Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các Tỉnh miền núi phía Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua thực tiễn tại Tỉnh Xiêng Khoảng.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.72 KB, 14 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC KINH T QUC DN

Công trình được hoàn thành tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân





Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. lê tố hoa
2. TS. PHM TH THU H

feuangsy laofoung

Phản biện 1: PGS.TS. Lê Xuân Bá

HON THIN CHNH SCH XO ểI GIM NGHẩO

Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội

CC TNH MIN NI PHA BC NC CNG HềA
DN CH NHN DN LO QUA THC TIN
TNH XIấNG KHONG

Phản biện 3: TS. Trương Duy Hoà
Bộ Kế ho
ạch và Đầu tư

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng Chấm Luận án cấp Nhà nước họp tại:



Mã số: 62340410

Vào hồi 16 giờ ngày 09 tháng 09 năm 2014

TểM TT LUN N TIN S KINH T
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Thư viện Quốc gia

H Ni 2014


1

2

MỞ ĐẦU

- Tham khảo một số kinh nghiệm nước ngoài trong chính sách xoá đói giảm
nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc để rút ra các bài học mà Lào có thể nghiên cứu và
áp dụng.
- Đánh giá thực trạng đói nghèo và chính sách xoá đói giảm nghèo của các tỉnh
miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào và tỉnh Xiêng Khoảng giai đoạn vừa qua
(2006 - 2012),
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các
tỉnh miền núi phía Bắc CHDCND Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách XĐGN đối với các tỉnh phía
bắc của Lào.

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tỉnh Xiêng Khoảng; về nội dung: chính
sách XĐGN của trung ương được thực thi ở tinh Xiêng Khoảng.
Phạm vi về thời gian: Số liệu lấy từ năm 2006-2012 và giải pháp đến năm
2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Dựa vào các bản báo cáo, bản tổng
kết tình hình thực hiện kế hoạch chính sách phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của
Nhà nước về việc xóa đói giảm nghèo để tổng hợp, các số liệu của tỉnh XK.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Tác giả chọn phương pháp điều tra
người nghèo bằng cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghèo để nắm được thông
tin cần thu thập, mẫu điều tra tác giả thiết kế theo 5 chính sách mà tác giả đã dùng để
phân tích tình hình đói nghèo và giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN ở miền núi
phía bắc CHDCND Lào. Tác giả đã chọn một góc phố người nghèo thuộc bản Phôn
Sa Vẳn Xay ngay trong thị trấn Phôn sa vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng để điều tra, với mẫu
điều tra khoảng 80 người.
- Phương pháp xử lý thông tin: áp dụng thống kê mô tả, thống kê so sánh để tìm
ra tác động của các chính sách trong phạm vi thời gian nghiên cứu.
- Khung lý thuyết: Bao gồm cây mục tiêu và hệ thống các chính sách bộ phận
của vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu chính là hệ thống lại toàn bộ các chính sách XĐGN,
các văn bản liên quan đến vấn đề XĐGN trong cả nước và đánh giá quá trình thực thi
các chính sách XĐGN ở miền núi phía bắc CHDCND Lào, rút ra những điểm tồn tại
và bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách XĐGN và kiến nghị giải pháp hoàn
thiện chính sách XĐGN ở miền núi phía bắc CHDCND Lào.
Nội dung các chính sách:
- CS đất đai định canh định cư: Là quản lý và phân chia đất sản xuất và đất xây

1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
nước CHDCND Lào, việc xoá đói giảm nghèo được coi là một chiến lược phát triển
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Lào. Chính phủ Lào nhận

định rằng việc phát triển kinh tế của đất nước nhằm mục đích chính là xây dựng đất
nước giàu mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc, trước hết là giải quyết vấn đề đói nghèo
cho dân. Muốn xoá đói giảm nghèo nhất thiết phải có hệ thống các chính sách đúng
đắn. Hiện nay tình hình xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc tuy đã có
nhiều biến đổi tương đối tốt, song vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại, tỷ lệ hộ nghèo và
người nghèo còn cao, đòi hỏi phải hoàn thiện một số chính sách phù hợp để tăng
cường xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào. Vì vậy đề tài “Hoàn
thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân
chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng” là đề tài cấp thiết và được
tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
Các đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài xoá đói giảm nghèo đã
được công bố như sau:
- Luận văn thạc sỹ xã hội “Thực trạng đói nghèo trong các hộ gia đình ở vùng
nông thôn tỉnh Chăm pa sắc, kiến nghị về chính sách và giải pháp”, tác giả: Khăm
Bay MALASINH (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mun la pa mộc) CHDCND Lào,
năm 2007.
- Luận văn thạc sỹ “Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Bo Ly
Khăm Xay, nước CHDCND Lào, tác giả: Sổm Phết KHĂMMANI, năm 2002.
- Luận văn thạc sỹ “Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Xê Kong, nước CHDCND Lào,
thực trạng và giải pháp, tác giả: Kẹo Đa la Kon SOULIVÔNG, năm 2005.
- Luận án tiến sỹ “Quan điểm và chính sách phát triển thị trường hàng hóa
nông thôn ở CHDCND Lào”. Tác giả: Phon Vi Lay, năm 2002.
- Luận án tiến sỹ “Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói giảm
nghèo ở Hà Tĩnh”. Tác giả: Trần Đình Đàn, năm 2002. Tác giả đã phân tích thực
trạng đói nghèo và khẳng định phát triển kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng để
giải quyết đói nghèo, nêu lên một số giải pháp xoá đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh.
- Luận án tiến sỹ “Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng cao dân tộc
Bắc Lào trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả: Bun lý THONG PHẾT, năm 2011.
- Luận văn thạc sỹ “Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói, giảm

nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại Tây nguyên”. Tác giả: Bùi Minh Đạo, năm 2005.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi.


3

4

nhà ở cho người nghèo để thực hiện việc định canh định cư, nhằm ổn định đời sống
của nhân dân.
- CS tài chính tín dụng: Quy định một số nguồn tài chính tín dụng từ một số
ngân hàng Nhà nước và ngân hàng chính sách cho người nghèo vay với lãi suất thấp.
- CS phát triển cơ sở hạ tầng: Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống cầu đường,
hệ thống thuỷ lợi, điện nước, viễn thông v.v…
- CS phát triển giáo dục, đào tạo, y tế và môi trường: Nhà nước đầu tư xây nhà
trường, xây trạm xá, bệnh viện, điều giáo viên và cán bộ y tế miền xuôi lên giúp
giảng dạy và khám chữa bệnh cho người nghèo ở miền núi,
- CS phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi: Khuyến khích phát
triển các ngành sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến
hàng nông nghiệp, chế biến dược phẩm, công nghệ thủ công, chợ búa, thông tin liên
lạc, xây nhà văn hoá, thể thao và một số cơ sở dịch vụ khác nhằm phát triển các
ngành sản xuất, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở miền núi .
6. Những đóng góp của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu chính
sách XĐGN cho các tỉnh miền núi.
- Rút ra một số bài học cho CHDCND Lào từ việc nghiên cứu kinh nghiệm
nước ngoài trong việc xây dựng và thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các
tỉnh miền núi.
- Đánh giá thực trạng nghèo đói và chính sách xóa đói giảm nghèo của nước

CHDCND Lào giai đoạn 2006 - 2012, những điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách đó.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở
các tỉnh miền núi phía Bắc của CHDCND Lào trong giai đoạn 2012 - 2020.
7. Bố cục của luận án
Luận án được trình bày trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi
phía Bắc.
CHƯƠNG 2: Thực trạng chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở tỉnh Xiêng
Khoảng
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi
phía Bắc nước CHDCND Lào đến năm 2020.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1.1. Đói nghèo ở miền núi
1.1.1. Khái niệm đói nghèo
Trong lịch sử phát triển của loài người, sau khi loài người bắt đầu có giai cấp và
xã hội phát triển, các nước trên thế giới bắt đầu xuất hiện sự khác biệt nhau về quyền
sở hữu, mức độ chênh lệch và cách sa về lợi ích, xã hội loài người đã phân hóa thành
hai giai cấp rõ rệt: giai cấp thống trị (người giàu) và giai cấp bị thống trị (người nghèo).
Trải qua bao nhiêu thập kỷ khi loài người có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao và
thấy rằng sự đói nghèo là một cản trở lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước thì mới bắt đầu quan tâm và có chủ trương đường lối xoá đói giảm nghèo.
Vậy thế nào gọi là nghèo đói; chuẩn nghèo đói được thế giới quy định như thế
nào? Trong Bách khoa toàn thư WiKipedia có viết: "Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để
có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định".
Trên thế giới hiện nay đều dùng 2 tiêu chuẩn nghèo là thu nhập bằng đôla Mỹ và
lượng ca-lo của một đầu người trong một ngày để xác định sự nghèo đói.
Quan niệm của thế giới về đói nghèo:
Ông Robert MacNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới (WB), đã đưa

ra khái niệm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối và Ông định nghĩa nghèo tuyệt đối
như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.
Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh sinh tồn trong các thiếu
thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng
mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta".
Ngân hàng Thế giới đã đưa ra chuẩn nghèo tuyệt đối trên thế giới với thu nhập
1 đô la Mỹ/ngày để thoả mãn nhu cầu cuộc sống là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo
tuyệt đối. Nhưng chuẩn nghèo tuyệt đối trên còn tuỳ theo tình hình của từng vùng,
từng quốc gia mà quy định chuẩn nghèo tuyệt đối khác nhau chẳng hạn ở châu Mỹ La
tinh và Carribean quy định 2 đô la Mỹ, đối với các nước Đông Âu là 4 đô la Mỹ và
đối với các nước công nghiệp là 14,40 đô la Mỹ [36] . Ngoài nghèo tuyệt đói ra còn
có nghèo tương đối. Định nghĩa về nghèo tương đối cũng dựa vào hoàn cảnh xã hội
cá nhân, cụ thể như sau:
Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các nguồn
lực vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự
sung túc của xã hội đó.
Vậy chuẩn nghèo là mốc quan trọng để đánh giá nghèo khổ thu nhập. Về khái
niệm, chuẩn nghèo là ngưỡng chi tiêu tối thiểu cần thiết cho việc tham gia các hoạt
động trong đời sống kinh tế. Xác định nhu cầu chi tiêu tối thiểu cho lương thực thực


5

6

phẩm được xác định theo một căn cứ khoa học đó là nhu cầu hấp thụ calori trung
bình một ngày đêm cho một người (theo WB thì con số trung bình là 2.100
kilocalori), [35].
Quan niệm nghèo của Lào:
Chính phủ CHDCND Lào đã đưa ra khái niệm về nghèo theo tình hình thực tế

của Lào như sau:
“Nghèo là sự thiếu thốn các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày như:
Thiếu lương thực thực phẩm không thể đáp ứng được 2.100 Ca-lo/người/ngày), thiếu
quần áo mặc, không có nhà ở cố định, không có khả năng chi tiền thuốc men khi ốm
đau, không có khả năng chi tiền phí giáo dục cơ bản, không có điều kiện tiếp cận cơ
sở hạ tầng và dịch vụ xã hội.” Theo nghị định của Thủ tướng Chính phỉ CHDCND
LÀO số 285/TTg, ban hành ngày 13/10/2009 về chuẩn nghèo và tiêu chuẩn phát triển
giai đoạn 2010-2015. Theo nghị định số 285/TTg trên, Chính phủ còn đưa ra chuẩn
nghèo của Lào theo cá nhân, hộ, bản và huyện nghèo như sau:
1) Người nghèo: Chuẩn nghèo của người nghèo là dựa vào mức thu nhập bình
quân đầu người trong một tháng không phân biệt giới tính, tuổi thọ và đánh giá theo
tiền kíp:
- Chuẩn nghèo bình quân cả nước là 261.000 kíp/người/tháng.
- Chuẩn nghèo ở nông thôn miền núi là 253.000 kíp/người/tháng.
- Chuẩn nghèo ở thành thị là 284.000 kíp/người/tháng.
2) Hộ nghèo: Hộ được coi là nghèo là hộ có tất cả các khoản thu nhập cộng lại ,
nếu quy ra một ngày thì được khoảng 0,8 đô la Mỹ trên một người một ngày, so với
chuẩn nghèo của thế giới là 1 la Mỹ trên đầu người trong một ngày và phù hợp với
chuẩn nghèo quốc gia. Với số tiền 192.000 kíp/người/tháng (khoảng 6.400
kíp/người/ngày) này chỉ đủ mua gạo được khoảng 4 kg (50.000 kíp/kg gạo loại rẻ nhất)
cho một người trong một tháng và không thể cân đối để mua các thứ khác chẳng hạn:
quần áo, nhà ở, học phí và mua thuốc chữa bệnh v.v...
3) Hộ thoát nghèo là hộ đủ ăn, không thiếu thốn những đồ dùng cần thiết, là hộ
có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo, có đủ quần áo mặc, có công ăn việc làm có thu
nhập, có dụng cụ sản xuất và các điều kiện thuận lợi khác để phục vụ cuộc sống bình
thường.
4) Bản nghèo: Bản được coi là nghèo có các chuẩn nghèo như sau:
- Bản nào có hộ nghèo từ 50% trở lên của tổng cộng hộ trong bản được coi là
bản nghèo.
- Bản mà không có trường học tại bản hoặc có ở gần bản nhưng phải đi bộ mất

thời gian nhiều hơn 1 tiếng.
- Bản không có trạm y tế, hiệu thuốc mà dân bản phải đi bệnh viện huyện gần

nhất với thời gian đi bộ ít nhất là 2 tiếng.
- Bản thiếu nước sạch dùng.
- Bản không có đường ô tô vào hoặc có đường nhưng chỉ đi được trong mùa
khô.
5) Huyện nghèo là:
- Huyện nào có bản nghèo chiếm từ 51% trở lên là huyện nghèo.
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp một số chuẩn nghèo của CHDCND Lào
Chuẩn thế
Chuẩn quốc gia
giới
CaThu
Usd/
Thu
Thu nhập
lo/
nhập
ngư
nhập
N.thôn k/ Đường nghèo
Đường nghèo về chất
ngườ
T.thị k/
ời/ng
bình
người/
về khối lượng
lượng

i/ngà
người/
ày
quân
tháng
y
tháng
Nguyên nhân nghèo, khái
2.100 + nhà ở,
niệm, sự nhận thức về
quần áo mặc,
nghèo, phong tục tập
giáo dục, y tế,
quán, mê tín
284.000
1
2.100 261.000
253.000
trường
học,
dị đoan, văn hóa-giáo dục,
đường xá, văn
kinh tế - xã hội, chính trị,
hóa, nước sạch
điều kiện thiên nhiên, môi
và điện v.v.
trường sống v.v...
Nguồn: [57] [60]
 Dưới đây là chuẩn nghèo và thước đo nghèo ở một số quốc gia
Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ

giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể,
thu nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm
bố mẹ và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc
thân trong độ tuổi lao động. Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 2.910 ca-lo một ngày tính
trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Thái Lan: 2.099
ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là
tiêu thụ một ngày 2.100 ca-lo một người, như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đônê-xi-a,... Việt Nam cũng dùng tiêu chuẩn được Tổng cục Thống kê sử dụng trong
các cuộc điều tra mức sống dân cư là mức tiêu thụ 2.100 ca-lo/ngày/người giống như
một số quốc gia khu vực.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của đói nghèo ở miền núi
Đói nghèo ở miền núi có những đặc trưng như sau:
- Địa hình: Núi non hiểm trở, diện tích sản xuất hạn chế.
- Khí hậu: Khí hậu thay đổi bất thường, giá rét, mưa nhiều gây sói mòn đất.


7

8

- Thiếu tư liệu sản xuất: Dựa chủ yếu vào tự nhiên. Đặc trưng này xuất phát từ
địa thế và khí hậu miền núi.
- Nghề sản xuất: Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
chăn nuôi, giá trị thấp.
- Thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Đây là khó khăn đặc biệt như là không có đường
giao thông nối liền từ tỉnh và huyện về bản, thiếu hệ thống thủy lợi tưới tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp, thiếu hệ thống điện, viễn thông, nước sạch, vệ sinh công cộng v.v…
- Thiếu các cơ sở hạ tầng xã hội: Các bản làng ở xa không có trường học, bệnh
viện, chợ búa, cửa hàng mậu dịch và các dịch vụ xã hội khác.
1.1.3. Nguyên nhân của đói nghèo ở miền núi
a) Nguyên nhân khách quan:

1) Yếu tố lịch sử : Lịch sử phát triển xã hội của Lào đã để lại hậu quả rất lớn cho
giai cấp vô sản hay giai cấp bị thống trị, đó là phần lớn nhân dân ở khắp đất nước
nghèo khổ và đã phân chia rõ hai giai cấp, giai cấp thống trị (Chủ nô, phong kiến và
giai cấp tư sản) và giai cấp đối lập là giai cấp bị thống trị (giai cấp vô sản).
2) Yếu tố địa hình và khí hậu: Vùng nông thôn miền núi là những vùng có địa
hình núi cao hiểm trở, sông ngòi nhiều, khí hậu quanh năm gió rét và thay đổi khắc
nghiệt. Với địa hình khó khăn như vậy dân bản hầu như bị bao vây bởi địa hình khép
kín, bị đóng cửa ngăn cách với nền kinh tế - xã hội và thế giới bên ngoài.
b) Nguyên nhân chủ quan:
1) Yếu tố thiếu đất đai sản xuất và định canh định cư chưa tốt: Nhân dân ở
vùng núi hay có lối sống di cư di canh, một là do địa hình địa thế phức tạp, đất đai
sản xuất bạc mầu, dân số ngày tăng lên đòi hỏi phải tìm đất canh tác rộng hơn để sản
xuất đủ nuôi các thành viên trong gia đình, hai là di cư, đất canh tác kém mầu mỡ,
thiếu đất đai và dụng cụ sản xuất.
2) Yếu tố sản xuất kinh doanh chưa phát triển: Nhân dân ở các tỉnh miền núi
đã từ lau sống quen với phong tục tập quán văn hóa và sản xuất lạc hậu, đó là nghề
sản xuất tự cung tự cấp, năng suất lao động thấp, họ chưa biết cải tạo đất canh tác,
chưa có giống cây trồng mới, thiếu vốn đầu tư , thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao,
thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, thiếu nguồn thông tin, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu
điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết.
Mặt khác ở vùng núi vì địa hình địa thế phức tạp và khí hậu khắc nghiệt cho nên
ở những vùng này thường hay xảy ra nhiều rủi ro, đó là thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch
bệnh, sói mòn và đất lở làm thiệt hại tới mùa màng, tài sản và con người. Lối sống và
kiểu làm ăn thiếu bền vững gây ra hiện tượng phá rừng, sói lở đất, săn bắn thú rừng,
sự diệt chủng của luồng cá v.v... [35].

3) Yếu tố thiếu vốn và phương tiện sản xuất:
Ở miền núi nhân dân rất thiếu về vốn và các phương tiện sản xuất, việc sản xuất
chủ yếu là dùng sức lực và lao động chân tay, cho nên năng suất lao động rất thấp.
4) Do yếu tố thiếu cơ sở hạ tầng:

Một trong những nguyên nhân nghèo đối với nhân dân các tỉnh miền núi là hệ
thống cơ sở hạ tầng, vì điều kiện địa lý, núi non hiểm trở, sông suối và rừng rậm
không có đường giao thông vận tải đi lại giữa các huyện và các bản làng, dân chủ yếu
chỉ đi bộ kể cả việc vận chuyển các sản phẩm sản xuất được từ nương rẫy, vườn ở xa
về nhà cũng bằng vai, gùi, ngựa v.v...
Yếu tố giáo dục đào tạo, y tế và môi trường:
- Về Giáo dục và đào tạo: Nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi thường ít
được học hành, hầu như không biết chữ ngay cả tiếng Lào cũng không biết.
- Về y tế: Thường thường những người nghèo ở miền núi ít được tiếp cận với
dịch vụ y tế, vì đường xá khó khăn, bệnh viện ở xa và chi phí y tế cao cho nên khi ốm
đau người nghèo không quan tâm đến bệnh viện.
- Về môi trường: Bởi vì những người nghèo quen sống với cuộc sống núi rừng,
nhưng họ đã phá môi trường sống của chính họ đó là chặt rừng, đốt rừng mở diện tích
sản xuất nông nghiệp.
1.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi
1.2.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi
Chính sách xoá đói giảm nghèo có thể tổng hợp lại như sau:
Chính sách xoá đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải
pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể v.v... nhằm giải
quyết vấn đề đói nghèo ở nông thôn miền núi, hướng tới thực hiện mục tiêu chung
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”.
1.2.2. Mục tiêu của các chính sách xoá đói giảm nghèo
a. Mục tiêu chung:
Chính sách xoá đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách an
sinh xã hội của mỗi quốc gia. XĐGN góp phần đảm bảo an sinh xã hội một cách lâu dài
và bền vững, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu tổng quát
xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
b) Mục tiêu bộ phận:
1) Hỗ trợ tín dụng và tạo điều kiện cho người nghèo vay tín dụng lãi suất thấp để
có cơ hội tạo nghề và tạo ra thu nhập bền vững.

2) Hỗ trợ đất và tư liệu sản xuất, vật nuôi, giống cây trồng, cấp đất nông nghiệp,
giao rừng quản lý và sản xuất, giảm thuế đất vv...
3) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng về đường xá, công trình thủy lợi, trạm xá, nhà


9

10

trường, chợ, điện, nước sạch, hỗ trợ nhà ở và các dịch vụ công cộng cơ bản vv...
4) Hỗ trợ ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và đào tạo nghề
cho người nghèo để họ có thể vào làm việc ở các công ty xí nghiệp hoặc tự tạo việc
làm cho mình.
5) Hỗ trợ về giáo dục, xây trường học, miễn hoặc giảm học phí cho con em
người nghèo.
6) Hỗ trợ y tế, xây trạm xá và bệnh viện phục vụ nhân dân miền núi, miễn phí
khám chữa bệnh cho người nghèo, lập các quỹ bảo hiểm sức khỏe, hướng dẫn bà con
bảo vệ và phòng chống bệnh dịch, ăn uống vệ sinh v.v...
7) Phát triển ngành thương mại, mậu dịch, xây chợ, tổ chức chợ phiên để bà con
có thể đưa sản phẩm nông nghiệp bán hoặc trao đổi, mua hàng tiêu dùng cần thiết
phục vụ đời sống.
c) Đặc điểm chính sách XĐGN: Các chính sách XĐGN có đặc điểm là thường
hay lồng ghép vào các chính sách khác, cho nên nhiều chính sách XĐGN không thể
hiện rõ nội dung cụ thể, chỉ là một số nội dung phụ, phục vụ và hoàn thành mục tiêu
khác. Ví dụ: Chính sách xây bản và cụm phát triển, CS gộp bản nhỏ thành bản lớn,
CS phát triển thị trấn ở nông thôn và CS 3 xây v.v... trong đó có ẩn nấu một số mục
đích chung là để giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ bản và huyện nghèo chứ không phải riêng
mục đích XĐGN.
1.2.3. Nguyên tắc thực hiện chính sách XĐGN
- Nguyên tắc thứ nhất là chính sách phải thu hút được sự tham gia của cả xã hội,

bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, các tổ chức quốc tế v.v...
- Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc giúp đỡ để các đối tượng nghèo tự vươn lên
“tự cứu mình”, không trông chờ vào sự cứu trợ của Nhà nước.
- Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc xóa đói giảm nghèo bền vững (XĐGN BV):
“PTBV là sự phát triển nhằm thoả mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại
cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ
Quan niệm đầy đủ về phát triển bền vững được Liên hiệp Quốc đưa ra là: Bảo
đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và
công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao
chất lượng môi trường sống.
XĐGN bền vững có ý nghĩa là vấn đề công bằng xã hội, công ăn việc làm, phân
phối sản phẩm xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo v.v..., từ đó sẽ giải quyết được
đói nghèo, [35].
1.2.4. Chủ thể và đối tượng của chính sách XĐGN
a) Chủ thể chính sách:
- Chủ thể chính sách là Đảng, Nhà nước, Doanh nghiệp và các tổ chức hoặc

người đại diện cho cơ quan có thầm quyền tư cách pháp nhân quyết định và ban hành
hoặc thực hiện chính sách.
Người thực hiện: Các Bộ, ngành, tỉnh thành phố, phòng ban của Nhà nước và
địa phương sẽ tổ chức phổ biến và thấm nhuần chính sách, quy định trách nhiệm, lập
kế hoạch hành động, nhân lực và ngân sách để triển khai thực hiện chính sách.
Người tài trợ: Ngân sách Nhà nước thông qua các Ngân hàng Nhà nước và Ngân
hàng chính sách, nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện trong và ngoài
nước, sự đóng góp của nhân dân thông qua các quỹ phát triển bản, quỹ tín dụng v.v...
Người phối hợp: Là chính quyền địa phương các cấp từ Tỉnh đến Huyện và Bản
b) Đối tượng: Là những người, tổ chức thực hiện chính sách và chịu ảnh hưởng
của chính sách, là dân thuộc diện nghèo ở vùng sâu, vùng xa, miền núi phía Bắc,
người được thụ hưởng các chính sách, là người nằm trong dự án thực hiện các chỉ
tiêu, mục tiêu mà chính sách quy định và được thụ hưởng những kết quả đạt được của

chính sách.
c) Quá trình chính sách: Chính sách luôn được xem xét như một quá trình với
nhiều hoạt động liên tục theo thời gian, từ khi phát hiện vấn đề chính sách cho đến
khi vấn đề được giải quyết thông qua những can thiệp của Nhà nước vào hoạt động
của các chủ thể kinh tế - xã hội, [67].
Mô hình quá trình chính sách được mô tả như sau:
Hoạch định
chính sách

Tổ chức các hình
thái cơ cấu

Chỉ đạo thực
hiện

Kiểm tra sự
thực hiện

Nguồn: [67].
Sơ đồ 1.3: Quá trình chính sách
1.2.5. Các chính sách bộ phận
Có các chính sách bộ phận chủ yếu sau đây:
1.2.5.1.Chính sách đất đai và định canh định cư:
Nội dung của CS đất đai: Ban hành một số quy định về việc chia đất đai cho
người nghèo để sản xuất và xây nhà ở, hạn chế và chấm dứt di canh di cư của nhân
dân miền núi, ổn định đời sống sinh hoạt.
1.2.5.2.Chính sách tài chính tín dụng cho XĐGN
Nội dung của CS tài chính tín dụng cho XĐGN: Là sự quy định về việc cho
người nghèo vay tín dụng với lãi suất ưu đãi để kinh doanh, sản xuất.
1.2.5.3.Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi

Nội dung của CS:
Là chính sách cơ bản nhằm làm thay đổi cơ bản bộ mặt về cơ cấu kinh tế-xã hội


11

12

của nông thôn. Mục tiêu của chính sách này là khuyến khích đầu tư phát triển các
ngành kinh tế sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nông lâm và ngư nghiệp.
1.2.5.4. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng
Nội dung CS phát triển kết cấu hạ tầng: CS này ban hành một số quy định về
việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng như: Cầu đường, thuỷ lợi, điện nước, truyền
thông v.v... để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội ở địa bàn.
1.2.5.5. Chính sách phát triển giáo dục đào tạo, y tế và môi trường
Nội dung của chính sách: Nhà nước ban hành một số quy định cơ bản về việc
khuyến khích sự phát triển giáo dục đào tạo, y tế và môi trường trên địa bàn miền núi
nhằm mở ra một cơ hội về giáo dục và đào tạo, y tế và môi trường tốt lành cho nhân
dân ở miền núi nơi mà những ngành này chưa phát triển.
1.2.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi
Gồm có 2 yếu tố cơ bản như sau:
1.2.6.1. Yếu tố trung ương ban hành chính sách tốt
1.2.6.2. Yếu tố năng lực và đạo đức của chính quyền địa phương trong việc thực thi
chính sách
1.3. Kinh nghiệm về chính sách XĐGN ở miền núi của một số nước khu vực
châu Á
1.3.1. Kinh nghiệm của Việt Nam
Để tiến hành công cuộc XĐGN, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong vấn đề
XĐGN, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách thiết thực để tổ chức
thực hiện công cuộc XĐGN. Ngay từ khi Việt Nam giành được độc lập (1945), Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo như là một thứ "giặc", cũng như giặc dốt,
giặc ngoại xâm, nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, ấm no và đời sống hạnh phúc.
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc đã có những thành công trong việc giải quyết nghèo khổ của nhân
dân như sau:
Để giải quyết hiện tượng mức độ phát triển không đồng đều giữa khu vực ven
biển và lục địa, Trung Quốc đã đề ra sáng kiến các chiến lược như sau: Phát triển
miền trung Trung Quốc năm 2000. Hồi sinh miền đông bắc Trung Quốc năm 2003.
Sự vươn lên của miền trung Trung Quốc năm 2004, theo báo đại đoàn kết, đăng ngày
22/10/2010.
1.3.3. Kinh nghiệm của Căm Pu Chia
Chính phủ Căm Pu Chia có chính sách thu hút các tổ chức tài chính quốc tế hỗ
trợ vốn XĐGN, tổ chức các chương trình tín dụng nhỏ trong các địa bàn để cấp tín
dụng cho người nghèo. Thực hiện mô hình “Minh bạch tài chính nhỏ” để đảm bảo

tính minh bạch về tỷ lệ lãi suất của các tổ chức tín dụng vì người nghèo, đây là một
sáng kiến của ông Chuck Waterfield, chuyên gia tài chính vi mô và là giáo sư của
Trường Đại học Columbia được thử nghiệm ở CămPuChia. Mục tiêu chính mà
Waterfield muốn là làm sao xoá được khoảng cách rất lớn giữa nhu cầu vay những
món vay nhỏ và các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho vay đó, [74].
1.3.4. Kinh nghiệm của Thái Lan
Ở Thái Lan có một số hiệp hội tín dụng chuyên hỗ trợ người nghèo.
Chính phủ Thái Lan có chính sách khuyến khích sản xuất hàng hoá với nhiều
chương trình. Trong kế hoạch phát triển 5 năm lập trong các giai đoạn, Thái Lan đã
chú trọng 5 nguyên tắc để tập trung vào phát triển nông thôn miền núi và XĐGN: 1)
Tập trung vào những khu vực nông thôn miền núi lạc hậu, thiệt thòi. 2) Phát triển
nguồn nhân lực để họ có thể tự giúp mình thoát đói nghèo. 3) Chọn những kỹ thuật
và giải pháp công nghệ đơn giản và ít tốn kém.
1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho nước CHDCND Lào

1) Tăng cường vai trò của Nhà nước trong vấn đề quản lý Nhà nước ban hành
các CSXĐGN phù hợp với tình hình thực tế của vùng, miền và người nghèo ở khu
vực miền núi.
2) Thực hiện các chính sách về tài chính tín dụng cấp vi mô ở các làng bản
thuộc vùng miền núi như đã làm ở Cămpuchia, đổi mới cách thức tổ chức cho vay
vốn tín dụng một cách thông thoáng, có hiệu quả, nhằm vào đúng các đối tượng
nghèo để giải quyết đói nghèo.
3) Thực hiện CS cải cách ruộng đất ở nông thôn miền núi, khai hoang vùng đất
mới chia cho người nghèo ở và sản xuất đồng thời tiến hành cải tạo đất nâng cao độ
màu mỡ của đất để nâng cao năng suất lao động.
4) Khuyến khích sản xuất hàng hóa và hướng tới thị trường đối với vùng miền
núi để thay đổi phương thức làm ăn mới gắn liền với cơ chế thị trường, tăng thêm thu
nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.
5) Tăng cường hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở miền núi để
giải quyết vấn đề đi lại, mua bán, giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận
với các dịch vụ kinh tế và xã hội của đồng bào dân tộc ở miền núi. Xây các công trình
thuỷ lợi, hồ chứa nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp v.v…
6) Thực hiện CS đền ơn đắp nghĩa đối với người có công với cách mạng, gia
đình liệt sĩ và có CS hỗ trợ người cô đơn, trẻ em mồ côi, người già, tàn tật v.v…đối
với vùng miền núi.
7) Thực hiện CS giáo dục miền núi, phổ cập phổ thông, tạo mọi điều kiện
thuận lợi như trường lớp, giáo viên nông thôn, sách vở và các điều kiện khác cho con
em người nghèo vùng miền núi được vào học, xây quỹ phát triển giáo dục cho con


13

14

em người nghèo vay với lãi suất thấp để vào đại học và học nghề.

8) Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, học nghề, tập huấn nghiệp vụ v.v… để họ
có khả năng tham gia các công trình, dự án phát triển tại làng bản của họ. Khuyến khích
chính đối tượng tham gia vào giải quyết các vấn đề của họ.
9) Phát triển vùng trọng điểm và vùng dân nghèo, thực hiện CS bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo, giải quyết công ăn việc làm, giải quyết các
hiện tượng tiêu cực trong XĐGN.
10) Thực hiện CS phát triển bền vững ở miền núi, đảm bảo XĐGN bền vững
tránh tình trạng nghèo trở lại của người đẫ thoát nghèo. kết hợp phát triển kinh tế với
việc bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện dân
chủ và bình đẳng xã hội, giải quyết công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống của
nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với việc phát triển nông thôn và xóa
đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và nghèo, giữa thành thị và
nông thôn miền núi.
11) Bài học quan trọng vẫn là sự phấn đấu vươn lên phát huy khả năng và
trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ, đảng viên các ngành từ trung ương
đến địa phương, quyết tâm gương mẫu làm tròn nhiệm vụ của mình.
12) Để tiến hành tổ chức thực hiện, phải củng cố biên chế lực lượng đội ngũ
cán bộ cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của công tác, phải giao nhiệm vụ và quyền hạn
rõ ràng, phải có cơ chế quản lý hành chính, cơ chế chính sách thích đáng đối với cán
bộ nhân viên để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác.
13) Công cuộc phát triển kinh tế-xã hội phải gắn liền với việc xuống cơ sở,
xây dựng bản phát triển gắn liền với việc an ninh xã hội và an ninh quốc phòng, thực
hiện chính sách định canh định cư đối với nhân dân các dân tộc thiểu số, xây các thị
trấn nhỏ, vùng dân cư ở vùng sâu, vùng xa, quy hoạch thành phố mới gắn liền với
bảo vệ môi trường.

với biển. Phía Bắc giáp với CHND Trung Hoa có biên giới dài 505 km, Phía tây giáp
với Myanmar 236 km và giáp với Thái Lan 1.835 km, Phía nam giáp với Campuchia
535 km, Phía đông giáp với CHXHCN Việt Nam 2.069 km. Tổng diện tích của Lào là
236.800 km2, dân số khoảng 6.320.000 người, mật độ dân số bình quân 24 người/km2,

dân số ở thành thị chiếm 70%, ở nông thôn và vùng rừng núi là 30%.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội
Nền kinh tế của Lào trong 5 năm (2006 - 2012) đã đạt được những kết quả tương
đối tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm qua là 7,9%/năm. Tỷ lệ lạm
phát giảm từ 8,1% trong năm 2005-2006 và giảm xuống còn 0,81% trong năm 20082009, riêng trong 6 tháng cuối năm tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới âm.
Có thể thể hiện qua biểu đồ về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào giai đoạn
2005-2012 như sau:

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào giai đoạn 2005-2012

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG
2.1. Đói nghèo và kết quả XĐGN ở nước CHDCND Lào giai đoạn 2006-2012
2.1.1. Bối cảnh lịch sử khách quan
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1975. Suất
trong những thơi kỳ bị đô hộ của các cường quốc, nước Lào bị chiến tranh tàn phá,
cho nên nền kinh tế của Lào trong những năm chiến tranh đã xút kém nhiều.
2.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội
- Tình hình địa lý và dân số của CHDCND Lào
CHDCND Lào là một quốc gia nằm giữa các nước vùng Đông Nam Á không giáp

Biểu đồ 2.2: Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2005-2012


15
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng các ngành kinh tế
trong 5 năm 2006-2012
Ngành
Cơ cấu (%) Chỉ tiêu kế hoạch Thực hiện (%)
Nông -Lâm nghiệp

30,4
3~3,4
3,9
Công nghiệp
26
13~14,0
12,5
Dịch vụ
37,2
7,5~8,0
8,4
Chung
7,5~8,0
7,8
Nguồn: [10] [21]
2.1.4. Tình hình đói nghèo và kết quả XĐGN ở nước CHDCND Lào
Thực trạng nghèo đói ở CHDCND Lào được sơ lược qua một số giai đoạn như
sau:
Theo bản tổng kết tình hình đói nghèo toàn quốc của ban chỉ đạo phát triển nông
thôn và XĐGN trung ương [19], đến năm 2011 toàn quốc còn lại 53 huyện nghèo,
trước đây là 72 huyện nghèo, có 3.175 bản nghèo, chiếm 36,69% của tổng số bản,
198.678 hộ nghèo, chiếm 18,86%.
Theo số liệu tổng kết từ ngày 6/2/2011-25/5/2011 với tổng số hộ toàn bộ của
Lào là 1.053.349 hộ, 8.654 bản, 1.100 cụm bản, 143 huyện và 17 tỉnh, trong đó có:
Hộ nghèo 199.758 hộ, chiếm 18,96%
Bản nghèo 3.216 bản, chiếm 37,16%
Hộ phát triển 498.493 hộ, chiếm 47,32%
Bản phát triển 900 bản, chiếm 10,4%
Cụm bản phát triển 11 cụm, chiếm 1,0%
Huyện được xếp diện thoát nghèo 89 huyện.

2.2.Đói nghèo và kết quả XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc
2.2.1. Tình hình địa lý - kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc CHDCND
Lào
Ở phía Bắc CHDCND Lào hiện nay có 8 tỉnh, có biên giới giáp với Trung
Quốc, Việt Nam, Miễn điện và Thái Lan. Trong những năm gần đây sau khi thực
hiện chính sách đổi mới và thực hiện cơ chế thị trường thì một phần nhân dân ở các
tỉnh miền núi mới thay đổi lối làm ăn và chuyển sang sản xuất hàng hóa thì mới nâng
cao được đời sống khấm khá lên hơn trước, còn lại nhân dân ở vùng sau, vùng xa thì
vẫn nghèo khổ.
2.2.2. Thực trạng đói nghèo và kết quả XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc
CHDCND Lào
Tình hình nghèo đói và những thành quả đạt được trong XĐGN ở các tỉnh phía
bắc CHDCND Lào.

16

tt
1
2
3
4
5
6
7
8

Bảng 2.9: Tổng kết kết quả XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2011
Huyện
Bản
Hộ

Tên
tt
Tổng Huyện
Tổng Bản
Hộ
tỉnh
%
% Tổng số
%
số
nghèo
số nghèo
nghèo
1 PSL
7
7
100 540 432 80 31.118 17.081 54,9
2 LNT
5
3
60 354 170 48 28.833 9.156 31,7
3 UĐS
7
7
100 473 331 70 48.259 25.410 52,6
4 BK
5
3
60 279
86 31 28.918 5.814 20,1

5 LPB
12
4
33 784 259 33 73.388 13.237 18,0
6 SNBL 10
1
10 446
40
9 69.459 4.702 6,8
7
HP
9
7
78 720 518 72 45.573 22.757 50,0
8 XK
8
2
25 512 195 38 41.048 5.902 14,4
Nguồn: [71]
Bảng 2.10: Tổng kết kết quả XĐGN ở Các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2012
Huyện
Bản
Hộ
Tên
tỉnh Tổng số Huyện nghèo % Tổng số Bản nghèo % Tổng số Hộ nghèo %
PSL
7
5
71
540

351
65 31.118
2.317
7,4
LNT
5
3
60
354
142
40 28.833
7.636 26,5
UĐS
7
7
100 473
298
63 48.259 22.404 46,4
BK
5
3
60
279
81
29 28.918
5.661 19,6
LPB
12
4
33

784
220
28 73.388
9.543 13,0
SNBL
10
1
10
446
18
4 69.459
2.557
3,7
HP
9
8
89
720
504
70 45.573 20.671 45,4
XK
8
1
13
519
120
23 43.120
3.682
4,7
Nguồn: [71]

2.3. Thực trạng đói nghèo và kết quả XĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng
2.3.1. Tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh Xiêng khoảng
Tỉnh Xiêng khoảng là một trong những tỉnh miền núi phía bắc của CHDCND
Lào, cách thủ đô Viêng chăn 400 km. Tỉnh Xiêng khoảng nằm ở phía đông bắc giáp
giới với tỉnh Nghệ An - Việt Nam, có đường biên giới chung dài 120 km. Phía tây
giáp tỉnh Luang pha bang, có biên giới dài 100 km. Phía nam giáp tỉnh Bo ly khăm
say và tỉnh Viêng chăn có biên giới dài 70 km và 150 km theo thứ tự. Phía bắc giáp
với tỉnh Hủa phăn, có biên giới dài 160 km.


17

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Bảng 2.11: Số liệu dân sự tỉnh Xiêng Khoảng

Các dữ liệu
Đơn vị
Số lượng
Số huyện
Huyện
8
Số cụm bản
Cụm
55
Số bản
Bản
512
Số hộ
Hộ
39.299
Dân số
Người
257.683
Dân số nữ
Người
127.652
Tỷ lệ tăng dân số
%
3,2
Tuổi thọ trung bình
Tuổi
62
2
Mật độ dân số
Người/Km

16
Dân tộc chính
3
Dân tộc Lào lùm
%
54,9
Dân tộc Hmông
%
36,1
Dân tộc Khmụ
%
9
Diện tích toàn bộ
Km2
16.850

Nguồn: [69]
Sơ lược tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Xiêng khoảng:
Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Xiêng khoảng trong những năm qua
nói chung có nhiều tiến bộ, GDP tăng trưởng bình quân 7,8%/năm, tổng sản lượng
trong 5 năm đạt 5,49 tỷ kíp. Nông nghiệp tăng 4,14%, công nghiệp tăng 10,4% và
dịch vụ tăng 12,2%. Mạng lưới y tế đạt 100% theo kế hoạch đề ra, tuổi thọ bình quân
nam là 60 tuổi, nữ 63 tuổi.
2.3.2. Tình hình đói nghèo của tỉnh Xiêng khoảng
Bảng 2.12: Tình hình đói nghèo của tỉnh Xiêng khoảng năm 2011 và 2012
Huyện
Bản
Hộ
Năm
Tổng số Huyện nghèo % Tổng số Bản nghèo % Tổng số Hộ nghèo %

2011
8
2
25
512
195
38 41.048 3.197 7,79
2012
8
1
13
519
120
23 43.120 2.035
4,7
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.3.3. Kết quả XĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng năm 2005-2012
Việc giải quyết đói nghèo ở tỉnh Xiêng Khoảng cũng như ỏ các tỉnh trong toàn
cả nước đều dựa vào các chính sách của Nhà nước như:
Nghị định số 09/BTTĐ của Bộ chính trị trung ương Đảng về việc quy định 4 chỉ
tiêu 4 nội dung và 5 bước trong việc xây bản và cụm bản phát triển để xoá đói giảm
nghèo.

18
Quá trình thực hiện XĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng được thể hiện như sau:
Trong quá trình thực hiện XĐGN tỉnh Xiêng khoảng đã sử dụng quỹ phát triển
bản ở 3 huyện nghèo gồm có vốn từ ngân sách nhà nước khoảng 2.455.535.000 kíp
và kết hợp với tiền đóng góp của dân bản, cho đến bây giờ đã có 23 bản có quỹ phát
triển bản với 1.148 hộ thành viên và có 908 hộ.
Bảng 2.14: Tình hình giải quyết đói nghèo ở các huyện của tỉnh năm 2012

Số Tỷ lệ
Số Tỷ lệ bản
S
Tổng
Tổng Số hộ Tỷ lệ bản Dân
Tên huyện
người NN
nghèo
bản nghèo
tt
số bản
số hộ nghèo
Số
(%)
(%)
nghèo
nghèo (%)
2,81
111
0
0
12.978 114
0,9
74.267 2.086
1 H. Pẹc
6,35
97
22
22,7
7.858

389
5
51.055 3.242
2 H. Khăm
29,01
58
54,2
5.554
409
7,4
38.175 11.075
3 H. Nỏng Hẹt 107
77
21
27,3
5,452
120
2,2
33.878 11.723 34,60
4 H. Khun
4,48
33
1
3,03
2.198
87
4
13.187
591
5 H. Pha Xay

3,33
42
5
12,0
4.331
63
1,45
25.616
852
6 H. Phu Cụt
24,78
28
7
25,0
2.089
339
16,2
13.849 3.432
7 H. Mọc
5
20,8
2.660
514
19,3
15.772 4.133 26,20
8 H. Thà Thôm 24
519
119
43.120
2.035

4,72
265.799
37.134
13,97
Tổng cộng
22,93
Nguồn: [69]
2.4. Thực trạng chính sách xóa đói giảm nghèo được thực thi ở tỉnh Xiêng
Khoảng
2.4.1. Mục tiêu của chính sách XĐGN được thực thi ở tỉnh Xiêng Khoảng
Tiến hành giải quyết đói nghèo cho nhân dân các bộ tộc ở các vùng miền núi,
vùng sâu, vùng xa của tỉnh, trước hết gộp các bản nhỏ ở rải rác thành bản lớn để tiện
lợi cho xây dựng một số công trình lớn như hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống điện,
thuỷ lợi và nước sạch.
Giải quyết vấn đề giáo dục và y tế, xây nhà trường, bệnh viện, đào tạo cán bộ y
tế và giáo viên nông thôn, đồng thời thành lập các quỹ tín dụng phục vụ bà con người
nghèo để sản xuất và giải quyết đói nghèo v.v...
2.4.2. Các chính sách XĐGN được thực thi ở tỉnh XK
2.4.2.1. Chính sách đất đai và định canh định cư
Về chính sách này đã có 10 dự án thực hiện định canh định cư, trong năm
2011-2015. Đến nay tỉnh đã giải quyết vấn đề định canh định cư cho 762 hộ, đạt
40,9% kế hoạch. Đã công bố 24 bản, 1.746 hộ chấm dứt phá rừng làm nương, cho
đến nay diện tích nương của tỉnh XK chỉ còn 381 ha.
2.4.2.2. Chính sách tài chính tín dụng cho XĐGN
Trong thời gian qua việc giải quyết tín dụng cho người nghèo cũng đã được thực


19

20


hiện ở một số bản của 3 huyện như: Huyện Nỏng Hẹt, huyện Khun và huyện Thà
Thôm, có 19 quỹ ở 17 bản, 1.561 hộ, 9.119 người dân. Thành viên của quỹ có 759 hộ
4.110 thành viên, cho đến nay có tổng vốn là 2.252.140.000 kíp, đã cho vay
559,000,000 kíp.
2.4.2.3. Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi
Về chính sách này hầu như ngành nông nghiệp vấn phát triển mạnh hơn các
ngành khác, theo báo cáo của Sở nông nghiệp tỉnh XK, năm 2011-2012 cả tỉnh có 56
cụm bản, 152 bản và 41.048 hộ thuộc trọng điểm sản xuất nông nghiệp XĐGN, tỉnh
đã cấp giống ngô 2.300 kg, giống lúa 80 kg, phân hóa học 7,2 tấn, giống cỏ nuôi gia
súc 5.200 thảm, 93 bò giống , 23 lợn giống, 461 con gà giống. Tổ chức khóa đào tạo
kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt 8 khóa. Có 322 cụm sản xuất nông nghiệp, có hơn
5.000 hộ, trong đó có 30 cụm trồng trọt, 2 cụm trồng cà phê, 9 cụm trồng hoa màu, 2
cụm trồng ớt, 12 trồng lúa, 3 cụm trồng chuối, trồng và chế biến chè có 2 cụm. Về
chăn nuôi có tất cả 292 cụm, trong đó: có 233 cụm chăn nuôi trâu bò, 19 cụm nuôi
lợn, 10 cụm nuôi dê và nuôi gà vịt 30 cụm.
2.4.2.4. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong năm 2011-2012 tỉnh XK đã tổ chức thực hiện một số dự án xây dựng và
sửa chữa đường giao thông như sau:
Chiều
tt
Nội dung
trị giá (Kíp)
% hoàn thành
dài Km
Dự án củng cố đường quốc lộ: 1C, 1D, 7,
1
497
1.437.200.000
5B,

2 Bảo dưỡng sửa chữa quốc lộ số 1C, 1D, 7
340
14.814.775.563
3 Dự án bảo dưỡng sửa chữa đường nhựa
12.386 11.078.963.070
4 Dự án xây dựng đường huyện và bản 18
hoàn thành 100%
công trình
15 công trình.
5ự Dự án hợp tác nước ngoài gồm 26 dự án
395, 3 22.675.042.050
Xây dựng đường vào vùng trọng tâm phát
6
93,95 48.807.742.926
triển gồm 4 dự án
đường huyện và đường nông thôn gồm 22
7
795,716 10.422.658.553
dự án
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.4.2.5. Chính sách phát triển giáo dục đào tạo, y tế và môi trường
- Về giáo dục: Về giáo dục đối với người nghèo, tỉnh XK đã thực hiện một số
chính sách do Nhà nước ban hành như: Miễn lệ phí và dịch vụ phí giáo dục các cấp,
cấp ngân sách quản lý hành chính cấp I từ 20.000 đến 40.000 kíp/đầu người trong
năm 2011-2012 và 2012-2013 cho các trường phổ thông cấp I, và 20.000 kíp/đầu

người đối với trường mẫu giáo và trường phổ thông cấp II giai đoạn 2012-2013. Cấp
phụ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo đối với trường trung học phổ
thông, thực hiện chính sách tăng lương đối với thầy cô dạy chung cả cấp I và giáo
viên dạy ở vùng sâu, vùng xa theo chế độ tỷ lệ sau: 30%, 40% và 50% theo thứ tự.

- Việc y tế: Tỉnh XK có một bệnh viện tỉnh với 100 giường, một bệnh viên
quân đội 50 giường, 7 bệnh viện cấp huyện với 85 giường và trạm y tế có 56 trạm với
122 giường, tủ thuốc ở bản có 297 tủ, chiếm 48%, mạng lưới y tế bao trùm 100%.
- Về công tác môi trường: Về môi trường hầu như các ngành và sở, cán bộ tỉnh,
huyện và bản cũng như nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng chưa nhận thức được rõ về môi
trường, chưa có tài liệu nào sơ kết về việc thực hiện chính sách bảo vệ và tái tạo môi
trường ở tỉnh Xiêng Khoảng.
- Để thu thập được số liệu và tình hình thực thi các chính XĐGN ở tỉnh XK,
tác giả đã tiến hành điều tra người nghèo thuộc bản Phôn Sa Vẳn xay, Huyện Pẹc.
Đánh giá kết quả điều tra
Số người nghèo được phỏng vấn: 25 người, cán bộ điều tra 3 người. Kết quả
điều tra như sau:
1. Chính sách tài chính-tín dụng XĐGN: 90% cho là không hề biết về chính
sách này, 100% cho là thực hiện không tốt
2. Chính sách đất đai định canh định cư: 96% cho là không được nhận đất đai
làm ăn 100% cho là thực hiện không tốt
3. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất: 12% biết, 4%
không biết, 72% trả lời là không có, 100% cho là không tốt.
4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng: 100% cho là đã có, nhưng 24% cho là
chưa tốt,
5. Chính sách phát triển giáo dục, Y tế và Môi trường: 100% chưa biết về môi
trường, 4% cho là một số con em người nghèo được đi học, nhưng 100% cho là
không được học hành, không có tiền đi bệnh viện,
2.5. Đánh giá các chính sách XĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng
2.5.1. Những điểm mạnh của các chính sách XĐGN
- Nội dung: Các chính sách XĐGN có nội dung khá phong phú, nêu bật được
nhiệm vụ giải quyết đói nghèo. Đã huy động được các Bộ ngành trực thuộc trung
ương, chính quyền địa phương coi trọng việc lập quy hoạch, kế hoạch XĐGN.
- Mục tiêu: Đã triển khai và tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII, tổ chức thực hiện các công việc như lập kế hoạch dài hạn, trung

hạn và ngắn hạn, giao các chỉ tiêu về ngân sách, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, các dự án
đầu tư trên địa bàn miền núi cho các ngành có liên quan từ trung ương đến địa
phương để thực hiện mục đích XĐGN.


21

22

2.5.2.Những điểm yếu của Chính sách XĐGN
Về thời gian ban hành CS: Nhiều CS đã ban hành trong nhiều năm không
điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, một số chính sách mới thì ban
hành muộn không kịp thời và còn thiếu nhiều CSXĐGN.
Về hình thức CS: Nhiều CSXĐGN không được ban hành riêng biệt hoặc
tách riêng mà ban hành lồng ghép với các CS khác.
Về nội dung: Chưa bao hàm nhiều mặt, nội dung nhiều CS còn chung chung.
Nhiều CS chỉ nêu lên nhu cầu và các chỉ tiêu nhưng không nêu rõ nguồn ngân sách và
nguồn nhân lực để hỗ trợ CS, chưa hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực thị trường
cho người nghèo và hỗ trợ cho họ có khả năng tiếp cận thị trường, còn mang nặng
tính bao cấp cho nên phát sinh tư tưởng ỷ lại, trông chờ, nhiều hộ nghèo không muốn
thoát nghèo để được hưởng chế độ hỗ trợ người nghèo.
Tính pháp lệnh: Tính pháp lệnh các CSXĐGN chưa cao, một số CS không
có tác động mạnh đến XĐGN dẫn đến hiệu quả thấp.
 Các CSXDGN thiếu tính liên kết và sự hỗ trợ lẫn nhau, chưa đa dạng hóa sinh
kế.
2.5.3. Nguyên nhân của những điểm yếu
Một số nguyên nhân chủ yếu của các điểm yếu trên như sau:
1) Việc soạn thảo nội dung các chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước chưa
sát với nhu cầu thực tiễn của người nghèo.
2) Việc lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cấp thiếu khả năng lãnh đạo

và triển khai tổ chức thực thi các chính sách.
3) Chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương chưa coi trọng nhiệm vụ
XĐGN, chưa hiểu sâu về tính cấp thiết của XĐGN, chưa cảm thông với người nghèo
cho nên vẫn xảy ra hiện tượng tham nhũng trên lưng người nghèo.
4) Các tầng lớp trong xã hội chưa có trách nhiệm đóng góp sức lực, của cải vật
chất vào việc XĐGN.
5) Nhà nước chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm những hiện tượng tiêu cực
trong quá trình thực thi CS.
6) Cơ chế quản lý Nhà nước chưa thông thoáng, nhiều thủ tục, không hiệu quả.

đoạn từ năm 2011- 2015 tổng sản lượng chung (GDP) của các tỉnh miền bắc phấn
đấu đạt 2,1 tỷ USD, thu nhập bình quân 790USD/người/năm, tỷ lệ tăng trưởng phấn
đấu đạt 8,5%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8%, tỷ lệ bản nghèo dưới 20%. Đến
năm 2020 GDP của các tỉnh miền bắn đạt 3,4 tỷ USD, thu nhập bình quân 1.170
USD/người/năm, tỷ lệ tăng trưởng 9,5%.
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi
phía Bắc CHDCND Lào đến năm 2020
Để thực hiện nhiệm vụ trên yêu cầu phải có giải pháp cụ thể để thự hiện chủ
trương đường lối của Đảng và các giải pháp đó nhằm mục tiêu và kết quả mong đợi
như sau:
- Mục tiêu: Làm rõ nội dung, mục tiêu, tính khả thi của một số chính sách.
- Kết quả mong đợi từ giải pháp: Từ giải pháp này các chính sách XĐGN ở
miền núi của nước CHDCND Lào sẽ được hoàn thiện hơn cả về nội dung, mục tiêu,
tính khả thi, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan nhà nước và xã hội trong việc thực
thi chính sách.
Để giải quyết vấn đề trên, tác giả kiến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách
XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào cụ thể là 5 chính sách cơ
bản như sau: 1) Chính sách đất đai và định canh định cư, 2) Chính sách tài chính tín
dụng cho XĐGN, 3) Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi,
4) Chính sách phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng, 5) Chính sách phát triển giáo dục đào

tạo, y tế và môi trường.
3.2.1. Chính sách đất đai và định canh định cư
3.2.2. Chính sách tài chính tín dụng cho XĐGN
3.2.3. Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi
3.2.4.Chính sách xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng
3.2.5. Chính sách giáo dục và đào tạo, y tế và môi trường
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp
3.3.1. Việc ban hành các chính sách XĐGN
Nhà nước phải ban hành các chính sách XĐGN phù hợp với tình hình và điều
kiện thực tiễn của các tỉnh miền núi phía Bắc, cụ thể như sau:
1) Các chính sách XĐGN ở các tỉnh miền núi phải ngắn gọn, không dài dòng, dễ
hiểu.
2) Các chính sách XĐGN phải có nội dung đầy đủ thể hiện được lợi ích của
người nghèo, mang lại kết quả thiết thực cho người nghèo.
3) Phổ biến và hướng dẫn người nghèo nắm được nội dung, mục đích và phương
pháp tổ chức thực thi các chính sách XĐGN.
4) Việc ban hành chính sách XĐGN phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC
CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020
3.1. Mục tiêu và phương hướng XĐGN ở miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào
Việc XĐGN được gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội và được chia
thành hai giai đoạn như: giai đoạn từ năm 2011- 2015 và từ năm 2016-2020. Giai


23

24


quan, ngành có liên quan từ trung ương đến địa phương, quy định rõ các chỉ tiêu kế
hoạch, nguồn tài chính phục vụ các dự án XĐGN.
5) Tăng cường việc thẩm định, giám định và thanh tra để nâng cao hiệu quả
trong việc thực thi chính sách XĐGN, thực hiện chế độ khen thưởng và kỷ luật đối
với người tốt việc tốt, người xấu việc kém.
3.3.2. Chính quyền địa phương mạnh và khả năng tổ chức thực thi các chính sách
XĐGN có hiệu quả
Chính quyền địa có vai trò quan trọng quyết định sự hoàn thành và không hoàn
thành trong việc thực thi các chính sách XĐGN, cụ thể như sau:
1) Chính quyền địa phương phải có cơ cấu tổ chức hợp lý:
2) Đội ngũ cán bộ từ lãnh đạo đến cán bộ chuyên viên phải có trình độ học vấn
cao, trình độ chuyên môn khá tốt, có năng lực, có khả năng phổ biến và tổ chức thực
thi chính sách.
3) Nhân dân địa phương ủng hộ và hợp tác chặt chẽ trong việc tổ chức thực thi
chính sách, tự lực cánh sinh, có ý thức cao trong việc tham gia vào các phong trào
hoạt động XĐGN ở miền núi, không trông trờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và tự vươn
lên để thoát nghèo.

kinh nghiệm nhất là các chính sách XĐGN. Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện
chính sách XĐGN ở nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc CHDCND Lào qua tình
hình thực tiễn của tỉnh Xiêng khoảng” là vấn đề cần thiết. Trong luận án này tác giả
đã dùng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập số liệu và định lượng định
tính v.v...để hoàn thành luận án. Bản luận án chia thành 3 chương. Trong chương I
tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận về đói nghèo nói chung, sưu tầm các chuẩn
nghèo trên thế giới và nêu chuẩn nghèo của CHDCND Lào, nghiên cứu một số kinh
nghiệm về chính sách XĐGN của một số nước ở châu Á. Trong chương II tác giả tập
trung phân tích tình hình đói nghèo và công việc XĐGN, các chính sách XĐGN ở
tỉnh XK và ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào từ những năm 1990 đến 2010, nêu
một số hạn chế trong việc thực thi các chính sách XĐGN. Trong chương III tác giả đã
và mạnh dạn nêu ra một số giải pháp hoàn thiện các chính sách XĐGN mang tính vĩ

mô nhằm thúc đẩy XĐGN đối với các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào đến năm 2020,
trong đó có nêu ra một số giải pháp hoàn thiện 5 chính sách cơ bản có tác động trực
tiếp đến XĐGN.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót
và hạn chế. Việc đi sâu đi sát thực tế nhằm tìm ra giải pháp thoả đáng cho vấn đề còn
gặp khó khăn. Bên cạnh đó, đề tài khó có thể giải quyết một cách triệt để mọi vấn đề
vì có phạm vi khá rộng. Vì vậy, đề tài cần được nghiên cứu sâu hơn nữa trong tương
lai, đặc biệt là tính khả thi vận dụng của đề tài đối với hoạt động XĐGN của Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào. Tác giả rất mong muốn tiếp tục được sự giúp đỡ của các
thầy, cô Việt Nam nói chung và của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng./.

KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới hiện nay mặc
dù nhiều nước đã đạt được những thành tựu rất lớn về kinh tế xã hội và nền văn minh
phát triển rất cao, nhưng vấn đề nghèo đói vẫn theo đuổi họ như hình với bóng khó có
thể dứt ra được và chính cái bóng đó vừa cản trở sự phát triển vừa kéo lui sự phát
triển đó. Vậy chính cái bóng nghèo đói đó là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát
triển của loài người. Khi nào sự đói nghèo còn tồn tại thì loài người trên hành tinh
này không thể thoát khỏi các chế độ độc tài, bóc lột, bất bình đẳng, lạc hậu và nghèo
nàn, chỉ khi nào có một xã hội chân lý và công bằng thì đói nghèo sẽ không còn nữa.
Cho nên bên cạnh sự phấn đấu đi lên trên con đường phát triển kinh tế xã hội, các
nước trên thế giới còn phải đương đầu với giặc đói nghèo, giải quyết đói nghèo v.v...
CHDCND Lào là một nước kém phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, tỷ lệ nghèo
đói còn rất cao, người nghèo chủ yếu sống ở nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc,
nơi mà thiếu các cơ sở hạ tầng và hầu như không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ
giáo dục, y tế, điện nước, không có thu nhập v.v... Trong quá trình thực hiện các
chính sách XĐGN, CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu đáng kể, cho đến bây
giờ tỷ lệ nghèo đói đã giảm xuống đáng kể, tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn các tỉnh miền
núi phía Bắc cũng có phần giảm xuống trong những năm gần đây. Tuy nhiên công tác
XĐGN của CHDCND Lào còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, thiếu vốn đầu tư, thiếu



DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Feuangsy Laofoung (2011), "Xoá đói - giảm nghèo: Đặc thù và
cách thức ở Cộng hoà dân chủ nhân Lào", Tạp chí kinh tế và dự báo,
số 6(494), tháng 3/2011.
2. Feuangsy Laofoung (2011), "Thực trạng đói nghèo và một số
giải pháp giải quyết đói nghèo ở CHDCND Lào năm đến 2020", Kỷ
yếu Hội thảo Khoa học quốc tế "Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và
Lào giai đoạn 2011 - 2020", tập II.
3. Feuangsy Laofoung (2012), "Environment and Environment
Policy in Laos People's Democratic Republic", KEI - GGGI - VASS
Joint Capacity Building Conference in Partnership with Cambodia
and Laos "Green Growth in the Mekong Sub-region".



×