Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.24 KB, 69 trang )

1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài:
-Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm 2 dịng: (1) Thu hút FDI từ nước
ngồi vào trong nước; (2) Tiến hành đầu tư trực tiếp (ĐTTT) ra nước ngồi. Thực tế đã
cho thấy, FDI có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tồn
cầu nói chung và nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. Một số nước đang phát triển dường
như chỉ chú trọng thu hút FDI để phát triển nền kinh tế trong nước. Nhưng thực tế đã
chứng minh rằng, một quốc gia tiến hành ĐTTT ra nước ngoài càng nhiều thì càng có
nhiều cơ hội vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu nhằm mở rộng thị trường, tạo
thêm việc làm, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro do quá tập trung vào
một thị trường nhất định và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước
-Riêng ở Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) đang được xem là xu hướng mới của
các doanh nghiệp (DN) , đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Trong 20 năm qua (1988 2007), đã có 249 dự án đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam với tổng số vốn
đăng ký là 1,39 tỷ USD. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam sẽ ngày càng
tăng, dự kiến năm 2008, con số này sẽ lên đến 500 triệu.
-Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển thu hút nhiều FDI từ nước ngoài
vào ,nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO,thế nhưng tình hình đầu tư trực tiếp
(ĐTTT)ra nước ngoài của Việt Nam bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn chưa thật
sự ở thế đối trọng với nguồn FDI thu vào ,vậy nguyên nhân từ đâu?. Thơng qua việc tìm
hiểu tình hình thực tế cuả một số dự án trọng điểm về đầu tư ra nước ngoài như các dự án
đầu tư về dầu khí cuả tập đồn dầu khí Việt Nam, dự án đầu tư sang Lào và Campuchia
cuả tổng công ty viễn thông quân đội Viettel…,và một số tài liệu nghiên cưú đã được
đăng trên báo và tạp chí chun ngành,nhóm nghiên cưú đã có một cái nhìn tổng quan về
tình hình đầu tư ra nước ngoài hiện nay và đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp”với mục tiêu tìm ra
ngun nhân chính của tình trạng này ,đồng thời có thể đề xuất ra các giải pháp khắc
phục.
-Mục đích của bài nghiên cứu khơng chỉ dừng lại ở việc đưa ra cái nhìn tổng quan về
thực trạng ,bởi vì tất cả những cái đó chỉ là số liệu của quá khứ,cái mà nhà đầu tư muốn



2
hướng đến là tương lai vì vậy thơng qua bài nghiên cứu các nhà đầu tư sẽ nắm được kinh
nghiệm đầu tư của các nước Châu Á, tổng quát về các thị trường đầu tư chủ lực để các
nhà đầu tư tham khảo,thuận lợị và khó khăn khi đầu tư ra nước ngoài để các nhà đầu tư
phát huy điểm mạnh,khắc phục điểm yếu của mình và rút kinh nghiệm của các nhà đầu tư
trước đây.
-Hơn nữa ,thông qua vấn đề nghiên cứu này ,chúng tôi muốn các bạn trẻ ,tương lai sẽ là
những doanh nghiệp thành công ,là trụ cột của nước nhà có cái nhìn phác hoạ về một bức
tranh đầu tư ra nước ngoài và sẽ nhận ra cơ hội to lớn trong lĩnh vực này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xem xét và đánh giá về thực trạng đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam. Tìm ra
những thuận lợi và hạn chế, khó khăn trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài hiện nay. Đưa
ra những giải pháp,những kiến nghị góp phần giải quyết những hạn chế kể trên và thúc
đẩy việc đầu tư ra nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn khi Việt Nam gia nhập vào WTO. Đề
xuất những hướng phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong tương lai
3.Phương pháp nghiên cứu :
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp, phương
pháp phân tích định lượng, định tính, phương pháp phân tích điểm yếu, điểm mạnh,cơ hội
và thách thức (SWOT)
4.Nội dung nghiên cứu :
Tình hình đầu tư ra nước ngồi hiện nay của Việt Nam. Những điều kiện khách quan và
chủ quan ảnh hưởng đến lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Cần phải cải thiện những chính
sách của Nhà nước và tạo những điều kiện gì để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Những hướng phát triển mới của việc đầu tư ra nước ngoài trong tương lai cho các nhà
đầu tư Việt Nam là gì.
5. Đóng góp cuả đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng về khoa học cũng như trong thực
tiễn, đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt nam hiện nay. Về mặt khoa học,đề tài
này góp phần phát hiện ra những điểm cần bổ sung trong các chính sách về đầu tư để cải

thiện mơi trường đầu tư. Về thực tiễn,đề tài góp phần giúp các nhà đầu tư thực hiện đầu
tư có cái nhìn tổng quan về mơi trường đầu tư, tìm ra những chiến lược đầu tư hiệu quả
cho bản thân doanh nghiệp


3

Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGỒI
1.1 Khái niệm :
Cơ bản nhìn thấy trước mắt, có 2 hoạt động đầu tư ra nước ngồi :
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm 2 dịng: (1) Thu hút FDI từ nước
ngồi vào trong nước; (2) Tiến hành đầu tư trực tiếp (ĐTTT) ra nước ngoài.Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Riêng ở Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) đang được xem là xu hướng mới của
các doanh nghiệp (DN),đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.Cùng với việc tăng cường thu
hút đầu tư nước ngoài vào VN,xu hướng ĐTRNN của các DN VN đang bắt đầu gia tăng
và gặt hái được những thành công bước đầu,chúng ta đang tự nỗ lực vươn ra biển lớn,tự
thân vận động, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm cho chính chúng ta nói chung và xây
dựng đất nước nói riêng.
1.2 Các hình thức đầu tư ra nước ngoài :
Đầu tư ra nước ngoài thường tồn tại dưới các dạng :
-Thứ nhất, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh : văn bản được kí kết giữa một chủ
đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một
hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở qui định về trách
nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay
khơng ra đời một tư cách pháp nhân mới nào
-Thứ hai, hình thức cơng ty hay xí nghiệp liên doanh : xí nghiệp hay cơng ty liên doanh
được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầu tư và một bên là các

chủ đầu tư ở nước khác tham gia
-Thứ ba, hình thức cơng ty hay xí nghiệp 100% vốn nước ngồi : đây là hình thức các
cơng ty hay xí nghiệp hồn toàn phụ thuộc vào quyền sở hữu cá nhân nước ngoài và do


4
bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh
- Các hình thức khác : Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế thực hiện
những hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao. Những dự án B.O.T thường được
chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện để thực hiện nâng cấp cơ sở hả tầng
kinh tế.
1.3 Lợi ích có được của việc đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam :
Việc đầu tư ra nước ngoài mang lại cho nước đầu tư nói riêng, cũng như Việt Nam nói
chung nhiều lợi ích về nhiều mặt :
-Thực tiễn thế giới chứng tỏ răng một nước mà dòng đầu tư ra nước ngồi càng mạnh thì
càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường, tăng cơ hội đầu tư kinh doanh, tăng việc làm
và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước. Mỹ, Nhật - những nước có nền kinh tế đứng
thứ nhất và nhì thế giới – cũng đồng thời là những nước có dịng đầu tư ra nước ngoài lớn
nhất thế giới.
- Đầu tư ra nước ngồi (từ việc đặt văn phịng đại diện, chi nhánh, các đại lý tiêu thụ sản
phẩm, doanh nghiệp hay lập các xưởng sản xuất-kinh doanh trực tiếp...) sẽ cho phép các
nhà đầu tư Việt Nam chủ động xây dựng được hệ thống phân phối hàng hoá riêng, cũng
như nắm bắt nhanh, kịp thời và chính xác hơn các động thái, nhu cầu và thị hiếu thị
trường bản địa, từ đó có những quyết định thích hợp, điều chỉnh mẫu mã, chất lượng, giá
trị sử dụng và giá cả sản phẩm cùng các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của mình,
đảm bảo giữ vững và gia tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ...
-Đầu tư ra nước ngồi cịn cho phép doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận sâu, rộng hơn với
thị trường nước ngồi, từ đó đa dạng hố và không ngừng bổ sung, mở rộng các đối tác,
thị trường ngun liệu, nguồn cung cấp máy móc, cơng nghệ, ngun vật liệu và khách

hàng... đặc biệt, sự hồi hương những khoản lợi nhuận thu được từ việc đầu tư ra nước
ngoài và kết quả vận động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài
cũng cho phép mở rộng dịng vốn đổ vào trong nước.
- Ngồi ra, việc các doanh nhân Việt Nam đầu tư vào các thị trường như SNG, châu Âu,
Mỹ, Australia, v.v... nơi có sẵn cộng đồng người Việt Nam đang định cư đông đúc, bám


5
rễ khá sâu vào đời sống, sinh hoạt kinh tế-xã hội địa phương, còn cho phép Việt Nam tận
dụng các nguồn vốn tài chính, chất xám, các quan hệ thân thuộc đa dạng, nhiều chiều,
nhiều cấp độ và hữu ích đang có tại các nước, thị trường lớn này của Việt Nam, cả hiện
tại lẫn tương lai. Hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngồi cịn giúp quảng
bá hình ảnh đất nước, con người và củng cố vị thế của Việt Nam ở các địa phương này
nói riêng, ở thị trường thế giới nói chung, đồng thời mở ra các cơ hội đầu tư, công ăn việc
làm, du học và đào tạo mới cho người Việt Nam ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Một
cách tổng quát, việc các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư ra
nước ngoài đồng nghĩa với việc mở thêm các mạng lưới chân rết, các kênh quan hệ kinh
tế-xã hội mới của Việt Nam với thị trường nước ngồi, mà qua đó, các luồng vốn, khoa
học, cơng nghệ và lao động sẽ tăng cường lưu chuyển 2 chiều, tiếp thêm máu và đem lại
những xung lực mới, tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội trong nước và cộng đồng Việt
Nam ở nước ngoài, tạo hệ thống “rễ chùm” cần có để Việt Nam liên thơng và hội nhập,
bám rễ vững chắc và hiệu quả vào nhịp đập của đời sống kinh tế quốc tế, bảo đảm sự liền
mạch thống nhất giữa sản xuất – tiêu thụ của doanh nghiệp trong xu hướng tồn cầu hố
hiện nay.
1.4 Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển châu Á:
1.4.1 Duy trì mức độ địn bẩy giải phóng vốn đầu tư:
Chính phủ các nước đang phát triển tại châu Á ln có sự lưu tâm đến việc giải phóng
vốn cho đầu tư ra nước ngồi - điều kiện để FDI có thể xảy ra tại bất cứ nơi nào trên thế
giới.Chiến lược này nhằm thiết lập sự có mặt của các nước châu Á tại khắp thị trường hải
ngoại, xâm nhập và khai thác các nguồn lực nước ngoài phục vụ đắc lực cho việc nâng

cao khả năng canh tranh của các công ty trong nước. Thông qua đầu tư ra nước ngồi các
cơng ty nội địa mang lại lợi ích quốc gia rất lớn, biểu hiện qua thị phần thế giới mà công
ty nắm giữ và những kiến thức cũng như tài sản khoa học, kỹ thuật đem về phục vụ cho
phát triển quốc gia. Kinh nghiệm cho thấy - đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính 1997
của một số quốc gia chấu Á – việc giải phóng vốn ra nước ngồi được thực hiện hết sức
cẩn thận theo từng bước, bởi mỗi bước đi đều tồn tại những rủi ro mà bất cứ một chính
phủ nào, dù khơn ngoan nhất, cũng khơng thể lường hết được.
Những phương pháp kiểm tra để quyết định nên hay không nên cấp phép đầu tư:


6
Có một cơ chế đảm bảo cho Chính phủ có thể kiểm sốt trực tiếp mục đích, bản chất và
tầm cỡ của các dự án đầu tư đồng thời giảm hẳn tình trạng hạn chế trong kiểm sốt chung
đối với FDI ra ngồi. Đó là:
- Quyền chọn cho tất cả các quốc gia vẫn chưa hoặc đã giải phóng cơ chế bó buộc vốn ở
mức thấp là nên giải phóng tất cả các FDI ra ngồi một cách tức thì.
- Quyền chọn thứ hai cụ thể hơn là tiến hành giải phóng đồng bộ và từng bước theo cơ
chế kỹ thuật định sẵn cho việc chấp nhận hay không dự án đầu tư ra nước ngoài.
Quan trọng là thiết lập những tiêu chuẩn tối ưu nhất đối với từng quốc gia trong việc đo
lường giá trị của các dự án xin xét cho đầu tư ra ngoài để trong thời gian ngắn nhất có thể
đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này thường dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp “đi
đêm” để dự án của mình được chấp thuận, dẫu dự án đó khơng đạt u cầu. Vì thế ngồi
việc đánh giá dự án tốt để đầu tư, Chính phủ cần có những biện pháp mạnh tay trừng trị
tình trạng quan liêu quấy nhiễu, hạch sách nhà đầu tư của một số cán bộ thối hóa, biến
chất.
Có nhiều mơ hình khác nhau trong việc đánh giá và chấp nhận các dự án FDI ra ngồi khi
Chính phủ nhận thấy chúng phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích quốc gia và
nhiều lợi ích khác liên quan. Việc chọn một hoặc kết hợp nhiều cách tiếp cận để cho phép
hay khơng cho phép đầu tư ra nước ngồi đã cho phép các Chính phủ châu Á, vốn khá
bảo thủ trong việc gới hạn đầu tư nước ngoài, đi những bước đi đầu trong giải phóng vốn

tăng dần nhanh chóng. Việc quản trị các bước đi giải phóng này đạt hiệu quả tốt bởi
Chính phủ các nước này hỗ trợ trực tiếp đến từng doanh nghiệp trong mội bước tiến của
mình, nhằm duy trì lịng tin trong nhà đầu tư, về sự cho phép cũng như sự hỗ trợ tuyệt đối
từ chính quyền khi đầu tư ra nước ngồi.
1.4.2 Chính sách vĩ mơ ủng hộ đầu tư ra nước ngồi:
Các công ty châu Á với tiềm năng đầu tư ra nước ngồi đã thu được những lợi ích đáng
kể từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm đầu tư vào các khu vực kinh tế trên thế giới, đặc
biệt là đối với những cơng ty khơng có kinh nghiệm trong hoạt động FDI và các khu vực
dự định đầu tư được biết đến như là vùng khó xâm nhập và lạ lẫm. Vì vậy các Chính phủ
châu Á đã có chính sách khuyến khích và ủng hộ FDI ra ngồi. Nhật Bản và các nước
NIEs được xem là những nước tiên phong trong việc thực hiện những chính sách này.


7
Đặc biệt, Chính phủ Nhật Bản là tấm gương điển hình về sự quan tâm hỗ trợ doanh
nghiệp đầu tư ra nước ngồi. Những hiệp định đầu tư cấp Chính phủ được ký kết để mở
lối và tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi, an toàn cho doanh nhân Nhật Bản triển khai các
hoạt động kinh doanh của mình ở nước ngoài. Ngay cả các điều kiện kèm theo những
khoản ODA và viện trợ khác (thường là chỉ định nguồn cung cấp và chủ thầu....), cũng có
mục tiêu ngầm, nhưng rất quan trọng và rõ ràng là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Nhật
Bản bán được hàng, cung cấp thiết bị công nghệ hay trực tiếp đảm nhận tư vấn và tham
gia triển khai thực hiện nhiều dự án được tài trợ từ nguồn viện trợ của Chính phủ Nhật
Bản tại nước nhận viện trợ
Giáo dục, huấn luyện và định hướng:
* Hai nhiệm vụ chính của giáo duc, huấn luyện và định hướng là:
- Thứ nhất, trong ngắn hạn đào tạo và chuẩn bị cho các giám đốc châu Á và các nhân
quen với môi trường kinh doanh quốc tế nói chung và tại các khu vực kinh tế nói riêng.
- Thứ hai, tạo ra dự trữ nguồn lực con người cho đầu tư tương lai theo hướng chuyên mơn
hóa theo khu vực đầu tư.
* Trong q trình thực hiện những điều trên:

- Chính phủ ln có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức doanh nghiệp, các trường
chuyên ngành nhằm tổ chức tốt các khóa huấn luyện ngắn hạn và dài hạn.
- Ngồi ra Chính phủ cịn thường xuyên mở các buổi chuyên đề riêng biệt về các khu vực
trên thế giới, về khả năng đầu tư vào các khu vực này, như đầu tư vào châu Âu, châu
Mỹ…
- Các trường kinh tế và các trường có liên quan mở những chuyên ngành về hệ thống
kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của một quốc gia khu vực, cộng đồng quốc gia khu vực
nhằm tạo cho nhà đầu tư có kiến thức cơ bản về nơi mà họ đầu tư.
- Tăng cường giúp đỡ, hỗ trợ những người ra nước ngoài học tập làm việc tại nhiều nơi
tên thế giới, tạo nguồn lực tại chỗ và tiết kiệm chi phí thâm nhập trong tương lai khi có
nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào các khu vực này.
Tóm lại, mục tiêu lớn nhất của chính sách này là tạo ra những nhà chiến lược có đầu óc
của châu Á để đầu tư hiệu quả. Sự gặp nhau giữa những chiến lược gia tài ba trong tương


8
lai của châu Á và các khu vực khác trên thế giới sẽ là tín hiệu sáng sủa cho hiệu quả đầu
tư FDI trên toàn cầu.
Hỗ trợ về định hướng kỹ thuật và thông tin:
* Việc hỗ trợ thông tin và kỹ thuật có liên quan được xem là rất quan trọng trong đầu tư
FDI ra nước ngoài từ các quốc gia châu Á. Các khoản mục thông tin về các hoạt động
kinh doanh và các vấn đề khác luôn được quan tâm như văn hóa, lịch sử, thị trường, điềi
kiện kinh tế vĩ mô, triển vọng và cơ hội. Những thông tin này được cung cấp rộng rãi và
không tốn phí. Những văn phịng nước ngồi, tịa lãnh sự, đại sứ giúp đỡ lấy thơng tin.
Ví dụ:
- Hội đồng phát triển kinh tế Singapore có chương trình phát triển dữ liệu về cơ hội đầu
tư nước ngồi. Trong đó, Hội đồng có định hướng các doanh nghiệp đầu tư vào các nước
trong khu vực.
- Thai lan cũng có Hội đồng xúc tiến đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài (chủ yếu
nhắm vào thị trường mục tiêu như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia…). Hội đồng này

cũng kiêm luôn việc nhân dạng đầu tư, khảo sát đánh giá và đề ra các quy tắc phù hợp
trong việc liêsn kết các dự án đầu tư vào cùng một quốc gia.
* Ngồi ra, Chính phủ cịn cung cấp hỗ trợ, giúp đỡ những cơng ty trong việc hình thành
những tập đồn đầu tư quốc tế có hiệu quả như Petronat của Malaysia.
Bên cạnh đó, cịn có các hình thức hỗ trợ khác như:
- Thực thi các chương trình đầu tư châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ: Chính phủ các nước châu Á
phát triển hay mới phát triển ln có những chính sách khuyến khích thúc đẩy cho sự
phát triển FDI ra ngoài một cách hoàn hảo và đã xây dựng được những định chế đầu đàn
hướng cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi. Mỗi nước đều có cơ quan chun trách về
đầu tư của một khu vực nào đó, như Nhật Bản có cơ quan chuyên về đầu tư châu Âu.
Nhiệm vụ này giúp kết nối nhanh lẹ đến nơi đầu tư đồng thời tìm kiếm dùn đối tác châu
Á trong việc hỗ trợ giúp các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
- Hành động của các doanh nghiệp châu Á: Các nhà quản lý của các hiệp hội có sự liên
hệ với các công ty đầu tư ra nước ngoài bao gồm tất cả những nhà đầu tư châu Á, châu
Âu hay bất kỳ công ty nào trên thế giới để tìm kiếm những phương pháp, những cơng cụ


9
có liên quan đến việc hoạt động FDI lợi ích và khó khăn có liên quan để giúp cho các
cơng ty ít am tường về FDI. Có thể nói các tham tán thương mại tại nước ngồi giữ vai
trị khá quan trọng trong việc giúp đỡ công ty trong nước tạo được mối quan hệ hợp tác
tốt đẹp với các cơng ty khác về việc đầu tư ra nước ngồi. Các cơng ty châu Á thì ln
chú ý đến việc hợp tác các thực thể địa phương tại nơi đầu tư để huấn luyện giáo dục cho
nhân viên của mình về văn hóa kỹ thuật và ngơn ngữ hoạt động ở mơi trường đó. Quan
trọng hơn là họ săn sàng tài trợ cho các quỹ dài hạn để gia tăng nguồn lực con người
châu Á tại nước ngồi, thơng qua việc tài trợ học bộng du học, trao đổi quản lý, hỗ trợ hết
mình đối với cộng đồng châu Á tại các quốc gia nhận đầu tư.
- Liên doanh liên kết
- Cung cấp tài chính.


CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CUẢ VIỆT NAM
Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả
năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh
nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc ĐTRNN (tận dụng được nguồn
nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào
thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực
và quốc tế. Nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư, thương
mại của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngồi của các doanh nghiệp
Việt Nam.
2.1 GIAI ĐOẠN TỪ 1989-2007:
- Qua 16 năm thực hiện ĐTRNN, tính đến hết năm 2007, Việt Nam cịn 249 dự án đầu tư
ra nước ngồi cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 1,39 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng
927 triệu USD, chiếm 66,8% tổng vốn đầu tư ra nước ngồi. Quy mơ vốn đầu tư bình
quân đạt 5,58 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn quy mô vốn đầu tư đã thay đổi theo
chiều hướng tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với


10
hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự tích cực tham gia vào
hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn, trong đó phải nói tới Tập
đồn Dầu khí Việt Nam.
- Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 của Chính phủ quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, có 18 dự án
ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt
0,76 triệu USD/dự án.
- Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có 131 dự án
ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và
gấp 40 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình
quân đạt 4,27 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998.

- Từ năm 2006 khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006 của Chính phủ
quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam tới hết năm 2007 có 100 dự án
ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 816,49 triệu USD; tuy chỉ bằng 76% về số dự án,
nhưng tăng 45% về và gấp 40 lần tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999-2005;
quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 8,16 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ 1999-2005.
Petro Việt Nam là doanh nghiệp đầu tư
ra nước ngoài lớn nhất.

a) ĐTRNN phân theo ngành :
- Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu trong
lĩnh vực công nghiệp với 100 dự án, tổng vốn đầu tư là 893,6 triệu USD, chiếm 40,16%
về số dự án và 64,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý có
một số dự án quy mơ vốn trên 100 triệu USD, như: dự án Thủy điện Xekaman 3 của
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD,
dự án thăm dị khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đồn dầu khí Việt Nam với tổng vốn
đầu tư 243 triệu USD, 2 dự án thăm dị khai thác dầu khí của Cơng ty đầu tư phát triển
dầu khí tại Madagascar với tổng vốn đầu tư 117,36 triệu USD, tại I Rắc tổng vốn đầu tư
100 triệu USD.


11
- Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với 53 dự án,
tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 286 triệu USD, chiếm 21,3% về số dự án và
20,57% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngồi. Trong đó, phần lớn là dự án trong lĩnh
vực trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: (i) Công ty
cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 81,9 triệu USD, (ii) Công ty cao
su Đắc Lắc, tổng vốn đầu tư 32,3 triệu USD, (iii) Công ty cổ phần cao su Việt – Lào,
tổng vốn đầu tư 25,5 triệu USD.
- Đầu tư ra nước ngồi trong lĩnh vực dịch vụ có 96 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư ra
nước ngoài là 210,4 triệu USD, chiếm 38,5% về số dự án và 15,14% tổng vốn đăng ký

đầu tư ra nước ngồi. Trong đó, có một số dự án lớn như: dự án đầu tư sang Campuchia
để khai thác mạng viễn thông di động của Công ty viễn thông quân đội Viettel với tổng
vốn đầu tư 27 triệu USD, dự án đầu tư sang Liên bang Nga để xây dựng trung tâm
thương mại, văn phịng cho th của Cơng ty cổ phần đầu tư Việt Sô với tổng vốn đầu tư
35 triệu USD, dự án đầu tư sang Singapore để đóng mới tàu chở dầu của Cơng ty dịch vụ
kỹ thuật dầu khí với tổng vốn đầu tư 21 triệu USD, .... Cịn lại là các dự án có quy mô
vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc....

Đầu tư khai thác thủy điện ở Lào luôn là các dự án lớn
trong các dự án đầu tư ra nước ngoài

b) ĐTRNN phân theo khu vực nhận đầu tư:
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu
tại:
- Châu Á có 167 dự án, tổng vốn đầu tư là 751,03 triệu USD, chiếm 67% về số dự án và
54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hịa dân chủ nhân
dân Lào với 86 dự án, tổng vốn đầu tư là 583,8 triệu USD, đã thực hiện 328 triệu USD,
chiếm 35% về số dự án và 42% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang
Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Cũng tại
I Rắc, Tập đồn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1 dự án thăm dị, khai thác dầu
khí có vốn đầu tư cam kết là 100 triệu USD hiện chưa triển khai được do tình hình an
ninh bất ổn tại khu vực này.


12
- Châu Phi có 2 dự án thăm dị, khai thác dầu khí của Tập đồn Dầu khí Việt Nam với
tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư đăng ký gồm (i) có 1
dự án tại địa bàn Angiêri vốn đầu tư là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm
lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga ; (i) 1 dự án tại Madagasca vốn đầu tư là
117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan.

- Châu Âu có 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 463,84 triệu USD, chiếm 14,6% về số dự án và
khoảng 10% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu
tư là 78 triệu USD.
c) Tình hình thực hiện dự án :
- Tính đến hết năm 2007, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân vốn khoảng 927
triệu USD, chiếm 66,6% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong số các dự án đã triển khai
thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện
và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực cơng nghiệp, trong đó có một số dự
án lớn đã triển khai thực hiện, cụ thể:
- (i) Dự án thăm dị dầu khí lơ 433a & 416b tại Angiêria và lơ SK305 ở Malaysia của
Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 150 triệu USD. Hiện
nay, Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam đã cùng các đối tác phát hiện dầu khí mới tại lơ
433a-416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí, giếng MOM-6 bis cho dịng
dầu 5.100 thùng/ngày) và lơ hợp đồng SK305 ở Malaysia (giếng DANA-1X cho dòng
dầu 3.100 thùng/ngày).
- (ii) Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã góp
vốn thực hiện 22,7 triệu USD,
- (iii) Dự án xây dựng thủy điện Xekaman 3 tại Lào, hiện đang xây dựng các hạng mục
cơng trình theo tiến độ với vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 triệu USD.
- Ngồi ra cịn có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào của
Công ty Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành lập theo
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả.
- Các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cực triển khai
thực hiện theo kế hoạch, cụ thể : Công ty Cao su Đắc Lắc với vốn đầu tư thực hiện
khoảng 15 triệu USD, dự án trồng, sản xuất và chế biến cao su của Tổng Công ty cao su
Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 20 triệu USD đã triển khai thực hiện theo tiến


13
độ. Nhưng do tiến độ giao đất chậm nên khó khăn cho việc lập kế hoạch sản xuất của

doanh nghiệp. Ngun nhân vì cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy
định thống nhất từ trung ương đến chính quyền địa phương. Tính thống nhất về đất đai
chưa cao và chưa có quy hoạch rõ ràng về vùng dành cho đất trồng cây công nghiệp, đất
rừng, đất ở. Theo quy định phân cấp về đất đai của Lào, đất với diện tích trên 100 ha do
trung ương cấp phép, dưới 100 ha do địa phương cấp phép. Khi tiếp xúc với nhà đầu tư,
các địa phương của Lào thường cam kết dành đất trên 100 ha để làm nông nghiệp, nhưng
khi giao thực tế, chỉ giao thành từng đợt 100 ha, dẫn tới khả năng chồng lấn cao, đặc biệt
khi dự án vì lý do nào đó triển khai khơng đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
Việt Nam hoạt động tại Lào cịn gặp khó khăn trong việc: (i) làm thủ tục lưu trú của lao
động Việt Nam vì lao động tại chỗ khơng đáp ứng được yêu cầu; (ii) Thủ tục thông quan
phức tạp (đặc biệt ở các cửa khẩu mới), không thống nhất ở các cửa khẩu, mất nhiều loại
phí khơng có trong quy định của Lào.
- Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như: (i) dự án đầu tư
sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạt động hiệu qua, đã đưa
hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế; (ii) dự án đầu tư sang Nhật Bản
của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu đã hợp tác đào tạo được một ngũ lập trình
viên phần mềm có trình độ quốc tế; (iii) dự án xây dựng trung tâm cộng đồng đa năng TP
HCM tại Liên bang Nga của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đã góp vốn khoảng 2,5 triệu
USD. Dự án được chính quyền thành phố Moscow chấp thuận đầu tư (quyết định 2288RP ngày 15/11/2005) và giao đất (biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn
được nhà thầu thi công và thuê công ty tư vấn. Đồng thời, đã được phê chuẩn giải pháp
kiến trúc của kiến trúc sư trưởng thành phố. Dự kiến cuối năm 2008 khởi công xây dựng
sau khi được cơ quan chức năng LB Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật và
một số khác (phịng cháy chữa cháy, bảo vệ mơi trường.v.v.); (iv) dự án đầu tư sang
Campuchia của Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đang triển khai theo tiến độ đề ra
v.v…
2.2 ĐTRNN trong năm 2007:
Tiếp theo đà tăng trưởng của những năm trước, hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp
Việt Nam năm 2007 tiếp tục khởi sắc. Trong năm 2007 có 64 dự án ĐTRNN với tổng



14
vốn đầu tư đăng ký là 391,2 triệu USD, tăng 77% về số dự án bằng 92% tổng vốn đăng
ký so với năm 2006.
- Trong đó, lĩnh vực nơng-lâm- ngư nghiệp có số vốn đầu tư lớn nhất (17 dự án ĐTRNN
với tổng vốn 156,8 triệu USD), chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và 27% về số
dự án, tăng 5,4% về vốn đăng ký so với năm 2006 (chiếm 30,3% số dự án và 34,6% vốn
ĐTRNN). Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu là dự án trồng cây công nghiệp, cao
su, điều ... tại Lào, lớn nhất là dự án trồng cao su trên diện tích 20.000 ha có tổng vốn đầu
tư đăng ký 81,99 triệu USD do Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt-Lào đầu tư, được
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2007.
- Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp (23 dự án ĐTRNN với tổng vốn 147,1 triệu USD),
chiếm 38% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và 36% về số dự án. Trong lĩnh vực này, chủ
yếu các dự án đầu tư vào công nghiệp nặng, bao gồm cả dầu khí. Trong đó lớn nhất là dự
án thăm dị, khai thác dầu khí tại Madagasca, tổng vốn đầu tư 117,3 triệu USD do Tổng
Công ty đầu tư phát triển dầu khí thực hiện được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước
ngồi vào tháng 10/2007.
- Số cịn lại đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ (24 dự án ĐTRNN với tổng vốn 87,2 triệu
USD), chiếm 22% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và 38% về số dự án, giảm so với năm
2006 (chiếm 39,3% số dự án và 61% tổng vốn đầu tư). Có 2 dự án lớn nhất trong lĩnh vực
này là: (i) Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và khai thác cơng trình giao thơng 584 đầu
tư 30 triệu USD vào xây dựng Trung tâm thương mại tại Hoa Kỳ và (ii) Tổng công ty
Viễn thông Quân Đội (Viettel) đầu tư sang Campuchia để thiết lập và khai thác mạng
viễn thông sử dụng công nghệ VOIP cung cấp dịch vụ điện thoại và mạng thông tin di
động tại Campuchia, tổng vốn đầu tư của dự án là 27 triệu USD.
- Quy mô vốn đầu tư bình quân của các dự án ĐTRNN trong năm 2007 đạt trên 6 triệu
USD/dự án.
Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành
(tính tới ngày 31/12/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)



15
STT

Chuyên ngành

Số dự án

Tư Vấn Đầu Tư

ĐTthực hiện

I

Công nghiệp

113

1504514883

54847053

CN dầu khí

9

643940000

43866840

CN nặng


51

767176267

1041061

CN nhẹ

17

14838810

5338840

CN thực phẩm

16

26491080

500000

Xây dựng

20

52068726

4100312


Nơng nghiệp

53

285989569

4302626

Nơng-Lâm nghiệp

46

274639569

2302626

Thủy sản

7

11350000

2000000

Dịch vụ

99

215533116


5729737

Dịch vụ

58

92470818

990985

GTVT-Bưu điện

22

51407266

3400000

Khách sạn-Du lịch

6

13227793

420000

Văn hố-Ytế-Giáo dục

6


13037239

918752

Văn phịng-Căn hộ

1

30000000

0

XD Văn phịng-Căn hộ

6

15390000

0

265

2006037568

64879416

II

III


Tổng số

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đầu tư ra nước ngồi theo năm
(tính tới ngày 31/12/2007 - chỉ tính các dự án cịn hiệu lực)
STT

Năm

Số dự án

TVĐT

ĐT thực hiện

1

1989

1

563,380

0

2

1990


1

0

0

3

1991

3

4,000,000

2,000,000

4

1992

3

5,282,051

1,300,000

5

1993


5

690,831

0

6

1994

3

1,306,811

0

7

1998

2

1,850,000

1,500,000


16
8


1999

10

12,337,793

138,752

9

2000

15

7,165,370

1,231,142

10

2001

13

7,696,452

2,622,000

11


2002

15

191,459,576

37,618,572

12

2003

24

62,390,970

8,743,252

13

2004

17

12,463,114

4,761,752

14


2005

37

437,905,179

4,853,946

15

2006

36

349,106,156

0

16

2007

80

911,819,885

110,000

265


2,006,037,568

64,879,416

Tổng số

Đầu tư ra nước ngồi phân theo nước
(tính tới ngày 31/12/2007 - chỉ tính các dự án cịn hiệu lực)
STT

Nước tiếp nhận

Số dự án

TVĐT

ĐT thực hiện

1

Lào

98

1,040,310,380

7,511,733

2


Angiêri

1

243,000,000

35,000,000

3

Madagascar

1

117,360,000

0

4

Malaysia

4

112,736,615

6,576,840

5


Irắc

1

100,000,000

0

6

Campuchia

28

89,399,869

1,394,014

7

Liên bang Nga

12

78,067,407

2,010,000

8


Hoa Kỳ

30

68,182,754

1,100,000

9

Cuba

1

44,520,000

0

10

Singapore

17

27,565,473

2,460,000

11


Cu Ba

1

18,970,000

0

12

CHLB Đức

5

11,542,372

100,000

13

Thái Lan

4

10,405,200

0

14


Indonesia

2

9,400,000

3,240,000

15

Trung Quốc

5

3,704,150

0

16

Tajikistan

2

3,465,272

2,222,000


17

17

Angola

4

3,432,387

0

18

Ukraina

4

3,357,286

957,286

19

Myanmar

1

2,314,760

0


20

Nhật Bản

6

2,306,050

422,885

21

Hàn Quốc

6

1,961,000

0

22

Cộng hịa SÉc

2

1,935,900

912,000


23

Hồng Kơng

6

1,881,513

394,558

24

Ba Lan

2

1,810,000

0

25

Australia

5

1,237,200

378,100


26

Bỉ

2

1,052,000

0

27

Cơ t

1

999,700

0

28

Nam Phi

1

950,000

0


29

BritisVirgin Islands

1

900000

0

30

Braxin

1

800,000

0

31

Vương quốc Anh

3

500,000

0


32

Đài Loan

2

468,000

0

33

Italia

1

350000

0

34

CH Uzbekistan

2

850,000

200,000


35

Bungari

1

152,280

0

36

ấn độ

1

150,000

0

37

Pháp

1

0

0


265

2,006,037,568

64,879,416

Tổng số

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.3 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOAÌ TỪ ĐẦU NĂM 2008 ĐẾN NAY:
- Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến trong năm 2008, tổng vốn
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đạt 500 triệu USD, tăng 20% so
với năm 2007


18
- Không thỏa mãn với việc được tham gia dự án xây dựng nhà máy điện tại Lào trị giá tới
1,8 tỷ USD hồi cuối năm ngối, Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Việt Nam)
cịn có tham vọng triển khai hàng loạt các dự án đầu tư khác tại quốc gia láng giềng này
trong những năm tới.
- Để chuẩn bị cho kế hoạch này, Petro Việt Nam vừa thành lập văn phòng đại diện tại
Lào. Doanh nghiệp đang dẫn đầu về đầu tư ra nước ngoài này cũng dự kiến sẽ tiếp tục
triển khai một số dự án thăm dị dầu khí tại khu vực Pắc Xế và Viêng Chăn, xây dựng
tổng kho xăng dầu và trung chuyển hàng hóa ở Nam Lào và thực hiện một số dự án khai
thác mỏ khống sản.
- Ngồi Petro Việt Nam, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác như chế
biến nông, lâm sản, tin học, viễn thông cũng đang triển khai các dự án đầu tư ở nước
ngồi khiến cho hoạt động này ngày càng sơi động hơn.
- Ngay từ những ngày đầu năm 2008, Tổng công ty Công nghiệp ôtô VN (Vinamotor)
cho biết sẽ hợp tác đầu tư bốn dự án ra nước ngoài với trị giá khoảng 200 triệu USD tại

Venezuela và Cộng hòa Dominica. Vinamotor sẽ xây dựng nhà máy sản xuất trạm trộn
asphalt, nhà máy sản xuất xe tải nhẹ và xe máy. Nếu dự án này trở thành hiện thực, tổng
vốn đầu tư vượt xa số vốn của 23 dự án công nghiệp mà các DN đã đầu tư ra nước ngoài
trong năm 2007.
- Dự án xây dựng mạng viễn thông tại Campuchia của Tổng công ty Viễn thông quân đội
(Viettel) và dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Mỹ (30 triệu USD) của Công ty cổ
phần đầu tư xây dựng và khai thác cơng trình giao thơng 584 cũng được xem là đột phá
ngoạn mục của DN VN. Ông Nguyễn Đức Quang - tổng giám đốc Công ty Viettel Global
- cho biết dự án mạng viễn thơng có tổng vốn đầu tư khoảng 70 triệu USD, hiện đang
cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại cố định và điện thoại di động tại Campuchia.
- Năm 2008 các DN Việt Nam sẽ mở rộng thị trường đầu tư hơn trước, đã tìm đến những
thị trường khó tính như Trung Đơng. Trong năm 2008, thị trường ở khu vực Đông Âu,
Bắc Phi, châu Mỹ La tinh, Trung Đông, cũng đang là điểm đầu tư hấp dẫn của nhiều DN
Việt Nam. Tại mỗi khu vực trên các DN Việt Nam sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực trọng


19
tâm bao gồm dầu khí (Đơng Nam Á, châu Phi), điện lực (Lào, Trung Quốc), khai thác
khoáng sản (Lào), viễn thông (Lào, Campuchia, Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ), giao
thông vận tải (Singapore, Hồng Kông, Nga), kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại bán
lẻ (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc)...
- Quy mô dự án của các DN Việt Nam cũng ngày một lớn. Một số dự án vừa được mở
rộng quy mơ đầu tư, có khả năng phát triển tốt như dự án thăm dị, khai thác dầu khí của
Petro Việt Nam tại Angiêri và Malaysia; dự án trồng cao su tại 4 tỉnh Nam Lào của Tổng
Công ty Cao su Việt Nam và Công ty Cao su Đắk Lắk ... Các DN hoạt động trong các
lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, tin học, viễn thông cũng đang triển khai hàng loạt các dự
án đầu tư ở nước ngoài. Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, chưa năm nào hoạt động đầu
tư của DN Việt Nam ra nước ngồi lại sơi động và có triển vọng như năm nay. Ngoài
việc các DN làm thủ tục rất bài bản, kế hoạch và thiết kế rất công phu, cụ thể thì đây cịn
là những DN có tiềm năng kinh tế, có mối quan hệ lâu năm với nước sở tại nên dự án

được giải quyết nhanh, hiệu quả.
- Nếu như trước đây các DN Việt Nam chỉ đơn thuần kinh doanh thương mại, thì nay đã
chuyển sang sản xuất tạo sản phẩm có tính cạnh tranh cao, được thị trường nước sở tại
chấp nhận. Thị phần cũng như ngành nghề kinh doanh của các DN từng bước được mở
rộng. Lĩnh vực nông nghiệp hiện chiếm khoảng 36% số dự án và 40% vốn đầu tư; tiếp
đến là lĩnh vực công nghiệp chiếm 26% số dự án và 37,6% số vốn. Số vốn còn lại được
đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.
2.4 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài cuả các doanh nghiệp Việt Nam vào một số
thị trường chủ lực:
2.4.1 Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:
-Lào hiện là quốc gia tiếp nhận nhiều nhất nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của
các DN VN. Trong 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư của các DN Việt Nam,
Lào đang dẫn đầu với 86 dự án, vốn đăng ký gần 584 triệu USD, chiếm gần 42% tổng
vốn đầu tư ra nước ngồi. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là của
các tổng công ty, các tập đồn kinh tế có uy tín của Việt Nam sang khảo sát, xúc tiến đầu


20
tư, sản xuất kinh doanh trên đất Lào như tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam, tập
đồn Điện lực Việt Nam, tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam, Tổng cơng
ty Hóa chất, Cơng ty Cao su Đăk Lak, Tổng cơng ty Sơng Đà… Ngồi ra, cịn có nhiều
doanh nghiệp địa phương có chung biên giới với Lào như Đà Nẵng, Quảng Bình, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Kontum và các địa phương khác như
TPHCM, Hà Nội, Hải Dương, Bình Định, Bình Dương… cũng đã sang đó đầu tư.
Những điều kiện thuận lơị:
- Lào rất giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản với đồng, sắt, chì, kẽm, thạch cao,
vàng... và các dịng sơng có tiềm năng xây dựng nhà máy thủy điện. Rừng ở Lào hầu như
vẫn còn nguyên, chưa bị tàn phá. Được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng đối với các
DN Việt Nam với đặc điểm tự nhiên có nhiều ưu thế về nguồn nước do hệ thống sông
suối ở Lào rất đa dạng. Với trữ lượng có thể khai thác 20.000MW, mỗi năm Lào có thể

sản xuất sản lượng điện trung bình gần 100 tỷ KWh. Khi các DN Việt Nam tiếp cận thị
trường thuỷ điện tại Lào, phía Lào đã đưa ra một danh sách gồm 37 nhà máy thuỷ điện có
thể được xây dựng từ Bắc tới Nam Lào
-Thị trường Lào tuy chỉ có hơn 5,5 triệu dân, nhưng thị trường lân cận của nó lại rất tiềm
năng. Cách biên giới Lào khoảng chừng mười cây số là hơn 20 triệu dân của 17 tỉnh vùng
Đông Bắc Thái Lan. Người dân ở đây có những nét tương đồng với người Lào và đặc biệt
họ rất thích các mặt hàng thực phẩm chế biến của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất
-Hiện Chính phủ Lào cũng có nhiều ưu tiên cho các DN VN đầu tư tại Lào như xoá bỏ
biểu thuế 1% đối với vật tư thiết bị của nhà đầu tư NK vào Lào. Đối với các dự án trồng
cây công nghiệp (như caosu), Lào cũng miễn một số loại thuế cho DN trong thời gian đầu
xây dựng trước khi dự án cho sản phẩm
Tuy nhiên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, đầu tư tại Lào thời gian qua vẫn còn gặp nhiều
hạn chế, nhất là thị trường tiêu thụ hạn hẹp, chi phí đầu tư cao.
Nhưng cũng khơng ít khó khăn
-Đầu tư của các DN VN tại Lào vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Một số lĩnh vực VN có thế mạnh đã khơng cịn là thế mạnh của riêng VN nữa khi nhiều
quốc gia láng giềng đã nhìn thấy tiềm năng đầu tư vào Lào và ở một số lĩnh vực còn tỏ ra
lấn át các DN VN về vốn, công nghệ khai thác, chế biến, quản trị DN. Theo khảo sát của
các cơ quan chức năng, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các DN VN đầu tư ra


21
nước ngồi cịn nhỏ do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư bị hạn chế.
-Một số DN chưa nắm vững luật pháp, chính sách của nước sở tại, hoạt động riêng lẻ,
manh mún, cạnh tranh lẫn nhau, không tạo thành tiếng nói chung đối với các cơ quan có
thẩm quyền của Lào. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang Lào làm ăn nhưng lại không
nắm chắc pháp luật và chính sách của Lào, hoạt động cịn mang tính tự phát, rất dễ xảy ra
tranh chấp. Hiện tượng này trong thời gian gần đây tuy đã giảm bớt nhưng vẫn cịn. Khi
tranh chấp xảy ra thì việc xử lý rất khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh.

-Về quản lý Nhà nước, hiện cũng chưa có cơ quan có đủ thẩm quyền, điều kiện và năng
lực triển khai quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh
của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào, cũng như chưa có sự chỉ
đạo và phối hợp chặt chẽ trong quản lý, chưa làm rõ nội dung quản lý, từ khâu thẩm định
tư cách pháp nhân, thẩm định năng lực của các doanh nghiệp đến khâu giám sát hoạt
động.
-Chính sách thu hút đầu tư của Lào thay đổi liên tục, khơng nhất qn là một trong những
khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hướng làm ăn lâu dài. Mặt khác,
các thủ tục để được cấp phép đầu tư vào đây còn phức tạp và mất nhiều thời gian. Do đó,
khi đã quyết định làm ăn ở Lào, doanh nghiệp phải linh động trong mọi tình huống, vì cơ
hội kinh doanh tại thị trường này rất nhiều và sự cạnh tranh chưa cao so với các thị
trường khác.
-Một khó khăn khác đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào hiện nay là
nguồn lao động tại chỗ cịn hạn chế về trình độ chun mơn, chưa đáp ứng được nhu cầu
của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc phải đưa lao động từ Việt Nam sang,
hay đưa lao động Lào sang Việt Nam đào tạo đã làm tăng chi phí đầu tư của doanh
nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp phải cho đội ngũ quản lý người Việt làm việc tại đây học
thêm tiếng Lào vì người lao động khơng sử dụng tiếng Anh.
-Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc thúc đẩy quan hệ đầu tư
thương mại, cung cấp thông tin, nghiên cứu thị trường mà mới chỉ tập trung vào khâu bán
hàng. Gần đây, tình hình này mới được khắc phục. Một số doanh nghiệp đã thành công
trong xây dựng mạng lưới tiêu thụ hàng hoá ổn định trên thị trường Lào và mở rộng sang


22
thịtrườngTháiLan.
-Từ những hạn chế trên,Nhà nước Việt Nam cần có sự hỗ trợ nhiều mặt bao gồm: nghiên
cứu và ban hành chính sách ưu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp đầu tư sang Lào; nghiên
cứu và ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn riêng áp dụng cụ thể cho địa bàn Lào;
nghiên cứu ban hành quy chế quản lý các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào; tạo

điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc và đối thoại định kỳ hàng năm với
các cơ quan quản lý nhà nước của Lào.
Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác kinh tế giữa các tỉnh, thành phố kết nghĩa, các tỉnh có
chung biên giới, khuyến khích phát triển thương mại biên giới; tăng cường các hoạt động
xúc tiến đầu tư và thương mại; triển khai mạnh cuộc vận động thành lập Hiệp hội Doanh
nghiệp Việt Nam tại Lào; tăng cường công tác cung cấp thông tin quản lý và thông tin thị
trường cho các doanh nghiệp...
2.4.2 CAMPUCHIA:
-Theo số liệu thống kê, trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế thương mại giữa VN
và CPC liên tục tăng. Năm 2000, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 180 triệu USD, năm
2004 đạt 515 triệu USD và đến năm 2007 đã đạt trên 1 tỷ USD (phấn đấu đạt 2 tỷ USD
vào năm 2010). CPC xuất sang VN các mặt hàng nguyên phụ liệu thuốc lá, cao su, gỗ,
sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, vải các loại… và nhập từ VN hàng dệt may, sản
phẩm chất dẻo, hải sản, rau quả, dầu mỡ ăn, sữa, mì, phân bón… Tính đến hết năm 2007,
tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký của Việt Nam sang Campuchia đạt 90 triệu USD đồng
thời các DN Campuchia cũng đã đầu tư sang Việt Nam 5,2 triệu USD. Đáng chú ý là các
doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã quan tâm đến thị trường Campuchia, như Công ty
Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đồn Than khống sản Việt Nam, Tổng cơng ty Điện
lực Việt Nam, Tập đồn Dầu khí Việt Nam …
-Những lĩnh vực có tiềm năng đầu tư
- Nơng nghiệp: Những lĩnh vực ưu tiên đầu tư được Chính phủ xác định gồm: thuỷ lợi,
nuôi trồng hải sản, tinh chế dầu cọ, chế biến thực phẩm, trồng và chế biến cao su, đường,
sợi đay.


23
- Du lịch: Là lĩnh vực hấp dẫn nhất về đầu tư nước ngoài. Ngoài quần thể du lịch Angkor,
tỉnh Siem Reap, CPC cịn có những khu du lịch khác như: bãi biển Sihanoukville,
Kampot; sự hấp dẫn của thành phố Phnômpênh; du lịch sông Mêkông, biển Hồ; du lịch
sinh thái…

- Hạ tầng cơ sở: Hiện CPC đang có nhu cầu lớn về xây dựng đường xá, cầu cống, cảng,
hệ thống tưới tiêu, nhà máy thuỷ điện, khách sạn, nhà ở, mạng lưới viễn thông…
- Khai thác mỏ: các vùng đất và vùng biển được phân thành 32 lô để phục vụ cho việc
thăm dị và khai thác dầu khí. Ngồi ra, CPC có nguồn tài nguyên phong phú như vàng,
đá q, phối pho, đá vơi, bơ xít, đất sét, đồng, kẽm...
Nhiều điều kiện thuận lợi
-Những năm gần đây, tình hình an ninh chính trị của CPC cải thiện đáng kể, nền kinh tế
thị trường được thiết lập tốt. CPC thực hiện chính sách tự do kinh tế và được coi là một
trong những nền kinh tế cởi mở nhất châu Á. Từ sau khi có hiệp định hịa bình về CPC
năm 1991, quan hệ của CPC với các nước tài trợ, với giới kinh doanh, đặc biệt là khu vực
tư nhân được duy trì tốt. Trung bình mỗi năm đất nước này nhận được 500 triệu USD tiền
viện trợ từ các nước tài trợ.
-Việt Nam và Campuchia có tuyến biên giới dài 1.137 km, có điều kiện thuận lợi phát
triển giao lưu kinh tế. CPC có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú như các mỏ
đá vôi, cao lanh, thiếc, bạc, vàng, quặng sắt… Gần đây còn phát hiện có dầu mỏ ngồi
khơi và tại khu vực biển Hồ. Ngồi ra, CPC nằm ở vùng trung tâm Đơng Nam Á, một
khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động với một thị trường đầy tiềm năng
của trên 550 triệu dân. . Đầu tư vào Cămpuchia, các nhà đầu tư không chỉ được hưởng lợi
từ thị trường nội địa của Cămpuchia mà cịn có cơ hội xâm nhập thị trường ASEAN và
được ưu đãi tiếp cận thị trường Châu Âu và các nước phát triển khác vì Cămpuchia là
thành viên của WTO.
-Chính phủ nước này đã mở rộng cửa đến đón nhà đầu tư, miễn thuế giá trị gia tăng
(VAT) cho tất cả các mặt hàng và miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với các linh kiện


24
điện tử. Đây là thị trường dễ tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm cũng không quá khắt khe
như Việt Nam. Đặc biệt, thị hiếu người tiêu dùng Campuchia thích mua hàng giá rẻ, mặc
dù chỉ rẻ hơn một phần rất nhỏ. các lĩnh vực công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng, du lịch
của đất nước chùa tháp rất cần đầu tư. Tất cả các ngành sản xuất như dệt may, chế biến

thực phẩm đều đang thiếu hụt trầm trọng và chưa có một nhà máy chế biến nơng sản thực
phẩm với quy mô lớn nào ở nơi đây. Trong khi đó nguồn lao động phổ thơng của
Campuchia lại dư thừa. Vì thế, doanh nghiệp có thể đầu tư khai thác các lĩnh vực này.
Nhưng cũng khơng ít khó khăn
- Hạ tầng cơ sở và hệ thống dịch vụ của CPC còn yếu. Nhiều tuyến đường chưa được trải
nhựa, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; hệ thống tưới tiêu kém; dịch vụ y
tế chưa phát triển…
-Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật cịn thiếu; một số đạo luật liên quan đến các hoạt động
kinh tế được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện.
-Tỷ lệ mù chữ cao (chiếm 26%); thiếu nguồn lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật là
những trở lực trong phát triển đất nước của CPC. Thêm vào đó, giá cả sinh hoạt như:
điện, nước, viễn thông, vận tải cao so với các nước láng giềng trong khu vực. Sự yếu kém
về quản lý, hành chính quan liêu là những vấn đề nổi cộm, làm tăng chi phí kinh doanh ở
CPC.
-Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp thuộc Tập đồn cịn ngại
đầu tư vào CPC vì nhiều lý do về chính trị, văn hóa, chính sách… Thực tế là vẫn có
những trở ngại nhất định trong đầu tư ở CPC nhưng quan trọng là Chính phủ nước này
quyết tâm cải cách, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư
2.4.3 HOA KỲ:
Điểm đến của các nhà đầu tư Việt Nam
-Ngay từ năm 2001, sau khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, các nhà đầu tư
của Việt Nam như Công ty Bánh kẹo Kinh Đô và một số nhà đầu tư khác đã quan tâm và


25
đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ. Đến nay, tỉ trọng vốn thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư
Việt Nam tại Hoa Kỳ chỉ chiếm 1% tổng đầu tư thực hiện ra nước ngoài của Việt Nam.
Về vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 3% tổng vốn đầu tư của Việt
Nam ra nước ngồi. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu rất đáng mừng trong quan hệ đầu tư
Việt Mỹ. Điều này cũng thể hiện sự trưởng thành cuả các DN Việt Nam trên bước

đường hội nhập quốc tế.
-Theo các chuyên gia kinh tế, đầu tư vào Hoa Kỳ là một trong những cách để thâm nhập
thị trường Hoa Kỳ. Nhưng con số thống kê cho thấy, các DN Việt Nam mới chỉ tận dụng
cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ mà chưa xem xét đến việc đầu tư tại thị trường này. Các
chuyên gia phân tích, Hoa Kỳ là thị trường lớn và việc đầu tư tại Hoa Kỳ sẽ giúp các DN
Việt Nam tạo thế đứng vững chắc hơn cho DN trên thị trường này. Nhiều quốc gia đã coi
đầu tư vào Hoa Kỳ là một cách làm hiệu qủa để củng cố vị thế tại Hoa Kỳ và là cách để
tránh phải nộp các khoản lệ phí chống bán phá giá.
-Hoa Kỳ là đối tác có nhiều tiềm năng về tài chính, thị trường, cơng nghệ, kinh nghiệm
quản lý... Nhiều nước khác đã thành công trong việc phát triển kinh tế nhờ một phần
dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ và đầu tư vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các DN Việt Nam hiện nay
hiểu biết chưa rõ về thị trường Hoa Kỳ nên chưa tận dụng hết thế mạnh trong những lĩnh
vực phù hợp với điều kiện của mình để vào thị trường này. Hiểu biết luật pháp của Mỹ là
một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam
khi kinh doanh tại nước này, nhất là trong giai đoạn Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của WTO.
Mặc dù vậy, đã có một số DN đang dự kiến mở rộng kinh doanh, đầu tư, tiếp cận sang
thị trường Hoa Kỳ. Tại Cà Mau đã có 2 doanh nghiệp tiến hành dự án đầu tư v Hoa
Kỳ,đó là cơng ty cổ phần thuỷ sản Cà Mau vơí tổng giá trị đầu tư 900000USD và công ty
cổ phần thuỷ hải sản Minh Phú vơí nguồn vốn 20 triệu USD. Trong thời gian tới, số dự
án DN Việt Nam đầu tư sang Hoa Kỳ sẽ tăng thêm.


×