i
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và khu vực hóa là một xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển kinh tế thế giới. Đối với ngành tài chính ngân hàng, hội nhập kinh tế
quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân
hàng Việt Nam; mở rộng cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế; tranh thủ vốn, công
nghệ, kinh nghiệm quản lý và phát huy lợi thế so sánh để theo kịp yêu cầu
cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Qua 45 năm hình thành và phát triển, NHTMCP Ngoại thương Việt
Nam hiện nay đã xây dựng cho mình một vị trí quan trọng và một thương
hiệu nổi tiếng trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Trước áp lực
cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế về năng lực cạnh tranh, hiệu quả
hoạt động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết. Vì
vậy đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam” được chọn để nghiên cứu nhằm đưa ra những
phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương, góp phần phát triển và khẳng định vị thế
của ngân hàng này trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài tập trung vào:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
ii
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu cơ bản:
năng lực tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ, nguồn nhân lực, trình độ
quản lý và cơ cấu tổ chức, năng lực hoạt động.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp:
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp đối
chiếu so sánh, phương pháp logic, phương pháp mô tả và khái quát hóa đối
tượng nghiên cứu.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của hệ
thống ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
iii
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Khái niệm: “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân
hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị
phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục
tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng
chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”.
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.1. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu:
Vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn:
Vốn chủ sở hữu tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (khoảng 8%) nhưng là
điều kiện tiên quyết thành lập ngân hàng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng,
cơ sở để huy động nguồn vốn khác, đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng
tăng lợi nhuận đồng thời tăng sức chịu đựng của ngân hàng khi tình hình kinh
tế và hoạt động kinh doanh ngân hàng trải qua giai đoạn khó khăn. Ngoài ra
vốn chủ sở hữu lớn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng giới hạn tín dụng
đối với khách hàng và tạo lòng tin cho khách hàng.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN
thì tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu 8% giữa vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản có rủi ro.
1.2.1.2. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Một ngân hàng thương mại làm ăn kinh doanh tốt, khả năng sinh lời
cao sẽ có điều kiện trích lập các quỹ dự trữ, đầu tư mở rộng mạng lưới giao
dịch, đầu tư công nghệ, khách hàng cảm thấy yên tâm tin tưởng và gửi tiền,
do đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có ROA (return on assets)…
iv
ROA = (Lợi nhuận ròng sau thuế / Tổng tài sản có bình quân) x 100
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE (return on equity)
ROE = (Lợi nhuận ròng sau thuế / Vốn chủ sở hữu và các quỹ) x 100
1.2.1.3. Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro:
Rủi ro của ngân hàng thương mại gồm nhiều loại như rủi ro thanh
khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất… Khi rủi ro xảy ra, hoạt động kinh
doanh ngân hàng gặp khó khăn đình trệ, làm giảm khả năng cạnh tranh của.
Do đó, cần xây dựng các biện pháp và công cụ để phòng ngừa và chống đỡ
rủi ro và đây cũng được xem là một tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngân hàng thương mại.
1.2.2. Khả năng ứng dụng công nghệ
Công nghệ ngày càng đóng vai trò là một trong những nguồn lực tạo ra
lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Việc ứng dụng công
nghệ cho phép ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng
dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thiết lập hệ thống giao dịch trực tuyến
nhằm xoá bỏ giới hạn trong hoạt động ngân hàng, do đó tiết kiệm thời gian và
mang lại những tiện ích, sự an toàn lớn nhất cho khách hàng.
1.2.4. Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức
Trình độ quản lý có vai trò quan trọng trong việc quyết định
cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Trình độ quản lý tốt giúp tăng hiệu
doanh của ngân hàng, bộ máy quản lý hợp lý và giỏi giang không
phí nguồn lực, đưa ra các quyết định điều hành đúng đắn làm tăng
cạnh tranh của ngân hàng.
năng lực
quả kinh
gây lãng
năng lực
1.2.5. Năng lực hoạt động
- Khả năng huy động vốn
- Hoạt động tín dụng, đầu tư: Hoạt động này tốt sẽ đem lại nhiều lợi
nhuận cho ngân hàng, phát triển khả năng huy động vốn, nâng cao hiệu quả
kinh doanh và từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Phát triển sản phẩm dịch vụ khác: thể hiện ở khả năng cung cấp các
dịch vụ trung gian thanh toán và khả năng đa dạng hóa sản phẩm trong từng
dịch vụ ngân hàng và nhiều loại dịch vụ ngân hàng
v
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài
- Môi trường kinh tế
- Đối thủ cạnh tranh
- Hệ thống luật pháp
- Đặc điểm văn hóa xã hội
- Vai trò của nhà nước và NHTW
1.3.2. Các nhân tố bên trong
Các nhân tố nội tại của ngành như nguồn nhân lực, công nghệ, cơ chế
điều hành, cơ sở vật chất kỹ thuật… ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh
của ngành.
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Một số nét chính về quá trình hình thành, các mốc lịch sử đáng nhớ
cũng như những thành tựu NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đạt được qua
45 năm phát triển.
2.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam
2.2.1. Năng lực tài chính
2.2.1.1 Vốn chủ sở hữu
Bảng2.1: Vốn chủ sở hữu của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn điều lệ
Vốn khác
Các quỹ dự trữ
Quỹ chênh lệch tỷ giá chuyển đổi báo cáo tài chính
Quỹ đánh giá lại tài sản
Lợi nhuận để lại
Tổng vốn chủ sở hữu
Tăng trưởng vốn chủ sở hữu (%)
2004
4206527
1022611
1730366
83859
11852
125572
7180787
21,22
2005
4279127
1158253
2728353
90220
11914
148034
8415901
17,20
2006
4356737
1180827
5321221
90371
13741
265209
11228106
33,41
2007
4429337
1258266
7343422
106418
9756
404347
13551546
20,70
Nguồn: Tổng hợp BC thường niên của VCB.
Vốn chủ sở hữu của NH TMCP NTVN từ năm 2002 đến 2007 liên tục
tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, năm 2008 với hàng loạt khó
vi
khăn chung của tình hình tài chính, tính đến 30/9/2008, vốn chủ sở hữu của
NH TMCP NTVN sụt giảm còn 12.100 tỷ đồng và ước tính năm 2008, vốn
chủ sở hữu sẽ là 13.100 tỷ đồng, với mức tăng trưởng -3,34% so với năm
2007.
So với các NHTMNN khác, NH TMCP NTVN có mức vốn chủ sở hữu
lớn thứ 2, tuy nhiên, trong số các NHTMCP hiện nay, vốn chủ sở hữu của
NH TMCP NTVN lớn nhất và cao hơn rất nhiều so với các NHTMCP khác.
Tuy nhiên so với quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại
trong khu vực và trên thế giới, vẫn chỉ đạt mức thấp.
* Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):
Hệ số an toàn vốn của NH TMCP NTVN cao hơn hệ số an toàn vốn
trung bình của các NHTMQD 7%, kế hoạch năm 2008, NH TMCP NTVN sẽ
đạt trên 12%. Tỷ lệ này của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, của
khu vực Đông Á là 12,3%.
Bảng2.5: Tỷ lệ CAR của một số ngân hàng
Đơn vị: %
2005
2006
2007
AGRI
0,41
4,97
7,2
VCB
7,27
9,57
BIDV
3,97
4,82
11
ICB
4,36
5,18
MHB
10,19
9,31
9,44
ACB
12,1
10,89
16,19
STB
15,4
11,82
11,07
EAB
8,94
13,57
14,36
Nguồn: BVSC tổng hợp
2.2.1.2 Khả năng sinh lời
Bảng2.6: Một số chỉ số tài chính của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)
Tăng trưởng (%)
ROAA (%)
ROAE (%)
2002
222
0.28
6.73
2003
617
177.9
0.69
11.76
2004
1104
78.9
1.01
16.85
2005
1290
16.8
1
16.54
2006
2861
121.8
1.89
29.42
2007
2407
-15.9
1.2
17.9
2008
(KH)
2436
1.2
1.2
15.71
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN và KHKD 2008
Giai đoạn 2002- 2006, lợi nhuận sau thuế của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam liên tục tăng, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng không đều,
năm 2007, mức lợi nhuận sau thuế sút giảm so với năm 2006. Do những tác
động từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, vì nguồn vốn thanh toán của
NH TMCP NTVN ở nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.
Tuy vậy, năm 2008, lợi nhuận sau thuế của NH TMCP NTVN ước đạt 2436
tỷ đồng tăng 1,2% so với 2007.
Chỉ tiêu sinh lời ROAA, ROAE của NH TMCP NTVN vượt trội cao
hơn mức trung bình trong khu vực, cao hơn mức trung bình các NHTMQD
vii
và mức trung bình NHTMCP khác (ROAA và ROAE năm 2007 lần lượt là
1,9% và 18,4%), tương đương mức sinh lời một số NHTMCP hàng đầu như
ACB, STB, TCB. Hệ số ROA, ROE của NH TMCP NTVN gia tăng qua các
năm và khá cao so với các ngân hàng khác, cho thấy hiệu quả quản lý tài sản
và khả năng tận dụng các nguồn vốn của ngân hàng là khá hiệu quả.
2.2.1.3 Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro:
* Rủi ro thanh khoản
NH TMCP NTVN trong những năm qua giữ tỷ lệ cho vay/huy động
tiền gửi ở mức khá an toàn so với các ngân hàng khác (năm 2006 là 56,6%
năm 2007 là 66%); thấp hơn tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi trung bình các
ngân hàng ở Việt Nam là 107%, đồng thời thấp hơn mức trung bình khu vực
châu Á là 83%.
Theo kế hoạch điều chỉnh của NH TMCP NTVN, tăng trưởng huy
động vốn năm 2008 là 0% so với 2007 nhưng tăng trưởng dư nợ tín dụng là
15% so với 2007, làm tăng tỷ lệ cho vay/huy động.
* Rủi ro tín dụng
Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản của phần lớn các ngân hàng thương mại ở
mức bình quân trên 50% cho thấy các ngân hàng thương mại có mức độ phụ
thuộc cao vào hoạt động tín dụng. Đối với NH TMCP Ngoại thương Việt
Nam, tỷ lệ này dưới 50%, tuy nhiên cũng không phải thấp và tuyệt đối an
toàn.
2.2.2. Khả năng ứng dụng công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của
ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển
đổi mô hình kinh doanh của ngân hàng đồng thời đưa ra sản phẩm dịch vụ
ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ cũng như nâng cao chất lượng
của các sản phẩm hiện có nhằm tiếp tục duy trì sự khác biệt cho NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam.
Năm 1999, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đưa vào sử dụng hệ
thống ngân hàng bán lẻ theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2001, hệ thống ngân
hàng lõi “core banking” được đưa vào sử dụng cho phép tập trung hóa và vi
tính hóa tất cả các thông tin và xử lý giao dịch cho khách hàng đồng thời thay
đổi tập quán giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng theo hướng: “giao dịch
một cửa”.
viii
Ngoài ra, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đã hoàn thành hệ thống
mạng cục bộ tốc độ cao với công nghệ và giải pháp của Cisco Systems.
2.2.3. Nguồn nhân lực
- Số lượng nguồn nhân lực
Với khoảng 6.500 lao động trong toàn hệ thống tới thời điểm
31/12/2006, 7.800 lao động đến cuối năm 2007 và 8.548 lao động đến thời
điểm 30/9/2008, ước cuối năm 2008 đạt 9.000 lao động; về cơ bản đảm bảo
nguồn lực làm việc ổn định tại NH TMCP NTVN.
- Chất lượng nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh
vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn
diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường
kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
* Cơ cấu tổ chức sau khi cổ phần hóa
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới
hình thức một ngân hàng thương mại cổ phần. NH TMCP Ngoại thương Việt
Nam có các công ty trực thuộc và các công ty con là các công ty trực thuộc
và các công ty con của NH TMCPNT. NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
cùng với các công ty con và công ty trực thuộc sẽ hình thành nhóm công ty
hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con.
2.2.4.2 Mạng lưới chi nhánh
Năm 2007, số lượng chi nhánh của là 204, đứng sau 3 ngân hàng
thương mại Nhà nước là BIDV, ICB, AGRI và 1 ngân hàng thương mại cổ
phần là STB. Kế hoạch năm 2008 sẽ mở mới 66 chi nhánh và phòng giao
dịch. Cùng với thương hiệu lớn, hệ thống mạng lưới của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam đã giúp ngân hàng duy trì thị phần chi phối trên các mảng
hoạt động chính như huy động vốn và tín dụng trong thời gian qua.
2.2.5. Năng lực hoạt động
2.2.5.1. Khả năng huy động vốn
ix
Hiện nay thị phần huy động vốn của NHTMCP Ngoại thương chiếm
18,2% tổng huy động vốn toàn ngành. Vốn huy động trong năm 2007 tăng
gần 17% so với 2006, 42,1% so với năm 2005 và 60,9% so với năm 2004.
Năm 2006 là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh
phát hành giấy tờ có giá (bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ
tiền gửi). Nhưng sang năm 2007, huy động vốn từ kênh này giảm đáng kể,
phản ánh tình hình khó khăn chung của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khoản nợ Chính phủ và NHNN cũng giảm tuy nhiên, tiền gửi và vay TCTC
khác tăng mạnh 47,4%; tiền gửi của khách hàng cũng tăng đáng kể (26,5 %
so với 2006). Tính đến 30/9/2008, tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế là
-5% và kế hoạch trong năm 2008 giữ huy động vốn không giảm so với năm
2007.
2.2.5.2. Hoạt động tín dụng và đầu tư
a) Hoạt động tín dụng:
* Chính sách tín dụng
Nhìn chung, cơ cấu tín dụng được phân bố hợp lý: (i) tổng dư nợ cho
vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của ngân hàng Ngoại thương
chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và mỗi mặt hàng/lĩnh vực đầu tư có tỷ
trọng dư nợ dưới 10%; (ii) khu vực đầu tư tập trung hơn cho khu vực kinh tế
phát triển; (iii) tín dụng bán lẻ mở rộng tới khu đô thị đông dân cư…
Giai đoạn 2004-2006: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc
triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên
chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn với các chính sách Áp dụng
quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế.
* Diễn biến tăng trưởng tín dụng
Bảng2.13: Tình hình dư nợ của NHTMCP Ngoại thương 2001- 2007
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Dư nợ
2001
16.476
2002
29.390
2003
42.368
2004
53.604
2005
61.044
2006
67.742
2007
99.579
2008 (KH)
114.516
Nguồn: Phương án cổ phần hóa
- Với chính sách tập trung cho các khu vực phát triển năng động về
kinh tế, tỷ trọng dư nợ tín dụng tới các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội và miền Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng DNNN trong tổng
dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần
x
* Tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng nợ xử lý rủi ro
tín dụng
Bảng2.15: Chất lượng hoạt động tín dụng của NHTMCP Ngoại thương
Đơn vị: Triệu VND
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Các khoản NQH
Tỷ lệ dư nợ gốc quá hạn trên
tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
(Theo Quyết định 493)
2004
53.604.547
1.311.477
2,53%
Chưa
dụng
2005
61.043.981
1.145.846
1.88%
áp 3,44%
2006
67.742.519
808.721
1,19%
2007
99.579.000
1.208.000
1,3%
2,28%
3,43%
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của NHNT các năm 2004, 2005,
2006,2007
Tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2007 so với năm 2006 trên 40%,
chiếm 9,2% thị phần tín dụng của cả nước. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đều
tăng so với năm 2006, nguyên nhân cơ bản là việc phân loại nợ được tiến
hành theo quy định sửa đổi của NHNN theo hướng thận trọng hơn.
31/12/2007, NH TMCP NTVN đã trích đủ 100% DPRR theo quy định với
tổng chi dự phòng tính vào chi phí 1.233 tỷ VND.
Xét về giá trị tuyệt đối, dư nợ tín dụng của NH TMCP NTVN thấp so
với NHTMQD khác (cao hơn MHB), tuy nhiên cao hơn rất nhiều so với các
NHTMCP khác. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng tín dụng, năm
2006, tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH TMCP NTVN (11%) thấp hơn tốc
độ tăng trưởng tín dụng trung bình của các NHTMQD (14,4%) nhưng năm
2007 cao hơn, tốc độ tăng trưởng cao đạt 41,6%, trong khi đó, tốc độ tăng
trưởng tín dụng trung bình của các NHTMQD là 36,7%. Và một điều rõ ràng,
tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH TMCP NTVN cũng như của khối
NHTMQD chậm hơn khá nhiều so với các NHTMCP khác. Nguyên nhân,
thời điểm 2006- 2007, NH TMCP NTVN tập trung vào việc tái cấu trúc và
xử lý nợ xấu nhằm mục tiêu lành mạnh hóa tài chính cho quá trình cổ phần
hóa.
b) Hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh:
Tổng đầu tư tài chính liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm
2007, tăng trưởng đầu tư tài chính so với năm 2006 là trên 70%, đạt tới hơn
1.667 tỷ VND, và dự kiến đạt trên 3.577 tỷ VND năm 2008. Năm 2008, định
hướng mở rộng đầu tư tài chính trở thành hoạt động quan trọng của NH
TMCP NTVN và là một phần của chiến lược phát triển Tập đoàn. Dự tính
năm 2008, đầu tư liên doanh liên kết đạt mức 1.260 tỷ VND vào cuối năm
2008. Các khoản đầu tư mới trong năm 2008 dự kiến bao gồm các khoản tăng
vốn vào các công ty liên doanh liên kết sẵn có. Đầu tư góp vốn dài hạn khác
tăng từ 1.081 tỷ VND lên khoảng 2.316 tỷ VND.
xi
2.2.5.3. Khả năng cung cấp các dịch vụ khác
a) Hoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà
ngân hàng Ngoại thương luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong
toàn ngành.
Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Ngoại thương đạt được
tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn 2004- 2007, ngân hàng Ngoại
thương duy trì tỷ trọng gần 30% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu
của cả nước với mức tăng bình quân 14%/năm.
b) Hoạt động kinh doanh thẻ
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí hàng
đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ.
- Đến cuối tháng 6/2008, tổng số thẻ nội địa NH TMCP Ngoại thương
Việt Nam phát hành dẫn đầu với hơn 24% thị phần; đứng thứ hai là NH
TMCP Đông Á- hơn 18% thị phần; NH Công thương đứng thứ ba- gần 18%
thị phần; NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- hơn 14% thị phần.
- Phát hành thẻ quốc tế: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đứng vị trí
thứ 2 với 29,21% thị phần (tính đến 31/6/2008), sau NH TMCP Á Châu. NH
Ngoại thương là thành viên chính thức và đối tác chiến lược tin cậy hàng đầu
tại Việt Nam với các tổ chức thẻ hàng đầu trên thế giới Visa Card, Master
Card, American Express, JCB, Diners Club, Cup.
- NH TMCP Ngoại thương Việt Nam sở hữu mạng lưới ATM lớn nhất
với 1090 máy (tính đến 30/6/2008), chiếm 18,16% thị phần, ngoài ra hệ
thống thanh toán thẻ của ngân hàng gồm 10.000 điểm chấp nhận thẻ..
c) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước đã tăng từ xấp xỉ 12 tỷ USD
năm 2004 lên hơn 20 tỷ USD năm 2007. Doanh số mua và doanh số bán
ngoại tệ trong nước khá cân bằng trong giai đoạn này. Lượng ngoại tệ mua
vào từ các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm khoảng 85% tổng lượng ngoại tệ
mua vào. Lượng ngoại tệ bán ra chủ yếu phục vụ nhu cầu nhập khẩu của tổ
chức kinh tế (khoảng 90%). Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài tăng
trung bình khoảng 22%./năm.
d) Hoạt động kinh doanh chứng khoán:
xii
Doanh thu từ hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán liên tục
tăng, từ 90.864 triệu VND năm 2004 lên 234.330 triệu VND năm 2006 và đạt
439.896 triệu VND năm 2007 với tốc độ tăng trưởng khá ổn định qua các
năm. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán tăng trưởng
khá cao, năm 2006, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 170% so với
năm 2005 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng này là 86,5%, mức lợi nhuận đạt
tới 203003 triệu VND năm 2007.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM
3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam xác định tầm nhìn và chiến lược
kinh doanh như sau: “ Xây dựng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam thành
Tập đoàn tài chính đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhấtđưa Tập đoàn tài chính ngân hàng Vietcombank trở thành một trong 70 định
chế tài chính hàng đầu Châu Á vào năm 2015, có phạm vi hoạt động quốc tế”
- Phấn đấu đạt, duy trì (và phấn đấu vượt) một số chỉ tiêu cơ bản đến
năm 2015:
+ Vốn chủ sở hữu đạt mức từ 2,5- 3 tỷ USD;
+ Tổng tài sản tăng trung bình 18%- 20%/ năm;
+ Phấn đấu năm 2015, tổng tài sản đạt 30- 40 tỷ USD;
+ Tỷ lệ trung bình hàng năm ROE là trên 15%;
+ Tỷ lệ trung bình hàng năm ROA là 1,2%;
+ Chỉ số CAR từ 10%- 12%.
3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Phát triển đa dạng trên nền tảng công nghệ hiện đại và đáp ứng nhu
cầu hội nhập
Tăng trưởng bền vững
Phát triển nguồn nhân lực mạnh
xiii
Phát triển, mở rộng hoạt động để trở thành Tập đoàn đầu tư tài chính
ngân hàng đa năng
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam
3.2.1. Tăng cường năng lực tài chính
- Tăng vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy, phát hành cổ phiếu, phát
hành trái phiếu chuyển đổi hoặc thu hút nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài
nước tham gia góp vốn mua cổ phần.
- Lành mạnh hóa tài chính: xử lí các khoản nợ xấu tồn động, tiếp tục
đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đưa vào áp dụng các
mô thức quản trị tín dụng hiện đại đảm bảo lành mạnh hóa tình hình tài chính
theo đúng các chuẩn mực quốc tế.
3.2.2. Giải pháp phát triển công nghệ
Đầu tư hợp lý vào lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm cung ứng các sản
phẩm dịch vụ hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Phát triển đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin. Đảm bảo
an ninh cho hệ thống thông tin dữ liệu trong giao dịch điện tử, trực tuyến.
3.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được hình thành
trên cơ sở quy trình quản lý và chuẩn hóa cán bộ. NH xây dựng chính sách trả
lương, thưởng trên cơ sở những tiến bộ về mặt kiến thức, kỹ năng, khả năng
ứng dụng công nghệ… của nhân viên ngoài ra có các chính sách đãi ngộ khác
như chế độ bảo hiểm cho nhân viên, các chế độ về chăm sóc sức khỏe.
3.2.4. Giải pháp nâng cao trình độ quản lý và hoàn thiện cơ cấu tổ
chức
Nâng cao trình độ quản lý: thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ
nhân sự quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý điều hành ngân hàng,
tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng các công cụ quản lý.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức:
xiv
Cơ cấu lại mô hình tổ chức theo định hướng khách hàng (bán buôn/bán
lẻ) và tiêu chí kinh doanh (bán hàng/ tác nghiệp/ quản lý rủi ro/ hỗ trợ kinh
doanh); áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành.
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
3.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động
- Xây dựng chiến lược kinh doanh
- Phát triển sản phẩm dịch vụ
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với NHNN
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng, sửa đổi, bổ sung nhằm
phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
- Cải tiến hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp chuẩn mực kế toán quốc
tế.
- Chú trọng xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại
- Tăng cường công tác thanh tra giám sát đối với hoạt động ngân hàng
và hoạt động liên quan thị trường tiền tệ.
3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ
- Xây dựng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ và ổn định,
đáng tin cậy tạo môi trường hoạt động ngân hàng có hiệu quả và an toàn.
- Xây dựng các văn bản đồng bộ điều chỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng.
- Hệ thống các văn bản liên quan đến phá sản doanh nghiệp, thu hồi nợ
và các biện pháp xử lý tài sản thế chấp cần được xem xét, sửa đổi nhằm đảm
bảo sự công khai, minh bạch và nhất quán trong quá trình xử lý thu hồi nợ
cho ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt
động ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, tránh mâu thuẫn và chồng chéo.
xv
KẾT LUẬN
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam” trước tiên đã hệ thống những vấn đề lý
luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng
thương mại. Qua đó tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam so với các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Tuy NH TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện
đang là ngân hàng dẫn đầu trong các ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng
vẫn còn những mặt hạn chế, và để có thể giữ vững vị trí như vậy, đặc biệt để
theo kịp các ngân hàng thương mại quốc tế, NH TMCP Ngoại thương Việt
Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để phát huy các nguồn lực hiện có, tận
dụng thế mạnh và thời cơ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đề
ra các định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam, đề tài cũng nghiên cứu một số giải pháp và đề xuất kiến
nghị với NHNN và Chính phủ nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam.