Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Giải pháp tăng cường liên kết phát triển công nghiệp các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.4 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH – PHÁT TRIỂN

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH
TRONG VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Sơn

Sinh viên

: Hoàng Thị Trang

Lớp

: Kế hoạch 54B

Mã sinh viên

: 11124142

HÀ NỘI - 2016


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi – Hoàng Thị Trang - xin cam đoan:
1 Những nội dung trong chuyên đề thực tập này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của:
 Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Khoa Kế hoạch & Phát triển
 TS. Vũ Quang Hùng
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công nghiệp.
Mọi tham khảo dùng trong chuyên đề này đều được trích dẫn rõ ràng tên
nguồn.
2 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy định của khoa tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Người cam đoan

Hoàng Thị Trang

LỜI CẢM ƠN
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu chọn chủ đề, hình thành ý trong đề
cương sơ bộ, đề cương chi tiết, bản thảo và cuối cùng triển khai thành một
chuyên đề hoàn chỉnh như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình của:
Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn – Khoa Kế hoạch & Phát

triển, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ em trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này.
TS. Vũ Quang Hùng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính
sách Công nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình trong quá trình thực tập tại viện và thực hiện chuyên đề thực tập
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hoàng Thị Trang

SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

MỤC LỤC
..............................................................................................................3
MỤC LỤC............................................................................................4
CHƯƠNG 1.........................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN.............................3
CÔNG NGHIỆP VÙNG......................................................................3
1.1.1 Khái niệm công nghiệp, phát triển công nghiệp, liên kết phát triển công
nghiệp...................................................................................................................4

CHƯƠNG 2.......................................................................................16
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÁC
TỈNH TRONG VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC........16
CHƯƠNG 3.......................................................................................41

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH TRONG VÙNG TRUNG DU MIỀN
NÚI PHÍA BẮC.................................................................................41
3.1 Định hướng và mục tiêu liên kết phát triển công nghiệp các tỉnh trong vùng Trung
du miền núi phía Bắc....................................................................................................42

3.1.1 Định hướng liên kết phát triển..................................................................42
3.1.2 Mục tiêu liên kết phát triển.......................................................................43
3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp của các tỉnh trong vùng
...................................................................................................................................... 43

3.2.1 Cơ chế, chính sách về vốn:.......................................................................43
3.2.2 Cơ chế, chính sách về phân bổ tài nguyên đất.........................................44
3.2.3 Cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ..............................................45
3.2.4 Cơ chế chính sách về đào tạo nguồn nhân lực.........................................45
3.2.5 Các cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp....................................45
3.3 Giải pháp về quy hoạch, phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ cho công
nghiệp toàn vùng........................................................................................................... 46

SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
3.3.1. Giải pháp về công tác quy hoạch trong liên kết vùng.............................46
3.3.2. Giải pháp phân vùng khai thác, liên kết phát triển nguồn nguyên liệu. .48
3.3.3. Giải pháp về liên kết trong đào tạo nhân lực..........................................54
3.3.4. Các giải pháp liên kết hỗ trợ khai thác phục vụ phát triển công nghiệp vùng
............................................................................................................................56

3.4. Giải pháp về tổ chức điều phối toàn vùng..............................................................60

3.4.1 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước...............................................60
3.4.2 Thành lập tổ chức điều phối Vùng TDMNPB (Hội đồng Vùng TDMNPB)
............................................................................................................................61

KẾT LUẬN........................................................................................63

SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CCN

Cụm công nghiệp

CLKCN

Cụm liên kết công nghiệp

CNHT


Công nghiệp hỗ trợ

DN

Doanh nghiệp

GDP

sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

KCN

Khu công nghiệp

KH & CN

Khoa học và công nghệ

KTXH

Kinh tế xã hội

QL

Quốc lộ


SP

Sản phẩm

TDMNPB

Trung du miền núi phía Bắc

TN & MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XD & PT

Xây dựng và phát triển

SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
..............................................................................................................3
MỤC LỤC............................................................................................4
CHƯƠNG 1.........................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN.............................3
CÔNG NGHIỆP VÙNG......................................................................3
1.1.1 Khái niệm công nghiệp, phát triển công nghiệp, liên kết phát triển công
nghiệp...................................................................................................................4

CHƯƠNG 2.......................................................................................16
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÁC
TỈNH TRONG VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC........16
CHƯƠNG 3.......................................................................................41
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH TRONG VÙNG TRUNG DU MIỀN
NÚI PHÍA BẮC.................................................................................41
3.1 Định hướng và mục tiêu liên kết phát triển công nghiệp các tỉnh trong vùng Trung
du miền núi phía Bắc....................................................................................................42

3.1.1 Định hướng liên kết phát triển..................................................................42
3.1.2 Mục tiêu liên kết phát triển.......................................................................43
3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp của các tỉnh trong vùng
...................................................................................................................................... 43

3.2.1 Cơ chế, chính sách về vốn:.......................................................................43

3.2.2 Cơ chế, chính sách về phân bổ tài nguyên đất.........................................44
3.2.3 Cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ..............................................45
3.2.4 Cơ chế chính sách về đào tạo nguồn nhân lực.........................................45
3.2.5 Các cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp....................................45
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
3.3 Giải pháp về quy hoạch, phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ cho công
nghiệp toàn vùng........................................................................................................... 46

3.3.1. Giải pháp về công tác quy hoạch trong liên kết vùng.............................46
3.3.2. Giải pháp phân vùng khai thác, liên kết phát triển nguồn nguyên liệu. .48
3.3.3. Giải pháp về liên kết trong đào tạo nhân lực..........................................54
3.3.4. Các giải pháp liên kết hỗ trợ khai thác phục vụ phát triển công nghiệp vùng
............................................................................................................................56
3.4. Giải pháp về tổ chức điều phối toàn vùng..............................................................60

3.4.1 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước...............................................60
3.4.2 Thành lập tổ chức điều phối Vùng TDMNPB (Hội đồng Vùng TDMNPB)
............................................................................................................................61

KẾT LUẬN........................................................................................63

SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì công nghiệp
là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng. “Công nghiệp trở thành một ngành
sản xuất vật chất to lớn và độc lập. Đó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản
xuất và phân công lao động xã hội”. Cũng bởi ý thức được vai trò quan trọng của
ngành công nghiệp mà qua các kỳ Đại hội Đảng ta đã đề ra mục tiêu “Đến năm
2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Để đạt
được mục tiêu đó thì các vùng công nghiệp ở nước ta phải phát triển mạnh mẽ.
Trong đó vùng Trung du và miền núi phía Bắc đóng vai trò rất quan trọng.
Vùng Trung du miền núi phía Bắc có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả
năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản, thủy điện, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch. Tận dụng lợi thế
đó mà các tỉnh trong vùng này có nền công nghiệp phát triển tương đối tốt. Nhưng
sự phát triển ở các tỉnh trong vùng còn độc lập, manh mún, tình trạng cấp phép hoạt
động không theo quy hoạch, cấp phép tràn lan chia nhỏ để cấp vẫn diễn ra ở nhiều
nơi, có trường hợp cấp phép cho cả các tổ chức cá nhân không đủ năng lực theo quy
định. Một số tài nguyên thiên nhiên có trữ lượng lớn, phân bố liên tục đã bị cắt
thành nhiều khoảnh để cấp phép hoạt động. Bởi vậy mà gây ra sự chồng chéo giữa
các địa phương; giá trị và hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thấp, chưa tương
xứng với giá trị tài nguyên thiên nhiên; đồng thời gây lãng phí rất lớn tài nguyên.
Tất cả đã dẫn đến hiệu quả phát triển công nghiệp của các tỉnh không cao.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, trong đó nguyên nhân quan
trọng là do hầu như chưa có sự liên kết trong phát triển công nghiệp trong các tỉnh

của vùng. Liên kết phát triển công nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí vì khi có sự liên
kết thì sẽ tập trung khai thác có hiệu quả không lãng phí nguồn tài nguyên, sử dụng
tài nguyên phục vụ cho toàn vùng, tận dụng được đáng kể các sản phẩm khoáng
sản, thủy điện, cơ khí khác đi kèm. Thêm vào đó, liên kết sẽ xây dựng được các dự
án có quy mô lớn bởi vậy mà có các quy trình khai thác và chế biến khoa học đem
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc khai thác thô để xuất khẩu như hiện tại
các địa phương, doanh nghiệp, khu công nghiệp riêng lẻ đang làm. Đồng thời liên
kết cũng tạo nên cân bằng cung – cầu. Cân bằng về nguồn nhân lực, liên kết tạo ra
cơ hội việc làm cho dân cư địa phương cũng như cung cấp đủ, đáp ứng nhu cầu sản
xuất. Cân bằng cả về khả năng khai thác, sản xuất với nhu cầu của thị trường trong
và ngoài nước. Qua đó cho ta thấy được phát triển công nghiệp các tỉnh riêng lẻ là
chưa đủ mà cần phải có sự liên kết phát triển trong các tỉnh Trung du miền núi phía
Bắc thì mới tạo ra hiệu quả cao và bền vững.
Từ yêu cầu thực tế và mục đích muốn tìm hiểu chuyên sâu về ngành, để từ
đó đề ra những giải pháp, hướng đi mới cho sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
Sau khi tìm hiểu và tham khảo tài liệu trên thư viện của Viện Nghiên cứu Chiến
lược và chính sách Công nghiệp cùng với sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên hướng
dẫn, em quyết định lựa chọn chuyên sâu vào đề tài:
“Giải pháp tăng cường liên kết phát triển công nghiệp các tỉnh trong vùng
Trung du miền núi phía Bắc.”

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường các mối liên kết phát
triển công nghiệp trong vùng Trung du miền núi phía Bắc.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết phát triển công
nghiệp.
- Đánh giá thực trạng liên kết phát triển công nghiệp trong vùng Trung du
miền núi phía Bắc, từ đó rút ra những thành tựu đạt được và những hạn chế trong
việc liên kết phát triển công nghiệp trong vùng.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết phát triển công nghiệp các tỉnh
trong vùng Trung du miền núi phía Bắc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Liên kết phát triển công nghiệp các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía
Bắc.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

+) Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển liên kết công
nghiệp các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc từ năm 2005 đến nay và
giải pháp tăng cường liên kết phát triển công nghiệp định hướng đến năm 2025.

+) Phạm vi không gian:
Các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hòa Bình,
Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang và Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê tài liệu thứ cấp: thu thập các tài liệu có sẵn tại Viện
Ngiên cứu Chiến lược, chính sách Công nghiệp.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: sau khi thống kê, xử lý số liệu
thì sẽ được phân tích tình hình thực trạng liên kết phát triển công nghiệp của vùng
cũng như so sánh các chỉ số đạt được với mức trung bình của cả nước.
5.

Kết cấu đề tài

Đề tài được bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ cở lý luận về liên kết phát triển công nghiệp vùng.
Chương 2: Thực trạng liên kết phát triển công nghiệp các tỉnh trong vùng
Trung du miền núi phía Bắc.
Chương 3: Các giải pháp tăng cường liên kết phát triển công nghiệp các tỉnh
trong vùng Trung du miền núi phía Bắc.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP VÙNG
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


1.1

4

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Khái quát chung về liên kết phát triển công nghiệp vùng

1.1.1 Khái niệm công nghiệp, phát triển công nghiệp, liên kết phát triển
công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa
vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất
quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa
học và kỹ thuật.
Phát triển công nghiệp là sự gia tăng về số lượng và chất lượng tăng
trưởng công nghiệp gắn với việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng
tiến bộ, hợp lý.
Liên kết phát triển công nghiệp:
Được phát triển bởi nhà kinh tế nổi tiếng, Giáo sư Michael Porter, lý thuyết
cụm công nghiệp được sử dụng một các phổ biến trong việc hoạch định các chính
sách công và chính sách công nghiệp. Trong mô hình kim cương của M. Porter, bốn
yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp được kết hợp một cách sáng tạo
để gia tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp. Đó là: Các điều kiện nhà
máy; Nhu cầu trong nước; Các ngành CNHT và công nghiệp liên quan; và Chiến
lược công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh. Có thể khẳng định khả năng cạnh
tranh của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ dựa chủ yếu vào khả năng cạnh tranh
của nền công nghiệp nơi đó. Cụm công nghiệp theo M. Porter được phân biệt theo 4
yếu tố: Sự giới hạn về địa lý; Số lượng các ngành công nghiệp; Mối liên hệ; và Lợi

thế cạnh tranh. Ban đầu, M. Porter cung cấp các nguyên lý cụm cho các cụm quốc
gia và quốc tế, nhưng ông đã sớm nhận ra sự thích hợp của các cụm ngành trong nội
bộ quốc gia. Một cụm liên kết ngành (Industrial Cluster) giống như chuỗi giá trị
trong sản xuất hàng hoá-dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp được liên kết với
nhau bởi dòng hàng hoá và dịch vụ, chặt hơn và mạnh hơn dòng liên kết chúng với
phần còn lại của nền kinh tế. Các quan hệ trong cụm liên kết ngành được phân
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

thành 3 loại: Quan hệ mua – bán bởi sự tập trung và tích hợp dọc giữa quá trình sản
xuất chính với các đầu vào và kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ; Quan hệ giữa
các đối thủ cạnh tranh và các đối tác nhằm khai thác thông tin về sản phẩm và qui
trình, mở rộng sự cải tiến và các liên kết chiến lược; và Quan hệ giữa thị phần và
nguồn tài nguyên bằng sự chia sẻ công nghệ, lực lượng lao động và thông tin. Các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chính phủ trên thế giới đã và đang sử dụng ngày
càng nhiều các mô hình KCN, CCN, khu kinh tế, CLKCN,… nhằm tìm kiếm các lợi
thế cạnh tranh bên ngoài để hỗ trợ công nghiệp vùng và địa phương trong phát triển
kinh tế. Tuy có nhiều định nghĩa và mô hình KCN, CCN, CLKCN khác nhau,
nhưng họ cùng đi đến một số đặc điểm chung của chúng. Đó là, sự tập trung về vị
trí địa lý của các ngành công nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý.
Các công ty trong khu, cụm sẽ chia sẻ các yêu cầu và các mối quan hệ bên trong với
nhà cung cấp và khách hàng. Các mối quan hệ bên trong công ty đòi hỏi các dịch vụ
bổ sung từ các nhà tư vấn, đào tạo và huấn luyện, các tổ chức tài chính, các công ty

chủ chốt. KCN, CCN, CLKCN tạo ra lực lượng lao động, hàng hoá xuất khẩu và
dịch vụ chất lượng cao, kết nối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các
trường đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan.
Tóm lại, liên kết phát triển công nghiệp là sự hiện diện của một doanh
nghiệp lớn hay nhiều doanh nghiệp trong cùng một ngành; bao gồm các doanh
nghiệp sản xuất, các nhà cung cấp nguyên liệu thô, các nhà thầu phụ, doanh nghiệp
xuất khẩu, các nhà cung cấp máy móc, các hiệp hội, các nhà tư vấn, dịch vụ đào tạo,
các cơ quan pháp luật, các nhà vận chuyển và các nhà cung cấp dịch vụ khác… có
liên quan đến nhau trong cùng một ngành, một lĩnh vực đặc thù, trực tiếp hoặc gián
tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của cụm.
1.1.2 Phân loại liên kết phát triển công nghiệp
- Theo mức độ liên kết thì liên kết phát triển công nghiệp chia làm liên kết
theo chiều dọc và theo chiều ngang.
Liên kết dọc diễn ra theo dây chuyền sản xuất một loại sản phẩm từ khâu
cung cấp nguyên liệu, trang thiết bị tới khâu cung ứng ra thị trường. Các doanh
nghiệp tham gia liên kết dọc nhằm tạo ra chuỗi giá trị giúp nâng cao năng lực cạnh
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

tranh của cả một ngành công nghiệp.
Phân đoạn chuỗi giá trị
Cung cấp
-Thiết bị

-Đầu vào

Đầu vào
Chế biến
Trao đổi
Tiêu dùng
Sản xuất
Trồng, chăn nuôi
Phân loại
Vận chuyển
Tiêu dùng
Thu hoạch
Chế biến
Phân phối
Sấy khô
Đóng gói
Bán hàng

Các nhà vận hành trong chuỗi giá trị
Các

nhà

Các nhà

cung cấp đầu

sản xuất sơ

Công nghiệp


Thương nhân

đóng gói

vào cụ thể Sơ đồ 1.1:
cấp Sơ đồ chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ

Người
tiêu dùng

Nguồn:Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công nghiệp
Phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (Deutsche Gesellschaft für
Technische Zusammenarbeit – Đức) cho rằng chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động
kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu
vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng
là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Để nâng cấp chuỗi giá trị thành công thì
liên kết ngang và liên kết dọc phải được củng cố và phát triển.
Trong đó, sự liên kết dọc trong chuỗi giá trị được thể hiện qua mối liên hệ
giữa các tác nhân của những khâu khác nhau trong suốt chiều dài chuỗi giá trị như
mối liên kết giữa các nhà cung cấp đầu vào với các nhà sản xuất, mối liên kết giữa
cơ sở sản xuất với các doanh nghiệp chế biến... để giảm chi phí chuỗi, có cùng tiếng
nói của những người trong chuỗi, tất cả các thông tin thị trường đều được các tác
nhân biết được để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường… Liên kết dọc lại bao gồm
liên kết ngược khi sản phẩm của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp
khác; và liên kết xuôi trong khâu lưu thông, tiêu thụ.
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (ví dụ: liên
kết những người sản xuất kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm / tổ hợp tác) để giảm
chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán…
- Căn cứ theo cấu trúc thành phần: có các loại liên kết sau:

+) Liên kết song phương: Là liên kết giữa hai chủ thể kinh tế độc lập
+) Liên kết đa phương: Là liên kết giữa nhiều chủ thể độc lập. Trong liên kết
đa phương có thể kết cấu thành các loại hình cụ thể khác nhau:
Liên kết chuỗi: Liên kết nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào một chuỗi
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

cung ứng, thực hiện quá trình nhiều công đoạn khác nhau theo một dây chuyền,
nhằm sản xuất và đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường. Liên kết chuỗi
cũng là một kiểu liên kết dọc.
Liên kết mạng (lưới): Liên kết nhiều doanh nghiệp vừa cùng ngành vừa khác
ngành nhưng có mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật với nhau.
Liên kết hình sao: Liên kết của nhiều doanh nghiệp, chủ thể kinh tế thông
qua một doanh nghiệp, chủ thể đóng vai trò trung tâm điều phối.
1.1.3 Vai trò của liên kết phát triển công nghiệp
Việc tham gia vào CLKCN sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng
suất. Họ có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân
lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, có được các hỗ trợ tốt hơn do mức độ tập trung
quy mô của một lĩnh vực công nghiệp, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ phía chính
phủ và thụ hưởng các dịch vụ công do hiệu quả tập trung của nhu cầu.
Việc hình thành CLKCN sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và đổi mới. Ngoài
việc thúc ép các doanh nghiệp phải gia tăng năng suất, sức ép cạnh tranh trong cụm
buộc họ phải đổi mới liên tục. Sức ép cạnh tranh do các khách hàng muốn có sự lựa

chọn các nhà cung cấp tốt hơn trong cụm cũng làm cho các doanh nghiệp phải liên
tục cải tiến. Mức độ tập trung cao trong một khu vực khiến cho các hoạt động học
hỏi của các doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn, càng tạo sức ép cho các thay đổi.
Thêm vào đó, với việc liên kết và trao đổi với các tổ chức nghiên cứu, các trường
đại học trong khu vực, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội hơn để tiếp cận những thành
tựu mới nhất của khoa học và công nghệ.
CLKCN có tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới
trong ngành hoặc trong các ngành có liên quan. Sự tập trung cao và sự gia tăng nhu
cầu đầu vào, đầu ra của các doanh nghiệp hiện có luôn tạo ra những cơ hội cho các
doanh nghiệp mới thành lập. Các doanh nghiệp có xu hướng chọn các nhà cung cấp
trong cụm để hạn chế rủi ro cũng như tăng cường khả năng kiểm soát đầu vào. Mức
độ tập trung các doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự gia tăng các nhu cầu về dịch vụ, các
sản phẩm trung gian, thông tin,... Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp mới tham gia
vào thị trường.
Tóm lại, liên kết phát triển công nghiệp sẽ cho phép nâng cao trình độ công
nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

tạo việc làm và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sự lớn mạnh của các
liên kết sẽ kéo theo sự phát triển đội ngũ các doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngành
CNHT.
1.2 Tiêu chí đánh giá liên kết phát triển công nghiệp vùng

- Mức độ đồng khu vực (LQ – location quotient): phương pháp phân tích
định lượng dữ liệu thống kê nhằm nhận diện các cụm ngành công nghiệp tiềm năng
trong khu vực dựa vào mức độ tập trung của một ngành công nghiệp trong một khu
vực địa lý nhất định. Phương pháp này đưa ra giả thiết rằng tại một khu vực địa lý
nhất định, nếu có sự tập trung lao động lớn vào một ngành công nghiệp nào đó,
và/hoặc một ngành công nghiệp nào đó có đóng góp lớn cho sự phát triển công
nghiệp của địa phương, thì khu vực này có tiềm năng hình thành và phát triển cụm
ngành công nghiệp đó. Mức độ tương đồng khu vực về lao động, cho thấy khả năng
tạo công ăn việc làm của cụm ngành công nghiệp, được tính bằng công thức sau:
LQLD =
Trong đó:
ei: số lao động trong ngành công nghiệp i tại khu vực
e: số lao động trong tất cả các ngành công nghiệp tại khu vực
Ei: số lao động trong ngành công nghiệp i toàn quốc gia
E: số lao động trong tất cả các ngành công nghiệp toàn quốc gia
LQLD: mức độ tương đồng khu vực về lao động
(LQLD>1: khu vực có mức độ tập trung lao động cao hơn so với bình quân
quốc gia, nghĩa là khu vực có tiềm năng phát triển cụm ngành công nghiệp i;
LQLD<1: khu vực có mức độ tập trung lao động thấp hơn so với bình quân quốc gia,
nghĩa là khu vực đó không có tiềm năng phát triển cụm ngành công nghiệp i.)
Bên cạnh đó, để xem xét mức độ đóng góp của mỗi ngành cho toàn ngành
công nghiệp của một vùng, chỉ số mức độ tương đồng khu vực về giá trị sản xuất
công nghiệp của từng vùng (LQGTSX) được sử dụng, và được tính theo công thức cụ
thể như sau:
LQGTSX =
Trong đó:
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

oi: giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp i tại khu vực
o: giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp tại khu vực
Oi: giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp i trên toàn quốc
O: giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp trên toàn quốc
LQGTSX: mức độ tương đồng khu vực về giá trị sản xuất công nghiệp
(LQGTSX>1: khu vực có giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp i
cao hơn so với bình quân quốc gia, nghĩa là ngành công nghiệp i có đóng góp tích
cực cho hoạt động sản xuất công nghiệp của vùng; LQGTSX<1: khu vực có giá trị
sản xuất của ngành công nghiệp i thấp hơn so với bình quân quốc gia, nghĩa là
ngành công nghiệp i chưa có đóng góp tích cực cho vùng.)
- Hệ số lan tỏa: Sử dụng trong liên kết ngược dùng để đo mức độ quan trọng
tương đối của một ngành với tư cách là bên sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch
vụ làm đầu vào cho toàn bộ hệ thống sản xuất so với mức trung bình của toàn nền
kinh tế vùng. Liên kết ngược được xác định bằng tỷ lệ của tổng các phần tử theo cột
(tương ứng với ngành đang xét) của ma trận Leontief so với mức trung bình của
toàn bộ hệ thống sản xuất vùng.
BLi = ∑ rij (cộng theo cột của ma trận Leontief)
Và: Hệ số lan tỏa = n.BLi / ∑BLi
Trong đó: rij là các phần tử của ma trận Leontief ; n là số ngành trong mô
hình. Tỷ lệ này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa liên kết ngược của ngành càng lớn
và khi ngành đó phát triển nhanh sẽ kéo theo sự tăng trưởng nhanh của toàn bộ các
ngành cung ứng (sản phẩm, dịch vụ) của toàn bộ hệ thống.
- Độ nhạy (liên kết xuôi): đo mức độ quan trọng của một ngành như là nguồn
cung sản phẩm vật chất và dịch vụ cho toàn bộ hệ thống sản xuất. Mối liên kết này

được xem như độ nhạy của nền kinh tế và được đo lường bằng tổng các phần tử
theo hàng của ma trận Leontief so với mức trung bình của toàn bộ hệ thống. Chỉ số
liên kết xuôi của một ngành được tính như sau:
FLi = ∑rij (cộng theo hàng của ma trận Leontief)
Và: Độ nhạy = n. FLi/ ∑FLi
Trong đó: rij là các phần tử của ma trận Leontief; n là số ngành được khảo sát
trong mô hình. Tỷ lệ này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa liên kết xuôi của ngành đó
càng lớn và thể hiện sự cần thiết tương đối của ngành đó đối với các ngành còn lại.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết phát triển ngành công
nghiệp của vùng
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

1.3.1 Những chủ trương, chính sách về phát triển vùng
Vấn đề quy hoạch vùng kinh tế - xã hội, liên kết vùng luôn được Đảng và
Nhà nước chú trọng, coi là định hướng trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Văn kiện của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh:
“Tạo điều kiện cho tất cả các vùng đều phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và
tiềm năng của mỗi vùng để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các
vùng”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tiếp tục xác định: “Hình thành cơ cấu hợp
lý của mỗi vùng và liên kết vùng; đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm
đem lại hiệu quả cao, phát triển nhanh và ổn định, có sức cạnh tranh, khắc phục tình
trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính”. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ XI đã xác định vấn đề này rõ hơn: “Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm, tạo động lực và tác động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện
phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng biên giới,
hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía Tây các tỉnh miền Trung”. Triển
khai Văn kiện vào thực tiễn, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành
nhiều quyết định, kết luận về phát triển vùng. Cụ thể, lần lượt các quyết định về
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh cho các vùng Tây
Nguyên, vùng TDMNPB, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Đông
Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và đến năm 2020 được ra đời. Trên cơ sở
các quyết định, kết luận của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các
quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
cho 6 vùng kinh tế - xã hội trong cả nước, đó là: vùng Trung du và miền núi phía
Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,
vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quyết
định số 159/2007/QĐ- TTg ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa
phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm. Đây là khuôn khổ pháp lý nhằm tăng
tính hiệu quả và đồng bộ trong quá trình phát triển vùng. Theo quyết định này, các
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Bộ, tỉnh/thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm sẽ phải tham gia, phối hợp trong
quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng

điểm; quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của các địa phương trong vùng; quy
hoạch phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản
phẩm chủ yếu; huy động vốn đầu tư phát triển và đầu tư phát triển; phát triển đào
tạo và sử dụng lao động; rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành thực hiện cơ chế,
chính sách tài chính, đầu tư; thiết lập hệ thống thông tin và cung cấp thông tin tonaf
vùng. Việc phối hợp tốt các vấn đề này sẽ tránh được sự chồng chéo, trùng lặp trong
phát triển giữa các địa phương trong vùng. Ngoài ra, Ban chỉ đạo các vùng Tây Bắc,
Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức
nghiên cứu và tiến hành trên thực tế các hoạt động liên kết vùng. Bên cạnh các
chính sách chung của chính phủ về cơ chế hoạt động của các vùng trọng điểm, các
Bộ chuyên ngành cũng có nhiều chính sách đối với vùng kinh tế trọng điểm như:
quy hoạch phát triển một số hạ tầng thương mại chủ yếu đối với từng vùng kinh tế
trọng điểm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, quy hoạch công nghiệp...;
QĐ 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ đến năm 2030; đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết
định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho 3 vùng kinh tế trọng điểm:
Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cơ chế quản lý hay các chính sách cụ thể quyết định sự thành công của
các chiến lược, quy hoạch. Chính vì vậy, nó cũng quyết định sự thành công hay
không thành công của các quan hệ liên kết. Vì bản chất của việc thực hiện các
chiến lược, quy hoạch vùng là thực hiện các liên kết, nên trong quá trình thực
hiện quy hoạch, các cơ chế, chính sách phù hợp sẽ khuyến khích các liên kết
hình thành và phát triển. Ngược lại, cơ chế, chính sách không khuyến khích liên
kết mà khuyến khích đua tranh lẫn nhau, thì thậm chí chẳng làm nảy nở liên kết
mà còn làm triệt tiêu liên kết.
1.3.2 Vị trí địa lý kinh tế
Vị trí địa lý kinh tế của vùng là yếu tố quan trọng cần được xem xét khi xây
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

dựng kế hoạch phát triển công nghiệp. Vị trí thuận lợi cho phép khai thác tối đa các
nguồn lực và lợi thế so sánh vùng.
1.3.3

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

Đây là nền tảng để phát triển công nghiệp của vùng, là tiền đề quan trọng, tác
động lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành, giá cả sản phẩm và lợi nhuận
doanh nghiệp. Kết cấu hạ tầng công nghiệp bao gồm: Các Khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, cung ứng điện năng, giao thông vận tải… Sự phát triển kết cấu hạ tầng
phải đi trước sự phát triển công nghiệp của mỗi địa phương. Sự hình thành và phát
triển công nghiệp của vùng đến lượt mình, lại thúc đẩy sự phát triển đồng bộ hóa
của hệ thống kết cấu hạ tầng.
1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực
Trong điều kiện mở cửa hội nhập, từ những người làm công tác hoạch định
chính sách, chỉ huy điều hành đến trực tiếp tổ chức thực hiện ở cơ sở đóng vai trò
quyết định đến sự thành công của mục tiêu phát triển công nghiệp của vùng. Thực
tế, khi các yếu tố sản xuất cổ điển ngày càng dễ tiếp cận nhờ toàn cầu hóa, lợi thế
cạnh tranh trong những ngành công nghiệp ngày càng được quyết định bởi khác biệt
về kiến thức, kỹ năng và tay nghề của người lao động.
1.3.5 Ứng dụng khoa học – công nghệ
Ứng dụng khoa học – công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này không những tạo ra những khả năng sản

xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu
mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời một số ngành kinh tế trọng điểm,
đại diện của công nghệ tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao và tạo ra giá trị gia
tăng lớn. Để có công nghệ phù hợp, DN cần có thông tin đầy đủ về công nghệ,
chuyển giao công nghệ; nghiên cứu, cải tiến, đầu tư, ứng dụng công nghệ và hợp lý
hóa sản xuất; đào tạo; nâng cao trình độ tay nghề lao động nhằm sử dụng hiệu quả
công nghệ hiện đại.
Xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các các địa phương trong vùng và giữa các
vùng, đặc biệt cạnh tranh thông qua đổi mới công nghệ, sự thúc đẩy và tạo điều kiện
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

liên kết giữa các địa phương và đòi hỏi các địa phương phải cải thiện cơ sở hạ tầng
theo hướng hiện đại. Do đó, mối liên kết này không nằm trong phạm vi giữa các địa
phương một vùng mà cả liên kết với ngoài vùng.
1.3.6 Yếu tố lợi thế so sánh vùng
Các lợi thế so sánh vùng có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống
phân công lao động và chuyên môn hóa; do đó hình thành mối liên kết nội vùng và
liên vùng.
Liên kết vùng dựa trên lợi thế so sánh của từng địa phương sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả đầu tư của từng địa phương với một nguồn lực tài nguyên, vốn con
người và ngân sách đã được chính phủ phân cấp. Việc phân công, phối hợp giữa các
địa phương có hiệu quả sẽ tránh được việc đầu tư dàn trải, chồng chéo nhau, gây ra

những hiệu ứng cạnh tranh không lành mạnh, làm giảm năng lực cạnh tranh cấp địa
phương và cấp vùng. Mặt khác, sự phân công, hợp tác giữa các địa phương trong
vùng sẽ nâng cao năng lực của chính quyền các địa phương trên các khía cạnh của
hoạch định chiến lược như:
-Lựa chọn mục tiêu ưu tiên, tạo được thị trường cho sản phẩm chiến lược,
không những của địa phương mà là của cả vùng.
-Phối hợp vùng sẽ tạo nên vùng chuyên canh, nâng cao chất lượng hàng hóa
và tạo được quy mô thị trường.
-Khai thác các lợi thế so sánh có hiệu quả nhờ tập trung vào những ngành có
lợi thế dựa trên phân công vùng.
-Tránh được tình trạng nhiều nhà máy cùng dùng chung một loại nguyên liệu
sẽ giảm hiệu quả sản xuất.
-Nâng cao tính chịu trách nhiệm và giải trình trong việc lựa chọn mục tiêu kế
hoạch phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương và tìm ra các phương án hợp tác
với địa phương bạn để nâng cao trình độ phát triển của địa phương.
Lợi thế quy mô nhờ chuyên môn hóa. Lợi thế nhờ quy mô tác động lan tỏa
đến các vùng khác nhờ sử dụng các nguyên liệu đầu vào và kiến thức, lao động có

SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

kỹ năng,... Với quy mô thị trường và chi phí giao thoog giảm sẽ hình thành nên cụm
trung tâm công nghiệp với các cụm ngành có liên kết chuỗi với nhau, hay là hình

thành các vùng chuyên canh gắn liền với công nghiệp chế biến và cơ khí, dịch vụ
phục vụ phát triển vùng chuyên canh đó. Tận dụng được tối đa nguồn lực hữu hạn
dành cho phát triển công nghiệp.
1.3.7 Các yếu tố liên quan đến hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế có vai trò quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ
liên kết kinh tế. Nội dung và các hình thức liên kết theo cách tiếp cận này chẳng
những cho phép tiếp thu các kinh nghiệm liên kết tốt của các quốc gia mà đôi khi
trong những điều kiện cụ thể còn vượt ra khỏi biến giới của một quốc gia để thực
hiện các liên kết quốc tế. Các quan hệ liên kết kinh tế quốc tế giúp cho việc sử dụng
hiệu quả hơn các nguồn lực trong nước, bao gồm cả tài lực (tài chính, tài nguyên)
và vật lực (nguồn lực con người); đồng thời tạo điều kiện cho việc giao lưu, tiếp cận
các kinh nghiệm trong việc sử dụng các nguồn lực và chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, các quan hệ liên kết kinh tế này, một mặt phải tuân theo các thỏa
thuận và cam kết quốc tế, một mặt phải bảo đảm các quy định về bảo mật và lợi ích
quốc gia.
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập sâu hơn, trong khuôn khổ
Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (BWTO), ngày 27/11/2013, tại Hà
Nội, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế đã tổ chức Hội thảo “Báo cáo
năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương” - lần đầu tiên đánh giá thực trạng
hội nhập của 63 địa phương trong cả nước. Theo Thủ trưởng Nguyễn Cẩm Tú - Bộ
Công Thương: Cần có sự đánh giá thường xuyên về năng lực hội nhập nói riêng và
hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung để kịp thời có những điều
chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực phát triển bền vững. Để đánh giá khách
quan, xác thực năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương, cần xây dựng
được một hệ thống các chỉ số đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các địa
phương trên cả nước một cách khoa học.
Báo cáo đã đi sâu phân tích 8 trụ cột, chia thành 2 nhóm. Thứ nhất, các yếu
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

tố tĩnh: đặc điểm địa phương, bản sắc văn hóa, cơ sở hạ tầng, thể chế. Thứ hai, các
yếu tố động: thương mại (hàng hóa, dịch vụ); đầu tư (tiền, công nghệ); con người
(lao động, di cư); du lịch (du khách).

SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÁC
TỈNH TRONG VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

2.1
Tổng quan chung vùng Trung du miền núi phía Bắc
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Vùng nằm ở phía Tây Bắc của đất nước trong khoảng tọa độ địa lý từ

20018’22’’ đến 23023’37’’ vĩ độ Bắc và từ 102008’30’’ đến 107022’40’’. Phía Bắc
tiếp giáp với nước CHND Trung Hoa có đường biên giới dài gần 1500km; phía Tây
và Tây Nam tiếp giáp với nước CHDC Lào với đường biên giới dài khoảng 560 km,
là vùng có vị trí kinh tế - địa lý rất quan trọng. Vùng hiện có qua 7 cửa khẩu quốc tế
và 10 cửa khẩu quốc gia rất thuận lợi cho việc buôn bán với Trung Quốc và Lào.
2.1.1.2 Địa hình, khí hậu, sông ngòi
Địa hình vùng đa dạng, chia cắt phức tạp bởi hệ thống song suối khá dày, núi
đồi trùng điệp, thung lũng sâu, tạo ra nhiều vùng sinh thái có tính đặc thù tạo điều
kiện phát triển đa dạng về cây trồng, vật nuôi.
Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa mỗi năm có 4 mùa nhưng rõ rệt nhất là
mùa hè và mùa đông. Mùa hè có nhiệt độ trung bình là 25-28 0C, nóng nhất vào
tháng 5. Mùa đông có nhiệt độ trung bình là 15-17 0C, lạnh nhất là vào tháng giêng.
Về mùa đông, trên vùng núi cao ở Đông Bắc và Tây Bắc thường có sương muối,
nhiệt độ trung bình trên dưới 50C, có ngày xuống tới 00C. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4, nhiều vùng cao thiếu nước nghiêm trọng như Sơn La, Hà Giang...; còn mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 gây ra lụt lội, phá hoại nghiêm trọng mùa màng, xói
mòn đất đai gây thất thoát lớn tài sản của dân, nhất là các cư sở hạ tầng như đường
xá, điện, nước, nhà cửa...
Hệ thống sông ngòi trong vùng chằng chịt, có các con sông lớn như sông
Hồng, sông Cầu, sông Bằng Giang... Lượng mưa trung bình khoảng 1500mm, độ
ẩm 80-85%. Nhìn chung do có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, núi cao, tốc độ dòng
chảy lớn gây sạt lở khu vực ven sông hoặc hiện tượng lũ quét ở một số địa phương
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

17


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

như: Hà Giang, Lai Châu, Sơn La... làm ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển nông
nghiệp và bảo vệ nguồn nước mặt, nhưng đồng thời cũng là nguồn thủy năng lớn
thuận lợi cho xây dựng và phát triển thủy điện.
2.1.2 Tiềm năng và nguồn lực
2.1.2.1 Tiềm năng về đất đai, rừng
Đất đai trong vùng có thế mạnh về cơ cấu đất cho phát triển lâm nghiệp,
nông nghiệp. Trong những năm qua tiềm năng đất đai, rừng và lao động bước đầu
được khai thác tốt hơn. Trồng trọt, chăn nuôi phát triển ổn định và có xu hướng tăng
dần theo cơ chế sản xuất hàng hóa. Đã hình thành vùng sản xuất nong sản hàng hóa
tập trung theo hướng chuyên canh và thâm canh, tập trung quy mô lớn như: chè ở
Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên; mận Tam Hoa ở Mộc
Châu (Sơn La), Bắc Hà (Lào Cai); vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang); cam ở Bắc
Giang, Hà Giang, Hòa Bình; lúa gạo ở Điện Biên (Lai Châu), Trần Yến, Lục Yên
(Yên Bái); quế ở Văn Yên (Yên Bái); hồi ở Lạng Sơn... Hình thức trang trại đa
dạng, với đủ loại quy mô và ngành nghề đã được hình thành theo nhu cầu của sản
xuất và cơ chế thị trường hàng hóa. Sự kết hợp trang trại theo kiểu nông - lâm
nghiệp, nông - lâm nghiệp - làng nghề thủ công gia đình, nông - ngư nghiệp, vườn ao - chuồng.
Rừng có trữ lượng trên 140 triệu m 3 gỗ; khoảng 2 tỷ cây tre nứa nhưng điều
kiện và khả năng khai thác hạn chế. Trên địa bàn vùng có vùng quốc gia Ba Bể, 15
khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn và 6 khu bảo vệ cảnh quan với diện tích trên
450 nghìn ha. Tài nguyên rừng của vùng có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế,
quốc phòng an ninh, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cân bằng sinh
thái, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt và hạn hán ở
vùng hạ lưu.
2.1.2.2 Tiềm năng về khoáng sản chủ yếu cho công nghiệp
Vùng có nhiều khoáng sản kim loại cũng như phi kim được phân bố nhiều
nơi, có thể xếp là vùng giàu tài nguyên khoáng sản.
Theo quan điểm kinh tế, trong giai đoạn hiện tại, có thể chia tiềm năng

khoáng sản theo nhóm:
- Nhóm các khoáng sản có tiềm năng lớn muốn khai thác cần vốn đầu tư lớn,
trình độ kỹ thuật cao: Bauxit, đất hiếm, quặng sắt.
SV: Hoàng Thị Trang
Lớp: Kế hoạch 54B


×