Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định
“xây dựng kế hoạch 5 năm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế
hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội”. Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hoá
các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn
của đất nước. Nó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng
cao phúc lợi xã hội trong thời kì 5 năm và xác định các cân đối, các chính
sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển của khu vực
kinh tế Nhà nước và khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010 có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa để đến năm 2020 đưa nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Một trong những bộ phận cấu thành của kế hoạch 5 năm là kế
hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yếu tố
tác động trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển. Cơ cấu kinh tế
hợp lý, hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng sẽ cho phép phát huy lợi thế so sánh và cơ hội
quốc tế, dẫn đến tăng trưởng cao, hiệu quả và bền vững. Dạng quan trọng
nhất của nó là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Do đó, kế hoạch chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế cần phải hết sức được quan tâm.
Chính vì lý do đó em đã chọn đề tài: “Kế hoạch chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu
kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2006-2010”
cho đề án môn học của mình.
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên bài viết không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
2
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : Những lý luận chung về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế.
I. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1 Cơ cấu kinh tế:
a. Khái niệm:
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành một
tổng thể kinh tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác
động qua lại cả về số lượng và chất lượng, các quan hệ tỷ lệ được hình
thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, chúng luôn vận
động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
b. Phân loại:
Dưới các giác độ khác nhau, cơ cấu kinh tế được phân thành nhiều
loại:
- Cơ cấu ngành – xét dưới góc độ phân công lao động sản xuất.
- Cơ cấu vùng – xét dưới giác độ hoạt động kinh tế - xã hội theo lãnh
thổ.
- Cơ cấu thành phần kinh tế - xét hoạt động kinh tế theo quan hệ sở
hữu.
- Cơ cấu đối ngoại – xét trình độ mở cửa và hội nhập của nền kinh
tế.
- Cơ cấu tích luỹ - xét tiềm năng để phát triển kinh tế.
1.2 Cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương
quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc
dân. Mối quan hệ này bao hàm cả về số lượng và chất lượng chúng
thường xuyên biến động và hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
3
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và phân công lao động xã hội của một quốc gia.
1.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu ngành
kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường
phát triển, đảm bảo một mối quan hệ hợp lý cả về lượng và chất giữa các
ngành. Chuyển dịch cơ cấu ngành tạo ra sự thay đổi trong các yếu tố cấu
thành nên cơ cấu ngành kinh tế và kết quả cuối cùng là cơ cấu ngành
được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác theo xu hướng hoàn thiện
và hiện đại hơn.
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu ngành kinh tế có thể xét thấy trên nhiều góc độ. Với việc
xem xét các yếu tố đầu vào là cơ cấu lao động, cơ cấu kỹ thuật. Thông
thường cơ cấu đầu ra tính theo giá trị sản xuất được sử dụng để phản ánh
cơ cấu ngành. Sự chuyển dịch này mang tính quy luật, đó là khi thu nhập
đầu người tăng lên thì tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm sẽ giảm
xuống, còn tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Khi đạt đến trình
độ nhất định, tỷ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỷ trọng của công
nghiệp.
Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là sản phẩm thiết yếu,
hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền và việc cung cấp dịch vụ
là hàng tiêu dùng cao cấp. Thực tế phát triển của các nước đã chỉ ra xu
hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho sản phẩm thiết
yếu giảm đi, cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù hợp với tốc độ tăng thu
nhập còn chi tiêu cho hàng tiêu dùng cao cấp có tốc độ tăng nhanh hơn.
Trong quá trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy móc và
các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao
động. Kết quả là để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội sẽ không
cần đến lực lượng lao động như cũ, có nghĩa là tỷ lao động trong nông
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
4
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, tỷ lệ lao động được thu hút vào công nghiệp
và dịch vụ ngày càng tăng do tính co giãn về nhu cầu sản phẩm của hai
khu vực và khả năng hạn chế hơn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để
thay thế lao động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ.
Tóm lại, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là:
- Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
- Tốc độ tăng của dịch vụ có xu hướng ngày càng nhanh hơn so với
tốc độ tăng của công nghiệp, nông nghiệp.
- Tăng tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế “mở”. Cơ cấu “mở” bao gồm các ngành
có dấu hiệu lợi thế.
II. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1. Khái niệm:
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một bộ phận trong
hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; nó đặt ra các mục tiêu về
trình độ phát triển của nền kinh tế, xác định các mục tiêu cần đạt được về
cơ cấu ngành kinh tế và đưa ra các giải pháp chính sách cần thiết nhằm
thực hiện các mục tiêu đó trong thời kỳ kế hoạch.
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là kế hoạch mục tiêu:
Mục tiêu phát triển của một quốc gia bao gồm ba mục tiêu chính là
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội.
Trong đó mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện sự thay đổi bản
chất của nền kinh tế. Vì vậy kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
mang tính mục tiêu.
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm thực hiện các
mục tiêu đặt ra trong kế hoạch tăng trưởng. Nó bao hàm mục tiêu về
chuyển dịch cơ cấu ngành như qui mô, tỷ trọng nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ trong GDP.
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
5
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2. Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Mặc dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là mang tính quy luật,
nhưng trong thực tế không có một mô hình chuyển dịch chung cho các
nước. Trong công tác kế hoạch những vấn đề cần phải đặt ra như cần ưu
tiên cho nông nghiệp đến mức độ nào so với công nghiệp trong thời kỳ
đầu phát triển, các mối liên kết kinh tế thế nào qua từng thời kỳ. Do đó,
nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là:
- Nắm bắt phân tích các dấu hiệu có liên quan đến chuyển dịch cơ
cấu ngành.
- Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Xác định nhu cầu các yếu tố nguồn lực có liên quan đến chuyển
dịch cơ cấu ngành.
- Đề xuất các chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành.
3. Nội dung của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
3.1. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thời kỳ gốc:
Tiến hành đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thời kỳ
gốc, phân tích các yếu tố tác động đến thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế từ đó tìm ra các mặt được và chưa được, nguyên nhân
của những mặt còn hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thực
hiện kỳ kế hoạch.
3.2. Xác định các chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kỳ kế hoạch:
Để xác định các chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kỳ kế hoạch ta
có thể sử dụng hai phương pháp là mô hình cân đối I/O và phương pháp
hồi quy tuyến tính. Trong khuôn khổ đề án này chỉ nghiên cứu
phương pháp hồi quy tuyến tính:
- Căn cứ vào xu thế biến động về tỷ trọng GO, GDP từng ngành:
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
6
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Thống kê số liệu tỷ trọng 2 ngành công nghiệp và nông nghiệp
trong GDP qua nhiều năm.
Theo phương pháp hồi quy tuyến tính: y = a.x + b
Xác định tỷ trọng công, nông nghiệp trong GDP kỳ KH:
Tỷ trọng CN kỳ KH = Tỷ trọng CN kỳ gốc.(1+tốc độ tăng TB)
Tỷ trọng NN kỳ KH = Tỷ trọng CN kỳ gốc.(1+tốc độ giảm TB)
Xác định tỷ trọng dịch vụ trong GDP kỳ KH.
Tỷ trọng DV kỳ KH = 100% - Tỷ trọng CN&NN kỳ KH.
- Căn cứ xu thế biến động về tăng trưởng GDP, GO từng ngành:
Thống kê số liệu về GDP, GO.
Hồi quy tuyến tính ra tốc độ tăng trưởng GDP, GO 2 ngành công
nghiêp, nông nghiệp kỳ KH.
Xác định GDP 2 ngành công nghiệp và nông nghiệp kỳ KH.
Căn cứ vào kế hoạch tăng trưởng kinh tế tìm được GDP của toàn
nền kinh tế kỳ KH.
Xác định GDP ngành dịch vụ kỳ KH:
GDP(DV) kỳ KH = GDP – GDP(CN&NN) kỳ KH.
Xây dựng cơ cấu ngành kỳ KH.
3.3. Xác định nhu cầu nguồn lực để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu ngành kỳ kế hoạch: vốn, lao động, kỹ thuật …
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế:
Trong thực tế có rất nhiều các nhân tố khách quan và chủ quan tác
động đến thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành:
4.1. Nhân tố khách quan:
a. Điều kiện tự nhiên:
Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên như: dự trữ tài nguyên, khoáng
sản, nguồn nước, đất đai, nguồn năng lượng, khí hậu, địa hình…tác động
đến việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế mang tính trực tiếp. Thiên nhiên
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
7
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
vừa là điều kiện chung của sản xuất xã hội, vừa là tư liệu sản xuất, tư liệu
tiêu dùng. Trong điều kiện tiến bộ công nghệ như hiện nay việc đánh giá
vai trò của điều kiện tự nhiên cần tránh: hoặc quá lệ thuộc vào điều kiện
tư nhiên hoặc quá xem nhẹ vai trò của nó. Cả hai khuynh hướng trên đều
không đúng đắn. Dưới sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, tài
nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển.
Nếu xem nhẹ vai trò của nó sẽ không khai thác đầy đủ lợi thế so sánh để
thúc đẩy phát triển kinh tế hoặc khai thác tài nguên một cách lãng phí,
phá hoại môi trường phát triển kinh tế lâu dài.
b. Khoa học kỹ thuật:
Tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy ngành mới ra đời. Tiến bộ kỹ thuật làm
nâng cao năng suất lao động, tác động đến cơ cấu lao động và nâng cao
sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm, thúc đẩy việc hợp lý hoá cơ cấu
ngành. Tiến bộ khoa học công nghệ cũng làm thay đổi vai trò của nguyên
liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm, đòi hỏi phải có quan điểm mới
trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
c. Các yếu tố kinh tế - xã hội bên trong đất nước:
Nhu cầu thị trường, dân số, nguồn lao động, trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, trình độ quản lý, vốn, cơ cấu đầu tư…
Cơ cấu đầu tư là tỷ lệ phân phối vốn đầu tư vào các ngành khác
mhau. Do đó, có thể nói cơ cấu đầu tư là yếu tố quyết định đối với cơ cấu
ngành.
d. Các yếu tố bên ngoài:
Các yếu tố bên ngoài như: quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác và
phân công lao động quốc tế. Do có sự khác nhau về điều kiện sản xuất ở
các nước, đòi hỏi phải có trao đổi kết quả lao động với bên ngoài ở những
mức độ phạm vi khác nhau. Trong trao đổi quốc tế mỗi nước đều phát
huy lợi thế so sánh của mình trên cơ sở chuyên môn hoá vào các ngành,
lĩnh vực có chi phí tương đối thấp. Chính chuyên môn hoá đã thức đẩy
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
8
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
quá trình phân công lao động xã hội phát triển và kết quả là làm biến đổi
cơ cấu ngành kinh tế.
Trong điều kiện quốc tế hoá kinh tế như hiện nay, cơ cấu ngành
kinh tế của một nước còn chịu tác động của cơ cấu kinh tế của các nước
trong khu vực, đó là sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo kiểu làn sóng.
4.2. Nhân tố chủ quan:
Các nhân tố chủ quan như đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước, cơ chế quản lý, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng
thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế.
Tóm lại, các nhân tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch chuyển
dịch cơ cấu ngành hợp thành một hệ thống rất phức tạp, tác động ở nhiều
chiều và mức độ khác nhau. Do đó cần có quan điểm hệ thống, toàn diện
và cụ thể khi thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành.
CHƯƠNG II: Đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010.
I. Những mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2006-2010 .
1. Quan điểm cơ bản chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Để phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp vào
năm 2020, trong thời gian tới, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp
trong GDP. Để đảm bảo thực hện được mục tiêu này, những quan điểm
cơ bản cần chú ý là:
Chuyển dịch cơ cấu ngành phải gắn với tiến trình hội nhập kinh tế
của đất nước. Các mốc quan trọng cho việc mở cửa kinh tế và tự do hoá
thương mại của Việt Nam và bước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là
vào năm 2006, 2010 và 2020. Các mốc này cũng phù hợp với kế hoạch
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
9
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
năm năm và chiến lược đến năm 2010 và mục tiêu đưa đất nước trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020.
Chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên hiệu quả và lợi ích của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để điều chỉnh cơ cấu ngành phù hợp với xu
thế hội nhập sẽ có những ngành, những doanh nghiệp nâng cao được khả
năng cạnh tranh, đứng vững được trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngược lại, cũng có những ngành, những doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc
chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Trong mọi trường hợp cần đặt lợi ích
cư tổng thể nền kinh tế lên trên lợi ích của từng ngành, từng địa phương
khi đưa ra các quyết định. Nhà nước cần giữ vai trò là người điều hoà các
nguồn lợi có được trong quá trình hội nhập để có những hỗ trợ cần thiết
cho các ngành, các doanh nghiệp phải điều chỉnh cơ cấu.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, trước mắt có ngành cần bảo
hộ. Nhưng việc bảo hộ cần phải bảo đảm nguyên tắc: Bảo hộ có thời hạn,
có điều kiện, có định hướng. Cần yêu cầu các ngân hàng, các doanh
nghiệp được bảo hộ phải có chương trình, biện pháp cụ thể từng bước
nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khi
không còn bảo hộ.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đòi hỏi phải tiến hành từng bước
với sự nỗ lực đồng bộ của các ngành, các cấp và cả người lao động trong
việc huy động sức người sức của và tổ chức thực hiện. Trước mắt cần
khẩn trương triển khai đưa vào nội dung của chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội, kế hoạch 5 năm và kế hiạch hằng năm. Hội nhập kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu cần được tiến hành theo các chương trình kế hoạch
với các bước đi vững chắc.
Chuyển dịch cơ cấu ngành cần kết hợp với cơ cấu thành phần và cơ
cấu vùng – lãnh thổ. Cơ cấu ngành kết hợp với cơ cấu thành phần thể
hịên ở việc sử dụng các chính sách, biện pháp động viên sự phát triển của
các thành phần kinh tế để thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
10
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
của đất nước. Cơ cấu ngành gắn với cơ cấu vùng lãnh thổ thông qua việc
xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm công nghiệp,
vừa tạo động lực cho phát triển kinh tế vừa tạo điều kiện để đô thị hoá
nông thôn. Cần chú ý phát triển công nghiệp trung ương đi đôi với phát
triển công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn theo hướng phát
huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương, thực hiện chuyển đổi cơ
cấu lao động tại chỗ.
2. Các chỉ tiêu định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn
2006-2010:
Kế hoạch 5 năm 2006-2010 đã đưa ra các chỉ tiêu định hướng
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2010 như sau:
a. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và của các ngành
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 7,5-8%, phấn đấu đạt trên 8%.
- Nông, lâm, thuỷ sản: 3-3,2%.
- Công nghiệp: 9,5-10,2%.
- Dịch vụ: 7,7-8,2%.
b. Tốc độ tăng giá trị sản xuất
- Nông, lâm, thuỷ sản: 4,5%.
- Công nghiệp: 15,2-15,5%.
- Dịch vụ: 8,3-8,7%.
c. Cơ cấu kinh tế theo GDP (đến cuối năm 2010). Trong đó:
- Nông, lâm, thuỷ sản: 15-16%.
- Công nghiệp và xây dựng: 43-44%.
- Dịch vụ: 40-41%.
d. Cơ cấu kinh tế theo lao động (đến cuối năm 2010). Trong đó:
- Nông, lâm, thuỷ sản: 50%.
- Công nghiệp và xây dựng: 23-24%.
- Dịch vụ: 26-27%.
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
11
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
e. Đầu tư cho lĩnh vực kinh tế chiếm khoảng 69.9% tổng đầu tư xã hội.
Trong đó:
- Nông, lâm, thuỷ sản: 13,5%.
- Công nghiệp và xây dựng: 44,5%.
- Giao thông, vận tải và bưu điện: 11,9%.
II. Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai
đoạn 2006-2008.
Sau hơn một nửa chặng đường thực hiện kế hoạch 5 năm chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế 2006-2010 ta nhận thấy cơ cấu ngành chuyển
dịch còn chậm, không ổn định, thực tế vẫn chưa đạt được các chỉ tiêu kế
hoạch đề ra. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP tuy giảm từ 20,4%(2006)
xuống còn 20%(2007) nhưng lại tăng lên đến 21.59%(2008). Tỷ trọng
công nghiệp trong GDP tăng dần 41,5%(2006) đến 41,8%(2007) nhưng
cũng giảm còn 39,86%(2008). Điều đó cho ta thấy sự mất ổn định trong
chuyển dịch cơ cấu ngành giai đoạn 2006-2008. Tuy vậy cơ cấu ngành
dịch vụ lại có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần từ
38,1%(2006), 38,2%(2007) và 38,55%(2008). Trong quá trình thực hiện
kế hoạch 5 năm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2006-2010, chúng ta có
thể rút ra một số thành tựu đạt được và các hạn chế còn tồn tại như sau:
1. Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch chuyển dich
cơ cấu ngành kinh tế 2006-2008:
Trong ba năm 2006-2008 thực hiện kế hoạch 5 năm chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế 2006-2010, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng chúng
ta đã thu được một số thành tựu quan trọng từng bước thực hiện mục tiêu
đã đề ra.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2006 2007
9 tháng
2008
Nguyễn Quỳnh Trang - Kế hoạch 47A
12