Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp đẩy mạnh việc ứng dụng phương pháp 5S nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Ngọc Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.88 KB, 15 trang )

i

PHẦN MỞ ĐẦU
Nâng cao chất lượng sản phẩm là một đòi hỏi mang tính thiết yếu và liên
tục của tất cả các doanh nghiệp để có thể tồn tại, phát triển đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra
trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cần nâng cao chất
lượng sản phẩm không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước mà còn cạnh
tranh được với các sản phẩm khác trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào khả năng cũng như đặc điểm
riêng có mà lựa chọn biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp
với doanh nghiệp mình. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật
liệu xây dựng, công ty TNHH Ngọc Sơn đã lựa chọn phương pháp 5S nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm bởi vì Ban lãnh đạo công ty nhận thấy đây là
một phương pháp thích hợp nhất đối với công ty. Việc nghiên cứu đề tài này
là rất cần thiết và hữu ích, đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng sản phẩm
đang đặt ra đối với công ty Ngọc Sơn nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh nói chung. Do vậy tác giả đã chọn đề tài: " Giải pháp đẩy mạnh
việc ứng dụng phương pháp 5S nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại
công ty TNHH Ngọc Sơn” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ
lục,.. nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Bản chất và những yêu cầu đối với việc ứng dụng phương pháp
5S nhằm quản trị chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị chất lượng sản phẩm và ứng
dụng phương pháp 5S tại Công ty TNHH Ngọc Sơn.
Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh ứng dụng phương pháp 5S nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Ngọc Sơn.

Formatted: Indent: First line: 1 cm, Right: 0
cm, Space Before: 0 pt, No widow/orphan


control


ii
CHƯƠNG 1
BẢN CHẤT VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP 5S NHẰM QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Bản chất và nội dung của phương pháp 5S trong quản trị chất
lượng sản phẩm

Formatted: Centered, Level 1, Line spacing:
Multiple 1.3 li, No widow/orphan control

Formatted: Level 2, Indent: First line: 1 cm,
Line spacing: Multiple 1.45 li, No widow/orphan
control

1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp 5S
Khái niệm 5S
5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”,
SEIKETSU” Và “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là "Sàng lọc”, “Sắp

Formatted: Indent: First line: 1 cm, Space
After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.45 li, No
widow/orphan control

xếp”, “Sạch sẽ”, "Săn sóc” và "Sẵn sàng”.
Ý nghĩa phương pháp 5S
SERI (Sàng lọc)

Là sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng

Formatted: Indent: First line: 1 cm, Space
After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.45 li, No
widow/orphan control

SEITON (Sắp xếp)
Là sắp xếp mọi thứ ngăn nắp trật tự đúng chỗ của nó để có thể tiện lợi khi
sử dụng
SEISO (Sạch sẽ)
Là vệ sịnh mọi chỗ tại nơi làm việc để không còn rác trên nền nhà, máy
móc và thiết bị
SEIKETSU (Săn sóc)
Là luôn săn sóc, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc bằng cách liên tục thực hiện
Seri, Seiton và Seiso.
SHITSUKE (Sẵn sàng)
Là tạo cho mọi người thói quen tự giác làm việc tốt và luôn tuân thủ
nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc.
Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bbản, ở mọi nơi, trong mọi công
việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự
giác của ngườii

Formatted: Indent: First line: 1 cm, Line
spacing: Multiple 1.45 li, No widow/orphan
control


iii
thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công
nhân thực sự gắn bó với công việc của mình. Ví dụ, trong phân xưởng, người

quản lý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của
tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, “máy móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ
dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố
gắng để hoàn thành “công việc của mình” một cách tốt nhất.
Các nhà quản lý của Nhật đã tiếp thu truyền thống này và đẩy nó lên
thành một phong trào phát triển rộng rãi. Sau đó đã đúc kết các kinh nghiệm
thực tiễn thành lý luận khoa học và cho ra đời chương trình năng suất chất
lượng mới đó là 5S.
1.1.2.. Mục tiêu chính của phương pháp 5S
+ Xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc

Formatted: Level 3, Indent: First line: 1 cm,
Line spacing: Multiple 1.45 li, No widow/orphan
control

+ Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người thông qua phương pháp 5S
+ Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông
qua các hoạt động thực tế
+ Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.
1.2. Lợi ích của việc áp dụng 5S trong doanh nghiệp

Formatted: Level 2, Indent: First line: 1 cm,
No widow/orphan control

5S đóng góp vào các yếu tố PQCDSM

Formatted: Justified, Indent: First line: 1 cm,
Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing:
1.5 lines, No widow/orphan control, Tab stops:
1.36 cm, Left


Thực hiện tốt 5S sẽ góp phần vào việc :
2

Nâng cao năng suất (P - Productivity)

3

Nâng cao chất lượng (Q - Quality)

4

Giảm chi phí (C - Cost)

5

Giao hàng đúng hạn (D - Delivery)

6

Đảm bảo an toàn (S - Safety)

7

Nâng cao tinh thần (M - Morale)

1.3. Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với việc áp dụng phương pháp
5S trong doanh nghiệp
- Nguyên tắc và yêu cầu thực hiện Seiri



iv
- Nguyên tắc và yêu cầu thực hiện Seiso
- Nguyên tắc và yêu cầu thực hiện Seiton
- Nguyên tắc và yêu cầu thực hiện Seiketsu
- Nguyên tắc và yêu cầu thực hiện Shitsuke
1.4. Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công 5S tại doanh nghiệp
4 yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình 5S
- Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ
- Thực hiện 5S bắt đầu bằng đào tạo và huấn luyện
- Mọi người cùng tự nguyện tham gia vào thực hiện 5S
- Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn
1.5. Các bước triển khai và kỹ thuật đánh giá 5S tại doanh nghiệp
Để triển khai chương trình 5S công tychúng ta cần có một kế hoạch cụ

Formatted: Justified, Indent: First line: 1 cm,
No widow/orphan control

thể. Cũng giống như các hệ thống quản lý khác, công tychúng ta cần tuân thủ
theo chu trình Plan - Do- Check-Action (PDCA) và thực hiện từng bước một.
5S không phải là một chương trình ngắn hạn, càng không phải một phong trào,
do vậy công tychúng ta không thể thực hiện nó trong một thời gian ngắn mà
muốn thấy được ngay kết quả. Việc thực hiện chương trình 5S này có thể tiến
hành qua 3 giai đoạn bao gồm 6 bước. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn chuẩn
bị, giai đoạn thứ hai là giai đoạn triển khai áp dụng và giai đoạn thứ ba là giai
đoạn kiểm tra đánh giá. Sáu bước triển khai 5S có thể được tóm tắt dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: Thông báo chính thức của Ban giám đốc

Formatted: Justified, Indent: First line: 1 cm,

Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing:
1.5 lines, No widow/orphan control, Don't keep
with next

Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh
Bước 4: Bắt đầu bằng Seiri

Formatted: Indent: First line: 1 cm, Space
After: 0 pt, No widow/orphan control

Bước 5: Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày

Formatted: Justified, Indent: First line: 1 cm,
Space Before: 0 pt, After: 0 pt, No
widow/orphan control

Bước 6: Đánh giá định kỳ
1.6. Kinh nghiệm áp dụng phương pháp 5S của một số công ty và bài
học kinh nghiệm cho Công ty Ngọc Sơn.

Formatted: Indent: First line: 1 cm, Space
After: 0 pt, No widow/orphan control
Formatted: Level 2, Indent: First line: 1 cm,
Right: 0 cm, No widow/orphan control


v
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng phương pháp 5S tại công
ty thủy điện Ialy và nhà máy đóng tàu sông Cấm, công ty Ngọc Sơn đã rút ra
một số bài học cho mình, đó là:

- Cam kết của ban lãnh đạo sẽ là yếu tố quyết định.
- Nền tảng để duy trì 5S là các quy trình đã quy chuẩn hóa. Do đó phải
tuân thủ các quy trình đã ban hành.
- 5S là hoạt động không ngừng cải tiến vì vậy các sáng kiến cải tiến
và hoạt động thi đua khen thưởng sẽ góp phần vào việc duy trì và hoàn
thiện hệ thống.
- Sự tham gia của tất cả mọi người và luôn có ý thức trách nhiệm thực
hiện là điều quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện thành công 5S.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP 5S TẠI
CÔNG TY TNHH NGỌC SƠN
2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
*Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH NGỌC SƠN
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: Ngoc son company limited
- Địa chỉ giao dịch: Xã Ngọc Sơn - Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 03203.862.668

Fax: 03203.863.484

- Số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: 0800286005
- Vốn điều lệ: 24.600.000.000 (Hai mươi tư tỷ sáu trăm triệu đồng)
Thời gian hoạt động: 50 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh.
*Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh


vi
*Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

*Cơ cấu sản xuất của công ty

Formatted: Level 3, Indent: First line: 1 cm,
Right: 0 cm, No widow/orphan control

2.2. Một số nhân tốđặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm của công ty và quá trình áp dụng phương pháp 5S tại
Công ty
- Sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Nguồn nhân lực và đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty
- Vốn và cơ cấu vốn của Công ty
- Nguyên vật liệu và đặc điểm về nguyên vật liệu
2.3. Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản

Formatted: Level 2, Indent: First line: 1 cm,
Right: 0 cm, No widow/orphan control

phẩm ở Công ty Ngọc Sơn
2.3.1. Thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty Ngọc Sơn
Qui trình sản xuất gạch ceramic là một qui trình khép kín đòi hỏi sự
đồng bộ từ khâu ban đầu chế biến nguyên vật liệu tới khâu đóng gói bao bì,
do vậy mỗi khâu, mỗi công đoạn chế biến đều có ảnh hưởng quan trọng tới
chất lượng sản phẩm. Ta có thể thấy thực trạng chất lượng sản phẩm của công
ty qua 5 giai đoạn sản xuất như chế biến nguyên liệu làm xương gạch, tạo
hình sản phẩm, tráng men và in lưới, nung sản phẩm, phân loại và đóng gói.
Quá trình sản xuất ở trên là một khâu khép kín, tuy nhiên trong quá trình
thực hiện chỉ cần một khâu gặp trục trặc kỹ thuật là ảnh hưởng tới toàn bộ quá
trình sản xuất. Trước khi áp dụng 5S, các vấn đề về kỹ thuật thường xuyên xảy
ra ở tất cả các khâu. Ví dụ trong quá trình kết hợp trộn các nguyên vật liệu làm
xương sản phẩm, mỗi loại sản phẩm cần có một kết cấu xương riêng có đặc

trưng, tình trạng cân không chính xác các nguyên liệu đầu vào đã làm cho sản
phẩm có độ chênh lệch, phần xương thô đem tạo hình không có đủ kết xương
theo quy cách ban đầu. Lò nung sản phẩm hay gặp tình trạng sự cố dẫn tới tình
trạng nhiệt độ nung sản phẩm không đủ nhiệt lượng. Ngay cả ở khâu phân loại
và đóng gói, khi sản phẩm được đưa tới bằng băng chuyền để tiến hành phân loại

Formatted: Indent: First line: 1 cm, Right: 0
cm, No widow/orphan control


vii
đóng gói, tình trạng công nhân vừa làm vừa nói chuyện dẫn đến tình trạng đóng
hộp nhầm lẫn các loại sản phẩm hay các loại sản phẩm được kiểm tra phân loại
không chính xác.Các sản phẩm sau khi đóng gói để bừa bãi, không có quy cách
phân loại các nơi để các loại sản phẩm...
Số liệu tổng hợp về tình hình chất lượng sản phẩm công ty trong 3 năm
qua như sau:
Bảng 2.4:5 Chất lượng sản phẩm 3 năm liên tục của công ty Ngọc
Sơn
Đơn vị tính: Tỷ lệ phần trăm %
Loại sản phẩm

2006

2007

2008

Formatted: Justified, Right: 0 cm, No
widow/orphan control


Sản phẩm loại I

60%

69%

85%

Formatted: Right: 0 cm, No widow/orphan
control

Sản phẩm loại II

22%

17%

9%

Formatted Table

Sản phẩm loại III

10%

7%

3%


Formatted: Right: 0 cm, No widow/orphan
control

Phế phẩm

8%

7%

3%

Formatted: Right: 0 cm, No widow/orphan
control

( Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ công ty Ngọc Sơn)

Formatted: Right: 0 cm, No widow/orphan
control
Formatted: Right: 0 cm, No widow/orphan
control

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy chất lượng sản phẩm của công ty ngày
càng được nâng lên, nhất là từ năm 2008 khi công ty áp dụng phương pháp 5S
vào quá trình sản xuất thì chất lượng sản phẩm của công ty được nâng lên một
cách rõ rệt, tỷ lệ sản phẩm loại I tăng lên đến 16%, đây là kết quả có được từ
sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân công ty Ngọc Sơn.
Bên cạnh đó quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, giảm thời gian trống sản
xuất, tiết kiệm được nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động..
Nhờ vào việc áp dụng phương pháp 5S mà doanh thu của công ty cũng
tăng lên đáng kể và mở rộng thị trường trên hầu hết các tỉnh trong cả nước.

2.3.2. Thực trạng công tác Quản trị chất lượng tại Công ty Ngọc Sơn
Về phương pháp, Công ty xây dựng và thực hiện hệ thống đảm bảo chất
lượng ISO 9000 vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên việc áp dụng chưa thật

Formatted: Right, Indent: First line: 1 cm,
Right: 0 cm, No widow/orphan control
Formatted: Indent: First line: 1 cm, Right: 0
cm, No widow/orphan control


viii
đầy đủ và đạt tiêu chuẩn đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng
như: chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nhu cầu thị trường, thiết kế và
triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm soát thị trường, bao gói, phân phối,
dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo.
Do vậy với mong muốn nâng cao chất lượng hơn nữa, công ty đã xem xét
và áp dụng phương pháp 5S nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm
của công ty.
Về tổ chức, Công ty đã xây dựng một thiết chế được giao trách nhiệm
kiểm tra và giám sát chất lượng nội bộ. Nhìn vào sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý của công ty thì ta có thể thấy Giám đốc nhà máy là người quản lý
cấp cao nhất chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của công ty sản xuất ra.
Dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc là phòng Kỹ thuật công nghệ chịu
trách nhiệm về chất lượng từng loại sản phẩm làm ra từ khâu thiết kế chọn
mẫu sản phẩm đến việc làm xương mẫu, đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật sản
phẩm xuống từng phân xưởng sản xuất như bộ phận nguyên liệu, bộ phận
nghiền men, bộ phận lò nung, bộ phận sấy khô.. để triển khai. Trong quá
trình sản xuất phòng Kỹ thuật công nghệ luôn cử một kỹ sư và một công
nhân kỹ thuật giám sát các công đoạn trên một ca sản xuất liên tục là
8h/ca. Ngoài ra trong các phân xưởng đều có quản đốc phân xưởng là

người chịu trách nhiệm trực tiếp mọi vấn đề trong phân xưởng mình ...
2.4. Thực trạng ứng dụng phương pháp 5S tại Công ty Ngọc Sơn
Quá trình áp dụng 5S của công ty bắt đầu từ ngày 01/3/2008 có thể tóm
tắt thành 6 bước là Chuẩn bị, thông báo chính thức của Ban lãnh đạo công ty,
toàn công ty tiến hành tổng vệ sinh, thực hiện sàng lọc-sắp xếp- sạch sẽ hàng
ngày, đánh giá định kỳ việc thực hiện 5S trong đó:
- Hệ thống các qui định của Công ty về thực hiện 5S: Công ty Ngọc Sơn
hiện đã xây dựng hệ thống các q
Qui định 5S tại các khu vực trọng điểm (Kho vật tư thiết bị, máy móc,

Formatted: Font: Not Bold, No underline


ix
phân xưởng sản xuất....)
- Hệ thống tổ chức, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về
ứng dụng 5S: Lãnh đạo cao nhất của Công ty có sự phân công về trách nhiệm
triển khai, thực hành 5S và thiết lập cơ chế khuyến khích, động viên sự hưởng
ứng tham gia của mọi người.
- Công tác đánh giá tình hình thực hiện 5S: Công ty tiến hành các bước
chuẩn bị và tiến hành đánh giá việc thực hiện phương pháp 5S trong phạm vi
toàn công ty vào ngày 30/10/2008. Sử dụng phương pháp đánh giá bằng trực
quan và ghi nhận hình ảnh.
Kết quả thực hiện phương pháp 5S tại công ty TNHH Ngọc Sơn:
(1) Thành công:
 Lãnh đạo Công ty cam kết việc thực hiện, nhân rộng và duy trì chương
trình 5S trong phạm vi toàn Công ty.
 Quy trình, qui định và hướng dẫn thực hiện 5S được ban hành và thực
hiện tại các phòng ban, phân xưởng, nhà máy và các khu vực khác trong Công ty.
 Tất cả cán bộ,công nhân viên đều được phổ biến về các yêu cầu của 5S.

 Việc giữ gìn vệ sinh được đảm bảo tại hầu hết các khu vực được đánh giá.
Đã cải tiến tích cực và đạt kết quả tốt tại một số khu vực (kho, văn phòng…)
(2) Tồn tại:
 Công ty mới chỉ thực hiện đạt chuẩn của 3S mà chưa hoàn toàn thực
hiện 5S một cách đầy đủ
 Hệ thống kho sắp xếp chưa được khoa học và loại bỏ các thiết bị, vật
dụng không cần thiết.Còn có nhiều vật dụng tích lũy lại chưa thanh toán xử lý
triệt để.
 Việc sàng lọc, sắp xếp tài liệu trong văn phòng chưa được thực hiện
một cách bài bản và khoa học theo nguyên tắc dễ tìm, dễ lấy.
 Việc quy định nhãn dán tại các file, tủ hồ sơ chưa thống nhất giữa các


x
phòng ban để đảm bảo dễ nhận biết và dễ tìm kiếm.
 Việc đánh giá 5S mới chỉ thực hiện một lần và chưa duy trì thường
xuyên thành một hoạt động của công ty
 Một số công nhân trong công ty còn chưa hiểu hết và hưởng ứng với
phương pháp 5S
(3) Nguyên nhân:
 Cam kết của Ban lãnh đạo mới chỉ dừng lại ở khâu ban đầu khi bắt đầu
thực hiện 5S
 Hệ thống các quy định của công ty mới dừng lại mức chung chung mà
chưa cụ thể
 Việc đánh giá 5S thực của công ty mới chỉ thực hiện một lần do vậy
chưa trở thành một hoạt động mang tính chất định kỳ
 Một nguyên nhân nữa là công ty Ngọc Sơn chưa chú trọng đến công tác
khuyến khích, động viên khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt 5S
 Do đa phần lao động của Công ty là các công nhân kỹ thuật, trình độ
còn yếu kém do vậy mà họ chưa nhận thức được đầy đủ về phương pháp 5S

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP 5S
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH NGỌC SƠN
3.1. Những định hướng về nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn
thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty Ngọc Sơn
3.2. Những giải pháp đẩy mạnh việc ứng dụng phương pháp 5S
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH Ngọc Sơn.
3.2.1. Nâng cao cam kết và tăng cường sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo
- Nâng cao cam kết dưới dạng văn bản và thể hiện cam kết đó ở mọi nơi
trong toàn công ty.
- Tăng cường sự hỗ trợ bằng cách sẵn sàng kinh phí, sẵn sàng lắng nghe

Formatted: Centered, Level 1, Right: 0 cm,
Line spacing: Multiple 1.3 li, No widow/orphan
control

Formatted: Level 2, Indent: First line: 1 cm,
Right: 0 cm, Line spacing: Multiple 1.4 li, No
widow/orphan control


xi
ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ, công nhân công ty..
3.2.2. Hoàn thiện chương trình đào tạo và huấn luyện cho cán bộ,
công nhân viên của công ty về 5S và ứng dụng phương pháp 5S

Formatted: Level 3, Indent: Left: 0 cm, First
line: 1 cm, Right: 0 cm, Line spacing: Multiple
1.4 li, No widow/orphan control


- Ban lãnh đạo xác định rõ năng lực của từng cán bộ, công nhân đang
làm việc trong công ty
- Đưa những người có đủ năng lực đi đào tạo về 5S
- Sau đó tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện tại tất cả các phòng ban và
các phân xưởng trong toàn công ty
- Xây dựng kế hoạch, chương trình và triển khai thực hiện các hoạt động
đào tạo về 5S cho tất cả mọi người
- Để có hành động đúng ngay từ đầu, ban chỉ đạo 5S phải tổ chức triển
khai xác định chính xác mục tiêu tổng quát muốn đạt đến của tổ chức/ doanh
nghiệp cũng như xác định chính xác mục tiêu cụ thể
- Công ty tổ chức việc tìm hiểu về 5S trong toàn công ty và khuyến
khích mọi người đưa ra các ý kiến trong quá trình thực hiện 5S
- Công ty có thể tổ chức liên hệ cho cán bộ, công nhân công ty đi tham
quan học tập tại các doanh nghiệp điển hình trong việc thực hiện tốt phương
pháp 5S.
3.2.3. Nâng cao nhận thức và sự tự giác của cán bộ, công nhân viên
trong việc thực hiện phương pháp 5S
- Thực hiện tuyên truyền đảm bảo tất cả CBCNV thấu hiểu được mục
tiêu và lợi ích mà phương pháp 5S mang lại.
- Thực hiện việc đào tạo, phổ biến, tuyên truyền, quảng bá hoặc bất kỳ
hình thức nào khác để đảm bảo thực hành tốt 5S
- Thường xuyên thực hành 5S cho tới khi mà mọi người cảm thấy yêu 5S.
- Nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty
hiểu và coi nơi làm việc thực sự là ngôi nhà thứ hai của họ
- Ban lãnh đạo công ty phải thực sự tham gia nhiệt tình vào các hoạt
động của 5S

Formatted: Level 3, Indent: Left: 0 cm, First
line: 1 cm, Right: 0 cm, No widow/orphan

control


xii
- Xây dựng chính sách đánh giá thành tích, khen thưởng kỷ luật thỏa đáng
- Phát động phong trào thi đua thực hiện tốt 5S tại tất cả các phòng ban,
phân xưởng trong toàn công ty
3.2.4. Hoàn thiện chế độ đánh giá và bản thân công tác đánh giá việc
thực hiện phương pháp 5S

Formatted: Level 3, Indent: Left: 0 cm, First
line: 1 cm, Right: 0 cm, No widow/orphan
control

- Xây dựng một đội ngũ đánh giá chuyên nghiệp, được đào tạo kỹ năng
đánh giá.
- Sau đó nhiệm vụ quan trọng của nhóm đánh giá là phải xây dựng tiêu
chí đánh giá cho phù hợp
- Sử dụng kết hợp biện pháp phiếu kiểm tra trong quá trình đánh giá bởi
vì phiếu kiểm tra có nhiều lợi ích cho quá trình đánh giá
- Khi đánh giá các cán bộ đánh giá cần tập trung chủ yếu vào một số nội
dung trọng tâm
- Lập báo cáo đánh giá, nêu rõ những điểm cần cải tiến
- Trao đổi với bên được đánh giá rõ những kết quả trong quá trình đánh giá
- Cuối cùng công ty nên có hình thức trao thưởng cho các đơn vị, cá
nhân thực hiện tốt 5S
3.2.5. Hoàn thiện các quy định về thực hiện phương pháp 5S
- Công ty nên đưa ra các qui định cụ thể và rõ ràng tại các khu vực cụ

Formatted: Level 3, Indent: Left: 0 cm, First

line: 1 cm, Right: 0 cm, No widow/orphan
control

thể: Khu vực văn phòng, phân xưởng sản xuất, máy móc thiết bị,khu vực kho..
- Công ty nên qui định việc thực hiện 5S định kỳ để 5S trở thành thói
quen và tiêu chuẩn hóa trong toàn công ty.
3.32.6. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm
giúp doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả mô hình quản lý chất lượng 5S
- Các cơ quan quản lý Nhà nước nên tăng cường công tác quản lý chất
lượng hàng hóa nhằm bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất và người
tiêu dùng
- Các cơ quan quản lý Nhà nước nên có các biện pháp khuyến khích, hỗ

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line: 1
cm, Right: 0 cm, No widow/orphan control


xiii
trợ công ty Ngọc Sơn trong quá trình áp dụng phương pháp 5S.
- Cơ quan quản lý có thể tuyên truyền phổ biến nhân rộng việc áp dụng
phương pháp này

Formatted: Level 1, Indent: First line: 0.07
cm, Right: 0 cm, No widow/orphan control


xiv
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng sản phẩm là một đòi hỏi hết sức khách quan và cần
thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền

kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Hơn
nữa nó còn chịu tác động bởi nhiều nhân tố như chính sách, công nghệ, con
người cũng như hệ thống quản lý.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Ngọc Sơn bằng phương
pháp 5S được cho là một sự lựa chọn đúng đắn của ban lãnh đạo công ty nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín và năng lực cạnh tranh của
Ngọc Sơn trên thương trường.Việc áp dụng phương pháp 5S của công ty đã đạt
được những thành công nhất định như nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo môi
trường làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ
công nhân viên tích cực, chuyên nghiệp..Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế trong
quá trình thực hiện phương pháp này mà nguyên nhân chủ yếu là do việc áp
dụng của công ty còn mang tính tự phát, chưa có các hệ thống bài bản và khoa
học. Do vậy từ việc phân tích thực trạng tác giả đã đưa ra một số giải pháp
nhằm giúp công ty Ngọc Sơn hoàn thiện hơn nữa quá trình thực hiện và thực
hiện thành công phương pháp 5S như mong đợi. Hy vọng các giải pháp đề ra
mang tính thiết thực và được công ty Ngọc Sơn áp dụng trong thời gian tới.
Đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tác giả tuy nhiên
do thời gian còn hạn chế do vậy chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự
đóng góp của Thầy cô và mọi ngườimọi người nhằm hoàn thiện luận văn hơn
nữa.

Formatted: Justified, Indent: First line: 1 cm,
Right: 0 cm, No widow/orphan control


xv
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt.
1. Tạ Thị Kiều Ân, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt,
Đinh Phương Vượng (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB

Thống kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Bích Hằng(2000), Các công cụ mới cho quản lý và cải
tiến chất lượng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. GS.TS Nguyễn Đình Phan (2000), Quản lý chất lượng trong các tổ
chức, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. PGS.TS Lê Văn Tâm(2004), Giáo trình quản trị doanh nghiệp,
Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Hoàng Mạnh Tuấn(2001), Quản lý chất lượng thích hợp trong các
doanh nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
6.Lê Minh Tâm, Shibata Noriaki(2007), 5S trong công ty của bạn, NXB
Thế giới, Hà Nội.
7. Trung tâm Năng suất Việt Nam(2007), Tài liệu hướng dẫn thực hành
Kaizen và 5S, Hà Nội.
8. Các báo cáo kế toán, thống kê tình hình chất lượng sản phẩm do công
ty Ngọc Sơn cung cấp.
Tiếng Anh
1. Hajime Suzuki(1993), Practical KAIZEN for Productivity Facilitators,
I. Tokyo: Japan Productivity Center for Socio - Economic Development.
Website:
1.www.camnangdoanhnghiep.com
2. www.nangsuatchatluong.vn
3. www.google.com.vn



×