Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp tài chính nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.01 KB, 15 trang )

i

LỜI NÓI ĐẦU
Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh miền núi, trung du phía Tây và Nam giáp với các
tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, nên đặc điểm địa hình Phú Thọ chia làm 2 tiểu
vùng: Tiểu vùng miền núi gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, còn lại
thuộc tiểu vùng trung du đồng bằng.
Ngay từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã sớm nhận thức
yêu cầu xóa đói giảm nghèo và xác định đây là vấn đề cần thiết đặt ra cho tỉnh trong
tiến trình hội nhập và phát triển. Tỷ lệ nghèo đói của tỉnh đã giảm qua các năm song
tốc độ giảm còn chậm so với khu vực và cả nước. Trong những năm qua, tỉnh đã
chú trọng thực hiện kết hợp nhiều giải pháp để thực hiện các mục tiêu XĐGN.
Trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu XĐGN thì yêu cầu sử dụng có
hiệu quả các giải pháp tài chính góp phần quan trọng và then chốt vào công cuộc
XĐGN của tỉnh Phú Thọ, bởi giải pháp tài chính nhằm một mặt vừa khuyến khích,
thúc đẩy những vùng, những doanh nghiệp, những cá nhân có điều kiện giàu lên
trước; mặt khác thông qua các công cụ như thuế, chi ngân sách, trợ cấp…từng bước
giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa các huyện, các xã trong tỉnh.
Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp tài chính còn bộc lộ nhiều hạn chế và
vẫn chưa phát huy đầy đủ tác dụng trong công cuộc XĐGN của tỉnh Phú Thọ.
Xuất phát từ căn cứ thực tiễn trên, việc lựa chọn đề tài: "Giải pháp tài chính
nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ đến năm 2010" là
cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


ii
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng nghèo đói của tỉnh Phú Thọ trong
thời gian từ năm 2001 đến 2007 và phân tích thực trạng sử dụng các giải pháp tài
chính vào thực hiện mục tiêu XĐGN của tỉnh trong thời gian qua.


Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu về đói nghèo ở góc độ đối với một địa
phương nên luận văn tập trung vào nghiên cứu tất cả các tác động tài chính có ý
nghĩa:
+ Giúp người nghèo có cơ hội phát triển nâng cao năng lực để tự vươn lên
thoát nghèo trong đó tạo công ăn việc làm là một trong những con đường chính.
+ Góp phần hỗ trợ, giảm bớt gánh nặng cho người nghèo thông qua các
chương trình hỗ trợ, bảo hiểm và phát triển các chương trình an sinh xã hội…
Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương.
Chương 1: Sự cần thiết tăng cường giải pháp tài chính nhằm thực hiện các
mục tiêu xóa đói giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng thực hiện các giải pháp tài chính trong việc XĐGN ở
tỉnh Phú Thọ thời gian qua
Chương 3: Hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các giải pháp tài
chính trong việc thực hiện mục tiêu XĐGN đến năm 2010 của tỉnh Phú Thọ


iii
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THỰC
HIỆN CÁC MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về nghèo đói
1.1.3. Tiêu chuẩn nghèo đói của Việt Nam
1.1.4. Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xóa đói giảm nghèo
1.2. NỘI DUNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Giải pháp tài chính: Là hệ thống các giải pháp trên cơ sở sử dụng các công
cụ tài chính nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, phát triển

sản xuất, chủ động vượt lên khỏi đói nghèo một cách bền vững.
Các chính sách được sử dụng gồm: Đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế và trợ
giúp cho người nghèo, các vấn đề liên quan đến phân phối thu nhập…

Sơ đồ 1.1: Cấp độ tác động của các giải pháp tài chính
1.3. Ý NGHĨA CỦA GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
- Giải pháp tài chính góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo
giữa các huyện, thành thị, các tầng lớp dân cư thông qua điều chỉnh các chính sách


iv
tài chính như: chính sách phân phối, chính sách thuế, chính sách chi chuyển giao tài
chính và chính sách đầu tư của địa phương.
- Giải pháp tài chính góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho
người lao động.
- Giải pháp tài chính đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Giải pháp tài chính thúc đẩy mở cửa hội nhập góp phần đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo gồm hai nhóm giải pháp lớn
là chính sách thu hút FDI và chính sách thu hút ODA.
1.4. SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
- Xuất phát từ tính hiệu quả cao của các giải pháp tài chính trong việc giảm
đáng kể tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam trong thời gian qua.
- Các giải pháp này vẫn chưa được thực hiện thật đầy đủ.
- Các chính sách tài chính vẫn chưa được triển khai một cách đồng bộ.
- Việc thực hiện các giải pháp chưa thực sự phát huy đúng hiệu quả, các
nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, còn hạn chế trong việc huy động các nguồn lực tài
chính và việc sử dụng các nguồn lực vẫn chưa đúng đối tượng.
Qua đây có thể thấy việc tiếp tục hoàn thiện các giải pháp tài chính trong

thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo là vô cùng cần thiết.
1.5. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA TRUNG
QUỐC


v
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH TRONG VIỆC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN QUA

2.1. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY ĐÓI NGHÈO Ở PHÚ THỌ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống của tỉnh Phú Thọ chi
phối quá trình xóa đói giảm nghèo
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.2. Sự phát triển kinh tế
2.1.1.3. Đặc điểm về xã hội, dân số, lao động, dân tộc và truyền thống
2.1.2. Thực trạng đói nghèo và công tác XĐGN ở tỉnh Phú Thọ
- Đói nghèo ở Phú Thọ tập trung cao ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị khá cách xa nhau.
- Đói nghèo ở nông thôn Phú Thọ tập trung ở nhóm hộ thuần nông.
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH TRONG VIỆC
THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN
2000 – 2007
2.2.1. Chính sách đầu tư
2.2.1.1. Chính sách kêu gọi đầu tư
Ngày 8/11/2007, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối
hợp với Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam (VNCI) đã công bố chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2007.
Theo kết quả công bố thì Phú Thọ đứng thứ 32 trong tổng số 64 tỉnh thành
của cả nước, được đánh giá là tỉnh có môi trường kinh doanh thuộc nhóm khá.

Tuy nhiên, Phú Thọ đã tụt 8 bậc so với vị trí 24/64 của tỉnh năm 2006 và vị
trí này không cách xa so với vị trí 35/64 của tỉnh Tây Ninh – vị trí đầu tiên của
nhóm xếp hạng chỉ số PCI trung bình. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh,
năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ chưa cao và chưa thực sự ổn định.


vi
2.2.1.2. Tình hình thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư:
* Vốn đầu tư qua ngân sách của tỉnh
* Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
* Kết quả thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
* Vốn đầu tư của dân cư, tư nhân
Với nguồn vốn huy động được, trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã rất
chú trọng đến điều chỉnh chính sách và cơ cấu đầu tư nhằm mục tiêu thu hẹp
khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư, góp phần không
nhỏ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Trong đó hướng tới hai trọng tâm lớn là tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và giải quyết việc làm cho người nghèo.
a. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
b. Hướng tới giải quyết việc làm cho người nghèo
Tạo việc làm là vấn đề sống còn trong XĐGN vì người nghèo không có tài
sản đáng kể nên thu nhập từ lao động là nguồn thu quan trọng nhất.
Do đó, giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu then chốt nhằm xoá
đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ.
- Thông qua chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế
- Thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế
2.2.2. Chính sách tín dụng
2.2.2.1. Tín dụng vĩ mô
Để khuyến khích phát triển sản xuất, tỉnh Phú Thọ đã áp dụng chính sách trợ
cấp và ưu đãi tín dụng cho người nông dân. Hình thức chính là thông qua Ngân

hàng chính sách xã hội với các chương trình cho vay:
- Chương trình cho vay hộ nghèo
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm
- Chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn


vii
- Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn.
2.2.2.2. Tín dụng vi mô
* Xem xét mô hình Quỹ tín dụng Phụ nữ xã Yến Mao
* Quỹ tín dụng phụ nữ xã Thạch Kiệt – Huyện Thanh Sơn
Rõ ràng, chính sách tín dụng vĩ mô và vi mô đã đóng góp tích cực vào công
tác XĐGN của tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên việc tiếp cận với vốn tín dụng và khả năng
sử dụng có hiệu quả của người nghèo đối với nguồn vốn này vẫn còn một số tồn tại:
* Trở ngại về thể chế và chính sách tín dụng:
* Những hạn chế từ phía NHCSXH:
* Hạn chế, trở ngại từ bản thân người nghèo
2.2.3. Chính sách thuế
Trước khi địa phương có thể chi tiêu bất cứ nguồn lực nào cho các chính
sách vì người nghèo thì các nguồn lực này phải được huy động qua nguồn thu ngân
sách từ thuế.
Đảm bảo thu ngân sách ổn định cho địa phương là một trong những ưu tiên
hàng đầu của chương trình cải cách chính sách thuế hiện nay của tỉnh Phú Thọ.
Thuế và phí làm tăng doanh thu cho địa phương và qua đó góp phần phân
phối lại nguồn lực giữa các hộ gia đình.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác thuế và chính sách thu chi ngân
sách của tỉnh Phú Thọ còn nổi lên một số tồn tại:
- Chính sách thuế của tỉnh đã từng bước được hoàn thiện, xong một số văn

bản còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa thống nhất giữa các văn bản hướng dẫn.
- Công tác quản lý và thu hồi nợ thuế chưa tổ chức, theo dõi sát sao, chưa xác
định đúng nguyên nhân nợ đọng dẫn đến khả năng thu hồi nợ chưa cao. Điều này làm
thất thoát lớn nguồn thu thuế của tỉnh và gây lãng phí nguồn lực trên địa bàn.
- Tỷ lệ bố trí vốn thanh toán thấp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu tiến độ thực
hiện các dự án theo kế hoạch.


viii
- Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ ngân sách vẫn còn bộc lộ tồn tại
chủ yếu do một số chế độ, chính sách quy định chưa đồng bộ hoặc đã lạc hậu không
còn phù hợp như các quy định về định mức chi tiêu, chế độ thu và sử dụng học phí,
viện phí,…
- Cơ chế và bộ máy thu thuế chưa đáp ứng được các yêu cầu của cơ chế mới.
+ Quy trình, thủ tục thu thuế không rõ ràng, cụ thể, thiếu tính đồng bộ, gây
không ít phiền hà cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, tạo kẽ
hở cho các hành vi tiêu cực.
+ Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thuế nhìn chung yếu về cả kiến thức
chung lẫn nghiệp vụ chuyên môn.
2.2.4. Chính sách bảo hiểm
2.2.4.1. Bảo hiểm nông nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm người nông dân nuôi trồng manh mún, nhỏ lẻ, khó
kiểm soát nên hiện tại ở tỉnh Phú Thọ loại hình bảo hiểm này không được cung cấp.
2.2.4.2. Bảo hiểm y tế cho người nghèo
- Về cơ bản tỉnh Phú Thọ đã đảm bảo cấp 100% thẻ BHYT cho người nghèo.
- Thông qua chính sách BHYT cho người nghèo, người có công được chăm
sóc sức khỏe tốt hơn, có điều kiện lao động sản xuất không những vươn lên thoát
nghèo mà còn làm giàu cho gia đình và xã hội. Khoảng cách giàu nghèo giữa các
vùng, các tầng lớp dân cư trong tỉnh được rút ngắn.
Tuy nhiên việc người nghèo sử dụng thẻ BHYT ở tỉnh Phú Thọ vẫn chưa

thuận lợi trong việc tiếp cận dịch vụ khi ốm đau, bệnh tật.
- Việc đổi thẻ, cấp thẻ chưa kịp thời, quá chậm, còn nhiều tiêu cực. Hơn nữa
còn có nhiều thẻ được cấp không đúng tên tuổi, ngày tháng năm sinh gây khó khăn
cho người nghèo khi sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh.
- Quy trình thủ tục để được hưởng miễn giảm BHYT khi khám chữa bệnh
còn nhiều rắc rối.
- Quỹ khám chữa bệnh của người nghèo hoạt động chưa hiệu quả. Năm nào
cũng còn dư khoảng 10-20%.


ix
2.2.5. Chính sách hỗ trợ khác
2.2.5.1. Dự án định canh định cư (ĐCĐC)
2.2.5.2. Dự án ổn định dân di cư và kinh tế mới
2.2.5.3. Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông –
khuyến lâm – khuyến ngư
2.2.5.4. Dự án đầu tư xây dựng CSHT các xã nghèo ngoài Chương trình 135
2.2.5.5. Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề (khuyến nông)
2.2.5.6. Dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ
2.2.5.8. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt
2.2.5.9. Chính sách trợ giúp pháp lý
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích thực trạng XĐGN và hiệu quả sử dụng các giải pháp tài chính
vào mục tiêu XĐGN của tỉnh có thể thấy công tác XĐGN của tỉnh Phú Thọ thời
gian qua đã có những thành tựu đáng kể, tỷ lệ đói nghèo giảm dần qua các năm,
từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các giải pháp tài chính vào thực hiện
mục tiêu XĐGN còn bộc lộ nhiều hạn chế:
- Chính sách đầu tư chưa thực sự hiệu quả.
- Chính sách tín dụng đã cung cấp phần nào vốn tín dụng cho người nghèo

nhưng vẫn còn rất nhiều người nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn này.
- Chính sách bảo hiểm: các loại hình bảo hiểm cần thiết cho người nghèo
chưa được cung cấp một cách đầy đủ, loại hình bảo hiểm y tế cho người nghèo còn
bộc lộ nhiều hạn chế đặc biệt trong việc người nghèo sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để
khám chữa bệnh.
- Chính sách thuế còn nhiều hạn chế gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách
tỉnh dẫn đến thất thoát nguồn vốn đầu tư cho các mục tiêu XĐGN của tỉnh.
- Các chính sách trợ cấp đã được tỉnh triển khai nhiều nhưng nhiều chính
sách chưa phát huy hết hiệu quả.


x
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP
TÀI CHÍNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO ĐẾN NĂM 2010 CỦA TỈNH PHÚ THỌ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỈNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO
3.1.1. Phương hướng
3.1.2. Mục tiêu
3.2. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP TÀI
CHÍNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
THỜI GIAN TỚI CỦA TỈNH PHÚ THỌ
3.2.1. Quan điểm sử dụng các giải pháp tài chính
Quan điểm chung:
- Giảm số người nghèo đói cả về mặt tuyệt đối lẫn số tương đối, thay đổi
diện mạo của các vùng nghèo đói một cách căn bản.
- Cải thiện điều kiện sinh hoạt của các vùng khó khăn, nâng tỷ lệ vùng có
điện, đường, trạm bưu điện, đường điện thoại của các vùng khó khăn.
Quan điểm cụ thể:

1- Vốn đầu tư từ NS cho xoá đói giảm nghèo cần đảm bảo tăng ổn định.
2- Tăng cường đi sâu giám sát, luật hoá việc sử dụng vốn ngân sách dùng
cho xoá đói giảm nghèo.
3- Coi việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo là trọng
tâm, đi sâu nghiên cứu đổi mới cơ chế sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo.
- Tiếp tục tăng đầu tư cho các vùng khó khăn
- Khoanh vùng các đối tượng cần hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, điều chỉnh một
các hợp lý cơ cấu sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo từ ngân sách.
3.2.2. Giải pháp thực hiện chính sách đầu tư
3.2.2.1. Thúc đẩy việc huy động các nguồn vốn


xi
* Xây dựng và bảo đảm khung pháp lý thuận lợi, minh bạch cho phát triển
kinh tế địa phương
* Bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế
* Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, có trật tự, kỷ cương
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư
- Đánh giá lại hiệu quả đầu tư, đặc biệt là hiệu quả đầu tư của các dự án xoá
đói giảm nghèo.
- Trong chính sách đầu tư, các nguồn lực đầu tư xã hội, đầu tư FDI nên tập
trung vào những vùng kinh tế động lực còn các vùng nghèo, vùng sâu vùng xa,
đồng bào thiểu số thì tập trung đầu tư bằng nguồn vốn ODA.
- Tăng cường hơn nữa cho đầu tư XD cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn,
đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở trọng điểm như: đường điện, các công
trình thuỷ lợi, thuỷ điện và nhiệt điện, các tuyến giao thông trọng yếu.
- Đầu tư đẩy mạnh điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, phát huy những ngành
nghề có lợi thế so sánh của vùng như khai thác khoáng sản, năng lượng, cơ khí, du
lịch, các ngành nông nghiệp đặc thù và công nghiệp chế biến thuốc truyền
thống.v.v. nhằm giải quyết việc làm cải thiện đời sống cho người dân.

-Hỗ trợ sự nghiệp giáo dục y tế, phối hợp giữa tăng trưởng với sự ổn định
của xã hội.
- Cần chú trọng đến việc khai thác các nguồn vốn mang tính ổn định và dài
hạn của tỉnh thông qua các biện pháp như tiếp tục duy trì đầu tư từ ngân sách;
3.2.3. Giải pháp thực hiện chính sách tín dụng
3.2.3.1. Đối với nguồn tín dụng vĩ mô
Đề nghị với ngân hàng Chính sách xã hội:
- Đề nghị trung ương bổ sung vốn.
- Cho mở rộng thêm một số chương trình dự án đầu tư như: Cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ, cho vay trồng rừng…như ở một số địa phương khác.
- Đề nghị chỉnh sửa bổ sung cơ chế nghiệp vụ, quy trình thủ tục cho vay,
biện pháp quản lý để bảo toàn vốn.


xii
Đề nghị với tỉnh:
- Chỉ đạo ban xoá đói giảm nghèo các cấp điều tra bổ sung hộ nghèo theo
chuẩn nghèo nhà nước quy định vào danh sách hàng năm để Ngân hàng Chính sách
xã hội làm cơ sở cho vay.
- Chỉ đạo lồng ghép các chương trình giảm nghèo ở địa phương để phát huy
hiệu quả đồng vốn, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
3.2.3.2. Đối với nguồn tín dụng vi mô
- Việc khởi xướng chương trình tín dụng vi mô cần bắt đầu bằng các hoạt
động thay đổi nhận thức và mong đợi của cộng đồng thông qua các cuộc tọa đàm,
nói chuyện phổ biến kinh nghiệm hoặc tham quan.
- Khi chú ý tới tình hình lạm phát cao hiện tại làm giá trị đồng tiền giảm
mạnh, việc xây dựng các quỹ quay vòng kiểu phường hội với các khoản góp bằng
hiện vật sẽ giúp giải quyết tốt vấn đề trượt giá.
- Các nguồn lực tài chính chính thức và phi chính thức phân tán cả trong hộ
không nghèo ở mức độ lớn. Vì vậy, trong các chương trình tín dụng mới, việc làm

rõ đối tượng phục vụ là rất cần thiết để hiệu quả đầu tư giảm nghèo cao hơn bằng
cách không làm nguồn lực phân tán sang các nhóm đối tượng không nghèo.
- Nên nhân rộng các mô hình tín dụng vi mô đã phát huy hiệu quả ở các tỉnh
khác. Chẳng hạn, Quỹ vì tương lai xanh ở Quảng Bình.
- Hướng người nghèo đang sử dụng dịch vụ tài chính phi chính thức như hụi,
họ, cho vay nặng lãi…với rủi ro và lãi suất cao sang sử dụng các dịch vụ tín dụng
của nhóm chính thức và bán chính thức an toàn và hiệu quả hơn.
3.2.4. Giải pháp thực hiện chính sách thuế và phí
- Đơn giản hóa hệ thống thuế, tạo ra sự rõ ràng, minh bạch.
- Khắc phục sự ưu đãi thuế tràn lan, mang tính phong trào, vừa kém hiệu
quả, vừa là nguồn gốc của nhiều tiêu cực.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu đối với tất cả các khoản thu,
sắc thuế, từng địa bàn, từng đối tượng nộp thuế.


xiii
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, chính quyền các cấp, các
ngành hữu quan, quản lý chặt chẽ nguồn thu trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Tăng
cường ủy nhiệm thu đối với các xã, phường phù hợp với luật ngân sách đã được bổ
sung, sửa đổi.
- Cải tiến cơ chế và bộ máy thu thuế.
3.2.5. Giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm
3.2.5.1. Cần thực hiện bảo hiểm nông nghiệp
Ba sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp có thể xem xét ở đây là:
- Phương án thứ 1: Gắn chỉ số cho mực nước ở vùng thượng nguồn và cung
cấp bồi thường thiệt hại trực tiếp cho tổ chức cho vay nông thôn ở địa phương, tức
là ngân hàng NN & PTNT.
- Phương án thứ 2: Cung cấp bồi thường cho mỗi hộ gia đình nông dân.
Trong trường hợp này, các chi phí đánh giá thiệt hại có thể kiểm soát được bằng
cách phân loại các thửa ruộng ra thành những khu vực rủi ro bị lũ và sử dụng công

nghệ vệ tinh viễn thám để đo mực nước.
- Phương án thứ 3: Chuyển tiền trực tiếp cho nông dân dựa trên việc lập bản
đồ rủi ro lũ lụt thay vì điều chỉnh mức bồi thường dựa trên mức lũ lụt thực tế.
3.2.5.2. Nâng cao chất lượng loại hình bảo hiểm y tế cho người nghèo
- Mở rộng diện bao phủ của BHYT đối với người nghèo
- Tăng mức hỗ trợ từ BHYT cho người nghèo
- Thực hiện BHYT cộng đồng
- Giải pháp giảm bớt bất cập cho người nghèo khi đi khám chữa bệnh bằng
thẻ BHYT
3.2.5.3. Thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
Tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 6 triệu lao động hiện đang làm việc trong các
ngành kinh tế trong đó có khoảng hơn 80 nghìn người đang làm việc trong các
doanh nghiệp. Trước cơn bão suy thoái kinh tế nhiều doanh nghiệp đã buộc phải
thực hiện cắt giảm nhân lực khiến nhiều người lao động rơi vào tính trạng thất
nghiệp và người lao động có thể rơi vào tình trạng nghèo đói.


xiv
Do đó thời gian tới việc loại hình bảo hiểm này khi đi vào thực hiện được kỳ
vọng sẽ hỗ trợ phần nào cho người lao động, giảm nguy cơ lâm vào nhóm đói nghèo
của tỉnh.
3.2.6. Giải pháp phối hợp nhằm thực hiện các giải pháp tài chính trong thực
hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo
3.2.6.1. Tổ chức thực hiện
3.2.6.2. Tăng cường năng lực
3.2.6.3. Tăng cường trao đổi, phổ biến thông tin về chính sách
3.2.6.4. Tăng cường công tác thống kê phục vụ xóa đói giảm nghèo


xv


KẾT LUẬN
Phú Thọ đặt mục tiêu phấn đấu là một trong những tỉnh phát triển thuộc
nhóm hàng đầu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, sau các thành phố trực thuộc
Trung ương của cả nước. Đến năm 2010 thoát ra khỏi tỉnh nghèo và năm 2020 cơ
bản đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp. Điều này có nghĩa là trong thời gian
tới tỉnh phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xóa đói giảm nghèo và chìa khóa để
thành công là việc thực hiện tốt hơn nữa các giải pháp tài chính.
So với các nhóm giải pháp khác thì giải pháp tài chính tỏ ra có nhiều hiệu
quả trong việc cung cấp các công cụ tác động một cách trực diện nhất tới người
nghèo. Đây cũng là nhóm giải pháp khi được triển khai thực hiện đã đóng góp một
phần đáng kể trong việc giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, tạo thêm công ăn việc làm và thu
nhập cho người nghèo, hỗ trợ một cách tích cực cho người nghèo khi rơi vào tình
cảnh khó khăn.
Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện giải pháp tài chính trong việc thực hiện
mục tiêu XĐGN của tỉnh tôi thấy tỉnh Phú Thọ đã nhận thức được tầm quan trọng
của giải pháp này tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn
chế và khuyết tật, đây cũng chính là cơ sở để tôi đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện việc sử dụng các công cụ tài chính vào công tác XĐGN của tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới.
Việc sử dụng các giải pháp tài chính trong thời gian tới cần hướng tới tạo lập
việc làm cho người nghèo, phát triển kinh tế địa phương để nâng cao mức sống cho
người nghèo và hạn chế tình trạng di dân, hướng tới cung cấp các dịch vụ y tế có
chất lượng tốt hơn và giá cả hợp lý hơn.
XĐGN là một nhiệm vụ khó khăn và lâu dài, nó đòi hỏi sự tham gia của mọi
người dân, các thành phần kinh tế, tất cả các ngành các cấp. Với kết quả nghiên cứu
của mình, tôi hy vọng sẽ đóng góp thêm một số giải pháp cho các nhà hoạch định
chính sách, các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách cụ thể cho công cuộc
XĐGN của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.




×