Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GA Sinh 12 NC - Bài 37

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.9 KB, 4 trang )

BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức:
- Biết được tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên lên quá trình tiến hóa.
- Phân biệt được các hình thức chọn lọc tự nhiên (chọn lọc ổn định, chọn lọc vận động và chọc lọc định
hướng).
- Biết được biến động di truyền tác động lên tiến hóa như thế nào?
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy nhận định vấn đề khoa học.
3. Thái độ:
Có tầm nhìn mở rộng về thế giới và chiều hướng tiến hóa.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, phân tích, diễn giảng.
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: giáo án, tranh ảnh có liên quan phóng to, hình 38 phóng to, câu hỏi thảo luận
- Học sinh: học bài, xem bài trước, sưu tầm một số tranh ảnh giáo viên giao cho.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Ổn định – bài cũ:
2. Vào bài:
- Nêu vai trò của quá trình đột
biến trong tiến hóa.
- Vì sao mỗi quần thể giao
phối là một kho biến dị di
truyền vô cùng phong phú.
Nêu lại một số nhân tố tiến
hóa.
Trả lời
- Quá trình đột biến,
chọn lọc tự nhiên, di
nhập gen, giao phối
ngẫu nhiên, không


ngẫu nhiên.
3. Bài mới:
IV. CHỌN LỌC TỰ NHIÊN:
1. Tác động của chọn lọc tự nhiên:
Tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là
sự phân hóa khả năng sinh sản của những
kiểu gen khác nhau trong quần thể, làm cho
tần số tương đối của các alen trong mỗi gen
biến đổi theo hướng xác định và các quần
thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế
những quần thể kém thích nghi
- Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn áp
lực áp lực của đột biến và tác động lên cả
quần thể.
- Một kiểu gen thích nghi tốt
với điều kiện môi trường thì
phát triển thành kiểu hình
sống sót. Vậy nếu không thích
nghi tốt thì kết quả như thế
nào?
- Việc loại bỏ các kiểu gen có
hại gọi là gì?
- Chọn lọc tự nhiên tác động
lên kiểu hình của cá thể thông
qua tác động lên thành phần
nào?
- Vì sao các alen trội bị tác
động của chọn lọc nhanh hơn
các alen lặn?
- Chọn lọc tự nhiên làm cho

tần số tương đối của cá alen
trong mỗi gen theo hướng xác
định.
- Nếu một kiểu gen
không thích nghi tốt
điều kiện môi trường
sẽ không sống sót và
không có khả năng
sinh sản.
- Những gen không
thích nghi sẽ bị đào
thải khỏi quần thể.
- Tác động lên kiểu
gen và alen của quần
thể.
- Vì: Alen trội biểu
hiện kiểu hình ngay cả
ở trạng thái dị hợp tử
nên loại bỏ nhanh hơn.
Alen lặn chỉ bị loại bỏ
ở trạng thái đồng hợp.
Chọn lọc không bao
giờ loại bỏ hết alen ra
2. Các hình thức chọn lọc tự nhiên: có 3
hình thức.
a. Chọn lọc ổn định:
- là kiểu chọn lọc bảo tồn những cá thể
mang tính trạng trung bình, đào thải những
cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung
bình.

- Diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi.
- Hướng chọn lọc ổn định, kết quả kiên định
kiểu gen đã đạt được.
b. Chọn lọc vận động:
- Tần số kiểu gen biến đổi theo hướng thích
nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định
hướng.
- Diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo
hướng xác định.
- Kết quả: đặc điểm thích nghi cũ dần thay
thế bởi đặc điểm thích nghi mới.
c. Chọn lọc phân hóa:
- Khi điều kiện sống thay đổi và trở nên
không đồng nhất, số đông cá thể mang tính
trạng trung bình rơi vào điều kiện bất lợi bị
đào thải. Chọn lọc diễn ra theo một số
hướng, trong mỗi hướng hình thành nhóm
các thể thích nghi với hướng chọn lọc. Sau
đó mỗi nhóm chịu tác động của kiểu chọn
lọc ổn định.
- Kết quả: quần thể ban đầu bị phân hóa
thành nhiều kiểu hình.
* * Chọn lọc tự nhiên không chỉ là nhân tố
quy định nhịp độ biến đổi thành phần kiểu
gen của quần thể mà còn định hướng quá
trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn
lọc
Hãy so sánh áp lực của chọn
lọc tự nhiên với áp lực cảu đột
biến.

- Qua ví dụ SGK rút ra nhận
xét gì? (Ví dụ SGK trang
153).
- Hãy phân tích mối quan hệ
giữa ngoại cảnh và chọn lọc
tự nhiên.

Thảo luận nhóm 4hs/4 phút.
- Có những hình thức chọn lọc
nào?
- Diễn ra trong trường hợp
nào?
- Đặc trưng của mỗi hình thức
chọn lọc.
Nhận xét, bổ sung.
khỏi quần thể vì alen
lặn có thể tồn tại với
một tần số thấp ở
trong các cá thể có
kiểu gen dị hợp tử.
- Áp lực chọn lọc tự
nhiên lớn hơn so với
áp lực đột biến.
- Chọn lọc tự nhiên
không chỉ tác động đối
với từng cá thể riêng
lẽ mà còn đối với cả
quần thể.
- Khi điều kiện ngoại
cảnh thay đổi thì quần

thể cũng thay đổi về
kiểu hình sau đó thay
đổi kiểu gen thích
nghi với điều kiện
mới.
Thảo luận, báo cáo,
nhận xét nhóm bạn.
- Có 3 hình thức chọn
lọc.
- Chọn lọc ổn định: là
kiểu chọn lọc bảo tồn
những cá thể mang
tính trạng trung bình,
đào thải những cá thể
mang tính trạng lệch
xa mức trung bình.
Diễn ra khi điều kiện
sống không thay đổi.
Hướng chọn lọc ổn
định, kết quả kiên
định kiểu gen đã đạt
được.
Chọn lọc vận động:
Tần số kiểu gen biến
đổi theo hướng thích
nghi với tác động của
nhân tố chọn lọc định
hướng.Diễn ra khi
điều kiện sống thay
đổi theo hướng xác

định.Kết quả: đặc
điểm thích nghi cũ dần
thay thế bởi đặc điểm
thích nghi mới.
Chọn lọc phân hóa:
- Khi điều kiện sống
thay đổi và trở nên
V. CÁC YẾU TỐ NGẪU NHIÊN:
- Tần số tương đối cảu các alen trong một
quần thể có thể thay đổi đột ngột do một
yếu tố ngẫu nhiên nào đó.
- Hiện tượng này thường xảy ra trong những
quần thể nhỏ.
- Tần số của quần thể gốc là
0.5A:0.5a đột ngột biến đổi
thành 0.7A: 0.3a ở quần thể
mới, thậm chí tần số của A=
0, của a = 1.Hiện tượng này
gọi là biến động di truyền hay
phiêu bạt di truyền. Nguyên
nhân của hiện tượng này là gì?
Xảy ra ở những quần thể nào?
- Kích thước quần thể quyết
định hiện tượng biến động di
truyền.
- Hãy phân tích mối quan hệ
giữa biến động di truyền và
chọn lọc tự nhiên.
không đồng nhất, số
đông cá thể mang tính

trạng trung bình rơi
vào điều kiện bất lợi
bị đào thải.Kết quả:
quần thể ban đầu bị
phân hóa thành nhiều
kiểu hình.
- Nguyên nhân do một
biến đổi của khí hậu,
sinh học và các yếu tố
khác
- Xảy ra ở quần thể
nhỏ
- Kích thước quần thể
quyết định hiện tượng
biến động di truyền là
kích thước khi quần
thể thu hẹp lại bé nhất.
- Biến động di truyền
không chỉ tác động
độc lập mà còn phối
hợp với chọn lọc tự
nhiên
4. Củng cố: Vì sao nói chọn lọc là nhân tố
chính của tiến hóa?
Chọn lọc tự nhiên
không chỉ là nhân tố
quy định nhịp độ biến
đổi thành phần kiểu
gen của quần thể mà
còn định hướng quá

trình tiến hóa thông
qua các hình thức
chọn lọc
5. Dặn dò: Học bài, xem bài mới. Lắng nghe, thực hiện
Câu hỏi trắc nghiệm bài 38 nâng cao
Câu 1: Tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là:
A. sự phân hóa khả năng sống sót của các alen trong quần thể
B. sự phân tầng các cá thể trong quần thể.
C. sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. sự phân hóa kiểu gen cảu quần thể.
Câu 2: Các hình thức chọn lọc là:
A. Chọn lọc ổn định, vận động, không vận động
B. Chọn lọc vận động, không vận động, phân hóa
C. Chọn lọc ổn định, vận động, phân hóa.
D. Chọn lọc ổ định, phân hóa, không vận động.
Câu 3: Chọn lọc vận động là:
A. tần số kiểu gen biến đổi theo hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định hướng.
B. kiểu chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng
lệch xa mức trung bình.
C. khi điều kiện sống thay đổi và trở nên không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình rơi
vào điều kiện bất lợi bị đào thải.
D. sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, làm cho tần số tương
đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
Câu 4: Vì sao các alen trội bị tác động của chọn lọc nhanh hơn các alen lặn?
A. Tần số alen trội luôn lớn hơn alen lặn
B. khả năng thích nghi của gen lặn cao hơn gen trội.
C. khả năng thích nghi của gen trội lớn hơn gen lặn
D. Alen trội biểu hiện kiểu hình ở cả trạng thái dị hợp tử, số lượng lớn hơn alen lặn chỉ biểu hiện ở trạng
thái đồng hợp.
Câu 5: Vì sao nói chọn lọc là nhân tố chính của tiến hóa?

A. quy định nhịp độ và chiều hướng tiến hóa.
B. diễn ra trong thời gian ngắn.
C. tác động lên các cá thể trong quần thể.
D. quan hệ chặt chẽ với biến động di truyền.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×