Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.7 KB, 15 trang )

i

LỜI GIỚI THIỆU
Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đặc
biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục
tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và có tăng trưởng nhanh
hơn. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho thấy sự phân phối thu nhập bình đẳng hơn
ở các nước nghèo như Việt Nam có thể có lợi cho tăng trưởng.
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là những chủ đề
được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ bàn
riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về phân phối thu nhập. Cho đến nay
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mối quan hệ
giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phân phối thu nhập là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Luận văn có bốn mục tiêu chủ yếu sau:
1. Hệ thống hóa lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phân phối thu nhập.
2. Làm rõ thực trạng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công
bằng trong phân phối ở Việt Nam trong thời gian qua.
3. Phân tích định lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân
phối thu nhập ở Việt Nam qua số liệu chéo giữa các tỉnh.
4. Đề xuất các chính sách cần thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng nhanh và bền vững đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội.
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng bao gồm:
o

Các phương pháp nghiên cứu chung và đặc thù sẽ được áp dụng (phân

tích tổng hợp, lôgíc và lịch sử...).
o



Phân tích định lượng thông qua việc xây dựng các mô hình kinh tế lượng

để kiểm định mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
Các số liệu tổng hợp được lấy từ các cuốn Niên giám thống kê, còn các số
liệu theo tỉnh được lấy từ bốn cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam
(ĐTMSDC) 1992-93; 1997-98; 2002; và 2004.


ii

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN PHỐI THU
NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Phần đầu của chương này sẽ bàn về đo lường phân phối thu nhập và tăng
trưởng kinh tế. Sau đó chúng ta sẽ hệ thống hóa các lý thuyết đề cập đến mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập.
I. KHÁI NIỆM, ĐO LƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN
PHỐI THU NHẬP

1. Khái niệm và đo lường:
Khái niệm phân phối thu nhập
Đo lường phân phối, một thước đo được sử dụng rất rộng rãi là Q5/Q1
- tỉ lệ giữa thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu
nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất. Một thước đo khác là
hệ số Gini.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân phối thu nhập
Sự khác biệt mang tính đền bù Một số công việc tương đối nhàn hạ,
vui vẻ và an toàn, trong khi đó lại có những công việc nặng nhọc, buồn tẻ và

nguy hiểm. Do vậy, người lao động cần có một mức lương cao hơn để thực
hiện những công việc nặng nhọc, buồn tẻ và nguy hiểm.
Vốn nhân lực Vốn nhân lực là sự tích luỹ đầu tư trong mỗi con người, ví
dụ như học vấn và kinh nghiệm làm việc.
Năng lực, nỗ lực và cơ hội có thể giúp lý giải cho sự khác biệt về thu
nhập. Một số người này thông minh hơn và khỏe mạnh hơn những người khác
và họ được trả lương theo năng lực tự nhiên của họ.


iii
II. KHÁI NIỆM, ĐO LƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ

1. Khái niệm và đo lường
Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Có hai cách đo lường: trước tiên, tăng trưởng kinh tế được tính bằng
phần trăm thay đổi của mức sản lượng quốc dân.
Y t  Y t 1
g 
 100%
Y t 1
t

trong đó:
gt là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t.
Y là GDP thực tế của thời kỳ t.
C¸ch kh¸c: tính theo mức sản lượng bình quân đầu người được
tính bằng tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho
dân số.
g pc 

t

y t  y t 1
 100%
y t 1

trong đó:
gpct là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t.
y là GDP thực tế bình quân đầu người.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu gợi ra bốn nhân tố quan trọng nhất
quyết định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm:
o

Sự tăng trưởng của lực lượng lao động xuất hiện do tăng dân số hay

tăng tỉ lệ tham gia lực lượng lao động.
o

Đầu tư vào tư bản con người thông qua đào tạo hay tích luỹ kinh

nghiệm từ thực tiễn công tác.
o

Đầu tư vào tư bản hiện vật như xây dựng nhà máy mới, mua sắm máy

móc thiết bị mới cũng như các phương tiện vận tải và viễn thông mới.


iv

o

Sự đổi mới công nghệ tạo ra những sản phẩm mới, các phương pháp sản

xuất mới, và hình thức tổ chức kinh doanh mới.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ

1. Tác động của tăng trưởng đến phân phối thu nhập
Tăng trưởng làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập
Công nghiệp hoá làm xuất hiện sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông
thôn sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Quá trình công nghiệp hoá kéo
theo việc ứng dụng công nghệ mới và cách thức trong tổ chức sản xuất. Chỉ
những người lao động được dào tạo và có tay nghề mới đáp ứng những công
việc phức tạp và trong thời gian này số lượng lao động có chất lượng chưa
nhiều. Do có việc làm mới, số người này có thu nhập cao hơn nhiều so với số
đông lao động giản đơn và vì thế sự bất bình đẳng tăng lên.
Sự ra đời của lớp doanh nhân trực tiếp bỏ vốn ra kinh doanh nhằm mưu
cầu lợi nhuận. Họ là những người nhìn thấy cơ hội kinh doanh, chấp nhận rủi
ro và biết huy động nguồn lực.
Kinh tế ngày càng phát triển thì cơ hội kinh doanh cũng được mở ra nhiều
hơn
Phát triển làm giảm sự bất bình đẳng.
Mức sống tăng lên, người dân đóng góp cho ngân sách quốc gia nhiều
hơn, sự phát triển của công nghệ thông tin, thông tin liên tục thông suốt hơn.
Những nhân tố trên sẽ tác động làm giảm bớt sự tham nhũng.
Công nghệ ngày càng đổi mới và lực lượng sản xuất ngày càng phát triển
mạnh, đòi hòi sự mở rộng thị trường trên phạm vi toàn cầu.
2. Ảnh hưởng của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế
Một số nhà kinh tế và hoạch định chính sách tin rằng bất bình đẳng trong

phân phối thu nhập là điều kiện cần thiết để tăng tiết kiệm, đầu tư và do đó có


v
lợi cho tăng trưởng kinh tế. Theo họ người giàu thường dành một tỉ lệ lớn hơn
trong thu nhập tạo ra cho tiết kiệm so với người nghèo. Do đó, một nền kinh
tế có phân phối thu nhập ít bình đẳng hơn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn (qua
đó đầu tư nhiều hơn) và tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế có phân phối thu
nhập bình đẳng hơn.
Tuy nhiên, ở một thái cực khác, nhiều nhà kinh tế cho rằng bất bình đẳng
có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh các
nước đang phát triển. Họ đưa ra một số luận cứ cơ bản sau đây (24):
Thứ nhất, người giàu ở các nước đang phát triển chưa thực sự muốn
tiết kiệm để đầu tư vào nền kinh tế trong nước.
Thứ hai, về phía người nghèo, do thu nhập và mức sống thấp nên chế độ
dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ và giáo dục kém. Điều này làm giảm cơ
hội tham gia hoạt động kinh tế và năng suất lao động của họ, và vì thế trực
tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng xấu tới quá trình tăng trưởng.
Thứ ba, thu nhập của người nghèo tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ
sản xuất trong nước, trong khi người giàu có xu hướng dành phần thu nhập
tăng thêm của họ để mua hàng nhập khẩu xa xỉ nhiều hơn.
Thứ tư, chênh lệch thu nhập lớn và nghèo đói tuyệt đối phổ biến có thể
dẫn đến bất ổn về xã hội.
Mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế là mối quan
hệ đa chiều, hết sức phức tạp. Có quá nhiều khác biệt giữa các quốc gia đến
mức chúng ta không thể khái quát hóa tác động của tăng trưởng đến phân
phối và tác động của phân phối đến tăng trưởng cho tất cả các quốc gia. Điều
này chỉ ra rằng chúng ta cần hết sức cẩn trọng trong quá trình phân tích và rút
ra các hàm ý chính sách.



vi
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Trong những năm 1980, có rất nhiều người Việt Nam sống trong nghèo
khó. Cho đến nay, mặc dù những người nghèo thường rất nỗ lực, song thoát
khỏi đói nghèo vẫn còn là ước mơ đối với hàng triệu người dân, đặc biệt là ở
những vùng nông thôn của Việt nam.
I. THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI THU NHẬP

1. Đánh giá chung
Số liệu thống kê của bốn cuộc điều tra mức sống các hộ gia đình Việt
Nam ĐTMSDC 1993, ĐTMSDC 1998, ĐTMSDC 2002 và ĐTMSDC 2004
cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tích rất ấn tượng về giảm nghèo
trong thời gian qua. Tỉ lệ nghèo tính theo tiêu dùng đã giảm từ 58,1% năm
1993 xuống chỉ còn 19,5% năm 2004, một sự cắt giảm 39 điểm phần trăm
trong vòng mười một năm.
Nếu quan sát mức độ chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất
với nhóm thu nhập thấp nhất thì khoảng cách chênh lệch ngày càng có xu
hướng doãng ra, từ 7,0 lần năm 1995 tăng lên 8,1 lần năm 2001-2002 và 8,3
lần năm 2003-2004 (29). Ngoài ra, hệ số Gini dựa trên chi tiêu bình quân đầu
người tăng từ 0,34 năm 1993 lên tới 0,35 năm 1998 và 0,37 trong năm 2004
2. Nghèo đói và bất bình đẳng theo các nhóm xã hội
2.1. Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị
Tỉ lệ nghèo nông thôn đã giảm từ 66,4% trong năm 1993 xuống 25%
trong năm 2004. Điều này tương phản với tỉ lệ dân nghèo thành thị giảm từ
mức 25,1% năm 1993 xuống chỉ còn mức rất nhỏ là 3,6% vào năm 2004
Nói tóm lại khoảng cách nông thôn - thành thị đã và đang bị nới rộng cho



vii
dù được đo bằng tiêu dùng hay các chỉ số xã hội và ngày càng lớn so với mức
độ bất bình đẳng chung. Điều này cho thấy rằng đây là lĩnh vực cần phải có
sự quan tâm, can thiệp của chính phủ.
2.2. Khác biệt giữa các vùng
Bắc Trung bộ là nơi có nhiều người nghèo nhất, tiếp theo là Đông Bắc,
đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Tây Nguyên, Tây Bắc và
Nam Trung Bộ có số người nghèo tương đối giống nhau và chiếm tỉ lệ khoảng
dưới 10% tổng số người nghèo ở Việt nam, trong khi đó Đông Nam Bộ chiếm
chưa tới 5% tổng số nggười nghèo mặc dù chiếm trên 15 % tổng số dân.
II. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

. Trong 5 năm 1976-1980, GDP chỉ tăng khoảng 0,4%/năm, thấp hơn
nhiều so với tốc độ tăng trưởng dân số 2,3%, làm cho thu nhập đầu người và
mức sống của dân cư bị giảm mạnh và nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3,9% một năm trong giai đoạn 1981-1985,
tăng lên 4,9% năm trong giai đoạn 1986-1990.
Từ năm 1991, nền kinh tế Việt Nam bước vào một giai đoạn mới, Tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục được cải thiện và đạt đỉnh cao vào
năm 1995 (9,5%).
Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam trong thời gian qua đã đi cùng
với những chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế giữa các ngành cũng như
trong nội bộ từng ngành. Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể về
cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm. Trong công nghiệp, đã bước đầu chuyển
dịch được cơ cấu sản xuất theo hướng gắn sản xuất với thị trường. Cơ cấu các
ngành dịch vụ tiếp tục chuyển dịch theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn các
nhu cầu đa dạng về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư.
Trong suốt quá trình đổi mới, nền kinh tế luôn hướng mạnh vào mở rộng
mối quan hệ hợp tác quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu. Nếu năm 2000, kim

ngạch ngoại thương đạt 30 tỉ USD, trong đó xuất khẩu 14,4 tỉ USD, thì đến


viii
năm 2006 chỉ tiêu này đã tăng lên đến 80 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 39,6
tỉ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2000.
III. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN PHỐI THU
NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Các chủ trương, chính sách và giải pháp trong việc giải quyết mối

quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Các Đại hội đã khẳng định phương châm chung là “tăng trưởng kinh tế
phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và
trong suốt quá trình phát triển”.
1.1. Các chính sách tăng trưởng góp phần thực hiện công bằng xã hội
- Thứ nhất, đối với các thành phần kinh tế: đưa ra chủ trương và chính
sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu. Chủ
trương và chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bao quát một
phạm vi khá rộng, trong đó chủ yếu là:
- Thứ hai, đối với các tầng lớp xã hội: Cơ chế kinh tế thị trường đã
khắc phục cơ bản tình trạng phân phối bình quân, cào bằng trong mô hình kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
- Thứ ba, đối với thành thị và nông thôn: Hình thành các trung tâm
kinh tế lớn gắn với quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Nhà
nước thực hiện các chính sách đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Thứ tư, đối với các vùng, miền trong cả nước: vấn đề quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội vùng và lãnh thổ đã đặc biệt được coi trọng, một mặt
nhằm khai thác những lợi thế so sánh của các vùng, mặt khác góp phần tạo ra
sự phát triển cân đối giữa các vùng.

1.2. Các chính sách xã hội góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Thứ nhất, chính sách giải quyết việc làm:
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn đã
giảm đáng kể.


ix
- Thứ hai, chính sách xoá đói giảm nghèo: Chính sách xoá đói giảm
nghèo cũng đã góp phần làm giảm đáng kể sự bất bình đẳng xã hội giữa thành
thị và nông thôn.
- Thứ ba, chính sách phát triển giáo dục- đào tạo: Thực hiện quan điểm
của Đảng coi “giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu” nhằm phát triển
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
- Thứ tư, chính sách y tế và chăm lo sức khoẻ nhân dân: Hệ thống bệnh
viện, cơ sở y tế đã được trang bị mới máy móc, thiết bị khám, chữa bệnh,
tăng cường nguồn lực sản xuất thuốc chữa bệnh và mạng lưới y tế được tổ
chức khắp cả nước tạo điều kiện nâng cao tính bình đẳng trong chăm sóc sức
khoẻ của các tầng lớp dân cư.
Ngoài những chính sách kể trên, một số chính sách khác như dân số và kế
hoạch hoá gia đình, bảo hiểm xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, các biện
pháp trợ cấp, v.v. cùng với tăng trưởng kinh tế.
2. Đánh giá chung (kết quả đạt được, những hạn chế và các nguyên nhân)
Tuy đã đạt được những thành quả quan trọng như đánh giá trên đây, song
vẫn còn không ít yếu kém và khuyết điểm về tăng trưởng kinh tế, công bằng
xã hội cũng như sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở
Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế tuy đạt cao và tương đối ổn định nhưng chưa
bền vững và chất lượng tăng trưởng còn thấp. Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào
các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, còn phụ thuộc
nhiều vào đầu tư và bảo hộ của nhà nước. Về cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch
chậm thể hiện rõ nét ở chỗ kém năng động của khu vực dịch vụ.

Nguyên nhân, áp dụng mô hình tăng trưởng và định hướng phân bổ
nguồn lực. Việt Nam tuyên bố theo đuổi mô hình tăng trưởng “thị trườnghướng về xuất khẩu”. Tuy nhiên, mô hình được triển khai trên thực tế lại lệch
sang xu hướng “thị trường- thay thế nhập khẩu”
Cơ chế xin-cho, bao cấp, bảo hộ nhà nước, cộng thêm vào đó là môi
trường kinh doanh không bình đẳng, cơ hội phát triển của khu vực tư nhân bị
hạn chế, hình thành các nhóm lợi ích mạnh, làm méo mó quy hoạch và định
hướng phát triển


x
Chương 3

MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN PHỐI
THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở VIỆTNAM
Để thấy được một cách cụ thể sự tác động của bất bình đẳng đến tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong chương này chúng ta sử dụng mô hình kinh
tế lượng.
2. KẾT QUẢ HỒI QUY: Trong phần này dùng song song 2 phương
pháp OLS và 2SLS, để so sánh và đối chiếu kết quả.
2.1. Tác động trực tiếp của Bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng:
REALGROWTHi =-15,383+ 1,06*INIQUALITY99i + 0,145*INVEST
_GGDPi+0,1124*EDUi

+ ei

Kết quả cho thấy là nếu bất bình đẳng thu nhập tăng 1 đơn vị (nghĩa là
chênh lệch giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất tăng thêm 1
lần) thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng thêm 1,06 điểm phần trăm với mức ý
nghĩa có thể chấp nhận được là 5%; còn tác động của tỉ lệ đầu tư/GDP thì

thấp hơn, nếu tỉ lệ này tăng 1 điểm phần trăm thì tăng trưởng tăng thêm 0,14
điểm phần trăm. Kết quả này hàm ý, tại các địa phương mà khoảng cách
giàu nghèo cao và/hoặc có tỉ lệ đầu tư/GDP cao thì tăng trưởng sẽ cao hơn.
4.2. Tác động gián tiếp của Bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng:
a.Bất bình đẳng và đầu tư:
REALGROWTHi =-4,9854+ 0,017*IN_INVESTi - 8,84*10-8 *
GGDPi+0,076*EDUi+0,006*INCOME99 + ei
hỗn hợp biến INEQUALITY và INVEST có tác động rõ nét đến tăng
trưởng (mức ý nghĩa 5%). Điều này cho thấy, khi cả bất bình đẳng thu nhập
và tỉ lệ đầu tư cho phát triển/GDP cùng tăng thì sẽ kích thích tăng trưởng kinh


xi
tế. Ở những vùng mà bất bình đẳng thu nhập cao (các thành phố lớn, có thu
nhập đầu người cao) thì môi trường kinh tế năng động hơn, cơ hội sinh lời và
vì thế tăng trưởng sẽ cao hơn.
b. Bất bình đẳng và y tế:
REALGROWTHi =-7,7373+ 0,0069*IN_DOCTORi – 0,1157* INVEST
_GDPi+0,1024*EDUi

+ ei

Tham số của biến hỗn hợp bất bình đẳng và y tế trong mô hình OLS có dấu
dương với mức ý nghĩa 10%. Điều này hàm ý sự kết hợp này có tác động tích
cực đến tăng trưởng. Cả hai phương pháp đều tương đối nhất quán: Hệ số của
biến IN_DOCTOR có dấu dương và mức ý nghĩa 10%. Chúng ta có thể kết
luận, ở các địa phương mà có mức độ chăm sóc y tế cao và bất bình đẳng lớn
thì tăng trưởng được cải thiện. Ở đây, biến y tế là số bác sỹ /100 dân, nên điều
này cho thấy tại các thành phố lớn, có cả hai đặc điểm là trình độ phát triển y
tế cao và bất bình đẳng lớn thì kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.

c. Bất bình đẳng và giáo dục:
REALGROWTHi =-2,9709+ 0,0078*IN_ EDUi – 0,1157* INVEST
_GDPi+0,031*DOCTORi

+ ei

Với mức ý nghĩa của tham số IN_EDUC trong cả hai mô hình là 5% thì
có thể kết luận là với bất kỳ phương pháp nào, biến hỗn hợp bất bình đẳng thu
nhập và giáo dục có tác động cùng chiều đến tăng trưởng. Cụ thể, ở các thành
phố lớn nơi có cả bất bình đẳng và giáo dục lớn hơn các địa phương khác thì
tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn.
2.2. Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng
Ta thấy, hệ số R2 = 0,6116 là khá tốt, có nghĩa là 61,16% sự biến động
của bất bình đẳng là do GDP- DN99, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế, giáo
dục và biến giả trong mô hình gây ra. Mô hình hồi qui là phù hợp mà ta có thể
nhận thấy ngay thông qua giá trị Fqs = 21,204.


xii
Với những kiểm định được tiến hành, phương sai sai số thay đổi bằng
kiểm kiểm định White, kiểm định tính chuẩn …, ta thấy mô hình không mắc
khuyết tật thông thường nào hay nói cách khác đây là mô hình tốt ta có thể sử
dụng trong phân tích, đánh giá. Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố
GDPDN99, GGDP, EDU, DUM vào bất bình đẳng có vốn đầu tư nước ngoài
thu được kết quả như sau:
INEQUALITYi =10,081+ 0,00056*GDPDNi 0,034*GGDPi+0,202*EDUi+0,334*DUMi+ei
Hệ số ˆ 4 là ảnh hưởng riêng của giáo dục tới mức độ bất bình đẳng của
Việt Nam. Ước lượng điểm ˆ 4  0,202 cho biết nếu trình độ giáo dục tức tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp cấp 2 tăng 1% thì mức độ bất bình đẳng tăng 0,202%, với
điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Điều đó hàm ý rằng khi trình độ

giáo dục tăng thì có thể gây ra sự phân hóa trong việc trả công cho người lao
động đối với những người có trình độ và những người không có trình độ và
gia tăng sự bất bình đẳng.
Hệ số ˆ3  0,034 là ảnh hưởng riêng của tăng trưởng kinh tế thực tế tới
mức độ bất bình đẳng của cả nước. Kết quả cho thấy nếu tỷ lệ tăng trưởng
thực tế tăng 1% thì làm cho mức độ bất bình đẳng cả nước giảm 0,034%, với
điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Điều này có thể lý giải là khi chúng
ta có điều kiện khấm khá hơn về kinh tế thì chúng ta có cơ sở, điều kiện để
giải quyết các vấn đề xã hội.


xiii

Chương 4
GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ĐI ĐÔI VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI
I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN PHỐI
THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

- Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có thể và cần phải là tiền đề và điều
kiện cho nhau.
- Thứ hai, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đó.
- Thứ ba, thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần, đa sở hữu phải triệt để khắc phục những tàn dư của chế độ phân
phối bình quân, “cào bằng”, chia đều các nguồn lực và của cải làm ra, bất
chấp chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự đóng góp công sức, trí
tuệ, tài sản của một người cho sự phát triển chung của đất nước.
- Thứ tư, để thực hiện công bằng trong kinh tế điều quan trọng trước hết là

cần đảm bảo công bằng về cơ hội làm việc, bình đẳng trong việc sử dụng các
nguồn lực phát triển
- Thứ năm, để thực hiện được tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm
công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng.
II. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU QUẢ MỐI
QUAN HỆ GIỮA PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế về thực chất là giải quyết đồng thời cả ba vấn
đề tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và giảm bất bình đẳng trong phát triển,


xiv
- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
- Khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ, đưa dịch vụ thành ngành kinh
tế mũi nhọn (tỉ trọng dịch vụ giảm là hiện tượng không lành mạnh trong xu
thế của thời đại).
- Đảm bảo sự kết hợp hữu cơ giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh
tế vùng theo nguyên tắc hỗ trợ lẫn nhau nhưng trên cơ sở quy hoạch phát triển
tổng thể và nguyên lý thị trường.
2. Phát triển nguồn nhân lực
Thực tế cho thấy sự tăng thu nhập và giảm nghèo đã đi kèm với việc tăng
các chỉ số về nguồn nhân lực, được đo lượng bằng trình độ học vấn và sức
khoẻ. Vì vậy, cần có các biện pháp nhằm tăng nguồn nhân lực cho người
nghèo vừa góp phần giảm nghèo, vừa thúc đẩy tăng trưởng.
3. Phát triển kinh tế tư nhân
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần,
trong đó có cả kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế
hỗn hợp, tạo ra một môi trường khuyến khích cạnh tranh và một sân chơi bình

đẳng cho mọi cá nhân, tổ chức không phân biệt thành phần kinh tế và hình
thức sở hữu
4. Chính sách di dân
Việc di dân đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện điều kiện
sống của người nghèo ở Việt Nam hoặc trực tiếp bằng cách giúp người nghèo
có được mức thu nhập cao hơn ở thành thị hoặc gián tiếp qua các luồng tiền
chuyển từ những người đã di dân cho gia đình của mình.
5. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chính sách an sinh xã hội
Thực tế cho thấy những nước mới tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có
xuất phát điểm thấp về kinh tế, trong thời gian đầu càng hội nhập sâu và rộng
thì xu hướng bất bình đẳng càng tăng lên. Vì vậy, cần có những chính sách an
sinh xã hội, cần tiếp tục được hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:


xv
- Chính sách và các chương trình thị trường lao động, mà trọng tâm là trợ
giúp tạo việc làm cho các đối tượng không có trình độ, kỹ năng và kinh
nghiệm công tác và trợ cấp cho số lao động dôi dư do quá trình cải cách và
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chính sách bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ hưu trí, bảo hiểm, trợ
cấp, mất sức lao động, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
tử tuất..
Chính sách bảo hiểm y tế bao gồm cả bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y
tế tự nguyện, bảo hiểm y tế cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ
em dưới 6 tuổi.
- Chính sách ưu đãi đặc biệt (chính sách ưu đãi đối với người có công,
thương binh, gia đình liệt sĩ). Chính sách và các chương trình trợ giúp
người nghèo
6. Phòng, chống tham nhũng
Để xảy ra tình trạng tham nhũng thì một phần nguồn lực của quốc gia bị

những người có chức, có quyền chiếm đoạt, biến nó thành tài. Cần nhanh
chóng có các biện pháp mạnh mẽ phòng và chống tham nhũng.



×