TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------***---------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ
HƯỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA QUỐC TẾ KẾT
HỢP VỚI CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG ĐỂ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Giáo viên hƣớng dẫn
: ThS. Lê Thái Phong
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Kỳ Minh
Lớp
: Anh 3
Khoá
: K43A – KT&KDQT
Formatted: Justified, Indent: Left: 1.29",
Space After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Font: Bold, Italic, Dutch
(Netherlands)
Formatted: Centered
Hà Nội, 06/2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA, MỐI QUAN HỆ
GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH ................................................. 5
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA ....................................................................... 5
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA................................................................................ 5
1.1 THEO NGHĨA GỐC TỪ ...........................................................................6
1.2 THEO PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 6
1.2.1 THEO PHẠM VI RỘNG .......................................................................7
1.2.2 THEO NGHĨA THÔNG THƯỜNG ...................................................... 7
1.2.3 THEO NGHĨA HẸP ..............................................................................8
2. ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN HÓA ....................................................................8
3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA ..................................................12
3.1 VĂN HÓA VẬT CHẤT ............................................................................12
3.2 VĂN HÓA TINH THẦN..........................................................................13
4. CÁC LỚP VĂN HÓA ..................................................................................16
4.1 VĂN HÓA BỀ NGOÀI - CẤU TRÚC HỮU HÌNH CỦA VĂN HÓA ...17
4.2 CÁC CHUẨN MỰC VÀ GIÁ TRỊ ........................................................... 17
4.3 CÁC GIẢ ĐỊNH VỀ SỰ TỒN TẠI ......................................................... 18
5. NỀN TẢNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA ........19
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ
KINH DOANH ............................................................................................................... 22
1. KHÁI NIỆM KINH DOANH ......................................................................22
2. BẢN CHẤT CỦA KINH DOANH .............................................................. 23
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH .............................................................. 25
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH ..................................... 27
1. QUAN HỆ TƢƠNG TÁC BỔ TRỢ CỦA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH
............................................................................................................................ 28
2. MẶT KHÁC BIỆT CỦA VĂN HÓA VỚI KINH DOANH ..................... 31
3. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG KINH DOANH .............................. 33
IV. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH - VĂN HÓA DOANH NGHIỆP............... 36
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .............................................37
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ..................... 37
2.1. NIỀM TIN, QUAN ĐIỂM, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI ........................... 37
2.2. QUY TẮC, CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC, KINH DOANH ....................... 37
2.3 BIỂU TRƢNG VĂN HÓA .......................................................................38
2.4. PHONG CÁCH LÀM VIỆC ...................................................................38
3. TÍNH MẠNH YẾU CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........................ 39
3.1.PHƢƠNG PHÁP XÁC MINH BIỂU TRƢNG CỦA VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP (ARTEFACTUAL APPROACH) .................................39
3.2. PHƢƠNG PHÁP XÁC MINH TÍNH ĐỒNG THUẬN/ MỨC ĐỘ ẢNH
HƢỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (CARSENSUS/ INTESITY
APPROACH) ..................................................................................................40
4. MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .................................................41
CHƢƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA NƢỚC NGOÀI TỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
............................................................................................................... 44
I. ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA VÀ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM ........................... 44
1. ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM ....................................................... 44
2. ĐÔI NÉT VỀ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM ...........49
3. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ KINH DOANH Ở VIỆT NAM ........................... 52
3.1 HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH CÁC QUAN ĐIỂM
KINH DOANH Ở VIỆT NAM.......................................................................52
3.2 QUAN ĐIỂM KINH DOANH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN
THỐNG ..........................................................................................................55
II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA NƢỚC NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.................................................. 58
1. TÁC ĐỘNG TỚI NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....58
2. TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN .........................................59
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
3. TÁC ĐỘNG TỚI HỢP ĐỒNG ...................................................................61
1
4. TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING ......................................63
5. TÁC ĐỘNG TỚI CÁCH THỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ...........71
CHƢƠNG III: HƢỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
NƢỚC NGOÀI
KẾT HỢP VỚI KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ
TRUYỀN THỐNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM................................................. 73
I. TÌM HIỂU VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN
THẾ GIỚI ....................................................................................................................... 73
1. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN .......................... 73
1.1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN ............................ 73
1.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN .................................................... 75
1.3 TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHẬT VÀO HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...................................78
2. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA HOA KỲ ............................... 78
2.1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA HOA KỲ ..................................78
2.2 ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA HOA KỲ ..................................................................................79
2.3 TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA MỸ VÀO HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...................................81
3. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA TRUNG QUỐC .................... 81
3.1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC ...................... 81
3.2 ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA VĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA TRUNG QUỐC........................................................................83
3.3 TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUNG QUỐC VÀO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ........................ 85
II. PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NƢỚC NGOÀI KẾT
HỢP VỚI KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................. 86
1. QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC
XÂY DỰNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH Ở VIỆT NAM.................................................................................... 86
2. TIẾP THU TINH HOA VĂN HÓA NHÂN LOẠI ....................................89
3. KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................................................... 90
III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 92
1. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC..................................92
2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ........................ 94
3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ KHÁC ............................................................. 96
KẾT LUẬN........................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 99
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
LỜI MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài: “Toàn cầu hóa 3.0 thực chất đang ở vào giai đoạn
tăng tốc, nó làm cho thế giới chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san
phẳng thế giới. Chũng ta đang sống trong một thế giới phẳng!” là một nhận định nổi
tiếng của Thomas L. Friedman về những biến động của thế giới thế kỷ 21. Bắt nhịp
với mạch vận động của tri thức thời đại mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã
khẳng định xu hướng toàn cầu hóa đang là đặc điểm chi phối thời đại (theo nghị
quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X). Sau năm 1986 với chính sách
mở cửa nền kinh tế và quá trình chủ động hội nhập quốc tế, mà việc gia nhập WTO
và chính thức trở thành thành viên thứ 150 là một minh chứng, đã mang lại cho đất
nước Việt Nam sự phát triển đáng ghi nhận, trong đó có sự gia tăng đáng kể địa vị
chính trị quốc gia trên trường quốc tế.
Tuy vậy, khi cửa ngõ vào một quốc gia được mở ra, thì tràn vào không chỉ là
những dòng vốn, các cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư, các mảng thị trường giàu
tiềm năng,... mà còn là những dòng văn hóa, cũng đa dạng và có phần phức tạp hơn
rất nhiều. Năm, mười năm trước, ở đâu đó trên khắp đất nước Việt Nam, những
khẩu hiệu như “hòa nhập chứ không hòa tan”, “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc để hội nhập quốc tế”,... đã được không chỉ những nhà bình luận kinh tế, các
nhà hoạch định chính sách phát triển bàn luận, mà còn được rất nhiều người dân
thuộc các tầng lớp, khu vực địa lý khác nhau quan tâm. Điều đó cho thấy vai trò của
văn hóa trong quá trình hội nhập và tác động đến sự phát triển của quốc gia nói
chung, của nền kinh tế nói riêng, hay của hoạt động kinh doanh dưới một góc độ vi
mô, tại Việt Nam đã có được những nhận thức và sự quan tâm nhất định. Trong bối
cảnh hiện nay, khi hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng hơn, thì việc ý thức
rõ vai trò và tác động của văn hóa càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa, trở
thành một yếu tố sống còn về lâu dài đối với yêu cầu về một quốc gia vững mạnh và
trường tồn.
Tất cả những ai nghiên cứu hoặc có tìm hiểu đôi chút về văn hóa đều hiểu rằng
văn hóa là một lĩnh vực hết sức đa dạng và phức tạp. Văn hóa ảnh hưởng tới mọi
1
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
khía cạnh của đời sống hàng ngày, trong từng hành động, cử chỉ,... Văn hóa không
tác động một cách trực tiếp đến kết quả của những nỗ lực, nhưng bỏ qua văn hóa thì
các nỗ lực có thể sẽ trở thành vô ích.
Hoạt động kinh doanh là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng của văn
hóa rất sâu sắc. Nhà doanh nghiệp, không giống như các kỹ sư, kiến trúc sư, nhà
khoa học, nơi mà nghề nghiệp của họ gắn với những thực tế khách quan, những
công thức, những quy tắc bất di bất dịch của tự nhiên. Nhà doanh nghiệp là người
phải xử lý hàng trăm mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh của mình, với hàng
trăm, hàng nghìn chủ thể mà ngày nay, với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
gia tăng, và các cơ hội kinh doanh rộng mở ở nước ngoài, có thể phần nhiều các chủ
thể đó là những người đến từ nhiều khu vực địa lý, có nền văn hóa khác nhau với
các cách nhìn nhận, xử lý vấn đề, tính cách và sở thích khác nhau rất nhiều. Không
hiểu biết về văn hóa, không hiểu biết về những giá trị cốt lõi chung đã được đúc rút
về đối tác của mình, nhà doanh nghiệp có thể thấy là đã gần như đối mặt với sự thất
bại.
Quay trở lại tìm hiểu lịch sử Việt Nam với những chiến thắng oanh liệt và hào
hùng chống lại quân xâm lược để dựng nước và giữ nước, các nhà quân sự Việt
Nam đã tổng kết lại rằng thực chất các cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước
ta là các cuộc chiến tranh về mặt văn hóa. Cội nguồn sức mạnh chiến thắng của Việt
Nam là do Việt Nam có một bề dày văn hóa hơn hẳn các quốc gia xâm lược và nghệ
thuật quân sự Việt Nam đã biết cách vận dụng tối ưu và linh hoạt bề dày văn hóa đó
vào các đường lối quân sự và thực tiễn chiến đấu. Fons Trompenaars và Charles
Hampden-Turner, cũng như nhiều người khác cũng có nhận định, việc bành trướng
sức mạnh kinh tế của các quốc gia hiện nay, cũng như việc tận dụng tối đa các cơ
hội của hội nhập kinh tế quốc tế tiềm ẩn đằng sau đó là một sự bành trướng và nỗ
lực gây ảnh hưởng về mặt văn hóa, dần dần đồng hóa về văn hóa và trở thành một
quốc gia phụ thuộc. Điều này trở thành một nguy cơ nghiêm trọng nếu một quốc gia
hội nhập nhưng không ý thức sâu sắc về các giá trị văn hóa truyền thống của đất
nước mình. Nhận thức đó trở thành động lực và cơ sở thực tiễn để em nghiên cứu về
2
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
vấn đề văn hóa, và quyết định chọn đề tài “Tác động của văn hóa nước ngoài tới
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tiếp thu các giá trị
văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh
tranh trong thời kỳ hội nhập” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
* Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở
phân tích vai trò của văn hóa trong kinh doanh cùng những tác động của văn hóa
đến các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, dựa trên phân tích sự cần thiết
chuyển tải các yếu tố văn hóa truyền thống cũng như các yếu tố văn hóa học hỏi
được từ bên ngoài nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, cũng như
đánh giá sơ bộ thực trạng văn hóa kinh doanh Việt Nam trong thời gian qua, khóa
luận đề xuất những phương hướng và giải pháp sử dụng yếu tố văn hóa trong kinh
doanh để gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
* Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quan
niệm, cách hiểu về văn hóa, về kinh doanh, về vai trò của văn hóa trong kinh doanh
đặc biệt là về vấn đề văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở
Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận giới hạn việc nghiên cứu ở phạm vi tìm
hiểu và làm rõ một phần nhỏ nội dung của văn hóa, mối quan hệ, vai trò của văn
hóa trong kinh doanh, tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời khóa luận muốn đề cập đến và nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc chuyển tải yếu tố văn hóa vào kinh doanh, tạo dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, làm thế nào để tiếp thu những giá trị văn
hóa nước ngoài, kết hợp linh hoạt, khéo léo với những giá trị truyền thống dân tộc
để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
* Phƣơng pháp nghiên cứu: Khóa luận chủ yếu lấy cơ sở phương pháp luận
nghiên cứu là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm phát triển kinh tế của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
3
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
nghiên cứu tổng hợp khác nhau như phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp
phân tích - tổng hợp, phương pháp mô tả và khái quát hóa đối tượng nghiên cứu.
* Kết cấu: Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương chính:
- Chƣơng I: Tổng quan về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và kinh
doanh
- Chƣơng II: Tác động của văn hóa nƣớc ngoài tới hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp Việt Nam
- Chƣơng III: Hƣớng tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá
trị văn hóa truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập
và một số khuyến nghị
Khóa luận này không phải là tài liệu đầu tiên nghiên cứu về văn hóa hay tác
động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời do giới hạn về thời gian
nghiên cứu, cũng như những hạn chế trong tìm hiểu và nhận thức, khóa luận tốt
nghiệp này không tránh khỏi có nhiều thiếu sót.
4
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA, MỐI QUAN HỆ
GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA
1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của
cuộc sống con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu. Những cách tiếp cận nghiên
cứu khác nhau sẽ dẫn đến những định nghĩa và quan niệm khác nhau xung quanh
nội dung thuật ngữ văn hóa. Năm 1952, Koroeber và Kluchohn đã thống kê được
164 định nghĩa về văn hóa. Tính đến thời điểm năm 2008, với sự gia tăng về mức
độ quan tâm của nhân loại và kết quả của các công trình nghiên cứu và tài liệu, sách
báo về vấn đề văn hóa, con số này chắc chắn đã tăng lên rất nhiều.
Theo tiến sỹ Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu văn hóa, khái niệm văn
hóa rất rắc rối. Theo nghĩa chuyên biệt, nó chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn,
như văn hóa Ai Cập, văn hóa Đông Sơn,... “Đề cương về văn hóa Việt Nam” của
Đảng Cộng sản Đông Dương 1943 xếp văn hóa bên cạnh kinh tế chính trị và xem
nó bao gồm cả tư tưởng học thuật. UNESCO thì xếp văn hóa bên cạnh khoa học và
giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngoài văn hóa. Đối với một số người, văn
hóa chỉ bao gồm các kiệt tác trong lĩnh vực tư duy và sáng tạo. Đối với người khác,
nó bao gồm cả phong tục tập quán lối sống, làm cho dân tộc này khác với dân tộc
khác. Không thể nói hoặc đánh giá quan điểm nào là sai lầm hoặc thiếu đúng đắn
bởi việc nhìn nhận văn hóa theo các cách thức khác nhau như thế càng làm cho vấn
đề được hiểu biết phong phú và toàn diện hơn.
5
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
1.1 Theo nghĩa gốc từ
Về mặt từ nguyên, nghĩa của “văn” là xăm thân, và nghĩa gốc của văn hóa là
nét xăm mình mà qua đó người khác nhìn vào để nhận biết mình.
Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung
của hai khái niệm “văn trị” và “giáo hóa” (Internet - Thư viện mở). Cách hiểu này,
phần nhiều bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa tại phương Đông. Trong tiếng Hán
cổ, từ “văn ” đã bao hàm ý nghĩa “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức,
trí tuệ con người có thể đạt được bằng cách tu dưỡng. Còn chữ “hóa” là việc cảm
hóa, giáo dục và hiện thực hóa cái đẹp của “văn” trong thực tiễn đời sống.
Theo tiếng Anh, văn hóa là “culture” có nguồn gốc từ “agriculture” nghĩa là
nông nghiệp. Điều này có lẽ xuất phát từ quan điểm cho rằng văn hóa được tạo
dựng, bồi đắp, ngày càng đa dạng và trở nên rõ rệt, tách hẳn ra thành một phần quan
trọng của đời sống từ khi bắt đầu có nông nghiệp trồng trọt, tức là từ khi xã hội loài
người thoát khỏi cuộc sống săn bắt hái lượm, bắt đầu có sản xuất thặng dư.
Tương tự như vậy, tại các nước phương Tây nói chung, trong tiếng Đức, văn
hóa là “kultur”, cũng giống như “culture” trong tiếng Pháp, đều xuất phát từ chữ
Latinh “cultus” có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực; nói
ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó, từ “cultus” được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh
vực xã hội chỉ sự vun trồng nhân cách, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng
của con người.
Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây đều có
một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người (bao gồm
cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và
cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
1.2 Theo phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng mà thuật ngữ “văn hóa” được sử dụng để phản ánh, có
ba cấp độ nghiên cứu chính về văn hóa.
6
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
1.2.1 Theo phạm vi rộng
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa xuất hiện từ khi xuất hiện con người.
Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới những đặc trưng riêng có ở loài người,
nói tới việc phát huy năng lực và bản chất của con người nhằm hoàn thiện bản thân.
Hiểu theo nghĩa này, văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người.
Hoạt động văn hóa được coi là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần
nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ và khả năng sáng
tạo chân - thiện - mỹ trong đời sống.
Theo phạm vi này, UNESCO có đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “văn
hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức,
linh cảm,... khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia,
xã hội,... Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín
ngưỡng,...”
Hồ Chí Minh cũng đưa ra quan điểm về văn hóa “vì lẽ sinh tồn cũng như vì
mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở và các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn.”
Bao quát hơn là quan điểm của E. Heriot “văn hóa là cái còn lại sau khi người
ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả.”
1.2.2 Theo nghĩa thông thƣờng
Văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người. Trong phạm vi
này, văn hóa khoa học (toán học, vật lý học, hóa học,...) và văn hóa nghệ thuật (văn
học, điện ảnh) được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hóa.
7
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
1.2.3 Theo nghĩa hẹp
Văn hóa được coi như một ngành, ngành văn hóa - nghệ thuật để phân biệt với
các ngành kinh tế - kỹ thuật khác. Cách hiểu này thường kèm theo cách đối xử sai
lệch về văn hóa: coi văn hóa là lĩnh vực hoạt động đứng ngoài kinh tế, sống được là
nhờ trợ cấp của nhà nước và “ăn theo” nền kinh tế.
Trong ba cấp độ nghiên cứu trên về thuật ngữ văn hóa, hiện nay người ta
thường dùng văn hóa theo nghĩa rộng nhất, và đó cũng chính là nghĩa hiểu về thuật
ngữ văn hóa của khóa luận tốt nghiệp này.
Tóm lại, có thể thấy đặc điểm chung của các khái niệm về văn hóa là: văn hóa
được đúc kết, lan truyền và chia sẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác, văn hóa không
những được chuyển tiếp từ bố mẹ sang con cái, mà còn được truyền bá thông qua
các tổ chức xã hội, các hội văn hóa, từ các chính phủ đến các trường học, chùa
chiền, nhà thờ,... Các cách nghĩ và cách cư xử thông thường được hình thành và duy
trì bởi các áp lực và xu thế của xã hội.
Khóa luận này chủ yếu sử dụng cách hiểu về văn hóa của Czinkota: “văn hóa
là một hệ thống những cách ứng xử đặc trưng cho các thành viên của bất kỳ một xã
hội nào. Hệ thống này bao gồm mọi vấn đề, từ cách nghĩ, nói, làm, thói quen, ngôn
ngữ, sản phẩm vật chất và những tình cảm - quan điểm chung của các thành viên
đó”, bởi khái niệm này có phần cụ thể hơn nên thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu
của khóa luận về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, đồng thời sử dụng yếu tố văn
hóa như là một nguồn lực quan trọng nhằm mục tiêu gia tăng năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp hiện nay.
2. Đặc trƣng của văn hóa
Đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa là tính hệ thống. Trong các công
trình nghiên cứu, các từ điển, và trong hầu hết các khái niệm về văn hóa, từ văn hóa
thường được định nghĩa là “tập hợp các giá trị...”. Điều đó cho thấy, văn hóa là một
tổng thể phức tạp gồm nhiều yếu tố và kết cấu bền vững của văn hóa thể hiện một
8
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
đặc trưng mang tính hệ thống cao. Nhờ tính hệ thống mà văn hóa có thể thực hiện
được chức năng tổ chức xã hội.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Chữ “văn” trong từ
văn hóa có nghĩa là vẻ đẹp, mang hàm nghĩa giá trị. Văn hóa có nghĩa là trở thành
cái đẹp, trở nên có giá trị. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa cái có giá trị. Nó là thước
đo mức độ nhân bản của một xã hội và con người. Nhờ có đặc tính này, văn hóa
thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội cân bằng giữa thiện và ác,
giữa đẹp và xấu.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Văn hóa là một sản phẩm của
hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường thiên nhiên. Do con người gắn
liền với nhau trong xã hội, văn hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Nếu
ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.
Đặc trưng thứ tư là văn hóa có tính lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng được tích
lũy và hình thành qua nhiều thế hệ. Mỗi thế hệ lại tiếp thu những giá trị văn hóa
được đúc kết từ thế hệ trước, bồi đắp thêm những giá trị văn hóa mới để làm phong
phú hơn kho tàng văn hóa dân tộc và truyền đạt lại cho thế hệ kế tiếp. Truyền thống
văn hóa là những giá trị tương đối ổn định và truyền thống này tồn tại thông qua
giáo dục. Những quan niệm trong văn hóa rất khó phá vỡ cho dù thế giới có thay
đổi.
Chức năng giáo dục là đặc trưng quan trọng thứ năm của văn hóa. Nó không
chỉ giáo dục những giá trị đã ổn định mà còn giáo dục cả những giá trị đang hình
thành.
Ngoài ra, cũng có thể nhận biết văn hóa thông qua các đặc trưng sau:
- Văn hóa mang tính tập quán: Văn hóa quy định những hành vi được chấp
nhận hay không được chấp nhận trong một xã hội cụ thể, hình thành những ứng xử,
thói quen chung xử lý tình huống tương tự nhau trong một cộng đồng. Tuy nhiên,
không phải mọi tập quán đều tốt đẹp và phù hợp với xã hội hiện đại. Có những tập
quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định những nét độc đáo của một nền văn
9
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
hóa này so với nền văn hóa kia, nhưng cũng có những tập tục hủ lậu, khó chấp nhận
trong thời đại ngày nay, cần phải thay đổi và tạo dựng những nét văn hóa mới.
- Văn hóa mang tính cộng đồng: Văn hóa là một đặc trưng cơ bản, riêng có
của xã hội loài người và do con người xây dựng, củng cố và bồi đắp qua nhiều thế
hệ. Văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng,
tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa như là một sự
quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lề thói, những tập
tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, mặc định trong
tiềm thức của mỗi thành viên trong cộng đồng. Một người nào đó làm khác đi sẽ bị
toàn bộ cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lý những việc làm
của anh ta có thể không có gì là phi pháp.
- Văn hóa mang tính dân tộc: Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận
chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được. Mỗi dân tộc
khác nhau có những đặc trưng văn hóa không giống nhau, do đó, tính dân tộc cũng
khác nhau. Vì thế mà một câu chuyện cười có thể làm cho người dân các người
phương Tây cười vỡ bụng mà người dân Châu Á không thấy có gì hài hước. Vì vậy,
cùng một thông điệp ở các nước khác nhau có thể mang ý nghĩa hoàn toàn khác
nhau.
- Văn hóa có tính chủ quan: Con người ở các nền văn hóa khác nhau có suy
nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Cùng một sự việc có thể được hiểu
một cách khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau. Chẳng hạn như các loại thiếp
chúc mừng Hallmark được người Anh và Mỹ hết sức ưa chuộng. Đặc điểm của các
thiếp chúc mừng Hallmark là “thông điệp đặc biệt”. Lợi thế của việc mua thiệp
Hallmark là người mua không cần phải suy nghĩ về những gì phải viết - chúng đã
được viết sẵn và in trên thiếp. Tuy nhiên, khi Hallmark xâm nhập thị trường Pháp,
không mấy người mua chúng vì người ta thích những gì do chính họ viết ra hơn.
- Văn hóa có tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng
dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội được
10
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của mỗi người. Không những thế, văn hóa tồn tại khách quan ngay cả với các
thành viên trong cộng đồng. Mỗi thành viên chỉ có thể học hỏi các nền văn hóa,
chấp nhận nó chứ không thể biến đổi chúng ngay lập tức theo ý muốn chủ quan của
mình. Chẳng hạn, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn rất sâu trong lịch sử
Trung Quốc, không dễ gì xóa bỏ được trên bình diện toàn xã hội.
- Văn hóa có tính kế thừa: Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng ngàn năm của
tất cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trưng riêng biệt của mình vào
nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Ở mỗi thế hệ, thời gian qua
đi, những cái cũ không phù hợp có thể bị loại trừ và tạo nên một nền văn hóa quảng
đại. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóa của một dân tộc trở
nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.
- Văn hóa có thể học hỏi được: Văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này
qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có. Đa số những kiến thức (một biểu hiện
của văn hóa) mà con người có được là do học hỏi mà có hơn là bẩm sinh mà có. Do
vậy, con người ngoài vốn văn hóa có được từ nơi mình sinh ra và lớn lên, có thể còn
học được từ những nơi khác, những nền văn hóa khác.
- Văn hóa luôn tiến hóa: Một nền văn hóa không bao giờ tĩnh tại và bất biến.
Ngược lại, văn hóa luôn luôn thay đổi và rất năng động. Nó luôn tự điều chỉnh cho
phù hợp với trình độ và tình hình mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa với
các nền văn hóa khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, hoặc các giá trị tích cực
của các nền văn hóa khác. Ngược lại, nó cũng tác động ảnh hưởng tới các nền văn
hóa khác.
Việc nắm bắt được những nét đặc trưng của văn hóa cho chúng ta có một tầm
nhìn bao quát, rộng mở và một thái độ hết sức quan trọng và thận trọng với những
vấn đề văn hóa, đặc biệt là những ảnh hưởng ngầm nhưng không kém phần mạnh
mẽ và to lớn của văn hóa. Mọi sự kết luận vội vàng hoặc một sự thiếu trách nhiệm
trong các chính sách và hành động liên quan đều có thể làm thui chột khả năng sáng
11
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
tạo văn hóa, đồng thời tạo ra những hậu quả xấu cho sự phát triển của xã hội nói
chung, của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh nói riêng. Nhận biết đầy đủ và sâu
sắc những đặc trưng này sẽ giúp chúng ta xác định được biểu hiện và vai trò của
văn hóa trong đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng,
và quan trọng hơn là thấu hiểu các tác động của văn hóa nước ngoài đến nhận thức
và phương thức vận hành các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời
đại hội nhập hiện nay, từ đó có những cách thức điều chỉnh hoạt động kinh doanh
phù hợp với các tác động của văn hóa, đồng thời chuyển tải các yếu tố văn hóa tiến
bộ, thích hợp vào hoạt động kinh doanh để gia tăng năng lực cạnh tranh.
3. Các yếu tố cấu thành văn hóa
Văn hóa là một đối tượng phức tạp và đa dạng, do đó, có nhiều cách để phân
loại các yếu tố cấu thành văn hóa. Các nhà xã hội học cho rằng văn hóa có ba yếu tố
chủ yếu là văn hóa thích ứng với môi trường tự nhiên, văn hóa tổ chức cộng đồng
và văn hóa sinh hoạt tinh thần. Còn giáo sư Trần Quốc Vượng trong “Cơ sở văn hóa
Việt Nam” cho rằng văn hóa bao gồm ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục - lễ hội,
nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật tạo hình, nhà cửa, kiến trúc, lối sống, tập quán,....
Để hiểu bản chất của văn hóa, và để phân tích rõ hơn những tác động của văn
hóa đến hoạt động kinh doanh, có thể phân văn hóa thành hai lĩnh vực cơ bản là văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
3.1 Văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong các của
cải vật chất do con người tạo ra. Đó là các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư
liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thông tin, nguồn năng lượng;
cơ sở hạ tầng xã hội như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ sở hạ
tầng tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính. Do văn hóa vật chất thể
hiện đời sống vật chất của một quốc gia nên văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn
đến trình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong nền kinh tế đó.
12
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
Văn hóa vật chất còn được thể hiện ở cách con người làm ra những sản phẩm
vật chất, tức là thông qua những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, ai làm ra chúng và
tại sao. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng đến mức sống và giúp giải thích
những giá trị và niềm tin của xã hội đó. Một quốc gia tiến bộ về kỹ thuật, con người
ít tin vào số mệnh và họ tin tưởng rằng có thể kiểm soát những điều xảy ra đối với
họ. Những giá trị của họ cũng thiên về vật chất bởi vì họ có mức sống cao hơn.
3.2 Văn hóa tinh thần
Văn hóa tinh thần là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã
hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán, thói quen và cách ứng xử, ngôn
ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời); các giá trị và thái độ; các
hoạt động văn học nghệ thuật; tôn giáo; giáo dục; các phương thức giao tiếp, cách
thức tổ chức xã hội.
- Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thể hiện qua trình độ học vấn,
trình độ tiếp thu và vận dụng các kiến thức khoa học, hệ thống kiến thức được con
người phát minh, nhận thức và được tích lũy lại, bổ sung nâng cao và không ngừng
đổi mới qua các thế hệ.
- Các phong tục tập quán là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng
ngày như nên mặc như thế nào, cách sử dụng các đồ dùng ăn uống trong bữa ăn,
cách xử sự với những người xung quanh, cách sử dụng thời gian,... Phong tục, tập
quán là những hành động ít mang tính đạo đức, mà chủ yếu là những cách thức đã
được mặc định để xử lý các tình huống phổ biến của toàn bộ cộng đồng. Tập tục có
ý nghĩa lớn hơn nhiều so với tập quán, nó là những quy tắc được coi là trọng tâm
trong đời sống xã hội, việc làm trái tập tục có thể gây nên những hậu quả nghiêm
trọng.
- Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước.
Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt.
Thói quen thể hiện cách sự vật được làm, cách cư xử được dùng khi thực hiện
chúng. Ở nhiều nước trên thế giới, thói quen và cách cư xử hoàn toàn khác nhau. Ở
13
Khãa luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N
các nước Latinh có thể chấp nhận đến trễ, nhưng ở Anh và Pháp, sự đúng giờ là giá
trị. Hoặc người Mỹ thường sử dụng phấn bột sau khi tắm nhưng người Nhật cảm
thấy như thế là làm bẩn lại.
- Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được
các thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ứng
trước một sự vật dựa trên các giá trị. Ví dụ nhiều người Nhật cho rằng dùng hàng
nước ngoài là không yêu nước, trong khi đó, không ít người dân Việt Nam cho đến
nay vẫn khá chuộng hàng ngoại.
- Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì nó là phương tiện
được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng, giúp con người hình thành nên cách
nhận thức về thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa của con người. Ở
những nước có nhiều ngôn ngữ, người ta cũng thấy có nhiều nền văn hóa. Ví dụ, ở
Canada có hai nền văn hóa là nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóa tiếng Pháp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác biệt
về xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết về
ngôn ngữ địa phương, về những thành ngữ và cách nói xã giao hàng ngày, về dịch
thuật là rất quan trọng. Những khác biệt ngôn ngữ có thể gây ra những cách hiểu
khác nhau, đôi khi tạo nên những hậu quả không mấy dễ chịu cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là các nhà tiếp thị đa quốc gia. Chẳng hạn như khẩu hiệu quảng cáo
của Pepsi ở Đài Loan “đến và sống với thế hệ Pepsi” đã được dịch sang tiếng Trung
Quốc thành “Pepsi sẽ mang tổ tiên của bạn trở về từ cõi chết”! Hay “liếm ngón tay
cũng thấy ngon” của KFC là một khẩu hiệu được biết đến trên toàn thế giới để diễn
tả vị ngon của sản phẩm nhưng lại được dịch tại Hồng Kông là “cắn đứt ngón tay
của bạn”, và kết quả là hầu hết người dân Hồng Kông gọi khoai tây chiên thay vì gà
rán Kentucky.
Bản thân ngôn ngữ rất đa dạng, bao gồm ngôn ngữ có lời (verbal language) và
ngôn ngữ không lời (non - verbal language). Thông điệp được chuyển giao bằng nội
dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (âm điệu, ngữ điệu,...) và bằng
14