Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giải pháp Marketing cho nghành đào tạo công nghệ may ở trình độ cao dẳng tại trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.78 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục biểu bảng, hình vẽ
Tóm tắt luận văn
Lời nói đầu ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO VÀ MARKETING
DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ................................................................................................ 5
1.1. Đặc điểm dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp ........................................................ 5
1.1.1. Bản chất của dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp ................................................... 5
1.1.2. . Đặc điểm của dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp.................................................. 7
1.2. Marketing dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp ..................................................... 11
1.2.1.Khái niệm marketing dịch vụ đào tạo .............................................................. 11
1.2.2. Quy trình Marketing đào tạo ........................................................................... 13
1.2.3. Marketing mix ................................................................................................. 15
1.2.3.1. Yếu tố sản phẩm của dịch vụ đào tạo........................................................... 15
1.2.3.2. Yếu tố giá cả................................................................................................. 17
1.2.3.3. Địa điểm cung ứng dịch vụ..........................................................................19
1.2.3.4. Hoạt động giao tiếp dịch vụ ......................................................................... 20
1.2.3.5. Con người.....................................................................................................21
1.2.3.6. Yếu tố vật chất ............................................................................................ 22
1.2.3.7. Quá trình

............................................................................................. 22

1.3.Dịch vụ đào tạo ngành Công nghệ may và marketing cho ngành đào tạo
Công nghệ may ........................................................................................................ 24
1.3.1. Dịch vụ đào tạo ngành Công nghệ may ......................................................... 24
1.3.1.1. Khái quát chung về ngành Dệt may............................................................25
1.3.1.2. Đặc điểm của dịch vụ đào tạo ngành Công nghệ may................................25
1.3.2. Marketing cho ngành đào tạo Công nghệ may và một số kinh nghiệm làm
marketing của một số trường trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam............................26


1.3.2.1. Marketing cho ngành đào tạo Công nghệ may…………………………….26
1.3.2.2. Một số kinh nghiệm làm marketing của một số trường trong Tập đoàn Dệt
may Việt Nam……………………………………………………………………...27


Chƣơng 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA NGÀNH ĐÀO
TẠO CÔNG NGHỆ MAY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TẠI TRƢỜNG CAO
ĐẲNG CÔNG NGHIỆP - DỆT MAY THỜI TRANG HÀ NỘI……………….31
2.1. Giới thiệu chung về trƣờng Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may thời trang
Hà Nội……………………………………………………………………………...31
2.1.1. Đặc điểm hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của trường Cao
đẳng Công nghiệp - Dệt may thời trang Hà Nội…………………………………...31
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của trường Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may thời
trang Hà Nội..............................................................................................................33
2.1.3. Thực trạng về ngành đào tạo Công nghệ may trình độ cao đẳng của trường
Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may thời trang Hà Nội................................................37
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing cho ngành đào tạo Công nghệ may ở
trình độ Cao đẳng tại trƣờng CĐ CNDMTTHN..................................................39
2.2.1. Thực trạng về chiến lược Marketing cho ngành đào tạo Công nghệ may ở
trình độ cao đẳng tại trường CĐCN DMTTHN........................................................39
2.2.2. Thực trạng về các yếu tố marketing mix cho ngành đào tạo Công nghệ may ở
trình độ Cao đẳng tại trường CĐ CNDMTHN ......................................................... 42
2.2.2.1.Về sản phẩm .................................................................................................. 42
2.2.2.2. Yếu tố giá cả................................................................................................ 50
2.2.2.3. Địa điểm cung ứng dịch vụ .......................................................................... 53
2.2.2.4. Hoạt động giao tiếp dịch vụ.........................................................................54
2.2.2.5. Con người ..................................................................................................... 56
2.2.2.6. Yếu tố vật chất ............................................................................................. 59
2.2.2.7. Quá trình cung ứng dịch vụ .......................................................................... 63
Chƣơng 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING CHO NGÀNH ĐÀO TẠO

CÔNG NGHỆ MAY Ở TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP – DỆT MAY THỜI TRANG HÀ NỘI..................................... 65
3.1. Các yếu tố thuộc môi trƣờng marketing có ảnh hƣởng đến quá trình đào
tạo ngành Công nghệ may ở trình độ Cao đẳng................................................... 65
3.1.1. Môi trường Marketing vĩ mô ......................................................................... 65
3.1.2. Môi trường Marketing vi mô ......................................................................... 70


1

3.1.3. Phân tích SWOT ............................................................................................. 77
3.1.3.1. Một số cơ hội và thách thức chính đối với ngành đào tạo Công nghệ may


trình

độ

Cao

đẳng

của

trường



CNDMTTHN.....................................................77
3.1.3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của trường CĐ CNDMTTHN ................... 78

3.2. Định hƣớng chiến lƣợc marketing cho ngành đào tạo Công nghệ may ở
trình độ Cao đẳng của trƣờng CĐ CNDMTTHN ................................................ 80
3.2.1. Quan điểm phát triển ngành đào tạo Công nghệ may của trường CĐCN
DMTTHN .................................................................................................................. 80
3.2.2 .Các mục tiêu đào tạo giai đoạn 2010-2015 ..................................................... 80
3.2.3. Thị trường mục tiêu......................................................................................... 81
3.2.4. Chiến lược định vị cho ngành đào tạo Công nghệ may ở trình độ Cao đẳng
tại trường CĐ CĐCNDMTTHN ............................................................................... 81
3.3. Các giải pháp Marketing mix nhằm phát triển ngành đào tạo Công
nghệ may ở trình độ Cao đẳng tại trƣờng CĐ CNDMTTHN ............................. 81
3.3.1.

Giải

pháp

về

sản

phẩm………………………………………………………82
3.3.2.

Giải

pháp

về

giá……………………………………………………………..87

3.3.3. Địa điểm cung ứng .......………………………………………………….......90
3.3.4. Giải pháp về quảng bá và xúc tiến………………………………………….
91
3.3.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo thông qua việc chuẩn hoá các yếu tố
hữu hình..................................................................................................................... 94
3.3.6. Hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ đào tạo............................................... 95
3.3.7. Phát triển năng lực của đội ngũ giảng viên ..................................................... 98
3.4.

Một

số

kiến

nghị……………………………………………………………...98
3.4.1. Kiến nghị với cấp trên ..................................................................................... 98
3.4.2. Kiến nghị với nhà trường .............................................................................. 100
Kết luận. ................................................................................................................. 101


2

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Dệt May là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam,
tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà năm
2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm là 18%. Các sản phẩm Dệt May Việt Nam đã bước đầu tạo được
vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Dự báo đến năm 2015, tốc độ
tăng trưởng vẫn được duy trì từ 15 đến 20%.

Toàn ngành dệt may hiện đang sử dụng một lực lượng lao động tương
đối đông nhưng số lao động qua đào tạo chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong
thực tế, lao động trong ngành biến động lớn do thời gian làm việc căng
thẳng, thu nhập thấp. Do vậy, mỗi năm ngành dệt may cần hàng vạn lao
động để bổ sung cho nguồn nhân lực của mình.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã
chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát
triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; trong đó chú trọng đào tạo
cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ
doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu”. Đây là cơ hội
nhưng cũng là thách thức lớn cho các trường có đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho ngành Dệt may.
Trường Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may trực thuộc Tập đoàn dệt
may Việt Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho
ngành dệt may. Trước năm 2005 nhà trường đào tạo 2 hệ: Trung cấp
chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Theo quyết định 4980 ngày
06/06/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường được nâng cấp
lên thành trường Cao đẳng, đào tạo người học ở trình độ Cao đẳng đang là
nhiệm vụ chính của trường. Trong các ngành nghề đào tạo, ngành Công


3

nghệ may được coi là mũi nhọn. Từ khi được phép đào tạo trình độ Cao
đẳng, lượng tuyển sinh cao đẳng của trường không ngừng gia tăng qua các
năm, trong đó có ngành Công nghệ may. Tuy nhiên sự gia tăng ở đây chỉ
mang tính tự phát từ phía người học mà chưa có bất kỳ sự tác động chủ
quan nào của nhà trường. Sản phẩm đào tạo của nhà trường hiện đang được
các doanh nghiệp dệt may đánh giá cao nhưng mới chỉ đáp ứng được một

phần nhu cầu của các doanh nghiệp vì quá trình đào tạo của trường hiện
nay mới chỉ dựa trên ý nghĩ chủ quan và kinh nghiệm chứ chưa thực sự
theo nhu cầu của xã hội . Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt
May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đang đặt ra cho
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đứng trước nhu cầu rất lớn về nguồn
nhân lực.
Là một trường lớn thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hàng năm cung
cấp cho ngành một lượng lớn nguồn nhân lực. Trọng điểm đào tạo của
trường về Công nghệ may hiện nay đang là trình độ Cao đẳng. Vì sự tồn tại
và phát triển lâu dài của mình Trường CĐCNDMTTHN cần phải lấy nhu
cầu xã hội làm trọng tâm cho quá trình đào tạo .Vì những lý do trên tác giả
đã lựa chọn “Giải pháp marketing cho ngành đào tạo Công nghệ may ở
trình độ Cao đẳng tại Trường Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may thời
trang Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Trong
luận văn này, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề sau:
Thứ nhất: Đề cập đến các vấn đề lý thuyết về dịch vụ đào tạo và
Marketing dịch vụ đào tạo.
Thứ hai: Nêu được thực trạng hoạt động marketing của ngành đào tạo
Công nghệ may ở trình độ Cao đẳng tại trường CĐCNDMTTHN
Thứ ba: Từ thực trạng và căn cứ vào cơ sở lý luận để đề ra một số giải
pháp marketing cho ngành đào tạo Công nghệ may ở trình độ Cao đẳng tại
trường CĐCNDMTTHN.


4

Trong chương 1, Tác giả đã nêu và phân tích được các đặc điểm của
dịch vụ đào tạo. Theo đó ngoài 4 đặc điểm chung là tính vô hình, tính
không đồng nhất, tính không tách rời và tính thay đổi thì dịch vụ đào tạo
còn có những đặc điểm riêng đó là thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã

hội, người học phải thoả mãn điều kiện mà cơ sở đào tạo đề ra và trong quá
trình trao đổi dịch vụ người học tham gia trực tiếp và ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng được cung cấp.
Các vấn đề marketing, khái niệm marketing dịch vụ đào tạo cũng như
quy trình marketing đào tạo và các yếu tố thuộc marketing mix (sản phẩm,
giá cả, địa điểm cung ứng, hoạt động giao tiếp, con người, yếu tố vật chất,
quá trình) đã được làm sáng tỏ trong chương này. Mỗi ngành nghề đều có
những điểm riêng, và trình độ của người học thấp (đầu vào thấp), tỷ lệ thực
hành/ lý thuyết cao là những điểm riêng của dịch vụ đào tạo ngành Công
nghệ may. Do đó marketing cho ngành đào tạo này cũng phải có sự khác
biệt. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành thì những điểm cần chú ý khi
làm marketing đựoc đưa ra đó là: đối tượng tuyển sinh được xác định đó là
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực trung bình, trung bình
khá. Trong thị trường nhân lực của ngành Dệt may hiện nay có hiện tượng
cung không đáp ứng đủ cầu nên 100% người học ra trường đều có vịêc làm
ngay, điều này cần được nhấn mạnh trong các chương trình quảng cáo,
tuyên truyền. Đã có nhiều trường làm marketing dịch vụ đào tạo rất tốt và
kinh nghiệm làm marketing của 2 trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, Cao
đẳng Dệt may Nam định được tác giả nêu trong luận văn. Trường Cao đẳng
Nguyễn Tất Thành với việc đầu tư mạnh mẽ vào việc quảng bá – xây dựng
hình ảnh, quan tâm chú trọng đến chất lượng đào tạo và phòng “Quan hệ
doanh nghiệp” đảm nhiệm nhiệm vụ gắn đào tạo với nhu cầu của doanh
nghiệp, tìm việc cho người học, tìm người lao động cho doanh nghiệp. Đây
là mô hình mới mà các trường trong ngành Dệt may hiện chưa có. Còn
trường Cao đẳng Dệt may Nam Định với cách làm tiến hành các cuộc điều


5

tra, khảo sát về nguồn nhân lực, về các vị trí làm việc trong vòng từ 3 đến 5

năm của các doanh nghiệp Dệt may trong từng địa phương và số liệu này sẽ
được cung cấp cho người học để người học biết doanh nghiệp nào đang
cần đến họ cũng đã đem lại hiệu quả cao.
Trong chương 2, để phản ánh chính xác về thực trạng hoạt động
marketing của ngành đào tạo Công nghệ may ở trình độ Cao đẳng tại
trường Cao đẳng Công nghiệp – Dệt may Thời trang Hà Nội tác giả đã tiến
hành điều tra trên 2 đối tượng: Cựu sinh viên các khoá 1,2 và doanh nghiệp
dệt may đang sử dụng cựu sinh viên của 2 khoá này. Điều này sẽ rất khách
quan, cựu sinh viên là những người đã từng tham gia vào quá trình trao đổi
dịch vụ vì vậy hơn ai hết họ hiểu và cho ý kiến chính xác được dịch vụ đào
tạo ngành Công nghệ may ở bậc Cao đẳng đã được nhà trường cung cấp.
Còn với doanh nghiệp trong quá trình sử dụng họ sẽ đánh giá những cái
được và cái chưa được về kiến thức, kỹ năng của người lao động, nói cách
khác qua con mắt của doanh nghiệp nhà trường sẽ thấy được tính phù hợp
của chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo trên cơ sở đó còn có sự
cải tiến. Qua quá trình phân tích, tổng hợp những ý kiến được đưa ra được
tóm gọn trong 7P thuộc marketing dịch vụ, cụ thể như sau:
Về sản phẩm: Phần lớn sinh viên cảm thấy rất hài lòng và hài lòng về
mức độ phù hợp giữa mục tiêu và nội dung của môn học, kết quả điều tra
là 57%, chỉ có 6% là thấy không hài lòng và 28% thì thấy bình thường.
Nguyên nhân của mục tiêu không phản ánh hết đựơc nội dung môn học là
khi xây dựng chương trình mục tiêu môn học được đưa ra dựa trên giả
thuyết cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đầy đủ nhưng nhiều khi trên
thực thế lại không được như ý muốn.
Người học khi học ngành Công nghệ may đều xác định cho mình là
đây là một nghề kiếm cơm của họ sau này, mặt khác họ cũng ý thức được
rằng trình độ tay nghề phụ thuộc phần lớn vào thời lượng thực hành, thực
tập. Tại trường CĐ CNDMTTHN ngành đào tạo Công nghệ may bậc Cao



6

đẳng tổng số giờ thực hành là 2640 chiếm 69%; tổng số giờ lý thuyết là
1195 chiếm 41%, Có đến 61% người học cảm thấy tỷ lệ thực hành/lý
thuyết như vậy là hợp lý, 27% thấy bình thường, 12% không hài lòng. Như
vậy thời lượng thực hành và lý thuyết như trên tương đối hợp lý, phù hợp
với đặc điểm của ngành Công nghệ may cũng như đáp ứng được nhu cầu
của người học.
Do lượng thực hành lớn, cộng thêm với việc sinh viên được thực tập
tại 2 công ty Cổ phần may Hải Nam và Xuất nhập khẩu Á Đông nên trình
độ tay nghề của sinh viên ngành Công nghệ may do trường CĐ
CNDMTTHN đào tạo là tương đối vững do vậy có tới 81% doanh nghiệp
được hỏi cảm thấy là hài lòng về kết quả công việc của người lao động xuất
thân từ ngành Công nghệ may bậc Cao đẳng do nhà trường đào tạo, 19%
thấy bình thường và không có doanh nghiệp nào là không hài lòng. Còn khi
đánh giá về tay nghề sinh viên của trường CĐ CNDMTTHN với sinh viên
các cơ sở khác có đào tạo ngành Công nghệ may thì 66,7% cho rằng tay
nghề cao hơn hẳn, 33,3% ý kiến cảm thấy không có sự khác biệt. Những
con số trên đã khẳng định phần lớn sinh viên của trường CĐ CNDMTTHN
đã đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nói cách khác chương trình, nội
dung, phương pháp giảng dạy như vậy là tương đối phù hợp .Để giúp cho
nhà trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp
được hỏi cũng đưa ra những nội dung kiến thức cần gia tăng và đưa thêm là
kiến thức tiếng anh chuyên ngành, kiến thức về tổ chức điều hành, kiến
thức về triển khai sản xuất theo công nghệ mới (Lean). Cũng theo kết quả
nghiên cứu đề tài “ Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt
Nam giai đoạn 2009-2015” cấp Tập đoàn trong quá trình đào tạo, nhà
trường cũng phải tăng kỹ năng cho người học về đọc tài liệu kỹ thuật ngành
may; tổ chức điều hành sản xuất; sử dụng cữ-gá trong dây chuyền; xây
dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức sản phẩm; phòng tránh và khác phục

sai hỏng sản phẩm trong sản xuất dây chuyền; giác sơ đồ; thiết kế mẫu,


7

nhảy mẫu; may kỹ thuật; kiểm tra chất lượng sản phẩm may; sử dụng trang
thiết bị chuyên dùng.
Về yếu tố giá cả: Có 2 yếu tố cấu thành trong giá cả là mức học phí và
các chi phí khác thì cả 2 yếu tố này của bậc Cao đẳng của nhà trường đều
thấp. Học phí mà người học đóng theo khung giá Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định đối với trường công lập được nhà nước hỗ trợ ngân sách chi
thường xuyên, năm học 2010-2011 là 230.000đ/1 tháng, so với một số
trường khác trong cùng Tập đoàn thì mức học phí này đều thấp hơn. Nằm ở
ngoại ô thành phố nên mọi chi phí sinh hoạt của người học cũng rẻ. Do đó
giá cả có thể sử dụng như là một công cụ trong cạnh tranh. Tuy nhiên với
ngành Công nghệ may giá cả không phải là yếu tố quyết định đến việc lựa
chọn này để học vì theo kết quả điều tra chỉ có 11% sinh viên chọn vì lý do
học phí, trong khi có tới 67% chọn là do chỉ tiêu nhiều, thi đơn giản, dễ đỗ.
Về địa điểm cung ứng: Hiện tại việc cung ứng các dịch vụ đào tạo
theo hình thức trực tiếp, địa điểm, người dạy đều của nhà trường.
Về hoạt động giao tiếp dịch vụ: Các hoạt động truyền thông về
marketing còn nghèo nàn, các hình thức quảng cáo chưa phát huy hiệu quả.
Trong những năm qua nhà trường đã áp dụng nhiều hình thức như quảng
cáo trên ti vi, báo, tạp chí, đi tư vấn nhưng kết quả điều tra cho thấy có tới
82% biết tới trường CĐ CNDMTTHN nói chung ngành đào tạo Công nghệ
may nói riêng qua quyển những điều cần biết; 13% qua sự giới thiệu của
người quen, 2% qua kênh thong tin của các trường THPT; 3% qua thông
báo tuyển sinh.
Về yếu tố con người: Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa
được đánh giá cao, kiến thức của giảng viên tương đối phong phú, đa dạng;

trình độ tay nghề của giáo viên thực hành cao. Tuy nhiên vẫn có một số
giáo viên theo đánh giá của sinh viên còn thiếu kinh nghiệm sống điều này
được thể hiện qua nội dung bài giảng nghèo nàn, nặng kiến thức sách vở.
Và một đặc điểm căn bản của sinh viên ngành Công nghệ may được nhắc


8

đến ở đây là trình độ đầu vào thấp, coi nhẹ việc học các môn lý thuyết chỉ
chú trọng đến các môn thực hành.
Về các yếu tố vật chất: Mặc dù trong những năm qua nhà trường đã có
nhiều cố gắng để đầu tư như xây dựng giảng đường mới, mua sắm thiết bị
song tình trạng thiếu giảng đường phải học vào thứ 7 và chủ nhật; sinh viên
thiếu sản phẩm thực hành, giáo trình thiếu...là những hiện tượng vẫn diễn
ra thường xuyên.
Về quá trình cung ứng dịch vụ: Đã đưa ra nhiều quy trình thuận tiện
cho việc quản lý cũng như cho người học nhưng trong đó vẫn còn một số
quy trình cần phải cải tiến cho phù hợp hơn, đặc biệt cần chú ý quy trình
học lại.
Tại chương 3, các yếu tố tiêu biểu và có mức độ ảnh hưởng lớn đến
dịch vụ đào tạo của ngành Công nghệ may của trường CĐ CNDMTTHN
thuộc môi trường marketing đã được tác giả lựa chọn và tiến hành phân
tích. Môi trường marketing vĩ mô gồm các môi trường chính trị, kinh tế, xã
hội, công nghệ. Môi trường marketing vi mô gồm các yếu tố và lực lượng
bên trong nhà trường, đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp may măc, khách
hàng. Việc phân tích môi trừơng marketing đã giúp tác giả nhận thấy được
cơ hội và thách thức cũng như những điểm mạnh, điểm yếu mà trường
đang gặp phải. Cũng tại chương này các giải pháp marketing được đưa ra
dựa trên thực trạng đã nêu trong chương 2, cũng như căn cứ vào định
hướng, chiến lược phát triển của trường dành cho ngành Công nghệ may

bậc Cao đẳng. Theo đó:
Về sản phẩm: Tiến hành cắt bỏ những kiến thức, kỹ năng không cần
thiết và thêm vào đó là những kiến thức mới, các doanh nghiệp rất cần như
kiến thức về Lean, về tiếng anh chuyên ngành. Cải tiến mục tiêu nội dung
của một số môn học cho phù hợp với thực tiễn cụ thể ở đây đó là môn học
quản trị sản xuất. Cũng theo kết quả điều tra còn có rất nhiều kiến thức, kỹ
năng người học hiện đang yếu và thiếu nhưng do thời gian đào tạo có hạn


9

nên không thể đưa hết vào chương trình dạy và giải pháp được đưa ra ở đây
là mở thêm các lớp chuyên đề bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng đó.
Về giá cả: Trong phần này tác giả chủ yếu đề cập đến việc xác định
mức học phí cho các đối tượng khác nhau của lớp chuyên đề được mở
thêm.
Về địa điểm cung ứng: Thay vì cung ứng dịch vụ đào tạo trực tiếp nhà
trường nên mở thêm các địa chỉ liên kết và đây là giải pháp được đưa ra ở
phần này.
Các giải pháp quảng bá và xúc tiến: Trường CĐ CNDMTTHN đã có
nhiều hình thức quảng cáo song hiệu quả mang lại không cao do đó trong
luận văn các giải pháp để nâng cao hiệu quả quảng cáo trên các phương
tiện đã được đưa ra như cải tiến thời điểm, hình thức đi tư vấn tuyển sinh
trực tiếp tại các trường THPT, thời điểm thông báo tuyển sinh đến các đối
tượng hiện đang là sinh viên trong trường, làm mới website...
Về các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo thông qua việc
chuẩn hoá các yếu tố hữu hình: Hoàn thiện cơ sở vật chất, gấp rút việc hoàn
thiện việc xât dựng giảng đường, biên soạn và bổ sung thêm tài liêu học
tập, thay máy khâu đã cũ kỹ - lạc hậu...
Để hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ đào tạo, các giải pháp cho

quá trình trước, trong và sau cung ứng dịch vụ cũng được đưa ra. Theo đó
việc phân tích nhu cầu của người học, nhu cầu của doanh nghiệp là rất cần
thiết nhưng chưa được thực hiện và giải pháp cứ khoảng 5 năm trường nên
có các cuộc điều tra về vấn đền này được đưa ra dựa trên thời gian đào tạo
của đối tượng này. Hiện nay quy trình học lại rất rắc rối và gây rất nhiều
khó khăn cho người học, quy trình học lại mới được đưa ra đã giải quyết
được những vướng mắc khó khăn đang gặp phải đồng thời thuận tiện cho
khâu quản lý cũng như cho người học. Quá trình thực hiện đến đâu và kết
quả thực hiện như thế nào cần phải được đánh giá tuy nhiên ở trường CĐ
CNDMTTHN dường như chưa được thực hiện do đó cứ sau khoảng 6


10

tháng sau khi nhận bằng, nhà trường kết hợp với doanh nghiệp để đánh giá
thái độ, tác phòng, kiến thức kỹ năng của người học để kịp thời điều chỉnh
chương trình cho phù hợp, thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và thực tế.



×