Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de thi lai hk2 mon van 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.68 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC TÂN BÌNH ĐỀ THI LẠI HKII
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH Năm học: 2007-2008
----------------- MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm)
Đọc kĩ những câu hỏi sau, trả lời bằng cách chọn chữ cái của câu trả lời đúng nhất (Học
sinh làm bài vào giấy thi)
“Một hôm tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại
bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào, các đít xoong chảo bị nó cạo trắng
cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi
quần ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục…đều do nó tự chế. Nó
đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ
còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa
hát, có vẻ vui lắm…”
1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào?
A. Buổi học cuối cùng C. Bức tranh của em gái tôi
B. Động Phong Nha D. Cây tre Việt Nam
2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Ngô Văn Phú C. Duy Khán
B. Tạ Duy Anh D. Thép Mới
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả C. Biểu cảm
B. Tự sự D. Miêu tả và tự sự
4. Trong đọan văn trên tác giả sử dụng phép so sánh mấy lần?
A. Một lần C. Ba lần
B. Hai lần D. Không sử dụng
5. Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại?
A. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con
B. Cuối vườn, những chiếc lá khô rơi lác đác
C. Xa xa, một hồi trống nổi lên
D. Trước nhà, những hàng cây xanh mát


6. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán_ Việt?
A. Quyết định C. Màu vàng
B. Đen sì D. Vui vẻ
7. Nếu viết: “Quyết định bí mật theo dõi em gái tôi”, câu văn mắc phải lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu vị ngữ và chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ D. Thiếu bổ ngữ
8. Câu: “ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” đâu là bộ
phận chủ ngữ?
A. Chẳng bao lâu C. Một chàng dế
B. Tôi D. Thanh niên
9. Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. So sánh
10. Hình ảnh nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa?
A. Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh nhất.
B. Ôi chú gà ơi! Ta yêu chú lắm.
C. Bố em đi làm về.
D. Kiến hành quân đầy đường
11. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào không sử dụng hoán dụ?
A. Miền Nam đi trước về sau
B. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
C. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim của Bác
D. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
12. Phó từ đứng sau động từ và tính từ thường bổ sung những ý nghĩa gì?
A. Chỉ mức độ, quan hệ thời gian
B. Chỉ khả năng, sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ sự cầu khiến
D. Chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hướng
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )
A. Câu hỏi : (2điểm)
1. Chép hai khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
(1điểm)
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
“Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không
có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng,
lấm tấm như bột phấn trên da qủa nhót” ( Vũ Tú Nam)
B. Làm văn: (5điểm)
Hãy tả lại cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi
--------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LẠI
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu đúng 0.25 điểm
Đề A
Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: C
Câu 5: D Câu 6: D Câu 7: A Câu 8: B
Câu 9: A Câu 10: B Câu 11: A Câu 12: D
Đề B
Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: Câu 4: D
Câu 5: A Câu 6: A Câu 7: A Câu 8: B
Câu 9: A Câu 10: C Câu 10: B Câu 12: D
II. TỰ LUẬN: ( 7điểm )
A. Câu hỏi: (2 điểm)
1. Chép hai khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. (1điểm)
- Học sinh chép được 1 khổ = 0.5điểm
- Yêu đúng chính tả, sai 3 lỗi trừ 0.25điểm
- Trình bày sạch đẹp được 1 điểm
- Tùy theo mức độ sai mà giáo viên trừ điểm

2. Xác định Chủ ngữ và vị ngữ trong các câu trên (1 điểm) :
- Nắng: chủ ngữ, tắt sớm: vị ngữ
- Những đảo xa: chủ ngữ; lam nhạt …: vị ngữ
- Không có gió: chủ ngữ; mà sóng …: vị ngữ
- Nước biển : chủ ngữ; dâng đầy…: vị ngữ
-> học sinh xác định đúng mỗi câu được 0.25đ
B. Làm văn (5 điểm)
a. Yêu cầu:
- Học sinh tả được quang cảnh nhộn nhịp của sân trường vào giờ ra chơi ở trường mình
- Biết chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, cụ thể của giờ ra chơi. Sắp xếp theo trình tự không
gian, thời gian hợp lí. Tả bao quát, tả chi tiết…
- Diễn đạt trôi trảy, mạch lạc
- Biết liên kết giữa các đoạn văn. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh
- Bài làm phải đủ 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả
+ Thân bài: Tả cảnh nhộn nhịp ở sân trường em vào giờ ra chơi
+ Kết bài: Cảm nghĩ của em
b. Biểu điểm:
5 đ: Làm bài tốt, đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết đẹp, rõ rang
4 – 4,5 đ: Bài làm khá tốt. Miêu tả linh hoạt. Diễn đạt khá. Bố cục rõ rang. Từ ngữ chính xác, giàu
hình ảnh. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp
3-3,5 đ: Bài làm khá. Chọn hình ảnh khá cụ thể, tiêu biểu. Bố cục rõ rang. Diễn đạt trôi chảy, từ
dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5 đ: Bài làm trung bình. Diễn đạt tương đối. Bố cục rõ. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, từ ngữ,
ngữ pháp
2 đ: Bài làm yếu, diễn tả lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng
từ, ngữ pháp
1 đ: Chỉ viết vài dòng. Lạc đề
0 đ: Bỏ giấy trắng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×