Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

câu hỏi ôn tập luật thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.59 KB, 6 trang )

Bài tập về nhà môn Luật TMQT
GVHD: Lê Thị Thúy Huỳnh
SVTH: Nhóm 1 – Nhóm trưởng: Vũ Huy Thịnh

Câu 1: so sánh hoạt động thương mại trong nước và quốc tế.
Thương mại trong nước thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển kinh tế, còn thương mại
quốc tế là sự phát triển về toàn cầu và lưu thông tiền tệ quốc tế. Thương mại quốc tế và
trong nước cùng góp phần thúc đẩy phát triển.
Thương mại quốc tế giúp các quốc gia có thể tận dụng thế mạnh của mình để thu về
ngoại tệ từ bên ngoài, Ví dụ như quốc gia này mạnh về khoáng sản có thể khai thác và
bán cho quốc gia khác để đổi lấy lương thực với thực phẩm
Thương mại trong nước là để phát triển hơn nữa các thế mạnh sẵn có tạo sự chuyên môn
hóa, Thương mại quốc tế giúp các quốc gia học tập trao đổi công nghệ từ đó mang về
trong nước đầu tư phát triển kinh tế trong nước
Câu 2: So sánh TPP và WTO
Đàm phán TPP được thỏa thuận là đàm phán mật. Do đó ngoài các đoàn đàm phán và các
cơ quan có thẩm quyền trong nội bộ từng nước, không có chủ thể nào khác được thông
tin chính thức và chính xác về các nội dung đàm phán cụ thể. Tuy nhiên, báo cáo của
Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy
TPP không chỉ bàn về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư mà còn “lấn” sang cả lĩnh
vực phi thương mại khác.
Trước kia khi đàm phán WTO, Việt Nam chỉ phải đàm phán 2 lĩnh vực là mở cửa thị
trường hàng hóa và dịch vụ, cùng với đàm phán đa phương, thì nay sang TPP, Việt Nam
phải đàm phán tới 30 chương, trong đó có những lĩnh vực lần đầu tiên như công đoàn, lao
động, doanh nghiệp Nhà nước.
Ở lĩnh vực tài chính, sau WTO, gần như Việt Nam chưa đàm phán một hiệp định nào yêu
cầu mở cửa tự do quy mô lớn ở lĩnh vực này. Song so với Hiệp định thương mại dịch vụ
(GATS) của WTO, đàm phán dịch vụ tài chính trong TPP đã có nhiều khác biệt lớn.
Đàm phán TPP được thực hiện theo phương thức tiếp cận "chọn - bỏ", khác với phương
thức "chọn - cho" của WTO. Điều này có nghĩa TPP chỉ cho phép các nước bảo lưu một
số lượng hạn chế các ngành, phân ngành và phải giải trình với lý do hợp lý để được bảo


lưu. Nếu không giải trình được lý do nhạy cảm đó, thì phải tuân thủ đúng những nguyên
tắc TPP, tức là phải mở cửa. Còn với khi đàm phán WTO, Việt Nam được chọn mở
ngành nào sẽ mở ngành đó.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, việc Việt Nam tham gia
đàm phán dịch vụ tài chính với cách tiếp cận mới này được cho là một thách thức lớn, vì


Bài tập về nhà môn Luật TMQT
GVHD: Lê Thị Thúy Huỳnh
SVTH: Nhóm 1 – Nhóm trưởng: Vũ Huy Thịnh

phải đảm bảo không bị thiếu sót dẫn đến việc mở cửa thị trường vượt quá khả năng quản
lý, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Chương lao động cũng hoàn toàn mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều
đối tác trong đàm phán TPP, hầu như chưa từng xuất hiện trong các đàm phán thương
mại trước đây (bao gồm cả WTO và các FTA thế hệ trước).
Câu 3: Trình bày thuận lợi và thách thức khi VN gia nhập WTO đến nay VN đã
được gì? mất gì? trình bày ý kiến riêng của anh chị ?
Về những cơ hội:
Một là: khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất
cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ,
không bị phân biệt đối xử.
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định
của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.
Ba là: Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong
việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập
một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất
nước, của doanh nghiệp.
Bốn là: Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình

cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu
quảhơn.
Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm Đổi mới, việc gia
nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam
triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.
Về những thách thức.
Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng
hơn, sâu hơn.
Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những
nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự "phân
phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí
còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và


Bài tập về nhà môn Luật TMQT
GVHD: Lê Thị Thúy Huỳnh
SVTH: Nhóm 1 – Nhóm trưởng: Vũ Huy Thịnh

nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải
có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt
chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển".
Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau
giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật
chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó
khăn không nhỏ.
Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường,
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.
Ý kiến cá nhân

quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua,
cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước đã gia nhập WTO, cho chúng ta niềm
tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có
thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các
doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và
toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta.
Câu 4: VN cần làm gì để vừa hổ trợ các doanh nghiệp trong nước vừa đảm bảo thực
hiện các cam kết quốc tế.
* Nhà nước cần áp dụng các biện pháp nhằm tạo ra môi trường, cơ chế để các hiệp
hội doanh nghiệp có không gian phát triển:
Sớm hoàn thiện pháp luật về Hội (ban hành Luật về Hội), để tạo ra một khung khổ pháp
lý an toàn, hợp lý để các Hội nói chung và hiệp hội doanh nghiệp nói riêng có thể hình
thành thuận lợi, phát triển ổn định;
Tăng cường chuyển giao dần các dịch vụ công trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
cho các hiệp hội doanh nghiệp (ví dụ việc cấp các chứng chỉ chuyên môn, các dịch vụ
xác nhận, cấp phép liên quan tới hoạt động kinh doanh…);
Tăng cường hiệu quả thực thi các quy định về sự tham gia của doanh nghiệp vào quá
trình hoạch định chính sách, pháp luật nội địa (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 và Nghị định 24/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật) và đàm phán thương mại quốc tế (Quyết định 06/2012/QĐ-TTg), đặc


Bài tập về nhà môn Luật TMQT
GVHD: Lê Thị Thúy Huỳnh
SVTH: Nhóm 1 – Nhóm trưởng: Vũ Huy Thịnh

biệt là trách nhiệm tham vấn, lấy ý kiến doanh nghiệp thông qua các hiệp hội doanh
nghiệp của các cơ quan liên quan (cơ quan soạn thảo, cơ quan đàm phán).
* Các biện pháp nhằm tăng cường nguồn lực, năng lực hoạt động của các hiệp hội
doanh nghiệp, đặc biệt trong những vấn đề liên quan tới hội nhập

Đặt hàng cho Hiệp hội trong việc thực hiện những hoạt động nghiên cứu, phát triển
ngành cũng như hỗ trợ doanh nghiệp (sử dụng ngân sách nhà nước);
Tăng cường các hoạt động nhằm phát triển lực lượng, tập hợp các hiệp hội doanh nghiệp
thông qua các đầu mối có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ, nâng đỡ các hiệp hội doanh
nghiệp trong các hoạt động của mình (đặc biệt là các hoạt động mới, phức tạp trong hội
nhập như vận động chính sách thương mại quốc tế, bảo vệ doanh nghiệp trong các tranh
chấp thương mại…)
* Nhà nước thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan tới cam
kết hội nhập
Hỗ trợ về nguồn lực cho các đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn hội nhập tương tự Trung
tâm WTO – VCCI (chú ý chỉ hỗ trợ cho những đầu mối chứng minh được rằng hoạt
động có hiệu quả, có sản phẩm và kết quả cụ thể, cho phép công chúng/doanh nghiệp
tiếp cận được thuận tiện nhất…; không hỗ trợ tràn lan lãng phí nguồn lực như giai đoạn
trước đây);
Đặt ra cơ chế phối hợp bắt buộc giữa các cơ quan có chuyên môn về các cam kết hội
nhập với các đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp như Trung tâm WTO
– VCCI để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp trong những vấn đề đòi hỏi chuyên môn sâu của
cán bộ đàm phán, thực thi;
Thiết lập các đầu mối có thẩm quyền trong việc hướng dẫn, giải thích nội dung các cam
kết một cách chính thức cho các doanh nghiệp.
Câu 5: Tìm 3 vụ tranh chấp thương mại quốc tế năm 2015 và 2016.
EU kiện Trung Quốc lên WTO vì hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô
Ngày 19/7/2016, Liên minh châu Âu (EU) đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế và hạn ngạch xuất khẩu mà quốc gia này áp
dụng đối với các nguyên liệu thô.


Bài tập về nhà môn Luật TMQT
GVHD: Lê Thị Thúy Huỳnh
SVTH: Nhóm 1 – Nhóm trưởng: Vũ Huy Thịnh


Trong thông báo mới đưa ra, EU cáo buộc Trung Quốc vi phạm các điều luật của WTO
khi đưa ra các biện pháp với mục đích hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu thô thiết yếu
như than chì, côban, crôm, magiê...
Những nguyên liệu thô này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ hàng không vũ trụ, sản
xuất ô tô cho tới năng lượng điện và hóa học.
Vì vậy, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng này được cho là tạo lợi thế cho
các công ty nội địa trong khi gây tổn hại tới các công ty đến từ các nước khác, trong đó
có EU, và ảnh hưởng tới người tiêu dùng, gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động thương
mại quốc tế.

Mỹ kiện Trung Quốc về thuế xuất khẩu nguyên liệu thô
14/7/2016, đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kiện Bắc Kinh áp thuế xuất
khẩu đối với chín loại nguyên liệu thô để tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng cho
các công ty Trung Quốc.
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết khi Trung Quốc gia nhập WTO
vào năm 2001, nước này đã đồng ý loại bỏ thuế xuất khẩu áp dụng đối với các nguyên
liệu gồm antimon, coban, đồng, graphite, chì, magiê, talc, tantali và thiếc; nhưng đã
không thực hiện đúng cam kết.
Các nguyên liệu trên đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp trọng yếu, từ
hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, đến điện tử và hóa chất.
Theo USTR, Bắc Kinh áp thuế xuất khẩu trong khoảng từ 5% đến 20%, khiến các nhà
chế tạo nước ngoài phải mua các mặt hàng trên với mức giá cao hơn, và cho phép các
công ty nội địa sản xuất hàng hóa giá rẻ. Bên cạnh đó, mức thuế xuất khẩu cũng là lý do
khiến các nhà sản xuất nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất, công nghệ và công ăn việc
làm đến Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nhận định việc Trung Quốc áp thuế xuất khẩu
để tạo lợi thế cho các nhà chế tạo trong nước đã trực tiếp "xung đột" với các cam kết của
nước này khi gia nhập WTO. Ông Froman khẳng định vụ kiện này là một phần trong
những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama trong việc tạo sân chơi bình đẳng cho

người lao động và các nhà chế tạo Mỹ.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ kiện các công ty thép Trung Quốc


Bài tập về nhà môn Luật TMQT
GVHD: Lê Thị Thúy Huỳnh
SVTH: Nhóm 1 – Nhóm trưởng: Vũ Huy Thịnh

Tổng công ty thép Hoa Kỳ (SC) ngày 26/4/2016 đã đệ đơn kiện các công ty sản xuất thép
lớn của Trung Quốc và những nhà phân phối sản phẩm của các công ty Trung Quốc lên
Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC).
Cụ thể, SC yêu cầu ITC tiến hành một cuộc điều tra theo Điều 337 của Đạo luật về thuế
quan 1930.
SC cáo buộc các công ty Trung Quốc và đại lý phân phối áp dụng những biện pháp cạnh
tranh không công bằng tại thị trường Mỹ, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng ngừng
đưa các sản phẩm thép kể trên vào thị trường Mỹ.
Theo SC, các công ty thép Trung Quốc đã thông đồng trái phép với nhau trong việc ấn
định giá, đánh cắp “bí mật” thương mại và dán sai nhãn mác để trốn thuế.
Giám đốc điều hành SC, Mario Longhi khẳng định công ty này sẽ sử dụng tất cả các công
cụ có thể để đấu tranh đảm bảo tính cạnh tranh công bằng trên thị trường. Hiện SC đang
sản xuất và bán các sản phẩm thép tại thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
ITC có 30 ngày để xem xét đơn kiện và quyết định có mở cuộc điều tra hay không.
Hiện Trung Quốc sản xuất hơn một nửa sản lượng thép thế giới, và quốc gia này đang bị
cáo buộc làm “ngập lụt” thị trường thép bằng các sản phẩm thép giá rẻ và vi phạm các
quy định thương mại trên toàn cầu.
Nhiều nhà sản xuất thép đã thúc giục châu Âu, khu vực sản xuất thép lớn thứ hai thế giới,
áp mức thuế cao đối với thép Trung Quốc, giống như mức của Mỹ.




×