Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tu lieu ve ngay 22/12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.17 KB, 23 trang )

Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam
Hoạt động Ngày 22 tháng 12, 1944 - ngày nay
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Việt Nam
Phân loại Quân đội
Lễ kỷ niệm
Ngày thành lập quân đội Nhân Dân Việt
Nam: 22 tháng 12, 1944.
Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ : 7
tháng 5, năm 1954.
Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất
Đất nước : 30 tháng 4, 1975
Trận/cuộc chiến
Chiến tranh Thế giới lần thứ 2: chống lại
Đế quốc Nhật Bản, 1944-1945.
Chiến tranh Đông Dương lần thứ 1:
chống lại Cộng hòa Pháp và các lực
lượng đồng minh địa phương, 1946-
1954.
Chiến tranh Việt Nam: chống lại Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng
hòa và các lực lượng đồng minh, 1946-
1975.
Chiến tranh Biên giới Tây Nam: chống
lại Kampuchea dân chủ (tên gọi khác là
Khmer đỏ), 1979-1989.
Chiến tranh biên giới phía Bắc: chống lại
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 1979-
1988.
Tướng chỉ huy


Chỉ huy
nổi tiếng
Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, Nguyễn
Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Chu Văn
Tấn, Vương Thừa Vũ, Lê Đức Anh,
Nguyễn Thị Định, Hoàng Văn Thái, Chu
Huy Mân, Lê Trọng Tấn, Nguyễn
Bình ...
Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân
đội chính quy của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 năm 1944. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc
kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.
Tên gọi
Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến
đấu, vì nhân dân phục vụ".[2] Trong báo chí Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam thường được viết tắt
là QĐND. Chữ "Nhân dân" cũng có mặt trong nhiều tên gọi các tổ chức của Việt Nam như Công an Nhân dân,
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao... và cũng là chữ phổ biến trong tên gọi các tổ chức của các nước cộng sản.
Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân
Quá trình phát triển
Quân phục người lính bộ đội Việt Nam
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành
lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu
gồm 34 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng,
tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy,
đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ
hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên
chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên

mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.
Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui
Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc
quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và
Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam
Bộ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội
Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức
biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ...Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính
phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân
quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và
huấn luyện quân sự.
[1]
Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến
đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền...., Nhiều
người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây
dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ. (Xem bài Chiến sĩ "Việt Nam mới").
Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực
mạnh. Có súng máy nặng, súng cối.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên.
Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy rất đặc trưng Việt Nam.
[2]
. Cũng thời gian này, để
chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của
Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951)
gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo
phản lực trong sư 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược
gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh).

Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh
bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, đại bộ phận Quân đội Nhân dân
Việt Nam tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Việt Minh có khoảng 14
vạn quân chủ lực.
Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được
thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ
quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực
lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ
sự viện trợ của các nước Cộng sản, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 5 trên Thế
giới.[3]
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp
nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương,
lực lượng vũ trang Việt Nam được phát triển lên đến 1,1 triệu quân thường trực. Sau những năm 1990, do mất
đi sự hỗ trợ về quân sự vì Liên Xô sụp đổ, cùng việc Việt Nam hoàn tất rút quân khỏi Campuchia và bắt đầu
bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam thực hiện việc cắt giảm quân đội, chỉ để lại khoảng 400
ngàn quân
[3]
.
Các trận đánh lớn
Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã chiến đấu liên miên từ 1940 đến 1989 với 4 trong số 5 cường quốc
• Đánh Pháp và Nhật trước Cách mạng tháng Tám
• Kháng chiến chống Pháp
• Kháng chiến chống Mỹ (người Mỹ và các nước phương Tây gọi là chiến tranh Việt Nam)
• Bảo vệ biên giới 1979-1989, Trung Quốc gọi là Chiến tranh Trung Việt lần 2 (1984) và Chiến tranh
Trung Việt lần 3 (1987).
Các trận chiến quan trọng
• Phai Khắt, Nà Ngần 1944
• Hà Nội 1946
• Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
• Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng 1949

• Chiến dịch Biên giới 1950
• Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch đường 18) 1951
• Chiến dịch Hòa Bình 1952
• Chiến dịch Tây Bắc 1952
• Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 (chấm dứt Chiến tranh Đông Dương)
• Ấp Bắc 1963
• Chiến dịch Bình Giã cuối 1964 đầu 1965
• Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City 1967
• Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968
• Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh 1968
• Chiến dịch đường 9 - Nam Lào 1971
• Chiến dịch Xuân hè 1972
• Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng (trận Điện Biên Phủ trên không) 1972
• Chiến dịch Tây Nguyên 1975
• Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 (chấm dứt Chiến tranh Việt Nam)
• Tây Nam 1978-1979 (Chiến tranh Việt-Campuchia)
• Phía Bắc 1979 (Chiến tranh Trung-Việt 1979)
• Hải chiến Trường Sa 1988
Các tướng lĩnh tiêu biểu
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh
2. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh
3. Đại tướng Hoàng Văn Thái
4. Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm đến phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
5. Đại tướng Lê Trọng Tấn
6. Đại tướng Lê Đức Anh, làm đến Chủ tịch nước
7. Thượng tướng Chu Văn Tấn, chỉ huy Cứu quốc quân
8. Thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
9. Thượng tướng Trần Văn Quang
10. Trung tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ
11. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên

12. Thiếu tướng Dương Văn Dương, Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên
13. Thiếu tướng Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
14. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng quân đầu tiên
15. Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Lưỡng quốc tướng quân
16. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, tướng quân tóc dài, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
17. Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, cha đẻ của ngành quân giới
18. Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, vị tướng Chính ủy.
19. Đại tướng Phùng Quang Thanh, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng (từ 2006)
Xem thêm: Danh sách các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
Tổ chức
Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là
một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm lực lượng thường trực và lực
lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa
phương.
Binh sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đón tiếp Trung tướng Mỹ Dan Leaf ngày 3 tháng 5/2007
Cấp tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn,
Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn (Binh đoàn), hiện nay
có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.
Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công
tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng
quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là
chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị
này từ sau Chiến tranh Việt Nam đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của
Đại hội Đảng lần thứ X, chế độ chính ủy - chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006.
Tổ chức quân đội chia ra hai loại: Quân cơ động và Quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến
công cơ động, không gắn cố định với địa dư đóng quân. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và
xây dựng quân sự địa phương.
Quân khu và quân đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân cơ động
• Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng, được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1973 tại Ninh

Bình.
• Quân đoàn 2, còn gọi là Binh đoàn Hương Giang, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa
Thiên-Huế.
• Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên, được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây
Nguyên.
• Quân đoàn 4 , còn gọi là Binh đoàn Cửu Long, được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974 tại miền
Đông Nam Bộ.
Các quân đoàn đã giải thể :
• Quân đoàn 5 (Binh đoàn Chi Lăng) thuộc quân khu 1
• Quân đoàn 6 thuộc quân khu 2
• Quân đoàn 7 thuộc Bộ quốc phòng
• Quân đoàn 8 (Binh đoàn Pắc Bó) thuộc quân khu 1
• Quân đoàn 68 thuộc quân khu 2
• Quân đoàn 34 thuộc quân khu Thủ đô
Quân đồn trú
Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn,
binh đội trực thuộc. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ được phân cho mình,
xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương tại quân khu. Toàn quốc Việt Nam hiện nay chia
thành 8 quân khu gồm:
• quân khu 1 (khu vực vùng núi phía Đông Bắc bộ),
• quân khu 2 (khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc),
• quân khu 3 (các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ),
• quân khu 4 (các tỉnh Bắc Trung bộ:
• quân khu 5 (các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên),
• quân khu 7 (Đông Nam Bộ),
• quân khu 9 (Tây Nam Bộ)
• quân khu Thủ đô (Hà Nội và địa bàn xung quanh).
Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội Nhân dân Việt Nam có Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh
chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam có 3 quân chủng là: Lục quân, Hải quân, Phòng không-
Không quân, trong đó quân chủng Lục quân không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà trực thuộc trực tiếp Bộ

quốc phòng. Ngoài ra, Bộ đội Biên phòng được xếp ngang với các quân chủng. Các binh chủng là: Công binh,
Thông tin liên lạc, Đặc công, Hoá học, Tăng thiết giáp, Pháo binh.
Quân chủng và binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt
Nam
Năm 1998, Cục Cảnh sát biển được thành lập, ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến năm 2008, Lực
lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập tương tự như lực lượng Biên phòng, phiên chế thành Cục Cảnh sát
biển, trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng.
Các chức vụ cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng Tham mưu
trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Ngoài ra, trước đây từng
có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do Võ Nguyên Giáp nắm giữ.
Đảng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư đảng cộng
sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân uỷ Trung ương.
Xem thêm: Danh sách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Quy định về chức vụ sĩ quan
Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5 tháng 4 năm 2005, quy định
nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là:
• Các chức vụ Bộ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có cấp bậc quân hàm
cao nhất là Đại tướng;
• Chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có quân hàm cao nhất là Thượng tướng.
• Chức vụ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có cấp bậc quân hàm
cao nhất là Trung tướng;
• Chức vụ Tư lệnh Quân đoàn, Tư lệnh Binh chủng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng;
• Chức vụ Phó Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tư lệnh Binh chủng, Sư đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao
nhất là Đại tá;
• Chức vụ Lữ đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tá;
• Chức vụ Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất Trung tá;
• Chức vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tá;
• Chức vụ Đại đội trưởng, Đại đội phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại úy;
• Chức vụ Trung đội trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng úy.

Quy chế về Quân nhân chuyên nghiệp được quy đình lần đầu vào năm 1982 và sửa đổi bổ sung vào năm 1992.
Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định cần cho công tác chỉ huy
chiến đấu, do đó làm công tác chuyên môn nghiệp vụ dài hạn trong quân đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân
sự. Sĩ quan chuyên nghiệp không làm công tác chỉ huy, quản lý. Cấp hàm thấp nhất của sĩ quan chuyên nghiệp
là Chuẩn úy và cao nhất là Thượng tá.
Cấp bậc quân hàm
Xem thêm: Quân hàm Quân đội Việt Nam và một số quốc gia
Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký,
các cấp bậc của Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định như sau:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang quân hàm đại tướng năm 1948
1. Cấp Tướng (3 bậc)
o Đại tướng 3 sao vàng trên nền đỏ
o Trung tướng 2 sao vàng trên nền đỏ
o Thiếu tướng 1 sao vàng trên nền đỏ
2. Cấp Tá (3 bậc)
o Đại tá 4 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
o Thượng tá 3 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
o Trung tá 2 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
o Thiếu tá 1 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
3. Cấp uý (4 bậc)
o Đại úy 3 lon vàng trên nền đỏ
o Trung úy 2 lon vàng trên nền đỏ
o Thiếu úy 1 lon vàng trên nền đỏ
o Chuẩn úy (biểu tượng) vàng trên nền đỏ
4. Cấp sĩ (3 bậc)
o Thượng sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
o Trung sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
o Hạ sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
5. Cấp binh (2 bậc)
o Binh nhất (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi

o Binh nhì (không có quân hàm)
Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, chế độ quân hàm chưa được áp dụng, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Năm
1958, chế độ quân hàm mới chính thức được áp dụng đại trà và ổn định từ đó đến nay, trừ một vài thay đổi
nhỏ.
Hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay có 3 cấp: Tướng, Tá, Úy, mỗi cấp có 4 bậc
được phân theo số sao: Đại (4 sao), Thượng (3 sao), Trung (2 sao) và Thiếu (1 sao), riêng cấp Úy có thêm bậc
Chuẩn úy (sĩ quan chuyên nghiệp). Dưới quân hàm sĩ quan là các quân hàm Học viên, Hạ sĩ quan và Chiến sĩ.
Hạ sĩ quan (cấp sĩ) có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ. Cấp Binh (Chiến sĩ) có 2 bậc: Binh nhất và Binh nhì.
Cấp hàm Thượng tướng, Thượng tá và Thượng úy được quy định từ năm 1958. Cấp hàm Thượng tá bị bãi bỏ
năm 1983 rồi được khôi phục lại từ năm 1992. Các cấp hàm có tên gọi riêng trong hải quân: Đô đốc (tương
đương Thượng tướng), Phó Đô đốc (tương đương Trung tướng), Chuẩn Đô đốc (tương đương Thiếu tướng)
được quy định lần đầu tiên trong Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm
1981. [4]
Quân hàm Quân đội Nhân dân Việt Nam có 2 hình thức chính là quân hàm chính thức và quân hàm kết hợp.
Quân hàm chính thức là cấp hiệu đeo ở trên vai áo. Quân hàm kết hợp là phù hiệu binh chủng kết hợp cấp hiệu
đeo ở trên ve áo (còn gọi là quân hàm dã chiến). Hình dáng quân hàm còn cho biết quân nhân là sĩ quan chỉ
huy hay quân nhân chuyên nghiệp. Sĩ quan chuyên nghiệp không đeo quân hàm kết hợp. Quân hàm Chuẩn úy
không áp dụng cho sĩ quan chỉ huy.
Màu viền của quân hàm thể hiện các quân chủng:
• Lục quân: màu đỏ tươi
• Không quân và Phòng không: màu xanh da trời
• Hải quân: màu tím than.
Màu nền là màu vàng.
Riêng quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, nhưng có màu nền
xanh lá cây.
Hệ thống quân hàm của Lực lượng Cảnh sát biển có màu nền là màu tím than nhưng có viền màu vàng. Đối
với chiến sĩ và hạ sĩ quan sử dụng vạch màu vàng.
Kể từ năm 2009, hệ thống quân hàm Quân nhân Chuyên nghiệp sẽ sử dụng vạch kim loại thẳng tương tự như
sĩ quan chỉ huy (thay cho vạch kim loại hình chữ V). Tuy nhiên, quân hàm Quân nhân Chuyên nghiệp sẽ có
một vạch màu hồng nhạt giữa cầu vai quân hàm chính thức để phân biệt.

Xem thêm: Quân hàm Quân đội Nhân dân Việt Nam
Vũ khí, khí tài quân sự
Người nhái của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam không công khai các thông tin về vũ khí, khí tài của mình nên việc biết chính
xác các thông tin này dường như là điều không thể. Hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam đang sở hữu một
lượng vũ khí rất lớn, một phần là từ thời Chiến tranh Việt Nam
[cần dẫn nguồn]
. Vũ khí được sử dụng chủ yếu là từ
Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ (Do năm 1975, chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán đã để lại một số
lượng vũ khí tương đối lớn do Hoa Kỳ viện trợ trước đó). Từ năm 1990 trở đi, các bạn hàng vũ khí của Việt
Nam được mở rộng, cả với Ấn Độ, Pháp, Israel, Triều Tiên
[cần dẫn nguồn]
....... [5]
Xe tăng
• Liên Xô T-54/55 Xe tăng chiến đấu chủ lực (850)
• Liên Xô T-62 Xe tăng chiến đấu chủ lực (70)
• Liên Xô PT-76 Xe tăng lội nước (300)
• Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-59 Xe tăng chiến đấu chủ lực (350)
• Liên Xô T-34 Chủ yếu dùng để huấn luyện (40)
• Liên Xô SU-100 Pháo tự hành 100mm (50)
• Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-63 Xe tăng lội nước (300)
Xe bộ binh
• Liên Xô BMP-1 Xe chiến đấu bộ binh
• Liên Xô BMP-2 Xe chiến đấu bộ binh
• Liên Xô BTR-40 Xe thiết giáp chở quân
• Liên Xô BTR-50 Xe thiết giáp chở quân
• Liên Xô BTR-60 Xe thiết giáp chở quân
• Liên Xô BTR-152 Xe thiết giáp chở quân
• Liên Xô BRDM-1 Xe thiết giáp trinh sát
• Liên Xô BRDM-2 Xe thiết giáp trinh sát

• Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-63 Xe thiết giáp chở quân
• Hoa Kỳ M-113 Xe thiết giáp chở quân (ít nhất 200)
• Israel RAM-2000 Xe thiết giáp chống mìn
Vũ khí bộ binh
• Liên Xô TT-33 Súng lục
• Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-54 Súng lục
• Liên Xô PM Súng lục
• Hoa Kỳ M-1911A1 Súng lục

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×