sinh có khả năng thực hiện)
- Chỉ đạo dự giờ rút kinh nghiệm.
Ban chỉ đạo phân công người dự giờ góp ý rút kinh nghiệm
- Đánh giá trình độ, phương pháp truyền thụ kiến thức, phương pháp giảng dạy,
phong cách sư phạm, kỷ năng và kỷ thuật dạy học của giáo sinh.

Giáo sinh nắm tương đối tốt phương pháp GDMN mới để truyền thụ kiến tức cho
trẻ, phương pháp giảng dạy nắm được các bước đủ, đúng theo quy trình một tiết dạy,
10


nhưng lên tiết chưa có tính sáng tạo, linh hoạt lắm. Phong cách sư phạm bình thường
chưa sinh động khi thể hiện vai, điệu bộ theo đề tài bài dạy, ít uyển chuyển nhí nhảnh. Có
kỷ năng truyền đạt, nhưng kỷ thuật dạy học chưa có kinh nghiệm khi chuyển tiếp bài dạy
cho sinh động
- Nêu tinh thần ý thức học tập đồng nghiệp và tham gia các hoạt động phục vụ
giảng dạy, hoạt động chuyên môn.
Giáo sinh có ý thức học tập đồng nghiệp, không chỉ học hỏi giáo viên trong lớp
được phân công mà có học hỏi giáo viên khác trong khối, thường xuyên hỏi BGH về
cách thực tập
Tích cực tham gia các hoạt động phục vụ giảng dạy, hoạt động chuyên môn như
làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp, trồng cây, chăm sóc cây xanh của lớp
- Nêu những sai sót cụ thể trong giảng dạy ở phần nào/ bài giảng nào? Tác hại của
những sai sót đó.
Có những sai sót trong giảng dạy thường vấp phải môn KPKH, LQVT phần giới
thiệu vào bài chưa sinh động, cách chuyển tiếp chưa thu hút, lòng ghép còn hay bỏ sót
Tác hại là do giáo sinh mới lên tiết, chủ yếu chớ trình tự các bước của giáo án, ít
biết diễn đạt thêm phù hợp với tình huống khi lên tiết
- Nhận xét về khâu đào tạo, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Thuận lợi:
Qua đợt thực tập giáo sinh nắm được phương pháp giảng dạy lấy trẻ làm trung
tâm. Biết thực hiện các hoạt động chuyên môn
Đủ kiến thức và năng lực làm giáo viên mầm non
Khó khăn:
Thời gian thực tập của giáo sinh ít đợt trong một khóa học, nên việc học hỏi trao
dồi kiến thức chưa đáp ứng đủ cho giáo sinh

Ưu nhược điểm của giáo sinh:
Tích cực nghiên cứu tài liệu chuyên môn, thường xuyên tập soạn giáo án tìm
phương pháp tích hợp, lòng ghép sao cho phù hợp với đề tài
Tham khảo thêm bài dạy trên mạng để nghiên cứu học hỏi thêm
Nếu giáo sinh không tích cực tìm hiểu, khám phá về chuyên môn, khi ra trường
nhận công tác sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc soạn giảng
Thống kê phân loại kết quả thực tập theo mẫu.
Nội dung thực tập sư phạm
XẾP LOẠI KẾT QUẢ TTSP
Số lượng
Xuất sắc Giỏi
Khá
TB
Yếu
Ý thức tổ chức kỷ luật
Số lượng 02
Tỷ lệ%
100%
Thực tập quản lý, chăm Số lượng
02
sóc trẻ
Tỷ lệ%
100%
Thực tập giảng dạy
Số lượng
02
Tỷ lệ%
100%
Báo cáo thu hoạch
Số lượng

02
Tỷ lệ%
100%
11


Xếp loại toàn diện

Số lượng
Tỷ lệ%

02
100%

- Tổng số tiết dự giờ giáo viên trường TTSP: 04 tiết,bình quân mỗi giáo sinh 02
tiết
- Tổng số tiết dự giờ trong nhóm 04 bình quân mỗi gióa sinh 02 tiết
- Dạy thử trước nhóm chuyên môn:
+ Số tiết dạy thử trước khi lên lớp: 1 tiết/ 1 tiết 50%;
+ Số tiết không dạy thử trước khi lên lớp: 01/01 tiết 50%
- Tổng số tiết đã dạy trên lớp 04 tiết, bình quân mỗi giáo sinh 02 tiết
- Tổng số tiết dạy có đánh giá của toàn đoàn: 02 tiết
- Tổng số bài hát, điệu múa đã dạy cho trẻ 04 bài trên lớp.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬT VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Nội dung đào tạo, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, ưu nhược điểm chính.
Thời gian đào tạo nghiệp vụ cần rút gọn dạy những bài dạy chính về chương trình
giáo dục mầm non, hướng dẫn cách soạn giảng theo chương trình GDMN
2. Góp ý nhận xét về: Thời gian thực tập, nội dung và cách đánh giá thực tập,
phương thức thực tập, chế độ chính sách ( tính khoa học, tính thực tiễn, khối lượng công
việc cần bổ sung thêm bớt gì ?)

- Thời gian thực tập.
Thời gian thực tập phù hợp với khóa học
- Nội dung và cách thức đánh giá thức tập còn nhiều loại mẫu, nội dung viết báo
cáo đối với giáo sinh học ngắn ngày như vậy rất khó hiểu, khó vận dụng viết báo cáo, còn
lúng túng
+ Phương thức thực tập.
Chỉ cần ghi sổ nhật ký dự giờ, nhật ký thực tập
+ Chế độ chính sách.
Giáo sinh tự túc, không có ý kiến gì
+ Tính khoa học, tính thực tiễn…
Không có bổ sung gì
3. Đánh giá tổng hợp kết quả thực tập sư phạm.
Kết quả thực tập của giáo sinh xếp loại chung: Loại Giỏi
4. Đề nghị khen thưởng và kỷ luật( có hồ sơ danh sách kèm theo)
Đề nghị Trường Trung cấp Miền Đồng, lớp học Bắc Tuy Phong biểu dương thành
tích thực tập của giáo sinh
Phước Thể, ngày 22 tháng 10 năm 2015
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TTSP

Hà Thị Long Biên
12



×