Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.31 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước (Doanh
nghiệp nhỏ và vừa) DNN&V đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một
bộ phận có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền KT. Với một số lượng đông
đảo, chiếm hơn 95% tổng số DN, tạo công ăn việc làm cho gần một nửa số
lao động trong các DN, đóng góp đáng kể vào GDP và kim ngạnh xuất khẩu
cả nước, các DNN&V Việt Nam đang khẳng định vai trò không thể thiếu của
mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Việc mở rộng cho vay đối với các DNN&V hiện nay được coi là cơ
hội của các NHTM, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, phù hợp với chủ
trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, giúp các NH chuyển dịch
cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hoá các danh mục đầu tư
cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh.
Hiện nay, tỷ trọng dư nợ DNN&V trong tổng dư nợ tại Hội sở Ngân
hàng Bắc á (NASB) còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và
khả năng của thị trường. Hội sở Ngân hàng Bắc á đã có định hướng mở rộng
cho vay DNN&V nhằm phục vụ cụm công nghiệp nhỏ, các làng nghề truyền
thống hiện đang rất phát triển tại Nghệ An.
Trước thực tiễn này, mở rộng cho vay DNN&V là hết sức cần thiết
đối với NHTM vì đây sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển
của nền KT nói chung và đối với các DNN&V nói riêng. Đồng thời đây
cũng là một đối tượng khách hàng khá hấp dẫn, có nhiều cơ hội tăng trưởng
dư nợ một cách an toàn, có hiệu quả. "Mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở
NASB" sẽ góp phần thực hiện mục tiêu này của NASB trên địa bàn Nghệ
An.
2. Mục tiêu nghiên cứu


Nội dung luận văn đi sâu phân tích làm rõ các vấn đề sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc mở


rộng cho vay DNN&V của NHTM.
- Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân
hàng Bắc á từ năm 2006 đến năm 2008.
- Đề xuất giải pháp mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng
Bắc á trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay DNN&V của NHTM.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động cho vay đối với DNN&V tại Hội sở
Ngân hàng Bắc á, giai đoạn từ năm 2006- 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, và các phương pháp được sử dụng: Thống kê,
tổng hợp, so sánh, phân tích…
5. Ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn
Về lý luận: đề cập vai trò của tín dụng NHTM đối với sự phát triển
DNN&V trong cơ chế KT thị trường hiện nay ở Việt Nam.
Về thực tiễn: đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay
DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á.
6. Kết cấu luận văn
Phần mở đầu: Nêu sự cần thiết, mục tiêu đối tượng phạm vi, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn của luận văn.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay DNN&V tại
NHTM.


Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng
Bắc á.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc
á.


CHƯƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG
CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cho đến nay, vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung của quốc tế để phân
loại DNN&V. Nhìn chung, việc phân định quy mô của DNN&V thường
được dựa trên tiêu chí cơ bản là số lượng lao động, vốn hoặc tài sản và
doanh thu.
Mỗi quốc gia, tuỳ theo điều kiện và trình độ phát triển, quy định mức
độ đánh giá từng tiêu chí theo các quy mô doanh nghiệp khác nhau. Tại Thái
Lan, khái niệm các DNN&V được đưa ra dựa trên việc xác định các tiêu chí
một cách chi tiết và cụ thể hơn với sự tách biệt rõ ràng giữa các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Hai thông số quan trọng được sử dụng là số lượng nhân
công và tài sản cố định.
Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 định nghĩa DNN&V là cơ
sở kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ,
vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản
được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình
quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô DN siêu
nhỏ

DN nhỏ

DN vừa


Khu vực


Số lao động

Tổng

Số lao động

ng.vốn
I. Nông,lâm

≤ 10 người

nghiệp&th.sản
II. CN và

≤ 10 người

≤ 10 tỷ

10 đến 200

10 đến 200

đồng
≤ 10 người

mại và d.vụ

Số lao động


ng.vốn

đồng

xây dựng
III. Thương

≤ 10 tỷ

Tổng

20 đến 100

200 đến

tỷđ

300

20 đến 100

200 đến

tỷđ

300
50 đến 100

≤ 10 tỷ


10 đến 50

20 đến

đồng

người

50 tỷđ

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Về các điểm mạnh
- DNN&V dễ khởi sự. Hầu hết các DNN&V chỉ cần có một lượng vốn
ít, số lao động không nhiều, diện tích mặt bằng nhỏ và các điều kiện làm
việc đơn giản đã có thể bắt đầu kinh doanh ngay khi có ý tưởng kinh doanh
- Tinh linh hoạt cao. Vì hoạt động với quy mô nhỏ cho nên hầu hết các
DNN&V đều rất năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi
trường.
- Có lợi thế trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền
thống - DNN&V có lợi thế về sử dụng lao động. Quan hệ lao động trong các
DNN&V thường có tính chất thân thiện, gần gũi hơn so với các DN lớn. Do
đó người lao động thường dễ dàng được quan tâm, động viên, khuyến khích
hơn trong công việc. Đặc biệt là mối quan hệ gần gũi, thân thiện đó rất phù
hợp với văn hoá của người Châu á nói chung và của người Việt Nam nói
riêng.
Về các điểm yếu
- DNN&V thiếu các nguồn lực để thực hiện các ý tưởng kinh doanh
lớn hoặc các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công cộng.



- DNN&V không có các lợi thế kinh tế theo quy mô và ở một số nước
thì loại hình DN này thường bị yếu thế trong các mối quan hệ với NH, với
Chính phủ và giới báo chí cũng như thếu sự ủng hộ của đông đảo công
chúng.
- Các DNN&V rất dễ khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều loại rủi ro
trong kinh doanh.
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
* Tạo ra của cải vật chất và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
DNN&V cung cấp ra thị trường nhiều loại hàng hoá khác nhau đáp
ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước như trang thiết bị và linh kiện
cần thiết cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công
nghiệp cũng như các hàng hoá tiêu dùng khác.
* Thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
DNN&V với quy mô nhỏ và vừa, với mức độ đầu tư không lớn, linh
hoạt, rất phù hợp cho phát triển kinh tế dân doanh. DNN&V là phương thức
phù hợp và hữu hiệu để huy động nguồn lực từ dân cho phát triển kinh tế.
* Tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp
Đặc điểm chung của các DNN&V là ít vốn và hoạt động chủ yếu
trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Do đó, DNN&V ở tất cả các nước
có thể tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động. ở nhiều
nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển, DNN&V là nơi tạo ra nhiều
việc làm nhất.
* Tạo cơ sở để hình thành các doanh nghiệp lớn
Kinh nghiệm phát triển kinh tế ở nhiều nước cho thấy hiện nay phần
lớn các công ty và các tập đoàn kinh tế đa quốc gia đều trưởng thành từ các
DNN&V. Với cách xem xét đó DNN&V chính là nguồn tích luỹ ban đầu và
là “lồng ấp” cho các doanh nghiệp lớn.


1.2. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngay từ khi thành lập và trong suốt
quá trình sản xuất kinh doanh đều có quy mô vừa và nhỏ do vậy nhu cầu vốn
của từng doanh nghiệp cũng không lớn do đó việc thu xếp vốn cho các
doanh nghiệp này luôn nằm trong khả năng của các ngân hàng.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn chủ yếu để tài trợ cho sự thiếu
hụt vốn lưu động tạm thời, nên các khoản vay này thường là nhỏ.
- DNN&V khả năng tài chính hạn chế (do vốn chủ sở hữu nhỏ, lợi
nhuận để lại không cao), do đó việc tiếp cận nguồn vốn trung-dài hạn của
ngân hàng thường khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn, tài sản đảm bảo và
phương án kinh doanh không đủ điều kiện để cho vay. Chính vì vậy khoản
cho vay trung-dài hạn đối với các DNN&V chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng
nguồn vốn cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.
- DNN&V có trình độ quản lý, tổ chức sản xuất chưa cao, mang tính
gia đình và hạn chế tính sáng tạo cao trong doanh nghiệp, khả năng tiếp cận
thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại gặp nhiều khó khăn do đó khi
cho vay DNN&V khả năng đối mặt với rủi ro mất vốn của ngân hàng sẽ cao
hơn.
1.3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương
mại
1.3.1. Quan niệm mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quan điểm của tác giả thì mở rộng cho vay DNN&V được hiểu
như sau: Mở rộng cho vay DNN&V là một thuật ngữ phản ánh việc tăng quy
mô, tăng phạm vi cho vay đối với DNN&V, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn
của DNN&V đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển an toàn của ngân hàng.
1.3.2 Vai trò cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển


- Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh
- Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề

1.3.3 Các tiêu chí phản ánh mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa
* Các chỉ tiêu về quy mô
- Số lượng khách hàng là DNN&V vay vốn
- Tỷ trọng khách hàng là DNN&V vay vốn/tổng số khách hàng tổ
chức
- Tỷ trọng dư nợ DNN&V bình quân/tổng dư nợ bình quân năm của
NHTM
- Dư nợ bình quân đối với một DNN&V, được tính bằng công thức:
* Các chỉ tiêu về chất lượng
- Tỷ trọng nợ xấu cho vay DNN&V/dư nợ cho vay DNN&V, được
tính bằng công thức:
- Tỷ trọng nợ xấu cho vay DNN&V/nợ xấu của NHTM
1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
* Về phía ngân hàng
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
- Trình độ công nghệ của ngân hàng
- Trình độ quản lý kinh doanh của ngân hàng thương mại
* Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phương án sản xuất kinh doanh
Để tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng, DNN&V phải cân
nhắc và lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.
- Năng lực quản lý, tài chính của khách hàng
- Tài sản đảm bảo


* Về chính sách, chế độ
Chính sách và chế độ quy định của Nhà nước liên quan đến cho vay
đối với DNN&V có ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới hoạt động cho vay của

NHTM đối với các doanh nghiệp này.

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG BẮC Á
2.1. Khái quát về Hội sở Ngân hàng Bắc á
Trải qua 15 năm hoạt động, với hệ thống trên 45 điểm giao dịch
rộng khắp cả nước (Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, đồng
bằng Sông Cửu Long…) NASB ngày càng phát triển bền vững và đã từng
bước khẳng định được uy tín của mình trên thị trường tài chính - tiền tệ
trong và ngoài nước. Đến 31/12/2008 NASB đã đạt được một số chỉ tiêu cơ
bản:
- Tổng tài sản: 8.582 tỷ đồng
- Tổng dư nợ: 6.481 tỷ đồng
- Nợ quá hạn: 116 tỷ đồng chiếm 1,79% tổng dư nợ
- Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ: 44%
Trong đó, tổng tài sản của Hội sở Ngân hàng Bắc á là 6.875 tỷ đồng,
Hội sở Ngân hàng Bắc á gồm hội sở chính, 01 phòng giao dịch, đội ngũ cán
bộ 165 người có trình độ, kinh nghiệm đang nỗ lực vượt bậc đã góp phần
tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính
Đơn vị: Tỷ đồng (cả ngoại tệ quy đổi)
STT
A

Chỉ tiêu
Tổng tài sản

2006

2007


2008

1.471

1.567

1.876


B

C

Hoạt động huy động vốn
Vốn huy động tại địa bàn

795

968

1.031

Thị phần huy động vốn

8,6%

8,05%

6,49%


683

842

1.022

- Ngắn hạn

351

273

476,25

- Trung dài hạn

332

569

545,75

- VNĐ

572

736

957


- Ngoại tệ quy đổi

111

106

65

- Dư nợ có tài sản đảm bảo

512,25

698,86

970,9

- Dư nợ không có tài sản đảm bảo

170,75

143,14

51,1

Hoạt động tín dụng
Dư nợ

1


Phân theo thời gian

Phân theo loại tiền

Phân theo tài sản đảm bảo

2

Nợ quá hạn

14,7

15,1

13,8

3

Thị phần tín dụng

6,2%

4,9%

4,72%

D

Hoạt động dịch vụ khác
- Bảo lãnh


0,149

0,79

1,648

- Thanh toán

0,312

0.494

0,598

- Ngân quỹ

0,018

0,036

0,204

-Kinh doanh ngoại tệ

1,97

4,458

50,817


Thu từ dịch vụ NH

E

Kết quả kinh doanh

1

Tổng thu

352

516

625

2

Tổng chi

341

501

612

3

Trích dự phòng rủi ro


18,5

19,3

21,2

4

Lợi nhuận trước thuế

11

15

13

2.2. Thực trạng mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở ngân hàng Bắc
á
Đơn vị: Tỷ đồng (cả ngoại tệ quy
đổi)
Loại cho vay


nợ

Năm 2006
Tăng,
Tỷ trọng
giảm

(%)
(%)

Năm 2007
Tăng,
Tỷ
Dư nợ giảm
trọng
(%)
(%)

Năm 2008
Dư nợ

Tăng,
giảm (%)

Tỷ
trọng
(%)


I. Tổng dư nợ
1. Ngắn hạn
2. Trung, dài hạn
II. DNN&V
1. Ngắn hạn
2. Trung, dài hạn

683

351
332
130,6
74,67
55,93

51,4
48,6
27,2
34,1

57,18
42,82

842
273
569
181
110,86
70,14

48,46
25,4

1.022
32,46 476,25
67,54 545,75
142,19
61,25 142,19
38,75 87,81


46,6
53,4
28,26
25,19

61,82
38,18

Qua số liệu trên cho thấy năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng dư
nợ DNN&V rất cao tương ứng là 18,6% và 38,59% và năm 2008 tốc độ tăng
dư nợ có chậm lại nhưng vẫn đạt 27,07%%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ DNN&V
trong tổng dư nợ của Hội sở Ngân hàng Bắc á các năm 2006, 2007, 2008 lần
lượt là 19,12%, 21,5% và 22,51%. Bên cạnh đó như đặc điểm của DNN&V là
quy mô nhỏ nên dư nợ cho vay một DN là không lớn do đó điều quan trọng để
mở rộng cho vay DNN&V là phải mở rộng khách hàng, gia tăng số lượng DN
vay vốn. Mặc dù dư nợ DNN&V hiện nay tại Hội sở Ngân hàng Bắc á đã
chiếm tỷ trọng khá nhưng thực sự số lượng là chưa nhiều, đến 31/12/12008
mới chỉ có 140 DN.
Số lượng và tỷ trọng khách hàng là DNN&V vay vốn
Bảng 2.12: Tổng hợp dư nợ DNN&V
Đơn vị: Tỷ đồng (cả ngoại tệ quy đổi)
Số TT
Loại vay
1
Tổng dư nợ
2
DNN&V
Số DN vay vốn
Dư nợ

Dư nợ/tổng dư nợ
Tốc độ tăng trưởng dư nợ

Năm 2006
683

Năm 2007
842

Năm 2008
1.022

101
130,6
19,12%
18,6%

121
181
21,5%
38,59%

140
230
22,51%
27,07%

(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng giai đoạn 2006 – 2008 của Hội sở Ngân hàng
Bắc á)
Qua số liệu trên cho thấy năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng

dư nợ DNN&V rất cao tương ứng là 18,6% và 38,59% và năm 2008 tốc độ
tăng dư nợ có chậm lại nhưng vẫn đạt 27,07%%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ


DNN&V trong tổng dư nợ của Hội sở Ngân hàng Bắc á các năm 2006,
2007, 2008 lần lượt là 19,12%, 21,5% và 22,51%. Bên cạnh đó như đặc
điểm của DNN&V là quy mô nhỏ nên dư nợ cho vay một DN là không lớn
do đó điều quan trọng để mở rộng cho vay DNN&V là phải mở rộng khách
hàng, gia tăng số lượng DN vay vốn. Mặc dù dư nợ DNN&V hiện nay tại
Hội sở Ngân hàng Bắc á đã chiếm tỷ trọng khá nhưng thực sự số lượng là
chưa nhiều, đến 31/12/12008 mới chỉ có 140 DN.
2.2.2.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNN&V và dư nợ bình quân đối với
một DNN&V
Bảng 2.13 : Tỷ trọng dư nợ cho vay DNN&V bình quân
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Dư nợ DNN&V bình quân năm (tỷ đồng)

115,5

155,8

205,5


Tổng dư nợ bình quân năm (tỷ đồng)

591,5

762,5

932

Tỷ trọng (%)

19,52

20,43

22,05

(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng giai đoạn 2006 – 2008 của Hội sở Ngân
hàng Bắc á)
2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Hội sở Ngân hàng Bắc Á
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
Qua số liệu về thực trạng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc
á trong thời gian vừa qua có thể tổng kết một số kết quả tích cực như sau:
- Tốc độ tăng trưởng số lượng DNN&V vay vốn khá tốt và ổn định;
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng với DNN&V là tương đối cao, tỷ trọng
tín dụng cho DN này tăng đáng kể;
- Tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ rất cao đã khẳng định thêm về khả năng
an toàn trong việc cho vay DNN&V;
- Dư nợ theo thành phần KT cũng có chuyển biến tích cực, đã tập
trung nhiều vào DNN&V ngoài quốc doanh;



- Chất lượng tín dụng các DNN&V tương đối khả quan, ít có nguy cơ
bùng phát nợ quá hạn. Nợ xấu ngày càng giảm cả về số tuyệt đối và tương
đối;
- Cũng từ kết quả của công tác cho vay DNN&V trong những năm qua
tại Hội sở Ngân hàng Bắc á đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của các
DN. Nhìn chung DNN&V vay vốn đã hoạt động khá hiệu quả, mức trưởng
doanh thu cũng như lợi nhuận đạt khá và ổn định. Đây cũng là cơ sở vững
chắc để DN và NH xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn bó và cùng có lợi.
Để đạt được những kết quả tích cực trên là do những nguyên nhân sau:
- Việc thực hiện công tác cho vay đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã
thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo cho vay không phân biệt thành phần KT,
chú trọng ưu tiên cho vay DNN&V;
- Áp dụng linh hoạt các hình thức cho vay, đảm bảo tiền vay sao cho
hình thức cho vay, đảm bảo tiền vay phù hợp với mỗi DN, mỗi loại hình sản
xuất kinh doanh và nhu cầu của khách hành;
- Hiện Hội sở Ngân hàng Bắc á đã thực hiện công khai hoá thủ tục cho
vay, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hành trong quá trình tiếp
xúc vốn vay NH, tránh được những thủ tục phiền hà sách nhiễu…
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc cho vay DNN&V tại Hội sở
Ngân hàng Bắc á hiện cũng còn bộc lộ hạn chế như:
- Dư nợ cho vay DNN&V chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với
tiềm năng thực tế;
- Việc cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á chưa đúng theo
định hướng và các thế mạnh phát triển DN của các lĩnh vực như cho vay
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, vùng nguyên liệu, nuôi
trồng và chế biến thuỷ sản,…



- Việc cho vay đầu tư vào các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền
thống nơi có rất nhiều DNN&V hiện nay cũng còn rất nhiều hạn chế.
- Chính sách tín dụng đối với DNN&V chưa thực sự phù hợp và chưa
có đáp ứng sử thích hợp về vấn đề tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay…
- Bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế khác từ các cơ quan ban ngành
chức năng, chính quyền địa phương cũng như từ bản thân DNN&V như: hạn
chế về năng lực người quản lý DN; việc thực hiện chế độ báo cáo cũng như
công khai minh bạch tài chính DN.
Những hạn chế trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- DNN&V hoạt động khá phân tán do đó việc tiếp cận đến các DN này
rất khó khăn, đặc biệt là các DN tại các huyện.
- Cơ chế chính sách của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và
thực tiễn chưa cao.
- Sự phát triển của DNN&V chưa thật sự vững chắc, tăng trưởng
mạnh về số lượng nhưng chưa tương ứng với chất lượng.
- Mạng lới hoạt động của Hội sở Ngân hàng Bắc á chưa tạo được
thuận lợi cho việc tiếp cận cũng như giao dịch với NH của DNN&V.
- Trình độ và khả năng cán bộ Hội sở Ngân hàng Bắc á còn nhiều bất
cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tín dụng cũng như đòi hỏi
ngày càng cao của khách hàng.
- Các sản phẩm cho vay DNN&V còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được
nhu cầu của doanh nghiệp;
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay chủ yếu tập trung vào bất động sản
mà chưa chú trọng đến các tài sản khác của doanh nghiệp, việc xác định giá
trị tài sản còn cứng nhắc, chưa theo kịp giá trị trường.


CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG BẮC Á

3.1.

Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

Trên cơ sở lãi suất cơ bản từng thời kỳ, áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi
đối với các DNN&V, đảm bảo mức lãi suất cho vay đối với các DNN&V
thấp hơn từ 0,5% - 1%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường.
3.2.

Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng

- Cho vay trực tiếp từng lần với các DN có nhu cầu và đề nghị vay vốn
từng lần, có quan hệ không thường xuyên với NH, có nguồn thu thường
không định, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng với những DN đã có quan hệ thường
xuyên, có tín nhiệm với NH, sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả, nhu
cầu vay phục vụ sản xuất kinh doanh thường xuyên.
- Cho vay vốn trung dài hạn để phục vụ cho đầu tư mới, mở rộng sản
xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng
nhà…..vv
- Đặc biệt đối với các DN xuất khẩu, như chương trình hoán đổi tiền tệ
chéo VND-USD, chiết khấu bộ chứng từ…vv.
3.3. Áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nguyên vật liệu tồn
kho, quản chấp lô hàng… phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề kinh
doanh và xếp hạng DN.
3.4.

Xây dựng và áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và quản


lý tín dụng theo danh mục
NASB cần xây dựng một Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng
khách hàng với mục tiêu linh hoạt, được bổ sung và phát triển nhằm đảm


bảo tính thực tế cao và việc đánh giá cũng như hiệu chỉnh hệ thống cần được
tiến hành định kỳ, các kết quả chấm điểm phải được lưu trữ đầy đủ cùng với
hồ sơ tín dụng của khách hàng, kể cả đối với khách hàng bị từ chối.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp hạng nội bộ khách hàng,
NH có thể áp dụng các biện pháp, chính sách tín dụng, quản lý danh mục tín
dụng đối với từng loại khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm
bảo an toàn vốn tín dụng đầu tư của NH.
3.5. Nâng cao chất lượng thẩm định
Để công tác thẩm định đạt được hiệu quả cao và đảm bảo đáp ứng
được kịp thời cơ hội kinh doanh của DN, kết hợp với công tác tiếp thị yêu
cầu cán bộ NH phải tiếp cận với phương án, dự án sản xuất kinh doanh của
khách hàng ngay từ khi DN mới manh nha. Qua đó giúp cho cán bộ NH có
nhiều thời gian hơn trong việc tham khảo, nghiên cứu phương án, dự án sản
xuất kinh doanh của DN để từ đó có được quyết định đầu tư đúng đắn; cũng
như qua đó hướng dẫn DN tạo lập hồ sơ vay vốn một cách đầy đủ và thuận
lợi hơn
3.6.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

- Với mỗi cán bộ tín dụng cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện
phẩm chất đạo đức, xây dựng tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc,
không vụ lợi, không lợi dụng khách hàng
- Đối với NASB phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục phẩm
chất đoạ đức, chính trị tư tưởng cho cán bộ tín dụng. Tổ chức đào tạo và đào

tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng bằng nhiều hình thức và về nhiều lĩnh vực.
3.7. Đa dạng hóa phương thức tiếp cận khách hàng
- Thiết lập bộ phận chuyên trách để nghiên cứu thị trường bao gồm
nghiên cứu từng đối tượng khách hàng, nhu cầu khách hàng, nghiên cứu đối
thủ cạnh tranh, đánh giá dịch vụ NH, nghiên cứu sự biến động thị trường, từ


đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm của
NH cũng như mở rộng hoạt động.
- Thống kê, phân loại các DN theo các tiêu chí cụ thể
- Mở rộng chiến dịch quảng bá để các DN biết đến thương hiệu NASB
nhiều hơn
- Tăng cường tiếp xúc với Hiệp hội DNN&V, phối hợp với các cơ
quan quản lý, các chính quyền địa phương để đi sâu phân tích tìm hiểu về
từng DN.
- Một trong những phương thức tiếp thị cũng có hiệu quả cao đó là
tiếp thị qua chính các khách hàng hiện có của NH chính phong cách phục vụ
của nhân viên, tính tiện ích trong việc sử dụng các dịch vụ NH là cơ sở để
tạo ra phản ứng dây chuyền, tạo ra “vết dầu loang” uy tín của NH đối với
các DN.
3.8. Hiện đại hóa hệ thống thông tin
- Tổ chức học tập nâng cao hơn nữa trình độ kiến thức, kỹ năng sử
dụng cho cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng.
- Phải làm tốt công tác phối hợp giữa các phòng ban bộ phận tại
NASB cũng như toàn hệ thống NASB để nâng cao hơn nữa tính đồng bộ của
chương trình hiện đại hoá.
- Công tác cập nhật thông tin vào hệ thống phải được thực hiện đầy
đủ, chính xác và thường xuyên để không ngừng nâng cao khả năng áp ứng
nhu cầu về thông tin ngày một cao.
3.9. Phát triển mạng lưới

- Mở rộng mạng lưới phải được tiến hành có trọng điểm, đảm bảo hiệu
quả, tránh hình thức.


- Bên cạnh đó từ một số điểm trung tâm mở rộng hoạt động cũng như
ảnh hưởng của mình thông qua các hình thức như đề án “NH Lưu động” cho
vay thông qua các đầu mối, chính quyền địa phương…
- Phối hợp với ban quản lý các cụm công nghiệp, chính quyền địa
phương các làng nghề truyền thống nắm nhu cầu vốn vay cụ thể của DN để
tiếp thị, đáp ứng vốn kịp thời cho những DN thực sự có nhu cầu và đủ điều
kiện vay vốn.

KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập, mở cửa, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào
WTO, các DN Việt Nam nói chung và các DN nhỏ và vừa nói riêng, đang
sống trong một môi trường kinh doanh hết sức bình đẳng nhưng lại đối mặt
với cạnh tranh khốc liệt. Đổi mới hoat động quản lý, phát triển hoạt động
kinh doanh và tăng cường năng lực vốn cho các DNN&V là những yêu cầu
cấp thiết của các DN để nâng cao sức canh tranh không chỉ trong phạm vi
quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Yêu cầu này còn đặc biệt quan trọng đối
với các DN nhỏ và vừa, vì đây vốn là loại hình DN chiếm số lượng lớn trong
cả nước, nhưng sức cạnh tranh còn yếu kém, hoạt động quản lý còn mang
tính tự phát và đặc biệt là thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh.
Nghệ An, một tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp,
người dân cần cù chịu khó, có nhiều điều kiện thuận lợi để DNN&V tồn tại
và phát triển. Trong những năm qua DNN&V của tỉnh đã khẳng định được
vị trí của mình với nền kinh tế và góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, hiện nay vì nhiều lý do



chủ quan cũng như khách quan, khả năng tiếp cận nguồn vốn NH của
DNN&V vẫn còn rất hạn chế và còn bị nhiều rào cản.
Để góp phần thúc đẩy DNN&V phát triển cũng như nâng cao hơn nữa
sự đóng góp của loại hình DN này với nền kinh tế đất nước, nguồn vốn cho
vay từ các NHTM luôn có vai trò hết sức quan trọng. Bằng thực tiễn công
tác tín dụng tại NASB kết hợp với lý luận cơ bản, luận văn đã phần nào phản
ánh thực trạng tình hình hoạt động của NASB nói chung và công tác tín
dụng nói riêng. Từ đó nêu lên những khó khăn, thuận lợi cũng như giải pháp
tháo gỡ và các kiến nghị đối với việc mở rộng cho vay DNN&V của NASB.
Điều này được làm rõ trên cơ sở phân tích số liệu thực tế hoạt động tín dụng
tại NASB trong điều kiện môi trường kinh tế, pháp lý chung và những đặc
trưng riêng của tỉnh Nghệ An.



×