Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phân tích mối quan hệ chi phí doanh thu lợi nhuận của dịch vụ lưu trú tại công ty cp phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 60 trang )

Trang 1

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ - DOANH THU - LỢI NHUẬN
1. Chi phí:
1.1. Khái niệm về chi phí:
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được khái quát bằng
ba giai đoạn cơ bản có mối quan hệ mật thiết với nhau:
- Quá trình mua sắm, chuẩn bị các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh
doanh (lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động).
- Quá trình vận động biến đổi nội tại các yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động
kinh doanh một cách có mục đích thành kết quả cuối cùng.
- Quá trình tiêu thụ (thực hiện giá trị và giá trị sử dụng) các sản phẩm cuối cùng
của quá trình hoạt động kinh doanh (các sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn
thành).
Như vậy, hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp, chuyển
đổi nội tại các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo ra các sản phẩm, công
việc, lao vụ nhất định. Trên phương diện đó, khái niệm chi phí có ý nghĩa rất quan
trọng đối với doanh nghiệp. Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi
ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền tính cho một thời kỳ
nhất định.
1.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử:
Chi phí được phân loại theo nhiều cách, tùy theo mục đích sử dụng của nhà quản
trị trong từng quyết định. Để phục vụ cho phân tích CVP thì tiêu thức phân loại chi
phí hữu hiệu nhất là phân loại chi phí theo cách ứng xử. Theo quan điểm về cách
ứng xử , chi phí được chia thành ba loại sau:
1.2.1. Biến phí (Chi phí khả biến)
a. Khái niệm:
Biến phí là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng, giảm của
mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng,


tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại
không đổi. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động.
Biến phí thường bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, v.v..


Trang 2

Tổng biến phí

Biến phí đơn vị
y = ax
yy==aa

hoạtphí
độngkhông phải
Khảo sát tỉ mỉ Mức
hơn độ
về hoạt
biếnđộng
phí, chúng ta nhận thấyMức
rằngđộbiến
thuần nhất một hình thức tồn tại mà còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
b. Phân loại biến phí:
b1. Biến phí tỉ lệ :
Đây là loại biến phí mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỉ lệ thuận với
mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí hoa hồng bán hàng...Về mặt toán học, biến phí tỉ lệ được thể hiện theo
phương trình sau: y = ax
Với y: là tổng biến phí

a: là biến phí trên một mức độ hoạt động
x: là mức độ hoạt động
Đồ thị biểu diễn biến phí tỉ lệ có dạng như sau:
Chi phí
y = a1x
y = a2 x

Mức độ hoạt động

b2. Biến phí cấp bậc:
Biến phí cấp bậc là biến phí mà sự thay đổi chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt
đến một giới hạn nhất định như tiền lương nhân viên bảo trì, chi phí điện năng. Về
phương diện toán học, biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình sau:
y = aixi
Với a là biến phí trên 1 đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i
Đồ thị biểu diễn biến phí cấp bậc có dạng như sau:
Tổng biến phí cấp bậc

y = aixi
y3
y2
y1
Mức độ hoạt động


Trang 3

1.2.2. Định phí (Chi phí bất biến)
a. Khái niệm:
Định phí là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt

động thay đổi. Định phí bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quảng cáo, tiền
thuê nhà...
Tổng định phí

Định phí đơn vị

y=b
y = b/x

Mức độ hoạt động

Mức độ hoạt động

b. Phân loại định phí:
b1. Định phí bắt buộc:
Là những dòng định phí liên quan đến khấu hao tài sản dài hạn, chi phí sử dụng
tài sản dài hạn và chi phí liên quan đến lương của nhà quản trị gắn liền với cấu trúc
tổ chức sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Hai đặc điểm cơ bản của định
phí bắt buộc:
+ Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của đơn vị
+ Chúng không thể cắt giảm đến bằng 0 trong một thời gian ngắn.
Về phương diện toán học, định phí bắt buộc thể hiện bằng đường thẳng
y = b Với b là hằng số
Chi phí

y=b

b 2. Định phí tùy ý:
Mức độ hoạt động
Được xem là chi phí bất biến quản trị. Dòng chi phí này phát sinh từ các quyết

định hằng năm của nhà quản trị như chi phí quảng cáo, nghiên cứu. Định phí tùy ý
liên quan đến kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến dòng chi phí của doanh nghiệp.
Trong trường hợp cần thiết có thể cắt bỏ định phí tùy ý.


Trang 4

Chi phí

1.2.3. Chi phí hỗn hợp:
Mức độ hoạt động
a. Khái niệm:
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố biến phí
lẫn định phí.Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm
của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí.
Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp:
Chi phí

Chi phí

Biến phí

Biến phí

Định phí

Định phí

VíCăn
dụ:bản

Doanh nghiệp thuê
xe vận tải để sử dụng
vận
hoá, chi phí
Căn
bảnchuyển hàng
Mđhđ
Mđhđ
thuê là 10 triệu/năm. Ngoài ra, cứ mỗi km vận chuyển thì doanh nghiệp phải trả
thêm cho chủ xe 500 đ/km. Nếu trong năm số km xe chạy là 10.000 km, tổng số tiền
doanh nghiệp phải trả, thuộc loại chi phí hỗn hợp có dạng như sau:
10 tr + (10.000 x 500đ) = 15tr.đ
Trong đó: - Định phí hàng năm là 10 tr.đ.
- Biến phí là số tiền trả thêm cho mỗi km xe vận chuyển là 5 tr.đ.
Chi phí (tr.đ)

5
10
Căn bản

Mđhđ

b. Phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp:
Để thuận tiện cho việc sử dụng trong phân tích và lập kế hoạnh kinh doanh,
kiểm soát chi phí thì cần phải phân tích nhằm lượng hoá và tách riêng biến phí và
định phí trong chi phí hỗn hợp.
Phương trình tuyến tính dùng lượng hoá chi phí hỗn hợp là: y = a + bx
Trong đó:
y: Chi phí hỗn hợp cần phân tích



Trang 5

a: Tổng định phí cho mức độ hoạt động trong kỳ
b: Biến phí cho một đơn vị hoạt động
x: Số lượng đơn vị hoạt động
Có 3 phương pháp tách chi phí hỗn hợp:
- Phương pháp cực đại, cực tiểu:
Phương pháp này đòi hỏi phải quan sát các chi phí phát sinh ở mức độ hoạt
động cao nhất và thấp nhất của hoạt động trong phạm vi phù hợp.
Để xác định phần khả biến trong chi phí hỗn hợp, người ta sẽ lấy chênh lệch về
chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất chia cho chênh lệch giữa mức độ
hoạt động cao nhất và thấp nhất sẽ tính được biến phí đơn vị.
Xác định định phí và suy ra phương trình dự đoán chi phí hỗn hợp: y = a + bx.
- Phương pháp đồ thị điểm:
Là phương pháp phân tích thông qua việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các
giao điểm của chi phí với mức độ hoạt động.
Phương pháp này đòi hỏi phải có các số liệu về mức độ hoạt động đã được thống
kê qua các kỳ của hoạt động kinh doanh và cuối cùng đi đến phương trình dự đoán
chi phí hỗn hợp như sau: y = a + bx.
- Phương pháp bình phương bé nhất:
Phương pháp này xác định phương trình biến thiên của chi phí dựa trên tính toán
của phương trình tuyến tính trong phân tích thống kê. Từ phương trình tuyến tính
căn bản, tập hợp n lần quan sát, ta có hệ phương trình sau:

 y  n.b  a x
 xy  b x  a x

2


Giải hệ phương trình trên, ta rút ra giá trị của a và b. Sau khi tính được a và b, ta
suy ra đường biểu diễn chi phí: y = a + bx.
Trong ba phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thì phương pháp bình phương
bé nhất là tinh vi hơn hai phương pháp còn lại vì nó kẻ đường biểu diễn bằng phân
tích thống kê, kết quả cho ra độ chính xác cao, thích hợp với dự đoán tương ứng.
1.3. Ý nghĩa của việc phân biệt chi phí thành biến phí, định phí và chi phí hỗn
hợp:
Việc phân biệt biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp có ý nghĩa quan trọng trong
việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí, trong phân tích mối quan hệ CVP để
xác định điểm hoà vốn và ra các quyết định quan trọng khác trong quá trình hoạt
động kinh doanh. Ngoài ra, phân biệt chi phí thành biến phí và định phí còn giúp
nhà quản trị tìm ra những giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả của chi phí.
- Đối với định phí: cần nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất kinh
doanh.
- Đối với biến phí: cần tiết kiệm chi phí đơn vị sản phẩm và tổng biến phí.
2. Sản lượng:
Sản lượng là mức tiêu thụ của doanh nghiệp và mức tiêu thụ này có thể được xác
định bằng số lượng tiêu thụ hoặc doanh thu tiêu thụ.
3. Lợi nhuận:


Trang 6

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tất cả các chi phí phát sinh
để tạo ra doanh thu đó của doanh nghiệp.
Trong phân tích CVP, xác định lợi nhuận sẽ được lựa chọn dựa vào mục đích
nghiên cứu cụ thể:
+ Để kinh doanh không bị thua lỗ, lợi nhuận được xác định bằng 0.
+ Để lập dự toán lợi nhuận, cần xác định 1 mức lãi mong muốn. Như vậy, lợi
nhuận được xác định bằng một mức lãi mong muốn.

4. Số dư đảm phí (SDĐP):
Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và biến phí. Số dư đảm phí trước
hết được dùng để bù đắp định phí, số còn lại sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số
dư đảm phí có thể tính cho một đơn vị sản phẩm, một loại sản phẩm hay tất cả các
loại sản phẩm.
Gọi: Q là sản lượng, VC là biến phí đơn vị sản phẩm, TFC là định phí, P là đơn
giá bán. Ta có các công thức tính sau:
Tổng SDĐP
= P.Q - VC.Q
SDĐP đơn vị sản phẩm
= P - VC
SDĐP của sản phẩm i
= (Pi - VCi).Qi
SDĐP của tất cả các sản phẩm =  (Pi - VCi).Qi
Chỉ tiêu này cho biết: khi tăng sản lượng tiêu thụ vượt qua sản lượng hoà vốn thì
mức tăng lợi nhuận cũng chính là số dư đảm phí của những sản phẩm vượt qua sản
lượng hoà vốn.
5. Tỷ lệ số dư đảm phí:
Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu biểu hiện bằng tỷ lệ giữa số dư đảm phí với
doanh thu hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị (phần đóng góp) với đơn giá bán. Chỉ
tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm.
Tỷ lệ số dư đảm phí

=

Tỷ lệ số dư đảm phí

=

Số dư đảm phí

Doanh thu

x 100%

Số dư đảm phí đơn vị
x 100%
Đơn giá bán

Chỉ tiêu này cho biết: khi doanh thu tiêu thụ tăng 1 lượng vượt qua điểm hoà
vốn thì lợi nhuận sẽ tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ số dư đảm
phí. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau thì các
nhà quản trị thường áp dụng chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí để so sánh lựa chọn
phương án sản xuất vì nó cho kết quả tương đối chính xác.
6. Kết cấu chi phí:
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa tỷ lệ định
phí và biến phí của một tổ chức doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp xác lập một kết cấu chi phí riêng từ đặc điểm kinh doanh và
mục tiêu kinh doanh của mình. Không có một mô hình kết cấu chi phí chuẩn nào để
các doanh nghiệp áp dụng cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi


Trang 7

kết cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất. Tuy vậy, khi dự định xác lập một kết cấu chi
phí, phải xem xét những yếu tố tác động như kế hoạch phát triển dài hạn và truớc
mắt của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh thu hàng năm, quan điểm của
nhà quản trị đối với rủi ro...Nói chung, doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn
so với định phí trong tổng chi phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn doanh nghiệp
có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí; đồng thời lợi nhuận sẽ ít nhạy
cảm hơn với sự biến động của doanh thu.


II. Ý NGHĨA VÀ CÁC GIẢ THIẾT SỬ DỤNG KHI PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ CVP TRONG DOANH NGHIỆP
1. Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ CVP trong doanh nghiệp:
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận là xem xét mối quan
hệ nội tại của các nhân tố như: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến
và kết cấu mặt hàng đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi
nhuận của doanh nghiệp để từ đó có thể khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh
nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: định giá bán sản phẩm, dịch vụ, lựa
chọn kết cấu sản phẩm hay thay đổi mức sản lượng tiêu thụ để đạt mức lãi mong
muốn.
2. Các giả thiết sử dụng khi phân tích mối quan hệ CVP:
Mô hình phân tích CVP thực hiện được phải đặt trong một số điều kiện giả định,
mà những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định như sau:
- Mối quan hệ giữa sản lượng, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối
quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp.
- Phải phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả
biến và chi phí bất biến.
- Kết cấu mặt hàng không đổi.
- Tồn kho không thay đổi, nghĩa là lượng sản xuất bằng lượng bán ra.
- Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt
phạm vi thích hợp.
- Giá trị của đồng tiền không thay đổi qua các thời kỳ, tức là nền kinh tế không
bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TRONG DOANH
NGHIỆP
1. Phân tích điểm hòa vốn:
1.1. Khái niệm điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động

kinh doanh đã bỏ ra trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá được thị
trường chấp nhận.
Tại điểm hoà vốn: LN = 0 hay DT = CP
DT = Biến phí + Định phí
DT - Biến phí = Định phí
Hay SDĐP = Định phí
1.2. Ý nghĩa của việc phân tích điểm hoà vốn:
Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi
phí - sản lượng - lợi nhuận. Quá trình phân tích điểm hòa vốn sẽ cung cấp cho nhà


Trang 8

quản trị một cách nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình điều hành
doanh nghiệp .
Phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp cho chúng ta thấy rõ: sản lượng, doanh thu ở
mức nào để doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn, phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp
và phạm vi bảo đảm an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong
muốn.
1.3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn:
1.3.1. Xác định điểm hòa vốn bằng phương trình hòa vốn:
+ Sản lượng hòa vốn:
Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu
và chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn số của 2 phương trình biểu
diễn hai đường đó.
Gọi: Q là sản lượng sản phẩm tiêu thụ, VC là biến phí đơn vị sản phẩm, TFC là
định phí, P là đơn giá bán. Ta có các phương trình biểu diễn doanh thu và chi phí
như sau:
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:
y DT = P.Q

Phương trình biểu diễn tổng chi phí có dạng:
y TF = TFC + VC.Q
Tại điểm hòa vốn thì yDT = yTF  P.Qhv = TFC + VC.Qhv (1)
TFC
P  VC

Giải phương trình (1) để tìm Q, ta có Qhv =
Vậy:
Sản lượng hoà vốn

=

Định phí
Số dư đảm phí đơn vị

+ Doanh thu hòa vốn:
Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa
vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán.
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng :
YDT = P.Q
Tại điểm hòa vốn Qhv =
Vậy:
Doanh thu
hoà vốn

=

TFC
nên DThv = P.Qhv
P  VC


Sản lượng
hoà vốn

x

Đơn giá
bán

=

Định phí
Tỷ lệ số dư đảm phí

1.3.2. Xác định điểm hoà vốn bằng tỷ lệ số dư đảm phí:
Ngoài xác định điểm hoà vốn bằng phương trình hoà vốn, còn có thể xác định
điểm hoà vốn bằng tỷ lệ số dư đảm phí.
Ta có:
P.Q - VC.Q
P - VC
Tỷ lệ số dư
=
=
đảm phí
P.Q
P
Tại điểm hoà vốn:
TFC
TFC
Tỷ lệ số dư

=
=
đảm phí
P.Qhv
DThv


Trang 9

Suy ra:
TFC
Doanh thu hoà
=
vốn
Tỷ lệ số dư đảm phí
Sản lượng hoà
DThv
=
vốn
P
1.3.3. Xác định điểm hòa vốn bằng đồ thị:
Mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận được biểu diễn theo 2 hình thức đồ
thị. Hình thức thứ nhất gồm các đồ thị biểu diễn toàn bộ mối quan hệ CVP và làm
nổi bật điểm hoà vốn trên hình, được gọi là đồ thị hoà vốn. Hình thức thứ hai bao
gồm các đồ thị chủ yếu làm chú trọng nổi bật sự biến động lợi nhuận khi mức độ
hoạt động thay đổi, được gọi là đồ thị lợi nhuận.
+ Đồ thị hoà vốn:
Để vẽ đồ thị hoà vốn, ta cần tiến hành làm theo các bước như sau:
- Bước 1: Vẽ đường biểu diễn tổng định phí: y1 = TFC
- Bước 2: Vẽ đường biểu diễn tổng biến phí: y2 = TVC

- Bước 3: Vẽ đường tổng chi phí:
y3 = TFC+TVC
- Bước 4: Vẽ đường biểu diễn doanh thu:
y4 = P.Q
y4

Số tiền

y3
y2
DT hv
y1

Lúc đó Qhv là giao điểm của 2 đường tổng chi phí (y3 ) và đường doanh thu (y4).
+ Đồ thị lợi nhuận:
Để vẽ đồ thị lợi0nhuận, ta thực
Qhvhiện các bước sau:
Sản lượng
- Bước 1: Vẽ đường biểu diễn doanh thu song song với trục hoành
- Bước 2: Vẽ đường biểu diễn lợi nhuận cắt đường doanh thu, giao điểm của 2
đường này chínhSốlàtiền
điểm hoà vốn
Điểm hoà
vốn
Lãi

Đường doanh thu

Lỗ
Sản lượng

0

Qhv

1.4. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán:
Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong đơn giá bán thay đổi. Với một đơn giá
bán cố định, nhà quản lý cần tính phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để
đạt hòa vốn. Vậy thì khi giá bán thay đổi, khối lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở
điểm hòa vốn mới sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?


Trang 10

Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa
quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp vì từ đó họ có thể dự kiến, khi giá thay
đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng
đó.
1.5. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán:
Trên thực tế không phải một doanh nghiệp nào cũng sản xuất và tiêu thụ một loại
sản phẩm nhất định mà có cũng có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa dạng hóa
sản phẩm. Trong trường hợp này, mỗi mặt hàng sẽ có chi phí, giá bán khác nhau
nên tỷ lệ số dư đảm phí sẽ khác nhau. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác
nhau mà tỷ trọng của các măt hàng đó biến động giữa các kỳ phân tích thì điểm hoà
vốn cũng sẽ thay đổi. Do đó, nếu doanh nghiệp biết kết hợp hợp lý kết cấu giữa các
mặt hàng bán sẽ đem lại lợi nhuận tối đa. Ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi
nhuận. Trường hợp này, muốn xác định điểm hòa vốn chúng ta phải sử dụng chỉ
tiêu số dư đảm phí đơn vị bình quân hoặc tỷ lệ số dư đảm phí bình quân nhưng để
có được chỉ tiêu này, doanh nghiệp cần tính số dư đảm phí đơn vị của từng loại sản
phẩm hoặc tỷ lệ số dư đảm phí của từng loại sản phẩm và kết cấu của hàng tiêu thụ
(sản lượng hoặc doanh thu). Các công thức xác định sản lượng hoà vốn và doanh

thu hoà vốn trong trường hợp này như sau:
n

* SDĐP đơn vị bình quân=  SDĐP đơn vị sphẩm (i) x Kết cấu sphẩm (i)
i 1

Suy ra :
Qhv

=

TFC
P - VC

=

Định phí
SDĐP đơn vị bình quân

n

* Tỷ lệ SDĐP bình quân =  Tỷ lệ SDĐP sphẩm (i) x Kết cấu sphẩm (i)
i 1

Suy ra :
DThv

=

Định phí

Tỷ lệ SDĐP bình quân

2. Xác định doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn:
Doanh thu an toàn là chênh lệch giữa doanh thu đạt được (theo dự tính hoặc theo
thực tế) so với doanh thu hoà vốn.
Doanh thu an toàn = Doanh thu đạt được - Doanh thu hoà vốn
Trong những doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí
lớn, do đó doanh thu hoà vốn cao làm cho doanh thu an toàn thấp. Như vậy, những
doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng lớn thì doanh thu an toàn thấp.
Để đánh giá mức độ an toàn, ngoài việc sử dụng chỉ tiêu doanh thu an toàn người
ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn, đó là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu
an toàn và doanh thu đạt được.
Doanh thu an toàn
Tỷ lệ doanh thu
=
an toàn
Doanh thu đạt được
3. Phân tích đòn bẩy kinh doanh:

x

100%


Trang 11

3.1. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh:
Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) là khái niệm phản ảnh mối quan hệ giữa tốc độ
tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu. Tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn
hơn tốc độ tăng doanh thu (sản lượng bán ra). Từ đó, đòn bẩy kinh doanh chỉ cho

chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu (sản lượng bán ra) sẽ tạo ra
một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận.
- Công thức tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh (K):
% thay đổi lợi nhuận kinh doanh
Độ lớn đòn bẩy
=
kinh doanh
% thay đổi doanh thu
- Ý nghĩa công thức đòn bẩy kinh doanh: Ở một mức doanh thu nhất định, khi
1% thay đổi về doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận hay nói cách
khác khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận thay đổi bao nhiêu %. Những doanh
nghiệp nào có doanh thu, lợi nhuận bằng nhau thì doanh nghiệp nào có độ lớn đòn
bẩy kinh doanh lớn hơn thì khi gia tăng doanh thu sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn.
Ngoài ra đòn bẩy kinh doanh còn được xác định theo công thức:
K =

Độ lớn đòn bẩy
Tổng số dư đảm phí
=
kinh doanh
Lợi nhuận
Từ công thức trên cho thấy, tại một mức hoạt động nếu định phí chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi phí thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng cao và rủi ro kinh doanh
của doanh nghiệp càng lớn.
3.2. Ứng dụng của đòn bẩy kinh doanh:
Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ để nhà quản trị dự kiến lợi nhuận theo
công thức sau:
Tốc độ gia tăng
Độ lớn đòn bẩy
Tỷ lệ % thay đổi về doanh

=
x
lợi nhuận
kinh doanh
thu (sản lượng tiêu thụ)
Như vậy khi muốn gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ % thay đổi
của doanh thu (sản lượng tiêu thụ).
3.3. Ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh:
- ĐBKD là căn cứ để nhà quản trị dự kiến lợi nhuận.
- ĐBKD là cơ sở để đánh giá rủi ro kinh doanh.
- Mỗi phương án sản xuất có độ lớn đòn bẩy kinh doanh khác nhau, có điểm
hoà vốn và mức độ rủi ro khác nhau. Phân tích điểm hoà vốn trong mối tương quan
với đòn bẩy kinh doanh là cơ sở để lập kế hoạch phương án sản xuất sản phẩm hay
kế hoạch đầu tư tại doanh nghiệp.

IV. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP
1. Phân tích sản lượng tiêu thụ cần thiết để đạt mức lãi mong muốn:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ cần
thiết để đạt kế hoạch về lợi nhuận vì điều đó làm cho doanh nghiệp phát huy hết
tiềm năng, nổ lực hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có 2 trường hợp xác
định sản lượng tiêu thụ cần thiết để đạt lợi nhuận mong muốn:


Trang 12

- Trường hợp doanh nghiệp không quan tâm đến thuế TNDN. Để đạt được lợi
nhuận mong muốn (LNtt), sản lượng tiêu thụ cần thiết là bao nhiêu? Ta có thể áp
dụng phương trình lợi nhuận sau:
LNmm = P.Q - VC.Q -TFC
Suy ra:

TFC + LN mm
Qcthiết =
P -VC
- Trường hợp doanh nghiệp quan tâm đến thuế TNDN. Để đạt lợi nhuận mong
muốn (LNst), sản lượng tiêu thụ cần thiết là bao nhiêu?
Ta có:
LNst = LNtt - LNtt x Thuế suất thuế TNDN
LNst
LNtt =
1 - Thuế suất
Suy ra:
LNst
TFC +
Qcthiết =
1 - Thuế suất
P - VC
2. Lựa chọn phương án kinh doanh khi các yếu tố thay đổi:
Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trước
sự thay đổi của biến phí, định phí, sản lượng, lợi nhuận, đơn giá bán, nhà quản trị
ứng xử như thế nào? Tùy vào từng tình huống cụ thể và đặc điểm kinh doanh của
doanh nghiệp mà nhà quản lý sẽ chọn phương án tối ưu nhất. Dưới đây là các mô
hình tổng quát lựa chọn phương án kinh doanh :
2.1. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí và sản lượng thay đổi:
Khi có sự thay đổi về giá cả các yếu tố đầu vào, hoặc doanh nghiệp có chiến lược
khuyến mãi... thì sẽ làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc thay đổi biến phí
thường tác động trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ gây ảnh hưởng đến doanh thu và
tác động đến lợi nhuận. Doanh nghiệp thu hút sức mua của khách hàng bằng cách
thực hiện chương trình khuyến mãi... nhằm tăng sản lượng bán ra. Biến phí và
doanh thu thay đổi làm cho số dư đảm phí thay đổi. Trong trường hợp này, ta áp
dụng công thức sau:

SDĐP phương án
Sản lượng
Số dư đảm
[100% + tỷ lệ tăng
mới do thay đổi biến =
tiêu thụ
x
x phí mới của 1
sản lượng]
phí, sản lượng (X1)
phương án cũ
sản phẩm
Gọi X0 là SDĐP của phương án cũ.
Nếu X1 > X0: nên tiến hành phương án mới
Nếu X1 < X0: không nên tiến hành phương án mới
2.2. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí và sản lượng thay đổi:
Khi doanh nghiệp có kế hoạch thay đổi máy móc thiết bị, tăng chi phí quảng cáo,
thay đổi hình thức trả lương... thì sẽ làm cho định phí thay đổi. Điều này sẽ tác động
đến lợi nhuận. Thông thường khi tăng chi phí sản xuất thì các nhà quản trị sẽ vạch
ra kế hoạch nhằm tăng sản lượng để vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Cụ thể như sau:
doanh nghiệp có kế hoạch tăng chi phí lên b đồng thì lượng sản phẩm tiêu thụ dự
kiến sẽ tăng lên x%. Khi sản lượng tiêu thụ tăng thì số dư đảm phí tăng, do đó lợi


Trang 13

nhuận tăng. Tuy nhiên, điều dẫn dắt trên chỉ đúng khi tốc độ tăng của sản lượng tiêu
thụ lớn hơn tốc độ tăng của định phí. Ta có thể xem xét việc lựa chọn phương án
kinh doanh trong trường hợp này qua quá trình phân tích như sau:
SDĐP phương án

Tỷ lệ số dư
Doanh thu
Tỷ lệ tăng sản
mới do thay đổi sản =
x
x
đảm phí
phương án cũ
lượng tiêu thụ
lượng (X1)
phương án cũ
Nếu X1 > X0: nên tiến hành phương án mới
Nếu X1 < X0: không nên tiến hành phương án mới
2.3. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí, giá bán và sản lượng thay
đổi:
Khi kết hợp đồng thời chính sách giảm giá bán và tăng cường chi phí quảng cáo
thì sản lượng sẽ tăng làm cho doanh số bán ra tăng. Đây là một chiến lược kinh
doanh nhằm khuếch trương sản phẩm và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Câu
hỏi đặt ra cho các nhà quản trị là có nên lựa chọn phương án này không?
SDĐP phương án
Sản lượng tiêu
Số dư đảm
Tỷ lệ tăng
mới do thay đổi sản = thụ phương án x
x phí mới của 1
sản lượng
lượng và giá bán (X1)

sản phẩm
Gọi chênh lệch định phí là B

Nếu [(X1 - X0) - B ] > 0: nên tiến hành phương án mới
Nếu [(X1 - X0) - B ] < 0: không nên tiến hành phương án mới
2.4. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí, biến phí, giá bán, sản lượng
thay đổi:
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp vẫn phải kết hợp cùng một lúc các yếu tố
trên với mục tiêu hàng đầu vẫn là lợi nhuận. Nhà quản trị phải trị phải dự đoán khi
giảm giá thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên bao nhiêu để doanh số tăng lên. Đồng
thời kết hợp với sự thay đổi trong kết cấu chi phí sao cho đảm bảo lượng tăng
(giảm) số dư đảm phí phải lớn hơn so với phần tăng giảm của định phí.
SDĐP phương án
[ 100% +Tỷ
Sản lượng tiêu
Số dư đảm
mới do thay đổi biến
lệ tăng sản
= thụ phương án x
x phí mới của 1
phí, sản lượng, giá
lượng 

sản phẩm
bán (X1)
Nếu [(X1 - X0) - B ] > 0: nên tiến hành phương án mới
Nếu [(X1 - X0) - B ] < 0: không nên tiến hành phương án mới
3. Định giá bán sản phẩm:
Thông thường giá bán của sản phẩm được xác định từ trước và ít biến động. Tuy
nhiên, trong những trường hợp đặc biệt thì đòi hỏi công ty phải có phương pháp xác
định giá bán thích hợp. Có 2 phương pháp định giá bán sản phẩm, gồm:
- Phương pháp tính toàn bộ:
Giá bán sản phẩm = chi phí nền + phần phụ trội

CPBH + CPQL + Mức lãi mong muốn
Giá bán sản phẩm
Zsp +
=
Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Zđvị


Trang 14

- Phương pháp tính trực tiếp:
Giá bán sản phẩm = chi phí nền + phần phụ trội
Giá bán sản phẩm =

VCđvị +

ĐPSXC + ĐPBH +ĐPQL + Mức lãi mong muốn
Số lượng sản phẩm tiêu thụ x VCđvị

Xạc âënh giạ bạn theo phỉång phạp trỉûc tiãúp
thỉåìng cho 1 khung giạ linh hoảt giụp nh qun l
quút âënh nhanh chọng vãư âënh giạ sn pháøm. ỈÏng
dủng phán têch CVP vo quạ trçnh âënh giạ ny l
ráút ph håüp.

V. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH ẢNH
HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP
Hiện nay, sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của nền
kinh tế kinh tế xã hội và nhu cầu ngày càng tăng của con người. Ở nước ta trong
những năm gần đây, ngành du lịch phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Nghiên cứu đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành có ý nghĩa quan trọng trong

phân tích mối quan hệ CVP.
Hoạt động kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tồn bộ các dịch
vụ du lịch, bao gồm: kinh doanh lữ hành (hướng dẫn du lịch), kinh doanh vận
chuyển du lịch, kinh doanh khách sạn (buồng ngủ), nhà hàng (hàng ăn, hàng uống)
và kinh doanh các dịch vụ khác kèm theo (giặt là, massage, điện thoại, fax). Mỗi
một loại hình kinh doanh du lịch có một đặc trưng nhất định về sản phẩm dịch vụ.
- Đối với hoạt động kinh doanh lữ hành:
Hoạt động kinh doanh lữ hành nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký
kết các hợp đồng du lịch, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch để bán cho
khách. Doanh nghiệp lữ hành được coi là tổ chức du lịch trung gian. Các tổ chức
này có nhiệm vụ cố vấn cho khách hàng từ khâu đầu đến khâu cuối chuyến đi. Với
chức năng là một tổ chức trung gian, hãng lữ hành sẽ tạo ra các sản phẩm dịch vụ
như:
+ Cung cấp thơng tin cho khách về các loại hình vận chuyển, đặt chỗ trước và
mua vé cho khách, cung cấp phương tiện vận chuyển đưa đón khách tại ga, phi
trường.
+ Cung cấp thơng tin cho khách về các loại hình cơ sở lưu trú, đảm nhận việc đặt
phòng cho khách.
+ Cung cấp các dịch vụ khác, đảm bảo thuận lợi, an tồn và thoải mái cho khách
như: đổi tiền, gia hạn visa, giấy phép đi lại, thủ tục hải quan, mua bán vé các
chương trình lễ hội, biểu diễn thi đấu...
- Đối với hoạt động kinh doanh lưu trú (kinh doanh khách sạn):
Kinh doanh lưu trú là loại hình kinh doanh quan trọng trong ngành du lịch.
Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có vốn đầu tư cao. Lĩnh
vực kinh doanh này đem lại thu nhập đáng kể cho ngành. Ngồi hoạt động kinh
doanh chính là kinh doanh lưu trú, các đơn vị này còn có thể kết hợp kinh doanh
nhiều dịch vụ khác kèm theo như giặt là, massage, nhà hàng, vũ trường...
- Đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch:



Trang 15

Hoạt động vận chuyển du lịch gồm các hoạt động vận chuyển đường sắt,
đường bộ, đường thủy,... nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của khách trong thời gian
tham quan du lịch.
Với những đặc thù về sản phẩm cung cấp, đặc điểm hoạt động kinh doanh du
lịch có ảnh hưởng lớn đến việc phân tích mối quan hệ CVP, thể hiện như sau:
- Du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt, hoạt động vừa mang tính sản xuất, kinh
doanh vừa mang tính phục vụ văn hóa - xã hội. Kinh doanh nhiều loại hoạt động
khác nhau như hoạt động lữ hành, buồng ngủ, vận chuyển du lịch, nhà hàng và các
hoạt động khác. Mỗi loại hoạt động đều có chi phí phát sinh có tính chất riêng cho
hoạt động đó. Chi phí khác nhau làm cho doanh thu và lợi nhuận của mỗi loại hình
kinh doanh cũng khác nhau.
- Mỗi loại sản phẩm dịch vụ du lịch tạo ra có tính chất khác nhau nhưng nhìn
chung đại bộ phận sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật chất. Sản phẩm dịch vụ
là vô hình, cho nên đối với mỗi hoạt động, sản phẩm của có thể quy về số lượng
(mức căn cứ hoạt động gây ra chi phí) để phục vụ cho phân tích mối quan hệ CVP
như số lượng sản phẩm kinh doanh lưu trú là số lượng phòng ngủ phục vụ được,
trong kinh doanh nhà hàng là số suất ăn và số suất uống phục vụ, trong kinh doanh
vận chuyển du lịch là số km vận chuyển v.v...
- Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ và bị ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên, môi trường, điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội trong từng thời kỳ. Do đó
khi doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngoài thời vụ, có chính sách hạ giá bán sản
phẩm để thu hút khách điều này tác động đến doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sử dụng nguồn lao động lớn, chi phí phát
sinh phục vụ cho hoạt động kinh doanh hằng ngày nhiều. Tùy thuộc vào mỗi loại
hình kinh doanh mà kết cấu chi phí khác nhau nhưng phần lớn chi phí khả biến
chiếm tỷ trọng cao hơn chi phí bất biến trong tổng chi phí nên lợi nhuận ít nhạy cảm
hơn khi thị trường biến động hay doanh thu thay đổi và tính rủi ro trong kinh doanh

thấp.
Trong giới hạn của chuyên đề, em chỉ đi sâu vào nghiên cứu phân tích mối quan
hệ CVP của hoạt động kinh doanh lưu trú (buồng ngủ) và ứng dụng của việc phân
tích này trong vấn đề lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp.


Trang 16

PHẦN A
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
Trước đây, công ty cổ phần Phương Đông là đơn vị hạch toán nội bộ thuộc
công ty du lịch Quảng Nam Đà Nẵng. Ngành nghề kinh doanh chính là lưu trú, nhà
hàng và các dịch vụ khác. Trước năm 1975, công ty cổ phần Phương Đông là khách
sạn Phương Đông, do gia đình người Hoa lập. Sau ngày giải phóng thành phố Đà
Nẵng (tháng 3/1975), Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng Quảng Nam Đà Nẵng đã bàn
giao khách sạn Phương Đông cho công ty du lịch Quảng Nam Đà Nẵng (10/6/1975)
để kinh doanh dịch vụ và phục vụ khách của Đảng và Nhà Nước.
Khi làm nhiệm vụ phục khách của Đảng và Nhà Nước cũng như khi chuyển
sang giai đoạn kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhiều năm liền công ty cổ phần
Phương Đông xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành du lịch ở QNĐN và công
ty du lịch QNĐN.
Năm 1983 được Nhà Nước tặng huy chương lao động hạng ba. Năm 1992,
được tổ chức khách sạn ở Madrit (Tây Ban Nha) tặng cúp và giấy chứng nhận về
chất lượng phục vụ khách sạn. Năm 1993, được Nhà Nước tặng huân chương lao
động hạng nhì.
Công ty cổ phần Phương Đông là một trong những khách sạn đầu tiên được
tổng cục du lịch công nhận đạt tiêu chuẩn khách sạn ba sao.
Ngày 1/10/1999 khách sạn Phương Đông được chuyển thành công ty cổ phần
Phương Đông do các cổ đông đóng góp vốn, thực hiện chức năng, nhiệm vụ đón

tiếp khách quốc tế và nội địa với các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ
sung khác.
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:
- Một nhà khách 7 tầng có 50 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, một
nhà hàng, một hội trường, lễ tân kết hợp với các quầy bán mỹ nghệ, quà lưu niệm
và các dịch vụ viễn thông.
- Một khu nhà làm việc cho cán bộ, nhân viên quản lý hành chính kế toán của
đơn vị.
- Một bãi đỗ xe cho khách và cán bộ công nhân viên.
- Công ty cổ phần Phương Đông toạ lạc trên một mặt bằng 850 m 2 và nằm ở vị
trí trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại, du lịch của thành phố Đà Nẵng, nơi
tiếp giáp của năm đường phố chính, thuận lợi cho du khách lưu trú khi đến Đà Nẵng
du lịch, tham quan và công tác bằng các phương tiện giao thông khác nhau: đường
hàng không, đường thuỷ, đường sắt, đường bộ.
Với cơ sở vật chất được tiếp nhận ban đầu tuy có cũ kỹ song công ty cổ phần
Phương Đông đã thực hiện vai trò đầu đàn trong công việc đón tiếp và phục vụ
khách quốc tế và nội địa trong suốt những năm vừa qua. Đặc biệt,sau khi cổ phần
hoá, công ty Phương Đông đã kịp thời đầu tư cải tạo, nâng cấp,trang trí lại hệ thống
nội thất và đổi mới toàn bộ trang thiết bị phục vụ hiện đại nhằm nâng cao chất


Trang 17

lượng, tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu khách trong và ngoài nước trong giai đoạn
mới.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1. Chức năng:
Công ty cổ phần Phương Đông có chức năng chính là kinh doanh phục vụ
lưu trú với 50 phòng ngủ xếp thành 4 thứ hạng, đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao.
Ngoài kinh doanh lưu trú, với mục tiêu phát triển dài hạn, công ty kết hợp

kinh doanh nhiều dịch vụ bổ sung khác là: kinh doanh nhà hàng, phục vụ ăn uống
cho khách lưu trú và khách ngoài, đảm nhận tổ chức đám cưới, lễ tiệc, hội họp...,
kinh doanh địa ốc, dịch vụ, bán hàng lưu niệm, tổ chức các chương trình du lịch,
mở thêm một xí nghiệp xây lắp và trung tâm ảnh màu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của khách nhưng vẫn gắn liền với chức năng chính là phục vụ lưu trú.
2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức cung ứng các dịch vụ về lưu trú, ăn uống, vận chuyển và các dịch
vụ khác cho khách ở tại khách sạn cũng như khách ngoài lưu trú.
- Tăng cường vốn, bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.
- Quản lý và thực hiện tốt các mặt phục vụ khách, tổ chức nhân sự, không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.
- Đảm bảo thu nhập và các chế độ đã qui định cho cán bộ công nhân viên
trong khách sạn.
- Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các khoản nộp ngân sách, các yêu cầu về an
ninh xã hội và môi trường cảnh quan cũng như mọi luật lệ quy định của Nhà Nước
về kinh doanh khách sạn.
III. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:
Trước khi cổ phần hoá, công ty chỉ kinh doanh lưu trú và ăn uống nhưng sau
khi cổ phần, để tăng tính cạnh tranh giữa các khách sạn trong thành phố, công ty đã
mở rộng kinh doanh thêm nhiều dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm. Dưới đây là sơ đồ
tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty:


Trang 18

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH
Công ty

Bộ

phận
buồng

Bộ
phận
lễ tân

Bộ
phận
dịch
vụ

Bộ
phận
địa
ốc

Bộ
phận
nhà
hàng

Trung
tâm
ảnh
màu


nghiệp
xây lắp


Nhiệm vụ của các bộ phận:
- Bộ phận buồng: thường xuyên liên lạc với bộ phận lễ tân để nhận thông tin
về khách. Nhiệm vụ chính là làm phòng, hành lang đi lại của khách và lối đi lại của
nhân viên trong công ty. Nếu có gì hỏng thì báo ngay cho nhân viên kỹ thuật để kịp
thời giải quyết.
- Bộ phận lễ tân: nhiệm vụ chính là đăng ký phòng, bố trí phòng cho khách,
phục vụ các dịch vụ thông tin liên lạc, nhận tiền thanh toán của khách và tiễn khách.
- Bộ phận dịch vụ: phục vụ, cung cấp thêm các dịch vụ cho khách lưu trú tại
khách sạn và khách ngoài lưu trú.
- Bộ phận địa ốc: tổ chức giao dịch với khách hàng về vấn đề đất đai, nhà ở
trong thành phố.
- Bộ phận nhà hàng: liên hệ trực tiếp với bộ phận lễ tân, bộ phận buồng để
nhận thông tin về yêu cầu của khách lưu trú để phục vụ kịp thời. Ngoài ra, bộ phận
này còn tổ chức hội nghị, hội thảo; nhận đãi tiệc, đám cưới, sinh nhật.
Bộ phận nhà hàng gồm hai bộ phận nhỏ là bộ phận bàn và bếp.
+ Bộ phận bàn: phục vụ khách ăn tại chỗ.
+ Bộ phận bếp: tổ chức việc thu mua, bảo quản thực phẩm và chế biến
các món ăn; chịu trách nhiệm về các món ăn phục vụ khách, đảm bảo số lượng, chất
lượng, vệ sinh thức ăn theo đúng thực đơn đồng thời phục vụ các bữa ăn cho nhân
viên trong công ty.
- Trung tâm ảnh màu: cung cấp các dịch vụ về quay phim, chụp ảnh tại
khách sạn và khách ngoài, mua bán phim chụp các loại.
- Xí nghiệp xây lắp: nâng cấp, xây dựng khách sạn, làm cho khách sạn luôn
mới đối với khách, nhằm thu hút khách lưu trú khi đến làm việc và du lịch tại thành
phố Đà Nẵng. Ngoài ra còn nhận các hợp đồng xây dựng ngoài công ty.

2. Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh hiện nay của công ty:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh đều
gặp thuận lợi và có những khó khăn nhất định, công ty cổ phần Phương Đông cũng

không nằm ngoài quy luật đó. Hiện tại, những thuận lợi và khó khăn của công ty
như sau:
2.1. Thuận lợi:


Trang 19

- Công ty có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, là một trong các
khách sạn cổ phần hoá đầu tiên trên địa bàn thành phố hoạt động có hiệu quả. Hiện
nay sản phẩm dịch vụ tại công ty khá đa dạng đáp ứng được nhu cầu của phần lớn
khách hàng kể cả khách lưu trú và khách ngoài.
- Công ty nằm ở vị trí trung tâm thành phố, gần nhiều cơ quan nhà nước, sở,
ban ngành, có hệ thống liên hoàn giữa phòng ăn, hội trường, phòng ngủ.
- Trong những năm gần đây “ Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và thân
thiện”, khách du lịch nước ngoài đến nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói
riêng ngày càng tăng, tạo ra nhiều thu nhập cho ngành và công ty, tiền lương của
nhân viên cũng được cải thiện dần theo thu nhập đó.
2.2. Khó khăn:
- Hiện nay, các khách sạn mọc lên ngày càng nhiều, tạo áp lực cạnh tranh lớn
cho công ty về giá, về các chương trình khuyến mãi. Do đó, công ty cần có những
chiến lược kinh doanh mới đặt trên mục tiêu lợi nhuận để giảm áp lực này.
- Thời gian gần đây, trên thế giới và nước ta đã xảy ra các dịch bệnh như
SARS, cúm gia cầm... gây tâm lý ngại đi du lịch của nhiều người nên có giai đoạn
lượng khách du lịch giảm, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty. Ngoài ra thiên tai và sự cố của các phương tiện đi lại cũng là một trong những
nguyên nhân làm giảm lượng khách đi tham quan kéo theo doanh thu, lợi nhuận của
công ty không đạt được kế hoạch đề ra.
- Bãi đỗ xe của công ty nhỏ chưa đủ sức chứa các loại xe trong những mùa
du lịch.
- Một số nhân viên có độ tuổi cao chưa thực sự bắt nhịp cùng thị trường

Với những thuận lợi và khó khăn trên, công ty cần phát huy những ưu thế
của mình và khắc phục dần những khó khăn nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động kinh
doanh trong những năm tiếp theo.
IV. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh khách sạn do quy mô, mức độ phức
tạp và nhiệm vụ khác nhau ở mỗi doanh nghiệp nên cơ cấu tổ chức của từng khách
sạn cũng khác nhau. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Phương
Đông được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁYQUẢN LÝ
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
hành
chính

Phòng
kế
toán

Phòng
hành
chính kỹ
thuật

Phòng
thị
trường


Tổ
Bảo
vệ


Trang 20

Qua sơ đồ trên, có thể thấy bộ máy quản lý của công ty cổ phần Phương Đông
được chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, đứng đầu là Giám đốc, Giám đốc
chỉ huy trực tiếp xuống Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ phận đồng thời tiếp
nhận ý kiến của nhân viên thông qua trưởng các bộ phận đó.
Trong những năm qua, mô hình vẫn hoạt động có hiệu quả nhưng với sự
hình thành công ty cổ phần Phương Đông và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt,
một sự nghiên cứu tổ chức lại bộ máy quản lý là một việc làm cần thiết để nâng cao
hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý.
2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận:
* Ban Giám đốc:
- Giám đốc:
Đứng đầu công ty là Giám đốc do Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm. Giám
đốc là người có thẩm quyền cao nhất về mọi mặt trong công ty, đại diện cho Hội
đồng quản trị công ty và đại diện cho cán bộ công nhân viên, có quyền quyết định,
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo kế hoạch và chấp hành đúng
chính sách, pháp luật mà Nhà Nước và Hội đồng cổ đông đề ra.
Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định có
tính chiến lược trong kinh doanh, ký kết hợp đồng. Trường hợp vắng mặt, Giám đốc
uỷ quyền cho Phó giám đốc điều hành công việc của công ty nhưng Giám đốc công
ty chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động đó. Giám đốc có quyền tổ chức bộ máy
trong công ty đảm bảo quản lý kinh doanh có hiệu quả. Phó giám đốc và Kế toán

trưởng là những người giúp việc cho Giám đốc được Hội đồng quản trị xem xét và
bổ nhiệm định kỳ.
- Phó giám đốc:
Phó giám đốc được Giám đốc phân công theo dõi, giúp Giám đốc một phần
công việc hoặc thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần công việc được giao.
* Phòng hành chính:
Quản lý văn thư, tài liệu trong công ty, theo dõi tình hình nhân sự, số lượng
công nhân viên trong khách sạn, giúp Giám đốc trong việc điều chỉnh nhân lực giữa
các bộ phận sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh.
* Phòng kế toán:
Tổng hợp, phân tích số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và lập báo cáo
tài chính gởi lên cấp trên (Giám đốc, hội đồng quản trị) và cơ quan Nhà Nước như
cơ quan Thuế, kho bạc… dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng.


Trang 21

Phụ trách giữ tiền mặt, giải quyết tiền lương cho công nhân viên, quản lý tốt
vốn, phụ trách việc chi tiêu, mua sắm, cung cấp vật tư hàng hoá cho khách sạn.
* Phòng hành chính kỹ thuật:
Có nhiệm vụ sửa chữa phòng ốc, giải quyết các sự cố về điện, nước trong
khách sạn, xử lý nhanh chóng các tình huống hỏa hoạn xảy ra nếu có.
* Phòng thị trường:
Thực hiện mua bán tour, tổ chức các chương trình du lịch phục vụ khách;
nắm giá cả và tình hình khách của các khách sạn khác.
* Tổ bảo vệ:
Đón tiếp khách, mang vác hành lý, hướng dẫn khách lên phòng, bảo đảm an
toàn cho khách và an ninh trật tự trong công ty.
V. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
1.1. Mô hình tổ chức công tác kế toán:
Hiện tại, công ty đang áp dụng mô hình kế toán tập trung. Với mô hình này,
phòng kế toán tại công ty cổ phần Phương Đông chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê của đơn vị. Hằng
ngày, tổ trưởng các tổ nhà hàng, dịch vụ, lễ tân... gởi các chứng từ, hoá đơn thanh
toán tiền, hoá đơn thuế GTGT về mua sắm vật tư, hàng hoá, các bảng tổng hợp doanh
thu lên phòng kế toán để phòng kế toán tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu; cuối
tháng lập báo cáo tài chính, quyết toán tháng trình lên Giám đốc trong cuộc họp giao
ban, họp hội đồng quản trị.
Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng

Kế toán
lương
kiêm phụ
trách tổng
hợp

Ghi chú:

Kế toán
vật tư,
hàng hoá
kiêm công
nợ

Kế toán
xây lắp


Quan hệ trực tuyến

Kế toán
máy

Thủ quỹ
( Thống
kê)

1.2. Nhiệm vụ từng thành viênQuan
tronghệphòng
kế toán:
chức năng
- Kế toán trưởng: phụ trách chung về hoạt động tổ chức kinh tế, lập báo cáo
tài chính vào cuối mỗi tháng, quý và năm, làm các quyết toán, chịu trách nhiệm
trước pháp luật tất cả các vấn đề có liên quan đến tài chính của đơn vị.


Trang 22

- Kế toán lương kiêm phụ trách tổng hợp: theo dõi tình hình thanh toán tiền
lương phải trả cho CBCNV và các nghiệp vụ có liên quan đến tiền thưởng, các
khoản trích theo lương cho người lao động; ngoài phụ trách chính là tiền lương, cô
còn theo dõi và quản lý chung các vấn đề liên quan đến tài chính của đơn vị; cuối
tháng đóng tập chứng từ và lưu trữ chứng từ.
- Kế toán vật tư, hàng hoá kiêm công nợ: theo dõi, quản lý các kho của công
ty đồng thời phụ trách kiểm kê tài sản vào mỗi quý, theo dõi tình hình công nợ bằng
tay và trên máy để cuối tháng dễ kiểm tra, đối chiếu.
- Kế toán xây lắp: theo dõi tình hình xây dựng, sửa chữa và nâng cấp khách

sạn, theo dõi các hợp đồng xây dựng khách thuê thi công.
- Kế toán máy: hằng ngày tiến hành nhập dữ liệu từ các chứng từ, hoá đơn vào
máy; xử lý, tổng hợp các số liệu; in các bảng biểu, các phiếu thu, chi… hỗ trợ cho
kế toán lương và kế toán kho.
- Thủ quỹ (thống kê): quản lý, theo dõi toàn bộ tiền mặt hiện có của công ty;
nhận tiền thanh toán của khách lưu trú, khách ăn nhà hàng, khách sử dụng dịch
vụ… từ tổ trưởng các tổ đó và chi tiền cho việc mua sắm vật tư, hàng hóa kịp thời
cho khách sạn.
2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán: chứng từ - ghi sổ, thực hiện
theo một chu trình khép kín trên máy vi tính.
Theo hình thức này, hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán trưởng và kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra
tính hợp pháp, đầy đủ, trung thực của chứng từ kế toán, sau đó kế toán máy sẽ nhập
dữ liệu vào bảng tổng hợp chứng từ gốc. Sau đó, số liệu từ bảng tổng hợp chứng từ
gốc sẽ được xử lý, tổng hợp vào bảng kê chứng từ ghi Nợ hoặc ghi Có, đồng thời
chi tiết cho từng đối tượng vào sổ chi tiết liên quan.
Định kỳ, từ các bảng kê chứng từ ghi Nợ và ghi Có, kế toán lập Bảng kê chứng
từ - ghi sổ (có đánh số thứ tự của các bảng kê). Sau đó, số liệu từ bảng kê ghi Nợ và
ghi Có sẽ chuyển vào sổ Cái theo từng tài khoản (theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ).
Cuối tháng, từ sổ chi tiết, kế toán lập Bảng cân đối phát sinh chi tiết, từ sổ Cái
lập Bảng cân đối TK. Đối chiếu số liệu trên Bảng cân đối phát sinh chi tiết với các
tài khoản liên quan trên Bảng cân đối TK và đối chiếu số tổng cộng trên Bảng kê
chứng từ - ghi sổ với số tổng cộng phát sinh trên Bảng cân đối TK. Sau khi kiểm
tra, đối chiếu, từ bảng cân đối TK và Bảng cân đối phát sinh chi tiết, kế toán lập các
báo cáo kế toán. Có thể tóm tắt trình tự ghi sổ kế toán của công ty qua sơ đồ sau:


Trang 23


SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Bảng kê
chứng từ
- ghi sổ

Sổ chi tiết

Bảng kê chứng từ ghi Nợ (ghi Có)

Sổ Cái

Bảng cân đối TK

Báo cáo kế toán
Ghi chú:

Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu

Bảng cân đối
phát sinh chi tiết


Trang 24


PHẦN B
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - DOANH THU - LỢI NHUẬN
CỦA DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG
I. ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần Phương Đông là công ty kinh doanh loại hình khách sạn với hai
dịch vụ cơ bản là lưu trú và ăn uống cùng với các dịch vụ bổ sung khác.Kinh doanh
dịch vụ lưu trú của công ty thể hiện ở việc kinh doanh buồng ngủ. Vào thời điểm cổ
phần hóa năm 1999, công ty chỉ có 32 phòng ngủ với trang thiết bị nội thất cũ kỹ .
Sau khi cổ phần, ban giám đốc của công ty đã có những chiến lược kinh doanh mới
và cho lập ngay phương án cải tạo, xây dựng lại công ty, tạo một cái nhìn mới cho
du khách trong và ngoài nước. Sau 2 năm xây dựng khẩn trương, công ty đã nâng số
lượng phòng ngủ lên 40 phòng và hiện nay, tổng số phòng ngủ của công ty là 50
phòng đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao.
Đặc điểm của dịch vụ lưu trú tại công ty nói riêng và các khách sạn khác nói
chung là luôn luôn sẵn sàng phòng ở để phục vụ khách với các thứ hạng khác nhau
tùy vào nhu cầu của khách lưu trú. Tại công ty cổ phần Phương Đông có 4 thứ hạng
phòng với giá bán như sau:
STT
1
2
3
4

Tên phòng
Suite
Deluxe
Superier
Superier

Hạng phòng Giá bán bình quân/ngày đêm/phòng

I
650.000
II
450.000
III
350.000
IV
300.000

Mỗi khách hàng tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng thanh toán sẽ chọn cho mình
một loại phòng phù hợp nghỉ ngơi thư giản khi đến thành phố Đà Nẵng tham quan
hoặc làm việc. Khi khách hàng sử dụng xong dịch vụ, nhân viên phải chuẩn bị lại
phòng.Vì vậy, nhân viên phục vụ lưu trú (còn gọi là nhân viên buồng) phải làm việc
3 ca để đảm bảo luôn có sản phẩm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách. Khách hàng
của công ty rất đa dạng như khách quốc tế, khách nội địa, khách miền Nam, miền
Bắc với các độ tuổi khác nhau. Vì vậy, nhân viên buồng phải thật linh hoạt, nhạy
bén trong cách giao tiếp với khách hàng.
Một đặc điểm nữa của dịch vụ lưu trú là không có tồn kho. Nhà quản lý không
thể tính phải dự trữ bao nhiêu phòng ngủ cho hoạt động kinh doanh mà luôn đătû ra
vấn đề là làm sao phục vụ khách hàng tốt nhất, để lại ấn tượng đẹp đối với khách
hàng và khả năng khách hàng sử dụng tiếp sản phẩm của công ty trong những lần
tiếp theo.

II. TỔ CHỨC XỬ LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ CVP CỦA DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI CÔNG TY
1. Nguồn tài liệu sử dụng để phân tích mối quan hệ CVP của dịch vụ lưu trú:
1.1. Nguồn tài liệu về chi phí của dịch vụ lưu trú:


Trang 25


Tại công ty cổ phần Phương Đông, chi phí được phân loại theo công dụng kinh
tế. Theo cách phân loại này, chi phí phát sinh của dịch vụ lưu trú được phân thành
các loại như sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Khoản mục này bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến
hoạt động phục vụ buồng ngủ, đó là nguyên vật liệu đặt phòng và hoa quả đặt
phòng.
- Nguyên vật liệu đặt phòng còn gọi là nguyên vật liệu dịch vụ ngủ, gồm: nệm,
ra, gối, khăn, dầu gội đầu, kem bót đánh răng, xi đánh giày,v.v...Trong năm 2004,
chi phí này được phòng kế toán tập hợp là: 92.528.063đ.
- Ngoài chi phí trên, hoa quả đặt phòng cũng là chi phí thuộc khoản mục chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty. Nó bao gồm các loại trái cây như chuối, xoài,
cam, quýt, mãng cầu...và nhiều loại hoa khác nhau như hoa hồng, hoa cẩm chướng,
đồng tiền..., phát sinh:19.161.920đ trong năm 2004.
Để ghi chép và theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho dịch vụ
lưu trú, kế toán công ty dùng bảng kê chứng từ ghi Nợ tài khoản 621, cụ thể như
sau:
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GHI NỢ TÀI KHOẢN 621
Chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp buồng - Năm 2004
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Tài khoản
Đối ứng
Số
Ngày
PX001
1/2/2004
Xuất dầu gội đầu

215.000
1523
PX002
4/5/2004
Xuất bao chụp tóc
150.000
1523
PX003
27/9/2004 Xuất xi đánh giày
156.265
1523
PX004
15/11/2004 Xuất kem bót đánh răng
354.897
1523
.......
.........
.............
..........
..........
Cộng phát sinh năm 2004
111.689.983
Mặt khác dựa vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ta có chi phí này
tập hợp cho từng loại phòng ngủ năm 2004 như sau:
- Phòng Suite:
11.247.250đ
- Phòng Duluxe:
22.264.425đ
- Phòng Superier: 36.135.800đ
- Phòng Standard: 42.042.508đ

Tổng cộng:
111.689.983đ
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Tại công ty, khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương của nhân viên trực tiếp
phục vụ lưu trú cùng các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất là BHXH,
BHYT, KPCĐ. Ngoài ra, tiền ăn ca cũng thuộc chi phí tiền lương mà nhân viên
buồng được phụ cấp thêm hàng tháng. Trong năm 2004, chi phí này phát sinh
211.844.933đ, gồm các khoản như sau:
- Lương nhân viên buồng:
183.458.168đ
- BHXH:
10.797.883đ
- BHYT:
1.439.718đ
- KPCĐ:
3.669.164đ


×