Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quan hệ đối tác toàn diện việt nam hàn quốc trong bối cảnh quốc tế mới pgs ts ngô xuân bình (chủ nhiệm đề tài)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.4 KB, 20 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CƠNG
NGHỆ THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ

“QUAN HỆ ĐỐI TÁC TỒN DIỆN VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI”

BÁO CÁO TỔNG HỢP
Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS. TS. Ngô Xn Bình
Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu Đơng Bắc Á

8193

Hà Nội – 2010


Những người tham gia chính:
PGS. TS. Ngơ Xn Bình
TS. Hồ Việt Hạnh
TS. Nguyễn Bình Giang
TS. Phạm Huy Vinh
PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
TS. Nguyễn Thị Quế
TS. Ngô Thị Trinh
Ths. Nguyễn Thị Ngọc
Ths. Ngô Minh Thanh
Ths. Võ Hải Thanh
Ths. Đặng Minh Đức
Ths. Đặng Khánh Toàn


Ths. Nguyễn Xuân Trung
GS. Kwan Young Kim
GS. Hwy Chang Moon
GS. Inshik Oh
GS. Ho Yeol Yoo
TS. Lee In Hyuck


DANG MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN

APEC

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Cooperation


khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương

ASEM

The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn Hợp tác Á - Âu

ASEAN

Association of South-East

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

AU

The African Union

Liên minh Châu Phi


BTA

Bilateral Trade Agreement Hiệp định Thương mại song
phương

DAC

Development Assistance

Ủy ban Viện trợ Phát triển

Committee
EAVG

East Asia Vision Group

Nhóm Tầm nhìn Đơng Á

EAC

East Asian Community

Cộng đồng Đông Á

EDCF

Economic Development

Quỹ hợp tác Phát triển Kinh


Cooperation Fund

tế

Economic Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế

EPA

Agreement
EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Mậu dịch tự do


FTAA

Free Trade Area of the

Khu vực Mậu dịch Tự do

Americas

toàn Châu Mỹ


KCTPT
KDI

The Korea Culture &

Viện Chính sách Văn hóa và

Tourism Policy Institute

Du lịch Hàn Quốc

Korea Development

Viện Phát triển Hàn Quốc

Institute
KFSB

Korean Federation of


Hiệp hội các doanh nghiệp

Small Business

vừa và nhỏ Hàn Quốc

The Korea International

Cơ quan Hợp tác Hải ngoại

Cooperation Agency

của Hàn Quốc

Korea Trade Investment

Cơ quan Phát triển Đầu tư

Promotion Agency

Thương mại Hàn Quốc

Korean Intellectual

Cơ quan Sở hữu Công nghiệp

Property Office

Hàn Quốc


Hankuk University of

Trường Đại học Ngoại ngữ

Foreign Studies

Hàn Quốc

GNP

Gross National Product

Thu nhập quốc dân

GDP

Gross Domestic Product

Tổng thu nhập quốc nội

IAEA

International Atomic

Cơ quan năng lượng nguyên

Energy Agency

tử quốc tế


International Monetary

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

KOICA
KOTRA
KIPO
HUFS

IMF

Fund
MOFAT
MOFTA
NATO
NICs

Ministry of Foreign

Bộ Ngoại giao và Thương

Affairs and Trade

mại

Ministry of Foreign Affair

Bộ Tài chính Chiến lược Hàn


and Trade Area

Quốc

North Atlantic Treaty

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại

Organization

Tây Dương

New Industrialized

Các nước công nghiệp mới

Country


NOIP
NGOs

Natinonal Office for

Cục Sở hữu Công nghiệp

Intelectual Property

Việt Nam


Non-Governmental

Các tổ chức phi chính phủ

Organizations
ODA

Official Development

Viện trợ phát triển chính thức

Assistance
OECD

Organization for

Tổ chức Hợp tác và Phát

Economic Cooperation

triển Kinh tế

and Development
ROK

Republic of Korea

Hàn Quốc

RTA


Regional Trade

Hiệp định Mậu dịch khu vực

Agreement
SARS
SCO

Severe acute respiratory

Hội chứng Hơ hấp cấp tính

syndrome

nặng

Shanghai Cooperation

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Organization
SNG

Commonwealth of

Cộng đồng các quốc gia độc

Independent States


lập

TNCs

Trans-National Companies Các công ty xuyên Quốc gia

UN

United Nations

Liên Hợp Quốc

UNDP

United Nations

Chương trình hỗ trợ phát

Development Programme

triển của Liên Hợp Quốc

United Nations

Tổ chức Giáo dục, Khoa học

UNESCO

Educational, Scientific and và Văn hoá Liên Hợp Quốc
Cutural Organization

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Số lượng công ty và tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc tại
Việt Nam………………………………………………………….

110

Bảng 2.2. Tổng vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam từ 1994-2008
…………………………………………………………………….

111

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Hàn Quốc

giai đoạn 1983-1992.……………………………………………...

118

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Hàn Quốc
giai đoạn 1993-2008……………………………………………

120

Bảng 2.5: Thống kê lượng khách du lịch chủ yếu vào Việt Nam
từ năm 1999 đến năm 2004……………………………………..

158

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu 2.1: Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam …...

112

Biểu 2.2: Xu thế vốn ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam………......

137

Biểu 2.3: EDCF theo ngành/ lĩnh vực năm 2008.………………….

137



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ

Trang

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN ………………….

1

I. Bối cảnh quốc tế ……………………………………….……………….

1

1. Xu hướng quan hệ quốc tế…………………………………………..

1

2. Quan hệ của các nước lớn…………………………………………..

2

3. Xu hướng tự do hóa thương mại và tồn cầu hóa kinh tế…………

6

4. Một số thách thức trên phạm vi toàn cầu hiện nay………………….


15

5. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và tác động đến quan hệ
Việt Nam – Hàn Quốc………………………………………………...

20

II. Châu Á- Thái Bình dương và xu hướng hình thành Cộng đồng
Đơng Á……………………………………………………………………..

23

1. Khu vực Châu Á-Thái Bình dương

23

2. Hướng tới Cộng đồng Đông Á

30

III. Việt Nam trong xu thế tiến tới một nước cộng nghiệp hóa mới…..

39

1. Thành tựu 25 năm đổi mới………………………………………….

39

2.Chính sách đối ngoại của Việt Nam ………………………………...


42

3. Những vấn đề và xu thế phát triển………………………………….

46

IV. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc trong bối cảnh mới………….

49

1. Khái quát chính sách đối ngoại của Hàn Quốc……………………...

49

2. Chính sách đối với các nước lớn và quan hệ Liên triều…………….

53

3. Tồn cầu hóa và chính sách ngoại giao tài nguyên…………………

78

4. Củng cố quan hệ với ASEAN và tích cực tham gia tiến trình liên
kết Đơng Á…………………………………………………………….
PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUAN HỆ ĐỐI TÁC

83



TOÀN DIỆN VIỆT NAM – HÀN QUỐC……………………………..

87

I. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc về chính trị - ngoại giao ……………

87

1. Quan hệ chính trị - ngoại giao song phương………………………..

88

2. Quan hệ chính trị - ngoại đa phương ……………………………….

95

3. Đối ngoại nhân dân………………………………………………….

101

II. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc ………………………

107

1. Đầu tư trực tiếp……………………………………………………...

107

2. Quan hệ thương mại………………………………………………...


117

3. ODA của Hàn Quốc cho Việt nam…………………………………

133

4. Hợp tác lao động……………………………………………………

140

5. Hợp tác trong lĩnh vực du lịch………………………………………

155

6. Những nhận xét và đánh giá………………………………………...

161

7. Tiềm năng hợp tác và triển vọng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc

166

III. Hợp tác văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ giữa Việt Nam
và hàn Quốc……………………………………………………………….

171

1. Trong lĩnh vực văn hóa ……………………………………………..

171


2. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo……………………………………

193

3. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ ………………………………..

200

PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM –
HÀN QUỐC……………………………………………………………...

211

I. Định hướng và triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam – Hàn
Quốc………………………………………………………………………..
II. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quan hệ hợp tác Việt
Nam – Hàn Quốc đến năm 2020………… ……………………………...

211
216

1. Quan điểm chung……………………………………………………

216

2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc…..

219


KẾT LUẬN………………………………………………………………..

238

PHỤ LỤC………………………………………………………………….

245

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..

255


LỜI MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết
Thập kỷ 1990, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21 đã chứng kiến sự
phát triển nhanh chóng của quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc. Năm
2001, hai nước đã thỏa thuận nâng tầm quan hệ thành đối tác toàn diện
hướng tới thế kỷ 21. Quan hệ này nhằm tới phát triển cả về chiều rộng và
cả về chiều sâu, mà cốt lõi là hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
an ninh, văn hóa, giáo dục và khoa học - công nghệ. Năm 2009, lãnh đạo
hai nước quyết định nâng quan hệ lên một tầm cao mới. Đó là đối tác hợp
tác chiến lược. Về thực chất là nâng quan hệ hợp tác tồn diện theo hướng
gia tăng tính hiệu quả, tính tin cậy, tính thân thiện, tính bền vững và lâu
dài. Đồng thời vị trí của Việt Nam ngày càng được tăng cường trên thế
giới, khu vực, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO (tháng 12 năm
2006). Điều đó đã tạo cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác của Việt
Nam với các quốc gia Đơng Á - Thái Bình Dương và thế giới trong đó có
quan hệ với Hàn Quốc.

Tuy nhiên, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn chưa
tương xứng với nhu cầu hợp tác và tiềm năng của cả hai phía với tư cách
là đối tác tồn diện. Trong lĩnh vực đối ngoại, việc nghiên cứu quan hệ
Việt Nam - Hàn Quốc chưa được chú ý đúng mức.
Hiện nay, các cơng trình nghiên cứu của Việt Nam, theo thơng tin
chúng tơi có được, chủ yếu là những bài viết đơn lẻ, phản ánh các mặt
khác nhau của quan hệ hợp tác này, hoặc là những cơng trình, bài viết về
từng lĩnh vực riêng của quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc. Các
cơng trình này thường được cơng bố trên các tạp chí chun ngành của
các Viện nghiên cứu, trường đại học; chẳng hạn phần lớn các bài báo này
i


được cơng bố trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á, Tạp chí Kinh tế và
Chính trị thế giới, Tạp chí Kinh tế học, Tạp chí Kinh tế phát triển - Đại
học Kinh tế quốc dân…. và đã có một số cơng trình được xuất bản thành
sách do nhà xuất bản Khoa học Xã hội Việt Nam và một số nhà xuất bản
khác ấn hành. Sau đây sẽ điểm qua một số cơng trình cụ thể;
Cuốn Quan hệ kinh tế Việt Nam -Hàn Quốc do Đỗ Hoài Nam làm
đồng chủ biên đã phân tích và đánh giá quan hệ kinh tế giữa hai nước trên
nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu chính vẫn tập trung vào
quan hệ thương mại, đầu tư song phương. Ở đây các tác giả cho rằng sự
gia tăng trong quan hệ thương mại đầu tư song phương là kết quả của
những nỗ lực đến từ hai phía; song việc phân tích bối cảnh quốc tế và các
nhân tố tác động chưa thực sự sâu sắc và chưa có sức thuyết phục; bối
cảnh quốc tế chủ yếu chỉ được đề cập tới tình hình thế giới sau chiến tranh
lạnh còn những biến động của khu vực và quốc tế thời kỳ những năm đầu
thế kỷ 21, nhất là sau sự kiện khủng bố tại Mỹ (2001) và hợp tác Đơng ÁThái Bình Dương thì chưa được đề cập đầy đủ. ; Hoặc cơng trình Những
vấn đề bán đảo Triều Tiên phải đối mặt sau thống nhất do Ngơ Xn
Bình làm đồng chủ biên đã đề cập nhiều mặt tới tiến trình thống nhất bán

đảo Triều Tiên, nhất là những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và
hợp tác quốc tế mà bán đảo Triều Tiên phải đối mặt sau khi thống nhất
đất nước. Tuy nhiên, trong cơng trình này chính sách đối ngoại của Hàn
Quốc dường như chỉ được các tác giả tập trung ở phương diện quan hệ
với chính phủ CHDCND Triều Tiên. Đây là một điểm yếu của cơng trình
bởi người ta khơng tìm thấy những đặc trưng chủ yếu trong chính sách
đối ngoại của Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ 20….
Bởi vậy có thể nói, ở Việt Nam chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu thấu đáo về vấn đề này.
Ở Hàn Quốc cũng vậy, cho đến nay chưa có một cơng trình khoa
học nào nghiên cứu một cách tổng thể quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc và
ii


cũng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu quan hệ đối tác toàn diện
Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới. Chỉ có các cơng trình
nghiên cứu đơn lẻ phản ánh một số mặt khác nhau của quan hệ hợp tác
song phương Hàn Quốc - Việt Nam. Sau đây xin điểm qua một số cơng
trình của phía Hàn Quốc có liên quan tới đề tài. Chẳng hạn, cuốn ‘Xây
dựng đối tác với các nước ASEAN ’ của KOICA, cơng trình này giới
tổng thể các tiềm năng kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ của Hàn
Quốc, ASEAN và đề xuất phía Hàn Quốc nên chủ động xây dựng quan
hệ đối tác với ASEAN ; hoặc cơng trình ‘Chính phủ thực dụng’ đăng tải
trên KPR, tháng 3 năm 2008 đề cập tới chính sách đối nội và đối ngoại
của chính quyền Lee Mung Pak ở đó nhấn mạnh tới vai trò của Hàn
Quốc trong hợp tác phát triển ở Đông Á hoặc cuốn ‘Hàn Quốc ngày
nay’ của Vụ Thông tin Đối ngoại Hàn Quốc, xuất bản tháng 6 năm
2008, đề cập tới các mặt của đời sống kinh tế, xã hội cũng như chính
sách đối ngoại của quốc gia này trong những năm gần đây. Bởi vậy việc
nghiên cứu tổng thể quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam–Hàn Quốc

trong bối cảnh tồn cầu hố, khu vực hố diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay
và nhất là trong tình hình nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
là rất cần thiết.
Nói cách khác, đây là lý do cho việc lựa chọn và thực hiện nhiệm
vụ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ theo nghị định thư “Quan hệ
đối tác toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới”

II. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam Hàn Quốc từ năm 1992 đến 2007. Những thành tự đã đạt được cũng như
những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng.
Thứ hai, xác định và phân tích sự tác động của bối cảnh quốc tế
cũng như những yếu tố khác

đến quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong
iii


giai đoạn 2008-2010 và định hướng 2020, làm rõ lợi thế và bất lợi thế,
thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, và đề xuất những sáng kiến
về khn khổ đối tác tồn diện Việt Nam - Hàn Quốc.
Thứ ba, xác định vị trí và vai trị của Việt nam trong chính sách đối
ngoại của Hàn Quốc để từ đó tìm cách nâng cao vai trị của Việt Nam với
tư cách là đối tác toàn diện của Hàn Quốc. Đề xuất các kiến nghị về chính
sách của Việt Nam và Hàn Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện
Việt Nam - Hàn Quốc.
Thứ tư, tăng cường mối quan hệ phối hợp nghiên cứu giữa các nhà
khoa học Việt Nam và Hàn Quốc cung như mở rộng mạng lưới trao đổi
học thuật giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam và
Hàn Quốc.


III. Đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu
- Đối tượng :
Đề tài tập trung xem xét quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn
Quốc trên 3 khía cạnh chủ yếu nhất, bao gồm quan hệ chính trị - ngoại
giao, quan hệ kinh tế, quan hệ văn hóa, giáo dục và khoa học, cơng
nghệ. Đây chính là nền tảng của quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam Hàn Quốc theo tinh thần thông cáo chung giữa hai nước do Chủ tịch
Việt Nam Trần Đức Lương và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung ký
tại Seoul năm 2001.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc kể
từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1992) cho

iv


đến nay. Lịch sử quan hệ hai nước trước 1992 cũng được xem xét trong
mối tương tác với thời kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
- Cách tiếp cận:
Đề tài được nhận diện trước hết bằng cách tiếp cận đa chiều trên cơ
sở hướng tới xử lý các vấn đề trọng tâm. Đồng thời việc nghiên cứu đề
tài xuất phát từ cách tiếp cận hệ thống quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc
trong bối cảnh quốc tế mới trong hai thập niên đầu thế kỷ 20, trên tất cả
các khía cạnh chủ yếu bao gồm chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại,
phát triển nguồn nhân lực, hợp tác văn hố và hợp tác khoa học cơng
nghệ.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử đề tài chú ý phương pháp so sánh tổng hợp - phân tích thống kê,
phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu quốc tế. Đề tài đặc biệt

chú ý phương pháp nghiên cứu xã hội học, phương pháp nghiên cứu liên
ngành và dự báo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn
sâu, khảo sát thực địa, phương pháp chuyên gia và phương pháp phân tích
văn bản…

IV. Nội dung nghiên cứu
Nội dung đề tài gồm 3 phần chính sau :
Phần 1. Các nhân tố tác động đến việc xây dựng và phát triển quan
hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc
Phần 2. Những nội dung chính của quan hệ đối tác tồn diện Việt
Nam-Hàn Quốc

v


Phần 3. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt NamHàn Quốc.
Các phần sẽ được triển khai theo các hướng:
PHẦN I
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VIỆT NAM-HÀN QUỐC

Mục tiêu chủ yếu của phần này là xem xét tổng các nhân tố tác
động đến việc xây dựngvà phát triển quan hệ đối tác toàn diện Việt
Nam-Hàn Quốc. Điểm khởi đầu là kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ
ngoại giao năm 1992 và điểm mốc là kể từ khi Chủ tịch nước Việt Nam
Trần Đức Lương và Tổng thống Hàn Quốc Kim Đại Trọng ký tuyên bố
chung thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác mới Quan hệ đối tác toàn
diện trong thế kỷ 21. Điều lưu ý là sau sự kiện này quan hệ giữa hai
nước đã phát triển một cách vượt bậc và khá toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực đặc biệt là quan hệ kinh tế-thương mại. Hàn Quốc trở thành

một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế
đối ngoại. Trong năm 2006 và 2007, Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư số 1
tại Việt Nam. Việt Nam cũng dành cho Hàn Quốc nhiều ưu ái. Tuy
nhiên, tiềm năng của hai nước vẫn còn lớn, quan hệ hợp tác giữa hai
nước vẫn chưa đạt tới những gì mà người ta mong muốn. Điều này có
nghĩa là tiềm năng hợp tác vẫn cịn lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
khai thác tối đa các tiềm năng này? Quan hệ đối tác toàn diện được hiểu
như thế nào? Phải chăng quan hệ đối tác toàn diện đã được xúc tiến, đã
được khởi động song tầm mức của quan hệ này phải được nâng cao. Mỗi
nước cần phải làm gì, Việt Nam cần phải sử dụng những giải pháp gì để
xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với Hàn Quốc vẫn đang là mối quan
tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách cũng như của các học giả
Việt Nam.
vi


1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực
Có thể nói, bối cảnh quốc tế và khu vực được nhận diện trên các
vấn đề sau đây:
Về phương diện kinh tế : Đó là sự tăng tốc của tồn cầu hố, khu vực
hố (liên kết Đơng Á). Có thể nói, tồn cầu hoá và khu vực hoá là một xu
thế khách quan tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó như
một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới vào cuộc chơi mới.
Tham gia cuộc chơi đó các nước đều phải tận dụng các lợi thế của mình
để khai thác tốt những cơ hội và đương đầu thành công với những thách
thức luôn đặt ra. Mỗi nước, Hàn Quốc cũng như Việt Nam đều không thể
nằm ngồi cuộc chơi đó. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tăng cường quan hệ hai
bên sẽ giúp gì cho mỗi bên giải quyết tốt hơn những vấn đề của mỗi quốc
gia. Tự do hoá thương mại, sự di chuyển các nguồn lực được coi như
những làn sóng chủ yếu của tồn cầu hố và khu vực hố. Chuyển giao

công nghệ, mở rộng thị trường….. đã tạo cơ hội cho các quốc gia nắm bắt
nhanh chóng thơng tin và tri thức mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế và thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế.
Về phương diện chính trị- an ninh : xuất hiện xu thế gia tăng đối
thoại cả trên các diễn đàn song phương và đa phương ; các quốc gia chấp
nhận ngun tắc cùng có lợi khơng ép buộc lẫn nhau và không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau; bảo đảm sự độc lập thực sự về an ninhchính trị, độc lập chủ quyền của dân tộc; hợp tác chống khủng bố quốc tế,
chống rửa tiền và buôn bán ma t….
Về phương diện văn hố : hình thành các điều kiện mới để tiếp thu
những thành tựu văn hóa tốt đẹp của đối tác trên cơ sở duy trì bản sắc văn
hố truyền thống của mỗi quốc gia. Đương nhiên thách thức cũng rất lớn.
Văn hoá truyền thống đang bị xói mịn và tỏ ra thiếu sức đề kháng đối với

vii


sự lan toả của văn hoá ngoại lai như là hệ quả tất yếu của tồn cầu hố và
sự gia tăng hội nhập của mỗi quốc gia.
Ngoài ra vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và sự chênh lệch
trình độ phát triển, chênh lệch giàu nghèo .v.v. đang đòi hỏi sự nỗ lực lớn
trong hợp tác song phương và đa phương.
1.2. Chính sách đối ngoại của Hàn quốc và của Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ 21
Cần phải nhấn mạnh rằng những nội dung chủ yếu trong chính sách
đối ngoại của Hàn Quốc được phản ánh trên các khía cạnh, bao gồm củng
cố và phát triển quan hệ với Mỹ, coi đây là quan hệ ưu tiên. Và có thể nói
quan hệ Hàn-Mỹ là hịn đá tảng trong quan hệ quốc tế của Hàn Quốc.
Đồng thời Hàn Quốc chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác ở khu vực
Đông Bắc Á mà cụ thể là với Nhật Bản và Trung Quốc. Điều lưu ý là họ
quan tâm nhiều đến việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều

Tiên và xây dựng quan hệ hợp tác với Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên. Bên cạnh đó họ tích cực sử dụng ODA và tình nguyện viên làm
cơng cụ ngoại giao để nâng cao uy tín quốc tế và thực thi những lợi ích
khác của Hàn Quốc. Nước này cũng là một quốc gia có nhiều sáng kiến
và chủ động tham gia các tổ chức quốc tế. Phát triển quan hệ với ASEAN
nhằm cạnh tranh với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng
là một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc. Ở đây mở
rộng và phát triển quan hệ với Việt Nam được các chính phủ kế tiếp ở
Hàn Quốc hết sức coi trọng.
Như chúng ta biết, cùng với tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường, Việt Nam đã thực thi chính sách đối ngoại rộng mở theo
hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế và sẵn sàng làm
bạn với các quốc gia trên thế giới. Chính sách này mang tính nhất quán kể
từ khi đổi mới cho đến tận ngày nay. Chúng ta chủ trương khai thác ngoại
viii


lực để phục vụ trong nước: Thực hiện chính sách bình thường hố quan
hệ ngoại giao với các nước lớn; Coi trọng quan hệ với các nước láng
giềng; Thiết lập quan hệ với các thể chế quốc tế; Hội nhập sâu, rộng vào
nền kinh tế thế giới thông qua việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) và các diễn đàn hợp tác song phương và đa phương như ASEAN,
APEC, ARF…. Điều cần nhấn mạnh là, cho đến nay Việt Nam đã xây
dựng và phát triển các quan hệ đối tác chiến lược ở các tầm, mức khác
nhau với một số quốc gia trong đó có Hàn Quốc. Quan hệ Việt Nam-Hàn
Quốc được phát triển theo hướng xây dựng đối tác toàn diện trong thế kỷ
21. Và như đã nói ở trên cả Việt Nam và Hàn Quốc cần phối hợp và tìm
kiếm những giải pháp có tính khả thi để thúc đẩy mối quan hệ này lên một
tầm cao mới.
Phân tích và đánh giá chính sách đối ngoại của Hàn Quốc và Việt

Nam theo những hướng trên là hết sức cần thiết bởi đây là một trong
những căn cứ quan trọng để xây dựng và phát triển quan hệ đối tác toàn
diện Việt Nam-Hàn Quốc.
PHẦN II
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUAN HỆ ĐỐI TÁC TỒN DIỆN
VIỆT NAM - HÀN QUỐC

- Trên thực tế, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc đã và đang
được xúc tiến, bao gồm 3 nhóm quan hệ chủ yếu. Các quan hệ này vừa
mang tính chất ‘điểm’, vừa mang tính chất ‘diện’ bởi chúng hàm chứa
những vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ song phương
- Phần này sẽ tập trung phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng phát triển
của các nhóm quan hệ này; Cụ thể là (1) Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc về
chính trị-ngoại giao; (2) Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc; (3)

ix


Hợp tác văn hố, giáo dục và khoa học cơng nghệ giữa Việt Nam và Hàn
Quốc.
2.1 Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc về chính trị-ngoại giao
Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngồi giao ngày
22/12/1992. Kể từ đó đến nay, quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước
ngày càng phát triển tốt đẹp. Những dấu mốc lớn trong quan hệ chính trị
ngoại giao giữa hai nước có thể kể đến như: Ngày 20/4/1992, ký thoả
thuận trao đổi Văn phòng liên lạc giữa hai nước. Ngày 22/12/1992, ký
Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. Cùng ngày, Hàn
Quốc khai trương Đại sứ quán tại Hà Nội. Ngày 19/11/1993 Hàn Quốc
khai trương Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các ngành, các cấp

và diễn ra liên tục. Đặc biệt là tháng 8/2001, Chủ tịch nước Trần Đức
Lương thăm Hàn Quốc, hai bên ra Tuyên bố chung thiết lập khuôn khổ
quan hệ đối tác mới là "Quan hệ Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21". Gần
đây, tháng 10/2009 tổng thống Hàn Quốc Lee Muyng-pak thăm Việt
Nam và cùng chủ tịch nước ta Nguyễn Minh Triết ký thông cáo chung
nâng tầm quan hệ hai nước thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược...
Những sự kiện trên chứng tỏ quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt
Nam và Hàn Quốc đã phát triển hết sức tốt đẹp, tạo điều kiện mở đường
cho sự phát triển một cách toàn diện quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh
vực khác. Chính vì vậy, nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan quá
trình phát triển của quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước Việt Nam
và Hàn Quốc qua những dấu mốc quan trọng trong gần 20 năm qua và
đánh giá ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của các sự kiện này là hết sức
cần thiết và cũng là nội dung chính của phần này.

x


2.2 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
Hàn Quốc luôn nằm trong số 5 nước và vùng lãnh thổ có tổng vốn
đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến tháng 12/200, tổng vốn
đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam đã đạt con số 13,3 tỉ USD
chiếm hơn 10% tổng luỹ kế vốn FDI vào Việt Nam kể từ năm 1988, và từ
chỗ luôn đứng sau Đài Loan, Singapore và Nhật Bản trước năm 2006,
Hàn Quốc hiện nay đã là nước có tổng vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam.
Xét về lượng vốn FDI đăng ký hàng năm, trong những năm gần đây Hàn
Quốc thường đứng thứ 2 hoặc thứ 3, nhưng từ năm 2006 Hàn Quốc đã
vượt lên dẫn đầu về lượng vốn đăng ký mới và tăng vốn vào Việt Nam.
Xét về số lượng các dự án, tính đến tháng 12/2009 Hàn Quốc có hơn 2300

dự án hiện đang cịn hiệu lực, trong đó có những dự án có quy mơ cỡ lớn
và rất lớn; có những dự án với số vốn đầu tư lên tới xấp xỉ 1 tỷ USD. Xét
về cơ cấu ngành đầu tư, vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào
các ngành công nghiệp chế biến và bất động với hơn 70% tổng số vốn;
tiếp theo là vào các ngành dịch vụ với hơn 20% tổng số vốn, và phần còn
lại dưới 10% vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Những con số trên đã cho thấy, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Hàn Quốc trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp đã đạt được những thành tựu có
thể nói là vơ cùng to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là số vốn đầu
tư tăng, quy mô dự án ngày càng lớn, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng cao - những lĩnh vực mà Việt Nam mà Việt
Nam đang rất cần thu hút FDI, thì tình hình thu hút FDI của Hàn Quốc
vào Việt Nam khơng phải khơng cịn những hạn chế bất cập.
Vì vậy, nội dung chính của phần này là phân tích và đánh giá một
cách khách quan hiệu quả của hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong
xi


lĩnh vực đầu tư trực tiếp; chỉ rõ những thành tựu đã đạt được cũng như
những hạn chế và nguyên nhân của chúng để từ đó có thể đề xuất các giải
pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh
vực này.
Quan hệ thương mại
Kể từ những năm 1980, Việt Nam đã có sự trao đổi mậu dịch với
Hàn Quốc. Song quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ thực sự phát triển
kể từ đầu những năm 1990 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức. Kể từ đó đến nay, quan hệ thương mại giữa hai nước ngày
càng phát triển. Tổng giá trị mậu dịch hai chiều của Việt Nam với Hàn
Quốc hàng năm luôn tăng so với năm trước với tốc độ tăng trung bình
hàng năm đạt 18,43% trong giai đoạn 1995-2008. Trong khoảng thời gian

này, chỉ có 2 năm 1997 và 1998, kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa hai
nước giảm chút ít một phần do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực.
Mơt đặc trưng nổi bật trong quan hệ thương mại của Việt Nam với
Hàn Quốc (cũng như với nhiều nước khác) là Việt Nam ln ở trong tình
trạng nhập siêu và mức độ nhập siêu ngày càng lớn. Qua các số liệu thống
kê ta có thể thấy rất rõ là sự tăng trưởng của quan hệ thương mại Việt
Nam - Hàn Quốc chủ yếu là do tăng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn
Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tuy có tăng nhưng mức độ
tăng khơng đáng kể. Chính vì vậy mà thâm hụt mậu dịch của Việt Nam
với Hàn Quốc ngày càng lớn.
Trong tương quan so sánh với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu
có quan hệ thương mại với Việt Nam, xét về tổng kim ngạch mậu dịch thì
Hàn Quốc ln nằm trong danh sách 6 bạn hàng lớn nhất của Việt Nam,
sau Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Đài Loan.
xii



×