Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.89 KB, 9 trang )

Triết học:
ND1. Trình bày các điều kiện, tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa Mác?
a , Đk kinh tế - xã hội:
- Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX, là thời kì phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc
cách mạng Công nghiệp (trước tiên là Anh).
- Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã:
+ Đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa
sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
+ Làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát
triển của giai cấp vô sản.
- Trong xã hội, bất công nảy sinh, mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản trở nên gay
gắt bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế 1825.
- Hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại tư sản: KN của công nhân dệt
Lion ( Pháp), Phong trào hiến chương Anh, KN của công nhân dệt Siledi.
Kết quả đều thất bại do thiếu một chủ nghĩa dẫn đường.Do vậy, chủ nghĩa Mác ra
đời để đáp ứng yêu cầu đó.
b, Tiền đề lí luận
Chủ nghĩa Mác ra đời xuất phát từ nhu cầu khách quan, và sự kế thừa tinh hoa di
sản lí luận của nhân loại:
- Triết học cổ điển Đức: Đại biểu Hê-ghen & Phoi-ơ-bắc
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh: đại biểu A.Xmit & Đ. Ricacđô
- Chủ nghĩa không tưởng Pháp: H.Xanh-xi-mong, S.Phurie và R.Ô – oen
* Triết học cổ điển Đức:
- Heghen: phê phán phương pháp siêu hình, ông đã diễn đạt được nội dung của
phép biện chứng dưới dạng lí luận chặt chẽ thông qua hệ thống các quy luật phạm
trù.Trên cơ sở phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học Heghen, C.Mác
và Ăng-ghen đã kế thừa phép biện chứng của ông, xây dựng nên phép biện chứng
duy vật.
- Phoi-ơ-bắc: C.mác, ăng ghen đã phê phán nhiều hạn chế về phương pháp và quan
điểm, song đánh giá cao vai trò tư tưởng của phoi-ơ-bắc trong cuộc đấu tranh


chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn
tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào ý thức con người.
* Kinh tế chính trị cổ điển Anh: A.Xmit và Đ. Ricacđô là những người mở đầu xây
dựng lí luận về
+giá trị lao động
+ kế thừa nguồn gốc giá trị lợi nhuận
+ về tính chất quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất vật
chất
+ về những quy luật kinh tế khách quan
- Hạn chế: + chưa thấy được tính lịch sử của giá trị
+ không thấy đc mâu thuẫn giữa hàng hóa vs sản xuất hàng hóa
+ không thấy đc tính 2 mặt của lao động sx hàng hóa
+ không phân biệt đc sx hàng hóa giản đơn vs hàng hóa tư bản.


Mác-ăng ghen đã kế thừa những yếu tố khoa học trong lí luận về giá trị và tư tưởng
nguồn gốc lợi nhuận .Từ đó xây dựng học thuyết về giá trị và học thuyết về giá trị
thặng dư
* CN XH không tưởng: thể hiện đậm nét tinh thần nhân đạo: mục đích giải phóng
bất công, phê phán bất công trong XH tư bản, dự báo về XH mới tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, CN XH không tưởng cũng gặp phải những hạn chế : không phân tích
được một cách khoa học về bản chất của CNTB, chưa thấy được sứ mệnh của giai
cấp CN.
c, Tiền đề khoa học tự nhiên
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Các hình thức vận động của vật
chất tồn tại vĩnh viễn, nó không tự sinh ra và mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng
này sang dạng khác.
- Thuyết tiến hóa của Đác-uyn: nêu ra nguồn gốc ra đời của sự vật, sự phát sinh,
phát triển, di truyền, biến dị và mối quan hệ hữu cơ giữa các loài động thực vật
trong quá trình chọn lọc tự nhiên.nguồn gốc loài người, bác bỏ lí luận : con người

đc tạo ra từ thượng đế & giải thích sự phong phú của TG.
- Thuyết tế bào học: khẳng định tế bào là đơn vị đầu tiên của sự sống,
d, Đk chủ quan: tinh thần nhân đạo của những người sáng lập ra học thuyết
ND2. Vấn đề cơ bản của triết học? Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học?
• Vấn đề cơ bản của triết học: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
• Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học
- Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi: giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái
nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
+ Theo CN duy vật KĐ: vật chất là cái có trước, sinh ra và quyết định ý thức
+ Theo CN duy tâm KĐ: ý thức tinh thần có trước, sinh ra quyết định vật
chất. CN duy tâm tồn tại 2 hình thức cơ bản: Duy tâm chủ quan và duy tâm
khách quan.
Duy tâm khách quan (Hê ghen, Pla tôn,...) cho rằng có 1 thực thể khách quan, siêu
nhiên nào đó đã sih ra và quyết định vật chất.
Duy tâm chủ quan (béc cơ li, ...) cho rằng ý thức cảm giác của con người có trước,
vật chất chỉ là cái tổng hợp của các cảm giác.
+ Ngoài ra, theo phái nhị nguyên luận, cho rằng vật chất và ý thức cùng đc sinh ra
và tồn tại song song, không có cái nào quyết định cái nào.
- Mặt thứ 2 trả lời cho câu hỏi: con người có khả năng nhận thức thế giới
không?
+ Khả tri luận KĐ: con người có khả năng nhận thức đc TG.
+ Bất khả tri luận KĐ: con người không có khả năng nhận thức đc TG.
ND3. Hoàn cảnh ra đời, ND & ý nghĩa khoa học về định luật vật chất của Lênin:
• Hoàn cảnh


- Cuối tk XIX đầu XX, KH – TN có nhiều thành tựu mới: phát hiện ra tia X
( Rơn ghen 1895, tia phóng xạ Béc cơ ven 1896, điện tử tôm xơn
1897.Kaufman CM đc khối lượng của điện tử thay đổi theo vận tốc.
- Trong bối cảnh đó, Lê-nin đã tiến hành tổng kết những thành tựu KH-TN,

đấu tranh chống lại quan điểm CN duy tâm, siêu hình để bảo vệ DVBC về
vật chất, Lê-nin đã đưa ra định nghĩa vật chất
• Nội dung: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
• Phân tích định nghĩa:
1. vật chất với tư cách một phạm trù triết học với các dạng biểu hiện cụ thể của
vật chất.
- với tư cách là phạm trù triết học, vật chất là KQ khái quát, trừu tượng, nó
phản ánh cái chung nhất, vô tận, vô hạn , không sinh ra, không mất đi.
- Nhứng sự vật, hiện tượng là cái cụ thể của cái chung đó, nên chúng có QT
sinh ra,tồn tại, biến đổi , phát triển và chuyển hóa.
2. Thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan, tồn tại
không lệ thuộc vào ý thức con người, đó cũng là tiêu chuẩn để phân biệt cái
nào là vật chất, cái nào k.
3. Vật chất, dưới các hình thái tồn tại cụ thể của nó, khi tác động vào giác quan
con người, đều gây ra cảm giác: điều đó khẳng định thực tại khách quan (vật
chất) là cái có trước, còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, vật chất tồn tại
không lệ thuộc vào ý thức.
4. Được chép lại, chụp lại, phản ánh: vật chất tồn tại khách quan nhưng không
phải trừu tượng mà tồn tại cụ thể, con người có thể nhận thức đc về vật chất
• Ý nghĩa
- Chỉ ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là tồn tại khách quan. Giải
quyết được cả 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường CN duy vật
BC.
- Là cơ sở khoa học để nhận biết những gì thuộc vật chất trong lĩnh vực xã hội
,tạo cơ sở lí luận cho việc XD CN duy vật lịch sử.
ND4. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:
- Vận động là sự biến đổi nói chung, từ sự thay đổi vị trí đơn giản trong không
gian đến sự biến đổi trong tư duy, ý thức con người.

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Vật chất tồn tại bằng vận
động và thông qua vận động mà các dạng vật chất cụ thể biểu hiện sự tồn tại
của mình.Không có vật chất không vận động và ngược lại không có vận động
nào tách rời vật chất, không có nguồn gốc từ vật chất.
- Nguồn gốc: vận động của vật chất là vận động tự thân, do giải quyết mâu
thuẫn bên trong sự vật tạo ra, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức con
người.


- Tính tuyệt đối của vận động:VĐ nói chung tồn tại vĩnh viễn, không bị mất đi,
không bị tiêu diệt, VĐ của các dạng vật chất cụ thể có sự biến đổi chuyển
hóa cho nhau.
- Các hình thức vận động cơ bản:
+ VĐ cơ học: sự di chuyển vị trí trong không gian.
+ VĐ vật lí: sự VĐ của các phân tử điện tử, các hạt cơ bản của các QT nhiệt,
điện,..
+ VĐ hóa học: sự phân giải và hóa hợp các chất..
+ VĐ sinh học: Sự biến đổi, trao đổi chất giữa cơ thể sv vs mt.
+ VĐ Xã hội: sự biến đổi trong các lĩnh vực xã hội.
=> Các hình thức vận động khác nhau về chất, nhưng có MQH là VĐ thấp là cơ sở
xuất hiện hình thức VĐ cao hơn, và mỗi SV có thể có nhiều hình thức vận động
khác nhau trong đó có 1 HT VĐ đặc trưng.
- Đứng im và vận động: VĐ bao hàm đứng im, đứng im là một trạng thái đặc
biệt của vận động. Đứng im chỉ là tương đối, tạm thời.
ND5. Bản chất, kết cấu của ý thức. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Rút ra ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ này.
• Bản chất:
Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo về hiện thực khách quan ở trong bộ óc
con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Tính năng động sáng tạo: là QT lựa chọn,xử lí và lưu trữ thông tin, có thể tạo

ra tri thức mới, tạo ra những giả thuyết, truyền thuyết huyền thoại, dự đoán
tương lai,...
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: thông qua lăng kính
chủ quan của con người.
- Ý thức mang tính xã hội: ý thức gắn liền vs HĐ thực tiễn, do nhu cầu giao
tiếp xã hội và đk sinh hoạt và bị chi phối bởi quy luật XH.
• Kết cấu: bao gồm 3 yếu tố cơ bản: tri thức, ý chí, tình cảm.
- Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người về thế giới, các loại tri
thức: tri thức khoa học – kinh nghiệm, tri thức tự nhiên – XH nhân văn.
- Ý chí: Là sức mạnh của chủ thể để vượt qua khó khăn. ý chí có khả năng điểu
khiển, điều chỉnh hành vi con người.
- Tình cảm: là những rung động, xúc cảm biểu hiện thái độ của mỗi người.
Nhờ có tình cảm mà các hành vi, hành động của con người trở nên linh hoạt,
mềm dẻo trong việc xử lí các quan hệ XH.
• Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất quyết định ý thức: Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra
ý thức, do ý thức là chức năng của bộ óc người – dạng vật chất có tổ chức
cao nhất của TG vật chất.
+ VC quyết định ý thức: QĐ nội dung ý thức, là hình thái biểu hiện của ý thức,
Vật chất biến đổi làm ý thức biến đổi theo.
- Ý thức tác động vào vật chất: Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận
động, phát triển của vật chất.


Sự tác động của ý thức vào vật chất phải thông qua hoạt động của con người
Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù đến mức độ nào vẫn phải dựa trên sự
phản ánh thế giới vật chất.
• Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong HĐ nhận thức và HĐ thực tiễn, trước hết phải xuất phát từ hiện thực
khách quan và hành động theo khách quan.

- Phát huy tính năng động chủ quan
- Là cơ sở khắc phục & phòng chống căn bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh giáo
điều, giập khuôn,máy móc, chủ nghĩa kinh nghiệm,...
ND6. Hai nguyên lí về mối liên hệ giữa phổ biến và nguyên lí về sự phát triển
của phép biện chứng duy vật.

✱Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
- Mối liên hệ chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự
vật hiện tượng
- Mối liên hệ phổ biến để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng
của TG
- Những mối liên hệ phổ biến nhất là giữa các mặt đối lập, lượng – chất, chung
– riêng, NN – KQ, bản chất – hiện tượng, tất nhiên – ngẫu nhiên.
✧Các tính chất của mối liên hệ:
- MLH có tính khách quan: MLH của các SV, hiện tượng tồn tại khách quan,
độc lập ,không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Tính phổ biến: Bất cứ SV, hiện tượng nào trong tự nhiên , trong XH hay tỏng
tư duy ý thức con người đều có liên hệ với nhau
- Tính đa dạng: Mỗi SV, hiện tượng trong mỗi lĩnh vực khác nhau có đặc
điểm, vị trí, vai trò khác nhau.

✧Ý nghĩa phương pháp luận: Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
cần có:
- Quan điểm toàn diện: đòi hỏi xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng
giữa các bộ phận, yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động
qua lại giữa SV này vs SV #.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể : đòi hỏi xem xét SV, ht phải xác định đc vai trò,
vị trí của từng mối liên hệ, trong những k gian, thời gian nhất định
 Qua đó giúp ta khắc phục đc bệnh phiến diện, siêu hình, giáo điều,..
✱Nguyên lí về sự phát triển:

KN: Phát triển Là QT vận động theo khuynh hướng tiến lên từ trình độ thấp lên
trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
✧Tính chất của sự PT:


- Tính khách quan:Sự PT của SV là khách quan, không phụ thuộc vào ý thức
con người.
- Tính phổ biến: Mọi SV trong tự nhiên, XH, tư duy đều trong khuynh hướng
phát triển.
- Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sv, ht ở mỗi lĩnh vực phát triển khác nhau qua
từng gia đoạn cụ thể thì sự PT có những đặc điểm khác nhau.

✧Ý nghĩa pp luận: Nguyên lí phát triển là cơ sở khoa học của quan điểm phát
triển. QĐ phát triển đòi hỏi cta xem xét SV:
- Phải đặt nó trong khuynh hướng tiến lên,cái mới thay thế cái cũ
- Phải nhận thấy rằng, sự PT của SV không diễn ra theo đường thẳng mà
quanh co, phức tạp.
- Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan
=> QĐPT giúp cta khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn.
ND7. 5 căp phạm trù:
Cái chung – cái riêng, Nguyên nhân – kết quả, Nội dung – hình thức, tất nhiên
– ngẫu nhiên, bản chất – hiện tượng.
Cho VD.
1. Cái chung – cái riêng:
*KN:
- Cái chung: Là PTTH để chỉ mặt, thuộc tính, mối liên hệ giống nhau tồn tại ở
nhiều SV, Ht.
Phân loại; cái chung đặc thù và cái chung phổ biến
- Cái riêng: Là PTTH để chỉ 1 SV, 1 Ht , 1 Q.trình riêng lẻ nhất định

- Cái đơn nhất: Là PTrù để chỉ những mặt, thuộc tính chỉ có ở SV này mà
không có ở SV khác.
*MLH biện chứng giữa CC,CR, CĐN:
- Cái chung, cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những đk nhất định:
+ Cái chung chuyển hóa thành cái đơn nhất, đây là q.trình tồn tại và tiêu vong dần
dần của cái cũ.
+ Cái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung, đây là q.trình ra đời và phát triển của
cái mới
- Cái chung, cái riêng tồn tại khách quan:
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
of mk.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong MLH với cái chung.
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung là bản
chất, quy định sự tồn tại của SV.
*Ý nghĩa PP luận:
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, muốn tìm cái chung phải tìm những cái
riêng.


- Vì cái chung sâu sắc hơn cái riêng, nên , phải dựa vào cái chung để cải tạo cái
riêng
- Cần tạo điều kiện để cái chung bất lợi và cái đơn nhất có lợi chuyển hóa cho
nhau.
2. Nguyên nhân – kết quả
*ĐN:
- Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
cùng 1 SV, or giữa các SV vs nhau gây ra những biến đổi nhất.
- Kết quả là PT để chỉ những biến đổi do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
cũng 1 SV, or giữa các SV vs nhau tạo nên.

(Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù xuất hiện cùng vs NN)
*Tính chất của MLH Nhân – Quả:
- Tính khách quan: Nghĩa là MLH nhân quả là cái vốn có của Sv, do chính sự vật
tạo ra, hoàn toàn không phụ thuộc vào con người.
- Tính phổ biến: Mọi Sv, Ht xảy ra đều có nguyên nhân.
- Tính tất yếu: Cùng một NN nhất định, trong những Đk giống nhau sẽ tạo ra
những KQ giống nhau.
*Quan hệ biện chứng giữa NN – KQ :
- NN sinh ra KQ, NN có trước, KQ có sau ( tuy nhiên k phải cái gì có trước cũng là
NN, cái gì có sau cũng là KQ,
- Tính phức tạp của MQH nhân quả: NN sinh ra KQ còn phụ thuộc vào đk và hoàn
cảnh cụ thể.
+ 1 NN sinh ra 1 hoặc nhiều KQ.
+ nhiều NN sinh ra 1 hoặc nhiều KQ
 nếu các NN tác động cùng chiều sẽ hình thành KQ nhanh hơn, nếu các
NN tác động ngược chiều chúng sẽ làm suy yếu lẫn nhau và ngăn cản sự
xuất hiện của kết quả.
- NN và KQ có thể thay đổi vị trí cho nhau
*Ý nghĩa pp luận:
- MLH nhân quả có tính khách quan,phổ biến, SV Ht nào xảy ra cũng có NN
- Muốn tìm ra NN phải tìm trong mối liên hệ trước khi hiện tượng đó xuất hiện
- Cần phân biệt vị trí vai trò của NN và xu hướng tác động của chúng.
- Tận dụng KQ đã đạt đc tạo đk thúc đẩy NN phát huy tác dụng để đạt đc mục đích
3. Nội dung – hình thức
*ĐN:
- Nội dung là PT dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố, những
q.trình tạo nên SV
- Hình thức là PT dùng để chỉ phương thức tồn tại, phát triển của sv, là hệ thống
các MLH tương đối bền vững giữa các yếu tố của SV đó. ( Hình thức ở đây là hình
thức bên trong, gắn vs ND, kp hình thức bên ngoài)

*MQH biện chứng giữa ND – HT:
- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức: Không có hình thức nào tồn tại mà
không có nội dung, và không có ND nào lại không tồn tại trong 1 hình thức nhất
định. Không phải bao giờ ND và hình thức cũng phù hợp vs nhau: + cùng 1 ND có
nhiều hình thức thể hiện


+ Cùng 1 hình thức có thể chứa đựng những ND khác nhau
- ND giữ vai trò quyết định đối với hình thức: khuynh hướng của ND là biến
đổi, khuynh hướng của hình thức là tương đối vững bền, biến đổi chậm. Do xu
hướng phát triển của SV, hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp vs
ND. Như vậy, ND giữ vai trò quyết định đối với hình thức.
- Hình thức tác động trở lại ND theo 2 hướng:
+ Nếu hình thức phù hợp vs ND sẽ thúc đẩy ND phát triển.
+ Nếu hình thức không phù hợp vs ND sẽ kìm hãm sự phát triển của ND.
*Ý nghĩa pp luận:
- Vì ND & hình thức gắn bó vs nhau nên trong nhận thức không tách rời tuyệt đối
hóa giữa ND và hình thức, chống chủ nghĩa hình thức.
- Vì ND có thể chứa trong nhiều ND và ngược lại, nên muốn cải tạo biến đổi SV
cần phải SD nhiều hình thức.
- Để cải tạo và biến đổi SV, trước hết căn cứ vào ND song cũng cần chú ý tới hình
thức, theo dõi MQH giữa ND và hình thức để kịp thời điều chỉnh sự can thiệp của
con người vào quá trình biến đổi SV.
4. tất nhiên – ngẫu nhiên
*ĐN:
- Tất nhiên là phạm trù dùng để chỉ những nguyên nhân cơ bản bên trong SV, trong
những đk nhất định, nó có thể xảy ra đúng nt.
- Ngẫu nhiên là PT dùng để chỉ những nguyên nhân bên ngoài tạo ra, nó có thể xảy
ra or không xảy ra, xảy ra như thế này or nt khác.
*MQH giữa cái tất nhiên với:

- Với cái chung: Cái tất yếu là cái chung nhưng kp mọi cái chung đều là cái tất yếu
- Với nguyên nhân: Cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều có nguyên nhân. Cái tất
nhiên xảy ra do nguyên nhân tất nhiên, cái ngẫu nhiên xảy ra do nguyên nhân ngẫu
nhiên.
- Với quy luật: cái tất nhiên và ngẫu nhiên đều có những quy luật quy định sự xuất
hiện của chúng là khác nhau
*MQH biện chứng giữa tất nhiên – ngẫu nhiên:
- TN và Ng.nhiên tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định trong quá trình
phát triển của SV, trong đó tất nhiên giữ vai trò quyết định. Tuy nhiên, cái ngẫu
nhiên cũng giữ vai trò quan trọng. Thể hiện: Cái tất nhiên chi phối sự phát triển
của SV, cái ngẫu nhiên có thể làm cho q.trình p.triển đó diễn ra nhanh or chậm, thế
này or thế khác.
...
- Tất nhiên và ngẫu nhiên thống nhất hữu cơ với nhau:
+ cái tất nhiên thể hiện sự tồn tại của mk thông qua vô số cái ngẫu nhiên.
+ cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên.
- Trong những đk nhất định, tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho
nhau
- Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ là tương đối.
*Ý nghĩa pp luận:
- Trong thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên để cải tạo SV, tuy nhiên cũng phải chú
ý tới cái ngẫu nhiên xảy ra.


- Muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua vô số cái ngẫu nhiên.
- Tạo đk để cái ngẫu nhiên và tất nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.
5. Bản chất – hiện tượng
*ĐN:
- Bản chất là PT để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những MLH tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động, phát triển của SV.

- Hiện tượng là PT để chỉ sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài SV
*MQH biện chứng
- Sự thống nhất giữa bản chất & hiện tượng:
Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng
là sự biểu hiện của bản chất.
Không hiện tượng nào không biểu hiện bản chất, không bản chất nào tồn tại
ngoài bản chất
Bản chất và hiện tượng căn bản phù hợp với nhau. Bản chất nào, hiện tượng
ấy.
Bản chất thay đổi thì hiện tượng thay đổi theo, Bản chất mất thì hiện tượng
cũng mất.
- hiện tượng xuyên tạc bản chất:k đồng nhất vs bản chất.
- Mâu thuẫn giữa bản chất – hiện tượng:
Bản chất
Hiện tượng
- Thể hiện cái tất yếu, cái chung quyết định sự
phát triển của SV.
-Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng
- Là mặt bên trong, ẩn dấu sâu xa
- bản chất của SV biểu hiện qua nhiều hiện
tượng
- BC tương đối ổn định, biến đổi chậm

- phản ánh cái riêng, cái cá biệt
- hình thức phong phú hơn bản chất
- Mặt bên ngoài của HTKQ
- Một hiện tượng chỉ biểu hiện 1 khía
cạnh của bản chất.
- Hiện tượng không ổn định, nó biến
đổi nhanh hơn bản chất


*Ý nghĩa phương pháp luận:
- Muốn hiểu đc bản chất của SV phải thông qua nhiều hiện tượng
- Trong nhận thức không dừng lại ở hiện tượng mà còn phải tiến tới bản chất của
SV.
- Trong thực tiễn, phải dựa vào bản chất để đưa ra đc phương thức cải tao biến đổi
sv.



×