Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.21 KB, 18 trang )

i

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU ................. Error! Bookmark not defined.
1. Tính cấp thiết của đề tài ........ Error! Bookmark not defined.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ...... Error! Bookmark not defined.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .. Error! Bookmark not defined.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Error! Bookmark not defined.
5. Đóng góp của đề tài ............ Error! Bookmark not defined.
6. Kết cấu của đề tài ............. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ KẾ TOÁN ...... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm, bản chất nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toánError! Bookmark n
1.1.2. Yêu cầu, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toánError! Bookmark
1.2. Nội dung của tổ chức hạch toán kế toánError! Bookmark not defined.
1.2.1. Nội dung tổ chức công tác kế toán Error! Bookmark not defined.
1.2.1.1. Tổ chức chứng từ kế toán ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.1.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toánError! Bookmark not defined.
1.2.1.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Error! Bookmark not defined.
1.2.1.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toánError! Bookmark not defined.
1.2.2. Bộ máy kế toán............. Error! Bookmark not defined.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ...... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG II - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU THUỘC BỘ TÀI CHÍNHError! Bo
2.1. Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chínhError! Bookmark
2.2. Cơ chế quản lý tài chính ....... Error! Bookmark not defined.
Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính thực hiện tổ chức công tác kế
toán tại đơn vị theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài
chính về việc ban hành Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.Error! Bookmark not


* Xây dựng và quyết định phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chínhError! Boo
* Xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộError! Bookmark not defined.
* Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chínhError! Bookmark n
- Chi thường xuyên .............. Error! Bookmark not defined.
* Chế độ báo cáo hàng năm ........ Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu
thuộc Bộ Tài chính .............. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Nội dung tổ chức công tác kế toánError! Bookmark not defined.
2.3.1.1. Tổ chức chứng từ kế toán .... Error! Bookmark not defined.
2.3.1.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toánError! Bookmark not defined.
2.3.1.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toánError! Bookmark not defined.


ii

2.3.1.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toánError! Bookmark not defined.
2.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán ...... Error! Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính .... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Những kết quả đạt được ...... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân .. Error! Bookmark not defined.
* Tổ chức chứng từ kế toán ......... Error! Bookmark not defined.
* Hệ thống tài khoản kế toán ........ Error! Bookmark not defined.
* Hệ thống sổ sách kế toán ......... Error! Bookmark not defined.
* Hệ thống báo cáo kế toán ......... Error! Bookmark not defined.
* Bộ máy kế toán ................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 - PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ
THU THUỘC BỘ TÀI CHÍNH ..... Error! Bookmark not defined.

3.1. Phƣơng hƣớng hoạt động và phát triển của các đơn vị sự nghiệp có thu
thuộc Bộ Tài chính đến năm 2015 ... Error! Bookmark not defined.
* Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, thuộc lĩnh vực
giáo dục đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ đã có quyết định về việc phê duyệt
Đề án đổi mới và phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Cụ thể
như sau: ...................... Error! Bookmark not defined.
* Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động như các nhà
khách, nhà nghỉ thuộc Bộ Tài chính, phương hướng phát triển đến năm 2010
như sau: ...................... Error! Bookmark not defined.
* Cỏc Trung tâm Thẩm định giá trực thuộc BộError! Bookmark not defined.
3.2. Nội dung và giải pháp hoàn thiện . Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính .... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện......... Error! Bookmark not defined.
* Chứng từ kế toán............... Error! Bookmark not defined.
* Hệ thống tài khoản kế toán ........ Error! Bookmark not defined.
* Hệ thống sổ kế toán ............. Error! Bookmark not defined.
* Hệ thống báo cáo kế toán ......... Error! Bookmark not defined.
* Bộ máy kế toán ............... Error! Bookmark not defined.
* Công tác kiểm tra kế toán ......... Error! Bookmark not defined.
Cấp Bộ ...................... Error! Bookmark not defined.
Cấp đơn vị.................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiệnError! Bookmark not defined
Cấp đơn vị.................... Error! Bookmark not defined.
Cấp Bộ ...................... Error! Bookmark not defined.


iii


KẾT LUẬN ................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI MỘT
SỐ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU THUỘC BỘ TÀI CHÍNHError! Bookmark n
1. Tạp chí Thị trƣờng Giá cả ....... Error! Bookmark not defined.
2. Trung tâm Thẩm định giá ....... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI MỘT
SỐ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU THUỘC BỘ TÀI CHÍNHError! Bookmark n
1. Hệ thống tài khoản áp dụng tại Tạp chí Thị trƣờng - Giá cảError! Bookmark n
2. Hệ thống tài khoản áp dụng tại Trung tâm Thẩm định giáError! Bookmark no
PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU THUỘC BỘ TÀI CHÍNHError! Bookmark not
1. Hệ thống báo cáo kế toán áp dụng tại Tạp chí Giá cả - Thị trƣờngError! Bookma
2. Hệ thống báo cáo kế toán áp dụng tại Trung tâm Thẩm định giáError! Bookmar


iv

LỜI MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
* Mục đích nghiên cứu đề tài
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Đóng góp của đề tài
* Kết cấu của đề tài
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị kế toán.
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán trong các
đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

TẠI CÁC ĐƠN VỊ KẾ TOÁN
* Khái niệm, bản chất nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài
sản, sự vận động của tài sản trong đơn vị một tổ chức kinh tế nhằm phản ánh và
giám đốc, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.
Hạch toán kế toán phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có
hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế.
Để thực hiện chức năng phản ánh và giám đốc của mình, hạch toán kế toán
cũng sử dụng 3 loại thước đo, nhưng thước đo tiền tệ được coi là chủ yếu. Để
nghiên cứu đối tượng của mình, hạch toán kế toán đã sử dụng hệ thống phương
pháp nghiên cứu khoa học như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp cân đối kế toán.
* Yêu cầu, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán
Tổ chức hạch toán, ghi chép, phản ánh tổng hợp về tình hình tài chính hiện
có của toàn đơn vị kịp thời về số lượng, giá trị và sự biến động tăng, giảm, hiện
trạng của tài sản, nguồn vốn.
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, các báo cáo kế toán
theo quy định của Chế độ kế toán.
Bố trí, phân công hợp lý cán bộ kế toán thực hiện công tác kế toán. Quy
định rõ chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ của nhân viên hạch toán với kế


v
toán trưởng và các nhân viên khác trong bộ máy và các bộ phận khác trong đơn
vị.
Tổ chức hạch toán phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho mục đích
quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn vốn với chi phí thấp nhất.
Để thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trên, tổ chức hạch toán kế toán phải
dựa trên các nguyên tắc sau:
- Tổ chức hạch toán phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
- Tổ chức hạch toán phải dựa trên chế độ kế toán do Nhà nước ban hành

- Tổ chức hạch toán phải căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của hạch toán,
phải căn cứ vào yêu cầu quản lý của đơn vị đẻ tổ chức hệ thống chứng từ, tài
khoản kế toán và báo cáo kế toán phù hợp.
* Nội dung của tổ chức hạch toán kế toán
- Tổ chức chứng từ kế toán
Chứng từ vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó.
Mỗi chứng từ cần chứa đựng tất cả các chỉ tiêu đặc trưng cho nghiệp vụ
kinh tế phát sinh về nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm xảy ra nghiệp vụ kinh
tế cũng như người chịu trách nhiệm về nghiệp vụ và người lập chứng từ...
Các yếu tố của chứng từ được chia thành hai nhóm yếu tố: các yếu tố cơ
bản và các yếu tố bổ sung.
Các yếu tố cơ bản trong chứng từ gồm:
- Tên chứng từ
- Tên và địa chỉ của đơn vị có liên quan đến nghiệp vụ
- Ngày tháng và số thứ tự của chứng từ
- Nội dung của nghiệp vụ kinh tế
- Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị ...
- Chữ ký của người chịu trách nhiệm về thực hiện các nghiệp vụ
Các yếu tố bổ sung của chứng từ gồm:
- Quan hệ của nghiệp vụ phản ánh trên chứng từ đến các loại tài sản (loại
sổ, loại tài khoản) phải phản ánh
- Các yếu tố bổ sung khác như quy mô kế hoạch của nghiệp vụ, phương
thức mua bán hàng, phương thức thanh toán.
Vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Hệ thống chế độ kế toán
doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 áp dụng


vi
cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả

nước; Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 áp dụng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ; Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 về việc ban
hành Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.
Phân loại chứng từ kế toán
- Theo công dụng:
- Theo địa điểm lập chứng từ:
- Theo trình độ khái quát của tài liệu trong chứng từ.
- Theo số lần ghi các nghiệp vụ kinh tế
- Theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ
- Theo tính cấp bách của thông tin chứa trong chứng từ
Luân chuyển chứng từ
- Bản chất, ý nghĩa của luân chuyển chứng từ
Luân chuyển chứng từ là sự vận động liên tục kế tiếp nhau từ giai đoạn này
sang giai đoạn khác của chứng từ. Luân chuyển chứng từ thường được xác định
từ khâu lập đến khâu lưu trữ, huỷ chứng từ.
- Kế hoạch luân chuyển chứng từ.
- Nội quy về chứng từ
- Chế độ chứng từ do BộTài chính quy định, nội dung của chế độ gồm:
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán được sử dụng để theo dõi và phản ánh tình hình và sự
biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, từng khoản nợ phải thu,
phải trả. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong các đơn vị, tổ chức, doanh
nghiệp … được hình thành từ yêu cầu phản ánh thông tin nhiều chiều, đa dạng
cho quản lý.
Đặc trưng cơ bản của hệ thống tài khoản kế toán:
Cơ sở của việc thiết kế tài khoản
Về nội dung đối tượng hạch toán kế toán
Về đặc điểm phải chú ý các mặt sau:
Hiện nay Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006; Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 quy định chế độ kế

toán áp dụng cho các doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; Quyết định
số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 quy định chế độ kế toán áp dụng trong các


vii
đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong đó có quy định hệ thống tài khoản được áp
dụng trong các đơn vị.
- Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm kế
toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời
gian và đối tượng. Ghi sổ kế toán là một giai đoạn kế toán trong quá trình công
nghệ sản xuất thông tin kế toán.
* Phân loại theo phương pháp ghi, tính chất hệ thống hoá phản ánh số liệu
ta có ba loại sổ kế toán chính là: sổ nhật ký, sổ cái và sổ nhật ký - sổ cái
* Phân loại theo tiêu thức kết cấu bên trong sổ, ta có: kết cấu kiểu tài
khoản; két cấu một bên của tài khoản và kết cấu bàn cờ.
* Phân loại theo hình thức bên ngoài ta có sổ quyển và sổ tờ rơi
* Phân loại theo mức độ phản ánh số liệu trên sổ ta có các loại: sổ kế toán
chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.
Yêu cầu, nguyên tắc kế toán trên sổ kế toán
* Mở sổ kế toán
* Ghi sổ kế toán
* Sửa chữa sổ kế toán
* Khoá số kế toán
Hiện nay có bốn hình thức sổ cơ bản có thể lựa chọn và vận dụng:
1. Sổ Nhật ký chung
2. Sổ Nhật ký - Sổ cái
3. Sổ chứng từ ghi sổ
4. Sổ Nhật ký - Chứng từ
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý trong từng ngành, từng đơn vị, từng
thành phần kinh tế... hệ thống báo cáo kế toán có thể bao gồm số lượng bảng
khác nhau và kết cấu các bảng khác nhau nhưng phải bao gồm hai phân hệ:
- Phân hệ tổng hợp - cân đối tổng thể về đối tượng hạch toán kế toán: cân
đối giữa tài sản và nguồn vốn (Bảng cân đối kế toán); cân đối giữa thu chi và kết
quả lãi hoặc lỗ (Báo cáo kết quả kinh doanh); cân đối giữa các luồng tiền vào ra
của doanh nghiệp (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).


viii
- Phân hệ tổng hợp - cân đối bộ phận phù hợp với đối tượng hạch toán kế
toán như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tình hình thanh toán, chi phí sản
xuất...
Có thể phân loại hệ thống báo cáo kế toán theo các tiêu thức sau:
- Theo nội dung kinh tế hay tính khái quát:
- Theo phân cấp quản lý hay quy hoạch thông tin:
- Theo trình độ tiêu chuẩn hoá hay tính chất nghiệp vụ:
+ Bảng tiêu chuẩn
+ Bảng biểu chuyên dùng
- Theo kết cấu:
+ Bảng kết cấu 2 bên
+ Bảng kết cấu 1 bên
* Bảng cân đối kế toán:
* Bảng cân đối thu, chi và kết quả
* Bảng cân đối thu - chi tiền tệ
- Bộ máy kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
* Tổ chức bộ máy kế toán tập trung (một cấp)
* Mô hình kế toán phân tán
* Mô hình kế toán hỗn hợp

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
* Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính
Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính là những đơn vị dự toán
độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định
của Luật kế toán.
Theo Quyết định số 938/QĐ-BTC ngày 07/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính được phân loại như sau:
* Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động:
- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định
theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 110%.
- Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ
nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đặt hàng.


ix
* Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: đơn vị sự nghiệp
có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên được xác định theo công
thức trên, từ ttên 10% đến dưới 100%.
* Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm phần lớn chi phí hoạt
động: Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác
định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.
Căn cứ cách xác định phân loại đơn vị sự nghiệp có thu nêu trên và các
quyết định hiện hành về loại hình đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính,
Bộ Tài chính phân loại đơn vị sự nghiệp như sau:
* Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính quản lý trực tiếp:
* Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc các hệ thống, cơ quan thuộc Bộ Tài
chính
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

* Cơ chế quản lý tài chính
Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính thực hiện tổ chức công tác
kế toán tại đơn vị theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ
Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.
Thực hiện quản lý tài chính tại đơn vị theo hướng dẫn tại Quyết định số
938/QĐ-BTC ngày 07/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành
Quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc
Bộ Tài chính.
Một số nội dung chính trong cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị này cụ
thể như sau:
* Xây dựng và quyết định phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
* Xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ
* Quy định về quản lý nguồn thu đối với các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu
* Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính
- Chi thường xuyên
- Chi cho các hoạt động dịch vụ
* Quy định về quản lý tài sản nhà nước
* Một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp có thu phải thực
hiện theo quy định của nhà nước
* Chế độ báo cáo hàng năm


x
* Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu
thuộc Bộ Tài chính
- Tổ chức chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài
chính áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Để phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị ngoài các chứng từ kế toán bắt

buộc, các đơn vị này còn vận dụng có sáng tạo các biểu mẫu chứng từ kế toán
hướng dẫn của Bộ.
Luân chuyển chứng từ kế toán
- Đơn vị không có đơn vị trực thuộc
- Đơn vị có đơn vị trực thuộc
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc
Bộ Tài chính được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt
động của đơn vị có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hoá của hệ thống tài
khoản kế toán doanh nghiệp và hệ thống tài khoản kế toán nhà nước.
Hệ thống tài khoản áp dụng trong các đơn vị này được lập căn cứ vào đặc
trưng cơ bản về phạm vi hạch toán. Với hệ thống tài khoản theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính, các đơn vị sự nghiệp có thu chủ yếu sử dụng hệ thống tài khoản
tổng hợp và một vài đối tượng kế toán có thêm hệ thống tài khoản chi tiết để
phục vụ cho công tác quản lý.
Tại các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, quan niệm thời
điểm, nội dung ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa đúng, cách hạch
toán vắn tắt, không đầy đủ nên hệ thống tài khoản của đơn vị bị lược bỏ rất
nhiều. Cụ thể:
- Việc ghi nhận doanh thu
- Tài khoản 153 - công cụ dụng cụ chưa được lập đúng quy định.
- Tài khoản 412 - chênh lệch đánh giá lại tài sản không phát sinh.
- Các tài khoản phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ giữa đơn vị cấp trên và
cấp dưới chưa được lập và sử dụng đúng theo nội dung kinh tế phát sinh.
- Tài khoản 461- nguồn kinh phí hoạt động và tài khoản 411 - nguồn vốn
kinh doanh.


xi
Các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến nguồn vốn kinh doanh bị

phản ánh trùng lặp tại đơn vị kế toán trung tâm và đơn vị kế toán trực thuộc.
Tại các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ không phát sinh các tài khoản
ngoài bảng cân đối kế toán.
Các đơn vị hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ của hoạt
động sự nghiệp, hoạt động dự án được quy đổi ra theo tỷ giá hối đoái do Bộ Tài
chính công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà không được quy đổi
theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Mặt khác, việc tính giá và ghi sổ kế toán của các loại tài sản mua vào phải
theo giá thực tế phản ánh trên hoá đơn, chứng từ.
* Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức kế toán áp dụng tại các đơn vị này:
*Đơn vị sự nghiệp không có đơn vị trực thuộc
Áp dụng hình thức sổ Nhật ký - Sổ cái.
Nội dung và trình tự hạch toán: hàng ngày căn cứ chứng từ kế toán đã được
kiểm tra, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có, kế toán đơn vị phản ánh
vào sổ chi tiết tài khoản, đối tượng. Cuối tháng, cộng tổng một dòng phát sinh
trên sổ chi tiết ghi vào Sổ nhật ký - sổ cái. Số liệu trên sổ thẻ chi tiết, cuối năm
sau khi khoá, kiểm tra sẽ được kế toán sử dụng lên bảng cân đối tài khoản và
các báo cáo tài chính khác.
* Đơn vị có đơn vị trực thuộc
Sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp, lựa chọn hình thức Sổ
nhật ký chung. Nội dung và trình tự ghi sổ.
Các đơn vị áp dụng phần mềm kế toán có nhiều ưu điểm hơn so với cách
ghi sổ thủ công. Tuy nhiên khi lựa chọn hình thức kế toán cụ thể áp dụng trong
kế toán máy, các dữ liệu trên sổ kế toán không phản ánh được mối quan hệ kiểm
tra đối chiếu lẫn nhau. Vì vậy việc áp dụng kế toán máy chỉ thực sự phát huy hết
tác dụng khi nhân viên kế toán có trình độ kế toán nhất định để đảm bảo mức độ
chuẩn xác ngay từ khâu hạch toán ban đầu.
* Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

thuộc Bộ Tài chính bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách
nhà nước. Báo cáo này dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử
dụng kinh phí ngân sách của nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động


xii
của đơn vị trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho
việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ
quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn
vị.
Như vậy hệ thống báo cáo kế toán áp dụng trong các đơn vị này gồm: báo
cáo tài chính (Báo cáo thu - Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, Thuyết minh
Báo cáo Tài chính) và báo cáo quản trị (Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo tình
hình tăng, giảm TSCĐ), báo cáo quyết toán ngân sách.
Kỳ hạn lập báo cáo tài chính: thực tế thời hạn lập, nộp các báo cáo tài chính
tại các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính không thực hiện theo đúng
quy định của chế độ kế toán hiện hành nhất là tại các đơn vị tự bảo đảm chi phí
hoạt động.
* Tổ chức bộ máy kế toán
- Các đơn vị sự nghiệp có thu, không có đơn vị trực thuộc: bộ máy kế toán
được tổ chức theo mô hình tập trung. Thông thường nhân viên kế toán tại các
đơn vị này chỉ gồm 01 Kế toán trưởng, 01 Thủ quỹ và 01 Kế toán viên.
- Các đơn vị sự nghiệp có thu có đơn vị trực thuộc
+ Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán
Theo đó bộ máy kế toán của đơn vị được phân thành hai cấp là kế toán
trung tâm và kế toán đơn vị trực thuộc. Tại hai cấp này đều hình thành hệ thống
sổ sách kế toán và nhân lực kế toán riêng.
+ Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp vừa tập trung vừa phân tán
Đơn vị trực thuộc có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, được giao quyền
tự chủ về vốn, được hình thành bộ máy nhân sự để điều hành toàn bộ hoạt động

do vậy bộ máy kế toán được tổ chức riêng, thực hiện chế độ hạch toán độc lập.
Đơn vị trực thuộc quy mô nhỏ chưa có đủ điều kiện tự chủ trong quản lý thì
không được phân cấp quản lý, toàn bộ khối lượng công tác kế toán được thực
hiện tại kế toán trung tâm.


xiii
* Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
có thu thuộc Bộ Tài chính
- Những kết quả đạt được
- Những tồn tại và nguyên nhân
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3 - PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ
THU THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
* Phƣơng hƣớng hoạt động và phát triển của các đơn vị sự nghiệp có thu
thuộc Bộ Tài chính đến năm 2015
- Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, thuộc lĩnh vực
giáo dục đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính.
- Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động như các nhà khách,
nhà nghỉ thuộc Bộ Tài chính
- Cỏc Trung tâm Thẩm định giá trực thuộc Bộ
* Nội dung và giải pháp hoàn thiện
- Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính
- Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện
Việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu
thuộc Bộ Tài chính trước hết phải được xuất phát từ chính yêu cầu quản lý tài
chính tại đơn vị sau đó tiến tới hoàn thiện chế độ kế toán áp dụng trong các đơn
vị sự nghiệp nói chung.

Hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị này không có nghĩa là bác bỏ
hoàn toàn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Các lý luận cơ bản về công tác
tổ chức hạch toán sẽ là kim chỉ nam cho các bước hoàn thiện. Hoàn thiện phải
đảm bảo tối thiểu theo những nội dung đã trình bày ở phần lý luận.
Những giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán tại các đơn
vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính quán triệt nguyên tắc thống nhất.
Những giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán tại các đơn
vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp.
Giải pháp hoàn thiện phải hướng đến sự hội nhập của kế toán Việt Nam với
chuẩn mực kế toán quốc tế.


xiv
Giải pháp hoàn thiện để đi vào thực tiễn hoạt động và phát huy hiệu quả
cần đảm bảo các yếu tố: dễ làm, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra và tiết kiệm chi phí.
- Giải pháp hoàn thiện
Chứng từ kế toán
- Quy định bằng văn bản hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng tại
đơn vị trung tâm và đơn vị trực thuộc (nếu có).
- Xây dựng nội quy về chứng từ kế toán, tiêu chuẩn hợp lệ của chứng từ.
- Với các đơn vị có hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực việc xây dựng
nội quy chứng từ với hướng dẫn của các ngành liên quan
- Xây dựng cụ thể kế hoạch luân chuyển chứng từ tại đơn vị trung tâm và
đơn vị trực thuộc (nếu có), giữa các đơn vị trong nội bộ.
+ Tại đơn vị không có đơn vị trực thuộc
+ Tại đơn vị có đơn vị trực thuộc
- Tổ chức lưu trữ chứng từ kế toán là bước cuối cùng trong toàn bộ chu
trình luân chuyển chứng từ. Cần phải lập sổ theo dõi thời gian lưu của chứng từ
kế toán để từ đó xác định mức độ lưu trữ của từng loại chứng từ.
- Các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ phải lập sổ đăng ký mẫu chữ ký của

thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị theo
quy định của Bộ Tài chính.
Hệ thống tài khoản kế toán
- Bộ cho phép hạch toán tài sản cố định và hao mòn tài sản cố định hữu
hình đối với các tài sản hình thành từ vốn ngân sách nhà nước như áp dụng đối
với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đồng thời xây dựng cơ chế hạch toán
để xác định mức độ góp vốn của Bộ như một nhà đầu tư dài hạn tại đơn vị.
- Bộ nên có những hướng dẫn cụ thể về các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận
thuê hoặc giao đất cho các đơn vị sự nghiệp có thu để giá trị tài sản vô hình.
- Xem xét sự cần thiết của việc tách riêng mối quan hệ nội bộ thành kinh
phí và thanh toán hộ giữa các đơn vị để các đơn vị thuận tiện trong việc sử dụng
các công cụ phân tích tài chính.
- Nên chăng xây dựng hệ thống tài khoản kế toán tại các đơn vị sự nghiệp
có thu gần hơn với hệ thống tài khoản của doanh nghiệp.
- Để đảm bảo tính thống nhất giữa số tiền phản ánh trên chứng từ kế toán
với số tiền ghi chép trên sổ kế toán, việc quy đổi ngoại tệ phải theo tỷ giá giao
dịch thực tế hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng, gọi chung là tỷ giá thực tế.


xv
Chênh lệch giữa tỷ giá thực tế với tỷ giá ghi sổ kế toán được phản ánh qua tài
khoản 413 - chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Trên cơ sở hướng dẫn chế độ kế toán hiện hành, kế toán trưởng trung tâm
xây dựng hệ thống tài khoản, cách thức hạch toán áp dụng thống nhất trong toàn
đơn vị.
- Xây dựng cách hạch toán thống nhất trong đơn vị, nghiêm cấm cách hạch
toán tắt, không vận dụng đủ các tài khoản như đã nêu tại quy định.
- Đồng thời quy định rõ cách hạch toán nội bộ, tránh trùng lặp tài khoản khi
phản ánh cùng một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về các nội dung xây dựng trên cho các đơn

vị trực thuộc để đảm bảo tính hiệu quả trong các giải pháp hoàn thiện hệ thống
tài khoản kế toán tại các đơn vị này.
- Để xây dựng hệ thống tài khoản, cách thức hạch toán phù hợp, kế toán
đơn vị có thể tham khảo học tập cách tổ chức ở các đơn vị hoạt động trong cùng
ngành nghề, lĩnh vực ngoài Bộ.
- Thay đổi quan điểm, cách thức ghi nhận doanh thu bán hàng theo hướng
dẫn của chế độ, theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam. Khi hạch toán công cụ dụng
cụ bắt buộc phải qua tài khoản 153.
- Thực hiện kiểm kê tài sản nội bộ định kỳ.
- Hạch toán nguồn vốn kinh doanh do nhà nước góp tại đơn vị trung tâm
theo hướng dẫn hiện hành. Khi thực hiện điều chuyển nội bộ TSCĐ hình thành
từ nguồn vốn kinh doanh trên, kế toán trung tâm và đơn vị trực thuộc phản ánh
qua tài khoản 342 - thanh toán nội bộ.
Hệ thống sổ kế toán
- Mở sổ kế toán cho tất cả các tài khoản có phát sinh nghiệp vụ kế toán.
Sổ được phân thành hai hệ thống: sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
- Hoàn thiện trình tự ghi sổ kế toán theo đúng quy định của Bộ Tài chính,
thực hiện đa dạng hoá đầu sổ theo từng đối tượng phản ánh.
- Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp có thu áp dụng phần mềm kế toán,
hiện đại hoá, ứng dụng tin học trong công tác kế toán nhưng vẫn đảm bảo bản
chất, chức năng của sổ kế toán.
Hệ thống báo cáo kế toán
- Xác định rõ vai trò, mức độ cung cấp thông tin của Bảng cân đối tài khoản
và khẳng định mức độ không thể thay thế của Bảng cân đối kế toán.


xvi
- Chi tiết hơn nội dung của báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt
động sản xuất kinh doanh để từ đó đánh giá hiệu quả của từng hoạt động của
đơn vị

- Khuyến khích các đơn vị lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ để biết được tình
hình tiền tệ của đơn vị.
- Thuyết minh báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngoài
phần quy định bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính, kế toán đơn vị có thể
công bố thêm những nội dung quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Thời hạn lập, nộp báo cáo tài chính phải đúng theo quy định của nhà
nước. Đơn vị trung tâm phải quy định trách nhiệm lập, nội dung, thời hạn nộp
báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc.
Bộ máy kế toán
- Thực hiện chuyên môn hoá theo phần hành kế toán trong công tác tổ chức
kế toán tại trung tâm và tại đơn vị trực thuộc
- Đơn vị cần phải tăng số lượng nhân viên kế toán trong bộ máy để đi sâu
vào các phần hành kế toán, kịp thời cung cấp thông tin cho các đối tượng có
quan tâm.
- Tăng cường chức năng hướng dẫn, giám sát của kế toán trưởng đơn vị.
* Công tác kiểm tra kế toán
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra kế toán trong nội bộ, kiểm tra các
đơn vị trực thuộc. Quan điểm này cần được thực hiện ở cả hai cấp là cấp Bộ,
đơn vị chủ quản và đơn vị trực thuộc.
Cấp Bộ
- Đi sâu hơn trong công tác kiểm tra, giám sát cách thức hạch toán tại đơn
vị sự nghiệp có thu.
- Đẩy mạnh xây dựng mối quan hệ giữa các đơn vị sự nghiệp có thu với Bộ
ngoài quan hệ cấp vốn ngân sách.
- Bộ cần có chế tài riêng quy định quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu và
kế toán trưởng đơn vị…
Cấp đơn vị
- Tăng cường hơn nữa công tác tự kiểm tra nội bộ, nâng cao vai trò của
người đứng đầu đơn vị và kế toán trưởng trong việc thực hiện chức năng này.
- Việc hạch toán kế toán đồng thời phải đi đôi với kiểm tra, đối chiếu

thường xuyên trong nội bộ nhằm hạn chế những sai sót trong lúc hạch toán.


xvii
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng thái độ
làm việc nghiêm túc, trung thực có trách nhiệm của các nhân viên trong bộ máy
kế toán.
* Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện
Cấp đơn vị
- Để thực hiện được các giải pháp trên trước hết phụ thuộc vào trình độ
năng lực công tác của nhân viên kế toán trong bộ máy.
- Trình độ nghiệp vụ, tầm nhìn bao quát mọi hoạt động kinh tế tài chính
phát sinh tại đơn vị của kế toán trưởng.
- Để từng bước quản lý chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị,
các đơn vị phải thực hiện chuyên môn hoá, phân công lao động trong phần hành
kế toán.
- Các bước hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại đơn vị phải được thực
hiện theo trình tự, bước sau kế thừa tính hoàn thiện của bước trước đó.
Cấp Bộ
- Tích cực tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các đơn vị trực thuộc .
- Thường xuyên nghiên cứu nâng cao trình độ nhận thức, rút ngắn khoảng
cách giữa chế độ kế toán sự nghiệp với chế độ kế toán công quốc tế.
- Trước khi hoàn thiện theo các giải pháp trên Bộ cần phải khảo sát kỹ
hơn nữa thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ.


xviii
KÕt luËn
Trong những năm qua chế độ kế toán hành chính sự nghiệp nói chung và
chế độ kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng đã không ngừng được

hoàn thiện và góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng
quản lý và hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, cùng với xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới,
chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay còn phải đổi
mới hơn nữa để không ngừng đổi mới hoàn thiện hơn, tiếp cận dần tới thông lệ
và chuẩn mực kế toán quốc tế.
Với những nội dung và đề xuất đã trình bày trong toàn bộ luận văn, tác giả
mong muốn được góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện tổ chức công tác
hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Tài chính. Tuy
nhiên, nội dung của luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp để nâng cao sự hiểu biết và
hoàn thiện nội dung của luận văn.
C¸c phô lôc kÌm theo
Danh mục tài liệu tham khảo



×